Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.4 KB, 9 trang )

Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hớng nạc có
hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực
Đồng bằng sông Hồng
Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh , Trần Thị Minh Hoàng
Bùi Minh Hạnh
Bộ môn Nghiên cứu Tiểu gia súc
Abstract
A survey on situation of the investment level, scale and economic effects of pig production models in some
province in Red river delta (Thai Binh, Ha Noi, Hai Duong and Ha Tay) were carried out in 2005. The
results showed that : Education level of the householders is low, among the surveyed households: 76,22% -
80,45% are lack of capital, 57,84% 62,01% are lack of techique and 43,78% 55,31% got problems on
veterinary, so it is difficult to increase herd size. The rate of profits/ invested capital reached 11,48
19,21% in fattening pig and 19,25% - 26,04% in sows herd (these depend on each province), reached
12,37% - 15,65% in fattening pig and 20,18% - 25,73% in sows herd (these depend on each model).
Đặt vấn đề
Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, chăn nuôi thâm canh theo hớng trang trại và gia trại
đang đợc phát triển nhanh chóng, góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành chăn nuôi
lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Tuy nhiên phần lớn các cơ sở sản xuất đều tự
xây dựng và phát triển không có qui hoạch và thiết kế trớc, do đó nảy sinh nhiều bất cập
trong quá trình sản xuất. Nhiều hộ có vốn muốn phát triển sản xuất chăn nuôi nhng
không biết nên xây dựng chuồng trại và chăn nuôi với qui mô bao nhiêu, quản lý thế nào
để có hiệu quả nhất. Mặt khác mức độ và khả năng đầu t không phải là vô hạn do đó việc
xác định hiệu quả kinh tế theo các qui mô sản xuất và vốn đầu t hợp lý có hiệu quả cao
là yêu cầu cấp bách hiện nay của sản xuất chăn nuôi theo hớng thâm canh.
Xuất phát từ hiện thực đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu xác định
mô hình chăn nuôi lợn hớng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng
bằng sông Hồng.
Mục tiêu của đề tài
- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại
- Các yếu tố ảnh hởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi loẹn theo quy mô gia trại và
trang trại.


Mục tiêu năm 2005 của đề tài:
Đánh giá đợc thực trạng mức đầu t, qui mô sản xuất và hiệu quả kinh tế của các loại
hình sản xuất chăn nuôi lợn trong thực tiễn sản xuất tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng
sông Hồng ( Thái Bình, Hà Nội, Hải Dơng, Hà Tây).
Nội dung và phơng pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Tình hình kinh tế x hội của gia đình: số nhân khẩu, trình độ, số ngời trực tiếp tham
gia chăn nuôi, làm việc khác; diện tích đất, sản phẩm ngoài chăn nuôi lợn.
- Hiện trạng chăn nuôi lợn của gia đình: hình thức kinh doanh chăn nuôi,qui mô, năng
suất, chi phí thức ăn, đầu t chuồng trại, con giống, thú y
- Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi: bao gồm các chỉ tiêu về lợi nhuận và lợi nhuận/vốn đầu
t
Đối tợng nghiên cứu
Các hộ chăn nuôi lợn hớng nạc theo các loại hình sản xuất:
- Chăn nuôi lợn nái: Các hộ chăn nuôi lợn nái mà sản phẩm cuối cùng là lợn thịt.
- Chăn nuôi lợn thịt: Các hộ chỉ chăn nuôi lợn thịt.
ở đây chúng tôi quan niệm rằng lợn hớng nạc là lợn có từ 1/2 máu ngoại trở lên.
Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Tại mỗi tỉnh, thông qua làm việc với sở Nông nghiệp và PTNT để chọ huyện, x điều tra.
Căn cứ vào quy mô đàn lợn và thực tiễn tình hình chăn nuôi lợn trong các huyện, x ở mỗi
tỉnh để xác định điều tra x nào và bao nhiêu hộ.
Các tỉnh đợc điều tra trong 2 năm 2004 - 2005:
- Tỉnh Thái Bình
- TP Hà Nội
- Tỉnh Hải Dơng
- Tỉnh Hà Tây
Phơng pháp thu thập thông tin
Phơng pháp thu thập thông tin bao gồm: Thu thập thông tin đ công bố và thu thập thông
tin mới

- Thu thập thông tin đ công bố: Bao gồm số liệu của các cơ quan Trung ơng, tỉnh,
huyện.
- Thu thập thông tin mới: Phơng pháp này là thông qua điều tra thực địa để thu thập
thông tin. Để thu thập thông tin, số liệu mới chúng tôi thực hiện theo phơng pháp nghiên
cứu PRA, phơng pháp điều tra bằng câu hỏi dựng sẵn.
Phơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phơng pháp phân tích sau:
- Phơng pháp thông kê mô tả: Phơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tợng kinh
tế x hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu ddac thu thập đợc. Phơng pháp dùng
để phân tích thực trạng chăn nuôi lợn trong các hộ.
- Phơng pháp thống kê kinh tế: Phơng pháp thống kê kinh tếdùng để xây dựng các chỉ
tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn, dùng để phân nhóm mô hình chăn nuôi, so
sánh hiệu quả kinh tế giữa các nhóm mô hình, giữa các tỉnh
Số liệu thu thập đợc phân tính theo chỉ tiêu có nuôi lợn nái hoặc chỉ nuôi lợn thịt.
Số liệu đợc phân tích trên các phần mềm: Excel, Minitab
Một số ký hiệu:
HDG: Hải Dơng; HN: Hà Nội; HTY: Hà Tây; THB: Thái Bình
Kết quả và thảo luận
Tình hình chung
Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi
Bảng 1: Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi (%)
Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái

THPT
(cấp 1+ 2)

PTTH
(cấp 3)
TC-CĐ THPT
(cấp 1+2)

PTTH
(cấp 3)
TC- CĐ ĐH
HDG
75,61 24,39 0 67,68 22,22 10,1 0
HN
25,93 70,37 3,70 50,68 43,84 5,48 0
HTY
74,73 25,28 0 28,57 42,86 0 28,57
THB
71,74 28,26 0 59,49 40,51 0 0
Tất cả
67,81 31,71 0,48 59,3 34,5 5,43 0,78

Kết quả trên cho thấy trình độ học vấn của ngời chủ hộ chăn nuôi còn thấp, đa số chỉ có
trình độ học vấn từ PTTH trở xuống. Qua khảo sát 1700 hộ, thì các hộ chăn nuôi lợn nái
có đến 93,8% chỉ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống, và trong đó thì có đến 59,3% số
chủ hộ có trình độ học vấn hết cấp 2, trong số các hộ chăn nuôi lợn thịt thì số chủ hộ có
trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống còn cao hơn chiếm tới 99,52% số hộ khảo sát đợc.
Một số khó khăn thờng gặp của các hộ chăn nuôi
Bảng 2. Một số khó khăn gặp phải của các hộ chăn nuôi(%)

Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái
Vốn
80,45 76,22
Kỹ thuật 62,01 57,84
Thú y
55,31 43,78
Đầu ra 34,08 25,41
Đầu vào

30,17 12,43
Chính sách
8,38 11,35
Lao động
6,15 1,62
Kết quả cho thấy, hầu hết các hộ đều gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật và thú y khi phát triển
chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi hàng hoá theo hình thức trang trại và gia trại. Có đến
76,22% số hộ chăn nuôi lợn nái và 80,45% số hộ chăn nuôi lợn thịt đợc hỏi nói rằng
thờng xuyên thiếu vốn nên không tăng số đầu lợn chăn nuôi lên đợc. Và khó khăn về
vốn thờng rơi vào giai đoạn lợn mang thai và đẻ hoặc lợn sắp đợc giết thịt. Khó khăn về
kỹ thuật đợc các hộ giải thích đó là ít đợc tập huấn về chăn nuôi lợn mà chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân hoặc tự học hỏi. Khó khăn về thú y bởi các lý do
nh hay xảy ra dịch bệnh, đội ngũ cán bộ thú y ít, hiệu quả điều trị của thuốc không cao.
Ngoài ra, ở một số x ngời chăn nuôi cho biết đa phần là lợn ốm thì tự điều trị là chính ít
khi gọi cán bộ thú y.
Quy mô và hiệu quả kinh tế chăn nuôi tính theo các tỉnh
Quy mô chăn nuôi
Mặc dù chỉ tiêu điều tra các hộ nuôi lợn thịt là từ 100con/năm, lợn nái là 5 nái/năm trở
lên, nhng căn cứ vào thực tiễn chăn nuôi ở khu vực Đồng bằng sông Hồng chúng tôi
quyết định điều tra từ những hộ chăn nuôi từ 60con lợn thịt/năm, 3nái/năm trở lên
Khối lợng xuất chuồng bình quân của đàn lợn thịt điều tra đợc
Chăn nuôi lợn nái, sản phẩm là lợn con. Sau đó lợn con đợc bán giống hoặc giữ nuôi thịt.
Theo kết quả điều tra thu đợc thì hơn 95% số hộ chăn nuôi lợn nái điều tra đợc là giữ
lại lợn con nuôi thịt. Do đó chúng tôi chỉ tính khối lợng xuất chuồng của đàn lợn thịt đối
với các hộ chăn nuôi lợn nái. Và các chỉ tiêu khác cũng đều căn cứ vào cách tính này để
đa ra kết quả.
Bảng 4. Khối lợng xuất chuồng bình quân/con của đàn lợn (Kg/con lợn hơi)
Tỉnh
Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái


X
tb
m
x
X
tb
m
x
HDG 67,76 1,96
63,32 0,88
HN 86,82 1,92
69,08 0,76
HTY 71,15 1,3
59,29 0,93
THB 77,68 1,85
63,89 0,87

Bảng trên cho thấy, trong chăn nuôi lợn thịt HN là tỉnh có khối lợng xuất chuồng/con
cao nhất đạt 86,82Kg/con, cao hơn hẳn các tỉnh khác, HDG là tỉnh có khối lợng xuất
chuồng thấp nhất chỉ đạt 67,76Kg/ con. Trong chăn nuôi lợn nái khối lợng xuất chuông
đàn lợn đạt bình quân lần lợt là : HN 69,08Kg/con, THB: 63,89Kg/con, HDG:
63,32Kg/con và HTY: 59,29Kg/con. Khi đợc hỏi tại sao lại xuất chuồng lợn ở trọng
lợng thấp nh vậy, thì hầu hết các câu trả lời là do ngời hành nghề giết mổ chỉ giết mổ
ở khối lợng nh vậy, nếu to quá thì sẽ khó bán và bán với giá thấp. Đây là tuỳ thuộc vào
thịt trờng chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ hộ chăn nuôi.
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế đợc xác định bởi tỷ suất lợi nhuận tính trên một đồng vốn bỏ ra. Kết
quả ở bảng trên cho thấy các hộ chăn nuôi lợn thịt ở THB đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
trong 4 tỉnh điều tra, tỷ suất lợi nhuận/vốn đạt 19,21%, đứng thứ 2 là HDG đạt 12,37%,
tiếp đó là HN đạt 11,69% và thấp nhất là HTY chỉ đạt 11,48%. Chăn nuôi lợn nái, tỷ suất

lợi nhuận/vốn cao hơn chăn nuôi lợn thịt đơn thuần, trong đó HDG đạt 26,04%, HN đạt
23,93%, THB đạt 23,7% và thấp nhất là HTY chỉ đạt 19,25%.
Bảng 5. Li chăn nuôi và tỷ suất lợi nhuận
Thông số ĐVT Tỉnh X
tb
m
x
X
tb
m
x
HDG 94696 2288
53481 2159
HN 86798 7734
55103 3970
HTY 163246 4412
286315 45328
TổngCF
1.000VNĐ
THB 120401 9650
113772 5334
HDG 106528 2608
64638 2470
HN 93883 8159
68107 4945
HTY 181976 4912
327983 50875
TổngTN
1.000VNĐ
THB 143267 11267

139784 6643
HDG 11833 424
11157 448
HN 7084 807
12992 1034
HTY 18730 568
41668 5696
Thu nhập từ
chăn nuôi
1.000VNĐ
THB 22866 1799
26012 1548
HDG 12,37 0,36
26,04 1,97
HN 11,69 0,76
23,93 0,787
HTY 11,48 0,17
19,25 3,17
TXLN/vốn
%
THB 19,21 0,51
23,7 1,07

Hiệu quả kinh tế theo các nhóm quy mô
Nhằm xác định mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi chia số liệu điều tra
nông hộ thành các nhóm. Để cho số mẫu ở mỗi mô hình là tơng đơng nhau vì vậy
chúng tôi chia thành các nhóm mô hình sau:
- Số hộ chăn nuôi lợn thịt đợc chia thành 6 nhóm quy mô nh sau: QM 300; QM2<300;
QM3 200; QM4 150; QM5 <130; QM6 100.
- Số hộ nuôi lợn nái đợc chia thành 4 nhóm mô hình theo nh sau: QM1: 10-25 nái;

QM2: 7-9 nái; QM3: 5-6 nái; QM4: 3-4 nái.
Khối lợng lợn xuất chuồng bình quân của các nhóm mô hình
Bảng 6. Khối lợng xuất chuồng bình quan của các mô hình
Nhóm mô hình Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái
X
tb
m
x
X
tb
m
x
QM1 64 3,91 58,61 1,15
QM 2 68 2,94
61,12 2,01
QM 3 74,29 3,39
58,87 0,94
QM 4 69,11 1,91
71,08 0,63
QM 5 76,75 1,6
QM 6 72,38 1,93

Bảng trên cho thấy ở chăn nuôi lợn thịt, khối lợng xuất chuồng bình quân mỗi mô hình
có sự khác biệt, ở các mô hình chăn nuôi số đầu lợn/năm thấp thì có khối lợng xuất
chuồng bình quân cao hơn. Tuy nhiên sự sai khác không đáng kể.
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi theo các quy mô.
Bảng 7
. Tỷ xuất lợi nhuận/ vốn giữa các quy mô
Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái
Nhóm mô hình

X
tb
m
x
X
tb
m
x
QM1
15,65 1,39 25,16 3,19
QM 2
14,57 0,78 25,73 4,26
QM 3
12,37 0,58 23,93 3,17
QM 4
13,74 0,42 20,18 3,23
QM 5
14,28 0,47
QM 6
12,52 0,40

Theo kết quả điều tra cho thấy, các quy mô chăn nuôi lợn thịt có tỷ suất lợi nhuận/vốn
thấp hơn các mô hình chăn nuôi lợn nái(P<0,001). Trong các quy mô chăn nuôi lợn thịt
thì QM1 có tỷ suất lợi nhuận/vốn cao hơn cả 15,65%. Trong các quy mô chăn nuôi lợn
nái, kết quả cho thấy ở QM1 - QM2 cho tỷ suất lợi nhuận/vốn cao hơn cả đạt 25,16 -
25,73%.
Tơng quan giữa một số thông số chi phí đầu t và tỷ suất lợi nhuận.
Nhằm mục đích xác định ảnh hởng của một số thông số chi phí đầu t đến tỷ suất lợi
nhuận/vốn đầu t, hay nói cách khác xác định một số yếu tố chi phí đầu t ảnh hởng
đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại chúng tôi tiến

hành phân tích tơng quan hồi quy giữa một số thông số chi phí đầu t với tỷ suất lợi
nhuận/vốn, xây dựng đợc phơng trình hồi quy tơng quan giữa một số thông số chi phí
với tỷ suất lợi nhuận/vốn nh sau:
Phơng trình hồi quy giữa một số thông số chi phí đầu t và tỷ suất lợi nhuận trong chăn
nuôi lợn thịt:
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn = 13,6 +0,000011 CF.giống -0,000014 CF.TĂ + 0,00111 CF.TY -
0,000192 CF.Khác. ( P<0,001)
Phơng trình hồi quy giữa một số thông số chi phí đầu t và tỷ suất lợi nhuận trong chăn
nuôi lợn nái đợc thể hiện theo phơng trình sau:
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn = 44,9 + 0,00157 CF.giống -0,000500 CF.TĂ + 0,00534
CF.TTNT + 0,0111 CF.TY + 0,0104 CF.khác. (P< 0,001)
Các phơng trình trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận/vốn có tỷ lệ thuận với đầu t con giống
và công tác thú y. Và tỷ lệ nghịch với chi phí thức ăn, đối với chăn nuôi lợn nái thì đầu t
. Nh vậy muốn phát triển chăn nuôi thì cần phải đầu t con giống tốt và công tác thú y
phải tốt thì mới có thể tăng lợi nhuận chăn nuôi đợc.
Kết luận và đề nghị
Kết luận
- Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi còn thấp, số chủ hộ có trình độ cấp 2 chiếm tới
hơn 60% trong khi đó số chủ hộ có trình độ TC - CĐ - ĐH có tỷ lệ rất thấp cha tới 7%,
điều này ảnh hởng đến khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi gián tiếp
ảnh hởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
- Vốn, kỹ thuật chăn nuôi, thú y là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển chăn
nuôi, tăng quy mô đàn. Tuy nhiên có tới trên 50% số hộ đợc hỏi đều cho rằng đang gặp
khó khăn vế các vấn đề này ( khó khăn về vốn: 76,22% - 80,45%, về kỹ thuật: 57,84
62,01%, thú y: 43,78 55,31%).
- Khối lợng lợn thịt xuất chuồng( tính theo Kg lợn hơi) không cao bình quan chỉ đạt từ
59,29kg/con 86,82kg/con.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế đợc chúng tôi tính toán dựa trên tỷ suất lợi
nhuận/vốn đầu t.
+ Hiệu quả kinh tế tính theo tỉnh: Các hộ chăn nuôi tại Thái Bình có tỷ suất lợi nhuận/vốn

bình quân cao hơn các tỉnh còn lại
+ Hiệu quả kinh tế tính theo quy mô: Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn nái cao
hơn so với các hộ chỉ chăn nuôi lợn thịt. Cụ thể, các quy mô chăn nuôi lợn nái đều đạt tỷ
suất lợi nhuận/vốn cao hơn 20%, trong khi đó các hộ chăn nuôi lợn thịt chỉ đạt lợi nhuận
thấp hơn 20%. Trong các mô hình chăn nuôi lợn nái thì quy mô chăn nuôi lợn nái từ 7 9
nái cho hiệu quả cao nhất (tỷ suất lợi nhuận đạt 25,73%), trong các mô hình nuôi lợn thịt
quy mô chăn nuôi QM1, QM2 là cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đề nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Để phát triển mạnh chăn nuôi lợn ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, ngoài sự nỗ lực đầu
t của các hộ chăn nuôi thì còn cần có chính sách của nhà nớc nhằm hỗ trợ và nâng cao
hiệu quả chăn nuôi ở khu vực này:
+ Tăng cờng công tác khuyến nông, xây dựng đội ngũ khuyến nông chăn nuôi ( bao gồm
cả cán bộ kỹ thuật chăn nuôi và cán bộ thú y) có trình độ đến cấp x và thôn vì nhu cầu
của ngời chăn nuôi là rất lớn.
+ Tăng cờng hỗ trợn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngời chăn nuôi vay vốn với li
xuất thấp để phát triển chăn nuôi. Cải thiện thủ tục cho vay và điều kiện thế chấp để các
hộ có khả năng đầu t phát triển chăn nuôi.
+ Đa số các hộ chăn nuôi lợn đều chăn nuôi trong khu dân c, đất chật, ngời đông dẫn
đến giảm khả năng tăng quy mô đàn, còn kéo theo dự ô nhiễm môi trờng, nguồn nớc
sinh hoạt. Do đó cần có một chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi, đa chăn nuôi ra khổi
khu dân c.
- Nhằm có cái nhìn tổng quát hơn, chúng tôi đề nghị tiếp tục điều tra một số tỉnh có chăn
nuôi lợn phát triển nh Nam Định, Bắc Ninh.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Quế Côi - Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi lợn tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông
Hồng Kỷ yếu NCKH 1992 Viện KHKTNN Việt nam.
Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp Pork Industry Handbook Hội Hạt cốc Hoa Kỳ 1996.
Nghiên cứu ngành hàng lợn tại khu vực ĐBSH Bộ môn HTNN viện KHKTNN Việt nam, Báo cáo KH
năm 1997.

Nguyễn Quế Côi, Trần Thị Minh Hoàng, Lê Minh Lịnh, Đặng Hoàng Biên Nghiên cứu đánh giá, lựa chọn
giải pháp công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi lợn hớng nạc tại tỉnh Quảng Trị
Báo cáo khoa học 2003.
Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Giang Phúc, Trịnh Quang Tuyên: Xây dựng mô
hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trờng và nâng cao năng suất chăn nuôi.
Tr 145 Báo cáo khoa học 2003.
Mạc Thị Quý, Lơng Tất Nhợ, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thành Trung, Trần Thanh Sơn và cộng tác viên:
Đánh giá nhu cầu phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện trung du và miền núi phía Bắc tại huyện Mai
Sơn, Sơn La. Tr180 Nghiên cứu khoa học 2003.
Phùng Thị Vân, Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Văn Lục: ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật và xây dựng
các mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ Đan Phợng Hà Tây. Tr 258. Báo cáo khoa học 2003
Phạm Nhật Lệ, Phạm Duy Phẩm, Đoàn Quang Hoà, Trịnh Quang Tuyên và các cộng tác viên: Nghiên cứu
mô hình chăn nuôi lợn chất lợng cao xuất khẩu ở các hộ nông dân miền Bắc. Tr 268 Báo cáo khoa học
2001

×