Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CORPUS JURIS CIVILIS: NGUỒN QUAN TRỌNG CỦA LUẬT LA MÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.41 KB, 5 trang )

CORPUS JURIS CIVILIS: NGUỒN QUAN TRỌNG CỦA LUẬT LA MÃ
TS. PHẠM TRÍ HÙNG
Trung tâm Luật So sánh - Đại học Luật Hà Nội
Xin cảm ơn thầy đã cho phép đăng lại bài nghiên cứu của thầy trên diễn đàn
Các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật châu Âu lục địa nói chung và lịch sử Luật La Mã
nói riêng luôn coi Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus Juris Civilis là nguồn vô
cùng quý giá để từ đó có thể hiểu được lịch sử và nội dung của Luật La Mã. Trong thời
kỳ phục hưng của Luật La Mã bắt đầu từ thế kỷ XI, các khoa luật trong các trường đại
học tổng hợp ở châu Âu đã giảng dạy Luật La Mã qua Corpus Juris Civilis. Tập hợp các
chế định luật dân sự Corpus Juris Civilis được xếp là một trong 100 công trình có ảnh
hưởng khắp thế giới.
Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành:
• Codex Constitutionum - Bộ luật Justinian,
• Institutiones - Sách giáo khoa Luật La Mã
• Digesta - Tổng luận luật học Justinian,
• Novellae - Tập hợp luật mới còn có tên gọi là Đại toàn quốc pháp Justinian.
Justinian là tên của Hoàng đế Đông La Mã - Eastern Roman Empire hay còn được gọi là
Đế quốc Byzantine.
1. Hoàng đế Justinian và những lý do khiến việc pháp điển hoá Luật La Mã thành
công
Justinian sinh năm 483 ở llyria và được học ở Constantinople (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ
Kỳ). Năm 518, người chú, đồng thời là bố nuôi của Justinian, lên ngôi Hoàng đế của Đế
quốc Byzantine, Justinian đã giúp đỡ giải quyết việc triều chính. Năm 527 chú ông qua
đời, Justinian được bầu kế ngôi Hoàng đế, được sử sách gọi là Justinian Đại đế.
Dưới thời Justinian (527-565), Đế quốc Byzantine phát triển rực rỡ nhưng Justinian
không thực hiện được khát vọng của ông là chinh phục lại các vùng phía Tây và tái thống
nhất vùng Địa Trung Hải. Các công trình vĩ đại nhất của Justinian không phải trong lĩnh
vực quân sự và chính trị mà trong lĩnh vực văn hoá: đó là Nhà thờ lớn Hagia Sophia và
việc pháp điển hoá Luật La Mã thành Corpus Juris Civilis.
Những lý do khiến việc pháp điển hoá Luật La Mã thành Corpus Juris Civilis thành công
là: sự háo danh của Justinian muốn có vinh quang của nhà làm luật vĩ đại và việc lựa


chọn một cách thành công những người tham gia pháp điển hoá.
Nhiệm vụ đặt ra cho các luật gia La Mã khi biên soạn Corpus Juris Civilis là từ hai dòng
văn bản pháp luật của quá khứ (lịch sử của ba thế kỷ phát triển Luật La Mã) - các luật
của các hoàng đế (leges) và trước tác của các luật gia cổ điển (jus) xây dựng tập pháp
điển phù hợp với những điều kiện chính trị và kinh tế mới. Để biến những nguồn luật cũ
thành nguồn sống động của luật mới, cần phải đưa ra một cấu trúc chặt chẽ cho tập hợp
hỗn độn các văn bản, luật, hướng dẫn
Corpus Juris Civilis khác với những lần pháp điển hoá trước đó ở quy mô chưa từng
thấy và tính sáng tạo cao. Trong Corpus Juris Civilis không chỉ có sự tập hợp đầy đủ nhất
các nguồn văn bản luật mà chứa đựng cả sự chỉnh sửa kỹ càng các văn bản được lựa
chọn.
2. Codex Justinian - Bộ luật Justinian
Ngày 13 tháng 2 năm 528, Justinian I thành lập Hội đồng biên soạn bộ luật mới gồm 10
người với sự tham gia của Magister Officiorum, Quaestor Sacri Palatii Tribonian.
Justinian trao cho Hội đồng thẩm quyền rộng bao gồm cả việc rút gọn và thay đổi văn
bản pháp luật . Ở những chỗ cần thiết do quy định đã lỗi thời về hình thức và nội dung có
thể thay thế bằng quy định khác. Ở mỗi đề mục văn bản được sắp xếp theo trình tự thời
gian, ở đầu có ghi tên hoàng đế đã ban hành văn bản và ở cuối có ghi ngày ban hành.
Các lần pháp điển hoá pháp luật La Mã trước đó (Codex Gregorianus và Codex
Hermogenianus năm 295, Codex Theodosinus năm 438) đã làm giảm nhẹ công việc của
Hội đồng nên chỉ sau hơn một năm, ngày 7 tháng 4 năm 529, Bộ luật Justinian chứa đựng
các luật của hoàng đế La Mã từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 đã được công bố. Từ ngày này các
tập hợp luật cũ bị cấm sử dụng.
Sau này, với mục đích đưa vào Bộ luật những văn bản được ban hành trong thời gian
pháp điển hoá và để thống nhất leges với jus được tập hợp trong Digesta, Codex
Justinian được Hội đồng gồm 5 thành viên vẫn với sự tham gia của Tribonian biên soạn
lại và được công bố ngày 16 tháng 11 năm 534 dưới tên gọi Codex repetitae
praelectionis. Đến ngày nay chỉ lưu truyền lại chính bản Codex Justinian sửa đổi này
gồm 12 quyển.
3. Digesta - Tổng luận luật học

Ngày 15 tháng 12 năm 530, Justinian I thành lập Hội đồng gồm 17 người do Tribonian
đứng đầu để biên soạn Digesta (hay còn có tên là Pandectae Justiniani) - Tập trích tuyển
các trước tác của các luật gia La Mã. Dưới góc độ lý luận - nhận thức, Digesta được đánh
giá là có vai trò quan trọng nhất trong các tác phẩm của Corpus Juris Civilis.
Ý tưởng xây dựng tuyển tập trước tác của các luật gia La Mã đã có từ thời Hoàng đế
Theodosian II với mục đích để giảm bớt những khó khăn khi sử dụng trước tác của các
luật gia La Mã (vì rất khó có thể nắm được hết các tác phẩm của các tác gia cổ điển và
khó có thể tìm thấy đoạn trích của các tác giả không nổi tiếng, vì nhiều chế định và điều
luật đã lỗi thời và trong trước tác của các luật gia có nhiều vấn đề chưa được giải quyết)
Đến cuối thế kỷ 3, quá trình xây dựng hệ thống Luật La Mã về cơ bản đã hoàn tất, các
chế định và quy phạm nhằm củng cố và bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đã hình thành.
Trong điều kiện này nhu cầu sáng tạo pháp luật như thời các luật gia La Mã cổ điển
không còn nữa, đồng thời cùng với việc tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương,
quyền lập pháp trở thành độc quyền của Hoàng đế. Do đó, chức năng trả lời (respondere)
của các luật gia La Mã dần bị hạn chế. Trước đây, suy luận của các luật gia – jus
respondendi có hiệu lực bắt buộc và khi không có bất đồng ý kiến giữa các luật gia được
sử dụng như các quy phạm pháp luật khác. Năm 426, Hoàng đế Valentinian ban hành
Luật trích dẫn, quy định chỉ có suy luận của năm luật gia Papinian, Pavla, Ulpian,
Modestin và Gaius là có hiệu lực bắt buộc; trong đó khi có bất đồng ý kiến phải theo
quan điểm của số đông luật gia và nếu quan điểm các luật gia ngang bằng nhau sẽ theo
quan điểm của Papinian (excellentis ingenui vir).
Hội đồng biên soạn đã không bị ràng buộc bởi Luật trích dẫn (chỉ công nhận một số juris
auctoeres) và được quyền thay đổi, loại bỏ những gì đã không còn được áp dụng và
những điểm mâu thuẫn, thậm chỉ có thể viết lại lời văn. Để đẩy nhanh tiến độ làm việc,
Hội đồng chia ra thành các nhóm làm việc: theo luật dân sự, theo luật của các pháp quan
(jus praetorium).
Sau hơn ba năm làm việc cật lực, công việc biên soạn Digesta được hoàn thành vào 16
tháng 12 năm 533. Digesta gồm 50 quyển, trích dẫn 2000 trước tác của 39 luật gia, mỗi
quyển lại chia ra thành các mục (ví dụ về vật – de rebus, về mua bán – de actinibus empti
vebditi, về di chúc – de testamentis )

Sau khi Digesta được công bố, việc sử dụng các nguồn văn bản cũ bị cấm và cấm tất cả
các bình luận liên quan. Trong những trường hợp có nghi ngờ cần phải được chính Hoàng
đế giải thích. Việc trích dẫn Digesta được viết tắt D và các số kèm theo chỉ quyển, mục
và đoạn.
4. Institutiones – Sách giáo khoa Luật La Mã
Đồng thời với việc biên soạn Digesta, theo lệnh của Justinian, Tribonian cùng Theophin
và Dorothea cũng biên soạn Institutiones (hay còn được gọi là Institutiones sive
Elementa) - Cuốn hướng dẫn có hiệu lực như văn bản luật bằng tiếng latin và hoàn thành
việc này ngày 21 tháng 11 năm 533. Việc biên soạn Institutiones có mục đích mang đến
sự rõ ràng và giới thiệu toàn bộ khoa học về luật (tota legitima scientia) bởi vậy trong
không chỉ có việc giải quyết các vấn đề pháp lý thực tế mà còn chứa đựng những suy
luận lý thuyết chung về luật như định nghĩa về luật, về khoa học luật . Các sinh viên luật
sẽ phải học theo Institutiones nên nó còn được gọi là Sách giáo khoa Luật La Mã.
Trang 1, Institutiones có ghi: “Uy nghiêm quang vinh của Hoàng đế không những dựa
vào vũ khí mà cần phải dùng pháp luật để củng cố, bất luận thời chiến hay thời bình đều
có thể dùng luật để cai trị quốc gia”.
Institutiones gồm 4 quyển, 98 mục, dưới mục lại chia theo các phân mục. Theo nội dung
và cấu trúc Institutiones nhắc lại Institutiones của Gaius. Institutiones cũng là tập trích
tuyển trước tác của các luật gia La Mã như Digesta nhưng nếu Digesta trích dẫn gần
2000 trước tác thì Institutiones chủ yếu trích dẫn Gaius.
Quyển thứ nhất của Institutiones gồm các quy định liên quan đến con người – quy định
chủ thể pháp luật có liên quan đến tư pháp của La Mã. Chúng ta đều biết Luật La Mã chia
thành hai loại công pháp và tư pháp: công pháp quy định mối tương quan với tôn giáo và
kết cấu tổ chức quốc gia cũng phạm vi hoạt động của nó, tư pháp là pháp luật trực tiếp
liên quan đến lợi ích cá nhân. “Công pháp liên quan đến chính thể của đế quốc La Mã,
tư pháp liên quan đến lợi ích cá nhân” (D.1.1.1.2). Tư pháp được chia thành luật tự
nhiên, luật thị dân và luật vạn dân liên quan đến loài người với các quyền được tự nhiên
giao phó (jus nature), quyền lợi của công dân La Mã (jus civil) và quyền lợi của những
người khác trong Đế quốc La Mã (jus gentium). Quyển thứ nhất của Institutiones luận về
năng lực hành vi của con người với tư cách là chủ thể tư pháp, luận về vị trí pháp lý của

con người
Quyển thứ hai và ba của Institutiones gồm quy định liên quan đến vật, quan hệ tài sản.
Định nghĩa về vật rất rộng, không những gồm vật hữu hình mà còn bao gồm cả vật vô
hình, không những gồm vật do con người sáng tạo ra mà còn gồm cả vật tồn tại trong tự
nhiên. Vật được chia ra thuộc công hữu, tư hữu, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Nội
dung về vật chiếm số lượng trang nhiều nhất trong Tổng luận luật học chứng tỏ nền sản
xuất hàng hoá và quan hệ trao đổi trong Đế quốc La Mã đã tương đối phát triển, đồng
thời cũng cho thấy giai cấp thống trị rất coi trọng việc củng cố chế độ sở hữu của mình.
Quyển thứ tư của Institutiones quy định về khế ước và trình tự tố tụng, phân tích tường
tận về các loại tố tụng, tư cách chủ thể tố tụng, trình tự tố tụng, đảm bảo tố tụng
Thứ tự sắp xếp luật thực định trước, luật tố tụng sau trong Institutiones là ngược lại với
thứ tự sắp xếp trong Luật XII bảng - Luật thành văn đầu tiên của Đế quốc La Mã, nhấn
mạnh quyền lợi của chủ thể pháp luật, phản ánh tính chất của nền kinh tế tiền tệ hàng hoá
trong Đế quốc La Mã và theo yêu cầu của nó. Việc thay đổi cách sắp xếp này được đánh
giá là một tiến bộ to lớn.
Institutiones với tư cách là một cuốn sách giáo khoa về Luật La Mã đưa ra các nguyên lý
cơ bản của Luật La Mã, là tập hợp tinh hoa của pháp luật La Mã, đồng thời trình bày
phân tích mạch lạc rõ ràng, nội dung tỉ mỉ xác thực khiến chính Justinian cũng thừa nhận
nó “bao gồm toàn bộ nguyên lý cơ bản của luật học”.
Do khâm lệnh Hoàng đế soạn ra, cùng với ba tác phẩm khác trong Corpus Juris Civilis,
Institutiones có tính chất bắt buộc của một văn bản pháp luật chứ không đơn thuần là một
cuốn sách giáo khoa. Cách phân chia công pháp, tư pháp trong Tổng luận luật học đã đặt
nền móng cho sự phân chia trong luật học châu Âu lục địa, các quy định về quyền sở hữu
là hình mẫu trong việc xây dựng các Bộ luật dân sự như Bộ luật Napoleon 1804, Bộ luật
dân sự Đức 1896. Nguyên tắc bảo hộ tài sản tư hữu của chủ nô về sau được phát triển
thành nguyên tắc pháp luật cơ bản “tài sản tư hữu thiêng liêng bất khả xâm phạm”.
Nhiều nội dung trong Institutiones đã phản ánh yêu cầu tất nhiên của việc sản xuất và
phát triển xã hội hàng hoá, đối với sự phát triển của khoa học pháp lý là cống hiến to lớn.
5. Novellae - Tập hợp luật mới
Tất cả các luật được ban hành sau Codex repetitae praelectionis được tập hợp trong

Novellae - phần thứ tư của Corpus Juris Civilis.
Novellae (hay còn được gọi là Novellae leges) gồm các văn bản dưới thời Justinian (535-
565) với 122 văn bản, sau này được bổ sung lên đến 168 văn bản, đa số bằng tiếng Hy
Lạp.
6. Kết luận
Khi nghiên cứu về Dòng họ Civil Law – Dòng họ pháp luật châu Âu lục địa với các Bộ
luật Dân sự đồ sộ là hình mẫu cho Bộ luật Dân sự của rất nhiều nước trên thế giới, chúng
ta không thể không nhắc đến Luật La Mã với Corpus Juris Civilis. Là Tập hợp luật thành
văn vĩ đại nhất trong lịch sử của chế độ chiếm hữu nô lệ, đánh dấu Luật La Mã đã phát
triển đến thời đại huy hoàng, Corpus Juris Civilis thực sự có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển của pháp luật và học thuyết pháp lý ở các nước châu Âu lục địa./.

×