Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu Luận Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn-Đoàn Văn Lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.68 KB, 32 trang )

Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài tiểu luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
thầy giáo, TS. Nguyễn Tất Thắng. đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch Sử đã tạo điều
kiện cho tôi có cơ hội để làm bài tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, Tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đoàn Văn Lương
1
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………… ………………………………
1. Lí do chọn đề tài…………………… ……………………………………
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ………… ……………………………………
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …… ……………
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………… … ………………….
6. Đóng góp của đề tài…….…………… ………………
B. PHẦN NỘI DUNG…… ………………………………………………
Chương 1: Vài nét về cuộc đời Vua Gia Long…… …… ………………
Chương 2: Những chính sách của Vua Gia Long………
2.1. Đối Nội……………………………………
2.1.1. Chính sách chính trị…… …………………………………………
2.1.2. Chính sách kinh tế… ……………………………………
2.1.3. Chính sách văn hóa – giáo dục…… ………………………………
2.1.4. Chính sách quân sự………… ………………
2.2. Đối Ngoại……….……………………………………………………
2.2.1. Đối với Trung Quốc………….………………………………


2.2.2. Đối với Pháp………….……………………………………………
2.2.3. Đối với Các nước Phương Tây khác…………… …
2.2.4. Đối với Các nước khu vực Đông Nam Á……………………
2
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
C. KẾT LUẬN…………………………………………………
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………
3
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với
niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh
thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục,
Triều đại nhà Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái
do triều đình Nhà Nguyễn mang lại, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành
quyền lực, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất
mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó.
Gắn với triều Nguyễn là Nguyễn Ánh - Vua Gia Long, người kế tục sự nghiệp các
Chúa Nguyễn tiền bối - người lập nên vương triều nhà Nguyễn - vương triều cuối
cùng của nền đế chế phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.
Vậy, ông đã có những chính sách gì?. Những đóng góp của ông như thế nào đối
với triều Nguyễn cũng như sự nghiệp thống nhất đất nước lúc bấy giờ?. Chính vì
thế, tôi chọn đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Hiện nay, việc nghiên cứu về “Đóng góp của vua Gia Long đối với triều
Nguyễn” nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.
Ta có thể kể ra các tác giả, tác phẩm như:
“Các triều đại Việt Nam” của tác giả Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng:
“Lịch sử Việt Nam Cổ Trung Đại” của tác giả Huỳnh Công Bá:

"Đại Nam Thực Lục" - (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn) do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn. NXB Giáo Dục:
"Quốc sử quán triều Nguyễn" (2001). Khâm định Việt sử Thông giám cương mục,
Hà Nội: NXB Giáo Dục:
4
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
"Các Ông Hoàng Triều Nguyễn" (1994). Nguyễn Đắc Xuân, NXB Thuận Hóa -
Huế:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo và kế thừa các tác phẩm trên, sau đó
tổng hợp lại để viết nên đề tài.
“Đóng góp của Vua Gia Long đối với triều Nguyễn ( 1802-1820)”
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi không làm công việc khôi phục lại hình ảnh về Vua Gia
Long và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820). Trọng tâm
của tôi là tìm hiểu về những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn (1802-1820).
Nhiệm vụ nghiên cứu đó chính là những đóng góp của vua Gia Long trên các lĩnh
vực:
+ Đối nội: (Chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục, và chính sách quân
sự)
+ Đối ngoại: (Những chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc, Pháp, Các nước
phương Tây khác, và Các nước trong khu vực Đông Nam Á)
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những đóng góp của ông đối với
triều Nguyễn (1802-1820).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu của mình.
Đề tài đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng các
phương pháp khác như: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Nhân vật lịch sử Vua Gia Long và những đóng góp của Ông đối với triều Nguyễn
5
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
(1802-1820)
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về thời gian, quá trình cai trị của ông (từ năm 1802
đến khi ông mất năm 1820). Về không gian, tình hình nước ta sau sự suy yếu của
Vương triều Tây Sơn.
6. Đóng góp của đề tài:
Đề tài này thành công sẽ giúp cho chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể, hệ thống về
những đóng góp to lớn của Vua Gia Long đối với nhà Nguyễn (1802-1820).
Đồng thời sẽ cung cấp một tài liệu nghiên cứu cho Giảng viên, Sinh viên, về những
đóng góp của ông đối với triều đại nhà Nguyễn triều đại cuối cùng của nước ta.
6
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Vài nét về cuộc đời của vua Gia Long
Vua Gia Long (1762-1820)
Vua Gia Long hay còn gọi là Nguyễn Ánh. Ông sinh vào ngày 15 tháng giêng
7
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn
Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn. Khi còn nhỏ Ông còn có tên khác là Nguyễn
Phúc Chủng. Năm Vua 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam
và chết trong ngục. Năm Gia Long 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nỗ.
Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp
từ hai mặt. Ông và bốn anh em trong nhà đi theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy
vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định. Trong thời gian nội bộ chúa Nguyễn
đang xẩy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn
và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, Vua trú tại Ba Giồng với quân
Đông Sơn. Năm 1777, cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính

Vương Nguyễn Phúc Dương, vài người anh em ruột của ông và nhiều người khác
trong gia tộc chúa Nguyễn bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ bắt giết hết, chỉ có
một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên (khu vực Cà Mau hiện nay). Ông chạy ra
đảo Thổ Chu và được Bá Đa Lộc, một Giám mục người Pháp, che chở. Sau chừng
một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì ông lại
xuất hiện ở Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân;
Ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn
Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn Lân Tháng 11
năm 1777, Ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công dinh
Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng
đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Côn tháng 12 cùng năm.
Năm 1778, khi Vua Gia Long được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy
Nhiếp quốc chính. Và cũng chỉ trong tháng 2 năm 1778, Tây Sơn phái Tổng đốc
Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn vào đánh Gia Định. Họ nhanh chóng đánh
chiếm các vùng Trấn Biên, Phiên Trấn và một số khu vực ven biển. Ông để Đỗ
Thanh Nhơn giữ Gia Định rồi cùng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Hoằng đi đánh
nhau ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau
đó mở cuộc phản công, ngăn chặn và đẩy lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu
Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại được Trấn Biên. Thủy binh của Phạm Ngạn
thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông phải rút về lại Quy Nhơn.
8
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Tháng 1 năm 1780, ông xưng vương, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê
và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc.
Đến thời điểm mùa hè năm 1781, quân đội của ông phát triển lên đến khoảng 3 vạn
người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu đánh thuê Bồ Đào Nha do
Giám mục Bá Đa Lộc giúp ông mời được. Ông bèn tổ chức tấn công Tây Sơn đánh
tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây
Sơn.
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến.

Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn
do chính ông chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng
can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn. Ông thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi
trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc
tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4, bắt vua quan Chân Lạp
hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng ông lại trốn
kịp.
Sau khi Vua Quang Trung mất triều đình Tây Sơn lâm vào bối rối, chia rẽ và suy
yếu. Con trai của Vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản mới tuổi được đưa lên
ngôi. Trong khi vua còn nhỏ tuổi, lợi dụng chức vụ Thái Sư, Bùi Đắc Tuyên đã ra
sức lộng hành, tự quyền sinh sát và tìm cách bắt bớ, giết hại những người chống lại
mình. Cùng lúc đó ở triều đình Phú Xuân các triều thần cũng đang xung đột, tìm
cách hãm hại lẫn nhau. Tướng sĩ nhiều người nãn lòng. Đối với nhân dân họ không
nhìn Tây Sơn như những đại diện của mình nữa. Loạn lạc chiến tranh quá nhiều
khiến cho họ quá đỗi cực khổ và quá chán nãn. Lợi dụng tình hình rối ren đó. Ông
đem quân đánh Tây Sơn. Sau khi thắng trận ông cử các tướng coi giữ Đồng Hới và
sông Gianh rồi đem quân về Phú Xuân lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Gia Long
(6/1820), tuyên bố chính thống, đồng thời chuẩn bị tiến quân ra Bắc Hà thống nhất
đất nước.
Ngay sau khi lên ngôi, ông sai Trịnh Hoài Đức cầm đầu một sứ bộ mang quốc thư,
phẩm vật, sách ấn của vua Thanh phong cho nhà Tây Sơn sang triều đình Trung
Quốc để cầu phong vương cho mình. Vào năm 1804 vua Thanh sai Ấn sát sứ
9
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong cho Vua Gia Long và công bố quốc
hiệu Việt Nam.
Nhà Vua cho xây dựng Kinh Thành Huế theo một đồ án đại quy mô, xứng đáng
với triều đại lớn và hùng mạnh. Đồng thời ông cũng quy định tỉ mỉ và nghiêm ngặt
các lễ nghi liên quan đến sinh hoạt của triều đình.
Sơ đồ tổng quan Kinh Thành Huế

10
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Chương 2: Những chính sách của Vua Gia Long.
2.1. Đối Nội
2.1.1. Chính sách chính trị.
Nhà Vua đã tiến hành thiết lập chế độ trung ương tập quyền. Trong đó nhà
Vua là tối cao, vô tỉ nắm cả lập pháp, hành pháp, tư pháp, giám sát cả tổng chỉ
huy về quân đội. Ông đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia: Và đặt ra lệ “ tứ
bất” gồm 4 điều không lập: không đặt hoàng hậu, không đặt chức Tể tướng,
không lấy trạng nguyên và không phong tước vương cho người ngoài hoàng
tộc. Để tránh lộng quyền tổ chức và dựa trên cơ sở giống nhà Lê.
* Tổ chức chính quyền trung ương
Vua nắm quyền hành tối cao, giúp Vua có lục bộ gồm, Lại, Công, Lễ, Hộ,
Binh, Hình do thượng thư (tương đương nhự bộ trưởng ngày nay) đứng đầu và
tả hữu thị lang giúp việc đô sát viện do Tả, Hữu đô ngự sử đứng đầu với hoạt
động ấn định quyền hạn các chức tước, lương bổng, văn võ theo các cấp bậc.
Ông cũng cho thi hành chế độ tiền dưỡng liêm để phòng trừ tệ nạn tham nhũng
trong hàng ngũ quan lại nhà Nguyễn.
* Tổ chức chính quyền địa phương
Ông phân chia đất nước thành 2 tổng trấn: (Bắc Hà, Nam Hà), 2 vùng (miền
Trung và Kinh kỳ). Gồm 23 trấn và 4 doanh cụ thể.
Tổng trấn Bắc Hà.
+ Nội trấn (5): Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây
+ Ngoại trấn (6): Cao Bằng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Quảng Yên, Thái Nguyên,
Tuyên Quang
11
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Vùng miền Trung gồm 7 Trấn độc lập: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận.
Vùng Kinh kỳ gồm 4 Doanh: Trực Lệ Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Nam và

Quảng Trị.
Tổng trấn Nam Hà.
Gồm 5 Trấn: Biên Hòa, Hà Tiên, Phiên An, Vĩnh Thanh, Vĩnh Tường
Hai vùng tổng trấn Bắc Hà và Nam Hà sẽ do hai quan Tổng trấn đứng đầu cùng
với Phó tổng trấn hai vị quan Tổng trấn sẽ nắm toàn quyền về luật pháp, kinh tế
lẫn quân sự . Về các Trấn thì có quan Lưu trấn (gồm Trấn thủ, Cai Bạ và Ký
lục). Dưới Trấn là phủ, huyện, châu với các vị quan đứng đầu lần lượt là Tri
Phủ, Tri Huyện, Tri Châu. Ngoài ra, ông còn là vị vua đã chính thức xác định
chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi Vua chiếm đóng
quần đảo này năm 1816. Đây là lần đầu tiên tổ chức hành chính được tổ chức
một cách chính quy như thế trên một lãnh thổ thống nhất trong lịch sử Việt
Nam.
* Tổ chức luật pháp.
Sau khi lên ngôi Vua Gia Long rất quan tâm đến hoạt động lập pháp. Vào năm
1811 ông sai đình thần soạn luật lệ, lấy Nguyễn Văn Thành sung chức Tổng
đài, tham khảo pháp luật của nhà Thanh và luật Hồng Đức để làm một bộ luật
riêng của triều đại. Đến năm 1812, sách soạn xong, Ông xét lại, làm bài tựa và
cho ban hành. Đến năm 1815, sách được in và phân phát với tên gọi “Hoàng
Việt luật lệ” thường gọi là luật Gia Long, được thi hành trong suốt thời gian trị
vị của triều Nguyễn đến cả đầu thời Pháp thuộc.
2.1.2. Chính sách kinh tế.
Dưới thời của ông, việc thu thuế được tổ chức lại, phân ra nhiều thứ thuế
kèm theo các chính sách quản lý và miễn trừ thích hợp. Thứ thuế quan trọng
đầu tiên là thuế điền (hay thuế ruộng, thuế tính trên ruộng): ruộng được chia
12
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
làm 4 hạng chịu 3 mức thuế khác nhau qua hình thức nộp thóc. Loại thuế thứ
hai là thuế đinh (thuế thân), đánh theo từng địa phương, tính theo từng suất
đồng niên. Ông còn có cả việc phân biệt cả cư dân chính hộ (dân cư trú lâu) và
khách hộ (dân từ nơi khác đến cư trú) khi tính thuế; nhưng lệ này về sau không

được duy trì. Ngoài các thứ thuế trên, còn có các loại thuế: thuế sâm, thuế
hương, thuế chiếu, thuế gỗ, thuế từ việc cho phép khai thác mỏ đều có quy định
riêng, thường tiền thuế sẽ nộp bằng tiền hay là bằng sản vật. Thuế sẽ được giảm
nếu địa phương gặp thiên tai địch họa dựa theo mức độ thiệt hại. Ngoài ra, nếu
nhà nào có người đi làm đường, đào sông, xây thành ; cũng được giảm thuế.
Nếu đã nộp thuế sản vật thì miễn thuế đinh, thuế dành cho các thương thuyền
nước ngoài cũng được định lại: cứ dựa trên kích thước thuyền mà đánh thuế
nhiều hay ít Để tạo cơ sở tính thuế, cùng với điền bạ (để quản lý ruộng đã nêu)
dân chúng được quản lý qua sổ đinh bạ: 5 năm làm một lần mọi người từ
thường dân tới quan lại từ 18 tuổi đến 59 tuổi đều phải được thống kê vào sổ
đinh. Để giải quyết vấn đề tiền tệ, ông cho lập xưởng đúc tiền tại Bắc Thành, về
sau ở cả Gia Định thành và ở các trấn để đúc tiền đồng và tiền kẽm ngoài ra còn
cho đúc vàng bạc theo nén và lượng với tỉ lệ quy đổi một lượng vàng đổi lấy 10
lượng bạc để phục vụ cho lưu thông thương mại trong nước. Mỗi đồng tiền kẽm
nặng 7 phân, một mặt in chữ "Gia Long thông bảo", một mặt in chữ "thất phân",
mỗi quan tiền nặng 2 cân 10 lạng. Đồng thời với tiền tệ là việc đo lường: Ông
cho chuẩn hóa lại các thước vuông đo ruộng có trước đó, chế ra thước đo ruộng
mới là loại thước đồng hai mặt khắc chữ: một mặt Gia Long cửu niên thu bát
nguyệt và mặt kia là ban hành đạc điền xích, công bộ đường kính tạo. Năm
1813, ông còn cho làm ra cân thiên bình, cấp cho các doanh, trấn, để dùng vào
việc cân đo kim loại và sản vật địa phương. Riêng hai kim loại màu là vàng và
bạc thì dùng cân trung bình.
a. Tình hình nông nghiệp.
Về nông nghiệp, ruộng đất cũng được quản lý bằng các điền bạ ghi rõ về tình
trạng, vị trí thứ hạng đất ruộng. Mỗi làng làm 3 quyển gửi lên bộ đóng dấu, 1
quyển sẽ lưu lại bộ, 1 quyển lưu lại tỉnh và 1 quyển gửi trả về làng. Bên cạnh đó,
để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân, vua Gia Long ngay từ khi mới lên
13
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
ngôi đã ra lệnh cấm trao đổi buôn bán ruộng công; và quy định chặt chẽ việc cầm

cố loại công điền công thổ trong đó cho phép điển cố tối đa 3 năm. Ngoài ra, ông
còn cho ban Lệ quân điền về cũng về vấn đề ruộng công này, trong đó thời hạn
chia ruộng đất được rút xuống ba năm và đối tượng chia ruộng trước hết nhằm ưu
đãi quan lại và quân lính. Tuy nhiên, chính sách này không hiệu quả lắm do tỉ lệ
ruộng công còn rất ít, mà tỉ lệ cấp lại lớn hơn hẳn thời Lê Sơ. Và tình trạng người
dân không có đất vẫn còn là một vấn đề cấp thiết lúc bấy giờ. vua Gia Long rất đề
cao và khuyến khích nông nghiệp tuy nhiên lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trị thủy các
vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít.
b. Tình hình thủ công nghiệp.
* Thủ công nghiệp nhà nước.
Triều đình nắm độc quyền trong ngành khai thác khoáng sản, cho các thương nhân
người Hoa khai thác để thu thuế. Các phường đội, thợ thủ công đều chịu sự quản lý
của triều đình, hầu hết thợ có kỹ năng và nguyên liệu thô đều được đưa vào các
xưởng thủ công của triều đình ở Huế. Vào năm 1803 ông cho lập xưởng đúc tiền ở
Thăng Long và đến năm 1812 nhà ông cho thương nhân Trung quốc đúc thêm tiền
kẽm theo quy ước của nhà nước. Thợ làm việc tại các công xưởng đều là các thợ
giỏi ở các nơi được trưng về kinh đô. Việc tiếp xúc với khoa học – kỉ thuật phương
Tây đã kích thích tinh thần sáng tạo của người thợ thủ công Việt Nam trong các
công xưởng. Một sĩ quan người Mĩ là John White đến Việt Nam vào năm 1820 cho
rằng “Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo”
* Thủ công nghiệp địa phương
Trong nhân dân các nghề thủ công và làng thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
Đất nước bình yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề thủ công tăng
cường hoạt động. Các nghề ươm tơ, dệt lụa, làm đò sành sứ, rèn sắt đúc đồng, làm
giấy, vv… phát triển khắp mọi nơi. Mặc dù thủ công nghiệp có phát triển nhưng
phương thức sản xuất hầu như không thay đổi. Các làng thủ công vẫn gắn liền với
nông nghiêp như xưa, không hình thành các phường hội với quy chế riêng ở Tây
Âu thời trung đại. Bên cạnh đó chính sách nhà nước thiếu tính khuyến khích.
14
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)

c. Tình hình thương nghiệp.
Việc thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ 19 là một điều kiện thuận lợi cho thương
nghiệp phục hồi và tái phát triển sau một thời gian dài suy thoái. Ngoài ra, ông
cũng cho sửa sang đường sá, đào các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm
ăn của người dân được tiện lợi.
+ Nội Thương
Trong vùng làng xã nông thôn, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông
sản và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô
nhỏ hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản và nông
sản của mình và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong
từ chợ này sang chợ khác. Việc mua bán giữa các tỉnh được đẩy mạnh: gạo được
chở bán từ Gia Định ra miền Trung, hàng thủ công miền Bắc được chở vào bán
trong Nam. Giữa thế kỷ XIX thì các thương khu đã thoát ly khỏi trạng thái chợ
phiên có kỳ hạn và đã có thương gia cùng thợ thuyền cư trú thường xuyên. Thị trấn
Thanh Hoá được xem là một trung tâm thương mại.
Ở kinh đô Huế, cư dân ở chen chúc thường hay có hoả hoạn nên năm 1837, triều
đình đã cho chỉnh trang lại đồng thời lập chợ Gia Hội có tất cả 399 gian, dài suốt
hơn 319 trượng, tất cả đều có cột bằng gạch, xây bằng vôi. Thuyền buôn Trung
Quốc chở đến vải vóc, đồ sứ, trà, thuốc Bắc, đồ chơi và chở về thổ sản như cau
khô, tơ sống, gỗ, sơn, sừng tê và ngà voi."
+ Ngoại Thương
Khác với các triều đại trước, nhà Nguyễn nắm độc quyền ngoại thương và kiểm
soát chặt chẽ, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa” không buôn bán với các nước
phương Tây, tàu thuyền Anh, Mĩ mấy lần đến xin thông thương nhưng đều bị từ
chối. Điều đó cũng tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến của xã hội
Việt Nam.
2.1.3. Chính sách văn hóa – giáo dục.
15
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
+ Tư tưởng, tôn giáo.

Cùng với việc khôi phục chế độ trung ương tập quyền ngay sau khi bắt tay vào
công việc xây dựng đất nước Vua Gia Long đã ra sức đề cao Nho giáo, trở thành
ngọn cờ tinh thần thống nhất được toàn xã hội trong một nền tảng đạo lí, lễ nghi,
nếp sống, một diện mạo văn hóa Nho giáo khá điển hình. Và chịu ảnh hửng sâu sắc
của học thuyết Tống Nho. Để chấn hưng Nho ông đã cho xây dựng văn miếu ở
Huế, và Văn Thánh, Văn từ, Văn chỉ ở các địa phương, trùng tu lại văn miếu ở Hà
Nội và xây dựng Khuê Văn Các tại đây. Để tư tưởng Nho giáo được thấm sâu và
lan rộng trong toàn xã hội. Bên cạnh việc đề cao Nho giáo thì Phật giáo, Đạo giáo
và các tín ngưỡng khác được ông quan tâm như trùng tu xây dựng chùa chiền.
+ Giáo dục và khoa cử.
Vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước, tuy biết võ bị là việc trọng yếu, nhưng
muốn xây dựng đất nước không thể không chú ý đến việc học hành, khoa cử. Năm
Đinh Mão (1807), ông định lệ tháng 10 năm đó tổ chức kỳ thi Hương. Đó là kỳ thi
đầu tiên của triều Nguyễn, và người trúng tuyển gọi là Hương cống, lề lối phỏng
theo thi cử thời Lê. Về sau, khi khoa cử đã khá hoàn bị, triều Nguyễn tổ chức nhiều
khoa thi khác nhau, trong đó khoa Tiến sĩ gồm có ba kỳ thi: Thi Hương (Hương
thí), thi Hội (Hội thí) và thi Đình (Điện thí), là khoa thi được chú trọng và quan
trọng nhất trong triều Nguyễn. Kỳ thi Hội mà ông định tổ chức vào năm Mậu Thìn
(1808) và Tiến sĩ triều Nguyễn cũng bắt đầu lấy đỗ từ năm đó. Ngoài ra, những ân
khoa cũng thường được mở, đó là những khoa thi tổ chức không đúng thời gian qui
định, mà nhân trong nước có chuyện mừng như đăng quang (vua lên ngôi), khánh
thọ (mừng thọ vua và thái hậu), hoặc sinh nhật hoàng tử đầu lòng… Những ân
khoa này tổ chức cũng giống như thi Hương, thi Hội bình thường.
Một nền giáo dục và khoa cử dựa trên nền tảng Nho học đã chấm dứt gần một thế
kỷ, tuy cũng nhận nhiều lời đàm tiếu của hậu thế, nhưng có một điều mà chúng ta
phải nhìn nhận là nó đã sản sinh ra một lớp người khí tiết, trọng lễ nghĩa, xem
thường quyền lợi mà đại biểu là những nhà Khoa bảng triều Nguyễn. Vì lẽ đó,
truyền thống trọng lễ nghĩa, yêu chuộng nhân văn từ bao giờ đã trở thành một bộ
phận quan trọng cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt. Đó cũng là sự đóng
16

Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
góp đáng kể của giáo dục và khoa cử dựa trên nền tảng Nho học.
2.1.4. Chính sách quân sự.
Mỗi triều đại muốn tồn tại đòi hỏi phải có một tổ chức quân đội mạnh, quân đội
không chỉ là công cụ để bảo vệ triều đình, mà còn là lực lượng nòng cốt khi có
chiến tranh xảy ra. Để biết một đất nươc mạnh hay yếu, thì yếu tố quân đội càng
thể hiện vai trò của nó, và quân đội dưới thời vua Gia Long cũng vậy. Vì cuộc nội
chiến kéo dài với Nhà Tây Sơn, ông đã có được một đội quân tương đối mạnh,
được trang bị khí tài và tổ chức theo kiểu phương Tây. Sau chiến tranh, ông ban
thưởng cho binh lính, lập đền thờ người tử trận, rồi tinh giản quân đội bằng cách
cho những người lính già giải ngũ. Sau đó, ông đặt ra cách tuyển quân linh hoạt.
Khu vực từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận thì cứ 3 nam tuyển 1 lính; từ Biên
Hoà trở vào thì cứ 5 nam đinh tuyển lấy 1 lính; từ Hà Tĩnh trở ra đến 5 nội trấn ở
Bắc thành thì cứ 7 nam đinh tuyển lấy 1 lính. Còn 6 ngoại trấn là Tuyên Quang,
Hưng Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên, thì cứ 10 nam đinh
tuyển lấy một lính. Về bộ binh, ngoài các đơn vị lính thường là lính cơ, lính mộ ở
các trấn; khu vực kinh thành có thêm các loại lính tinh nhuệ gồm thân binh, cấm
binh, tinh binh. Thân binh chia làm các vệ gồm 500 người kèm thêm 50 người tập
quân nhạc. Ngoài ra quân lính còn được tổ chức thành các biền binh ban lệ gồm 3
phiên: trong đó 2 phiên về quán, còn một phiên ở lại thay đổi cho nhau luân phiên.
Tổng số binh của triều đình lên đến gần 140.000 và có thể huy động tăng thêm rất
lớn.
17
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Cửu Vị Thần Công do vua Gia Long đúc sau khi thắng quân Tây Sơn.
Vũ khí cho quân đội gồm súng tay thạch cơ điểu thương, đại bác và gươm giáo.
Khu vực kinh thành có ba trường tập bắn dành cho quân đội. Ngoài ra,ông còn cho
chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị theo mẫu đã mua của Phương Tây, đến mãi
sau này chính sách này vua Minh Mạng cũng tiếp nối thực hiện. Lực lượng hải
quân cũng được chú trọng vì địa thế đường biển dài của Việt Nam. Ông cho tuyển

mộ các cư dân sống gần biển về doanh Quảng Đức và doanh Quảng Nam lập thành
6 vệ thuỷ quân đóng tại kinh thành. Còn ở các cửa biển đều có một cơ lính thủy và
đặt súng để phòng thủ và trông giữ việc đi lại của tàu nước ngoài. Ngoài ra, người
ta còn ghi nhận là ông đã cho đóng loại thuyền lớn kiểu Tây bọc đồng để đi lại
tuần tra biển. Và mọt trong sự nghiệp lẫy lừng của vua Gia Long đó chính là khẳng
định chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bởi vì, Thủy quân vốn
là sức mạnh của quân đội nhà Nguyễn. Từ thời chúa Nguyễn, lực lượng thủy quân
đã là một binh chủng tinh nhuệ và hùng mạnh, là một lực lượng chủ chốt trong
việc bảo vệ đất nước và quản lý, giám sát an ninh vùng biển, đường biển.Ông rất
chú trọng phát triển lực lượng thủy quân và kỹ thuật đóng tàu, đặc biệt là tàu chiến.
Nhà vua đã lệnh cho Bộ Công biên soạn cuốn “Duyên hải lục” ghi chép độ sâu của
thủy triều ven biển và cây số đường biển.
18
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
( Trích trong cuốn An Nam Đại quốc hoạ đồ xuất bản năm 1838)
Như vậy cùng với việc phát triển thủy quân, tiếp nối truyền thống các chúa Nguyễn
vua Gia Long đã có công lớn trong việc thực thi, khẳng định chủ quyền ở quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông. Đây là sự nghiệp lẫy lừng, quan trọng và là
dấu son trong cuộc đời của vị vua có số phận đặc biệt này. Ngay từ khi lên ngôi, dù
phải lo toan rất nhiều việc ngổn ngang sau những năm dài chiến tranh, quản lý cả
một vùng lãnh thổ quốc gia rộng lớn nhất từ trước tới thời điểm đó, nhưng ông đã
thể hiện tầm nhìn xa trông rộng về vấn đề biển đảo.
2.2. Đối Ngoại
2.2.1. Đối với Trung Quốc.
Ngay sau khi thắng hoàn toàn Tây Sơn, chiếm cả Bắc Hà, ông liền cho thượng
thư Binh bộ là Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong vì cả lý do
ngoại giao lẫn cả quan niệm Thiên tử của Nho giáo về nước lớn nước nhỏ. Đồng
19
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)

thời với việc xin phong,ông cũng yêu cầu được đổi quốc hiệu là Nam Việt. Ban
đầu hoàng đế nhà Thanh là Gia Khánh không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt" để
tránh lầm với nước Nam Việt của nhà Triệu lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ
của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì lập trường của mình dù vua nhà
Thanh đã bài bác tới vài lần để tỏ cho Trung Quốc biết nếu không cho đổi thì ông
sẽ không thụ phong. Cuối cùng Gia Khánh cho đổi Nam Việt thành Việt Nam thì
ông mới chấp nhận. Năm Giáp Tí (1804) nhà Thanh sai quan sát sứ tỉnh Quảng
Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong tại Thăng Long, ông cho người đem đồ sang
cống tạ và lập lệ triều cống: 3 năm một lần. Và mối quan hệ với nhà Thanh luôn
trong tình trạng êm đẹp.
2.2.2. Đối với Pháp.
Với người Pháp, ông vẫn tiếp tục những biểu hiện tỏ ra thân mật với người Pháp.
Ông trả công hậu hĩ cho những người đã từng theo giúp mình, một số sĩ quan
người Pháp cũng được làm quan trong triều đình Huế với những ưu đãi đặc biệt.
Về mặt hình thức vua Gia Long là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối
xử với họ như những ân nhân. Mặc dù rất hậu đãi với người Pháp nhưng ông chỉ
cho bổng lộc, chức tước mà không ban quyền hạn, do đó họ không chi phối được
chính sự nhà Nguyễn. Nhà Vua thường cảnh tỉnh các triều thần về mối đe dọa sự
an nguy của quốc gia từ sự thông thương và truyền đạo của Pháp. Nhà Vua đã
nhiều lần tỏ ra rất hài lòng về việc trước kia không nhận được cứu viện của triều
đình Louis XVI. Khoảng năm 1818, thuyền chiến Pháp "La Cybèle" chở theo bá
tước Achille de Kergariou cập cảng, xin được gặp nhà vua để bàn việc thực hiện
hiệp ước trước kia nhưng do Kergariou không có quốc thư nên ông không tiếp. Khi
thuyền trưởng tàu La Cybèle đòi vua Gia Long thực hiện các điều khoản trong hiệp
ước trước kia, ông sai quan đáp lại rằng do trước Pháp không thực hiện thì nay bỏ,
phớt lờ hoàn toàn các vị quan người Pháp trong triều đình. Việc thất bại liên tục cố
gắng tạo dựng mối quan hệ đặc biệt cho người Pháp ở Việt Nam làm cho các ông
quan Pháp trong triều chán chường. Đến độ khoảng một năm sau, 1819, khi người
Pháp lại tiếp tục quay trở lại qua hai tàu "La Rose" và "La Henri" thì Chaigneau
xin đi theo luôn vì lý do "thăm nhà" và "đi tìm vacxin đậu mùa". Tuy nhiên, việc

ông mời các sĩ quan Pháp huấn luyện quân đội và củng cố thành trì cho nhà
20
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Nguyễn cũng làm cho ông trở thành người mở đầu cho ảnh hưởng của người Pháp
tại Việt Nam. Chính những biểu hiện đó khiến người ta thường đánh giá vua Gia
Long trong bản chất Nguyễn Ánh, phê phán ông về những hành động khi ông đang
còn là Nguyễn Ánh. Do vậy, hình ảnh ông trở nên không tốt đẹp vì sự tồi tệ mà
Nguyễn Ánh đã tạo ra trong lịch sử dân tộc.
2.2.3. Đối với các nước Phương Tây khác.
Vua Gia Long hầu như không có chính sách giao thiệp chính thức với các quốc
gia thuộc thế giới phương Tây khác ngoài Pháp: đơn cử như năm 1804, nước Anh
sai một sứ giả tên là John W. Roberts tới xin dâng lễ vật và quốc thư với mong
được mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, Quảng Nam nhưng mọi việc chẳng đến
đâu. Nguyên nhân thất bại của Roberts là tại vì một sứ giả tiền trạm là Thuyền
trưởng Allan trong khi mang quốc thư của David Lance (một nhà quản lý ở công ty
Đông Ấn, cấp trên của Roberts) khi tới gặp vua Gia Long thông báo về chuyến
viếng thăm của Robert có hơi lỡ lời khi nói chuyện về vấn đề Trà Sơn; việc này
cộng với sự kiện nước Anh chiếm Ấn Độ trước đó và sự dèm pha của Chaigneau
và Vannier khiến ông nghi ngờ mục đích của người Anh rồi sau đó từ chối luôn.
Sau đó họ còn tiếp tục dâng thư xin hai ba lần nữa nhưng đều bất bại. Đối với
người Mỹ, khoảng năm 1803, một thuyền của Hoa Kỳ tên là "Frame" dưới sự chỉ
huy của thuyền trưởng Jeremiah Briggs đến Đà Nẵng rồi sau đó, dưới lời khuyên
của người Pháp, đã đi ra Huế để gặp ông. Sau khi đến Huế và rời thuyền khoảng 6
ngày, Briggs đã được ông cho phép buôn bán ở Việt Nam. Thời gian sau đó, nhiều
thuyền khác của người Mỹ tới Việt Nam: ví dụ ngày 7 tháng 6 năm 1819, một tàu
tên là "Franklin" với thuyền trưởng khác là ông John White đã ghé vao vùng Nam
Hà và được quan Tổng trấn đón tiếp chu đáo. Sau đó, White rời Việt Nam đến
Manila, Philippines rồi quay lại cùng với một tàu khác tên là "'Marmion" với
thuyền trưởng John Brown và tìm cách buôn bán ở Việt Nam nhưng bất thành.
Ngoài hai tàu trên còn có một số tàu Mỹ khác viếng thăm Việt Nam nhưng hầu

như không có hoạt động gì đáng kể như tàu "Aurora of Salem" của thuyền trưởng
Robert Gould hay "Beverly" của thuyền trưởng John Garner. Sau thời gian đó,
người Mỹ không còn viếng thăm Việt Nam lần nào nữa.
21
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Tuy chính sách nhìn chung là lạnh nhạt vậy, nhưng ông vẫn giữ gìn nhưng không
thắt chặt mối liên lạc chính thức cũng như các cam kết chính trị với chính phủ
phương Tây để khỏi sa vào những lỗi lầm dẫn đến số phận như Ấn Độ. Bên cạnh
đó, Ông còn thi hành một chính sách "giúp đỡ người từ xa tới" của Nho giáo tàu
thuyền của bất kỳ nước nào gặp rắc rối trong vùng lãnh hải của Việt Nam đều được
giúp đỡ tùy theo mức độ cần thiết; điều mà các vua Nguyễn sau đều noi theo.
2.2.4. Đối với các nước khu vực Đông Nam Á.
Với ba quốc gia láng giềng là Chân Lạp, Xiêm La, và Vạn Tượng; thời kỳ ông cai
trị cũng là thời kỳ Việt Nam khẳng định ảnh hưởng của mình trong khu vực. Năm
Nhâm Tuất (1802), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân không theo Xiêm La nữa mà
sai sứ đến xin được thần phục ông nước Đại Việt. Ngày 2 tháng 9, ông phong cho
Nặc Ông Chân làm Quốc vương Cao Miên rồi sai Ngô Nhơn Tĩnh, Trần Công Đàn
làm Chánh phó sứ mang sắc phong và ấn mạ vàng có núm hình lạc đà đến Chân
Lạp, làm lễ sách phong, rồi định ra lệ cống tiến mỗi 3 năm 1 lần, lấy năm Đinh
Mão (1807) làm đầu. Ba người em của Nặc Ông Chân (Ang Chan II) là Nặc Ông
Nguyên (Ang Suguon), Nặc Ông Lem tức Nặc Ông Em (Ang Im), và Nặc Ông
Đôn (Ang Duong) muốn tranh quyền của anh mình nên sang Xiêm La cầu cứu.
Xiêm La đòi Nặc Ông Chân chia quyền nhưng ông từ chối, Xiêm La liền cho quân
sang đánh và buộc Nặc Ông Chân bỏ chạy sang cầu cứu Việt Nam. Ông viết thư
trách cứ Xiêm La và Xiêm La đáp lại là họ chỉ giúp anh em Nặc Ông Chân giảng
hòa chứ không đối kháng với Việt Nam. Vua Gia Long liền cho Lê Văn Duyệt kéo
10.000 quân sang buộc Xiêm La cho Nặc Ông Chân về nước và rút quân hoàn toàn
ra khỏi Chân Lạp. Lê Văn Duyệt dâng sớ xin xây thành Nam Vang (Phnom Penh)
và thành La-Lêm. Khi xây xong Vua Gia Long cho Nguyễn Văn Thoại đem 1.000
quân sang trấn giữ và xác lập quyền "bảo hộ" của Việt Nam tại Chân Lạp.

Đối với Xiêm La, ngay trước khi lên ngôi, Ông đã từng sáu lần cho sứ mang hoa
vàng hoa bạc sang tặng vua Rama I nhằm cảm ơn Xiêm giúp đỡ; và dù ngay sau
khi lên ngôi gặp phải vấn đề Chân Lạp thì mối quan hệ Việt Nam-Xiêm La vẫn
được cả hai nước cố gắng giữ gìn. Ông còn nhiều lần bày tỏ sự lo ngại của ông,
nếu ngôi vua Xiêm bị bỏ trống, và ông đã nhiều lần gây áp lực lên triều vua Rama I
22
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
chọn ra một thái tử nối ngôi (đặc biệt vào các năm 1804 và 1805). Cuối cùng vua
Xiêm cũng chọn Rama II, một người được triều Gia Long yêu thích. Tuy vậy, nhà
Vua vẫn đề phòng Xiêm La, điều này được thể hiện qua việc Ông đã nhiều lần xét
đến việc thành lập liên minh với Miến Điện để chống Xiêm (khi này Miến Điện và
Xiêm La đang có chiến tranh) nhưng vẫn chưa quyết, để rồi sau này vị vua nối
ngôi Minh Mạng từ chối hẳn việc Miến Điện. Đối với Vạn Tượng, Việt Nam và
Xiêm La hình thành một thế giằng co ảnh hưởng: Vua Vạn Tượng Inthavong trước
kia có cùng hỗ trợ ông đánh Tây Sơn thường tỏ ra ngả về phía Việt Nam nhiều hơn
là phía Xiêm dù lúc này cả Xiêm và Việt Nam đều đang có ảnh hưởng tại Vạn
Tượng. Ông đưa ra nhiều chính sách chiêu dụ Inthavong: tại Việt Nam, Inthavong
được đón tiếp dưới danh hiệu quốc vương, trong khi ở Xiêm ông Vua này chỉ được
gọi là Chao (lãnh chúa); và vào khoảng năm 1802 Vua Gia Long công nhận quyền
cai trị của Inthavong trên đất Xiang Khouang. Vị vua nối ngôi của Inthavong là
Chao Anou cũng tiếp tục chính sách tương tự, và Việt Nam tuy vẫn đối xử tốt với
Vạn Tượng nhưng vẫn vị nể Xiêm.
Bên cạnh đó Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn tại Đà Nẵng đầu thế kỷ XIX
cũng quan trọng. Bởi vì Sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long đã chọn Đà Nẵng
làm nơi đón tiếp các sứ thần đến quan hệ ngoại giao, thương mại Từ đây, cảng
Đà Nẵng trở thành hải cảng chính thức và duy nhất thực thi chính sách ngoại giao
của nhà Nguyễn với các nước đến quan hệ qua đường biển. Chọn Đà Nẵng làm cửa
ngõ giao thương, mục đích của nhà Nguyễn là bảo đảm an ninh quốc gia, giám sát
hoạt động của các giáo sĩ phương Tây, nghe ngóng tình hình của các nước trong
khu vực và thế giới, tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới tạo điều kiện thúc đẩy kinh

tế - xã hội phát triển.
Giống như các chúa Nguyễn trước đây, đối với các nước trong khu vực Châu Á,
nhà Nguyễn có quan hệ thân thiện hữu nghị với một số nước khác trong khu vực
Đông Nam Á; đối với các nước phương Tây là Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Hà Lan Tuy nhiên, nhà Nguyễn chỉ cho tiếp các nước phương Tây tại
Đà Nẵng với những điều kiện hết sức chặt chẽ, khắt khe tùy theo mối quan hệ ấm
lạnh, mà nguyên nhân của chính sách này là do hoạt động do thám của tàu thuyền
các nước phương Tây và các giáo sĩ ở nước ta mà ra. Chủ trương trên của nhà
23
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
Nguyễn thể hiện sự kỳ thị đối với các nước phương Tây và sự lo xa về vấn đề an
ninh quốc gia. Trước hết, đó là sự xâm nhập ngày càng sâu của Thiên Chúa giáo
đối với nước ta khiến cho truyền thống “Tam giáo đồng quy” bị đe dọa nghiêm
trọng. Điều này sẽ tạo nên sự phá vỡ vị trí của Nho giáo trong đời sống xã hội
nước ta, mà Nho giáo là công cụ duy trì trật tự của xã hội, là công cụ giúp cho nhà
nước phong kiến thiết lập nên một trật tự xã hội theo chiều hướng có lợi, bảo vệ
vững chắc địa vị của giai cấp thống trị, đồng thời, Nho giáo đã có một thời gian dài
ăn sâu, bám rễ, có vị trí khá vững chãi trong đời sống xã hội Việt Nam (cũng như
một số quốc gia khác ở Phương Đông), được xã hội Việt Nam đón nhận và chấp
nhận sự tồn tại, có thời kỳ đã trở thành quốc giáo ở nước ta. Thiên Chúa giáo
không phù hợp với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đặc biệt có nguy cơ phá vỡ, làm
lung lay, ảnh hưởng đến tôn ti, trật tự xã hội mà giai cấp phong kiến đã thiết lập và
duy trì. Mặt khác, nhà Nguyễn còn lo xa bởi sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo
cũng sẽ ảnh hưởng đến phong tục tập quán của dân tộc. Chính vì vậy, trong triều
Nguyễn (đặc biệt sau khi cuộc chiến xâm lược của Thực dân Pháp nổ ra), tư tưởng
chi phối từ cung đình xuống dân chúng, đó là 3 vấn đề chính: Chính đạo hay Tà
giáo (Nho giáo hay Thiên Chúa giáo?), Chiến hay Hòa (đánh Pháp hay đầu hàng?),
Duy tân hay Thủ cựu (ủng hộ cải cách hay không?). Tiếc rằng nhiều sĩ phu yêu
nước đã quay lưng lại với xu hướng cải cách và ủng hộ việc “cấm đạo” của triều
đình và được thi hành ngày càng gay gắt. Chính sách này tuy có hạt nhân hợp lý và

có ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng trong thực tiễn thì “lợi bất cập hại”.
Các sứ thần phương Tây đến Đà Nẵng phải có đủ hai điều kiện, đó là phải có quốc
thư của nước xin giao thương và lễ vật. Lễ vật thường là những đồ vật hiếm lạ,
hiếm và có thể là quý giá của quốc gia đó nhưng không là điều kiện bắt buộc như
quốc thư phải có mới được đón tiếp. Sứ giả không có quốc thư là không đủ tư cách,
dù là sứ giả nước Pháp - nước có nhiều ơn nghĩa với nhà Nguyễn cũng không được
đón tiếp. Ví dụ như năm 1817 “tàu Pháp đến đậu ở Đà Nẵng, đưa cho Nguyễn Văn
Thắng xin được vào dâng sản vật nhưng không có quốc thư, vua không tiếp”. Và
khi có đủ các điều kiện vua vẫn không tiếp vì vấn đề an ninh hoặc vấn đề tế nhị
khác, tuy nhiên một quan đại thần thay vua vào Đà Nẵng đón tiếp sứ thần.
Như vậy, chủ trương của nhà Nguyễn không muốn mở rộng quan hệ với các nước
24
Đóng Góp Của Vua Gia Long Đối Với Triều Nguyễn ( 1802-1820)
phương Tây, nhất là khi âm mưu bành trướng xâm lược của phương Tây ngày càng
lộ rõ thì nhà Nguyễn hạn chế giao thương, đồng thời tăng cường phòng phủ Đà
Nẵng. Đà Nẵng được chú trọng trong công tác tổ chức phòng thủ hơn là chú trọng
trong công tác ngoại thương. Chủ trương và biện pháp giao thương chặt chẽ còn
biểu hiện trong hoạt động ngoại giao diễn ra tại Đà Nẵng. Thông thường, tàu
thuyền của sứ thần các nước đến cảng Đà Nẵng, sau khi có thông báo có quốc thư
và lễ vật xin đệ trình lên vua của các quan sở tại, tàu thuyền của họ sẽ được cập
cảng sau khi đã qua khám xét, sau đó được phép cử người lên bờ có sự giám sát
của quan binh địa phương mua những nhu yếu phẩm cần thiết như thực phẩm,
nước uống, than củi Và tất cả ở lại trên tàu chờ các quan địa phương viết báo cáo
xin ý kiến của nhà vua. Chỉ thị của vua thường đến sau 10 đến 15 ngày sau khi tàu
cập cảng. Những trường hợp cấp bách thì phản hồi của triều đình trong vòng vài ba
ngày. Nghi thức ngoại giao tổ chức tại Đà Nẵng khá long trọng, được quy định cụ
thể trước năm Gia Long thứ 17 (1817), khi tàu các nước đến “kéo cờ và bắn 21
phát đại bác chào mừng, đồng thời trên thành Điện Hải cũng phát 21 tiếng súng”.
Nhưng về sau chỉ cho phép bắn từ 3 đến 6 phát súng chào mừng quý khách mà
thôi. Việc đón tiếp chính thức của nước chủ nhà có thể diễn ra ở triều đình Huế nếu

Vua đồng ý, nhưng thường tổ chức ở Đà Nẵng do đại diện triều đình hoặc là quan
của ty Thương Bạc vào phối hợp với quan binh sở tại. Tuy không quy định cụ thể,
tùy theo hoàn cảnh và tùy theo sứ thần thuộc quốc gia nào, chức vụ gì và đi thuyền
chiến hay thuyền buôn lớn hay bé mà nghi lễ đón tiếp được tổ chức quy mô long
trọng hay đơn giản khác nhau.
Với những lợi thế riêng, ngay từ buổi đầu thiết lập, nhà Nguyễn đã chọn Đà Nẵng
làm cửa ngõ đối ngoại chính thức của nước ta đối với các nước phương Tây. Trong
hoàn cảnh các nước phương Tây tranh nhau tìm kiếm thị trường, với sức mạnh
kinh tế và quân sự mỗi quốc gia phương Tây khi cử đặc sứ đến xin quan hệ với các
nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều muốn quốc gia sở tại
dành riêng cho quốc gia mình đặc quyền giao thương, đã làm cho cảng Đà Nẵng
trở thành nơi thu hút các sứ thần phương Tây đến xin quan hệ nhưng nhiều nhất là
các phái đoàn các nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp - những quốc gia phát triển mạnh
nhất lúc bấy giờ. Điều đó làm cho chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với
25

×