PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Số: 11/QĐ-ĐK1 Đồng Kho, ngày 05 tháng 5 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Thành Lập Ban Chỉ đạo công tác Y tế trường học
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHO 1
Căn cứ chức năng, quyền hạn của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường
tiểu học;
Căn cứ Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học;
Căn cứ Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2007 của Bộ
GD&ĐT về việc Ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn, thương tích trong trường phổ thông;
Xét đề nghị của cán bộ y tế trường học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học gồm các ông bà có tên
sau đây:
* Trưởng ban:
1- Bà Nguyễn Thị Mai - Phó Hiệu trưởng
* Phó Trưởng ban:
2- Bà Lê Thị Hà - Cán bộ Y tế/ Chữ thập đỏ
* Thành viên:
3- Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Tổ Trưởng VP
4- Bà Trịnh Thị Kim Liên - Tổ Trưởng Tổ 1
5- Bà Thái Thị Thảo - Tổ Trưởng Tổ 2-3
6- Ông Nguyễn Minh Thanh - Tổ Trưởng Tổ 4-5
7- Ông Nguyễn Hồng Thống Nhất - Tổng Phụ Trách Đội
8- Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Chủ tịch công đoàn
9- Bà Hà Thị Hậu - Bí thư chi đoàn
10- Mời Ông Nguyễn Thanh Châu - Hội trưởng Hội CMHS
11- Mời Bà Trương Thị Thuỳ Linh - Trạm phó Trạm Y tế Đồng Kho
Điều 2. Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo
nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc sức
khoẻ, phòng chống tai nạn, thương tích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
trong nhà trường.
Điều 3. Các ông bà có tên tại điều 1 căn cứ quyết định thi hành.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận :
- Như điều 1;
- Lưu VT.
Cao Thống Suý
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 12/KH-ĐK1 Đồng Kho, ngày 04 tháng 9 năm 2014
KẾ HOẠCH
Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích năm 2015
Căn cứ Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2007 của Bộ
GD&ĐT về việc Ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn, thương tích trong trường phổ thông,
Trường Trường Tiểu học Đồng Kho 1 xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như
sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm phòng, chống tai nạn thương tích
(TNTT) cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, từ đó có sự thay đổi về hành vi,
nếp sống phù hợp để từng bước hạn chế thương tích trong nhà trường và trong cuộc
sống.
- Chú trọng nội dung phòng chống, hạn chế thương tích giao thông, bạo lực, té
ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt,
đánh nhau, bạo lực nhằm giảm tối đa tỷ lệ TNTT trong và ngoài trường học.
- Phối hợp các lực lượng trên địa bàn triển khai kế hoạch xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích đồng bộ, phù hợp với đặc thù của Trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Y tế trường học và từng bước nâng cao chất
lượng hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Duy trì công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường
học an toàn đến tất cả học sinh, giáo viên và công nhân viên trong đơn vị.
- Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác phòng chống tai nạn
thương tích tại các đơn vị trường học được tập huấn về kiến thức và kỹ năng phòng
chống tai nạn thương tích.
- Định kì tổ chức tự đánh giá “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương
tích” trong nhà trường.
- Duy trì thường xuyên công tác giám sát, báo cáo (đột xuất và định kỳ) số liệu
xảy ra do tai nạn thương tích trong và ngoài trường học về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo
- Triển khai thực hiện Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông.
- Củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, năng lực chỉ đạo triển khai hoạt
động phòng chống TNTT của Ban chỉ đạo công tác y tế trường học. Chỉ đạo triển khai
các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác phòng chống TNTT, xây
dựng trường học an toàn.
- Phối hợp triển khai công tác phòng, chống TNTT với công tác giáo dục đạo đức
học sinh.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động PC TNTT năm 2015. Thực hiện
công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch PC
TNTT.
- Cập nhật, theo dõi các TNTT xảy ra, kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong
toàn trường.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên qua áp phích, khẩu
hiệu, tờ rơi, thi tìm hiểu an toàn giao thông trên Internet…, chú trọng tuyên truyền trực
tiếp qua hệ thống phát thanh của trường.
- Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, xây
dựng trường học an toàn qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, các hoạt
động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp… nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Tăng cường tuyên truyền phòng chống TNTT trong các đợt trọng điểm như:
Tháng An toàn gia thông, Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống
cháy nổ; Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Tháng hành động vì
trẻ em, Ngày Sức khoẻ thế giới…
- Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, gia đình, Ban đại diện
cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh kỹ năng phòng TNTT, xây
dựng trường học an toàn, thân thiện.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu về phòng chống TNTT nhằm nâng cao hiệu quả
tuyên truyền, giáo dục đồng thời khắc phục và hạn chế các TNTT.
3. Công tác bồi dưỡng, tập huấn
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những
kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống TNTT.
- Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và
thân thể học sinh. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng chống xâm hại tình dục, bạo
lực học đường.
- Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng, tự trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh; triển khai lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong quá trình lên lớp hoặc trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục. Tham gia các lớp
tập huấn về phòng cháy, chữa cháy; về phòng chống đuối nước; về công tác phòng,
chống mua bán người.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATGT; phổ biến giáo dục pháp luật chuyên đề
về ATGT.
- Tư vấn tâm lý cho học sinh, giáo dục học sinh sống thân thiện, hoà nhập với
cộng đồng; ngăn ngừa những suy nghĩ tiêu cực, hành vi bột phát, quá khích, trầm cảm…
dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
- Giáo dục an toàn giao thông, tiếp tục đẩy mạnh công tác chống ùn tắc giao thông
trước cổng trường; không có tình trạng học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường;
phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS; phòng chống đuối nước, cháy nổ, điện giật.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng
chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
- Giáo dục học sinh các kỹ năng phòng chống, bảo vệ ứng phó với những tình
huống bất thường do thiên tai gây ra (úng ngập, sét đánh, lở đất…). Cung cấp kịp thời
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy
cơ và cách phòng, chống một số tai nạn thường gặp như: đuối nước, điện giật, ngộ độc
do hóa chất, thực phẩm…, đặc biệt quan tâm phòng chống các loại dịch bệnh sau thiên
tai.
- Phối hợp với cơ quan y tế, hướng dẫn sơ cấp cứu một số TNTT thường gặp
trong nhà trường.
4. Công tác khảo sát, khắc phục các nguy cơ gây TNTT và xử lý khi xảy ra
TNTT
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan khảo sát nguy cơ TNTT trong và
ngoài nhà trường; phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các TNTT để từ đó bổ
sung những biện pháp phòng chống TNTT có hiệu quả. Có biện pháp can thiệp trực tiếp
vào những nơi có thể xảy ra TNTT, bảo đảm an toàn nơi tập thể dục, thể thao, nơi vui
chơi
- Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây TNTT,
không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường. Chủ động xây dựng phương án
thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khi xảy ra thiên
tai, hoả hoạn, xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định khi có TNTT.
- Hoàn thiện, củng cố phòng y tế nhà trường với nhân lực, trang thiết bị, thuốc cấp
cứu theo quy định để cấp cứu kịp thời khi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh bị
TNTT. Tổ chức tốt hoạt động y tế học đường; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo việc giải toả các hàng quán
trước cổng trường.
- Phối hợp với địa phương giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng
trường, tình trạng học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường có các biện pháp quản lý,
giáo dục phòng tránh tai nạn giao thông.
5. Công tác kiểm tra, đánh giá
- Định kì tổ chức kiểm tra, đánh giá theo Quy định về xây dựng trường học an
toàn, phòng chống TNTT của Bộ GD&ĐT.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra cơ sở vật
chất, vật liệu cháy nổ, hung khí trong trường học nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục
những nguy cơ gây TNTT.
6. Chế độ thông tin, báo cáo
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: Cuối học kỳ I và tổng kết năm học về cho
Phòng GD&ĐT.
- Trường hợp xảy ra các sự cố bất thường phải có báo cáo nhanh gửi Phòng Giáo
dục và Đào tạo theo địa chỉ Email:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hàng năm phải xây dựng Kế hoạch PC TNTT, xây dựng trường học an toàn của
năm học đồng thời phải đưa nội dung này vào kế hoạch thực hiện nhiệm năm học của
Nhà trường; đưa nội dung phòng chống TNTT là một trong những tiêu chí để xét thi đua
đối với tập thể và cá nhân trong Nhà trường.
- Lồng ghép nội dung giáo dục công tác xây dựng trường học an toàn, phòng
chống TNTT vào chương trình chính khoá; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
tập trung vào các chuyên đề về phòng chống TNTT trong trường học; hướng dẫn sơ cấp
cứu một số TNTT thường gặp ở lứa tuổi học đường.
- Triển khai công tác phòng chống TNTT đến Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tổ
chức ký cam kết giữa nhà trường-gia đình-học sinh về công tác phòng chống TNTT, xây
dựng trường học an toàn; vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tự đánh giá trường học an toàn theo Quy định đã ban hành kèm theo Quyết định
số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007.
Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT;
- Các ban ngành, tổ khối;
- Lưu VT.
Cao Thống Suý
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ X Ã HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Số: 10/QĐ-ĐK1 Đồng Kho, ngày 05 tháng 05 năm
2015
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở
trường học
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHO 1
Căn cứ chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng;
Căn cứ Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2007 của Bộ
GD&ĐT về việc Ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn, thương tích trong trường phổ thông;
Thực hiện công văn số 265/KH-PGD&ĐT, ngày 23/4/2015 của Phòng GD&ĐT
Tánh Linh về việc kế hoạch Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương
tích Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tánh Linh năm 2015;
Xét đề nghị của cán bộ y tế trường học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định việc phát hiện và xử lý khi xảy ra
tai nạn thương tích tại Trường Tiểu học Đồng Kho 1.
Điều 2:
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3:
Ban Chỉ đạo công tác Y tế trường học, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận :
- Như điều 1;
- Lưu VT.
Cao Thống Suý
QUY ĐỊNH
Về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-ĐK1, ngày 05/05/2015 của Trường Tiểu học
Đồng Kho 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, học sinh việc phòng chống tai nạn thương
tích là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường.
- Có biện pháp, hình thức tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích góp
phần đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò.
- Qua đó giáo dục ý thức đề cao cảnh giác trước các nguyên nhân và tai nạn có thể
xảy ra như: tai nạn giao thông, trèo cây, sông, suối, điện giật, bạo lực đánh nhau
II. Những quy định chung:
1. Đảm bảo An toàn về thể lực sức khỏe.
- Giáo viên phối hợp với gia đình và nhà trường giáo dục học sinh đầy đủ, vệ sinh
và phòng tránh bệnh tật tốt.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nước uống và nước sinh hoạt.
- Tại trường có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu.
2. Đảm bảo An toàn về tâm lý.
Thầy cô giáo cần dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với học sinh, tạo không khí thân
mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho học sinh khi ở trường, tránh gò ép, dọa nạt,
phê phán học sinh.
3. Đảm bảo An toàn về tính mạng.
- Không để xảy ra tai nạn và thất lạc học sinh.
- Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học.
- Tạo không gian cho học sinh hoạt động trong nhóm, lớp, tránh kê, bày quá
nhiều và sắp xếp đồ dùng trong lớp hợp lý.
- Các góc cây xanh trong lớp trồng tỉa gọn gàng, không quá nhiều chậu cây, hoa
làm choáng không gian của học sinh, thường xuyên chăm sóc tránh côn trùng gây hại
cho học sinh.
- Đảm bảo đồ dùng sạch sẽ, được chùi rửa, vệ sinh theo định kỳ.
- Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sân bị ướt, trơn trượt, các bể chứa nước
phải có nắp đậy kín.
- Không để học sinh tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ.
- Giáo viên phải bao quát học sinh mọi lúc mọi nơi. Không để học sinh chạy nhảy
nô đùa quá mạnh, quá nhanh trong các giờ chơi và hoạt động ngoài trời.
- Không để học sinh lên xuống cầu thang chen lấn nhau.
- Không để học sinh leo trèo lên bậc cửa chấn song, lan can trước lớp.
- Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm bảo
an toàn cho học sinh với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh cùng bàn bạc
để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp tạo môi trường an toàn cho học sinh.
III. Quy định cụ thể về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích:
1. Học sinh thất lạc:
- Giáo viên có học sinh thất lạc báo ngay cho Ban giám hiệu nhà trường.
- Gọi điện thoại liên lạc người thân của học sinh có đón học sinh về nhà chưa.
- Trưởng ban chỉ đạo báo với cơ quan chức năng trong trường hợp sau 3 tiếng
đồng hồ mà chưa tìm được trẻ.
- BGH và giáo viên chủ nhiệm trả lời các câu hỏi của cơ quan chức năng.
2. Dị vật đường thở, đuối nước(Điện thoại Trạm Y tế xã Đồng Kho:
0623881554)
- Gọi đồng nghiệp cứu giúp. Đưa trẻ đến Trạm Y tế để cấp cứu.
3. Bỏng và các loại tai nạn khác:
- Gọi ngay đồng nghiệp hổ trợ giúp sức, sơ cứu, sau đó đưa học sinh đến trạm y tế
để cấp cứu.
- Báo với gia đình trẻ.
4. Cháy:
- Người phát hiện nơi cháy phải hô to cho mọi người cùng biết.
- Giáo viên khẩn trương sơ tán học sinh ra khỏi nơi có cháy.
- Xử lý tại chỗ bằng bình nước uống có sẵn trong lớp, ngắt cầu dao điện chính.
- Ban giám hiệu gọi điện khẩn 114.
5. Ngộ độc:
- Giáo viên đưa học sinh đến trạm y tế gần nhất và báo với gia đình học sinh.
- Hiệu trưởng báo ngay với Phòng giáo dục.
- Hiệu phó và nhân viên y tế đưa mẫu đến Trung tâm y tế dự phòng xét nghiệm,
đề nghị người nhận mẫu lưu ký, ghi rõ họ tên, chức danh vào biên bản giao nhận.
- Ban giám hiệu trả lời với cơ quan chức năng.
IV. Tổ chức thực hiện:
Ban Y tế triển khai, phân công và đưa vào kế hoạch thực hiện thường xuyên.
Hiệu trưởng tham mưu về kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường, trang bị đủ đồ
dùng cần thiết cho các lớp.
Phó Hiệu trưởng chỉ đạo các lớp sắp xếp môi trường lớp học, tổ chức tập huấn cách
phòng chống tai nạn thương tích, lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh.
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức triển khai các biện pháp xử lý tai nạn thương tích trong
các buổi họp tổ.
Nhân viên y tế trường học: Theo dõi, nhắc nhỡ các lớp thực hiện việc giữ gìn sức khỏe
cho học sinh. Hướng dẫn giáo viên thực hiện các biện pháp phòng bệnh Cúm, Tay –
Chân - Miệng, bệnh đỏ mắt, dịch bệnh khác…
Giáo viên các lớp: Tổ chức sắp xếp xây dựng môi trường lớp học an toàn, xử lý các
thùng đựng nước, thùng rác luôn có nắp đậy. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh lớp học.
Đảm bảo việc giáo dục học sinh giữ vệ sinh thân thể, phòng tránh dịch bệnh, bao quát
học sinh, phát hiện kịp thời những tai nạn, bệnh của học sinh. Thông báo ngay đến cha
mẹ học sinh và nhà trường để kịp thời xử lý.
Người trực nhà vệ sinh phải luôn lau chùi khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi khai.
Trên đây là Quy định việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích của Trường
Tiểu học Đồng Kho 1. Đề nghị tất cả thành viên của nhà trường nghiêm túc thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG
Cao Thống Súy
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHO 1
CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở
TRƯỜNG HỌC
1.Nguyên tắc chung
Giáo viên với nhà trường và phụ huynh tạo cho học sinh an toàn về sức khỏe, tâm lý
và thân thể.
Giáo viên phải thường xuyên theo dõi, để ý đến học sinh.
Tất cả các giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kỹ năng về phòng và xử trí ban
đầu một số tai nạn trẻ thường gặp.
Khi học sinh bị tai nạn, giáo viên phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ cho học
sinh, đồng thời báo cho cha mẹ học sinh và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho học
sinh.
Giáo dục về an toàn cho học sinh: những đồ vật nguy hiểm và những nơi không an
toàn chohọc sinh hiểu và không nên đến gần, phải tránh xa.
Giáo viên cần nhắc nhỡ và tuyên truyền cho phụ huynh: Thực hiện các biện pháp an
toàn cho học sinh, đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia đình, khi cho học sinh
đến trường, hoặc đón học sinh từ trường về nhà.
2. Phòng tránh tai nạn
a) Đề phòng tai nạn giao thông
Nhắc nhở học sinh khi đi bộ trên vỉa hè, đi bên phía phải để tạo thói quen cho hs.
Tuyên truyền cho phụ huynh đưa đón hs khi sử dụng phương tiện, ngồi cẩn thận, an
toàn, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Để xe ngay ngắn trên vỉa hè khi đưa, đón hs.
c) Phòng tránh ngã, đuối nước
- Dặn dò không đùa nghịch chạy nhảy nhiều dễ gây té ngã.
- Không nên để học sinh một mình gần ao hồ sông suối. Giám sát khi học sinh chơi
gần khu vực có nguồn nước.
- Tất cả bể nước, giếng đều có nắp đậy chắc chắn.
d) Phòng tránh cháy, bỏng
- Không cho học sinh đến gần bếp ăn, nồi canh, cơm, thức ăn, phích nước nóng.
- Chú ý bô xe máy còn nóng, các em đến gần dễ bị bỏng.
- Giáo dục học sinh nhận biết các đồ vật và nơi nguy hiểm dễ gây bỏng.
- Bếp ăn tập thể phải có dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. Nhân viên cấp dưỡng phải
biết sử dụng bình cháy chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra hạn dùng của bình cháy, chữa cháy. Kiểm tra dây điện,
nguồn điện.
- Tắt, khóa tất cả các thiết bị; ga, điện, nước trước khi ra về, bảo vệ thường xuyên
kiểm tra lại tất cả nguồn điện, bình ga, dây dẫn ga, điện, nước .
e) Phòng tránh ngộ độc
a. Ngộ độc thức ăn:
Đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện đúng quy trình bếp một
chiều, lưu hủy mẫu hàng ngày.
Khi nghi ngờ các em ăn phải thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo
quản, chất phụ gia( lạp xưởng, thịt nguội…) do gia đình mang đến lớp, cô giáo báo ngay
cho nhà trường hoặc phụ huynh.
b. Ngộ độc thuốc:
Giáo viên chú ý khi học sinh đang bệnh hoặc bị sốt.
Không cho học sinh chơi đồ chơi có nhiễm hóa chất: chai, lọ đựng thuốc, màu sắc
độc hại. Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, a-xít trong vỏ chai nước ngọt,
nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, cốc….
Không nhận thuốc chữa bệnh của cha mẹ học sinh gửi cho học sinh uống khi
không có tên hs và cách dùng.
Không cho hs uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
h) Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn
Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt….khỏi nơi vui
chơi .
Giải thích cho hs về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay
sinh hoạt bắt gặp.
g) Phòng tránh động vật cắn: chó, méo, rắn, ong đốt….
- Không nuôi, thả súc vật(chó, mèo) trong trường học, bếp ăn, nhà ăn.
- Không để trẻ chơi gần các chậu cây xanh, đề phòng rắn, rít, ong.
- Thường xuyên vệ sinh phòng, nhóm, các gốc cây xanh, các gầm tủ, giá kệ để sách để
phòng các côn trùng có thể gây thương tích cho hs.
DUYỆT BGH Người lập
Lê Thị Hà
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHO 1
PHƯƠNG ÁN
SƠ TÁN KHẨN CẤP HỌC SINH
KHI CÓ CHÁY TRONG TRƯỜNG HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết phải xây dựng phương án
- Việc lập phương án chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, đặc biệt là phương án sơ tán
học sinh khi có sự cố xảy ra nhằm đảm bảo có những tiên liệu, dự báo và chuẩn bị cho
đội ngũ nhà trường, học sinh và các lực lượng xã hội biết và cùng tham gia vào quá trình
xử lý với mục đích đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, hạn chế thấp nhất các thiệt
hại về con người, tập trung là đối tượng học sinh.
- Việc sơ tán trường học thường xảy ra khi nhân viên và học sinh cần phải rời khỏi
nhà trường vì một tình huống khẩn cấp. Việc sơ tán học sinh cần nghiên cứu đầy đủ, cẩn
thận nhằm đảm bảo toàn bộ học sinh được thoát khỏi đám cháy, học sinh được đưa đến
cách ly ở một khu vực an toàn để được quản lý, chăm sóc trong khi chờ xử lý sự cố
cháy; chờ giao trả về cho gia đình.
- Việc sơ tán học sinh còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa cháy do hạn chế số
học sinh, người nhà của học sinh tụ tập xung quanh trường.
2. Yêu cầu của phương án:
2.1/ Nguyên tắc thiết kế phương án sơ tán học sinh:
- Phương án phải thiết kế hết sức cụ thể cho từng giai đoạn từ khi có báo cháy đến
khi học sinh được sơ tán đến điểm tập kết an toàn; nêu rõ từng việc, từng người phụ
trách. Việc tổ chức sơ tán cho học sinh khi có cháy cần kết hợp việc tổ chức:
+ Hướng dẫn các em học sinh khẩn cấp rời khỏi nhà trường (đang là hiện trường
của vụ cháy) để di chuyển đến điểm tập trung, mục đích là thoát khỏi đám cháy; ổn định,
kiểm diện, phát hiện ngay các em học sinh còn thất lạc trong đám cháy để báo ngay với
người có thẩm quyền chữa cháy tìm kiếm các em.
+ Tổ chức học sinh tiếp tục di chuyển đến địa điểm tập kết an toàn, mục đích là
đưa các em học sinh đến nơi an toàn để tổ chức quản lý, chăm sóc các em trong khi chờ
giao trả lại cho gia đình các em.
- Phương án sơ tán học sinh cần tổ chức thực hiện kết hợp với diễn tập phương án xử
lý chữa cháy trong trường học để đánh giá việc phối hợp, phân công lực lượng, các điều
kiện bổ sung, nguồn trang thiết bị, biện pháp tổ chức điều hành, kỹ năng thực hành, thao
tác huấn luyện, nhận thức trong quá trình thực hiện chữa cháy và sơ tán an toàn học
sinh.
- Từng lớp, từng học sinh biết được cách xử lý trong các tình huống, hướng thoát
hiểm, vị trí tập trung, vị trí tập kết an toàn, người phụ trách…
2.2/ Nguyên tắc phân công xử lý:
- Thành viên trong nhà trường phải xác định ưu tiên là việc đảm bảo an toàn cho
học sinh.
- Mỗi người chỉ nhận một việc nhất định trong nhóm, tổ.
- Người phụ trách chính khi vắng mặt phải có người thay thế, kiêm nhiệm (dự
phòng theo thứ tự) để điều hành.
- Mỗi thành viên nắm chắc nhiệm vụ của mình và biết nhiệm vụ của các thành viên
trong tổ, trong nhà trường.
II. PHƯƠNG ÁN CỤ THỂ:
1. Số liệu học sinh, lớp học:
1.1 Tổng số học sinh:
trong đó: khối lớp I: 75 hs; khối lớp II : 59 hs; khối lớpIII : 77 hs; khối lớp IV: 56 hs;
khối lớp V: 60 hs;
1.2 Số lớp:
trong đó: khối lớp I : 3 lớp ; khối lớp II : 3 lớp ; khối lớp III : 3 lớp ; khối lớp IV : 2
lớp ; khối lớp V : 3 lớp.
2. Những vấn đề cần quan tâm trong việc tổ chức sơ tán học sinh của nhà trường
trong thời gian qua:
- Địa điểm tập trung ban đầu:
+ Cách xa trường một khoảng cách vừa phải, không quá xa, có thể từ 100 - 300 m,
nhằm đảm bảo học sinh được cách ly khỏi đám cháy, học sinh có thể di chuyển đến địa
điểm tập trung bằng đi
+ Cần có mặt bằng rộng để tổ chức kiểm diện học sinh, tổ chức sơ cứu học sinh bị
thương tích và tổ chức các phương tiện để di chuyển học sinh đến địa điểm tập kết an
toàn.
- Địa điểm tập kết an toàn: Điểm tập kết phải có hàng rào cách ly, thông thoáng, có
một số điều kiện đảm bảo việc chăm sóc cho học sinh trong khi chờ giao trả học sinh
cho gia đình. Địa điểm tập kết phải được thông báo cho gia đình học sinh.
Trong diễn tập cần phối hợp với cha mẹ học sinh để thực hiện việc đón các em tại địa
điểm tập kết quy định. Gia đình học sinh phải biết rõ chính xác địa điểm tập kết học sinh
khi xảy ra sự cố.
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC SƠ TÁN HỌC SINH CỤ THỂ:
1. Các bước cơ bản trong tổ chức sơ tán học sinh:
Bước 1. Tổ chức học sinh rời khỏi phòng học di chuyển đến địa điểm tập trung cứu
nạn ban đầu.
Bước 2. Thực hiện tổ chức quản lý học sinh tại địa điểm tập trung cứu nạn ban đầu.
Bước 3. Tổ chức di chuyển học sinh đến địa điểm tập kết an toàn.
Bước 4. Quản lý học sinh tại địa điểm tập kết an toàn,
Bước 5. Quản lý việc giao trả học sinh cho gia đình.
2. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Tổ chức học sinh rời khỏi phòng học di chuyển đến địa điểm tập trung
cứu nạn:
- Người phụ trách khu vực:
Là người hướng dẫn học sinh sơ tán tại từng khu vực, họ phải có mặt trước tiên để
xử lý hướng dẫn cụ thể tại chỗ và có thể được chỉ định ở lại phía sau chịu trách nhiệm
giám sát xem xét các học sinh, giáo viên hay “khách đến” còn ở lại khu vực; phối hợp,
điều động thực hiện kế hoạch sơ tán xây dựng tại chỗ cho học sinh theo trong trường
hợp khẩn cấp, là người cuối cùng di tản khỏi tòa nhà.
- Giáo viên (hay nhân viên) đang quản lý lớp phải nắm chắc danh sách chính xác
học sinh của lớp có đi học lúc đang xảy ra sự cố. Trước khi ra khỏi lớp, giáo viên (hay
nhân viên) có trách nhiệm xem còn học sinh nào ở lại lớp, tại nhà vệ sinh, góc chơi …,
cần mang theo túi cứu thương, đóng cửa lớp lại. Khi nghe báo cháy, ổn định trật tự học
sinh trong lớp.
- Yêu cầu học sinh nhanh chóng xếp hàng trật tự trước cửa lớp. Hướng dẫn học
sinh cách xử lý để thoát hiểm (tùy theo tình huống cháy lớn hay nhỏ; có khói ngạt hay
không), di chuyển ra khỏi lớp theo lối thoát hiểm.
- Phân hướng di chuyển cụ thể lối thoát hiểm để học sinh di chuyển ra điểm tập
trung.
Bước 2. Thực hiện tổ chức quản lý học sinh tại địa điểm tập trung cứu nạn ban
đầu.
Thực hiện nhiệm vụ:
- Thực hiện ổn định tâm lý học sinh. Tổ chức sơ cấp cứu với những học sinh bị sốc
tâm lý, phỏng, tai nạn…cho chuyển viện khi trường hợp nặng.
- Giáo viên quản lý lớp tổ chức kiểm diện học sinh nhằm phát hiện ngay học sinh
còn ở lại trong trường. Thông báo liên lạc với Ban Chỉ huy chữa cháy tại chỗ để tìm học
sinh bị thất lạc còn ở lại đám cháy trường.
- Điều quan trọng là người hướng dẫn, quản lý lớp học khi sơ tán phải nắm chắc
được danh sách học sinh đi học trong buổi học xảy ra sự cố cháy.
Bước 3. Tổ chức di chuyển học sinh đến địa điểm tập kết an toàn:
- Cho học sinh di chuyển hay tổ chức các phương tiện di chuyển học sinh đến điểm
tập kết an toàn. Việc di chuyển lần lượt đến điểm tập kết an toàn theo nguyên tắc học
sinh lớp nhỏ được ưu tiên di chuyển trước.
Bước 4. Quản lý học sinh tại địa điểm tập kết an toàn:
- Tổ chức kiểm diện lại học sinh, rà soát lại toàn bộ số học sinh đang ở tại điểm tập kết,
số học sinh chuyển viện, số học sinh thất lạc.
- Theo bố trí của trường, phân chia các phòng để Tổ chức chăm sóc các học sinh giúp
các em ổn định tâm lý, sức khỏe.
Bước 5. Quản lý việc giao trả học sinh cho gia đình.
Thực hiện các thủ tục theo quy định để đón hs theo quy định đầu năm của nhà
trường với Cha mẹ học sinh:
Những trường hợp khác giáo viên đề nghị liên hệ với cán bộ quản lý của trường để
xem xét.
IV. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN HỌC SINH
TT Ngày tháng
năm
Nội dung chỉnh lý bổ
sung
Chữ ký của người có trách nhiệm bổ
sung phương án
V. THEO DÕI TẬP HUẤN, DIỄN TẬP PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN HỌC SINH
Ngày
tháng
năm
Nội dung , hình
thức học tập, diễn
tập
Lực lượng phương
tiện tham gia
Nhận xét đánh giá kết quả
DUYỆT BGH Người lập
Cao Thống Súy Lê Thị Hà
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHO 1
PHƯƠNG ÁN
QUẢN LÝ HỌC SINH VÀ CHUYỂN VIỆN KHẨN CẤP KHI CÓ NGỘ ĐỘC
THỰC PHẨM TRONG NHÀ TRƯỜNG
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC
PHẨM CỦA NHÀ TRƯỜNG
1.Mục đích:
- Nhằm bảo đảm cho an toàn các học sinh, tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu
và tổ chức chuyển viện kịp thời;
- Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động
không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào nhà
trường.
- Thông qua việc lập phương án chuyển viện khẩn cấp và quản lý học sinh khi có ngộ
độc thực phẩm trong trường học để xác định rõ những điểm nguy hiểm, qua đó đặt ra
những tình huống cần xử lý khi có ngộ độc thực phẩm để bố trí lực lượng, phương tiện
chuyển viện khẩn cấp và quản lý học sinh, tổ chức huấn luyện diễn tập, chủ động xử lý
kịp thời, hiệu quả.
- Phương án chuyển viện khẩn cấp phải được định kỳ diễn tập để thuần thục cách xử lý
các tình huống.
2. Yêu cầu:
- Thông tin, báo cáo kịp thời: Báo cáo tình hình ngộ độc cho quản lý các cấp để có biện
pháp huy động bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Xử lý tốt sơ cấp cứu tại trường.
- Xử lý chuyển viện khẩn cấp: huy động phương tiện để chuyển ngay những học sinh bị
nhiễm độc nặng đến bệnh viện gần nhất.
- Xử lý duy trì, ổn định nề nếp hoạt động của nhà trường.
- Nắm chắc danh sách học sinh: có mặt tại trường, học sinh bị ngộ độc chuyển đến từng
bệnh viện. Cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho gia đình học sinh về con em họ.
- Hỗ trợ việc tổ chức điều tra của các cơ quan có chức
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG
1/ Vị trí của trường:
a/ Vị trí của nhà trường: địa chỉ trường nằm trên tuyến đường 717 thuộc địa phận
thôn 3 xã Đồng Kho
b/ Khả năng tiếp cận chuyển viện khẩn cấp: theo hướng
+ Cửa trước:
Xe chuyển viện (xe cứu thương) hoạt động dễ dàng để chuyển viện học sinh khẩn
cấp.
2/ Thời điểm, dấu hiệu ngộ độc có nguy cơ cao:
- Thời gian thường xảy ra ngộ độc: Sau bữa ăn
- Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm cần báo động: Triệu chứng xảy ra đột ngột đau
bụng, ói mữa, nhức đầu, hoa mắt, tiêu chảy sau khi ăn. Có số lượng học sinh bị nhiễm
nặng từ 2 trẻ trở lên.
3/ Bệnh viện gần trường:
- Trạm y tế xã Đồng Kho
4/ Nơi tiếp nhận học sinh ngộ độc trong trường:
a/ Phòng y tế:
• Có 1 tủ thuốc, và các dụng cụ về y tế.
d/ Bãi đậu xe cấp cứu: Sân trước cổng trường. Có thể đậu từ 2-3 xe cứu thương .
5/ Số điện thọai cần liên hệ khi có sự cố ngộ độc:
a/ Số điện thọai nội bộ trường
- Hiệu trưởng : bàn- di động :
- Phó Hiệu trưởng chuyên môn:
b/ Số điện thọai các đơn vị chức năng
- Trạm y tế xã :
- Công an xã :
- Trung tâm Y tế dự phòng Tánh Linh:
• - Phòng Giáo dục và Đào tạo:
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ NGỘ ĐỘC TRONG TRƯỜNG:
I/ Giả định tình huống xảy ra với mức độ cao nhất: Có số lượng học sinh bị ngộ độc
nhiều trên 100 em, bị nhiễm ngộ độc nặng trên 60 học sinh cần chuyển viện.
1/ Dự kiến những vấn đề phát sinh khi có học sinh bị ngộ độc trong nhà trường:
- Khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường thường có nhiều học
sinh bị ngộ độc và sẽ làm tâm lý lây lan ảnh hưởng đến nhiều học sinh khác.
- Nếu không có biện pháp cách ly sớm sẽ xảy ra hiện tượng lây lan và khó phát
hiện giữa các em bị nhiễm ngộ độc để có xử lý kịp thời; nhà trường sẽ phải tổ chức đưa
tất cả các em vào bệnh viện để cấp cứu, dẫn đến quá tải tại bệnh viện, số lượng học sinh
cần khám điều trị quá đông, gây ra tâm lý bất an chung khi phải chờ được khám. Trong
khi đó, nếu học sinh bị nhiễm nặng không phát hiện sớm, không được cấp cứu kịp thời
sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
- Khi có thông tin về học sinh bị ngộ độc, nhiều gia đình học sinh sẽ đến trường
gây ra tình trạng hỗn loạn do bức xúc vì cho rằng quản lý của nhà trường yếu kém để
xảy ra hiện tượng ngộ độc, sẽ có hành động cực đoan với nhà trường. Gia đình của học
sinh nôn nóng tự chở trẻ đi đến bệnh viện, hay hoang mang lo lắng do không biết con
em mình đã được chuyển đến bệnh viện nào. Có hiện tượng tràn ngập người vào bệnh
viện để chăm sóc theo dõi hoặc tìm con em đang được điều trị.
- Nhà trường, một mặt lo xử lý học sinh bị ngộ độc, mặt khác phải tiếp tục tổ chức
quản lý, nhanh chóng ổn định để duy trì hoạt động đảm bảo việc giảng dạy, giữ an toàn,
theo dõi, xem xét tình hình với số học sinh còn lại. Nhà trường còn phải làm việc với các
cơ quan chức năng nhằm điều tra, xem xét việc xảy ra ngộ độc như cơ quan y tế về
phòng dịch, điều tra công an, các cấp thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ quản lý học sinh của nhà trường khi có ngộ độc xảy ra:
Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường lúc này là:
2.1/ Tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp
thời.
2.2/ Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà
trường: Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành
động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào
vào nhà trường.
2.3/ Duy trì hoạt động bình thường hàng ngày của nhà trường, chăm sóc, quản lý
số học sinh còn ở lại trường.
II/ Phân công lực lượng và phương tiện cấp cứu tại chỗ:
1.Phân công lực lượng :
a/ Điều hành chung : điều hành các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các
đơn vị chức năng. Theo dõi và ghi nhận những báo cáo thông tin từ các cá nhân có liên
quan.
Hiệu trưởng : Cao Thống Súy
b/ Xử lý sơ cấp cứu tại trường, lập danh sách học sinh bị ngộ độc:
• Bà: Nguyễn Thị Mai- Phó hiệu trưởng
• Bà: Lê Thị Hà - Nhân viên Y tế
. Bà : Nguyễn Thị Thu Hương - Thủ quỹ
• Bà :Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Công đoàn
• Ông : Nguyễn Hồng Thống Nhất -Tổng phụ trách
+ Theo dõi những trẻ bị mệt đưa xuống phòng y tế để xử lý. Lập danh sách trẻ bị
ngộ độc, xử lý sơ cấp cứu.
+ Phối hợp với y, bác sĩ được tăng cường để sơ cấp cứu, phân loại trẻ bị nhiễm
nặng, nhẹ để có tổ chức chuyển viện.
• Phân công nhân viên trường đi theo xe chở trẻ chuyển viện.
• Ghi nhận tình hình, báo cáo cho hiệu trưởng và phối hợp tốt cung cấp danh sách
trẻ ngộ độc, trẻ chuyển viện cho bộ phận bảo vệ, bộ phận trực thông tin để kịp
thời thông báo đến cha mẹ học sinh và các cơ quan chức năng.
c/ Trực đưa học sinh chuyển viện cấp cứu:
+ Bệnh viện Tánh Linh
+ Bệnh viện Đức Linh
+ Các nơi khác :
d/ Trực thông tin - Theo dõi tình hình học sinh trên lớp:
+ Bà Nguyễn Thị Mai - Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ trực điện thoại:
+ Báo đến các đơn vi, cơ quan có chức năng về tình hình xảy ra ngộ độc: Phòng
Giáo Dục, Trạm Y tế, Bệnh Viện , Công an, UBND xã
+ Nhận thông tin các học sinh đã được chuyển viện.
+ Thông tin đến các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức
năng.
e/Bảo vệ trực theo dõi tình hình an ninh trật tự toàn trường:
Ông Nguyễn Hoàng Công Định- Bảo vệ.
f/ Lập biên bản giao nhận lưu mẫu thực phẩm:
Bà: Lê Thị Hà – Nhân viên y tế
.g/ Theo dõi quản lý học sinh bị ngộ độc và học sinh còn ở lại lớp:
Bà : Nguyễn Thị Mai -Phó Hiệu trưởng ,Bà: Lê Thị Hà – Nhân viên y tế và Giáo
viên của các lớp
+ Theo dõi những biểu hiện của học sinh bị mệt đưa các em xuống ngay phòng y
tế để kịp thời xử lý .
+ Ổn định tình hình học sinh các lớp. Quản lý tình hình, nế nếp chung nhà trường.
2/ Tổ chức tuyến chuyển viện cho học sinh:
a/ Bệnh viện Tánh Linh: cách trường:
c/ Bệnh viện Đức Linh: cách trường:
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC XỬ LÝ CỤ THỂ:
• 1. Giai đoạn 1: Báo động và xử lý sơ cứu học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại
trường
Nội dung công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
1/Chuyển học sinh
xuống phòng Y tế:
Phòng Y tế Giáo viên của lớp Ghi nhận sổ kiểm diện các hs
của lớp được đưa xuống phòng Y
tế.
2/ Xử lý sơ cấp cứu: Phòng Y tế CB Y tế - Tiếp nhận và ghi vào sổ những
trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ
ban đầu khi xuống phòng y tế.
- Tổ chức sơ cấp cứu theo nghiệp
vụ, phân loại mức độ nhiễm nặng
hay nhẹ.
3/ Báo động có ngộ
độc thực phẩm trong
nhà trường:
Phòng Y tế NV Y tế Báo cho Hiệu trưởng và xin tăng
cường hỗ trợ cấp cứu khi có dấu
hiệu trẻ bị ngộ độc nặng, số lượng
từ 3 trẻ trở lên.
4/ Chuẩn bị thực
hiện phương án giữ
an ninh trật tự,
chuyển viện cho học
sinh
Văn phòng Hiệu trưởng Phát lệnh báo có ngộ độc thực
phẩm trong toàn trường và thực
hiện phương án xử lý đã xây dựng.
5/ Thông tin đến cơ
sở y tế và các cấp có
thẩm quyền:
Văn phòng PHT PT Dạy
NV Kế toán
Gọi điện đến các cơ quan theo
thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:
- Trạm Y tế
- Công An
-Bệnh viện
- TT Y tế dự phòng
6/ Tăng cường nhân
sự hỗ trợ sơ cấp cứu
tại Phòng Y tế
V Phòng
NV Văn thư
GVCN
- Điều hành chung việc sơ cứu
tại chỗ
- Tiếp nhận và ghi vào sổ những
trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ
ban đầu khi xuống phòng y tế.
- Hỗ trợ chăm sóc học sinh
- Dọn dẹp vệ sinh chung
7/ Tăng cường nhân
sự hỗ trợ giữ ANTT,
tổ chức quản lý xe
cưu thương đến
chuyển viện
Bảo vệ Bảo vệ Gọi điện đến các cơ quan thẩm
quyền theo thứ tự khẩn cấp:
2.1/ Tổ chức chuyển viện cho trẻ bị ngộ độc nặng:
Nội dung công việc Địa điểm Người phụ
trách
Yêu cầu
1/Phân loại trẻ bị
ngộ độc:
Hội động CB Y tế Kết hợp với bác sĩ Trạm Y tế ,
lập danh sách phân loại trẻ bị ngộ
độc nặng cần được chuyển viện
(theo từng đợt, tại từng bệnh
viện).
2/ Tổ chức chuyển
viện
Phòng Y tế NV Y tế Trẻ bị ngộ độc nặng
Chuyển đợt 1 BV-Số
lượng trẻ từ
10 cháu
GV - Đi theo xe cứu thương. Phối
hợp với nhân viên của bệnh viện
khám bênh cho trẻ;
- Theo dõi và ghi nhận khoa điều
trị, số phòng, số giường nằm của
trẻ.
Chuyển đợt 2 BV -Số
lượng trẻ 10
cháu
GV - Đi theo xe cứu thương. Phối
hợp với nhân viên của bệnh viện
khám bịnh cho trẻ; - Theo dõi và
ghi nhận khoa điều trị, số phòng,
số giường nằm của trẻ.
3/ Lập danh sách
trẻ chuyển viện và
thông báo đến phụ
huynh
Văn phòng Nhân viên văn
thư-
-Lập danh sách trẻ được chuyển
viện
-Dán danh sách học sinh đã được
chuyển viện ngoài cổng trường
2.2/ Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà
trường:
Nội dung công
việc
Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
1/ Chốt chặn giữ
ANTT
1.1 Chốt chặn
cổng trước
Cổng chính Bảo vệ - Phối hợp với công an, dân quân
không để gia đình trẻ, người kh
vào trường.
- Trực bảo vệ phải có danh sách trẻ chuyển viện
để kịp thời thông báo, giải thích các cha mẹ học
sinh bên ngoài muốn có thông tin các trẻ bị ngộ
độc.
1.2 chốt chặn bãi
xe giáo viên
Bãi xe giáo
viên
Bảo vệ Giữ trật tự, đóng cổng bãi xe, không đ
vào bãi .
2/ Giữ trật tự
các khu vực lớp
học
Dãy Lớp học
GVCN - Giữ trật tự, không để người lạ v
Phối hợp hướng dẫn sắp xếp vị trí các xe vào cho
học sinh chuyển viện
3/ Phân công hỗ
trợ tại các bệnh
viện
Bệnh viện GV Chăm sóc học sinh, hỗ trợ nh
viên Y tế, kh
sức khoẻ của từng học sinh b
cho nhân viên c
bệnh viện
Giai đoạn 3: Tổ chức duy trì hoạt động hàng ngày của nhà trường:
Nội dung công
việc
Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
1/ Ổn định tại
các lớp học và tổ
chức duy trì hoạt
động hàng ngày
của lớp
Các lớp học Giáo viên đang
trực dạy lớp
- Giữ trật tự, không để người lạ
vào lớp.
- Tiếp tục theo dõi học sinh trên
lớp có dấu hiệu ngộ độc cho
chuyển xuống lớp.
- Tổ chức quản lý lớp học theo lịch
công tác. Ổn định tâm lý các trẻ ở
lại lớp.
2/Theo dõi trẻ
đang được điều
trị tại bệnh viện:
Tại các bệnh
viện
GV -Phụ trách chung việc quản lý học
sinh tại các bệnh viện: nắm chắc
danh sách, tình hình diễn biến sức
khoẻ của các trẻ. Theo dõi trẻ nằm
ở phòng cấp cứu và được đưa lên
các khoa để điều trị Trực tiếp đến
xử lý tại bệnh viện có trẻ bị nhiễm
nặng Báo cáo tình hình trẻ tại
bệnh việc cho các bên liên quan
3/ Thông báo đến
phụ huynh có
trẻ chuyển viện
Nhân viên văn
thư-
Hiệu trưởng
Thông báo đến từng cha mẹ của
trẻ được chuyển viện: Thông báo
rõ bệnh viện, số phòng, giường
nằm, tình hình sức khỏe
4/Phân công các
tình nguyện viên
hỗ trợ tại các
bệnh viện
Tại các bệnh
viện
Tình nguyện viên Chăm sóc học sinh, hỗ trợ nhân
viên Y tế, khám và nắm thông tin
sức khoẻ của từng học sinh
Giai đoạn 4: Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe học sinh
Tiếp tục theo dõi trẻ còn đang nằm điều trị tại bệnh viện, Ban giám hiệu phải phân công
thay phiên nhau thường trực tại bệnh viện cho đến khi tất cả các trẻ cấp cứu ổn định sức
khoẻ và được đưa về nhà.
DUYỆT BGH Người lập
Cao Thống Súy Lê Thị Hà
PHÒNG GD & ĐT TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Kho, ngày 01 tháng 09 năm 2015
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIŨA NHÀ TRƯỜNG VỚI TRẠM Y TẾ XÃ ĐỒNG
KHO
Phối hợp hành động về phòng chống dịch bệnh & an toàn thực phẩm trong trường
học năm học 2014-2015
I. Mục tiêu
Tăng cường sự phối hợp y tế - Giáo dục trong giám sát, thực hiện các biện pháp phòng
chống tích cực và chủ động, phát hiện kiệp thời, khống chế và quản lý dịch lớn xảy ra và
lây lan trên diện rộng. Hạn chế tối đa số trường hợp mắc bệnh và tử vong.
II. Mục tiêu cụ thể
- Trên 80%cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ
học sinh và người chăm sóc trẻ được truyền thông và hiể được rõ về dịch bệnh nguy
hiểm như : sốt xuất huyết, cúm A H1N1,H5N1 …
- Áp dụng hiệu quả các biện pháp dự phòng đặc hiệu, không đặc hiệu. Từng bước khống
chế và quản lý các dịch bệnh truyền nhiễm một cách chủ động và hiệu quả.
- Tăng cường năng lục, kỹ năng hệ thống giám sát và kiểm soát dịch bệnh từ cấp ở địa
phương.
- Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tổ chức cách ly, điều trị kiệp thời nhằm hạn
chế biến chứng nặng, trường hợp tử vong và lây lan cho trẻ, học sinh.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
- Triển khai với tất cả CB-GV-NV, học sinh và phụ huynh học sinh của toàn đơn vị.
Thời gian áp dụng từ ngày tháng 09 năm 2014 cho đến tháng 09 năm 2015.
2. Đối tượng áp dụng
Trường tiểu học Đồng Kho 1 và Trạm Y tế xã Đồng Kho.
III. Các nội dung và giải pháp thực hiện phòng chống dịch bệnh tại đơn vị
1. Tổ chức chuyến dịch truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp
phòng , chống cho cán bộ quàn lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh.
- Trường TH Đồng kho 1phối hợp với trạm y tế tổ chức chiến dịch truyền thông về dịch
sốt xuất huyết. cúm A H1N1, H5N1 …
Trường TH Đồng Kho 1 kết hợp các buổi họp phụ huynh phổ biến cách phòng chống
bệnh sốt xuất huyết phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh,có biện pháp cách ly để
tránh lây lan trong gia đình và cộng đình và cộng đồng , đưa trẻ đến cơ sở y tế để được
điều trị kiệp thời ,đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình.
2. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giáo dục cho học sinh cách giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Không dùng chung gối, chung khăn mặt. Sau mổi ngày phải giặt và khử trùng khăn
mặt.
- Sau khi đi vệ sinh rữa tay bằng xà phòng Lifebuoy
- Đảm bảo ăn chín, uốn sôi; không uống chung cốc và ăn chung thìa, đủa bát.
3. Tiến hành chiến dịch vệ sinh môi trường tại đơn vị
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng bị nhiểm bẩn bằng xà phòng hoạt
bằng dung dịch xác khuẩn ít nhất 2 lần trong ngày, d0am3 bảo lớp học được thông gió
hàng ngày.
- Đảm bảo môi trường xung quanh trường học sạch sẽ, thoáng mát.
- Bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo thường xuyên có xà phòng và nước
sạch để rữa tay.
- Có khu vực xử lý chất thải đúng quy định.
4. Theo dõi sức khỏe của trẻ và học sinh, cách ly và điều trị kiệp thời
- Đảm bảo tất cả các trẻ, học sinh khi đi học được theo dỏi sát sức khỏe để phát hiện
kiệp thời các trường hợp mắc bệnh.
- Nếu trẻ, học sinh có biểu hiện như bị sốt, mệt mỏi, bỏ ăn… phải thông báo cho cha mẹ
trẻ, học sinh được cách ly, đưa đến cơ sở y tế khám và được điều trị kịp thời.
- Khi trẻ học sinh có các dấu hiệu trên thì cho trẻ nghĩ học để tránh lây lan bệnh cho các
trẻ, học sinh khác trong trường.
IV. Phân công trách nhiệm
1. Trường tiểu học Đồng Kho 1:
- Phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp hành động Y tế Giáo dục về phòng
chống dịch bệnh trong trường học năm học 2014-2015 đến tất cả CB-GV-NV, học sinh
và phụ huynh học sinh của toàn đơn vị.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên và học sinh về bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới
và các biện pháp phòng chống trong trường học và tại cộng đồng.
- Khẩn trương triển khai chiến dịch truyền thông cho cán bộ quản lý giáo dục, cho cán
bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ về bệnh
dịch và các biện pháp phòng chống, tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường ,vệ sinh cá
nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, theo giỏi sát sức khỏe của trẻ , phát hiện sớm các
trường hợp mắc bệnh để được cách ly và điều trị kịp thời.
- Phối hợp với Ytế triển khai các hành động phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn của
ngành Y tế .
- Khi phát hiện các ổ dịch tại lớp học phải thông báo cho cơ sở y tế để kiệp thời phối
hợp chỉ đạo.
- Tham, gia đầy đủ các buổi họp chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch của cơ sở y tế để kiệp
thời phối hợp chỉ đạo.
2. Trạm Y tế
- phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp hành động Y tế - giáo dục về phòng
chống dịch bệnh trong trường học .
- Chỉ đạo các cán bộ trong trạm phối hợp với trường học triển khai các hoạt động phồng
chống dịch bệnh trong trường học .
- Hổ trợ về chuyên môn, kỷ thuật, hóa chất sát khuẩn, tờ rơi, các tài liệu truyền thông về
dịch bệnh cho trường học để phục vụ các hoạt động phòng chống bệnh dịch.
- Tổ chức việc thu dọn, điều trị cách ly các trường hợp trẻ, học sinh bị ốm, xác định sớm
nguyên nhân và thông báo kịp thời cho gia đình, nhà trường để có biện pháp xử lý kịp
thời.
- Tổ chức điều tra, xử lý triệt để các ổ dịch tại các đơn vị trường.
- Thông báo tình hình dịch bệnh trên địa ban2xa4 thường xuyên trên phương tiện thông
tin đại chúngđể các cán bộ y tế và giáo dục được biết và phối hợp phòng, chống dịch.
- Tổ chức các cuộc họp chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh với các đơn vị liên quanđể kịp
thời phối hợp chỉ đạo.
V. Tổ chức thực hiện
1. Trên cơ sở các biện pháp phòng chống dịch cụ thể nêu trên, Y tế và Giáo dục triển
khai các hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng của ngành mình và căn cứ vào mục
đích, yê cầu đặc ra trong kế hoạch để hướng dẩn các CB-GV-NV, học sinh trong đơn vị.
2. Phối hợp với các cơ quan thông tin dại chúng của địa phương tổ chức truyền thông về
bệnh dịch và các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền các hoạt động phối
hợp giữ Y tế và Giáo dục trong việc triển khai và phòng chống dịch trong trường học và
tại cộng đồng.
TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ HIỆU TRƯỞNG
Cao Thống Súy
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ X Ã HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Số: 31/QĐ-ĐK1 Đồng Kho, ngày 05 tháng 12 năm
2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG KHO 1
Căn cứ chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/06/2001 và Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an về việc
hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Xét đề nghị Tổ trưởng Tổ Văn Phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Nội quy an toàn phòng cháy chữa
cháy (PCCC) tại Trường Tiểu học Đồng Kho 1.