Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khảo sát khả năng thích nghi, sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum tại đồng bằng sông CửuLong, Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.23 KB, 10 trang )




B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 1



Kh¶o s¸t kh¶ n¨ng thÝch nghi, sinh tr−ëng vµ tÝnh n¨ng s¶n
xt cđa cá Paspalum atratum t¹i ®ång b»ng s«ng Cưu Long,
ViƯt nam
Nguyễn Thò Hồng Nhân
1
, Nguyễn Văn Hớn
1
, Nguyễn Thiết
1
, Nguyễn Thò Mùi
2

1
Đại học Cần Thơ;
2
Viện Chăn nuôi
Summary
Paspalum atratum has proven to be an execllent grass for low fertility soils which become waterlogged
during the wet season and also produces good dry season production. It has been found easy to
establish from plating tillers. The results presented in this paper are preliminary data from a range of
trials looking at forage production on waterlogged or dried soils. Paspalum could become an important
forage for seasonally waterlonged and seasonally dry soil in Mekong Delta, Vietnam.
It is need to study more about how to manage for long term production, nutritive value and persistence
on farms.


Keywords: Paspalum atratum, waterlogged and dried soils, Mekong Delta
§Ỉt vÊn ®Ị
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với khoảng 80% dân sống bằng nghề nông
nghiệp nhưng chủ yếu là độc canh cây lúa. Trong những năm gần đây các tỉnh chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm hoà nhập vào xu thế phát triển
chung của thò trường trong cả nước. Chính vì thế ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi
gia súc nhai lại đã và đang phát triển. Muốn phát triển chăn nuôi gia súc được lâu dài
và ổn đònh trong tương lai thì cần phải phát triển thêm về số lượng và chủng loại cỏ để
đảm bảo được nguồn cỏ làm thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi. Điều kiện tự nhiên
ở ĐBSCL là hàng năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lòch thì nước lũ tràn về
làm cho nguồn thức ăn trong chăn nuôi trở nên khan hiếm. Nguồn thức ăn chính của
gia súc vào mùa lũ là cây cỏ Mồm (Hymenachne acutigluna). Vì thế việc tìm ra giống
cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất cao, giá trò dinh dưỡng tốt đồng thời thích
nghi được điều kiện của ĐBSCL sẽ góp phần làm phong phú nguồn thức ăn để phục
vụ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Cỏ Paspalum atratum có nguồn gốc ở Brasil, được sử dụng như là một nguồn thức ăn
quan trọng cho gia súc ở các nước châu Á, Úc, Mỹ La Tinh có nền chăn nuôi phát triển
mạnh. Paspalum thuộc họ hoà thảo, chiều dài thân đến 1 mét, nếu kể cả chiều dài phát
hoa có thể cao đến 2 mét, phân bố rộng rãi ở vùng khí hậu ôn đới cho đến nhiệt đới.
Thái Lan bắt đầu nghiên cứu giống cỏ này từ 1994 và hiện nay nó trở thành nguồn


2

PhÇn Nghiªn cøu vỊ Gièng vËt nu«i


thức ăn chủ lực cho gia súc ở nước này. Qua nghiên cứu cho thấy giống cỏ này khá phù
hợp với vùng đất phèn, nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng rất tốt trên bò đất ngập như vùng
Đông Bắc Thái Lan và cũng có khả năng sống được trong mùa khô (Hare et al,1999).

Theo Barcellos et al, 1997 thì cỏ Paspalum sinh trưởng rất tốt ở Brazil trên đất ít mưa,
đất ngập úng, đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn chưa có các số liệu nghiên cứu về khả năng đánh giá sự
thích nghi, sinh trưởng và tính năng sản xuất của giống cỏ này trong điều kiện ngập
úng của ĐBSCL . Mục đìch đề tài là đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và giá
trò dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện khô và ngập. Kết quả thu được
làm cơ sở cho việc chọn lọc các loại cây thức ăn gia súc để có thể sản xuất trên diƯân
rộng nhằm giải quyết tốt vấn đề thức ăn xanh phục vụ cho chăn nuôi ngày càng phát
triển.
Ph−¬ng tiƯn vµ ph−¬ng ph¸p tiÕn hµnh thÝ nghiƯm
Đòa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm 1: So sánh đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum
Atratum, cỏ Sả (Panicum maximum) và cỏ Voi (Penisetum purpureum) tại thành phố
Cần Thơ tứ tháng 2 đến tháng 5 năm 2005.
Thí nghiệm 2: Khảo sát sinh trưởng và tính năng sản xuất của Paspalum atratum trong
điều kiên khô hạn và ngập. Thí nghiệm được tiến hành tại huyện Tân Phước- Tỉnh
Tiền Giang từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2005.
Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Mỗi lô thí nghiệm có diện tích là 50 m
2
và được bố trí theo thể thức
khối hoàn toàn ngẩu nhiên với 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các loại cỏ trồng cùng
khoảng cách 50 x 50 cm.
- Nghiệm thức 1: cỏ Sả (Panicum Maximum).
- Nghiệm thức 2: cỏ Voi (Penisetum Purpureum).
- Nghiệm thức 3: cỏ Paspalum Atratum.
Thí nghiệm 2: Mỗi lô thí nghiệm có diện tích là 50 m
2
và được bố trí theo bố trí theo
phương pháp thừa số 2 nhân tố với 3 lần lập lại.

Nhân tố 1: Cỏ được trồng trong và ngoài đê bao tương ứng với điều kiên ngập và khô
Nhân tố 2: Cỏ được trồng với 3 khoảng cách 30x 30 cm; 30 x 50 cm và 50 x 50 cm.



B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 3



Lứa 1 tiến hành thu hoạch lúc 50 ngày sau khi gieo, các lứa tiếp theo là 35 ngày sau
khi cắt
Khi trồng không bón phân hoá học và phân chuồng, NPK (20-20-15) được bón phân 7
ngày sau khi thu hoạch mỗi lứa.
Các chỉ tiêu theo dõi
- Sự phát triển chiều cao cây.: đo từ mặt đất đến chổ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo
liên tiếp 10 ngày sau khi trồng hoặc cắt, sau đó cách 5 ngày đo một lần.
- Sự phát triển chồi: đếm số chồi/bụi 10 ngày liên tiếp sau khi trồng hoặc sau khi cắt.
Sau đó cách 5 ngày đếm một lần cho đến lúc cây ngừng nảy chồi.
- Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protêin thô: Cắt toàn bộ cỏ trên
lô và cân tổng số để tính năng suất chất xanh, qui đổi ra tấn/ha. Cắt lúc 8-9

giờ sáng
khi trời nắng ráo
- Lấy mẫu phân tích: tiến hành lấy ngẩu nhiên mỗi lô 1 kg, cắt nhỏ và lấy mẫu ngẩu
nhiên theo phương pháp đường chéo 100 g đem sấy khô ở 65
0
C sau đó đem mẫu đi
phân tích hàm lượng nước có trong cỏ và giữ mẩu gần khô để xác đònh thành phần hoá
học và giá trò dinh dưỡng cỏ thí nghiệm.
Hàm lượng protein thô (CP), xơ thô (CF), tro (Ash) theo phương pháp AOAC (2001).

Năng lượng trao đổi (ME), tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ (OMD %) theo phương
pháp Menker và Steingass (1998). ME (MJ/kg DM) và OMD (%) được hiệu chỉnh theo
HPS. Makkar (1998).
- Khả năng phân giải thức ăn trong dạ cỏ của bò ở thời điểm 48 giờ. Mẫu chuẩn bò sẵn
ở dạng khô hoàn toàn, cắt nhỏ kích cỡ 1-3 mm. Mẫu (2-3 g) được cho vào túi chuyên
dụng đã biết trọng lượng. Túi có mẫu được cột chặt vào dây nhựa rồi đặt vào dạ cỏ
của bò. Sau thời gian 48 giờ thì lần lượt lấy ra. Sau đó các túi này được rửa sạch bằng
nước và aceton rồi đem sấy ở 105
0
C cho đến khi trọng lượng không đổi giữa 2 lần cân
(theo phương pháp của Orskov và Howell 1980).
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng Mô hình Tuyến tính Tổng quát (General Linear Model) của chương
trình Minitab Release 13.2.


4

PhÇn Nghiªn cøu vỊ Gièng vËt nu«i




KÕt qu¶ vµ th¶o ln
Thí nghiệm 1
Sự phát triển chiều cao cây
Từ khi gieo giống đến ngày thứ 20 sau khi trồng chiều cao cây không có sự khác biệt
và cao tương đương nhau giữa 3 giống cỏ thí nghiệm . Đến ngày 50 sau khi trồng thì
chiều cao của cỏ Voi là cao nhất 112,17 cm; cỏ Paspalum và cỏ Sả có chiều cao tương
đương nhau lần lượt là 97,67 và 97,2 cm nhưng không có sự khác biệt về ý nghóa thống

kê về chiều cao giữa 3 loại cỏ thí nghiệm (P=0,5). Tốc độ tăng trưởng trung bình về
chiều cao cây/5 ngày sau khi trồng là 10,8 cm ở cỏ Sả và cỏ Paspalum; 12,46 cm ở cỏ
Voi lứa 1 (50 ngày sau khi trồng) và 24,2 cm ở cỏ Sả; 19,9 cm ở cỏ Voi và 13,3 cm ở
cỏ Paspalum lứa 2 (35 ngày sau khi cắt).
Bảng 3.1 Sự phát triển chiều cao cây (cm) của các giống cỏ
Loại cỏ Ngày sau
khi trồng
Sả Voi Paspalum
SE P
L ứa 1 97,2 112,17 97,67 3,31 0,5
L ứa 2 145,23
a
119,59
a
80,07
b
6,34 0,005
L ứa 3 114,55
a
111,68
a
92,2
b
2,46 0,006
Ghi chú: những chữ số cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu chung (a,b,c) thì không sai khác.

Ở lứa 2 và lứa 3, ngày thứ 35 sau khi cắt thì cỏ chiều cao của cỏ Sả và cỏ Voi có sự
khác biệt với cỏ Paspalum về ý nghóa thống kê. Sự phát triển của cỏ cả ba loại cỏ ở
giai đoạn này đều tốt hơn ở lứa 1 là do cây đã thích nghi tốt hơn, hệ rễ nhiều hơn và
ăn sâu hơn.

Sự phát triển chồi
Bảng 3.2 Sự phát triển chồi các giống cỏ thí nghiệm
Loại cỏ Ngày
SKC
Sả Voi Paspalum
SE P
Lứa 1 24,77 23,87 24,47
0,97
0,809
Lứa 2
58,77
a
32,87
b
53,18
a
2,66 0,005
Lứa 3
58,61
a
33,53
b
54,66
a
1,42 0,001
Ghi chú: những chữ số cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu chung (a,b,c) thì không sai khác.





B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 5



Tỷ lệ ra chồi chòu ảnh hưởng rất lớn vào ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng, khả năng tạo rễ…Ở
ngày thứ 10 cỏ trồng trong thí nghiệm đã bình quân 5 chồi/bụi và số chồi mọc lên khá
tốt. Sự sinh chồi đều đặn ở cả 3 giống cỏ thí nghiệm. Số chồi đến ngày thứ 45 thì đạt
trung bình 23 - 24 chồi/bụi. Cả trong lứa 1 không có sự khác biệt về số chồi giữa các
loại cỏ thí nghiệm. Sự không sai khác là do cỏ trồng ở cùng khoảng cách, được chăm
sóc như nhau. Sự phát triển số chối tiếp tục tăng cao ở cả 3 giống cỏ.
Ở lứa 2 và 3 vào ngày thứ 35 sau khi cắt có sự sai khác số chồi về mặt thống kê giữa
cỏ Sả và cỏ Paspalum so với cỏ Voi với mức ý nghóa P=0,005 và P= 0,001
Năng Suất Chất Xanh, Năng suất chất khô và năng suất protein thô
Bảng 3.3 Năng Suất Chất Xanh, Năng suất chất khô và năng suất protein thô (tấn/ha)
của cỏ thí nghiệm
Loại cỏ Lứa thu
hoạch
Chỉ tiêu
Sả Voi Paspalum
SE P
NSCX 25,47 26,8 22,6 1,11 0,12
NSCK 3,94 3,75 3,99 0,16 0,55
1
NSCP 0,35 0,35 0,32 0,02 0,51
NSCX 28,61 33,16 34,56 3,44 0,50
NSCK 5,02 4,74 5,31 0,61 0,80
2
NSCP 0,42 0,39 0,48 0,05 0,85
NSCX 30,37 33,73 35,23 2,3 0,41
NSCK 5,32 4,81 5,4 0,43 0,61

3
NSCP 0,45 0,39 0,49 0,03 0,26
NSCX: năng suất chất xanh. NSCK: năng suất chất khô. NSCP: năng suất protein thô

Ở đợt thu hoạch lứa 1, năng suất chất xanh thấp hơn lứa 2 và 3 là do đợt 1 cây mới
trồng, khả năng thích nghi với môi trường kém, cây chưa nảy nhiều chồi và cần thời
gian thích nghi. Cây trồng trên đất pha cát, thiếu nước và phân bón nên thu hoạch năng
suất kém. Ở đợt thu hoạch lứa 2, 3 do cây đã thích nghi, hệ rễ đã phát triển, cây ra
nhiều chồi nên năng suất tăng cao. Nếu tính bình quân lứa 10 lứa cắt / năm thì năng
suất chất xanh/năm của cỏ Sả, cỏ Voi và cỏ Paspalum trong thí nghiệm lần lượt là 281;
312 và 305 tấn/ha/năm.
Để đánh giá giá trò dinh dưỡng của thức ăn xanh thì so sánh năng suất chất khô chính
xác hơn là năng suất chất xanh và không có sự khác biệt về năng suất chất khô và
năng suất protein thô của các giống cỏ thí nghiệm ở cả 2 lứa (P=0,5 lứa 1, P=0,85 lứa 2
và P=0,26 lứa 3 ). Năng suất chất khô/năm của ba giống cỏ: cỏ Sả, cỏ Voi, cỏ


6

PhÇn Nghiªn cøu vỊ Gièng vËt nu«i


Paspalum lần lượt là 47; 44; 49 tấn/ha/năm. Năng suất protein thô/năm của cỏ Sả, cỏ
Voi và cỏ Paspalum lần lượt là: 4,1; 3,8 và 4,3 tấn/ha/năm.
Giá trò dinh dưỡng các giống cỏ thí nghiệm
Hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi ở mỗi loại thức ăn, ở mỗi loại cỏ khác nhau
và còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cỏ. Phân tích hoá học
trong phòng thí nghiệm cho phép chúng tôi đo đạt được hàm lượng chất dinh dưỡng
chủ yếu trong mỗi loại cỏ thí nghiệm.




B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 7



Bảng 3.4 Hàm lượng dưỡng chất 3 loại cỏ thí nghiệm
CP CF Khoáng CHC Lứa thu
hoạch
Loại cỏ
VCK
(%)
% VCK
ME
(MJ/kg)
Sả 15,47
a
8,88
a
26,86
a
19,31 80,69 8,78
Voi 13,99
b
9,39
a
27,1
a
18,83 81,17 9,26
Paspalum 17,72

c
8,05
b
30,78
b
14,72 85,28 8,28
SE 0,223 0,16 0,07 1,00 1,00 0,19
1
P 0,001 0,010 0,001 0,058 0,058 0,055
Sả 17,49
a
8,46
a
31,95
a
11,77
a
88,23 8,49
a
Voi 14,24
b
8,2
b
29,3
b
11,00
a
89,00 9,92
b
Paspalum 15,35

b
9,03
c
28,04
c
9,76
b
90,24 9,7
b
SE 0,24 0,05 0,81 0,18 0,18 0,15
2
P 0,002 0,001 0,001 0,004 0,004 0,005
Ghi chú: những chữ số cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu chung (a,b,c) thì không sai khác.
Bảng 3.5 Tỷ lệ tiêu hoá các chất hữu cơ (%) và khả năng phân giải của các loại cỏ
thí nghiệm
Loại cỏ

Sả Voi Paspalum
SE P
Lứa 1
Tỷ lệ TH CHC 58,58 61,78 55,25 1,2 0,053
Tỷ lệ phân giải VCK 63,12 58,29 61,27 2,48 0,46
Lứa 2
Tỷ lệ TH CHC 56,62
a
65,98
b
64,58
b
0,96 0,005

Tỷ lệ phân giải VCK 59,19 61,37 63,15 1,58 0,31
Ghi chú: những chữ số cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu chung (a,b,c) thì không sai khác

Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ được xác đònh qua phương pháp sinh khÝ của Menker và
Steingass (1998). Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ các giống cỏ thí nghiệm ở lứa 1 không có
sù sai kh¸c cã ý nghóa (P=0,055). Ở lứa 2 thì tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ khác nhau có ý
nghóa giữa cỏ Paspalum và cỏ Voi so với cỏ Sả (P=0,005), cao nhất là cỏ Voi 65,98 %
kế đến là cỏ Paspalum 64,58 % thấp nhất là cỏ Sả 56,62%. Ở lứa 2 thời gian thu hoạch
là 30 ngày cỏ còn non hay đang ở giai đoạn sinh trưởng có nhiều protein, khoáng ,
vitamin… và các chất có hoạt tính sinh học cao khi đó gia súc có thể tiêu hoá đến gần
70 % chất hữu cơ trong cỏ.
Tỷ lệ phân giải VCK được xác đònh qua phương pháp của Orskov và Howell (1980).
Theo Preston và Leng (1991) nếu sự hao hụt VCK sau 48 giờ, tiêu chuẩn tỷ lệ tiêu hoá


8

PhÇn Nghiªn cøu vỊ Gièng vËt nu«i


55-65 % thì thức ăn có tiềm năng tốt cho gia súc sinh trưởng và tiết sữa. Các loại cỏ
trong thí nghiệm chứng tỏ là loại thức ăn có tiềm năng cho tốt cho gia súc .
Thí nghiệm 2
Sự phát triển chiều cao cây
Sự phát triển chiều cao cây phụ thuộc nhiều vào yếu tố khoảng cách trồng do sự cạnh
tranh về ánh sáng. Chiều cao cây tăng dần qua các ngày khảo sát, thời gian đầu tốc độ
phát triển cỏ chậm do hệ rễ chưa tạo nhiều, sự thích nghi với môi trường kém, càng về
sau tốc độ phát triển về chiều cao càng cao do hệ rễ đã ăn sâu và cỏ đã thích nghi với
môi trường. Một tháng sau khi trồng thi cỏ ngoài đê bao bò nước lũ tràn về (mức nước
50-60 cm) nên cỏ phải thích nghi. Cây trồng đòi hỏi một sự trao đổi khí tự do để quang

hợp và hô hấp. Khi đất bò ngập nước thì sự trao đổi khí này bò cản trở. Do đó để tồn tại
cây trồng có khả năng hình thành một số cơ chế để thích nghi trong điều kiện thiếu
oxy như:các rễ mới hình thành sẽ thay thế các rễ cũ đã ngập sâu. Do xuất hiện ở gần
lớp nước mặt nên oxy dễ hữu dụng hơn cho sự hấp thu của rễ (Jackson and Drew,
1984). Một số trường hợp như ở cây lúa khi ngập sâu trong nước, lóng sẽ dài ra. Sự
phát triển này hình thành thông qua hoạt động của ethylen. Điều này đã làm tăng đáp
ứng của mô đối với giberellic acid (Raskin and Kende, 1984). Ở lóng, ethylen làm
giảm ABA và gia tăng mức độ của GA
1
(giberellic acid). ABA làm giới hạn sinh trưởng
và vươn dài lóng của cây lúa. Ngược lại, GA kích thích sự vươn dài lóng ở lúa
(Hoffmann-Benning and Kende, 1992). Kết qủa thí nghiệm cho thấy cỏ paspalum có
khả năng thích nghi tốt trong điều kiện ngập của ĐBSCL
Bảng 3.6. Chiều cao của cỏ paspalum
Nghiệm thức
Đất trồng Khoảng cách (cm )
Xác suất

Chỉ tiêu

Trong đê Ngoài đê 30x30 50x30 50x50 Đất KC Đất x KC
Lứa 1 98,0 102,35 101,55 101,60 97,37 0,27 0,58 0,27
Lứa 2 98,57 114,83 103,87 108,27 107,96 0,001 0,50 0,18
Lứa 3 99,11 106,62 101,73 103,7 103,18 0,005 0,75 0,06

Năng Suất Chất Xanh, Năng suất chất khô và năng suất protein thô (tấn/ha) của cỏ
thí nghiệm
Mục đích chính của việc thâm canh đồng cỏ là nhằm đạt năng suất chất xanh cao nhất
trên cùng một đơn vò diên tích canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua kết quả




B¸o c¸o khoa häc ViƯn Ch¨n Nu«i 2006 9



bảng 3.6 cho thấy năng suất chất xanh từ 20,68 đến 28,25 tấn/ha cho 1 lần thu hoạch.
Năng suất xanh cao nhất ở khoảng cách 30x30cm và khoảng cách 50x30cm so với
khoảng cách 50x50cm. Cho thấy với khoảng cách giữa các cây càng dài thì năng suất
chất xanh càng thấp do số cây trên cùng diện tích thấp hơn.
Bảng 3.7. Năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein thô (tấn/ha)
của cỏ thí nghiệm
Nghiệm thức
Đất trồng Khoảng cách (cm )
Xác suất

Chỉ tiêu
Trong đê Ngoài đê 30x30 50x30 50x50 Đất KC ĐấtxKC
Năng suất chất xanh (tấn/ha)
Lứa 1 21,83

23,75

24,99
a
22,69
ab
20,68
b
0,13 0,034 0,58

Lứa 2 23,3 25,87 28,25
a
24,09
ab
21,61
b
0,11 0,008 0,24
Lứa 3 22,71 25,56 27,85
a
23,57
ab
20,98
b
0,07 0,006 0,57
Năng suất chất khô (tấn/ha)
Lứa 1 3,98 3,82 4,28
a
3,87
ab
3,55
b
0,68 0,03 0,56
Lứa 2 4,25 4,16 4,85
a
4,10
ab
3,66
b
0,97 0,005 0,16
Lứa 3 4,15 4,11 4,76

a
4,02
ab
3,6
b
0,84 0,004 0,6
Năng suất protein thô (tấn/ha)
Lứa 1 0,316 0,317 0,347
a
0,315
ab
0,288
b
0,72 0,029 0,57
Lứa 2 0,337 0,345 0,393
a
0,334
ab
0,297
b
0,527 0,006 0,185
Lứa 3 0,329 0,341 0,387
a
0,327
ab
0,292
b
0,385 0,005 0,59
Ghi chú: những chữ số cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu chung (a,b,c) thì không sai khác.


Năng suất chất khô của cỏ là 3,55 đến 4,85 tấn/ ha. Ở khoảng cách 30x30cm và
khoảng cách 50x30cm thì năng suất chất khô gần tương đương với nhau, thấp nhất là ở
khoảng cách 50x50cm. So với kết quả của M.D.Hare (1999) thì cỏ Paspalum trồng ở
Đại học Ubon Ratchathani, Thái lan là 3,5 tấn/ha/lứa cắt vào mùa khô sau khi trồng
35 ngày, còn vào mùa mưa thì từ 3,7- 4 tấn/ha/lứa cắt, sử dụng phân NPK 15 –15 –15
với mức độ 316kg/ha, trồng trên đất thường.
Năng suất Protein thô của cỏ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trò thức ăn
xanh và ở nghiệm thức nào có năng suất chất xanh, năng suất chất thô cao thì năng
suất protein thô cũng cao, qua kết quả bảng 3.7 cho kết quả năng suất protein thô:
0,29- 0,39 tấn/ha/lứa cắt cũng giống như ở năng suất chất khô ở khoảng cách 30x30cm
và 50x30cm thì sự khác biệt không có ý nghóa thống kê, còn ở khoảng cách 50x50cm
so với khoảng cách 30x30cm khác biệt có ý nghóa thống kê (P= 0,001).
So sánh khoảng cách 30x30cm và khoảng cách 50x50cm thì khoảng cách 30x30cm đạt
năng suất cao nhất, do khoảng cách giữa các cây lớn làm cho số cây trên cùng một


10

PhÇn Nghiªn cøu vỊ Gièng vËt nu«i


diện tích sẽ nhỏ hơn so với khoảng cách giữa các cây hẹp cho nên nó kéo theo năng
suất protein thô cũng thấp.
Tuy nhiên, không co sự khác biệt về năng suất của cỏ paspalum khi được trồng trong
điều kiện khô hoặc ngập.
KÕt ln vµ ®Ị nghÞ
Qua kết quả ghi nhận từ các thí nghiệm để khảo sát khả năng thích nghi, sinh trưởng
và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt
Nam cho cho thấy cỏ paspalum là một giống cỏ mới năng suất tương đương cỏ voi và
cỏ sả . Cỏ không kén đất, dễ trồng, phát triển được trên vùng đất pha cát , đất khô hạn

và ngập và cho năng suất tương đối cao. Thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cỏ paspalum cho năng suất cao nên cần phát triển trên diên rộng để đáp ứng nhu cầu
thức ăn xanh cho gia súc.
- Cần tiếp tục khảo sát đặc tính sinh trưởng, tính năng sản xuất, giá trò dinh dưỡng qua
nhiều lứa cắt, nhiều mật độ trồng khác nhau để có kết luận chắc chắn hơn.
- Nên trồng cỏ trên nhiều loại đất khác nhau như đất phèn, đất mặn và khảo sát với
các mức độ phân bón .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoffmann-Benning, S. and Kende, H. 1992. On the role abscisic acid and gibberellin in the regulation of
growth in rice. Plant physiol. 99:1156-61.
M.D. Hare, M.Saengkham, K.Thummasaeng, K.Wongpichet, W.Suriya Jantratony, P. Booncharen and
C.phaikawe. Ubon Paspalum (Paspalum atratum Swallen ), A new grass for waterlogged soils in
Northeast Thailand (1999).
Preston T. R. và Leng R. A (1991) “Các Hệ Thống Chăn Nuôi Gia Súc Nhai Lại Dựa Tên Nguồn Tài
Nguyên Sẵn Có ở Các Vùng Nhiệt Đới Và Á Nhiệt Đới”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Jaskson, M.B. and Drew. M.C. 1984. Effects of flooding on growth and metabolism of herbaceous
plant.pp. 47-128. In:Ed.T.T. Kozlowski. Flooding and plant growth.Academic Press, Orlando, Florida.
Raskin, I.and Kende, H. 1984. Role of giberellic acid in growth response of submerged deep water rice.
Plant physiol. 76:947-50.

×