Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng phú hòa.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.51 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...............................................................1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài ...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................2
2.1 Khái niệm về QTDND.............................................................................................2
2.2 Những vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng ......................................................2
2.2.1 Khái niệm về tín dụng...............................................................................2
2.2.2 Bản chất, chức năng và vai trị của QTD..................................................2
2.2.2.1. Bản chất....................................................................................2
2.2.2.2. Chức năng.................................................................................2
2.2.2.3. Vai trị.......................................................................................3
2.3 Phân loại tín dụng....................................................................................................3
2.4 Đối tượng cho vay, điều kiện và nguyên tắc vay vốn..............................................4
2.5 Thời hạn,lãi suất và mức cho vay............................................................................4
2.6 Bảo đảm tín dụng.....................................................................................................5
2.6.1 vai trị của bảo đảm tín dụng.....................................................................5
2.6.2 Hình thức bảo đảm tín dụng.....................................................................5
2.7. Rủi ro tín dụng........................................................................................................5
2.7.1. Khái niệm.................................................................................................5
2.7.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.......................................................5
2.8. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng..............................6
2.8.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng................................6
2.8.2. Hệ số thu nợ.............................................................................................6
2.8.3. Vịng quay vốn tín dụng...........................................................................6
2.8.4. Tỷ lệ nợ quá hạn.......................................................................................7
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ QUỸ TÍN DỤNG PHÚ HỊA........8
3.1 Quá trình hình thành và phát triển...........................................................................8


3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban....................................9
3.2.1 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................9

-i-


3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban..................................................9
3.3 Thuận lợi và khó khăn...........................................................................................11
3.4 Sơ đồ quy trình tín dụng tại QTDND Phú Hòa......................................................12
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2007-2009 tại QTD Phú Hòa..............13
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỢNG CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI QUỸ TÍN DỤNG PHÚ HỊA QUA 3 NĂM 2007-2008-2009 ........................15
4.1 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng phú hịa...........................15
4.1.1 Thực trạng cho vay.................................................................................15
4.1.2 Phân tích doanh số cho vay.....................................................................15
4.1.3 Phân tích doanh số thu nợ.......................................................................17
4.1.4 Phân tích tình hình dư nợ cho vay..........................................................19
4.1.5 Phân tích tình hình nợ quá hạn................................................................20
4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn ...........................22
4.2.1 Hệ số thu nợ ...........................................................................................22
4.2.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ....................................................................22
4.2.3 Vòng quay vốn tín dụng .........................................................................22
4.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn tại QTD Phú Hòa..............................23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.........................................................................................24
5.1 Kết luận..................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25

A

- ii -



DANH MỤC CÁC BẢNG
---o0o--Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007 – 2009)............................12
Bảng 4.1: Thực trạng cho vay ngắn hạn tại QTD Phú Hòa giai đoạn ( 2007-2009)....14
Bảng 4.2: Doanh số cho vay ngắn hạn tại QTD Phú Hòa qua 3 năm (2007-2009)......15
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009)..................................17
Bảng 4.4: Tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009)...................................19
Bảng 4.5: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009)..........................................20
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại QTD Phú Hòa........................22

DANH MỤC CÁC HÌNH
---o0o--Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007 - 2009)........................14
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009)...........................17
Biểu đồ 4.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009).............................18
Biểu đồ 4.3: Tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009)..............................19
Biểu đồ 4.4: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm ( 2007 - 2009 )....................................21

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
---o0o--CBTD

- Cán bộ tín dụng

DSCV

- Doanh số cho vay

DSTN

- Doanh số thu nợ


KQHĐKD PKT

- Kết quả hoạt động kinh doanh phịng kế tốn

NQH

- Nợ q hạn

QĐ/NHNN

- Quyết định ngân hàng nhà nước

QTDND

- Quỹ tín dụng nhân dân

SXKD - DV

- Sản xuất kinh doanh và dịch vụ

TCTD

- Tổ chức tín dụng

- iii -


- iv -



-v-


Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quan

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 1


Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
----o0o---2.1. Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân (1)
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là
tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên
giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để
phát triển.
2.2. Những vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng
2.2.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ TCTD cho khách hàng
trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.cũng như quan hệ tín dụng
khác,tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.
+ Sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn.
+ Sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có kèm theo chi phí.
2.2.2 Bản chất, chức năng và vai trị của tín dụng
2.2.2.1. Bản chất

Tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho
vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử
dụng cho các nhu cầu trong nền kinh tế.
Tín dụng là một số vốn làm bằng hiện vật hoặc hiện kim vận động theo nguyên tắc
hoàn trả đã đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tín dụng.
2.2.2.2 Chức năng
Tập trung và phân phối lại vốn điều lệ: đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ
chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi
“thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội: hoạt động tín dụng trước hết tạo
điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông như: thương phiếu, kỳ phiếu, thẻ tín dụng, thẻ
thanh tốn...nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động
để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu
chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: sự vận động vốn của tín dụng phần lớn
là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp của
tổ chức kinh tế. Vì vậy, tín dụng khơng những phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mà còn thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu
cực lãng phí, vi phạm pháp luật,...trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1

() Nghị định số: 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 Về tổ chức và hoạt động của
Quỹ tín dụng nhân dân. Trích điều 2

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 2


Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết

2.2.2.3 Vai trị
Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hóa phát triển. Ở bất kỳ một tổ
chức, một xí nghiệp, một cá nhân hay một doanh nghiệp nào thì vấn đề thừa hay thiếu vốn
ln ln xảy ra. Thơng qua tín dụng góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các
cá nhân này có thể tạo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh để quy trình sản xuất được
diễn ra một cách liên tục.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. Với chức năng tập trung và phân
phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh
tế, nhất là tiền mặt trong tầng lớp dân cư qua đó làm giảm áp lực của lạm phát, ổn định của
tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh... làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: tín
dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia
tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động. Mặt khác, vốn tín dụng cung ứng
đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng có sẵn trong xã hội về tài nguyên thiên
nhiên, lao động, đất, rừng,... Do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động để trạo ra lực
lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi một xã hội phát triễn lành mạnh đời
sống được ổn định, ai cũng có cơng ăn việc làm đó là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã
hội.
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế: tín dụng cịn có vai trò quan
trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế.
Sự phát triển của tín dụng khơng những trong phạm vi quốc nội mà còn thúc đẩy mở rộng và
phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau
trong quá trính phát triển của mỗi nước làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn
và cùng nhau phát triển.
2.3. Phân loại tín dụng
 Theo thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục đích: đầu tư
vốn lưu động;

Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng. Mục đích: đầu tư bổ sung vốn cố định như sửa chữa, xây dựng văn phòng làm việc nhà
kho, sửa chữa nâng cấp dây chuyền cơng nghệ:
Tín dụng dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích:
đầu tư bổ sung vốn cố định với quy mô lớn như đầu tư mới dây chuyền công nghệ, xây mới
hệ thống nhà xưởng, kho...
 Theo đối tượng tín dụng
Tín dụng bổ sung vốn cố định;
Tín dụng bổ sung vốn lưu động;
 Theo mục đích sử dụng vốn
Tín dụng sản xuất
Tín dụng tiêu dùng

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 3


Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Tín dụng lưu thơng hàng hóa
 Theo chủ thể trong quan hệ tín dụng
Tín dụng thương mại
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng nhà nước
2.4. Đối tượng cho vay, điều kiện và nguyên tắc vay vốn (2)
 Đối tượng cho vay
Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực
hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
Số lãi tiền vay cho ngân hàng trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố
định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản trả lãi

được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
 Điều kiện cho vay
Pháp nhân, cá nhân và chu doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện
của tổ hợp tác phái có năng lực pháp luật dân sư.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn hợp đồng.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ..
 Nguyên tắc vay vốn
Cho vay ngắn hạn được thực hiện theo 2 nguyên tắc:
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và
có hiệu quả kinh tế.
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng.
2.5. Thời hạn, lãi suất và mức cho vay
 Thời hạn: giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn trên dự án đầu tư, khả năng trả nợ
của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Đối với pháp nhân Việt Nam là người nước ngoài, thời hạn cho vay khơng q thời
hạn hoạt động cịn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
 Lãi suất cho vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho
vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:

2

( ) Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNNVN V/v ban hành quy chế cho vay
của TCTD đối với khách hàng. Trích Điều 7

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng


Trang 4


Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của ngân hàng
cho vay về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn do giám đốc ngân hàng cho vay quyết
định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay
trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
 Mức cho vay
Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối
đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về đảm bảo tiền vay của chính phủ và
hướng dẫn của ngân hàng nhà nước, khả năng hoàn trả của khách hàng vay và khả năng
nguồn vốn của ngân hàng cho vay.
2.6. Bảo đảm tín dụng
2.6.1. Vai trị của bảo đảm tín dụng.
Bảo đảm tín dụng là phương tiện tạo cho người chủ ngân hàng có thêm nguồn vốn
khác để thu hồi nợ nếu như mục đích xin vay của khách hàng bị phá sản.
2.6.2. Hình thức bảo đảm tín dụng.
 Đảm bảo đối vật: là đảm tín dụng trong đó chủ nợ được thừa hưởng một số quyền
hạn nhất định đối với tài sản người đi vay nhằm làm căn cứ thu hồi nợ trong trường
hợp người đi vay khơng trả hoặc khơng có khả năng trả nợ.
 Đảm bảo đối nhân: là sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ ngân hàng
thay cho khách hàng vay vốn khi người này không trả được nợ.
2.7. Rủi ro tín dụng
2.7.1. Khái niệm
Rủi ro tín dụng là các biến cố khơng bình thường do chủ quan hoặc khách quan làm
cho người đi vay không trả được nợ vay và lãi vay cho ngân hàng theo đúng những điều kiện
ghi trên hợp đồng tín dụng.

2.7.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
 Chủ quan
- Xuất phát từ ngân hàng:


Bộ máy điều hành lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, bộ máy điều hành khơng
hợp lý.



Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng hoặc ban lãnh đạo cịn hạn chế.



Chính sách cho vay khơng hợp lý.



Các thơng tin về khách hàng chưa đầy đủ, khơng chính xác.



Thực hiện khơng tốt q trình cấp tín dụng.



Bng lỏng việc kiểm tra khách hàng vay.

- Xuất phát từ khách hàng:
 Sử dụng vốn khơng đúng mục đích.

 Năng lực cơng tác quản lý yếu kém của đơn vị đi vay vốn (doanh nghiệp, cơng
ty, hộ gia đình…) dẫn đến mất khả năng thanh toán.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 5


Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
 Khách quan
Từ cơ chế của Nhà nước: môi trường pháp lý cho doanh nghiệp tín dụng ngân hàng
chưa đầy đủ, hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi. Vai trò của cơ quan
thanh tra kiểm toán chưa được phát huy.
Từ khách quan: do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như thiên tai, lạm phát tiền tệ, chi
phí tăng, thay đổi thất thường về giá cả sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng thay đổi… dẫn đến tình
trạng khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân, các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân khác.
2.8. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
2.8.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng
 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là bao gồm tất cả các khoản vay phát sinh trong năm tài chính. Các
khoản vay mà khách hàng vay lại sau khi thanh lý hợp đồng vay cũ hoặc khách hàng vay mới
lần đầu.
 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm
tài chính kể cả vốn thanh tốn kết thúc hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả một phần.
 Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện cịn cho vay
bao nhiêu, và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về.
 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chi tiêu phản ánh các khoản nợ khi đáo hạn mà khách hàng khơng trả

được cho ngân hàng, nếu khơng có ngun nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài
khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn.
2.8.2. Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

x 100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả thu nợ của ngân hàng. Phản ánh trong một
thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn, tỷ
lệ này càng cao càng tốt.
2.8.3. Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ
=

Dư nợ bình qn

Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh được coi là hiệu quả
và an toàn.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 6



Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
2.8.4. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Nợ quá hạn
Dư nợ

x

100%

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng, tỷ lệ nợ q hạn nhiều thì hiệu quả
tín dụng kém và ngược lại.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 7


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hịa
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ QUỸ TÍN DỤNG PHÚ HỊA
----0O0---3.1 Q trình hình thành và phát triển
Theo quyết định số 390/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập mơ hình thí
điểm Quỹ Tín Dụng Nhân Dân. Quỹ Tín Dụng Phú Hịa được hình thành theo quyết định số
39/QĐ-NH, giấy phép hoạt động số 004/NH-GP của Giám Đốc chi nhánh Ngân Hàng Nhà
Nước Tỉnh An Giang, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Phú Hịa được thành lập ngày 29/03/1994.
Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Phú Hịa chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày
01/04/1994 với nhiệm vụ kịp thời đáp ứng cho khách hàng khi có nhu cầu vốn để họ gia tăng

sản xuất và ổn định cuộc sống.
Quỹ tín dụng nhân dân Phú Hịa là một trong 24 Quỹ tín dụng nhân dân của Tỉnh An
Giang, có trụ sở đặt tại số 289/14 Ấp Phú An, Thị Trấn Phú Hòa, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An
Giang. Địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Phú Hịa gồm:
+ Xã Phú Thuận
+ Xã Vĩnh Trạch
+ Xã Vĩnh Khánh
+ Xã Vĩnh Phú
+ Thị Trấn Phú Hòa.
+ Điện thoại: 0763878032
+ Fax: 0763878032
Trải qua 16 năm hoạt động Quỹ tín dụng Phú Hịa đã phát huy tác dụng một cách tích
cực, chất lượng hoạt động được nâng lên đáng kể. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tín dụng
hợp tác hoạt động trong lĩnh vực Tiền tệ- Tín dụng, dịch vụ Ngân hàng chủ yếu ở nông thôn
nhưng mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân là nhằm huy động nguồn vốn tại chỗ để
cho vay tại chỗ nhằm phát triển cộng đồng. Có thể nói qui mơ tổ chức, địa bàn hoạt động gắn
liền với dân cư, giao dịch thuận lợi nên chỉ trong thời gian ngắn Quỹ tín dụng Phú Hịa được
cấp Ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân ở địa phương ủng hộ, quan tâm nhằm phát triển, vì
vậy đã mở ra một kênh chuyển tải vốn mới, đa dạng hóa các hình thức hoạt động tín dụng,
từng bước góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở địa bàn nông thôn. Hoạt động của Quỹ tín
dụng Phú Hịa đã góp phần làm cho kinh tế xã hội, SXNN và Thủy sản nông thôn ngày càng
đổi mới, có sự chuyển biến tích cực từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của người dân
trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng.
Quỹ Tín Dụng Phú Hịa được phân cơng nhiệm vụ và bố trí nhiệm vụ:
 Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên:


Một chủ tịch HĐQT.




Bốn thành viên của HĐQT.

 Ban kiểm soát gồm:


Một kiểm soát viên chuyên trách thường trực tại QTD.



Một kiểm soát trưởng.



Một kiểm soát viên.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 8


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hòa
 Ban điều hành gồm:
01 Giám đốc điều hành.


 Bảo vệ

01 bảo vệ.




3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.1 Cơ cấu tổ chức:

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH HĐQT
BAN KIỂM SỐT
GIÁM ĐỐC

KIỂM SỐT
TRƯỞNG
NGÂN QUỸ

KẾ TỐN
TRƯỞNG

KIỂM SỐT
VIÊN

KIỂM SỐT
VIÊN
CHUN
TRÁCH

CÁN BỘ
TÍN DỤNG


3.1 Sơ đồ tổ chức của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Phú Hòa
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
 Hội đồng quản trị
Chức năng:
Có chức năng quản trị tín dụng phú hòa, số lượng thành viên HĐQT do đại hội thành
viên quyết định bầu ra. HĐQT của quỹ tín dụng phú hịa có 5 thành viên,đứng đầu là chủ tịch
hội đồng quản trị, với nhiệm kỳ tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện Nghị quyết của đại hội thành viên, chuẩn bị chương trình và triệu
tập đại hội thành viên.
Bổ nhiệm,ủy nhiệm giám đốc, phó giám đốc,kế tốn trưởng, quyết định các mức
lương và khen thưởng cho các cán bộ và nhân viên của quỹ tín dụng phú hịa.
Xét kết nạp và giải quyết thủ tục cho thành viên rút khỏi quỹ tín dụng.
Xử lý các khoản cho vay khơng có khả năng thu hồi và những tổn thất.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 9


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hòa
 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị:
Chức năng:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động của quỹ tín dụng. chủ
tịch hội đồng quản trị có quyền đề cử ra các chức danh: gián đốc, phó giám đốc… không
được phép tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng ngồi hệ thống quỹ tín dụng phú hòa.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của HĐQT.
Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT.
Phân công và đôn đốc các thành viên HĐQT chấp nhận nhiệm vụ được giao.

Giám sát việc điều hành của giám đốc quỹ tín dụng phú hịa.
 Giám đốc:
Chức năng:
Điều hành và chịu trách nhiệm các hoạt động của quỹ tín dụng phú hịa, khơng được
phép tham gia điều hành các tổ chức, cơ quan khác. Việc ủy thác khi vắng mặt phải theo quy
chế của HĐQT đã ban hành.
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc phát sinh trong ngày, là người trực tiếp
điều hành mọi công việc của quỹ tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quản lý phân cộng, sử dụng người lao động thuộc đơn vị nình hợp lý, hiệu quả.
Ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi quỹ tín dụng
nhưng khơng trái với điều lệ và nội quy, quy định của quỹ tín dụng.
 Kiểm soát:
Chức năng:
Là cơ quan độc lập được đại hội thành viên bầu ra trực tiếp thay mặt cho thành viên
giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của quỹ tín dụng.
Nhiệm vụ:
Xây dựng quy chế, quy trình liên quan đến cơng tác kiển tra kiểm soát nội bộ.
Giám sát việc sử dụng các nguồn lực của cơng ty đúng mục đích và hiệu quả.
Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện việc lập hệ thống báo cáo tháng, quý, năm và các báo
cáo đột xuất.
 Ngân quỹ:
Chức năng:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu hồi ngoại tệ, kinh doanh vàng
và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện huy động vốn, cung ứng dịch vụ tahnh toán, dịch vụ khách hàng.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng


Trang 10


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hịa
Giám sát và bảo quản an tồn hoạt động thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng.
Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho vay.
Nắm bắt kịp thời giá vàng và ngoại tệ trên thị trường thế giới để kinh doanh hiệu quả.
 Kế tốn:
Chức năng:
Tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn tại quỹ tín dụng phú hịa, kiểm tra, hướng dẫn đối
với cơng tác kế tốn của đơn vị, đảm bảo tính tn thủ chuẩn mực kế tốn, luật kế tốn, luật
thuế và các luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và theo yêu cầu quản trị của tập
đồn.
Đại diện cho quỹ tín dụng phú hịa làm việc với các cơ quan; Ngân hàng, Kiểm toán,
Thuế để giải trình các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, sổ sách và chứng từ kế tốn.
Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế nghiêm chỉnh theo đúng luật thuế hiện hành.
Quản lý sử dụng có hiệu quản lý tất cả các tài sản trang bị cho phịng kế tốn. Quản lý sử
dụng đúng, an tồn các loại hóa đơn tự in tại văn phịng.
Nhiệm vụ:
Trực tiếp tham gia vào tổ soạn thảo hoặc bổ sung sửa đổi Quy chế tài chính và các quy
trình làm việc của phịng kế tốn hoặc liên quan đến cơng tác kế tốn của quỹ tín dụng phú
hịa, trình lãnh đạo phê duyệt.
Đề xuất với Gián đốc các cải tiến trong quá trong quá trong quá trình hoạt động và ban
hành các văn bản liên quan đến kiểm soát và hoạch định tài chính.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả các chức năng của phần mềm kế toán đáp ứng tối đa
yêu cầu quản lý và quản trị của quỹ tín dụng phú hịa.
làm việc với các kiểm tốn về báo cáo tài chính hàng năm của quỹ tín dụng phú hịa.
 Cán bộ tín dụng:
Chức năng:

Làm than mưu chiến lược kinh doanh, phán quyết và đề xuất cho cấp trên dự án tín
dụng. Tổng hợp phân tích thống kê kinh kinh tế, quản lý danh mục khách hàng trực tiếp, xử lý
rủi ro theo chế độ quy định.
Nhiệm vụ:
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay.
Tổ chức thẩm định tài sản thế chấp tại Quỹ Tín Dụng Phú Hịa.
Theo dõi cơng nợ và đơn đốc thu hồi nợ.
Lập báo cáo định kỳ.
3.3 Thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi
Sự giúp đỡ của các quỹ tín dụng trung ương, hỗ trợ cho vay để đáp ứng nhu cầu sử
dụng vốn trong hoạt động tín dụng, do đó quỹ tín dụng phú hịa có thể huy động vốn từ quỹ
tín dụng trung ương khi cần.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 11


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hịa
Địa điểm,vị trí của quỹ tín dụng phú hịa là vùng nông thôn chuyên sản xuất SXNN và
Thủy sản, thuận lợi cho việc đáp ưng nhu cầu vốn sản xuất SXNN và Thủy sản hơn các tổ
chức khác ở ngồi địa bàn.
Quỹ tín dụng Phú Hịa ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ của các ngành các cấp tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững góp phần tích cực vào chiến lược xóa đói
giảm nghèo và sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thôn theo chủ trương của Đảng
và Nhà nước.
Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến khu vực kinh tế tập thể nói chung và quỹ
tín dụng phú hịa nói riêng đã tạo mọi điều kiện cho QTD phát triển vững chắc, an toàn, hiệu
quả.

Nguồn nhân lực của QTD ngày càng đáp ứng tốt cho yêu cầu phát triển của QTD đảm
bảo cho việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.
 Khó khăn
Khách hàng đa phần là nơng dân nên chỉ trả lãi suất và vốn vay sau khi kết thúc vụ
mùa, làm cho vịng vay vốn tín dụng chậm lại.
Vụ mùa của nông dân thường gặp nhiều thiên tai, hạn hán, giá cả thì dao động liên tục
đã ảnh hưởng đến kinh doanh và rủi ro tín dụng ngày càng cao.
QTD Phú hòa phải đương đầu với sức ép cạnh tranh từ ngân hàng thương mại có quy
mơ lớn hơn, trình độ cơng nghệ lại cao và sản phẩm dịch vụ phong phú hơn.
Vì vốn tự có của QTD thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô, nhu
cầu vốn trung và dài hạn ngày càng lớn trong khi khả năng nguồn vốn QTD hạn chế.
3.4 Sơ đồ quy trình tín dụng tại QTDND Phú Hịa
3.2 Sơ đồ quy trình tín dụng tại QTDND Phú Hịa
Khách Hàng

(1)

Phịng Tín Dụng

(2)
(7)
Phịng Ngân Quỹ

(3)

Giám Đốc

(4)
(5)


(6)

Phịng Kế Tốn

( Nguồn từ phịng tín dụng QTDND Phú Hịa )
Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn khách hàng.
Khi khách hàng đề xuất vay vốn cán bộ tín dụng thơng báo cho khách hàng biết về
chính cho vay của QTD, khách hàng và cán bộ tín dụng thỏa thuận sơ bộ về các điều kiện cho
vay của QTD có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng như: thời hạn cho vay, mức lãi suất
phù hợp…
Sau khi thỏa thuận với khách hàng, cán bộ tín dụng hướng dẫn cụ thể cho khách hàng
lập hồ sơ vay vốn theo quy định.Trong quá trình khảo sát CBTD thấy khách hàng có đủ điều
kiện để cho vay thì CBTD tiến hành lập báo cáo trình Giám đốc đề nghị cho khách hàng vay
vốn.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 12


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hòa
Bước 2: Thẩm định cho vay
Đây là thủ tục phức tạp nhất, CBTD nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng kiểm tra lại
nếu thấy hồ sơ không hợp lệ, hợp pháp thì CBTD trả hồ sơ lại cho khách hàng giải thích lý do
hồ sơ khơng hợp lệ.Ngược lại, nếu hồ sơ vay vốn của khách hàng hợp lệ thì CBTD lập hồ sơ
trình Giám đốc xét duyệt cho khách hàng vay.
Bước 3: Sau khi Giám đốc duyệt quyết định cho khách hàng vay vốn và chuyển hồ sơ
vay vốn của khách hàng về phịng tín dụng.
Bước 4: Khi nhận hồ sơ đã được duyệt từ phòng Giám đốc, CBTD tiến hành làm thủ
tục cho khách hàng vay vốn và mở hồ sơ theo dõi vốn vay. Sau khi lập tất cả hồ sơ vay vốn,

ký kết hợp đồng tín dụng thì CBTD chuyển hồ sơ vay vốn đến bộ phận kế toán để thực hiện
việc chi tiền.
Bước 5: Bộ phận kế toán kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và đối chiếu các chữ ký trên giấy
tờ. Sau khi kiểm tra xong kế toán lập phiếu chi tiền chuyển cho thủ quỹ để giải ngân cho
khách hàng.
Bước 6 & 7: nhân viên phòng ngân quỹ kiểm tra lại phiếu chi tiền từ phịng kế tốn và
chuyển ngân cho khách hàng.
Quy trình cho vay của QTD có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Quy trình cho vay được thực hiện chặt chẽ từ cán bộ tín dụng đến Giám
đốc, trưởng phịng tín dụng, phịng kế tốn đến phịng ngân quỹ đã tạo thành một hệ thống
cho vay đảm bảo cũng như việc thu hồi vốn và lãi thuận lợi hơn.
Nhược điểm: số lượng khách hàng thì quá nhiều so với số cán bộ tín dụng trong QTD.
Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều khách hàng có thể dẫn đến sai sót.
3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2007-2009 tại QTD Phú Hòa
Doanh thu qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2007 là 2.992 triệu đồng đến năm 2008 là
5.000 triệu đồng tăng 2.008 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ 67,11%. Năm
2009 là 5.754 triệu đồng tăng 754 triệu đồng so với năm 2008 tương đương với tỷ lệ 15,08%.
Sự tăng trưởng này cho thấy rằng, Quỹ Tín Dụng Phú Hịa đang kinh doanh có hiệu quả đó là
nhờ vào những chiến lược kinh doanh của cấp lãnh đạo cụ thể trong việc thu hút khách hàng
và lựa chọn khách hàng cho vay. Trong đó, cán bộ tín dụng đóng góp khơng nhỏ vào q trình
kiểm tra, giám sát các món nợ đến hạn và quá hạn rất kỹ, thường xuyên theo dõi hiệu quả sử
dụng vốn của khách hàng vì thế rủi ro thu hồi vốn giảm.
Về các khoản chi phí qua 3 năm cũng tăng lên đáng kể.Trong năm 2008, QTD đã chi
4.860 triệu đồng tăng 2.078 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ 74,69%. Năm
2009, chi phí là 5.332 triệu đồng tăng 472 triệu đồng so với năm 2008 tương đương với tỷ lệ
9,71%. Nguyên nhân chi phí tăng là do chỉ số giá tiêu dùng tăng, QTD đã nâng cấp trang thiết
bị, mua máy móc, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng lương cho cán bộ công nhân viên.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng


Trang 13


Chương 3: Giới Thiệu Khái Quát Về Quỹ Tín Dụng Phú Hòa
Bảng 3.1: Bảng KQHĐKD tại QTDND Phú Hòa qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2007

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Chênh lệch

Chênh lệch

2008/2007

2009/2008

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối


(%)

Tương đối
(%)

Doanh thu

2.992

5.000

5.754

2.008

67,11

754

15,08

Chi phí

2.782

4.860

5.332


2.078

74,69

472

9,71

210

140

422

- 70

- 33,33

282

201,43

Lợi nhuận

(Nguồn: tập báo cáo KQHĐKD PKT tại QTD phú hòa qua 3 năm 2007-2009)
Triệu đồng
6,000

5,754
5,000 4,860


5,000
4,000
3,000

2,992

5,332

Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

2,782

2,000
1,000

210

422

140

Năm

0
2007

2008


2009

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của QTD Phú Hịa giai đoạn 2007-2009

Tình hình doanh thu và chi phí như trên cho thấy lợi nhuận của Quỹ Tín Dụng có sự
có tăng giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận đạt 210 triệu đồng sang năm
2008 lợi nhuận đạt 140 triệu đồng giảm 70 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 33,33%. Năm
2009, lợi nhuận của QTD đạt 422 triệu đồng tăng 282 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng
với tỷ lệ 201,43%, đó là một con số đáng kể. Nguyên nhân tăng giảm là do năm 2008 lợi
nhuận giảm do tình hình lạm phát vẫn còn và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến q trình sản xuất của người dân cũng như các doanh nghiệp. Sang năm
2009, lợi nhuận tăng lên đáng kể đó là do QTD củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý
triệt để các món nợ q hạn rất tích cực, cùng thời điểm đó thì giá lúa bất ngờ tăng cao, chi
phí khơng tăng nên nơng dân đạt được lợi nhuận tối đa. Vì thế QTD có thể thu hồi nợ cả gốc
và lãi khi đáo hạn một cách có hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Ngọc Sáng

Trang 14


Chương 4: Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn Tại Quỹ Tín Dụng Phú Hịa
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỢNG CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI QUỸ TÍN DỤNG PHÚ HỊA QUA 3 NĂM 2007-2008-2009
---0O0--4.1 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Phú Hịa
4.1.1 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại QTD Phú Hòa giai đoạn 2007-2009
Bảng 4.1: Thực trạng cho vay ngắn hạn tại QTD Phú Hịa giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Chênh lệch

Chênh lệch

2008/2007

2009/2008

Tuyệt đối

Tương đối
(%)

Tuyệt đối

Tương đối
(%)

Doanh số

cho vay

44.246

64.392

71.935

20.146

45,53

7.543

11,71

Doanh số
thu nợ

38.038

59.989

59.344

21.951

57,71

- 645


- 1,08

Dư nợ

20.740

25.143

37.734

4.403

22,23

12.951

50,08

212

189

142

- 23

- 10,85

- 47


- 24,87

Nợ quá
hạn

(Nguồn: tập báo cáo KQHĐKD PKT tại QTD Phú Hòa qua 3 năm 2007-2009)
4.1.2 Phân tích doanh số cho vay
Bảng 4.2: Doanh số cho vay ngắn hạn tại QTD Phú Hòa qua 3 năm: 2007-2008-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngành
Nghề

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Chênh lệch

Chênh lệch

2008/2007

2009/2008


Tuyệt đối

Tương
đối

Tuyệt đối

(%)

Tương
đối
(%)

SXNN và
Thủy sản

32.914

45.641

28.774

12.727

38,67

- 16.867

- 36,96


SXKD - DV

11.332

18.751

43.161

7.419

65,47

24.410

130,18

Tổng

44.246

64.392

71.935

20.146

45,53

7.543


11,71

(Nguồn: tập báo cáo KQHĐKD PKT tại QTD phú hòa qua 3 năm 2007-2009)



×