Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiện trạng chăn nuôi lợn tại một số tỉnh phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.41 KB, 9 trang )

Hiện trạng chăn nuôI lợn tại một số tỉnh
phía bắc việt nam
Đặng Đình Trung,
1
Nguyễn Văn Trung
1
, Nguyễn Văn Đức
1
và Nguyễn Thị Viễn
2

1
Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi - Viện Chăn Nuôi
2
Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Summary
50-100 householders in each province were used for investigating pig production systerm in some
northern provinces of Vietnam (HaNoi, ThaiBinh, HaiPhong, LaoCai, NgheAn) in order to build up the
objectives for improving pig production.
Number born alive of local, crossbreds and exotic breeds were 12.41, 11.22 and 10.97 piglets,
respectively. Number of weaned pigs of local breed being; crossbreds and exotic breeds to be 10.27, 9.85
and 9.84 piglet, respectively. Age of weaning were 44.26 days for local breed and 28.23 and 25.84 days for
crossbreds and exotic breeds. Weaning weights were 7.57 kg for local breed and for crossbreds and exotic
breeds were 6.36 and 6.77 kg, respectively. The aversge daily gain were 567.712.57g/day for 9,184
fattening crossbed pigs and 629.072.03g/day for 33,869 fattening exotic breed pigs. It, therefore, to
improve reproductive traits and meat production as well as to get better economical value, breeds and
conditions for rearing pigs of each household shoud be considered.
Key words: Pig production, Number born alive, Number weaned, Weaning weights, aversge daily gain.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất
trong xã hội, ngành chăn nuôi cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày


càng cao về lợng, đặc biệt về chất các sản phẩm chăn nuôi của ngời tiêu dùng,
trong đó có ngành chăn nuôi lợn và các sản phẩm thịt lợn. Mặc dù sự phát triển của
ngành chăn nuôi lợn nhanh hơn so với những năm trớc đây, song, thực tế quy mô
đàn trong chăn nuôi lợn tại nông hộ của các tỉnh phía Bắc vẫn còn nhỏ, phơng
thức chăn nuôi ở nhiều hộ vẫn còn mang tính tận dụng những phụ phẩm trong cuộc
sống hàng ngày hoặc phụ phẩm nông nghiệp, chất lợng con giống cũng cha
đợc chú trọng đầu t và trình độ chăn nuôi trong hầu hết các nông hộ còn thấp
dẫn đến hiệu quả chăn nuôi lợn của một số tỉnh phía Bắc nớc ta cha cao.
Để nắm đợc tình trạng chăn nuôi lợn ở các tỉnh phía Bắc nớc ta một cách
chi tiết, chúng tôi tiến hành điều tra chi tiết về ngành chăn nuôi lợn ở một số tỉnh
Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Lào Cai và Nghệ An để từ đó làm cơ sở giúp cho
việc xây dựng mục tiêu và góp phần đề ra biện pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn
cho các tỉnh vùng phía Bắc Việt Nam.
2. Địa điểm, thời gian và Phơng pháp điều tra
2.1. Địa điểm
Chọn 5 tỉnh/thành phố vừa đồng bằng và miền núi đặc trng cho ngnh
chăn nuôi lợn ở vùng phía Bắc Việt Nam, đó là: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng,
Lào Cai và Nghệ An để điều tra.
2.2. Thời gian điều tra
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2006.
2.3. Phơng pháp điều tra
- Mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 50-100 hộ, nông trại hoặc trang trại có chăn nuôi
lợn.
- Sử dụng phơng pháp phỏng vấn trực tiếp ngời chăn nuôi lợn.
2.4. Phơng pháp xử lý số liệu
Sau khi phỏng vấn, các thông tin đợc ghi trên phiếu điều tra, nhập vào máy
vi tính và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Excel (2000).
3. Kết quả điều tra
Cơ cấu giống lợn nuôi ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu về lợn nái là lợn nội Móng
Cái (MC), lợn lai có tỷ lệ nguồn gen lợn nội khác nhau, lợn ngoại (Yorkshire,

Landrace) và lợn nuôi thịt chủ yếu là lợn lai ngoại x nội và ngoại x ngoại.
Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn trong nông hộ, nông trại và trang
trại của các tỉnh phía Bắc vẫn còn theo hình thức tận dụng phụ phẩm trong cuộc
sống hằng ngày và nông nghiệp. Tất nhiên, đã có những hình thức chăn nuôi bán
công nghiệp, sử dụng cám đậm đặc để trộn với phụ phẩm trong nông nghiệp nh
cám gạo, ngô, sắn Ngoài ra, một số cơ sở trang trại và nông trại chăn nuôi có
điều kiện chăn nuôi tốt đã thực hiện hình thức chăn nuôi công nghiệp, sử dụng thức
ăn hỗn hợp của các hãng thức ăn CP Group, Cargill và Proconco.
Nhìn chung, công tác vệ sinh phòng bệnh cho lợn cha đợc chú trọng và
trình độ chăn nuôi vẫn còn thấp trong các nông hộ và nông trại. Kết quả điều tra
đợc trình bày chi tiết theo 2 nhóm lợn nái và lợn nuôi thịt (vỗ béo).
3.1. Lợn nái
Qua kết quả điều tra cho thấy đàn lợn nái nuôi ở các tỉnh phía Bắc nhìn
chung có chất lợng tơng đối tốt.
3.1.1. Số con sơ sinh sống
Kết quả ở bảng 1 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS) ở lợn nái nội cao
nhất, đó là 12,41 con, đặc biệt là đàn nái MC tại tỉnh Hải Phòng (13,860,36 con).
SCSSS ở đàn nái lai và nái ngoại tơng ứng là 11,22 con và 10,97 con. Điều này
cho thấy lợn nội, chủ yếu là giống MC, có khả năng sinh sản vợt trội so với lợn
nái lai và lợn nái ngoại. Kết quả ở điều tra này đối với lợn nái nội có SCSSS cao
hơn 0,13 con so với kết quả điều tra của Nguyễn Văn Đức và cs (2001) về khả
năng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại Đông Anh là 12,28 con. SCSSS của các
nhóm lợn nái nuôi tại các tỉnh phía Bắc đợc trình bày chi tiết tại bảng 1.
Bảng 1. Số con sơ sinh sống của các nhóm lợn nái nuôi tại các tỉnh phía Bắc
Nái nội Nái lai Nái ngoại
Tỉnh n Mean SE n Mean SE n Mean SE
Hà Nội 63 12,890,32 147

11,570,35


409 11,520,21
Nghệ An 42 11,300,17 94 10,600,22

2703 10,700,25
Thái Bình 256 11,810,36 560

11,620,21

452 11,500,16
Lào Cai 188 12,630,39 32 11,500,53

330 11,100,47
Hải Phòng 21 13,860,36 - - 260 11,300,53
Chung 570 12,410,35 833

11,220,25

4.174 10,970,27
Ghi chú: n là số ổ lợn nái

3.1.2. Số con cai sữa
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy đàn lợn nái nội có số con cai sữa trung
bình mỗi ổ (SCCS) là 10,27 con, cao hơn nái lai và nái ngoại (9,85 con và 9,84
con). Nguyên nhân chính là do nái nội có số con sơ sinh/ổ cao và khả năng nuôi
con của lợn mẹ khéo hơn lợn lai và lợn ngoại. Theo kết quả nghiên cứu về SCCS
của lợn nái ở công thức lai L(YxMC) của Võ Trọng Hốt và cs (1995) là 9,96 con
và kết quả điều tra SCCS ở lợn ngoại trong các trang trại vùng Đồng Bằng sông
Hồng của Vũ Đình Tốn và Võ Trọng Thành (2006) là 9,94 con, SCCS ở đàn nái lai
và nái ngoại trong điều tra tại 5 tỉnh phía Bắc này thấp hơn. SCCS của các nhóm
lợn nái tại các tỉnh phía Bắc đợc trình bày chi tiết tại bảng 2.

Bảng 2 . Số con cai sữa của các nhóm lợn nái nuôi tại các tỉnh phía Bắc
Nhóm nái Nái nội Nái lai Nái ngoại
Tỉnh n Mean SE n Mean SE n Mean SE
Hà Nội 63 10,83 0,28

147 10,28 0,36

409 10,50 0,20
Nghệ An 42 10,30 0,17

94 9,92 0,12 2703

9,80 0,21
Thái Bình 256 10,04 0,28

560 9,74 0,17 452 9,71 0,12
Lào Cai 188 10,24 0,27

32 9,83 0,13 330 9,90 0,24
Hải Phòng 21 11,64 0,28

- - 260 10,21 0,32
Chung 570 10,27 0,26

833 9,85 0,19 4174

9,84 0,21

3.1.3. Thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa ở các nhóm lợn nái phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình

độ chăn nuôi và giống. Theo kết quả điều tra cho thấy, lợn nái nội có thời gian cai
sữa dài, đó là 44,26 ngày, lợn nái lai và ngoại thấp hơn, tơng ứng là 28,23 ngày và
25,84 ngày. Nh vậy, thời gian cai sữa của nái nội cao hơn nái lai 16,03 ngày và
nái ngoại 18,42 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rất rõ rệt (P<0,001). Kết
quả của điều tra này thấp hơn so với kết quả điều tra tại Thanh Hoá của Trịnh Viết
Lơng và Hoàng Gián (1999) đối với lợn nái F1(YxMC), đó là 52,5 ngày. Điều
này cho thấy điều kiện kinh tế đã tốt hơn, trình độ chăn nuôi của ngời dân đã
đợc tăng lên rõ rệt và chất lợng thức ăn cho lợn con tốt hơn so với những năm
trớc đây.
3.1.4. Khối lợng cai sữa
Khối lợng cai sữa của các nhóm lợn nái tại các tỉnh phía Bắc đợc trình bày
chi tiết tại bảng 3.
Bảng 3
. Khối lợng cai sữa của các nhóm lợn nái nuôi tại các tỉnh phía Bắc
Nhóm nái Nái nội Nái lai Nái ngoại
Tỉnh n Mean SE n Mean SE n Mean SE
Hà Nội 63 11,33 0,67 147 8,78 0,53 409 8,62 0,35
Nghệ An 42 6,75 0,41 94 6,68 0,56 2703

6,91 0,46
Thái Bình 256 7,52 0,55 560 5,62 0,36 452 5,17 0,11
Lào Cai 188 6,51 0,40 32 7,50 0,46 330 5,90 0,25
Hải Phòng 21 8,17 0,46 - - 260 6,89 0,32
Chung 570 7,57 0,50 833 6,36 0,41 4174

6,770,38

Khối lợng cai sữa/con của lợn nái nội là 7,57 kg, cao hơn lợn nái lai và lợn
nái ngoại, tơng ứng là 6,36 kg và 6,77kg. Sở dĩ, khối lợng cai sữa/con của lợn
nái nội cao hơn lợn ngoại là vì thời gian cai sữa của lợn nội ở các hộ (44,26 ngày)

cao hơn rất nhiều so với lợn lai (28,23 ngày) và lợn ngoại (25,84 ngày). Kết quả
này cao hơn kết quả điều tra của Nguyễn Văn Đức (2001) trên đàn lợn nái MC
nuôi tại Đông Anh (4,48 kg).
3.1.5. Số lứa đẻ/nái/năm
Đa số những trang trại và cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại đều có điều kiện kinh
tế nên có điều kiện đầu t chuồng trại và thức ăn tốt hơn, đồng thời, trình độ chăn
nuôi của họ cũng tốt. Khả năng tăng khối lợng của lợn con giống ngoại và lợn lai
tốt hơn lợn nội cho nên thời gian cai sữa đợc rút ngắn. Từ đó, số lứa đẻ/nái/năm
đợc nâng lên rõ rệt. Số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái ngoại là 2,10 lứa, cao hơn lợn
nái nội và lợn nái lai (1,97 lứa và 2,06 lứa/nái/năm). Sự sai khác về số lứa
đẻ/nái/năm này không có ý nghĩa thống kê rõ rệ (P>0,05). Số lứa đẻ/nái/năm của
các nhóm lợn nái tại các tỉnh phía Bắc đợc trình bày chi tiết tại bảng 4.
Bảng 4
. Số lứa đẻ/nái/năm của các nhóm lợn nái nuôi tại các tỉnh phía Bắc
Nhóm nái Nái nội Nái lai Nái ngoại
Tỉnh n Mean SE n Mean SE n Mean SE
Hà Nội 63 2,10 0,01 147 2,09 0,06 409 2,13 0,05
Nghệ An 42 2,05 0,04 94 2,03 0,03 2703

2,12 0,05
Thái Bình 256 1,96 0,08 560 2,07 0,03 452 2,09 0,04
Lào Cai 188 1,91 0,05 32 2,01 0,07 330 2,06 0,06
Hải Phòng

21 2,03 0,02 - - 260 2,10 0,04
Chung 570 1,97 0,05 833 2,06 0,02 4174

2,10 0,04

3.2. Lợn nuôi thịt

Lợn nuôi thịt (vỗ béo) ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là lợn lai (ngoại x nội) và
một tỷ lệ thấp lợn ngoại. Năng suất chăn nuôi lợn thịt đợc đánh giá chủ yếu dựa
vào tăng khối lợng kể từ khi bắt đầu nuôi thịt đến lúc xuất bán thịt trong thời gian
nuôi vỗ béo.
3.2.1. Khối lợng lợn bắt đầu đa vào vỗ béo và xuất chuồng
Khối lợng lợn đa vào vỗ béo ở lợn ngoại là 21,49 kg, cao hơn so với lợn lai
(P<0,01) và lợn lai là 17,06 kg. So với kết quả điều tra ở vùng Đồng Bằng sông
Hồng trong các trang trại của Vũ Đình Tốn và Võ Trọng Thành (2006), khối
lợng bắt đầu vào nuôi thịt của lợn ngoại là 22,21 kg và lợn lai là 14,57 kg thì kết
quả điều tra này thấp hơn ở lợn ngoại nhng lại cao hơn ở lợn lai. Khối lợng đa
vào vỗ béo của các nhóm lợn nuôi thịt tại các tỉnh phía Bắc đợc trình bày chi tiết
tại bảng 5.
Khối lợng xuất chuồng nuôi tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam nằm ở mức
trung bình của cả nớc. Đối với lợn ngoại, khối lợng xuất chuồng đạt 73,73kg và
lợn lai xuất chuồng khoảng 64,27 kg. Kết quả ở báo cáo này thấp hơn so với kết
quả điều tra của Vũ Đình Tốn và Võ Trọng Thành (2006) về khối lợng xuất bán
lợn thịt ở các trang trại vùng Đồng Bằng sông Hồng, đó là 74,75 kg ở lợn thịt ngoại
và 65,24 kg ở lợn lai ngoại x nội.
Bảng 5
. Khối lợng lợn bắt đầu đa vào vỗ béo của các tỉnh phía Bắc
Nhóm lợn thịt Lợn lai (ngoại x nội ) Lợn ngoại
Tỉnh n X SE n X SE
Hà Nội 1330 19,35 1,25 19745 22,85 1,21
Nghệ An 321 16,24 2,14 11252 20,51 0,86
Thái Bình 5787 16,98 1,02 85 19,32 1,34
Lào Cai 1415 15,52 1,57 1531 18,82 0,74
Hải Phòng 331 16,83 0,68 1256 21,56 0,75
Chung 9184 17,06 1,31 33869 21,49 1,05

3.2.2. Thời gian nuôi thịt

Thời gian nuôi thịt (vỗ béo) là một trong những yếu tố gây ảnh hởng rất lớn
đến năng suất chăn nuôi. Kết quả điều tra cho thấy thời gian nuôi thịt giữa lợn lai
và lợn ngoại chênh lệch nhau không đáng kể (P>0,05). Lợn lai ngoại x nội có thời
gian nuôi thịt là 84,36 ngày và lợn lai ngoại x ngoại là 86,33 ngày.
3.2.3. Tăng khối lợng
Kết quả điều tra tại các tỉnh phía Bắc đợc trình bày ở bảng 6 cho thấy khả
năng tăng khối lợng của lợn ngoại trong giai đoạn vỗ béo với thời gian 84,36
ngày là 629,072,03 gam/ngày và lợn lai (ngoại x nội) là 567,71 2,57g/ngày
trong thời gian vỗ béo là 86,33 ngày. Nh vậy, khả năng tăng khối lợng của lợn
ngoại nuôi thịt cao hơn ở lợn lai (ngoại x nội) là 61,63g/ngày. Nh vậy, trong điều
kiện chăn nuôi ở miền Bắc, vỗ béo lợn có thể thực hiện cho cả lợn lợn lai (ngoại x
ngoại) và lợn lai (ngoại x nội). Tăng khối lợng của các nhóm lợn nuôi thịt tại các
tỉnh phía Bắc đợc trình bày chi tiết tại bảng 6.
Bảng 6. Tăng khối lợng (gam/ngày) trong thời gian nuôi thịt của các tỉnh phía
Bắc
Nhóm lợn thịt Lợn lai (ngoại x nội ) Lợn ngoại
Tỉnh n (con) Mean SE n Mean SE
Hà Nội 1.330 589,97 2,15 19.745 638,56 2,06
Nghệ An 321 552,23 1,63 11.252 614,38 2,08
Thái Bình 5.787 568,43 2,85 85 623,68 1,39
Lào Cai 1.415 547,94 2,17 1.531 617,28 2,14
Hải Phòng 331 565,37 2,15 1.256 626,32 1,25
Chung 9.184 567,71 2,57 33.869 629,07 2,03

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Khả năng sinh sản của lợn nái nội nuôi ở miền Bắc tốt: Số con sơ sinh sống/ổ
cao (12,41 con); thời gian cai sữa của lợn ngoại thấp nhất (25,84 ngày), lợn nội là
44,26 ngày và lợn lai là 28,23 ngày; khoảng cách lứa đẻ/nái/năm của lợn nái nuôi ở
miền Bắc (1,97- 2,10 lứa/nái/năm); khối lợng cai sữa của lợn nội cao nhất, sau đó

lợn lai ngoại và thấp nhất là lợn lai(nội x ngoại).
Khối lợng đa vào nuôi vỗ béo lợn ngoại là 21,49 kg và lợn lai là 17,06 kg;
xuất chuồng của lợn ngoại là 73,73 kg và lợn lai là 64,27 kg trong thời gian nuôi
vỗ béo đối với lợn ngoại là 84,36 ngày và 86,33 ngày, nh vậy lợn ngoại có khả
năng tăng trọng tốt hơn lợn lai có máu nội.
4.2. Đề nghị
Để nâng cao năng suất chăn nuôi lợn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số
lợng và chất lợng thịt của thị trờng và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngời chăn
nuôi, các hộ và cơ sở chăn nuôi lợn nái và lợn thịt cần phải căn cứ vào điều kiện
thực tế của cơ sở mình.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Tám và Lê Thanh Hải (2001). Khả năng sinh sản của nái Móng Cái
đợc phối với tinh lợn Pietrain tại Đông Anh, Thông tin Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Số: 1. Trang: 8-
12
2. Phần mềm Excel (2000). Hớng dẫn sử dụng phần mềm Excel.
3. Võ Trọng Hốt, Đinh Văn Chỉnh, Trần Xuân Việt và Trịnh Xuân Cơng (1995). Sử dụng lợn nái lai
F1(ĐB x MC) làm nền và nuôi trong điều kiện nông hộ để sản xuất lợn lai nuôi thịt có năng xuất và tỷ
lệ nạc cao, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Chăn nuôi- Thú y (1991-1995). Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội. Trang: 54-58.
4. Trịnh Viết Lơng và Hoàng Gián (1999). Khả năng sinh sản của lợn nái F1(Yorkshire x Móng Cái)
nuôi tại các hộ gia đình tại huyện Yên Định- Thanh Hoá, Tạp chí Chăn Nuôi. Số: 4. Trang: 14-15.
5. Vũ Đình Tốn và Võ Trọng Thành (2006). Năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn trong các trang trại quy
mô vừa và nhỏ tại vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Chăn Nuôi. Số :11. Trang: 4-7.

×