Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

luận văn xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 88 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




ĐOÀN THỊ BÍCH THỦY




XUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
SAU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
GIỮA HAI NƢỚC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ













Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




ĐOÀN THỊ BÍCH THỦY




XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
SAU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
GIỮA HAI NƢỚC

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.0106



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU







Hà Nội – 2014

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
i
Danh mục các bảng
ii
Danh mục hình vẽ
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VÀ CƠ
SỞ THỰC TIỄN CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT
BẢN


7
1.1. Cơ sở lý luận
7
1.1.1. Định nghĩa hiệp định thương mại tự do (FTA)
7
1.1.1.1. Quan niệm truyền thống

7
1.1.1.2. Quan niệm mới
8
1.1.2. Tác động của hiệp định thương mại tự do (FTA)
9
1.1.2.1. Tác động kinh tế
9
1.1.2.2. Tác động phi kinh tế
13
1.2. Cơ sở thực tiễn
14
1.2.1. Quá trình hội nhập của Việt Nam
14
1.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
16
1.3. Khái quát nội dung Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA)
20
1.3.1. Quá trình ký kết hiệp định
20
1.3.2. Cấu trúc của Hiệp định
21
1.3.3. Tính pháp lý và hiệu lực của Hiệp định
22
1.3.4. Những nội dung cam kết về thương mại trong Hiệp định
22
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
TRƢỚC VÀ SAU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA HAI NƢỚC




25

2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc
VJEPA

26
2.1.1. Mặt hàng thủy sản
26
2.1.2. Mặt hàng nông sản
31
2.1.3. Mặt hàng công nghiệp
32
2.2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau
VJEPA

35
2.2.1. Mặt hàng thủy sản
35
2.2.2. Mặt hàng nông sản
39
2.2.3. Mặt hàng công nghiệp
44
2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của VJEPA đến tình hình xuất khẩu Việt
Nam sang Nhật Bản

48
2.3.1. Những tác động tích cực
48
2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

52
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY LỢI ÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT
BẢN


55
3.1. Triển vọng về quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian
tới

56
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
56
3.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
59
3.2. Giải pháp phát huy lợi ích của Hiệp định VJEPA đôí với hoạt động xuất khẩu Việt
Nam sang Nhật Bản

62
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới việc đa dạng hóa mặt hàng xuất
khẩu

63
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới xúc tiến thương mại
64
3.2.2.1. Quan tâm đến một số luật lệ thương mại của Nhật Bản
64

3.2.2.2. Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật Bản
66

3.2.2.3. Khai thác các chương trình tài trợ cho nhập khẩu tại Nhật
Bản

67
3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Nhật
Bản

69
3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan tới chất lượng sản phẩm
70
KẾT LUẬN
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
78








i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ASEAN
Association of Southeast Asian

Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu (Hội
nghị thượng đỉnh Á – Âu)
APEC
Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
ẠJEPA
Asean–Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế
ASEAN – Nhật Bản
DBJ
Development Bank of Japan
Ngân hàng Phát triển Nhật Bản
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment,
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
MFN

Most favoured nation
Nguyên tắc tối huệ quốc
GATT
General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
VJEPA
Viet nam – Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Nhật
Bản năm 2013
25
2
Bảng 2.2
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản (2001-2007)
27
3
Bảng 2.3
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất
khẩu sang Nhật Bản (2001-2005)
29
4
Bảng 2.4
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản (2004-2008)
33
5
Bảng 2.5
Tình hình xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản (2008-2013)
36

6
Bảng 2.6
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản (2009-2013)
44


iii

DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
và cán cân thương mại giữa Việt Nam và
Nhật Bản giai đoạn năm 2009-2013
18
2
Hình 2.1
Các thị trường chính của thủy sản Việt
Nam năm 2009 (tính theo giá trị xuất khẩu)
37
3
Hình 2.2
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang các nước năm
2011

45




1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển
tốt đẹp kể từ khi hai nước chính thức công nhận lẫn nhau về mặt ngoại giao
vào ngày 21/07/1973. Đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây, kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản liên tục tăng. Cán cân thương mại giữa hai
nước tương đối cân bằng. Năm 2013, Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất
khẩu lớn thứ 2 và thị trường nhập khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam. Đẩy mạnh
quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội tìm kiếm thị trường
xuất khẩu lớn đồng thời tăng thêm vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Trong chuyến thăm cấp cao Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, Lãnh đạo hai nước đã đồng ý khởi động đàm
phán Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản nhằm thúc đẩy hơn nữa
quan hệ giữa hai nước. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA) được ký kết vào ngày 25/12/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/10/2009. Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
giữa hai nước, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam
và Nhật Bản lên một tầm cao mới. VJEPA là hiệp định thương mại tự do đầu
tiên của Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định có nội dung toàn diện, bao gồm
nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải
thiện môi trường kinh doanh Hiệp định này, cùng với các thỏa thuận kinh tế
đã ký trước đó giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đã tạo nên một khung

khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu
tư của doanh nghiệp hai nước.
Theo hiệp định, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ
bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do
song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt
2

Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập
khẩu. Biểu cam kết gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm
đối với 8.873 dòng thuế.
Khi hiệp định có hiệu lực, 28% biểu thuế cam kết sẽ được xóa bỏ thuế
quan (thuế suất 0%), chủ yếu tập trung vào các mặt hàng hóa chất, dược
phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện hiệp định (tính đến năm 2019)
sẽ có thêm 3.717 mặt hàng được xóa bỏ thuế quan. Việt Nam cam kết cắt
giảm với 8.873 dòng thuế, đến năm 2025 – năm cuối lộ trình sẽ có 8.548 dòng
thuế được xóa bỏ thuế quan, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào
cắt giảm.
Mục đích của việc thực thi VJEPA góp phần phát huy tiềm năng, lợi
thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của
khu vực và thế giới. Hiệp định sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết,
gắn bó và giao lưu giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hóa.
Vậy sau 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, ảnh hưởng của nó đến xuất
khẩu của Việt Nam như thế nào? các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng
được tối đa lợi ích mà VJEPA mang lại hay chưa? đó là những vấn đề mà tác
giả quan tâm và lựa chọn đề tài “Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau
Hiệp định Đối tác kinh tế giữa hai nước” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản là một đề tài thu hút được
khá nhiều sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà quản lý, nhà

khoa học trong và ngoài nước. Đã có nhiều chuyên đề, hội thảo được tổ chức
ở các cấp khác nhau, các luận văn và các bài nghiên cứu, có thể kể đến:
- Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm
1986 đến nay (2007) của Lê Thị Lan Anh, tác giả đi sâu phân tích hoạt động
3

thương mại hai nước từ những năm Việt Nam mới chuyển đổi sang kinh tế thị
trường, lý do mà đến nay quan hệ thương mại hai nước ngày càng phát triển
- Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng hoá sang Nhật (2008) của Thạc sỹ Nguyễn Hương Lưu,
nghiên cứu chủ yếu các đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản, những mặt
hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và quan trọng hơn
là các giải pháp thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu
vào thị trường Nhật Bản.
- Đề tài Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2009) của Ngô Vân Anh, tác
giả đã chỉ ra được một trong những nguyên nhân mà kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam những năm qua chưa cao chính là do chúng ta chưa phát triển được
hệ thống phân phối hàng hoá và tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp phát
triển hệ thống phân phối hàng của Việt Nam tại nước ngoài.
- Cuốn sách của tác giả Trần Anh Phương “Thương mại Việt Nam-
Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước” Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia (2008)
- Buổi hội thảo do Bộ Công Thương phối hợp với MUTRAP tổ chức
vào tháng 9/2010, thảo luận về tác động của các hiệp định thương mại tự do
đối với kinh tế Việt Nam.Theo kết luận của Báo cáo nghiên cứu do chuyên gia
trong và ngoài nước của Dự án MUTRAP thực hiện, các Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) có lợi cho tăng trưởng xuất khẩu và mang lại nhiều cơ hội
phía trước.
- Luận văn thạc sỹ thương mại Phát triển quan hệ thương mại đầu tư

giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành hiệp định thương mại
song phương giữa hai nước (2010) của Bùi Đức Hưng.
4

- Nguyen Anh Thu (2012), nghiên cứu tác động của AFTA và VJEPA
tới thương mại Việt Nam và nhận thấy chưa có sự tác động rõ rệt của VJEPA
do Hiệp định mới có hiệu lực cho tới thời điểm nghiên cứu.
Một số đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản, hoặc về các hiệp định thương mại tự do nói chung mà
chưa đi sâu nghiên cứu tác động của một hiệp định cụ thể nào. Một số công
trình khác cũng có nghiên cứu tác động của VJEPA nhưng mới chỉ là việc
nghiên cứu tác động của hiệp định đến thương mại hai nước hoặc đến từng
ngành hàng (ví dụ: nông sản hoặc thuỷ sản…), chưa có bài nghiên cứu ảnh
hưởng của VJEPA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật. Chính vì
vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp
định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do
(FTA), tác động của FTA đến các bên tham gia, luận văn sẽ phân tích đặc
điểm của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), so
sánh tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau Hiệp định
để thấy những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra các
giải pháp phát huy lợi ích của Hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do đồng thời làm rõ
đặc điểm, tính chất, nội dung của VJEPA

5


- Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và
sau khi có hiệp định, ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu Việt Nam sang
Nhật Bản
- Đề xuất một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động
xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau VJEPA
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật
Bản từ năm 2000 đến 2008 và sau khi ký hiệp định đến nay.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại
hai nước Việt Nam – Nhật Bản và ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu
Việt Nam sang Nhật Bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các thông
tin, dữ liệu để trình bày được những vấn đề lý luận chung và cơ sở thực tiễn
của VJEPA. Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng như là một công
cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. Việc so sánh
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trước năm 2008 và sau khi hiệp định có
hiệu lực để thấy được sự thay đổi, và tác giả cũng sử dụng kết hợp phương
pháp phân tích để đánh giá những tác động tích cực, những hạn chế chưa phát
huy được từ hiệp định.
6. Những đóng góp của luận văn
Dự kiến luận văn có những đóng góp sau:
- Tổng hợp, phân tích các cam kết liên quan thương mại Việt Nam -
Nhật Bản trong VJEPA.
6


- Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định đến việc xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua.
- Một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến tình hình xuất
khẩu Việt Nam sang Nhật Bản.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do và cơ sở thực
tiễn của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau
hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước.
Chương 3: Giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.












7

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI
TỰ DO VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM – NHẬT BẢN


1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa Hiệp định thương mại tự do (FTA)
1.1.1.1. Quan niệm truyền thống
Theo quan niệm của lý thuyết thương mại truyền thống về hội nhập kinh
tế khu vực thì có thể có các cấp độ cam kết hội nhập khác nhau. Ở cấp độ thấp
nhất ta có khu vực mậu dịch tự do, hình thành trên cơ sở Hiệp định Thương
mại tự do. Như vậy, xét từ góc độ pháp lý, Hiệp định Thương mại tự do (Free
Trade Agreement - FTA) là dạng hiệp định quá độ (interim agreement) làm cơ
sở pháp lý cho việc hình thành một Khu vực Thương mại tự do (Free Trade
Area). Xét về bản chất, hiệp định thương mại tự do là một hiệp định có đi, có
lại trong đó các hàng rào thương mại giữa các quốc gia tham gia hiệp định
được xóa bỏ. Song mỗi thành viên của hiệp định có quyền duy trì các hàng
rào thương mại riêng đối với các nước không phải là thành viên hiệp định.
Hiệp định Thương mại tự do, theo như quan niệm cũ, chỉ dừng lại ở
phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Ngay như
trong nghiên cứu của mình mang tên "The Theory of Economic Unions: A
Comparative Analysis of Customs Unions, Free Trade Areas, and Tax
Unions" vào năm 1967, Hirofumi Shibata có đưa ra định nghĩa về Khu vực
Thương mại tự do (Free Trade Area) như sau: “Một Khu vực Thương mại tự
do là một nhóm nước với nhau, trong đó mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và
các hạn chế định lượng thường áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu hay bộ
8

phận cấu thành các sản phẩm này, có xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng
lãnh thổ của các thành viên khác trong nhóm nước hình thành nên FTA đó”.
Như vậy, với việc tiếp cận từ khía cạnh xuất xứ hàng hóa - vốn là vấn đề lớn
nhất đặt ra cho quá trình thực thi các FTA nhằm tránh hành vi gian lận thương
mại - thì định nghĩa của Shibata cũng chủ yếu đánh vào các yếu tố ở phạm vi
thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong thương mại.

Trong khuôn khổ GATT/WTO, thuật ngữ Khu vực Thương mại tự do
(Free trade area) được dùng để chỉ các thoả thuận tự do hoá thương mại giữa
các thành viên trên nguyên tắc có đi, có lại trong phạm vi điều chỉnh của các
điều khoản như: Điều khoản XXIV/GATT, Điều khoản V/GATT và Điều
khoản cho phép (Enabling Clause 1979).
1.1.1.2. Quan niệm mới
Kể từ những thập niên cuối của thế kỷ XX tới nay, khái niệm Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết
tự do hóa. Chính vì vậy, các học giả thường gọi các Hiệp định Thương mại tự
do ngày nay là các FTA “thế hệ mới” [7].Không chỉ dừng lại ở phạm vi cam
kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, các FTA hiện nay còn bao
gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng
như một loạt những vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định.
Phạm vi cam kết của các FTA hiện nay đã gồm cả những lĩnh vực như thuận
lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh
tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ,
cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường
và thậm chí lan sang những vấn đề dân chủ và nhân quyền, chống khủng
bố v.v. Điều này chứng tỏ rằng khái niệm cổ điển về một thỏa thuận hội nhập
khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của Hiệp định
thương mại tự do từ trước thập kỷ 1980 đã không còn phù hợp với bối cảnh
9

và diễn biến hiện nay. Thay vào đó, Hiệp định Thương mại tự do đã được
chuyển sang dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay
một nhóm nước với nhau.
Tóm lại, khái niệm Hiệp định Thương mại tự do hiện nay không còn gói
gọn trong ranh giới truyền thống của các hình thức tự do hóa và hội nhập kinh
tế như trước đây nữa. Nó đã được hiểu theo nghĩa của một “FTA thế hệ mới”
với phạm vi và lĩnh vực cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả các quy định

và phạm vi cam kết của khung khổ WTO.
1.1.2. Tác động của Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
1.1.2.1. Tác động kinh tế
a. Tác động tĩnh
- Hiệu ứng tạo thêm thương mại:
Hiệu ứng xuất hiện khi một thành viên của FTA gia tăng nhập khẩu từ
một thành viên khác trong FTA có mức giá cung ứng thấp hơn so với mức giá
nội địa của mình hoặc của nhà cung ứng ngoài FTA đó. Điều này làm lợi cho
người tiêu dùng vì mua được hàng nhập khẩu ở mức giá rẻ hơn trước khi có
FTA. Do đó, hiệu ứng này còn giúp người tiêu dùng tăng thu nhập, kích cầu
và làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ các thành viên cũng như
những nước không phải thành viên của FTA [7].
- Hiệu ứng chệnh hướng thương mại:
Hiệu ứng này xuất hiện khi nhà cung ứng không phải là thành viên của
FTA có mức giá thấp hơn lại bị nước thành viên FTA thay thế bằng một nhà
cung ứng trong FTA mặc dù có chi phí cao hơn. Như vậy nhà cung ứng kém
hiệu quả hơn (thành viên FTA) lại thay thế nhà cung ứng hiệu quả hơn (không
phải thành viên FTA) vì được hưởng các ưu đãi thuế quan do việc tham gia
FTA mang lại. Do vậy, hiệu ứng này làm chệch dòng thương mại của một
thành viên FTA từ nhà cung ứng hiệu quả sang nhà cung ứng kém hiệu quả
10

hơn và thành viên đó phải chịu thêm một khoản chi phí do phải trả giá nhập
khẩu cao hơn. Hệ quả này còn làm nhà cung ứng ngoài FTA mất thị phần xuất
khẩu và có thể buộc họ phải giảm giá xuất khẩu [7].
b. Tác động động
- FTA tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô
Một trong những lợi ích kinh tế dễ nhận thấy ở việc thực hiện FTA ở
các nước là gia tăng quy mô thị trường từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế nhờ quy
mô. Một thị trường rộng lớn hơn với hàng rào thuế quan được cắt giảm và dỡ

bỏ theo nguyên tắc có đi có lại sẽ giúp khu vực doanh nghiệp trong nền kinh
tế thành viên giảm chi phí giao dịch và gia tăng sản lượng
- Hiệu ứng tăng trưởng
Hiệu quả này được phản ánh qua hai phương diện chính là gia tăng hiệu
quả kinh tế nhờ quy mô thị trường lớn hơn và tạo ra dòng thương mại và đầu
tư mới, dẫn đến hệ quả là gia tăng thu nhập. Nghiên cứu của Wonnacott
(1996) đã nhấn mạnh khía cạnh tích cực của hiệu ứng tăng trưởng do các FTA
tạo ra đối với cả các nước thành viên lẫn không phải thành viên của FTA.
Wonnacot từng lập luận rằng chính hiệu ứng chệch dòng thương mại sẽ buộc
các ngành thay thế nhập khẩu của một thành viên phải giảm bớt hàng rào
thương mại đối với các nước ngoài FTA do sức ép cạnh tranh gia tăng từ
dòng hàng xuất khẩu của chính thành viên FTA khác vào thị trường nước
thành viên đó. Nghiên cứu của Lawrence cũng đi theo hướng phân tích của
Wonnacott song ông nhấn mạnh vào khía cạnh kích cầu nhập khẩu từ các
nước ngoài FTA khi chỉ ra rằng hiệu ứng tăng trưởng mà FTA tạo ra sẽ giúp
bù đắp hiệu ứng chệch hướng thương mại ban đầu do quy mô kinh tế giúp
kích thích nhu cầu nhập khẩu từ nước không phải thành viên của FTA [7].
- Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh
11

Các nền kinh tế phát triển luôn đặt việc cải thiện môi trường cạnh tranh
làm mục tiêu dài hạn của mình khi tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế gần gũi.
Nhiều nghiên cứu đã đi chứng minh việc hình thành các FTA sẽ là một công
cụ hiệu quả hơn thay thế cho chính sách cạnh tranh vì nó tạo ra môi trường
cạnh tranh quốc tế, giúp kiềm chế các công ty độc quyền nội địa. Bên cạnh
đó, thị trường rộng lớn hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn
và làm tăng số doanh nghiệp tham gia thị trường. Việc xóa bỏ hàng rào
thương mại sẽ thúc đẩy hoạt động cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, kèm
theo đó là sự thúc đẩy năng suất và quá trình phát triển với không chỉ các
nước thành viên mà còn cả các nước không phải thành viên FTA. Giải thích

điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng “thị trường lớn hơn thì cạnh tranh sẽ
nhiều hơn” vì trên nguyên tắc, khi một FTA hình thành thì sẽ có sự hợp nhất
của tối thiểu hai thị trường nhỏ hơn, từ đó làm giảm sự độc quyền vì các
doanh nghiệp ở các nước thành viên này sẽ phải cạnh tranh với nhau. Các nhà
nghiên cứu cũng tóm tắt những lợi ích của sự gia tăng cạnh tranh trong bốn
điểm lớn như sau:
Một là, cạnh tranh buộc doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng doanh số,
giúp giảm các méo mó trên thị trường và có lợi cho người tiêu dùng;
Hai là, quy mô thị trường lớn hơn sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác
hiệu quả kinh tế từ quy mô tốt hơn;
Ba là, cạnh tranh khiến các hãng phải đa dạng hóa sản phẩm điều mà
người tiêu dùng có lợi nhất;
Bốn là, trong môi trường cạnh tranh hơn, các hãng buộc phải loại bớt
những hoạt động kém hiệu quả, gia tăng năng suất và đồng thời người lao
động cũng buộc phải nâng cao hiệu suất công việc để tránh bị mất việc làm.
- Hiệu ứng thúc đẩy đầu tư
12

Việc hình thành các FTA còn tạo ra những hiệu ứng quan trọng đối với
môi trường đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư trực tiếp nước
ngoài) cũng như hành vi của các nhà đầu tư. Các FTA có thể thúc đẩy dòng
đầu tư nội địa và nước ngoài, dòng đầu tư giữa các thành viên FTA và ngoài
FTA ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, việc hình thành các FTA sẽ làm giảm đáng kể các méo mó
trong môi trường đầu tư, sản xuất của các thành viên, từ đó thúc đẩy chất
lượng hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư;
Thứ hai, việc FTA mang lại cơ hội tiếp cận thị trường rộng hơn với sức
mua lớn hơn sẽ giúp thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mới vào các nước thành viên;
Thứ ba, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ bên ngoài vào

một khu vực thương mại tự do thường tận dụng điều kiện tiếp cận thị trường
mới để vượt qua các hàng rào thuế quan không đồng nhất giữa các thành viên
khu vực thương mại tự do đó.
- Hiệu ứng học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin
Việc hình thành các FTA tạo cơ hội cho các nước thành viên chia sẻ và
chuyển giao công nghệ cho nhau thuận lợi hơn, đặc biệt là giữa các thành viên
có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Quá trình chuyển giao công
nghệ thường đi kèm với sự gia tăng thu hút dòng FDI từ các nền kinh tế phát
triển hơn và từ các tập đoàn xuyên quốc gia lớn. Bên cạnh đó, việc trở thành
đối tác FTA với nước phát triển hơn sẽ giúp quốc gia kém phát triển có thể
học hỏi từ những thực tiễn chính sách, thông lệ tốt trong quá trình phát triển
của nước đi trước như quá trình ứng dụng công nghệ mới, quá trình chuyển
giao phương pháp quản lý… Quá trình học hỏi này sẽ là quá trình xây dựng
và hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế chính sách của một quốc gia ở tầng
phát triển thấp hơn. Đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng học hỏi được
13

từ nhau và từ quá trình liên kết kinh tế sâu rộng thông qua các FTA để nâng
cao hiệu quả, năng suất và lợi nhuận.
1.1.2.1. Tác động phi kinh tế
Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng, các sáng kiến hình thành FTA
không chỉ đơn thuần xuất phát từ mục tiêu kinh tế mà đa phần còn hướng tới
những mục đích phi kinh tế.
a. Thúc đẩy hiệu ứng hòa bình và an ninh
Khi hai đối tác có quan hệ kinh tế, thương mại gần gũi hơn, mức độ bất
trắc trong quan hệ đối ngoại sẽ giảm, do đó xác suất xung đột sẽ giảm tương
ứng và đồng thời củng cố quan hệ chính trị [7]. Nhiều nghiên cứu về quá trình
hội nhập của Liên Minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) cũng chỉ ra hiệu ứng nổi trội của an ninh và chính trị. Các nghiên
cứu từ góc độ kinh tế chính trị thì cho rằng việc hình thành FTA tạo ra cơ chế

hợp tác và phối hợp chính sách mới giữa các nhà nước, nhờ đó củng cố sự ổn
định và an ninh của một nhóm nước hay một khu vực, thậm chí là toàn cầu.
FTA sẽ xây dựng lòng tin, giảm nguy cơ xung đột và tạo bầu không khí hòa
bình, hợp tác, phát triển, cho phép các nước ổn định an ninh – hòa bình quốc
gia. Sự hợp tác về kinh tế có thể cho phép các quốc gia xích lại gần nhau và
giảm nguy cơ bất ổn về an ninh cũng như hiểm họa chiến tranh.
b. Hiệu ứng cam kết cải cách
Hiệu ứng này cho phép một thành viên FTA có thể duy trì sự nhất quán
của chính sách cho dù các thế hệ lãnh đạo hay nhiệm kỳ Chính phủ thay đổi.
Việc hình thành các FTA sẽ giúp cho một nước thành viên có các cam kết lâu
dài và nhất quán hơn, do đó sẽ làm tăng mức độ tín nhiệm của môi trường
kinh doanh quốc gia trong mắt giới đầu tư. Nhìn từ góc độ chính trị, việc hai
chính phủ ký kết FTA với nhau chính là cách để các bên đưa ra những cam
kết chính trị cao nhất của mình để đảm bảo những mục tiêu của FTA là nhất
14

quán và xuyên suốt thời gian. Như vậy, các FTA là một cơ chế giúp củng cố
các chính sách cải cách mở cửa của các nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển, từ đó tạo ra uy tín và niềm tin của bên ngoài đối với tiến trình mở cửa
hội nhập của các nước này. Việc thúc đẩy cải cách không chỉ bắt đầu từ sau
khi ký kết hiệp định FTA mà phải được đưa ra xem xét và thực hiện từ trước
như một trong nhiều tiền đề cho các FTA với nước phát triển hơn. Sau khi
FTA được ký kết, công cuộc cải cách phải được đẩy mạnh hơn, kết quả là một
thể chế chính sách dân chủ hơn, một thị trường tự do được hình thành và phát
triển chắc chắn hơn [7, tr 8].
c. Hiệu ứng nâng cao vị thế chính trị
Thông qua việc ký kết các FTA, các nước có thể nâng cao vị thế chính
trị của mình trên trường quốc tế. So với lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về địa vị
chính trị còn có phần lớn hơn. Hiệu ứng này có được từ sự “hợp lực” của các
nước nhỏ hơn thông qua việc hình thành một FTA có quy mô đủ lớn. Bằng

cách này, các thành viên nhỏ lẻ có thể có được vị thế chính trị lớn hơn thay vì
các cá thể đơn lẻ, đồng thời cho phép các nước thành viên có được khung khổ
và cơ chế phối hợp hiệu quả, thống nhất hơn trước các đối tác khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quá trình hội nhập của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc
và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2013 Việt Nam có quan hệ
thương mại với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8.000 dự án
FDI từ 80 nước và lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 200 tỷ USD. Nhiều
nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đặc biệt quan tâm đến
Việt Nam [18].
Dấu mốc quan trọng đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới đó là khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông
15

Nam Á (ASEAN) vào 28/7/1995, đây là một liên minh chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó Việt
Nam gia nhập Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký vào tháng 7/2000, chính thức có hiệu
lực vào tháng 12/2001 góp phần mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và hợp
tác kinh tế vì lợi ích của cả hai nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ
song phương, đóng góp vào hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và
trên thế giới [30].
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực lên đến cấp độ
toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên không thường trực
Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ
2008 - 2009. Nếu việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới mở đầu sự hội
nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế, thì khi trở thành thành viên Hội đồng

Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập đầy đủ vào đời sống
chính trị quốc tế. Với vị thế và trọng trách này, Việt Nam không chỉ vươn lên
tầm cao trong quan hệ đối ngoại, mà còn có tiếng nói quan trọng tại Liên hợp
quốc - diễn đàn quốc tế đa phương lớn nhất trên hành tinh. Thông qua đó,
Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia giải quyết những vấn đề chính trị -
xã hội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời đóng
góp tích cực hơn và nhiều hơn trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát
triển trên thế giới.
Tiếp đến là Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản được ký
vào năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ 01/10/2009. Đây là hiệp định
thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam, hiệp định có nội dung
toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch
16

vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia. Hiệp định đã tạo
thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và
đầu tư của hai nước.
Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong
năm ASEAN 2010. Chặng đường hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là
một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.
FTA Việt Nam-Chile chính thức có hiệu lực từ 01/01/2014. Đây là
nước Mỹ La tinh đầu tiên Việt Nam ký kết FTA. Việc ký hiệp định này ngoài
mục đích tăng cường tiếp cận thị trường Chile còn là cơ hội để hàng hóa Việt
Nam thâm nhập các thị trường khác trong khu vực Mỹ La tinh rộng lớn.
Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu
tư hấp dẫn nhất trên thế giới. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản,
ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, hàng hóa Việt Nam
đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung
Đông, Mỹ Latinh và châu Phi.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng

động tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Đồng thời, từng bước đưa hoạt
động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo
tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Tóm lại, Hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết và tất yếu để phát triển
trong một thế giới toàn cầu hoá. Đây là một quá trình đan xen của những cơ
hội và thách thức. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về quá trình này, nắm
bắt kỹ các cam kết và lộ trình hội nhập của ta để chuẩn bị vào cuộc một cách
chủ động.
1.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
17

Việt Nam và Nhật Bản là những quốc gia hình thành và phát triển từ
các nền văn minh phương Đông, do đó hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng
trong lối sống, cách tư duy. Sự tương đồng đó là nhân tố quan trọng đối với
quá trình phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973.
Sau năm 1975, Việt Nam và Nhật Bản lập đại sứ quán ở mỗi nước, ký thỏa
thuận về việc Chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh cho Việt Nam với
danh nghĩa viện trợ không hoàn lại trị giá 13,5 tỷ yên (khoảng 49 triệu USD)
[14].
Từ năm 1992 đến nay, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không
ngừng được củng cố, phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, giáo dục…
Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ
Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”.
Việt Nam và Nhật Bản còn tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Nhật Bản
ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập
vào khu vực và thế giới thông qua các tổ chức quốc tế như APEC, WTO,

ASEM, ARF; vận động Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giúp
Việt Nam về kỹ thuật Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan
trọng, trong đó có Liên hợp quốc.
Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của
Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.
Đặc biệt, ngày 01/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJEPA) chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp
tác kinh tế hai nước. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN
(AJEPA), VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh
tế, thương mại giữa hai nước.

×