Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.45 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Chủ đề: Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và vận dụng thực tiễn
các phương pháp vào quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
NHÓM FDI- LỚP KINH TẾ ĐẦU TƯ 10
1. Nguyễn Thị Linh Chi.
2. Nguyễn Văn Điệp.
3. Trần Thúy Hắng.
4. Võ Thị Linh.
5. Cao Hữu Nghị.
1
MỤC LỤC
3.1 Tiền lương.............................................................................................4
3.2 Thuế.......................................................................................................5
3.3 Tín dụng..............................................................................................10
Thông qua các hình thức hỗ trợ gián tiếp (như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi
suất...), NHPT đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã,
các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng thương mại, góp phần
đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh. .....................................................................................................................11
+Ngân hàng Phát triển VN cho vay 4.600 tỷ đồng dự án Thủy điện Lai Châu,
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 và dự kiến hoàn thành toàn bộ
công trình vào năm 2017.........................................................................................11
4.1. Ưu điểm.............................................................................................12
4.2. Hạn chế...............................................................................................12
3. Ưu điểm và nhược điểm..................................................................................17
3.1. Ưu điểm..............................................................................................17
3.2. Nhược điểm........................................................................................17
1.Đặc điểm...........................................................................................................18
2.Nội dung của phương pháp giáo dục................................................................18
1.Nội dung...........................................................................................................21


Tỷ đồng..............................................................................................................24
1.2. Mô hình toán kinh tế..........................................................................27
1.3. Vận trù học.........................................................................................28
1.4. Điều khiển học....................................................................................30
2
Mô hình xúc tiến hỗn hợp.................................................................................30
2.Ưu, nhược điểm................................................................................................32
1.1.Ưu điểm...............................................................................................32
1.2.Nhược điểm.........................................................................................32
V- VẬN DỤNG TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ........................................................................................33
3
I- PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ.
1. Khái niệm
Phương pháp kinh tế trong quản lý là phương pháp tác động của chủ thể vào đối
tượng quản lý bằng các chính sách và
đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín
dụng, thuế…
Chủ thể quản lý kinh tế dùng lực lượng và tiềm lực kinh tế trong tay mình để
tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng để đạt mục tiêu quản lý. Thông qua
các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều
chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo
một mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội.
2. Đặc điểm
Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản lý không
bằng sự cưỡng chế hành chính, mà đưa ra những điều kiện khuyến khích về
kinh tế và những phương tiện vật chất có thể huy động được để thực hiện nhiệm
vụ với lợi ích thiết thực phù hợp với lợi ích chung của doanh nghiệp và xã hội.
Do đó, các phương pháp đó tác động nhạy bén, linh hoạt và phát huy được tính
tự nguyện, chủ động, sáng tạo của người lao động; đồng thời nâng cao trách

nhiệm, ý thức kỷ luật tự giác của họ.
Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành
động. Phương pháp kích thích vật chất theo kiểu “cùng có lợi” , mối quan hệ
giữa chủ thể quản lý vàđối tượng quản lý là mối quan hệ kinh tế là những giá
trị vật chất đầy hấp dẫn. Lợi ích vật chất là công cụ hữu hiệu để tác động lên đối
tượng để tạo ra trong họ những động lực cần thiết cho công việc. Thể hiện qua
thu nhập chính là đồng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng của
mỗi người, phù hợp với mức đóng góp của mình.
3. Các chính sách và đòn bẩy kinh tế
3.1 Tiền lương
Hình thức trả lương chủ yếu
4
-Trả lương theo thời gian.
-Trả lương theo sản phẩm.
Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2013
Quy định đối với các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trên các địa bàn:
a) Vùng I: Mức 2.350.000 đồng/tháng
b) Vùng II: Mức 2.100.000 đồng/tháng
c) Vùng III: Mức 1.800.000 đồng/tháng
d) Vùng IV: Mức 1.650.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và
người lao động thoả thuận tiền lương trả cho người lao động nhưng phải đảm
bảo mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm
công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số
ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc
công việc đã thoả thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít
nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
3.2 Thuế
3.2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế TNDN ở nước ta có xu hướng ngày càng giảm và thực hiện
thống nhất giữa các thành phần kinh tế.
Luật thuế TNDN hiện hành đã hạ mức thuế suất phổ thông từ 28% xuống 25%,
được đánh giá là có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Việc sửa đổi quy
định về ưu đãi thuế đã góp phần tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực,
khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo
chính sách phát triển của Nhà nước.
5
Chính sách ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống
pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn. Theo thống kê của Bộ Tài
chính, số lượng DN đã đăng ký thuế và đang hoạt động hàng năm đều tăng so
với năm trước. Năm 2008 là 286.401 DN; năm 2009 là 348.421 DN; năm 2010
là 423.073 DN; năm 2011 là 440.763 DN, năm 2012 là 461.134 DN.
Về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam không
ngừng tăng, năm 2009, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010 vốn thực hiện
đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009; năm 2011 vốn thực hiện đạt 11 tỷ
USD, bằng với năm 2010; năm 2012 vốn thực hiện dự kiến 11 tỷ USD, bằng
với năm 2011.
Thuế suất thuế TNDN hiện hành 25% là mức trung bình so với trong khu vực
(bằng Trung Quốc), nhưng còn cao hơn một số quốc gia, vùng lãnh thổ như
Singapore, Hongkong…
Theo báo ANTĐ – Bộ Tài chính vừa giới thiệu Dự án Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), theo dự kiến sẽ có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Theo đó, mức thuế TNDN phổ thông được điều
chỉnh từ 25% xuống còn 23% (thay vì 20% như nhiều ý kiến đề xuất). Còn đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức thuế suất mới là 20%.
Theo Bộ Tài chính, mức thuế suất phổ thông trên là tương đối thấp, đảm bảo
tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư. Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ

riêng việc điều chỉnh giảm thuế suất và ưu đãi mở rộng như nêu trên dự kiến
làm giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng trên 16.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên thực tiễn cải cách chính sách thuế TNDN trong giai đoạn vừa qua
cho thấy mặc dù mức thuế suất được điều chỉnh giảm từ 32% xuống 28% năm
20 04 và sau đó xuống 25% năm 2009, song nhiều doanh nghiệp vẫn không
tuân thủ việc nộp thuế điển hình là công ty coca-cola bị nghi là có hành vi trốn
thuế:
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Coca-cola tại cục thuế
TP.HCM, trong nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam công ty liên tục thua
lỗ.
Theo đó, năm 2006 công ty này đạt doanh thu 1.026 tỉ đồng nhưng lỗ đến 253 tỉ
đồng; năm 2007 lỗ 198 tỷ đồng; năm 2010 doanh thu lên đến 2.529 tỉ đồng
nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng và năm 2011
6
mức lỗ là 39 tỷ đồng. Theo số lũy kế đến năm 2011 công ty này đã lỗ tổng cộng
3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng.
Như vậy trung bình mỗi năm công ty này lỗ100 tỷ đồng.
Sự việc này cũng đã được cơ quan chức năng mà trực tiếp là Cục thuế TP.HCM
đặc biệt chú ý đưa doanh nghiệp này vào danh sách công ty có nghi vấn về dấu
hiệu “chuyển giá”. Tuy nhiên dưới hình thức tạo “vỏ bọc” qua việc mua nguyên
liệu sản xuất từ công ty mẹ, doanh nghiệp này luôn khai báo với cơ quan thuế
giá thành nguyên liệu cao nhằm đẩy giá chi phí sản xuất tăng hòng đưa tình
trạng kinh doanh luôn ở mức lỗ.Đây là lý do khiến cơ quan thuế trong nhiều
năm vẫn không thể xác minh tính xác thực của vụ việc.
Thống kê sơ bộ, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2012, ngành thuế đã thực hiện
thanh tra, kiểm tra tại 47.151 DN; xử lý truy thu và phạt 8.570,5 tỷ đồng (tăng
57% so xùng kỳ năm 2011); giảm lố 11.829,1 tỷ đồng (tăng 64% so cùng kỳ
năm 2011).
Đến nay, ngành thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.495 DN lỗ có dấu hiệu
chuyển giá, DN có hoạt động giao dịch liên kết. Qua thanh tra, kiểm tra đã xác

định nhiều DN từ lỗ đã có lãi, đã kiến nghị xử lý truy thu và phạt 622,8 tỉ đồng;
giảm lỗ 3.306,6 tỉ đồng; giảm khấu trừ 194,5 tỉ đồng. Số tiền đã nộp vào ngân
sách sau thanh tra, kiểm tra là 206,7 tỉ đồng.
3.2.2 Thuế xuất-nhập khẩu
Miễn thuế
1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,
triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm
nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất
định;
2. Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ;
7
3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ
quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên;
4. Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa
xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp
đồng gia công;
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người
xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định;
6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự
án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và phương tiện
vận chuyển đưa đón công nhân;
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm
với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và
điểm b khoản này;
d) Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền
công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp,

khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản
này;
đ) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
8
e) Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu theo danh mục do Chính phủ
quy định của dự án đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở,
trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể
thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại các điểm a,
b, c, d và đ khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án,
thay thế, đổi mới công nghệ;
7. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần
thiết cho hoạt động dầu khí;
b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được;
8. Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương
tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra
được; tài liệu, sách báo khoa học;
9. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh
mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm
năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
10. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị
trường trong nước; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ
9
nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập
khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó;

Giảm thuế
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải
quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định
chứng nhận thì được xét giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
3.3 Tín dụng
Phát huy vai trò của tín dụng Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Ðể thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng xác định: Chuyển
đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất
lượng, hiệu quả, tính bền vững.
Trong quá trình chuyển đổi đó, tái cơ cấu đầu tư có ý nghĩa đột phá và đầu tư
của Nhà nước, trong đó tín dụng Nhà nước, thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng
Phát triển (NHPT) Việt Nam, góp phần định hướng và hỗ trợ đầu tư của hệ
thống tài chính và đầu tư xã hội.
NHPT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QÐ-TTg ngày
19-5-2006 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng huy động các nguồn vốn
trong và ngoài nước, tiếp nhận và quản lý một số nguồn vốn của Nhà nước để
thực hiện chính sách tín dụng đầu tư (TDÐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) do
Chính phủ chỉ đạo. Việc thành lập và phát huy vai trò của NHPT trực thuộc
Chính phủ đã thể hiện sự kết hợp tốt giữa tôn trọng các quy luật khách quan của
kinh tế thị trường với vai trò của Nhà nước trong định hướng vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Ðặc thù của NHPT là cho vay các dự án, lĩnh vực mà hiệu quả, lợi nhuận trực
tiếp đối với bên cho vay không cao.
Kết quả:
10
Trong thành tựu xây dựng được hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng giao thông với
mạng lưới đường sá phát triển khắp mọi miền đất nước và những cây cầu hiện

đại hàng đầu khu vực vượt qua tất cả các dòng sông từ Móng Cái đến Hà Tiên...
phần lớn đều có vai trò huy động, quản lý, cấp phát vốn của NHPT. Các dự án,
công trình lớn như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất, Nhà máy Ðạm Cà Mau, các dự án sản xuất phân bón DAP ở Hải
Phòng và Lào Cai, các dự án sản xuất thép, cơ khí trọng điểm, tàu biển, đường
ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ... cũng đều có sự đóng góp quan trọng, hiệu
quả của NHPT.
Thông qua các hình thức hỗ trợ gián tiếp (như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi
suất...), NHPT đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác
xã, các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng thương mại, góp
phần đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh.
+Ngân hàng Phát triển VN cho vay 4.600 tỷ đồng dự án Thủy điện Lai Châu,
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 và dự kiến hoàn thành toàn
bộ công trình vào năm 2017.
+Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là một trong những công trình trọng điểm
Nhà nước về dầu khí. Với tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD, dự án đã được
vay vốn ưu đãi 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3.4 Tiền phạt
Điều 7.Bộ Luật Lao Động 23/6/1994 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ
luật lao động:
1. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi
một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất;
2. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao
động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình;
3. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử
lý vi phạm kỷ luận lao động;
4. Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

5. Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công.
11
Bộ luật Lao động quy định, doanh nghiệp chỉ được phép phạt công nhân khi họ
làm thiệt hại nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Luật Việt Nam nghiêm cấm mọi
hình thức phạt NLĐ bằng tiền khi họ vi phạm nội quy. Thế nhưng, theo một
quan chức ngành lao động: "Hiện nay bộ luật đang bị thiếu những hình thức chế
tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm hoặc chỉ dừng lại ở biện
pháp xử lý hành chính, vì vậy không đủ sức răn đe.
Thế nên hiện nay,một số công ty áp dụng hình thức "lương chuyên cần",
thường chiếm từ 20 đến 30% lương hợp đồng. Nếu người lao động không đi đủ
26 ngày công/tháng thì nghiễm nhiên họ bị trừ toàn bộ số tiền này.
Lương chuyên cần của công ty Galaxies đóng tại khu công nghiệp Lê Minh
Xuân, huyện Bình Chánh được quy định là 200.000 đồng. Nếu NLĐ nghỉ 1
ngày/tháng sẽ bị trừ 100.000 đồng, nếu 2 ngày/tháng là 200.000 đồng, cộng với
toàn bộ số tiền thưởng năng suất. Nghỉ làm với bất kỳ lý do gì, NLĐ cũng
không được nhận đủ lương theo hợp đồng. Việc này đã gây phản ứng mạnh từ
phía công nhân.
Theo nội quy mới của công ty Cleovina (vốn đầu tư 100% Hàn Quốc, đóng tại
Q. Tân Bình), nếu công nhân nghỉ làm một ngày có giấy chứng nhận của bác sĩ
thì bị trừ vào lương 50.000 đồng, nếu không có lý do thì trừ 100.000 đồng. Có
người lao động sau khi bị trừ, chỉ còn vài chục nghìn đồng cho một tháng làm
việc...
4. Ưu điểm,hạn chế
4.1. Ưu điểm
Phương pháp kinh tế có ưu điểm là đặt mỗi người vào điều kiện tự mình quyết
định làm việc như thế nào là có lợi ích nhất cho mình và cho tổ chức. Lao động,
làm việc càng hiệu quả thì lợi ích vật chất nhận về càng nhiều. Phương pháp
kinh tế có thể giúp cho người ta thoát khỏi cơ chế, giấy tờ, thủ tục của chủ
nghĩa quan liêu và những rắc rối trong thể chế tình cảm xã hội.
Với các phương pháp kinh tế, người quản lý giảm được nhiều việc điều hành,

đôn đốc, kiểm tra chi ly, sự vụ để tập trung vào các việc cơ bản.
4.2. Hạn chế
Phương pháp kinh tế cũng có những hạn chế vốn có của nó. Nếu lạm dụng
phương pháp kinh tế dễ dẫn người ta đến chổ chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất, thậm
chí chỉ lệ thuộc vào vật chất lao động thiếu tính tự giác. Mục tiêu duy nhất của
con người là vì lợi ích vật chất quên đi mục tiêu khác tốt đẹp của con người, vì
12
đồng tiền mà chà đạp lên đạo lý, tình cảm có thể dẫn đến hành vi phạm pháp.
Động lực từ lợi ích cá nhân của mỗi người nếu không định hướng và kiểm soát,
nó sẽ dẫn người ta đến chổ làm ăn phi pháp.
Người lãnh đạo chỉ chủ tâm vào phương pháp này dễ dẫn đến một phong cách
“thực dụng” đặt người quản lý vào những tính toán thiệt hơn dễ bị chi phối về
tài lợi dễ dẫn đến có động cơ tham nhũng, phớt lờ những hình thức luân lý , tình
cảm , đạo đức quên đi nghĩa vụ xã hội cao cả vàđẹp đẽ. Mục tiêu phát triển
nhân cách con người toàn diện mà khó thực hiện.
Với ý nghĩa trên thì việc dùng phương pháp kinh tế chẳng những là cơ bản và
tất yếu, nhưng không phải là duy nhất và toàn bộ. Vì vậy với biện pháp kích
thích vật chất một cách hợp lý và thỏa đáng như là một trong những con đường
cần thiết để đi đến mục tiêu trong hoạt động lãnh đạo. Vì vậy bên cạnh phương
pháp kinh tế người quản lý phải biết vận dụng và kết hợp một cách hợp lý sáng
tạo khoa học phù hợp với từng tình huống quản lý cụ thể các phương pháp kể
trên, không tuyệt đối và không xem nhẹ phương pháp nào.
13
II- PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm
- Là phương pháp được sử dụng trong quản lý cả lĩnh vực xã hội và kinh tế của
mọi nước. Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến dự án
quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức.
2. Đặc điểm
- Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.

Tính bắt buộc đòi hỏi đối tượng phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định hành
chính mà ko được lựa chọn nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời.
Tính quyền lực đòi hỏi cơ quan nhà nước chỉ được đưa ra các quyết định trong
quyền hạn của mình.
- Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: mặt tĩnh và
mặt động.
Thứ nhất : mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức
thông qua việc thể chế hoá tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý)
và tiêu chuẩn hoá tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức).
Về cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý:
- Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý đầu tư và chức năng của các
cơ quan này được quy định trong Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định
108/2006/NĐCP ban hành ngày 22/9/2006.
Ví dụ: - Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền phê chuẩn và ban hành các luật
pháp có liên quan đến đầu tư, quyết định các chủ trương đầu tư lớn có tầm quan
trọng đến sự phát triển của đất nước.
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cả
nước,…
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Doanh
nghiệp năm 2005.
Ví dụ: Quy định về các loại hình doanh nghiệp: gồm 4 hình thức:
14

×