MỤC LỤC
Lời nói đầu
Từ xa xưa, trước khi giấy viết ra đời, con người đã biết viết, biết vẽ trên
nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung,
thẻ tre, nứa, trúc, lá cọ, lụa, đồng,
Ngày nay, người ta đã khẳng định một người Trung Quốc tên là Thái
Luân sống vào đầu thời Hán chính là người đầu tiên phát minh ra giấy. Ông
được người Trung Quốc tôn làm ông Tổ của nghề làm giấy. Theo một thư tịch
cổ nước ngoài, nước ta đã có nghề làm giấy từ thế kỉ III (sau CN). Người Giao
Chỉ thời đó đã biết dùng gỗ mật hương để chế tác thành một loại giấy bản tốt,
gọi là giấy mật hương. Một tài liệu khác nói rằng: Khoảng năm 284 các lái
buôn La Mã đã mua được hàng vạn tờ giấy mật hương của ta. Theo sách
“Thập dị kí” của Vương Gia người Trung Quốc (thế kỉ IV) cũng cho biết:
người Giao Chỉ đã biết làm giấy từ rong rêu lấy từ lòng biển, gọi tên là giấy
Trắc Lí
Giấy viết ra đời thực sự đánh dấu một bước phát triển cao của khoa học -
kỹ thuật và đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh. Giấy là loại sản
phẩm đặc biệt, phục vụ rộng rãi các lĩnh vực từ văn hoá, giáo dục, sản xuất
công nông nghiệp đến những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Vì
thế, đã có lúc người ta đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia qua lượng
tiêu thụ giấy bình quân đầu người của nước đó. Vì vậy, các doanh nghiệp giấy
đã trở thành một các doanh nghiệp được xã hội dành cho nhiều ưu đãi. Các
doanh nghiệp giấy Việt Nam cũng vậy, cũng được Nhà nước dành cho rất
nhiều ưu đãi và đã có một quá trình phát triển khá lâu dài.
Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là một xu thế
diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra
những cơ hội thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong cạnh
2
tranh đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, cũng như đối với từng các doanh
nghiệp và từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng, các doanh nghiệp giấy
Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Trước hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp giấy sẽ làm gì để hạn chế điểm
yếu, phát huy những điểm mạnh của mình, làm gì để khắc phục những khó
khăn, thách thức do quá trình hội nhập đặt ra, làm gì để tận dụng những cơ hội
mà hội nhập đem lại và làm gì để biến những thách thức thành cơ hội cho
chính mình? Điều đó chính là lý do thúc đẩy em tìm hiểu về năng lực cạnh
tranh các doanh nghiệp giấy Việt Nam để có thể đóng góp một số ý kiến nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Nguyễn Thị Hồng Thắm đã tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2010
3
Nội dung
I. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
1.1. Các khái niệm về cạnh tranh
Các doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên chịu sự
chi phối hoạt động của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu
và quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế này mọi người đều được tự do kinh
doanh, đây chính là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường
rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập nhau như cạnh
tranh giữa những người mua, giữa những người bán, giữa những người bán
với người mua, giữa các nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp nội địa với
doanh nghiệp nước ngoài, Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của
nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh:
Theo Krugman (1994), cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh
nghiệp, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì không trước thì sau sẽ phải
từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Trong khi đó P.Samuelson cho rằng “Cạnh
tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách
hàng hoặc thị phần”.
Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002, định nghĩa cạnh tranh đối với
một quốc gia là: “khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và
bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao
được xác định bằng thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người
theo thời gian”.
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả
các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, và quốc gia: “khả năng của các doanh
nghiệp, các doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu
4
nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy
sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải
nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, tránh cạnh tranh bất hợp pháp dẫn
đến làm tổn hại lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.
1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Tóm lại có thể hiểu một các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nếu có
“năng lực duy trì, mở rộng được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường
trong và ngoài nước”.
2. Các chỉ tiêu và nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp
3 câu hỏi cơ bản khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một các doanh
nghiệp là:
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như thế nào ?
- Những nhân tố nào thúc đẩy hay có đóng góp tích cực, còn những nhân tố
nào hạn chế hay có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp ?
- Những vấn đề gì cần đặt ra cho chính sách để nâng cao năng lực cạnh
tranh được tập trung vào 3 yếu tố đó là: sản lượng, tỷ suất lợi nhuận và thị
phần. Sử dụng 3 chỉ tiêu này sẽ cho biết các doanh nghiệp có khả năng đứng
vững trên thị trường cạnh tranh hay bị đẩy ra khỏi thị trường.
Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã
trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
5
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cùng thu về một khoản lợi nhuận như
nhau nhưng vẫn tồn tại các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khác nhau.
Điều này được giải thích qua hệ số tỷ suất lợi nhuận khác nhau
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Sản lượng là khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp có thể sản xuất trên
dây chuyền công nghệ của mình trong 1 năm. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào
năng suất sản xuất và nguồn lao động, nhu cầu thị trường. Sản lượng của các
doanh nghiệp cũng cho ta thấy được quy mô sản xuất cũng như vị trí trên thị
trường.
Thị phần của 1 các doanh nghiệp có thể hiểu là phần mà các doanh
nghiệp đó chiếm được trên một thị trường nào đó (trong hay ngoài nước ). Thị
phần được xác định theo công thức sau:
Thị phần =
Doanh thu của các doanh nghiệp
Doanh thu của thị trường
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp
2 chỉ tiêu trên là kết quả phức hợp của nhiều nhân tố: năng suất lao động,
năng lực và trình độ công nghệ, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, giá
cả, chất lượng và sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm
Bản thân năng lực cạnh tranh lại chịu tác động của các nhân tố mà các
doanh nghiệp hay Chính phủ có thể kiểm soát được hoặc kiểm soát được phần
nào. Các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nhân tố như chiến lược phát
triển, chủng loại sản phẩm, sử dụng công nghệ gì, đào tạo nhân lực, nghiên
cứu và phát triển Chính phủ kiểm soát các nhân tố như môi trường kinh
6
doanh (thuế, lãi suất, tỷ giá), nghiên cứu và phát triển, đào tạo & giáo dục
Các nhân tố như giá đầu vào, các điều kiện về cầu, môi trường thương mại
quốc tế thì cả Chính phủ, các doanh nghiệp đều chỉ có thể kiểm soát được một
phần.
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống,
đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và
một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một nhân tố khá tổng hợp nói
lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội. Năng suất
lao động, trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực và hiệu quả sản
xuất của các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp. Năng suất lao động, trình
độ công nghệ yếu kém thì khó có thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
Về nhân tố các yếu tố đầu vào, đây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm
cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên nhất và chi phí
cho các yếu tố đầu vào nhỏ nhất. Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng
và nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ
song song tồn tại cùng một lúc. Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các
yếu tố đầu vào khác nhau, do đó, các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà
cung ứng có mức giá thấp cũng như có dịch vụ cung ứng tốt. Tuy nhiên, để
tránh tình trạnh có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọn cho
mình một số nhà cung ứng trong đó có một nhà cung ứng chính. Điều này vô
hình chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng có giá cao sẽ bị loại bỏ. Vì vậy tạo
lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp hay doanh nghiệp, vì chi phí nguyên
vật liệu cũng nằm trong giá thành sản phẩm, chủ động được đầu vào đã tạo
thuận lợi cho ta trước đối thủ cạnh tranh.
Nhân tố giá cả hàng hoá, dịch vụ: Giá cả của một sản phẩm trên thị
trường được hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người
mua thoả thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng để đảm
7
bảo về lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định
mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh
tranh của công cuộc cách mạng doanh nghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn
sản phẩm có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng
lên. Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh
tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định
giá cao. Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho doanh
nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp
nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh
tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút
nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội thâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với bài toán này, doanh nghiệp khó
giải nguy cơ thâm hụt lợi nhuận. Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn
mức giá thị trường nói chung là không có lợi, nó chỉ sử dụng với các doanh
nghiệp có tính độc quyền hoặc với các loại hàng hoá đặc biệt. Khi đó, doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường,
mỗi doanh nghiệp có các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm,
từng giai đoạn cho từng thời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực
cạnh tranh tốt và chiếm lĩnh ưu thế.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định
bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những tiêu
chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng
sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi
tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền
sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý
Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt
trong nền sản xuất của Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải
đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn
8
trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất
lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với doanh nghiệp dần mất
đi khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng đứng bên bờ phá sản.
Sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm: Một doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh tốt là phần lớn những doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hoá
sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để
có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng,
mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế
mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng luôn nghiên cứu
các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ để đáp
ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn có thể phân tán được rủi
ro trong kinh doanh.
…
II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Giấy Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy trong giai đoạn hiện
nay
1.1 Sản lượng
Để đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân ngày một nâng cao, từ năm
2000 đến năm 2008, sản lượng giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam tăng
trưởng liên tục từ 408.000 tấn năm 2000 lên 1.310.000 tấn năm 2008. Năm
2000, tiêu thụ giấy bình quân đầu người là 7,6 kg, đến 2008 đã đạt 24 kg. Tuy
nhiên, số lượng giấy nhập khẩu cũng không ngừng tăng, năm 2000 chỉ nhập
183.000 tấn thì 8 năm sau con số này đã gấp hơn 4 lần ( 740.000 tấn). Theo số
liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2008 lượng giấy
nhập khẩu các loại đạt 64,8 ngàn tấn với trị giá 59,24 triệu USD, tăng 6,6% về
lượng và tăng 6,45% về trị giá so với tháng 8/2008 nhưng so với tháng 9/2007
9
lại giảm 1,48% về lượng song lại tăng 26,46% về trị giá. Tổng lượng giấy
nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2008 đạt 702.518 tấn với trị giá 579,1 triệu USD,
tăng 15,55% về lượng và tăng 33,43% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2007.
Năm 2000, các doanh nghiệp giấy thoả mãn được 69,04% nhu cầu giấy trong
nước và xuất khẩu thì đến năm 2008, chỉ thoả mãn 63,90%. Có thể thấy rằng
thị phần các sản phẩm giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam đã bị thu hẹp
trên chính thị trường của mình, mặc dù sản lượng đã tăng một cách đáng kể.
Qua bảng số liệu dưới đây, ta thấy thị phần giấy của các doanh nghiệp
giấy Việt Nam có xu hướng giảm so với giấy nhập khẩu. Điều đó có thể do 2
khả năng:
- Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp giấy Việt Nam còn thấp không
đáp ứng được nhu cầu trong nước
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy Việt Nam kém so với
các doanh nghiệp giấy của các nước.
Giá thành giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam cao, chất lượng trung bình
và chủng loại giấy chưa phong phú, do vậy không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
giấy ngày càng cao về số lượng, chất lượng và đa dạng về chủng loại của thị trường
trong nước.
Về chủng loại giấy, hiện nay trên thế giới có hàng trăm chủng loại giấy
khác nhau, thì các doanh nghiệp giấy chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như
giấy in, giấy viết thông thường, giấy in báo, giấy bao gói và các tông thường,
giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất lượng trung bình.
Còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện - điện tử, giấy
dùng cho sản xuất thuốc lá, các loại giấy lọc, giấy in tiền, giấy in tài liệu cần
bảo mật, giấy bao gói chất lượng cao vẫn chưa sản xuất được.
Công nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009
Sản lượng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
10
Giấy
( nghìn
tấn)
408 445 468 530 787 850 959 1.12
0
1.31
0
1.56
0
Bột giấy
(nghìn tấn)
174 197 252 232 281 290 300 355 465 542
Tiêu thụ
giấy
(nghìn tấn)
591 660 750 971 1.22
0
1.33
1
1.56
6
1.80
0
2.05
0
2.43
0
Dân
số(triệu
người)
77,7
0
78,4
3
79,2
9
80,2
6
81,3
4
82,4
9
83,4
3
84,3
8
85,3
3
86,2
4
Bình quân
(kg/ng.nă
m)
7,60 8,40 9,46 12,1
0
15,0
0
16,1
3
18,7
7
21,3
3
24,0
0
28.1
8
Nhập
khẩu(nghì
n tấn)
183 215 282 441 433 481 607 680 740 690
Thị
phần(%)
69,0
4
67,4
2
62,4
0
54,5
8
64,5
1
63,8
6
61,2
4
62,2
2
63,9
0
64,1
9
1.2 Công nghệ
Các doanh nghiệp giấy Việt Nam có xuất phát điểm thấp so với các nước
trong khu vực và thế giới thể hiện qua quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, máy
móc thiết bị lạc hậu được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước (trừ nhà
máy Bãi Bằng và Tân Mai).
1.2.1 Năng lực công nghệ
Một đặc điểm của các doanh nghiệp giấy là hiệu suất kinh tế theo quy
mô. Tức là nhà máy có công suất lớn sẽ có hiệu quả kinh tế hơn. Quy mô sản
xuất được sử dụng cùng các tiêu chí khác như trình độ trang thiết bị và công
nghệ được sử dụng để đánh giá sự phát triển của một các doanh nghiệp công
11
nghiệp. Quy mô sản xuất lớn là điều kiện quan trọng cho việc áp dụng thiết bị
và công nghệ sản xuất bột giấy và giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam
được tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ bé so với quy mô của các nhà máy trong
khu vực và thế giới. Công nghệ sản xuất giấy tại VN thuộc loại lạc hậu. Chỉ
có 3 nhà máy là Bãi Bằng, Tân Mai và Đồng Nai công nghệ được coi là "hiện
đại"
Hiện tại, các doanh nghiệp giấy có 46,4% doanh nghiệp có công suất
dưới 1.000 tấn/năm, 42% doanh nghiệp có công suất từ 1.000 tấn đến 10.000
tấn/năm, chỉ có khoảng 4 doanh nghiệp có công suất trên 50.000 tấn/năm. Dây
chuyền bột giấy lớn nhất nước ta hiện chỉ đạt 61.000tấn/năm, trong khi ở đảo
Hải Nam (Trung Quốc) là 1.000.000 tấn/năm. Máy seo lớn nhất của ta có
công suất 50.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là 4,15m, tốc độ 600-700m/phút thì
tại Trung Quốc là 800.000 tấn /năm, chiều rộng là 10,4m và tốc độ
2.000m/phút.
Quy mô bình quân của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Giấy Việt
Nam là 22.583 tấn bột giấy/năm và 40.678 tấn giấy/năm. Trong khi đó, các
nước sản xuất bột giấy và giấy trong khối Đông Nam á, các nước đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của các doanh nghiệp giấy Việt Nam có quy mô sản xuất lớn
hơn rất nhiều. Mỗi năm, Indonesia làm ra tới hơn 10 triệu tấn giấy các loại.
Trên đất nước này có những nhà máy như Indo Kia mỗi năm làm ra 2 triệu tấn
giấy. Còn Thái Lan, cũng có nhiều DN sản xuất giấy rất lớn, như Nhà máy
giấy của tập đoàn Advanced Agro Public làm ra 400.000 tấn giấy/năm
1.2.2 Trình độ trang thiết bị
Quy trình sản xuất của nhiều nhà máy giấy trong khu vực, nhất là các nhà
máy giấy ở Thái Lan, Inđônêxia đã được tự động hoá ở nhiều công đoạn.
Công nhân vận hành gần như chỉ đóng vai trò giám sát, dự đoán và ngăn ngừa
sự cố trục trặc của hệ thống điều khiển. Trong khi đó, tại Việt Nam, hầu như
các công đoạn đều là thủ công, người công nhân phải trực tiếp đứng máy nên
12
năng suất lao động rất thấp.
Các dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy ở Việt Nam có thể chia thành 4
nhóm công nghệ:
- Nhóm 1: công nghệ tương đối hiện đại. Gồm các nhà máy Bãi Bằng,
Tân Mai, Đồng Nai và New Toyo. Tổng công suất sản xuất giấy của 4 nhà
máy chiếm 49,4% và chiếm 26,7% công suất bột giấy toàn các doanh nghiệp.
- Nhóm 2: công nghệ trung bình. Gồm các nhà máy Đồng Nai, phần dây
chuyền cũ của nhà máy Tân Mai, Bình An, Linh Xuân, Thủ Đức, Việt Trì.
Các nhà máy này sử dụng công nghệ của những năm 60-70 thế kỷ trước. Các
Công ty này chiếm 10,3% tổng công suất sản xuất bột giấy và 10,9% giấy.
- Nhóm 3: công nghệ cổ điển. Gồm các doanh nghiệp không ở 2 nhóm
trên, thiết bị công nghệ chủ yếu của Trung Quốc, Đài Loan từ những năm 50-
60 của thế kỷ trước và do Việt Nam tự chế. Tổng công suất sản xuất bột giấy
và giấy chiếm 32,8% và 47,5% toàn các doanh nghiệp.
- Nhóm 4: công nghệ lạc hậu. Gồm các cơ sở còn lại, sử dụng công nghệ
lạc hậu, chắp vá và đa số là thiết bị tự chế.
1.3 Sản phẩm
1.3.1 Chất lượng sản phẩm
Máy móc trang thiết bị hạn chế khiến cho sản phẩm làm ra chưa đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng như độ bền của giấy chưa cao, độ đồng đều và
định lượng không ổn định, Vì thế các sản phẩm giấy chưa phù hợp với các
hệ thống máy gia công hiện đại, gây khó khăn cho quá trình sản xuất.
Đối với các sản phẩm giấy cao cấp, chất lượng hàng Việt Nam thua hàng
ngoại là điều dễ nhận thấy và rất dễ lý giải. Đó là do Việt Nam đi sau về công
nghệ, vì Việt Nam hiện nay mới bước đầu đầu tư vào sản xuất các mặt hàng
này nên còn nhiều bỡ ngỡ, Nhưng với các mặt truyền thống của các doanh
nghiệp giấy Việt Nam như giấy in, giấy viết thì tại sao chất lượng vẫn đi sau
hàng ngoại? Không thể đổ lỗi cho việc thiếu kinh nghiệm, cho việc không chủ
13
động về nguồn nguyên liệu hay do máy móc thiết bị cũ kỹ được. Đương nhiên
là những yếu tố này cũng là những tác nhân làm giảm chất lượng sản phẩm
nhưng những nguyên nhân này đều có thể khắc phục hoàn toàn hoặc phần nào
nhờ những cải tiến về mặt kỹ thuật và quản lý.
Chất lượng sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Với chất
lượng như vậy, các sản phẩm của Việt Nam bị lấn át ngay trên "sân nhà" là
điều khó tránh khỏi.
1.3.2 Chủng loại sản phẩm
Chủng loại, mẫu mã của các sản phẩm giấy sản xuất trong nước mặc dù
có đa dạng, phong phú hơn trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
ngày một cao của thị trường. Cơ bản có các loại sau:
Sản phẩm giấy in, giấy viết: hiện nay các doanh nghiệp giấy chỉ có 3
Công ty sản xuất giấy in, giấy viết có chất lượng tương đương với sản phẩm
cùng loại của khu vực là Công ty Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, và Công
ty Giấy Đồng Nai. Một loạt các Công ty khác trong và ngoài Tổng Công ty
Giấy Việt Nam có sản xuất giấy in và giấy viết nhưng đều có chất lượng thấp
chỉ đáp ứng yêu cầu hạn chế trong nước. Một số Công ty trong nước hiện nay
đã bước đầu sản xuất giấy in có gia keo bề mặt nhưng còn gặp nhiều khó khăn
về kỹ thuật và giá thành.
Trong nhóm giấy in, giấy viết có các sản phẩm giấy tráng phủ là những
sản phẩm phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam cho đến nay mới có Công
ty Giấy Tân Mai đầu tư sản xuất. Nhu cầu sản phẩm này hiện rất cao, phải
nhập ngoại 100%.
Sản phẩm giấy bao bì công nghiệp : đây là nhóm sản phẩm có nhu cầu
cao. Các doanh nghiệp giấy Việt Nam đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu về các
tông sóng phục vụ bao gói công nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng giấy bao bì
công nghiệp sản xuất trong nước chỉ đạt ở mức trung bình và thấp do công
nghệ sản xuất lạc hậu, đầu tư chắp vá, suất đầu tư thấp. Các doanh nghiệp sản
14
xuất hàng hoá có thương hiệu mạnh, các liên doanh có đầu tư nước ngoài
thường sử dụng giấy bao bì nhập khẩu.
Sản phẩm giấy vệ sinh: đây cũng là một loại sản phẩm có nhu cầu phát
triển rất mạnh trong những năm gần đây. Trong nước hiện nay giấy vệ sinh
được sản xuất hầu hết ở các dây chuyền với quy mô nhỏ từ vài trăm đến vài
nghìn tấn/năm. Trong khoảng vài năm trở lại đây chất lượng sản phẩm loại
này đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng cấp để cạnh tranh với sản
phẩm nhập khẩu. Hiện nay giấy vệ sinh được sản xuất trong nước với chất
lượng khác nhau đã cơ bản chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Còn các sản phẩm như giấy bao bì chất lượng cao, giấy in tráng các loại
và các loại giấy cao cấp khác hiện đang có nhu cầu rất cao, hàng năm vẫn phải
nhập khẩu với số lượng lớn thì chưa được chú ý đầu tư. Chính sự mất cân đối
trong đầu tư, trong việc đa dạng hoá sản phẩm này đã cho thấy tính ì rất lớn
trong tư duy kinh doanh của các doanh nghiệp giấy. Sự thiếu linh hoạt trong
sản xuất kinh doanh đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
giấy Việt Nam.
1.3.3 Giá thành sản phẩm :
Giá thành sản phẩm giấy của các doanh nghiệp giấy Việt Nam cao là một
trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Nguyên nhân của
vấn đề này là do nhiều yếu tố như chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí tiền
lương, quản lý cao, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến tiêu hao nhiên liệu
lớn, năng suất thấp. Với các doanh nghiệp sản xuất giấy từ giấy nhập khẩu,
chi phí bột giấy chiếm đến 60-65% giá thành sản phẩm. Trong khi không tự
chủ động được nguyên liệu bột giấy, phải lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại,
điều này là 1 trong những nguyên nhân lớn làm giá thành sản phẩm giấy của
ta cao. Nếu sản xuất giấy từ nguyên liệu tre, nứa gỗ trong nước, chi phí
nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 25-30% giá thành, nhưng hiện vẫn chưa tận
dụng được điều này. Do công nghệ lạc hậu, phải sử dụng và vận hành dây
15
chuyền sản xuất phức tạp nên tiêu hao nhiên liệu của các doanh nghiệp giấy
nước ta khá cao, ví dụ : để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy
phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế
giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy…
Theo thống kê, bình quân DN giấy vừa và nhỏ VN, chi phí nhiên liệu
khác trong giá thành sản phẩm giấy chiếm 6%-9%, chi phí điện năng chiếm
7%-12%. Vì vậy, để nâng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp giấy cần
phải quan tâm đến việc giảm chi phí năng lượng.
Hơn nữa, chi phí tiền lương và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao
trong giá thành sản phẩm cũng đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Giá thành cao
đã khiến các sản phẩm giấy Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ ngay
tại thị trường nội địa chứ chưa nói tới việc xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là
trong điều kiện hiện nay, khi giá các sản phẩm nhập ngoại đã thấp lại càng
thấp hơn vì thuế suất nhập khẩu đã giảm đáng kể theo tiến trình hội nhập.
1.4 Nguồn nhân lực
Tuy chi phí về lao động rẻ, nhưng năng suất lao động trong các doanh
nghiệp giấy rất thấp. Một lao động trong các doanh nghiệp giấy của Nhật Bản
một năm sản xuất gần 806 tấn giấy thì của Việt Nam chỉ đạt 140 tấn. Đội ngũ
công nhân và cán bộ kỹ thì thường không được đào tạo chính quy, chuyên sâu
nên khả năng làm việc hạn chế, làm giảm năng suất lao động. Hiện trong
nước, chỉ có một số doanh nghiệp như công ty giấy Bãi Bằng, Tân Mai, là
đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ người lao động, nhưng đội ngũ cán bộ
kỹ thuật có trình độ cao, am hiểu về chuyên môn vẫn còn rất mỏng. Do đó,
các doanh nghiệp này đã phải dùng nhiều bù ít, nghĩa là để đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp phải huy động
một đội ngũ lao động đông đảo thay vì sử dụng vừa đủ số nhân viên có trình
độ cao. Lấy ví dụ: ở Inđônêxia, một nhà máy giấy sản xuất đến 500.000 tấn
bột giấy/năm nhưng chỉ có hơn 300 công nhân. Hay ở Thái Lan, một nhà máy
16
có công suất 160.000 tấn giấy/năm chỉ có khoảng 300 nhân viên, trong đó chỉ
có hơn 100 nhân viên trực tiếp đứng máy, số nhân viên còn lại phụ trách các
công việc khác như quảng cáo, tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, tìm kiếm
khách hàng, nghiên cứu thị trường Còn ở Việt Nam, lấy công ty giấy Bãi
Bằng làm ví dụ: đây là một trong những doanh nghiệp được đánh giá là kinh
doanh có hiệu quả trong các doanh nghiệp giấy, vậy mà mỗi năm chỉ sản xuất
50.000 tấn bột giấy và 70.000 tấn giấy nhưng lại có đến 3.500 công nhân.
Công ty giấy Tân Mai có khá hơn nhưng vẫn cần đến 1000 công nhân.
1.5 Thị trường cạnh tranh quốc tế
Khi Việt Nam đã gia nhập WTO, những rào cản về thương mại sẽ bị xóa
bỏ, sản phẩm giấy của các nước có sức cạnh tranh cao sẽ được đưa vào Việt
Nam. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, sẽ thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất giấy. Những sản phẩm giấy có
chất lượng cao, giá cả phù hợp sẽ có cơ hội phát triển, một số nhà máy giấy
100% vốn nước ngoài với quy mô trung bình 100.000 tấn/năm cũng sắp đi
vào hoạt động Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất giấy của
Việt Nam. Nhất là với những cơ sở nhỏ, sản xuất manh mún, công nghệ lạc
hậu và đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy bao bì sẽ không thể tồn tại được bởi
chất lượng không đáp ứng được nhu cầu.
Theo cam kết thì gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất nhập
khẩu, giấy in báo, giấy in, viết và các loại giấy khác từ 35% vào năm 2007
xuống còn 20% vào 2012. Với lộ trình kéo dài 4 năm như thế các nhà sản xuất
mới có đủ thời gian nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí hạ giá thành
để có khả năng cạnh tranh khi thuế suất nhập khẩu giấy giảm xuống còn 20%
vào 2012. Đến 1/1/2008, thuế suất nhập giấy đã giảm 3% còn 32%. Nếu cứ
giảm từ từ đến 2012 hoàn tất cam kết thì không có vấn đề gì. Nhưng đùng một
cái, không hiểu vì lý do gì, Bộ Tài chính đã sốt sắng bỏ qua lộ trình cam kết
để thực thi ngay thuế suất nhập khẩu giấy cam kết từ 15/9/2008, trước thời
17
hạn gần 3 năm 3 tháng. Quyết định 71/2008/QĐ - BTC ngày 1/9/2008 của Bộ
Tài chính đã mở đường cho các cường quốc sản xuất giấy trong WTO như
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… có cơ hội tràn vào Việt Nam khi các
doanh nghiệp giấy trong nước chưa hội đủ điều kiện cạnh tranh. Nhiều chuyên
gia đã cảnh báo: các doanh nghiệp giấy là một trong những các doanh nghiệp
được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Và
thực tế đã chứng minh điều đó.
Cam kết giảm thuế đến năm 2012 còn 20% với sản phẩm giấy có nghĩa là
đến lúc dó mới bắt buộc thực hiện thuế suất này. Trong thời gian trước do có
thể mỗi năm giảm 1% thậm chí 0,5% cũng không ai phản đối. Ngay với ô tô,
chúng ta đã từng giảm xuống 60% thuế nhập khẩu với xe du lịch rồi lại tăng
lên 70% rồi 80% trong khi cam kết tận 2014 mới giảm thuế đến mức 60%.
Khả năng rút ngắn thời hạn cam kết còn phải tuỳ vào năng lực sản xuất trong
nước và nhiều yếu tố an sinh xã hội khác.
Từ khi có quyết định về thuế nhập khẩu giấy như đã nói trên, giấy từ
Trung Quốc (nơi có lượng giấy tồn đọng lớn nhất thế giới) đã vào Việt Nam
qua hai ngả thẳng từ Trung Quốc và từ các cơ sở sản xuất ở các nước
ASEAN, giấy từ các nước khác. Kim ngạch nhập khẩu giấy của Việt Nam
trong tháng 9/2008 tăng cả về lượng và giá trị. Theo số liệu thống kê chính
thức của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2008 lượng giấy nhập khẩu các loại đạt
64,8 ngàn tấn với trị giá 59,24 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 6,45%
về trị giá so với tháng 8/2008 nhưng so với tháng 9/2007 lại giảm 1,48% về
lượng song lại tăng 26,46% về trị giá. Tổng lượng giấy nhập khẩu 9 tháng đầu
năm 2008 đạt 702.518 tấn với trị giá 579,1 triệu USD, tăng 15,55% về lượng
và tăng 33,43% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2007. Ngoài ưu thế giá cạnh
tranh, về mặt chất lượng giấy của Indonesia, Thái Lan,… cũng hơn hẳn giấy
trong nước về độ sáng trắng hơn, hút ẩm thấp hơn Điều này khiến cho khả
năng cạnh tranh của giấy nội địa gặp khó khăn rất lớn.
18
2 Những giải pháp đã áp dụng
2.1. Đổi mới công nghệ trong điều kiện cho phép
Việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị mặc dù có tốn kém, nhưng hết sức
quan trọng và giữ vai trò then chốt để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại hay không.
Tổng vốn đầu tư của nhà nước dành cho các doanh nghiệp giấy trong giai
đoạn 2006 – 2020 là 95.569 tỷ đồng, các doanh nghiệp giấy đã tận dụng
nguồn vốn này để tập trung cải tiến, đổi mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ có thể làm mở rộng quy mô sản xuất, giúp các doanh
nghiệp tận dụng được hiệu suất kinh tế theo quy mô. Các doanh nghiệp phát
triển theo hướng tập trung, phát triển những nhà máy lớn, cần loại bỏ dần các
nhà máy quy mô nhỏ dưới 30.000 tấn/ năm .
Đổi mới công nghệ cũng đã giúp nâng cao chất lượng, giúp đa dạng hoá
chủng loại sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí: nguyên nhiên
liệu, nhân công,…
Tuy nhiên các doanh nghiệp cần cân nhắc tình trạng, khả năng của mình
để lựa chọn giữa việc đầu tư mua mới trang thiết bị hay cải tiến những đây
truyền sản xuất lạc hậu. Để đầu tư một máy giấy mới đòi hỏi chi phí đầu tư rất
lớn. Chi phí này trung bình là 1.000-1.500 USD cho một tấn sản phẩm/năm
(tính cho riêng thiết bị). Như vậy để đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy in
và giấy viết cao cấp 50.000 tấn/năm thì chi phí đầu tư thiết bị là từ 50-75 triệu
USD. Đối với Việt Nam chi phí này không phải là nhỏ. Vì vậy với những
doanh nghiệp có điều kiện chưa đảm bảo nên xem xét khả năng phục hồi nâng
cấp các máy giấy cũ hiện có hoặc mua một máy giấy cũ có khả năng phục hồi
thành máy giấy hiện đại với chi phí đầu tư thấp hơn 5-10 lần so với đầu tư
một dây chuyền mới.
2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm
Về nâng cao chất lượng
Công ty giấy Bãi Bằng là một ví dụ điển hình. Để không ngừng nâng cao
19
chất lượng, hạ giá thành, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đầu năm
1998, công ty đã hướng vào việc thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn ISO 9000. Công ty đã triển khai thực hiện chương trình 5S làm tiền
đề cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9002. Với những nỗ lực không mệt mỏi, năm 2000, sản phẩm giấy của công
ty đã được tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng quốc tế "TUVNORD" và tổ chức
cấp chứng chỉ chất lượng "QUACERT" cấp chứng chỉ ISO 9002.
Các chứng chỉ về chất lượng như thế này sẽ là nền móng đầu tiên giúp
các doanh nghiệp giấy Việt Nam hội nhập thực sự với nền kinh tế khu vực.
Về đa dạng hoá sản phẩm
Mẫu mã có đẹp và đa dạng thì mới thu hút được sự chú ý của khách
hàng. Lấy mặt hàng khăn giấy làm ví dụ. Chất lượng các sản phẩm khăn giấy
của Bãi Bằng hiện tại cũng đã ngang ngửa với một số sản phẩm của một số
công ty khác như Puppy hay V&T nhưng tại sao đến nay vẫn chưa tạo được
chỗ đứng trên thị trường. Phần lớn người tiêu dùng chấp nhận chọn sản phẩm
của Puppy hay V&T với bao bì được thiết kế rất đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao
với mùi thơm dễ chịu, khi cầm vào bản thân bao bì đã khiến người ta có cảm
giác như giấy bên trong mềm mại hơn, mặc dù giá bán có cao hơn một chút,
chứ ít khi lựa chọn sản phẩm của Bãi Bằng với bao bì quá đơn giản, nhiều khi
chỉ là lớp giấy nilon trong suốt, nhãn mác in trên đó có màu sắc đơn điệu và
thiếu thẩm mỹ. Không quan tâm tới vấn đề mẫu mã tức là các doanh nghiệp
đánh giá sai về thị hiếu của khách hàng và tự mình đánh mất cơ hội tiếp cận
khách hàng.
2.3 Áp dụng các biện pháp giảm thiểu chi phí
Thí dụ, Công ty giấy Thiên Trí lắp bộ tiết kiệm điện cho hệ thống máy
thủy lực tiết kiệm được 10% tiền điện, tương đương 53 triệu đồng mỗi năm.
Nếu so với chi phí đầu tư thì chỉ sau hơn một năm là thu hồi vốn. Hay lắp biến
20
tần cho động cơ bơm hút chân không, DN này đã tiết kiệm được 25% điện
năng tiêu thụ ở khâu này.
Cụ thể, giải pháp này đã giúp Công ty Thiên Trí tiết kiệm được 13,5 triệu
đồng tiền điện mỗi năm. Trong khi đó, chi phí đầu tư thực hiện giải pháp này
cũng chỉ khoảng 13 triệu đồng.
Quan trọng hơn đối với Công ty Thiên Trí là giải pháp thu hồi nước
ngưng ở dây chuyền xeo giấy, thay vì bỏ đi như trước đây, giúp DN tiết kiệm
được 25% lượng than tiêu thụ hằng năm, tương đương với 320 triệu đồng.
Đáng kể nhất là việc đầu tư hệ thống hầm trữ bột (7 hầm), để cho các
máy nghiền bột tập trung hoạt động trong giờ thấp điểm. Sau đó, đến giờ cao
điểm sử dụng lượng bột dự trữ này để cung cấp cho dàn xeo giấy để không
vận hành máy nghiền vào giờ cao điểm. Giải pháp này đã giúp cho Thiên Trí
tiết kiệm mỗi năm khoảng 1 tỉ đồng tiền điện.
3 Đánh giá ưu nhược điểm và nguyên nhân hạn chế.
3.2 Ưu điểm
- Các doanh nghiệp giấy Việt Nam tận dụng được nguồn nhân lực giá rẻ
nên có thể giảm được giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh với các đối
thủ quốc tế.
- Thị trường tiêu thụ giấy đang phát triển, khuyến khích các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất và tăng sản lượng.
- Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp
giấy cũng đã cho thấy hiệu quả. Làm đầu ngành cho các doanh nghiệp sau đi
theo.
- Nhà nước cũng đã quan tâm và rót vốn đầu tư cho các doanh nghiệp
giấy. Ngoài ra còn có các khoản viện trợ đầu tư nước ngoài xây dựng khu khai
thác gỗ và chế biến bột gỗ.
3.3 Nhược điểm
- Công nghệ sản xuất giấy của các doanh nghiệp VN là một trong những
21
công nghệ gây ô nhiễm nhiều nhất trong quá trình phát triển. Theo thống kê,
các nhà máy giấy trên thế giới nhờ công nghệ tiên tiến nên chỉ dùng từ 7-
15m3 nước/tấn giấy, trong khi ở Việt Nam do thiết bị sản xuất, công nghệ lạc
hậu nên vẫn dùng từ 30-100m3 nước/tấn giấy. Điều này đã gây lãng phí lớn
nguồn tài nguyên nước, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch
lượng nước thải khổng lồ. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất giấy tại Việt Nam
chủ yếu là thuộc thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất tới 75% lượng
giấy cả nước. Các doanh nghiệp này nằm rải rác tại các địa phương, do đó có
nguy cơ gây ô nhiễm tại các cơ sở này rất cao.
- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ, chưa
tối ưu được năng suất sản xuất. Vẫn còn hiện tượng lãng phí, chưa tận dụng
được các phế phẩm.
- Giá thành nhập khẩu bột giấy vẫn còn cao, ảnh hưởng tới giá thành sản
phẩm. Làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với
các doanh nghiệp quốc tế
3.4 Nguyên nhân
- Đã từ lâu nay, trong các doanh nghiệp giấy vẫn diễn ra một nghịch lý là
trong khi hàng năm nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên
liệu giấy mang lại giá trị thấp, thì lại phải bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ
để nhập khẩu bột giấy và giấy. Nguyên nhân là do nước ta chưa có công nghệ
xử lấy bột giấy từ gỗ thô tốt bằng nước ngoài, cho nên điều này làm tăng giá
thành sản phẩm.
- Trình độ quản lý của các doanh nghiệp giấy Việt Nam vẫn còn nhiều
thiếu sót, chưa tối ưu bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Còn nhiều dự án đầu
tư chậm tiến độ, chưa khai thác hết công suất.
- Qua nghiên cứu, có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
giấy Việt Nam còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa chủ động được
nguyên liệu đầu vào, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả kém dẫn đến
22
giá thành cao, chất lượng giấy thấp, chủng loại giấy không phong phú. Vì vậy
để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy cần nhiều
giải pháp đồng bộ.
23
III. Kiến nghị
1. Về phía nhà nước
Xây dựng chiến lược qui hoạch phát triển hợp lý cho các doanh nghiệp
giấy
Trong quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Giấy cần quan tâm tình
hình thực tế của bản thân các doanh nghiệp giấy Việt Nam,vào tình hình thị
trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, … thì chiến lược phát triển có
thể đạt được kết quả tốt.
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các doanh nghiệp giấy, thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ
2. Về phía các doanh nghiệp giấy:
Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại
Muốn sản phẩm tìm đến được với khách hàng, các công ty cần lập kế
hoạch ngay từ bước nghiên cứu thị trường. Không phải cứ thích gì thì sản xuất
cái đấy như trước đây, cần định hướng vào khách hàng, chỉ sản xuất những
sản phẩm mà nhu cầu thị trường đòi hỏi. Các công ty cần tích cực hơn nữa
trong việc tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh thông tin như mạng
Internet, các công ty tư vấn, qua sự giới thiệu của các đối tác, Và quan trọng
nhất là các công ty phải tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
Ngoài ra, các công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức trong và
ngoài nước để có thể quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng
trong và ngoài nước. Việc xây dựng được một chiến lược marketing đúng đắn
đã đảm bảo phần lớn thành công của công ty.
Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp các doanh nghiệp giấy
Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, không cách
nào khác là doanh nghiệp phải gấp rút cải thiện công nghệ sản xuất, giải quyết
24
những vấn đề nêu trên. Nên phát triển theo hướng tập hợp nhiều doanh nghiệp
nhỏ để liên doanh thành một doanh nghiệp lớn để cùng tồn tại và phát triển.
Sau đó, các doanh nghiệp này cùng chọn sản phẩm phù hợp với khả năng sản
xuất để đẩy mạnh đầu tư có chiều sâu, phát triển thị trường riêng để tồn tại và
mở rộng.
25