Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ BỘT CỎ STYLOSANTHES GUIANENSISCIAT 184 KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GÀ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.18 KB, 9 trang )


HỒ THỊ BÍCH NGỌC - Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184


51

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ BỘT CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184
KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA
GÀ THỊT
Hồ Thị Bích Ngọc
1
, Phan Đình Thắm
1
, Nguyễn Ngọc Anh
2
và Phan Xuân Hảo
3
1
Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên;
2
Viện Chăn nuôi;
3
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Tác giả liên hệ: PGS.TS. Phan Đình Thắm. Mobi: 0912735671; E-mail:
ABSTRACT
Effect of different levels of Stylosanthes guianensis CIAT 184 meal in the diets on growth
performance and meat quality of broiler
An experiment aimed to determine the possible effects of different levels of Stylosanthes
guianensis CIAT 184 meal (SLM) in the diets on growth performance and meat quality of
broiler was conducted. 150 one day old Luong Phuong broiler chickens with an average body


weight of 41g were randomly alocated in five treatments, each of 30 birds and 10 birds for
one replication, were used. The treatments so called the control, treatment 1, treatment 2,
treatment 3 and treatment 4, contained 0, 2, 4, 6, 8% of SLM in the diets, respectiely. Feed
and water were supplied ad libitum. During the trial, birds were weighed at the beginning and
the end weekly.
The results showed that the SLM in the diet at level 8% had no significant effect on survival
rate, feed intake, feed conversion ratio and meat quality of Luong Phuong broiler chicken.
However, 2% and 4% of SLM in the diet (treatmen 2 and treatment 4) significantly improved
(P<0,001) the average daily weight gain. The yellow pigmentation of the skin increased when
inceased levels of SLM in the diet.
Key words: Stylosanthes guianensis CIAT 184 meal, broilers, growth performance, meat
quality
ĐẶT VẤN ĐỀ
Stylosanthes guianensis CIAT 184 là loài cỏ được chọn tạo từ Trung tâm Nông nghiệp nhiệt
đới quốc tế (CIAT). Stylo CIAT-184 là loài đậu lưu niên ngắn (2 đến 3 năm) mọc thành bụi
nhỏ với vài cành hóa gỗ, có tiềm năng năng suất chất xanh và hàm lượng protein cao. Protein
thô dao động từ 12,1-18,1% trong thân lá (Sukkasem và cs, 2002), nhưng lên đến 21% ở lá
(Huy và cs, 2000). Stylosanthes đã được sử dụng như là nguồn protein thực vật cho lợn, vịt và
gà tại Trung Quốc (Guptan và Singh, 1983). Stylo CIAT-184 có thể cho ăn ở dạng tươi hoặc
khô như cỏ khô và bột lá. (Horne và Stür, 1999). Bột cỏ Stylosanthes được sử dụng ở Trung
Quốc từ những năm 1990 và Ấn Độ năm 2000. Trong quá trình sử dụng cho thấy bột cỏ Stylo
có tính đa dụng. Nó giàu protein, vitamin và dưỡng chất khác (Bai Changjun, 2004). Một số
thử nghiệm (Gupta và cs, 1992), (Bai Changjun và cs, 2004) được tiến hành trên gà đã chỉ ra
rằng bột cỏ Stylosanthes có thể thay thế nguyên liệu đắt tiền (bột cá) trong khẩu phần ăn lên
đến 6%, mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm cuối cùng. Da và màu sắc chân của
gà thịt hấp dẫn hơn khi ăn khẩu phần có chứa bột cỏ Stylosanthes. Ở Việt Nam, cho đến nay
chưa thấy tài liệu nào công bố về việc sử dụng bột cỏ Stylo trong khẩu phần của gà thịt. Vì
vây, để sử dụng nguồn thức ăn dễ trồng, năng suất và chất lượng cao, giảm tỷ lệ ngô và khô
dầu đậu tương, là loại thức ăn có giá thành cao, cần nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bột cỏ
Stylosanthes guianensis CIAT 184 khác nhau đến năng suất và chất lượng của gà thịt.


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011


52

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gà Broiler giống Lương Phượng từ 1-70 ngày tuổi
Thức ăn: Cỏ Stylo 184 sau thu hoạch được cắt ngắn 2 - 5cm, phơi khô trên nền xi măng trong
vòng 2 ngày và nghiền thành bột. Bột cỏ và các nguyên liệu thức ăn được phân tích thành phần
hoá học tại Viện khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên. Giá trị năng lượng trao đổi của cỏ
được tính theo Leclercq và cs (1984) ME=3951+54,4xEE-40,8xAsh-88,7xCF; Ngô,
ME=36,21xCP+85,44xEE+37,26xNFE; Bột cá, ME=35,87xDM-34,08xAsh+42,09xEE
(Janssen, 1989); Bột sắn, ME= 4054-43,4xAsh-103xCF (Janssen và cs, 1989); Cám gạo chiết
ly, ME=3887-52xAsh-37,5xNDF (Carre và Rozo, 1990); Khô dầu đậu tương,
ME=3985+47,02xEE-53,07xAsh-44,62xNDF (Carre và Rozo, 1991), Carre và Brillouet (1989).
(CP: 19,87;
C
F:
25,14;
EE:
1,71;
DXKĐ:
37,07;
A
s
h:
7,06; ME: 1281,83Kcal/kg DM).
Các nguyên liệu thức ăn và bột cỏ Stylo CIAT 184 (BCS) sau khi phối trộn được đóng viên

tại Công ty chế biến thức ăn Đại Minh, TX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung nghiên cứu: Khả năng sản xuất của gà thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng
thịt
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành thiết kế theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, chế độ ăn của mỗi thí
nghiệm được lặp lại ba lần và mỗi lần có 30 gà. 450 gà Lương Phượng 1 ngày tuổi được cân
và phân bổ với số lượng tương đương vào năm nhóm thí nghiệm (0, 2, 4, 6 và 8 % bột cỏ
Stylo184) đảm bảo đồng đều về khối lượng. Mỗi nhóm 30 gà đã được nhốt trong một ô có
diện tích 3,3 x1,2 m. Thức ăn và nước được cho ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Thí
nghiệm kéo dài 10 tuần.
Diễn giải ĐC TN1 TN2 TN3 TN4
Số lượng (con)/lần 30 30 30 30 30
Nhắc lại (r) 3 3 3 3 3
Thời gian nuôi (ngày) 70 70 70 70 70
Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt
Yếu tố thí nghiệm
(bột cỏ Stylo 184)
0% 2% 4% 6% 8%
Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ nuôi sống
Hàng ngày theo dõi và ghi chép số gà chết. Cuối đợt thí nghiệm tính tỷ lệ nuôi sống
- Hiệu quả sử dụng thức ăn (thức ăn cho ăn tự do)
- Chất lượng thịt
+ Xác định pH cơ ngực
+ Xác định tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản

HỒ THỊ BÍCH NGỌC - Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184



53

+ Đo màu sắc thịt
+ Xác định độ dai của thịt
Phân loại chất lượng thịt dựa vào màu sáng (L), giá trị pH
15
và pH
24
cơ ngực theo tiêu chuẩn
của Barbut và Marcone (2005): thịt bình thường (chất lượng tốt): 46 < L< 53 và 5,7 < pH
24
<
6,1. Độ dai thịt gà phân loại theo tiêu chuẩn của Schiling và cs (2008): độ dai thịt gà > 4,5 kg :
thịt dai và độ dai < 4,5 kg: thịt không dai.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phân tích phương sai ANOVA trên phần mềm Minitab
14. Theo mô hình thống kê sau:
ijiijk
eMX
+
+
=
α

Trong đó: M: giá trị trung bình

i
α
: Ảnh hưởng của các yếu tố i (tỷ lệ bột cỏ)


ij
e
: sai số ngẫu nhiên
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần của khẩu phần ăn thí nghiệm được xây dựng bằng phần mềm do hãng Brill cung
cấp, kết quả được trình bày tại Bảng 1 và 2.
Bảng 1. Khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm giai đoạn 1-28 ngày tuổi
Tên thức ăn
ĐC
(0%BCS)

TN 1
(2% BCS)
TN 2
(4% BCS)
TN 3
(6% BCS)
TN 4
(8% BCS)
Thành phần thức ăn (cho 100kg)
Ngô vàng 61,50 60,00 58,20 55,80 53,70
Khô đỗ tương 32,00 31,20 31,15 31,0 30,90
Bột cá 3,17 3,17 2,60 2,50 2,00
Dầu đậu tương - 0,47 1,00 1,70 2,40
Bột đá 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
Dicanxiphotphat 1,06 0,89 0,78 0,72 0,67
Thức ăn bổ sung khác 1,27 1,27 1,27 1,28 1,33
Bột cỏ Stylo - 2,00 4,00 6,00 8,00
Giá trị dinh dưỡng
ME Kcal/kg 2950,8 2953,8 2949,4 2949,5 2950

CP % 21,01 21,01 20,97 21,06 21,01
EE % 2,82 3,25 3,71 4,17 4,62
CF 3,09 3,52 3,96 4,59 5,20

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011


54

Giá thành TĂ (đ/kg) 7770,00 7528,49 7461,39 7453,20 7419,71
Để đảm bảo cân đối về tỷ lệ protein và năng lương trao đổi giữa các lô thí nghiệm, khi sử
dụng bột cỏ Stylo với tỷ lệ 2 – 8% trong khẩu phần giai đoạn 1-28 ngày tuổi, đã làm giảm tỷ
lệ ngô từ 1,50 đến 7,80% và khô đỗ tương (0,80 – 1,10%). Ngược lại do giá trị năng lượng
trao đổi của bột cỏ thấp (1164,54 kcal/kg TĂ), nên phải bổ sung thêm dầu đậu tương từ 0,47
đến 2,40%. Trong khẩu phần lô đối chứng phải sử dụng caroten và chất màu tổng hợp, nên giá
thức ăn ở cả 2 giai đoạn tăng 200đ/kg
Bảng 2. Khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm giai đoạn 28-70 ngày tuổi
TT Tên thức ăn
ĐC
(0%BCS)

TN 1
(2% BCS)

TN 2
(4% BCS)
TN 3
(6% BCS)
TN 4
(8% BCS)

Thành phần thức ăn (cho 100kg)
1 Ngô vàng 54,50 52,30 50,00 48,00 46,00
2 Khô đỗ tương 28,10 27,60 27,20 27,00 26,30
3 Cám gạo chiết ly 6,00 6,00 6,00 5,00 5,00
4 Bột sắn 72% STA 6,90 6,90 6,90 7,50 8,00
5 Bột cá 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50
6 Dầu đậu tương 0,80 1,50 2,20 2,80 3,00
7 Bột đá 0,61 0,61 0,61 0,61 0,61
8 Dicanxiphotphat 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06
9 Thức ăn bổ sung khác 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53
10 Bột cỏ Stylo - 2,00 4,00 6,00 8,00
Giá trị dinh dưỡng
11 ME Kcal/kg 3001,1 3000,4 2999,1 3002,7 2997,7
12 CP % 19,01 19,01 19,04 19,06 18,99
14 EE % 3,63 4,27 4,91 5,44 5,59
15 CF% 3,21 3,65 4,10 4,48 4,93
16 Giá thành TĂ (đ/kg) 7259,00 7051,69 7047,62 7045,13 6973,86
Ở giai đoạn 28 – 70 ngày tuổi, khi sử dụng bột cỏ Stylo với tỷ lệ 2 – 8% trong khẩu phần, đã
làm giảm tỷ lệ ngô từ 2,2 đến 8,5% và khô đỗ tương (0,50 – 1,80%). Ngược lại, phải bổ sung
thêm dầu đậu tương từ 0,70 đến 2,20%. Giá thành 1 kg thức ăn của lô ĐC cao hơn so với các
lô còn lại là do phải bổ sung chất tạo màu và caroten.
Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo 184 đến hiệu suất của gà thí nghiệm được trình bày tại Bảng 3.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nuôi sống của các lô là tương đương nhau và đạt từ 95,56%
trở lên, nằm trong giới hạn cho phép của giống (từ 92% trở lên), nhưng thấp hơn kết quả của
Trần Công Xuân và cs (2003), 96,82% và Đào Văn Khanh (2004), 96,24% và cao hơn kết quả
của Nguyễn Minh Hoàn (2003), 93,33%. Theo Kagya-Agyemang và cs (2006), không có sự
sai khác về tỷ lệ nuôi sống ở gà khi sử dụng 5, 10 và 15% bột lá anh đào giả khẩu phần.
Nghiên cứu của Egbewande và cs (2011) cũng cho kết quả tương tự ở gà thịt Anak, khi sử
dụng 0; 5; 10 và 15% bột lá
Tapinanthus bangwensis

trong khẩu phần. Các kết quả nghiên

HỒ THỊ BÍCH NGỌC - Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184


55

cứu của Esonu và cs (2002); Suharti và cs (2008);

Fasuyi (2009) cũng cho kết quả tương tự
khi sử dụng một số bột lá khác. Tuy nhiên, theo Chhum Phith Loan (2001) sử dụng 20% bột
lá sắn trong khẩu phần thì tỷ lệ chết cao hơn so với sử dụng 10%. Như vậy có thể thấy, bột cỏ
nói chung và các tỷ lệ 2, 4, 6 và 8% bột cỏ Stylo 184 trong khẩu phần, không làm ảnh hưởng
đến tỷ lệ nuôi sống của gà thịt.
Tăng khối lượng tuyệt đối đạt mức cao nhất khi trong khẩu phần có chứa 2% bột cỏ và có xu
hướng giảm dần khi tăng mức bột cỏ trong khẩu phần lên >2% (P <0,001). Kết quả này tương
tự như kết quả nghiên sử dụng 3%, 6% và 9% bột cỏ Stylo cho gà thịt ở Ấn Độ, tăng khối
lượng ở nhóm sử dụng 3% bột cỏ Stylo cao hơn đáng kể so với nhóm sử dụng 6 và 9% bột cỏ
Stylo. Trong một thí nghiệm khác, Bai Changjun và cs (2004) cho biết sử dụng 2,5%, 5% và
7,5% bột cỏ Stylo trong khẩu phần của 100 gà thịt Ven Cobb, cho thấy tăng khối lượng trung
bình vào cuối thí nghiệm cao hơn đáng kể ở mức 2,5% bột cỏ Stylo (1988 g) và 5% bột cỏ
Stylo (1969 g) so với đối chứng (1783 g), nhưng thấp nhất ở mức 7,5% bột cỏ Stylo (1710 g).
Những khác biệt về khối lượng tăng cao hơn của gà ăn khẩu phần có chứa 2 và 4% bột cỏ
Stylo 184, có thể được giải thích bởi sự có mặt của protein và các chất khác như: các vitamin,
khoáng và các chất kích thích sinh học trong bột cỏ Stylo, đã cải thiện hiệu quả sử dụng thức
ăn của gà. Giảm khối lượng ở mức 6 và 8% bột cỏ Stylo 184 trong khẩu phần tương đồng với
những quan sát chung rằng, các mức bột lá cao trong khẩu phần của gia cầm thịt, sẽ làm giảm
tăng trưởng (D'Mello và Acamovic, 1989; Opara, 1996; Ash và Akoh, 1992), ngay cả khi dầu
ngô đã được sử dụng để bù đắp cho giá trị năng lượng trao đổi thấp của bột lá (Opara, 1996).
Theo D'Mello và cộng sự (1987) khẩu phần ăn có chứa 10% bột lá

Leucaena leucocephala
làm giảm đáng kể sự tăng khối lượng cơ thể của gia cầm. Tăng khối lượng thấp của gà ăn 8%
bột cỏ Stylo 184 có thể là do hàm lượng chất xơ cao của bột cỏ. Kết quả này cũng phù hợp với
quan sát trước đó của Ash và cs (1992), khi sử dụng bột lá
Sesbania sesban

Sesbania
grandiflora
đã làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà. Tuy nhiên, phân tích thống kê cho
thấy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Bảng 3. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo 184 đến hiệu suất của gà thí nghiệm
Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2 TN3 TN4 SEM

P
Tỷ lệ nuôi sống (%) 95,56 97,78 96,67 95,56 96,67
KL cơ thể ban đầu (g) 41,02 41,41 41,34 41,27 41,12 0,13

0,863

KL cơ thể kết thúc (g) 2122,2
bc
2321,5
a
2219,7
ab
2108,7
bc
2010,5
c
16,80


0,000

Khối lượng tăng (g) 2081,17
bc
2280,10
a
2178,25
ab
2067,41
bc

1969,33
cd

16,82

0,000

Tăng trọng
(g/con/ngày)
29,73
bc
32,57
a
31,12
ab
29,47
bc
28,13

c
0,29

0,000

Lượng TĂ thu nhận
(kg)
5,32

6,04

5,61

5,53

5,39

0,124

0,407
Tiêu tốn TĂ (kg TA/kg
tăng KL)
2,56

2,58 2,65 2,67 2,74 0,025

0,193

Chi phí TĂ (đ/kg TKL)


18927,34

18492,29

18963,64

19143,41

19405,2

- -
So sánh chi phí TĂ
(%)
100,00

97,70

100,19

101,14

102,52

- -

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011


56


Lượng thức ăn thu nhận, có xu hướng tăng, giảm tương tự như tăng khối lượng tuyệt đối, nhưng
không có sai khác thống kê (P>0,05). Khi tăng mức bột cỏ Stylo 184 trong khẩu phần, tiêu tốn
thức ăn cũng tăng dần từ 2,56 kg lên 2,74 kg/1kg tăng khối lượng. Điều này cho thấy có sự
giảm khả năng chuyển hoá thức ăn, tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Dada và cs, (2000) khi cho gà ăn
5, 10, 15% bột lá keo dậu, nhưng lại khác với nghiên cứu của Okonkwo và cs (1995) và
Ekenyem và cs (2006) cho thấy có sự giảm tỷ lệ chuyển hoá thức ăn có ý nghĩa thống kê (P<
0,05). Chi phí thức ăn giảm 2,30% khi tăng mức bột cỏ trong khẩu phần từ 0 đến 2% (P<0,05),
nhưng khi tiếp tục tăng tỷ lệ bột cỏ lên 8% đã làm cho chi phí cao hơn 2,52% so với ĐC.
Các kết quả nghiên cứu về sự thay đổi của chất lượng thịt được trình bày tại Bảng 4.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt (Bảng 4) cho thấy, tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến ở
lô TN2 cao nhất, song sai khác không có ý nghĩa (P>0,05). Tỷ lệ mất nước bảo quản của gà
thí nghiệm dao động từ 1,67% - 2,27% thấp hơn kết quả nghiên cứu của Rizzi và cs (2007),
3,43% và 5,13% của Mehaffey và cs (2006). Tỷ lệ mất nước tổng là tương đương nhau và
giống với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2009) trên con lai F1 (Sasso x Lương
Phượng và Hồ x Lương Phượng). Kết quả đo pH cho thấy, tỷ lệ bột cỏ trong khẩu phần không
ảnh hưởng đến pH thịt. pH giảm dần theo thời gian. Lúc 15h pH dao động trong khoảng 5,88
đến 6,08 và ở các lô TN có xu hướng cao hơn so với ĐC, nhưng không có sự sai khác thống
kê (P>0,05). Tại thời điểm 24h pH thịt nằm trong khoảng 5,54 đến 5,64 (P>0,05). Sự giảm pH
theo thời gian bảo quản là do lượng glucogen trong cơ tiếp tục phân giải sản sinh ra axit lactic,
đến khi lượng glucogen bị phân giải hết thì pH sẽ ổn định đạt gần 5,5, đó là pH tối đa hay còn
gọi là pH cuối cùng (Page và cs, 2001). Độ dai của thịt gà thí nghiệm dao động trong khoảng
từ 2,41 đến 2,79 kg. Kết quả thu được là bình thường và tương đương với một số nghiên cứu
khác là 2,06 – 2,74 kg (Schilling và cs, 2008); 2,36kg ở gà Lingnan vàng (Jiang và cs, 2007)
và thịt gà thí nghiệm là không dai (độ dai < 4,5 kg) theo phân loại độ dai thịt gà của Schilling
và cs (2008). Màu sáng (L) và màu vàng (b) thịt của gà thí nghiệm có xu hướng tăng theo sự
gia tăng của tỷ lệ bột cỏ. Màu sáng (L) dao động từ 49,24 đến 52,93 đạt theo tiêu chuẩn của
Barbut và cs (2005) (46 < L < 53). Sự sai khác về màu vàng (b) có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt
Các chỉ tiêu ĐC TN1 TN2 TN3 TN4 P

Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) 2,05 1,96 2,27 1,67 1,74 0,647
Tỷ lệ mất nước chế biến (%) 19,54 18,95 20,24 19,51 19,77 0,900
Tỷ lệ mất nước tổng (%) 21,19 20,54 22,06 20,86 21,17 0,813
pH15 5,84 6,08 5,99 5,95 6,03 0,457
pH24 5,54 5,64 5,63 5,56 5,61 0,671
Màu sắc: L (màu sáng) 49,24 50,5 51,25 51,68 52,93 0,219
a (màu đỏ) 6,11 6,42 7,36 6,89 6,54 0,599
b (màu vàng) 7,77
c
7,23
c


9,84
b
10,18
ab
10,67
a
0,004
Độ dai thịt (kg) 2,53 2,68 2,79 2,41 2,65 0,510
Nghiên cứu này cho thấy, sắc tố vàng trong cỏ
Stylosanthes
có thể được sử dụng như một
nguồn sắc tố tự nhiên trong thức ăn gia cầm và giảm chi phí thức ăn.

HỒ THỊ BÍCH NGỌC - Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184


57


KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy rằng, bột cỏ Stylo CIAT-184 có thể sử dụng làm một thành phần thức ăn
trong khẩu phần của gà thịt. Tăng tỷ lệ bột cỏ từ 2 đến 8% trong khẩu phần, không ảnh hưởng
đến tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhưng có ảnh
hưởng tới tăng trọng tuyệt đối và khối lượng gà khi kết thúc thí nghiệm. Sử dụng bột cỏ trong
khẩu phần với tỷ lệ từ 2-8%, chất lượng thịt không những không giảm, mà màu sắc của thịt
còn được cải thiện. Chi phí thức ăn thấp nhất ở lô gà ăn khẩu phần có chứa 2% bột cỏ. Như
vậy, tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần của gà thịt từ 2-4% bột cỏ
Stylosanthes guianensis
CIAT
184 là thích hợp hơn cả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Phan Xuân Hảo (2009), Xác định tỷ lệ ấp nở, sinh trưởng, năng suất chất lượng thịt của 2 tổ
hợp lai giữa gà mái Lương Phượng với trống Hồ và Sasso.
Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn số 7
– Tháng 7/2009 , pp 82 -87.
Nguyễn Minh Hoàn (2003), Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của hai giống
gà KABIR và Lương Phượng nuôi tại Nghệ An .
Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn
6/2003.
Đào Văn Khanh (2004), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng xuất và chất lượng thịt của
gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở bốn mùa vụ khác
nhau tại Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Vân Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý
Khiêm,Lê Thu Hiền (2003), Kết quả chọn tạo 3 dòng gà Lương Phượng LP1, LP2 và
LP3. (Báo cáo khoa học, viện chăn nuôi tháng 12 năm 2003).

Tiếng nước ngoài
Ash A .J and Akoh Petaia L (1992), Nutritional value of
Sesbania grandiflora
leaves for
monogastrics and ruminants. Tropical Agriculture (Trinidad) 69: pp. 223 - 228.
Bai Changjun, Liu Guodao, Wang Dongjun, Daida Krishna, Qudratullah S, Prasad V.L.K,
Rama Rao S.V., Parthasarthy Rao P, Ramesh C.R, Balagopal R and Gopalan A
(2004), Stylosanthes leaf meal for animal industries in China and India. In: High
yielding anthracnose-resistant Stylosanthes for agricultural systems (Ed.: S.
Chakraborty). ACIAR, Canberra, Australia. pp. 243 – 252.
Barbut S., Zhang L., and Marcone M. (2005), Effects of Pale, Normal, and Dark Chicken Breast
Meat on Microstructure, Extractable Proteins, and Cooking of Marinated Fillets,
Poultry
Science
84:797-802.
Caree, B. and J. M. Brillouet (1989), Detemination of water-insoluble cell walls in feeds., 72: 463-
467.
Caree, B. and E. Rozo (1990). La prédiction de la Valeur energetique des matieres premieres
destinees à L’aviculture. INRA. Productions Animales, 3; 163-169.
Chhum Phith Loan (2001), Utilization of Cassava to improve the productivity of chicken in
lower Mekong. Royal University of Agriculture, Faculty of Animal Production and
Health Phnom Penh, Cambodia.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011


58

Dada S.A.O., Attunda L.A. and Alabi B.E (2000), Utilization of
Leucaena

leaf meal as a
protein supplement in broiler finisher rations. Nig. J. Anim. Prod., 27: 40-41.
D’Mello J. P. F., Acamovic T and Walker .A .G (1987), Evaluation of Leucaena leaf meal for
broiler growth and pigmentation. Tropical Agriculture (Trinidad) 64, pp. 33 - 35.
D`Mello J. P. F and Acamovic T (1989),
Leucaena leucocephala
in Poultry Nutrition: A
review.
Animal Feed Science and Technology
26, pp.1-28.
Egbewande O.O., Jimoh A.A., Ibitoye E.B and Olorede B.R (2011), Utilization of African
Mistletoe (
Tapinanthus bangwensis
) Leaf Meal by Broiler Chickens.
Pakistan Journal
of Nutrition
. Volume: 10 (1), pp 19-22.
Ekenyem B.U. and F.N. Madubuike (2006), An Assessment of
Ipomoea asarifolia
Leaf Meal
as Feed Ingredient in Broiler Chick Production Pakistan Journal of Nutrition 5 (1): 46-
50.
Esonu B. O., Iheukwumere F. C., Emenalom O. O., Uchegbu M. C. and Etuk E. B. (2002),
Performance, nutrient utilisation and organ characteristics of broilers fed
Microdesmis
puberula
leaf meal. Department of Animal Science and Technology, Federal
University of Technology PMB 1526, Owerri- Nigeria.
Fasuyi A.O. and Akindahunsi A.O., (2009), Nutritional evaluation of
Amaranthus cruentus


leaf meal based broiler diets supplemented with cellulase/glucanase/xylanase
enzymes.
Am. J. Food Technol
4 (3), pp. 108 – 118.
Gupta J.J., Yadava B.P.S and Gupta H.K. (1992), Stylosanthes proteins in broiler ration. Ind.
J. Poultry Sci 27, pp. 87 – 90.
Guptan B.N, Singh R.B (1983). Chemical composition and nutritive value of
Styloshanthes
guyanensis
(HBK) hay (Abstract). Nutr. Abst. Rev. Series 53: 28.
Horne P.M., Stur W.W., (1999), Developing forage technologies with smallholder Farmers-
how to select the best varieties to offer farmers in Southeast Asia. 62, ACIAR
Monograph. pp. 80.
Huy L.K., An, L.V., Ly, N.T.H., Phoung, D.T., Toan, N.H., 2000. Leguminous forages as a
protein source for livestock animals in upland farming systems. SEAFRED, Forages
for smallholders Project.
Janssen, W.M. M. A., ed. 1989. European Table of energy Values for Poultry Feedstaff. 3
rd

ed. Beekbergen, Netherlands: Spelderholt Center for poultry Research and Infomation
Services.
Janssen, W.M. M. A., K. Terpstra, F. F. E. Beeking, and A. J. N. Bisalsky. 1989. Feeding
Values for Poultry Research and Infomation Services.
Jiang Z.Y., Jiang S.Q., Lin Y.C., Xi P.B., Yu D.Q., and Wut T.X (2007), Effects of
Soybean Isoflavone on Growwth performance, Meat quality, and Antioxidation in
Male Broilers.
Poultry Science
86:1356 – 1362.
Kagya-Agyemang J.K., Takyi-Boampong G., Adjei M and Karikari-Bonsu F.R. (2006), A

note on the effect of
Gliricidia sepium
leaf meal on the growth performance and
carcass characteristics of broiler chickens. Journal of Animal and Feed Sciences
16,

pp. 104 – 108.

HỒ THỊ BÍCH NGỌC - Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184


59

Leclercq, B., Y. Henry and J. M. Peter (1984). Valeur energetique des aliments destines aux
animaux monogastrique. in INRA (Ed.), Alimentation des animaux monogastrique:
Porcs, Lapins Valailles, Paris INRA, P. 9-15.
Mehaffey J.M., Pradhan S.P., Meullenet J.F., Emmert .J.L., Emmert S.R and Owens C.M
(2006), Meat quality Evaluation of Minimally Aged Broiler Breast Fillets from Five
Commercial genetic Strains,
Poultry Science
85: 902:908.
Okonkwo A.C., Wamagi I.T., Okon B.I. and Umoh B.I. (1995), Effects of Leucaena
leucocephala seed meal on the performance and carcass characteristics of broilers.
Nig. J. Anim. Prod., 22: 44-48.
Opara C. C (1996), Studies on the use of
Alchornia cordifolia
leaf meal as feed ingredient in
poultry diets. MSc Thesis, Federal University of Technology, Owerri, Nigeria .
Page J. K., Wulf D. M., SChwotzer T. R., 2001 – A survey of beef muscle color and pH.
Journal of Animal Science 79, 678-687.

Rizzi C., Marangon A and Chiericato G.M (2007), Effect of genotype on slaughtering
performance and Meat physical and sensory characteristics os organic laying hens,
Poultry Science
86: 128:135.
Schilling M.W., Radhakrishnan V., Thaxton Y.V., Christensen K., Thaxton J.P., Jackson V
(2008), The effects of broiler catching method on breast meat quality.
Meat Science
Volume 79, Issue 1
, May 2008, Pages 163-171.
Suharti .S, Banowati.A , Hermana.W , Wiryawan K.G (2008),

Carcass Composition and
Cholesterol Content of Broiler Chicken Suffered from Diarrhea and Fed Bay Leaf
Meal (Syzygium polyanthum Wight).
Journal of Animal Science and Technology
,
Faculty of Animal Science, Bogor Agricultural University, Vol 31, No 2.
Sukkasem P., Mungmecchai, S., Bruakaew, P., 2002. Effect of cutting interval and height on
yield and chemical composition of Stylosanthes guianensis CIAT 184 in Ban Thon
Soil series. Research Project No. 44(1)-0514-018. Annual report 2002. Animal
Nutrition Division, Department of Livestock Development, Ministry of Agriculture
and Cooperatives, Thailand, 59-73.
Người phản biện:
TS. Trịnh Xuân Cư và ThS. Nguyễn Giang Phúc

×