Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

đồ án kỹ thuật xây dựng Quản lý chất lượng với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Thương mại Đông Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.75 KB, 28 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập của em với đề tài : “ Quản lý chất lượng với hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Thương mại
Đông Dương” đã hoàn thành với sự giúp đỡ của:
- Cán bộ nhân viên Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Thương
mại Đông Dương
_ Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Hồng Vinh
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ đó.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
1
Báo cáo thực tập
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000:2000
I. KHÁI NIỆM ISO 9000: 2000
1. Khái niệm bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000
ISO là chữ viết tắt của từ International Organization for Standardization là
một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá.
ISO là một tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/12/1946 trên
nhiều lĩnh vực: Văn hoá, khoa học, kỹ thuật, kinh tế Trong đó điều quan trọng
chủ yếu của tổ chức này góp phần vào việc thúc đẩy và đảm bảo cho việc trao
đổi hàng hoá giữa các nước thành viên thông qua việc thống nhất hoá các tiêu
chuẩn, các yêu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường quốc tế.
Trụ sở chính của ISO đặt tại Genever - Thụy Sĩ. Ngôn ngữ sử dụng chính là
tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Để duy trì được chất lượng hiệu quả kinh tế cao các doanh nghiệp cần triển
khai các hệ thống chất lượng và áp dụng có hiệu quả. Các hệ thống này phải giúp
cho doanh nghiệp liên tục cải tiến chất lượng và thoả mãn khách hàng.
ISO9000 là một sự kế thừa của các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng
rộng rãi trước tiên là lĩnh vực quốc phòng như tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ
(MIL-Q-9058A) của khối NATO (AQAPI). Năm 1979, viện tiêu chuẩn Anh BSI


đã ban hành tiêu chuẩn BS5750 về đảm bảo chất lượng, sử dụng trong dân sự, để
phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
ISO đã thành lập ban kỹ thuật tiêu chuẩn 176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản
lý chất lượng. Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành
vào năm 1987.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
2
Báo cáo thực tập
ISO 9000 đề cập đến những vấn đề chủ yếu trong quản lý chất lượng như:
Chính sách chất lượng và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường , thiết kế
triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân
phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo
ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm chất lượng tốt nhất đã được thực thi trong
nhiều quốc gia và khu vực, nó được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của
nhiều nước.
2. Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:
ISO 9000 là sự kế thừa các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi,
trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng như tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ
(MIL-Q-9058A), của khối NATO (AQAP). Năm 1979, viện tiêu chuẩn Anh
(BSI) đã ban hành tiêu chuẩn BS 5750 về đảm bảo chất lượng, sử dụng trong dân
sự. Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, tổ chức Tiêu chuẩn hoá
quốc tế đã thành lập ban kỹ thuật TC 176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý
chất lượng. Năm 1987, bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 ra đời, gồm 5 tiêu chuẩn
cơ bản sau đây:
+ ISO 9000-1987: các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất
lượng. Hướng dẫn lùa chọn và quản lý.
+ ISO 9001-1987: Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong
thiết kế triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
+ ISO 9003-1987: Hệ thống chất lượng.Mô hình đảm bảo chất lượng trong
sản xuất và thử nghiệm cuối cùng.

+ ISO 9004-1994: Quản lý chất lượng, các yếu tố của hệ thống chất lượng.
Hướng dẫn chung.
Sù ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã tạo ra một bước ngoặt trong hoạt
động quản lý chất lượng trên thế giới nhờ sự hưởng ứng rộng rãi và nhanh chóng
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
3
Báo cáo thực tập
của nhiều nước trên thế giới đối với bộ tiêu chuẩn này. Quá trình hình thành và
phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có thể được mô tả như sau:
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
4
Báo cáo thực tập
1955 Quy định về đảm bảo chất lượng của NATO.
AC/250 (accredited Cômmitee).
1969 Bộ tiêu chuẩn Anh MD 25.
Bộ tiêu chuẩn Mỹ MIL STD 9858A.
Thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống đảm bảo chất lượng của các nhà
thầu phụ thuộc các thành viên NATO.
1972 Hệ thống đảm bảo chất lượng của các công ty cung ứng thiết bị cho
quốc phòng (DEFSTAND- Vương quốc Anh) BS 4778, BS 4891.
1979 Tiêu chuẩn BS 5750.
1987 Bé tiêu chuẩn ISO 9000.
1994 Bé tiêu chuẩn ISO 9000 soát xét lần 1.
2000 Bé tiêu chuẩn ISO 9000 soát xét lần 2.
II. KẾT CẤU CẤU BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000.
1. Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng.
Bảng sè 1.
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
ISO9001-1994
Hệ thống chất lượng mô

hình để đảm bảo chất lượng
trong thiết kế, triển khai,
sản xuất, lắp đặt, dịch vô
- Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sử
dụng khi công ty đảm bảo sự phù hợp với các
yêu cầu quy định trong quá trình thiết kế, triển
khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau khi bán.
Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất
lượng để công ty biểu thị năng lực của mình và
là căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài.
ISO 9002-1994
Hệ thống chất lượng - mô
hình để đảm bảo chất lượng
trong sản xuất, lắp đặt, dịch
- Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sử
dụng khi công ty đảm bảo sự phù hợp với các
yêu cầu quy định trong quá trình sản xuất, lắp
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
5
Báo cáo thực tập
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
vụ. đặt, dịch vụ sau khi bán. Tiêu chuẩn giới thiệu
một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty
biểu thi năng lực của mình và là căn cứ cho việc
đánh giá của bên ngoài.
ISO 9003-1994
Hệ thống chất lượng - mô
hình để đảm bảo chất lượng
trong kiểm tra và thử
nghiệm cuối cùng.

- Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sử
dụng khi công ty muốn biểu thị năng lực của
mình trong việc phát hiện và kiểm soát việc xử
lý mọi sự không phù hợp được phát hiện trong
quá trình kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
2 . Các hướng dẫn chung về đảm bảo chất lượng
Bảng sè 2.
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
ISO 9000-1:1994
Quản lý chất lượng và các
tiêu chuẩn về đảm bảo chất
lượng
Phần 1: Hướng dẫn lùa
chọn và sử dụng.
- Cung cấp các hướng dẫn về lùa chọn và sử
dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Giải thích các
khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng, nội
dung cơ bản và mối liên quan giữa các tiêu
chuẩn để áp dụng có hiệu quả bộ tiêu chuẩn này.
Có thể đây là tấm bản đồ về “Thành phố
ISO9000”.
ISO 9002-1994
Hệ thống chất lượng - mô
hình để đảm bảo chất lượng
trong sản xuất, lắp đặt, dịch
vụ.
- Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sử
dụng khi công ty đảm bảo sự phù hợp với các
yêu cầu quy định trong quá trình sản xuất, lắp
đặt, dịch vụ sau khi bán. Tiêu chuẩn giới thiệu

một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty
biểu thi năng lực của mình và là căn cứ cho việc
đánh giá của bên ngoài.
ISO 9003-1994
Hệ thống chất lượng - mô
hình để đảm bảo chất lượng
trong kiểm tra và thử
nghiệm cuối cùng.
- Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sử
dụng khi công ty muốn biểu thị năng lực của
mình trong việc phát hiện và kiểm soát việc xử
lý mọi sự không phù hợp được phát hiện trong
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
6
Báo cáo thực tập
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
quá trình kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
III. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Bảng sè 3
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
ISO 9004-1:1994 Quản lý chất lượng và các
yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Phần 1: Hướng dẫn.
- Cung cấp các hướng dẫn về quản lý
chất lượng để sử dụng cho các công ty
muốn xây dựng và áp dụng một hệ
thống chất lượng có tính toàn diện và
có hiệu quả nhằm đáp ứng các nhu cầu
và mong đợi của khách hàng và nhu

cầu quản lý nội bộ.
ISO 9004-2:1994 Quản lý chất lượng và các
yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Phần 1: Hướng dẫn cho
dịch vụ.
- Cung cấp các hướng dẫn cho việc xây
dựng và áp dụng một hệ thống chất
lượng cho các công ty cung ứng dịch
vụ hay sản phẩm của họ có bao gồm
các yếu tố dịch vụ ISO 9004-2 bổ sung
cho ISO9004-1 đối với các sản phẩm
trong lĩnh vực dịch vụ.
ISO 9004-3:1993 Quản lý chất lượng và các
yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Phần 3: Hướng dẫn cho
vật liệu cho chế biến.
- Cung cấp các hướng dẫn cho việc xây
dựng và áp dụng một hệ thống chất
lượng đối với các công ty có thành
phẩm hay bán thành phẩm ở dạng vật
liệu qua chế biến, bao gồm cả thể rắn,
lỏng, khí hay tổ hợp các dạng đó. Các
sản phẩm này thường được giao nhận
dưới dạng hàng rời chứa trong các bao
bì, Congtener, đường ống. ISO9004-3
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
7
Báo cáo thực tập

Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
bổ sung cho ISO9004-1 đối với những
sản phẩm là vật liệu qua chế biến.
ISO 9004-4:1993 Quản lý chất lượng và các
yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Phần 4
- Cung cấp các hướng dẫn cải tiến liên
tục chất lượng trong công ty. Mô tả các
công cụ, kỹ thuật phục vụ cho phương
pháp luận cải tiến chất lượng dùa trên
thu nhập và phân tích dữ liệu.
IV. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC YẾU TỐ CỤ THỂ CỦA
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Bảng sè 4
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
ISO 10005:1995
Quản lý chất lượng và các
yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Hướng dẫn về kế hoạch chất
lượng.
- Cung cấp các hướng dẫn về kế hoạch
chất lượng một biện pháp để nối các
yếu tố của hệ thống chất lượng với các
yêu cầu của một sản phẩm, hợp đồng
hay dự án cụ thể. Trong tài liệu có giới
thệu một số mẫu kế hoạch chất lượng.
ISO 10006:1997
Quản lý chất lượng và các

yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Hướng dẫn quản lý dự án
- Cung cấp các hướng dẫn cho việc
quản lý các dự án.
ISO 10007:1995
Quản lý chất lượng và các
yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Hướng dẫn quản lý cấu hình.
- Cung cấp các hướng dẫn cho việc sử
dụng và quản lý cấu hình trong công
nghiệp và mối quan hệ tương giao của
chúng với các hệ thống và thủ tục quản
lý khác.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
8
Báo cáo thực tập
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
ISO10012-
1:1992
Các yêu cầu đảm bảo chất
lượng đối với thiết bị đo.
Phần 1: Hệ thống khẳng định
đo lường đối với thiết bị đo.
- Quy định các yêu cầu đảm bảo chất
lượng để các công ty đảm bảo rằng các
phép đo đã được tiến hành với độ
chuẩn xác mong muốn. Tài liệu cũng
hướng dẫn cách thức thực hiện và mô

tả các đặc trưng chủ yếu của một hệ
thống khẳng định thiết bị đo.
ISO 10012-
2:1997
Các yêu cầu đảm bảo chất
lượng đối với thiết bị đo.
Phần 2: Hệ thống kiểm soát
quá trình đo.
- Hướng dẫn cách thức kiểm soát quá
trình đo để đem lại kết quả chính xác
mong muốn.
ISO 10013-
1:1995
Hướng dẫn xây dựng sổ tay
chất lượng.
- Hướng dẫn việc xây dựng kiểm soát
sổ tay chất lượng và các thủ tục của hệ
thống chất lượng theo yêu cầu của bộ
ISO9000. Căn cứ theo hướng dẫn này
công ty có thể thay đổi cho phù hợp với
điều kiện cụ thể.
V. THUẬT NGỮ VỀ CHẤT LƯỢNG
Bảng sè 5
Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung
ISO 8402: 1994 Quản lý chất lượng và đảm
bảo chất lượng.
- Tiêu chuẩn này định nghĩa các khái
niệm cơ bản bao gồm các thuật ngữ
chung, các thuật ngữ liên quan đến hệ
thống chất lượng các thuật ngữ về kỹ

thuật quản lý chất lượng.
VI. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG
Bảng sè 6
Hướng dẫn đánh giá hệ - Cung cấp các hướng dẫn để tổ chức
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
9
Báo cáo thực tập
ISO10011-1990 thống chất lượng.
Phần 1: Đánh giá.
đánh giá hệ thống chất lượng bao gồm
đánh giá hệ thống văn bản và việc áp
dụng chúng trong công ty. Tài liệu có thể
áp dụng cho đánh giá của bên ngoài cũng
như nội bộ.
ISO 10011-2:
1991
Hướng dẫn đánh giá hệ
thống chất lượng.
Phần 2: Chuẩn mực đối với
chuyên gia đánh giá.
- Cung cấp các chuẩn mực về trình độ,
kinh nghiệm đòi hỏi đối với chuyên gia
đánh giá hệ thống chất lượng, phù hợp
với các yêu cầu dÒ ra trong ISO 10011-
1.
ISO10011-3:
1991
Hướng dẫn đánh giá hệ
thống chất lượng.
Phần 3: Quản lý các chương

trình đánh giá.
- Cung cấp các hướng dẫn để quản lý các
chương trình đánh giá hệ thống chất
lượng được sử dụng để lập và duy trì
chức năng của chương trình đánh giá khi
tiến hành đánh giá theo yêu cầu đề ra
trong các tiêu chuẩn ISO10011-1 và ISO
10011-2.
Các mô hình đảm bảo chất lượng
Điều

Tiêu đề trong ISO9000 ISO
9001
ISO
9002
ISO
9003
4.1 Trách nhiệm của lãnh đạo
  
4.2 Hệ thống chất lượng
  
4.3 Xem xét hợp đồng
  
4.4 Kiểm soát thiết kế


4.5 Kiểm soát tài liệu và dữ liệu
  
4.6 Mua sản phẩm
 


4.7 Kiểm soát sản phẩm do k.hàng cung ứng
  
4.8 Nhận xét và xác định nguồn gốc SP
  
4.9 Kiểm soát quá trình
 

4.10 Kiểm tra và thử nghiệm
  
4.11 Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử
nghiệm
  
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
10
Báo cáo thực tập
4.12 Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm
  
4.13 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
  
4.14 Hành động khắc phục phòng ngõa
  
4.15 Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản, giao hàng
  
4.16 Kiểm soát hồ sơ chất lượng
  
4.17 Đánh giá chất lượng nội bộ
  
4.18 Đào tạo
  

4.19 Dịch vô
 

4.20 Các kỹ thuật thống kê
  
Chó  = Yêu cầu toàn diện
thích  = Yêu cầu đòi hỏi thấp hơn ISO 9001 – ISO
9002
= Không yêu cầu
 Trình tự các bước thực hiện ISO 9000
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 cũng tương
tự như tiến hành một dự án. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm
và nỗ lực của toàn thể doanh nghiệp mà trước hết là sự quan tâm cam kết của
lãnh đạo. Để theo dõi cần phân thành một số giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và hoạch định
1. Sù cam kết của lãnh đạo
Lãnh đạo công ty cần có sự cam kết và quyết định phạm vi áp dụng ISO
9000 tại công ty trên cơ sở phân tích tình hình quản lý hiện tại trong công ty, xác
định vai trò chất lượng trong hoạt động kinh doanh, xu thế chung trên thế giới và
sự định hướng hoạt động của công ty, lợi Ých lâu dài của việc xây dựng hệ thống
chất lượng, coi hoạt động quản lý chất lượng là hoạt động quản lý cải tiến kinh
doanh.
2. Lập kế hoạch thực hiện, thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
11
Báo cáo thực tập
Lãnh đạo công ty lập kế hoach nguồn lực (tài chính, nhân lực, thời gian )
thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác, xây dựng kế hoạch chung. Thành phần và
nhiệm vụ của ban chỉ đạo và nhóm công tác như sau:
+ Ban chỉ đạo: gồm lãnh đạo cấp cao của công ty và trưởng các bộ phận.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Lập chính sách chất lượng
- Chỉ định đại diện của lãnh đạo về chất lượng
- Lập kế hoach tổng thể của dự án
- Lùa chọn tư vấn để xây dựng hệ thống văn bản và đào tạo nhân viên
- Phân bổ nguồn lực
- Điều phối phân công công việc của dự án cho đơn vị theo dõi và kiểm
tra dự án.
Ban chỉ đạo cần có một thư ký.
+ Nhóm công tác: Gồm các đại diện của đơn vị chức năng, có hiểu biết sâu
sắc công việc của đơn vị, có nhiệt tình xây dựng hệ thống. Ban chỉ đạo chỉ định
nhóm trưởng có năng lực và kinh nghiệm, thường là người được cử làm đại diện
của lãnh đạo về chất lượng.
Nhóm công tác có nhiệm vụ:
- Xem xét đánh giá hệ thống chất lượng hiện có
- Lập kế hoach chi tiết cho dù án ISO 9000
- Viết các thủ tục, chỉ dẫn công việc, sổ tay chất lượng
- Đào tạo nhân viên về IS O9000
- Phối hợp các hoạt động thực hiện của các đơn vị
- Theo dõi việc thực hiện, báo cáo ban chỉ đạo
- Tổ chức đánh giá nội bộ
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
12
Báo cáo thực tập
- Tham gia góp ý về hoạt động với các đơn vị, làm việc với các chuyên
gia tư vấn trong việc xây dựng hệ thống chất lượng
Bố trí đánh giá để xin chứng nhận.
Nhóm công tác cần có thư ký chuyên trách.
3. Chọn tư vấn bên ngoài nếu thấy cần thiết.
Công ty có thể yêu cầu dịch vụ tư vấn giúp cho việc áp dụng hệ thống chất

lượng. Lưu ý rằng các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 chỉ cho biết
cần phải làm gì, chứ không chỉ dẫn phải làm như thế nào. Điều này có nghĩa là
công ty phải hết sức linh hoạt trong việc nghiên cứu thiết kế một hệ thống sao
cho có hiệu quả và hiệu lực nhất đối với các tổ chức của mình để hoạt động tư
vấn có hiệu quả, công ty cần chú ý những điều sau đây:
- Bắt đầu với tư vấn càng sớm càng tốt, để tránh mất thời gian và đi đường
vòng và để tư vấn có thời gian tìm hiểu doanh nghiệp.
- Bài bản làm sẵn không bao giê có kết quả, cần xuất phát tại điều kiện
thực tế của công ty. Bản thân công ty cần xác định chiến lược, mục tiêu
thủ tục về chất lượng, không thể phó thác hoàn toàn cho tư vấn.
- Công việc của tư vấn là hướng dẫn đào tạo chứ không phải làm thay
Công ty, người xây dựng các văn bản cụ thể chính là cán bộ của Công ty.
- Để có sự phối hợp với tư vấn lãnh đạo phải:
+ Thống nhất phạm vi cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (sản
phẩm nào, địa điểm, tiến độ và thực hiện )
+ Giải thích cho tư vấn về phạm vi, mục đích kinh doanh.
+ Dành nguồn lực cho hoạt động quản lý chất lượng, Ýt nhất ở mức
độ do tư vấn đề nghị.
+ Giải thích cho tư vấn điều khách hàng mong đợi.
+ Thường xuyên xem xét tiến độ, mặc dù đã giao cho bộ phận
chuyên trách.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
13
Báo cáo thực tập
- Mét khi đã tin tưởng vào sự lùa chọn, coi tư vấn như một thành viên của
đội ngò quản lý, công ty nên mời tư vấn tham gia vào việc lùa chọn và đàm phán
với tổ chức chứng nhận và với một số khách hàng đặc biệt.
4. Xây dựng nhận thức về ISO 9000 trong công ty
Để việc triển khai có kết quả cần tạo nhận thức trong cán bộ công nhân viên
công ty về ý nghĩa mục đích của việc thực hiện hệ thống ISO 9000 trong công ty,

cách thức thực hiện vai trò, trách nhiệm của mỗi người trong hệ thống đó. Nếu
có được cần mời cả người cung cấp tham gia. Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện cụ
thể, các chương trình xây dựng nhận thức sẽ do cán bộ trong nhóm công tác hay
chuyên gia bên ngoài tiến hành.
5. Đào tạo
Tổ chức các chương trình đào tạo ở các mức độ khác nhau cho cán bộ lãnh
đạo trong công ty, các thành viên trong ban chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị và cán
bộ công nhân viên. Nội dung đào tạo bao gồm các khái niệm cơ bản của hệ
thống chất lượng và tác động của chúng đến các hoạt động của công ty, đến tác
phong làm việc của mỗi người. Ngoài ra tuỳ từng đối tượng, cần có các chương
trình đào tạo về cách viết sổ tay chất lượng, các thủ tục điều hành, quy trình công
nghệ, hướng dẫn thao tác kiểm soát, thử nghiệm.
6. Khảo sát hệ thống hiện có
Việc khảo sát hệ thống hiện có nhằm xem xét trình độ hiện tại của quá trình
hiện có, thu thập các chính sách chất lượng, thủ tục hiện hành tại các đơn vị. Sau
đó so sánh tài liệu thu được với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000, xác định
những hoạt động nào phải thoả mãn các yêu cầu cụ thể của ISO 9000, tìm ra
những “lỗ hổng” cần bổ sung, lập kế hoạch cụ thể để xây dựng các thủ tục tài
liệu cần thiết. Trong giai đoạn này cần có ý kiến đóng góp của bộ phận có liên
quan, các chuyên gia có kinh nghiệm. Lưu ý rằng rất nhiều tài liệu thu được
trong bước này có thể sử dụng được để đưa vào hệ thống chất lượng mới. Việc
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
14
Báo cáo thực tập
sử dụng các lưu đồ (Flow chart) để phân tích quá trình kinh doanh của công ty từ
lúc nhận hợp đồng đến khi giao sản phẩm cho khách hàng sẽ giúp cho quá trình
phân tích.
7. Lập kế hoạch thực hiện
Sau khi đã xác định lĩnh vực, cần có các thủ tục văn bản và hướng dẫn công
việc, nhóm công tác xác định trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan và

tiến độ thực hiện.
Giai đoạn 2: Viết các tài liệu của hệ thống chất lượng
8. Viết tài liệu
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình thực hiện. Hệ thống văn
bản nói chung gồm 3 cấp: Sổ tay chất lượng, các thủ tục chung, chỉ dẫn công
việc (bao gồm cả các tài liệu kỹ thuật, quy trình công nghệ, hướng dẫn thao tác,
tiêu chuẩn, mẫu biểu, kế hoạch chất lượng ) Trong công ty nhỏ cả 3 cấp tài liệu
có thể gộp thành 1 sổ tay.
Cần có danh mục tài liệu cần xây dựng, người chịu trách nhiêm, thời hạn
hoàn thành.
9. Phổ biến, đào tạo.
Phổ biến cho các bộ phận, cá nhân có liên quan về phương pháp và thủ tục
đã được lập văn bản. Khi cần thiết, có thể phải viết các thủ tục và hướng dẫn
dưới dạng ngôn ngữ dễ hiểu cho mọi nhân viên.
Giai đoạn 3: Thực hiện và cải tiến
10. Công bố áp dụng
Công ty công bố chỉ thị của công ty về việc thực hiện các yếu tố của hệ
thống chất lượng, quyết định ngày tháng áp dụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn
thực hiện. Trong các công ty lớn, các văn bản có thể được áp dụng ngay sau khi
xây dựng. Với công ty nhỏ hệ thống chất lượng thường được áp dụng đồng thời
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
15
Báo cáo thực tập
trong toàn công ty. Trường hợp hệ thống chất lượng được áp dụng dần dần tại
một vài đơn vị, có thể rút kinh nghiệm, sau đó mở rộng cho các đơn vị khác.
11. Đánh giá chất lượng nội bộ
Sau khi hệ thống chất lượng đã được triển khai một thời gian, thường sau 1,
2 tháng công ty tổ chức đánh giá nội bộ để xem xét sự phù hợp và hiệu lực của
hệ thống chất lượng. Một số cán bộ của công ty được đào tạo để có thể tiến hành
đánh giá chất lượng nội bộ. Sau khi đánh giá công ty đề xuất và thực hiện các

hành động khắc phục.
12. Xem xét lãnh đạo
Lãnh đạo công ty xem xét tình trạng của hệ thống chất lượng , thực hịên các
biện pháp khắc phục. Quá trình đánh giá nội bộ có thể lặp lại vài ba lần cho đến
khi hệ thống chất lượng được vận hành đầy đủ.
13. Đánh giá trước chứng nhận
Công ty có thể nhờ một tổ chức hay chuyên gia có trình độ chuyên môn cao
ở bên ngoài giúp đánh giá, có thể là tổ chức chứng nhận, đánh giá sơ bộ sau đó
đề xuất và thực hiện các hành động khắc phục. Việc đánh giá sơ bộ đem lại sự tự
tin cho nhân viên công ty trước khi xin chứng nhận.
Giai đoạn 4: Chứng nhận
Công ty nép đơn đến một tổ chức chứng nhận. Quá trình chứng nhận được
trình bày trong tài liệu đánh giá hệ thống chất lượng.
PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG DƯƠNG

I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG DƯƠNG
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
16
Báo cáo thực tập
_ Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Thương mại Đông Dương là một
doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 1997, trước kia chịu
sự quản lý của Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội.
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Thương mại Đông Dương
Tên giao dịch quốc tế: Investment Constructional Indochina Company Limited
Tên viết tắt: ICIC
Địa chỉ trụ sở: Toà nhà SYRENA _ 15 Tô Hiến Thành _ Hà Nội
_Công ty có các chức năng và nhiệm vụ là:

+ Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà
+ Tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Nhận thầu các công trình dân dụng, công nghiệp
+ Kinh doanh các loại thiết bị cao cấp gắn với các công trình như thang máy và
lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy
_ Công ty liên kết với Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, với các cá nhân, tổ
chức trên địa bàn Thành phố Hà Nội để phát triển sản xuất kinh doanh. Địa bàn
hoạt động của công ty chủ yếu là trong Thành phố Hà Nội.
Qua một số năm hoạt động, công ty đã phát triển và trưởng thành, đã đào
tạo nâng cao trình độ cho nhiều kĩ sư, kiến trúc sư, công nhân xây dựng; đồng
thời cũng xây dựng được nhiều công trình, trong đó có những công trình đã để
lại dấu Ên sâu đậm trên bức tranh toàn cảnh nền kiến trúc Việt Nam.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
17
Báo cáo thực tập
II . TIỀM LỰC CON NGƯỜI VÀ VẬT CHẤT
1. Nguồn nhân lực
* Nguồn nhân lực của công ty được chia thành 2 bộ phận chủ yếu sau:
_ Bé phận trực tiếp : gồm 20 người bao gồm 4 bộ phận chính là
+ Bé phận kinh doanh Phòng cháy chữa cháy và thang máy
+ Bé phận kế toán
+ Bé phận kĩ thuật
+ Bé phận hành chính văn phòng.
_ Bé phận sản xuất : bao gồm các tổ đội xây dựng với cơ sở vật chất và trang
thiết bị máy móc thi công khá đầy đủ, đồng bộ, đủ năng lực để xây dựng các
công trình có quy mô lớn và kết cấu phức tạp, yêu cầu về kĩ thuật cao.
Văn phòng công ty có 2 phòng nghiệp vụ theo từng chức năng công việc để thực
hiện công việc tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty và làm công tác quản lý
nghiệp vụ, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đội ngò
công nhân kĩ thuật lành nghề bao gồm nhiều ngành nghề về: tiện, méc, sắt, nề,

cơ khí, điện, nước, vận hành xe máy thi công đã từng có nhiều năm kinh nghiệm
tham gia thi công xây lắp các công trình có yêu cầu kĩ thuật phức tạp, chất
lượng cao.
* Chức năng của các phòng ban
_ Phòng tổ chức hành chính: với chức năng tổng hợp chung về công tác đào tạo,
tuyển dụng và quản lý cán bộ về chất lượng để báo cáo cho Giám đốc công ty.
+ Kí, sao lưu các văn bản pháp quy của Nhà nước, các tàI liệu văn bản có liên
quan đến sản xuất, quản lý chất lượng trong công ty.
+ Tổ chức quản lý, sắp xếp nhằm phù hợp với tính chất của tổ chức quản lý sản
xuất kinh doanh của công ty.
_ Phòng tài vụ có các chức năng sau:
+ Lập và thực hiện các kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
18
Báo cáo thực tập
+ Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, các thể chế bảo hiểm, y
tế, công tác bảo hộ lao động .
+ Xác định mức lao động, xác định đơn giá tiền lương đơn vị sản phẩm.
2. Đặc điểm về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
*Đặc điểm về máy móc thiết bị
Với chức năng nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công ty nên hiện nay công có
các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chủ yếu:
_ Các phần mềm đồ hoạ:
+ AUTOCAD ( Thiết kế bản vẽ cho công trình )
+ NAPINFOR ( Biên tập bản đồ )
+ GEO_ SLOPE ( Tính toán ổn định của kết cấu )
+ MCROSTION ( Biên tập quản lý và số hoá bản đồ )
+ SAR ( Vẽ bản đồ )
+ SAP ( Tính toán kết cấu )
_ Các thiết bị dùng trong khảo sát và xây dựng có:

+ Các loại máy đo, máy kinh vĩ
+ Các loại máy nén, các loại kích, áp kế dầu
+ Các máy thí nghiệm cường độ cấu kiện.
Bảng 1 :Tình hình máy móc thiết bị của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển
Xây dựng Thương mại Đông Dương
TT Tên thiết bị Nước sản xuất Độ chính xác
1 Máy nén ba trục 75C117 Nhật
2 Cân đồng hồ 10kg Ba Lan 5g
3 Cân Robecvan 500g Nhật 0.5g
4 Cân kĩ thuật SARTOPRIUS GP 1800 Nhật 0.01g
5 Cân phân tích SIMADZU 220G Nhật 0.001g
6 Máy cắt phẳng N73113 Nhật 0.01mm
7 Máy nén tam liên N056 Nhật
8 Máy thuỷ chấn tự động NA_ 828 Nhật 1.5mm/1k
9 Máy Delta 020 sè 40698 Nhật
10 Kích thuỷ lực DG_200 sè 185 Liên Xô
11 Máy siêu âm bê tông Model TICO Pháp
12 Máy định vị cốt thép Prometer _ 4 Đức
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
19
Báo cáo thực tập
* Đặc điểm về nguyên vật liệu
Với tính chất và đặc điểm sản phẩm của công ty, nguyên vật liệu tiêu hao chủ
yếu ở khâu thi công công trình. Các nguyên liệu để xây dựng công trình như:
các loại cát, sỏi, xi măng, sắt thép, gỗ, sơn bả, các loại mòi khoan thăm dò,
nhiên liệu …
Nguyên vật liệu là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả công trình
nên vấn đề đặt ra là công ty đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng như
chất lượng nguyên vật liệu trong mọi tình huống kể cả khi có biến động.
Mặt khác, do đặc điểm của nguyên vật liệu và sản phẩm, mỗi công trình đòi hỏi

sử dụng nguyên vật liệu phù hợp với công trình, do đó việc lùa chọn loại nguyên
vật liệu phù hợp cũng là yếu tố chất lượng của nguyên vật liệu. Hơn nữa với đặc
thù của ngành xây dựng là tiêu hao nguyên vật liệu lớn, do đó việc cất giữ
nguyên vật liệu cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những điều kiện về kho bãi
( ví dụ xi măng, sắt thép , gỗ sơn bả phải bảo quản nơi khô ráo )
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1. Thị trường của công ty
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Thương mại Đông Dương hoạt
động
trong lĩnh vực xây dùng cho nên sản phẩm của công ty là sản phẩm đặc biệt có
tính chất sản xuất công nghiệp do đó thị trường của công ty cũng có những đặc
thù riêng :
- Phân loại theo địa lý: thị trường của công ty chủ yếu trên địa bàn thành
phố Hà nội.
- Phân loại theo đối tượng khách hàng: khách hàng mục tiêu của công ty
chủ yếu là các cá nhân có nhu cầu về nhà ở, xây dựng và các tổ chức đặt hàng.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
20
Báo cáo thực tập
2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty :
Quy trình công nghệ hoạt động của công ty là quy trình xây dựng các
công trình nhà ở, công trình công nghiệp và đặc biệt là dự án khu đô thị mới Đại
Kim - Định Công. Quy trình bao gồm ba giai đoạn sau:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng
_Lập báo cáo nghiên cứu khả thi: đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
phải đi thu thập các số liệu liên quan đến công trình, phải phân tích và chỉ rõ
được lợi Ých kinh tế xã hội mà công trình đem lại nếu được đầu tư xây dựng,
sau đó sẽ đem trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.
_Thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công: khi báo cáo nghiên cứu khả thi
đã được chủ đầu tư xem xét và phê duyệt thì tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô

xây dựng cũng như yêu cầu của chủ đầu tư mà công ty tiến hành thiết kế kĩ thuật
và thiết kế bản vẽ thi công. Lúc này công ty phải thuê thiết kế ở bên ngoài, việc
tư vấn thiết kế phải dùa trên bước báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt
để tiến hành thiết kế công trình đó và lập dự toán công trình. Đây là giai đoạn
đòi hỏi thiết kế chi tiết các hạng mục công trình như nền, mặt bằng, móng,
nguyên vật liệu, vận chuyển máy móc và đưa ra chính xác kinh phí đầu tư xây
dựng công trình đó dồng thời đưa ra giải pháp thi công tối ưu nhất.
* Giai đoạn thi công công trình:
Giai đoạn này thực hiện trong thời gian dài, là giai đoạn đưa công trình trở
thành hiện thực nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội , chính trị, văn
hoá.
* Giai đoạn nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng:
Công trình được nghiệm thu theo đúng chỉ tiêu đánh giá chất lượng đặt ra, công
trình được đưa vào sử dụng khi đã qua hết tất cả các đợt thử nghiệm, đạt được
tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Giai đoạn nghiệm thu sản phẩm và bàn giao sử
dụng được thực hiện nhanh chóng nhằm thúc đẩy mạnh việc hoàn thành, nhưng
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
21
Báo cáo thực tập
quá trình nghiệm thu được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc để tránh
sai sót có thể xảy ra.
IV.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG DƯƠNG
1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và chất lượng của sản phẩm xây
dựng
* Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành kinh tế kĩ thuật có nhiều đặc thù riêng, vì
vậy ngoài những đặc điểm của sản phẩm thông thường thì sản phẩm của ngành
xây dựng còn mang những đặc tính riêng biệt của ngành . Nã bao gồm tính tổng
hợp, tính cố định, tính đơn nhất, tính phức hợp, tính dự kiến, tính phức tạp …

_ Tính tổng hợp: Công trình là một chỉnh thể gồm các chuyên ngành khác
nhau, phương pháp thi công khác nhau. Không nhất thiết phải cùng sản xuất
theo một phương pháp nhất định cũng giống như sản xuất trên một dây chuyền
nhất định. Trong xây dựng, có thể có nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất
ra cùng một sản phẩm. Mặt khác công trình xây dựng đòi hỏi phải tổng hợp
nhiều biện pháp cách thức khác nhau để tạo ra một sản phẩm.
_ Tính cố định: sản phẩm xây dựng mang tính cố định. Đây là đặc điểm riêng
biệt nhất của sản phẩm xây dựng. Một công trình xây dựng kể từ khi còn đang
trong kế hoạch đã được xác định vị trí. Vị trí được xác định là cố định kể từ khi
thi công đến khi sử dông . Sản phẩm chỉ mất tính cố định khi sản phẩm không
còn giá trị sử dụng.
_ Tính đơn nhất: việc thiết kế và xây dựng công trình có tính đơn chiếc, bản
thiết kế cho công trình này phù hợp với kiểu dáng, kích thước nhưng nếu đem
áp dụng cho công trình khác thì nó khó phù hợp hoặc không phù hợp. Mặt khác
thêm với việc thiết kế như thế nào thì bắt buộc công trình thi công như thế
nhưng khi thiết kế khác hoặc sang điều kiện nơi khác thì lại phải thi công theo
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
22
Báo cáo thực tập
cách khác. Và cụ thể nhất trong đặc điểm này là không thể sản xuất một số sản
phẩm xây dựng theo dây chuyền.
_ Tính phức hợp: Công trình gồm nhiều bộ phận riêng lẻ tạo thành, gồm nhiều
hạng mục công trình ghép nối lại với nhau mà trong đó không thể thiếu được
hạng mục nào. Hạng mục công trình nào cũng đều cần thiết cho công trình, nếu
bỏ đi một hạng mục thì công trình sẽ bị lỗi, lỗi ở đây có thể là đổ, sập, lún…
_Tính dự kiến: Công trình khi xây dựng đầu tiên cần dự kiến trước, phải tiến
hành phân tích khả thi, chọn địa điểm công trình để tiến hành khảo sát, thiết kế,
thi công.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nói chung
Chất lượng của sản phẩm xây dựng bị tác động bởi một số nhân tố, các

nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng của sản
phẩm. Một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm khắc phục tốt nhất những ảnh
hưởng đó.
_ Nhân tố về thị trường: đặc điểm của nhu cầu là luôn thay đổi, vận động theo
xu hướng biến đổi đi lên, vì vậy chất lượng sản phẩm xây dựng cũng phụ thuộc
vào nó. Thị trường sẽ quyết định mức chất lượng sản phẩm mà nó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải đáp ứng. Bên cạnh đó, thị trường cũng giúp các doanh
nghiệp hiểu rõ hơn, nắm vững hơn các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để từ đó
đáp ứng ngày càng hoàn chỉnh hơn.
- Yếu tố về trình độ khoa học và công nghệ: với sự phát triển của khoa học
công nghệ ngày càng lớn mạnh sẽ tạo được lực đẩy giúp cho doanh nghiệp có
thể cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm sản phẩm hàng hoá dịch vụ của
mình. Đó là những việc tạo ra những sản phẩm mới. Nguyên vật liệu mới có
khả năng thay thế làm giảm giá thành của các sản phẩm hoặc việc tạo ra những
sản phẩm mới có tính năng sử dụng mới hay hơn, hấp dẫn đối với người tiêu
dùng.
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
23
Báo cáo thực tập
_ Cơ chế chính sách quản lý: Môi trường, thể chế, các chính sách về đầu tư,
cơ chế chính sách hay môi trường pháp luật cho các hoạt động chất lượng có
tác động rất lớn. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mỗi đơn vị. Kích thích và thúc đẩy các
doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, phong cách quản lý nhằm tạo ra
những sản phẩm tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không những
trong hiện tại mà trong cả tương lai. Cơ chế và chính sách quản lý cũng đồng
thời tạo ra một môi trường cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao
chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình và thông qua đó tạo ra một cơ
chế bảo vệ lợi Ých của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Yếu tố con người: yếu tố này sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm hàng

hoá dịch vụ một cách trực tiếp. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quan
trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Chỉ có những con người có chất lượng
mới có thể tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng.
_ Yếu tố nguyên vật liệu : Là một trong những yếu tố tham gia vào việc cấu
thành chất lượng sản phẩm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm được nguyên vật liệu có chất lượng ổn định
đảm bảo được các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đề ra.
_ Trình độ tổ chức quản lý: chất lượng phụ thuộc vào quản lý và trách nhiệm
của những người quản lý. Nếu doanh nghiệp có trình độ quản lý tốt thì các sản
phẩm do họ sản xuất ra có chất lượng tốt và ngược lại. Trình độ quản lý là yếu
tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng của sản phẩm. Khi có trình độ
quản lý tốt, việc đó dẫn đến sắp xếp đúng việc, hoạt động giám sát chặt chẽ
hơn… Từ đó việc tạo ra sản phẩm sẽ có chất lượng tốt hơn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xây dùng
Chất lượng sản phẩm xây dựng là một yếu tố tổng hợp được hình thành
nên từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Từ các yếu tố của hệ thống quản lý đến các
yếu tố của các hoạt động sản xuất xây dựng: hoạt động thiết kế, hoạt động thi
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
24
Báo cáo thực tập
công, hoạt động giám sát… Từ các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu xây
dựng, bản vẽ thiết kế, đến quá trình xây dựng gồm có: kĩ thuật thi công, thiết bị
máy móc hay tay nghề của các công nhân thi công… Nhưng tóm lại, một công
trình thường bị phụ thuộc vào các yếu tố sau:
_ Thiết kế : việc thiết kế một công trình xây dựng phải bảo đảm thoả mãn Ýt
nhất ba yếu tố: tính tiện lợi, trình độ lao động và kiến trúc. Việc thiết kế một
công trình đòi hái phải đáp ứng một cách tốt nhất về mục đích sử dụng. Mặt
khác, việc thiết kế công trình đòi hỏi phù hợp với trình độ của đội ngò công
nhân lao động, không được vượt quá trình độ của công nhân sẽ phải thi công
trong đó. Hơn nữa, việc thiết kế phải đảm bảo được về mặt kiến trúc, văn hoá,

tính thẩm mĩ và yêu cầu kĩ thuật .
_ Thi công: chất lượng của công trình phụ thuộc vào quá trình thi công, cụ thể
nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, kĩ thuật thi
công và tay nghề lao động. Trong suốt quá trình thi công, chất lượng sản phẩm
phụ thuộc rất lớn vào 4 yếu tố này. Không thể xây dựng được một công trình
mà chỉ cần một trong 4 yếu tố này không được đảm bảo.
_ Giám sát : Công trình xây dựng là một sản phẩm mà khó có thể sửa lại được
khi bị sai háng. Mặt khác việc sai háng thường gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Do đó, giám sát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
_ Môi trường: Là yếu tố tác động nhiều đến chất lượng công trình, sự tác động
của thời tiết, của nền văn hoá, mặt bằng thi công, yếu tố xã hội, …
_ Hệ thống quản lý chất lượng : Còng như tất cả các loại sản phẩm khác, công
trình xây dựng có chất lượng sẽ được bởi yếu tố con người, tính thống nhất và
hệ thống quản lý chất lượng. Tất cả các yếu tố này tạo thành một hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp; đồng thời nó tạo thành một hệ thống để điều khiển quá
trình hình thành một công trình xây dùng.
4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình xây dựng:
Trần Thu Nga Quản trị chất lượng 41
25

×