CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Họ và tên : Trần Hải Dương
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân An
1. Đặt vấn đề
1.1 Lý do chọn đề tài
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ IX đã yêu cầu Giáo
dục và Đào tạo trong thời gian tới là phải “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học,… phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ sáng tạo của học sinh để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học
vấn và tay nghề,…” giúp các em có đủ trình độ kiến thức học cao thêm, học nghề
hoặc ra ngoài cuộc sống.
Mục tiêu cơ bản của nước ta hiện nay và tương lai là đưa đất nước từ một
nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, phấn đấu
hoàn thành công cuộc xây dựng “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển, thỏa lòng mong
đợi của Bác Hồ trước lúc ra đi đã dặn dò chúng ta.
Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, ngay từ cuối thập niên 90
đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, tránh cuộc khủng hoảng có nguy cơ mất
chế độ ưu việt XHCN, mất Nhà nước ta; đồng thời vực dậy nền kinh tế đang lao
xuống vực thẳm tưởng như không thể cứu vãn; ổn định và phát triển xã hội theo
hướng nền kinh tế đa thành phần, lấy thị trường làm đòn bẩy, có sự định hướng
XHCN. Hội nhập với khí thế đổi mới, ngành GD – ĐT từ đó đến nay, luôn quan
tâm và có những thay đổi cơ bản phù hợp, mạnh dạn, toàn diện, vững chắc.
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang cùng các nước trong
khu vực hoà nhập vào sự tiến bộ và phát triển nhiều lĩnh vực về văn hoá – kinh tế
– chính trị của toàn cầu. Chính vì vậy yêu cầu quan trọng trong thời gian trước
mắt cũng như lâu dài của đất nước ta là phải tạo cho được một đội ngũ những
người lao động lành nghề. Muốn tạo được lớp người lao động đó đòi hỏi nền giáo
dục nước ta phải phát triển nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu của đất
2
nước cũng như nền tảng quan trọng thúc đẩy nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Nhưng trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay, giáo dục ở nhà trường
trung học cơ sở là nền tảng rất quan trọng. Mỗi nhà trường muốn có chất lượng
giáo dục và đào tạo có hiệu quả cao nhất, khâu quan trọng góp phần quyết định lại
chính là chất lượng của tập thể giáo viên và những người quản lí (gọi chung là tập
3
thể sư phạm). Cho nên người cán bộ quản lí trong bất kì nhà trường nào cũng cần
phải xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh thì chất lượng giáo dục mới đạt được
hiệu quả cao.
Muốn đạt được vấn đề nêu trên không phải chúng ta có thể thực hiện trong
một thời gian ngắn mà đòi hỏi công việc phải thường xuyên, liên tục và lâu dài.
4
Do đó nó chính là nỗi bức xúc cho những người làm công tác quản lí trong các nhà
trường THCS hiện nay.
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh có ý nghĩa then chốt đối với
mọi trường học. Bao gồm hai nội dung đan xen vào nhau đó là xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý trường học và đội ngũ nhà giáo.
5
Vấn đề này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều văn bản, chủ trương
chỉ đạo hướng dẫn thực hiện. Gần đây, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Chấp hành
Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 40 -CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Chỉ thị nêu rõ bảy nhiệm vụ cấp bách, trong đó xác định: Phát triển
6
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò
quan trọng.
7
Trong thực tế, hoàn cảnh và điều kiện cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý và đội ngũ nhà giáo ở từng trường học có khác nhau, đòi hỏi phải có
những giải pháp cụ thể khác nhau để phát huy những mặt mạnh, tích cực, khắc
phục những hạn chế, tồn tại, yếu kém.
Chất lượng hoạt động của các trường THCS hiện nay chưa đều nhau, không
ít nơi đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo còn tỏ ra bất cập, gây ra nỗi lo đối
8
với các cấp quản lý giáo dục. Cùng một điều kiện và hoàn cảnh địa lý như nhau
nhưng có trường rất mạnh, ngược lại có trường còn yếu kém, chậm phát triển. Do
vậy, có thể nói đề tài này vẫn luôn mang tính thời sự sâu sắc, có ý nghĩa và giá trị
tích cực hiện nay đối với các trường trung học cơ sở ở huyện Tân Hiệp nói riêng
và ở tỉnh Kiên Giang nói chung.
9
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại trường THCS Tân An thuộc xã Tân An, huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vào thời điểm năm học 2010-2011.
Khách thể nghiên cứu là một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm trong
trường trung học cơ sở.
10
Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ cán bộ quản lý trường học và đội ngũ nhà
giáo của trường.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn,
phương pháp thống kê toán học và các phương pháp tư duy như tổng hợp, phân
tích, đánh giá
11
Mục đích nghiên cứu là xây dựng, tổng hợp về cơ sở lý luận có liên quan,
phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân tồn tại hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất
các biện pháp cần thiết và khả thi để nâng chất lượng hoạt động của tập thể sư
phạm nhà trường.
12
2. Thực trạng
2.1 Những khó khăn chủ yếu
Trong quá trình thực hiện, phân tích thực trạng, chúng tôi nhận thấy có
những khó khăn nổi bật như sau:
13
2.1.1 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Từ bảng thống kê về đội ngũ cán bộ, giáo viên cho thấy: Trường THCS Tân
An có hai bậc học, đội ngũ giáo viên đa dạng về trình độ chuyên môn cũng như
nhiều nguồn đào tạo khác nhau. Về số lượng so với yêu cầu thì còn dư nhưng so
với yêu cầu đúng chuyên môn đào tạo thì còn thiếu. Về năng lực sư phạm có sự
14
chênh lệch. Nói cách khác, đội ngũ nhà giáo của nhà trường vừa thừa, vừa thiếu;
thừa số lượng nhưng thiếu chuyên môn phù hợp.
Đối tượng
Tổng
số
Đảng
viên
Tuổi đời Tuổi nghề Trình độ chuyên môn
Dưới
30
≥
30
Dưới
5 năm
5 đến
10
năm
Trên
10
năm
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
học
BGH 3 1 3 3 2 1
15
GV. THCS 15 1 6 9 5 5 5 6 9
GV. TH 6 2 4 1 1 5 3 2 2
N. viên 4 2 2 3 1 1 2
Cộng 28 2 10 18 9 6 14 12 14 2
2.1.2 Về thực hiện nhiệm vụ và ý thức – thái độ công tác:
Nhìn chung cán bộ, giáo viên đều hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng
mức độ hoàn thành chưa cao. Những hiện tượng tiêu cực đôi khi còn xuất hiện,
16
mặc dù không lớn nhưng cũng là những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục. Tư
tưởng cầu tiến vươn lên ở một số giáo viên còn yếu. Trong quá trình giảng dạy
chưa thật sự quan tâm tới học sinh, còn đổ lỗi cho nhau hoặc đưa ra những lý do
không chính đáng để che dấu những khuyết điểm. Chưa chịu khó tìm tòi, cập nhật
kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt. Một số giáo viên lớn tuổi
thường thiếu năng động trong mọi công việc, làm việc cầm chừng, ỷ vào nhiều
17
năm công tác, hay xin nghỉ ốm đau, bệnh tật. Đối với giáo viên mới công tác thì dè
dặt trong công việc đôi khi dẫn đến thiếu nhiệt tình.
Bên cạnh đó có những giáo viên rất nhạy bén, nhiệt tình hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ, có trình độ năng lực chuyên môn tốt, sáng tạo trong việc làm và
18
sử dụng đồ dùng dạy học,… cho nên thường là lực lượng nòng cốt và đây
cũng là lực lượng thúc đẩy trong các phong trào thi đua của nhà trường.
Từ thực trạng nêu trên, nếu không khéo lãnh đạo sẽ dẫn tới kết quả đào tạo
học sinh trong nhà trường không đạt chất lượng theo yêu cầu. Để dẫn đến học sinh
không hiểu bài, chán nản trong học tập, bỏ học giữa chừng. Không duy trì sĩ số
19
học sinh và không đảm bảo tỉ lệ lên lớp theo quy định, dẫn tới không hoàn thành
các nhiệm vụ được phân công.
Chính vì vậy việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh là một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, hoàn thành chỉ tiêu
– kế hoạch của nhà trường. Đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của xã hội trong giai
đoạn hiện nay.
20
Công tác này không phải chỉ một mình hiệu trường làm được mà đòi hỏi
người hiệu trưởng phải biết phối hợp với các tổ chức có liên quan và vận dụng tốt
các nguyên tắc tổ chức khoa học lao động của mình trong một thời gian dài mới
xây dựng được.
21
2.2 Nguyên nhân
Vấn đề trên có nguyên nhân từ lịch sử để lại, có nguyên nhân khách quan
song cũng có những nguyên nhân chủ quan.
Trường THCS Tân An tọa lạc ở cuối Kênh 4, thuộc xã Tân Hiệp A, huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Trước đây được coi là một trường vùng xa của huyện.
22
Do đường sá đi lại khó khăn, nơi ăn chốn nghỉ thiếu thuận lợi nên ít giáo viên về
tham gia công tác.
Trình độ giáo viên không đồng đều, một vài người chưa đạt chuẩn trình độ
đào tạo. Do điều kiện thiếu thuận lợi nên giáo viên ít tham gia đi học tập nâng cao
trình độ nghiệp vụ, có khuynh hướng an phận thủ thường.
23
Ban giám hiệu trước đây thiếu quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ, bằng lòng với thực tại, chính do vậy nên đã tạo ra một tính ỳ
khá lớn.
Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương còn hạn chế, cơ sở vật chất và các
điều kiện hoạt động của nhà trường thiếu yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế về mặt nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên.
24
3. Biện pháp và kết quả
3.1 Biện pháp thực hiện
3.1.1 Tìm hiểu năng lực từng cá nhân trong tập thể
Để xây dựng một tập thể sư phạm mạnh, hiệu trưởng cần nắm vững, hiểu rõ
năng lực của từng thành viên; cả về tâm lý, thái độ, tinh thần… để từ đó có những
25