Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.77 KB, 3 trang )

Nguyễn Đặng Tuấn - 342204
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã mở
ra một trang sử mới ở khu vực Đông Nam Á và quan hệ đối ngoại của Việt Nam
với các quốc gia khu vực. Mở rộng quan hệ hữu nghị và tăng cường quan hệ hợp
tác nhiều mặt với các nước trong ASEAN là một chủ trương đúng đắng và phù hợp
với thực tiễn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua đó, tranh thủ sự ủng hộ rộng
rãi của nhiều quốc gia trên thế giới, nhanh chóng tiến hành hội nhập khu vực và
quốc tế, tạo nhiều điều kiện cho việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ
quyền quốc gia.
Việc gia nhập ASEAN đã và đang đem lại cho Việt Nam một môi trường ổn
định, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực. Thực tiễn cho thấy ASEAN là
nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hoà bình, an ninh hợp
tác vì phát triển của khu vực.Vai trò quan trọng hàng đầu này của ASEAN được
thể hiện sinh động qua nỗ lực to lớn của Hiệp hội trong việc đẩy mạnh hợp tác
chính trị - an ninh. Đồng thời xây dựng các quy tắc ứng xử, thông qua đó tăng
cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, ngăn ngừa xung đột giữa các quốc gia ở khu
vực. ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với những đối tác quan
trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số
khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu
vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở Châu Á -
Thái Bình Dương. Và việc ASEAN cam kết gìn giữ hòa bình ổn định ở Đông Nam
Á giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình là nhân tố hết sức thuận
lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh
quốc gia, tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Hơn thế,
ASEAN đã tích cực thúc đẩy xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử giữa các
quốc gia. Đó là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) không chỉ
là bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ giữa các nước ASEAN, mà còn cả giữa
ASEAN với các đối tác bên ngoài. Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ
khí hạt nhân (SEANWFZ) thể hiện cam kết của các nước ASEAN về không sử
dụng, phát triển, chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân; Và với vấn đề về “Biền Đông”
khi các quốc gia tranh giành chủ quyền và làm vấn đề trở nên ngày một “nóng” thì


- 1 -
Nguyễn Đặng Tuấn - 342204
ASEAN đã có tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng
tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Về kinh tế – xã hội, sau hai cuộc kháng chiến Việt Nam phải gống mình để
phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi
Liên bang Xô viết tan rã và sự cúng nhắc của nền kinh tế kế hoặc hóa tập trung.
Trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đã nhanh
chóng đổi hướng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới.
Và việc gia nhập ASEAN chính là bước đi đầu tiên then chốt cho tiến trình hội
nhập khu vực và thế giới của ASEAN. Nhờ đó, quan hệ kinh tế của Việt Nam đã
được đa dạng hóa một cách rõ rệt và trao đổi kinh tế của Việt Nam với các nước
láng giềng trong ASEAN, với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Australia
và Singapore đã được mở rộng và tăng trưởng nhanh chóng. Về phía Việt Nam, các
cơ quan chức năng Việt Nam một lần nữa thể hiện cam kết của mình về tự do hóa
kinh tế và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã thực hiện cải cách cơ cấu tổ chức, điều
cần thiết để hiện đại hóa nền kinh tế và sản xuất ra những mặt hàng công nghiệp có
sức cạnh tranh cao hơn cũng như hướng về xuất khẩu. Việc Việt Nam gia nhập khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã tạo ra những sự thay đổi nhanh chóng hơn
đối với thể chế kinh tế và thương mại của Việt Nam. Nó đồng thời tạo ra một cú
hích quan trọng cho nền kinh tế và giúp đảm bảo tiến trình cải cách tiến tới tự do
hóa. Tuy vậy, cũng cần ý thức được rằng khu vực mậu dịch tự do ASEAN,
ASEAN và các đối tác, và rộng hơn, hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là điều kiện bên
ngoài, là điều kiện cần cho sự phát triển của đất nước. Việc tận dụng cơ hội vượt
qua thách thức và ở yêu cầu cao hơn là biến thách thức thành cơ hội đỏi hỏi mỗi
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn ( nhóm nước
CLMV ) trong đó có Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách, nâng cao năng lực cạnh
tranh nhằm tạo ra năng lực nội sinh mới để tận dụng được cơ hội, vượt qua thách
thức để hội nhập thành công. Thực tế hiện nay đang phản ánh là cơ hội và thách
thức đang tác động đan xen rất phức tạp. Nhưng nhìn từ lợi ích tổng thể cả kinh tế

và chính trị thì việc hội nhập ASEAN, vị thế của Việt Nam đã được tăng lên một
cách rõ rệt.
- 2 -
Nguyễn Đặng Tuấn - 342204
Tài Liệu Tham Khảo
* Tập Bài Giảng Pháp Luật Cộng Đồng ASEAN
* Bài viết : ASEAN và vai trò giải quyết tranh chấp ở biển đông trên báo
điện tử dân trí.
* Bài viết: Việt Nam hội nhập và phát triển trên trang vov.vn

- 3 -

×