Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Điều chỉnh khẩu phần gà Lương Phượng phù hợp với điều kiện nắng nóng khu vực miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.15 KB, 15 trang )



Điều chỉnh khẩu phần gà Lương Phượng phù hợp với
điều kiện nắng nóng khu vực miền Trung
Đồng Thị Diệu Hiền, Đoàn Trọng Tuấn, Mạc Thị Quí
Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thanh Nghị
Trung tâm Nghiên cứu và PTCN miền Trung
Tóm tắt
Năm thí nghiệm được xây dựng để tìm ra giải pháp giảm tỷ lệ chết và duy trì năng suất của gà Lương
Phượng. Thí nghiệm 1 được bố trí với 4 mức lysine:Methionine khác nhau 0.75:0.40; 0.85: 0.45; 0.95:0.55 và
1.05:0.55. Thí nghiệm 2 với 3 mức dầu dừa 0%; 1% và 2%. Thí nghiệm 3 với 3 mức vitamine ADE 0g; 0.5g và
1g/lít. Thí nghiệm 4 với 3 mức vitamine C 0g; 0.5g và 1g/lít. Thí nghiệm 5 dùng 1% dầu dừa, 0,1% methionin, 0.5g
vitamin C và 0.5 g Electrolytes dạng đơn hoặc 2 đến 3 loại kết hợp với nhau trong cùng một nhóm. Kết quả cho thấy
rằng tỷ lệ tốt nhất giữa Lysine và Methionine là 0.90:0.45. Bổ sung 0.5g vitamin C vào mỗi lít nước hoặc 0.1%
methionine và 1% dầu dừa đã làm giảm tỷ lệ chết, duy trì được năng suất và chất lượng của gà mái đẻ Lương
Phượng.
1. Đặt vấn đề
Tại khu vực miền Trung, đàn gia cầm chiếm khoảng 21,97% tổng đàn cả nước (Cục
chăn nuôi, 2007). Giống gà được người dân ưa chuộng hiện nay là Lương Phượng do năng suất
trứng khá, phẩm chất thịt tốt, hiệu quả chăn nuôi cao.
Miền Trung là khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô, nắng nóng kéo dài từ
5 - 6 tháng, nhiệt độ cao nhất lên đến 36 - 37
o
C đã gây nên stress nhiệt cho gà, làm tăng tỉ lệ chết
và giảm năng suất. Qua theo dõi thực tế sản xuất của đàn gà tại Trại nghiên cứu thực nghiệm
chăn nuôi An Nhơn trong những tháng mùa nắng nóng tỉ lệ đẻ ở tuần tuổi 35 đến 47 tuần tuổi đạt
khoảng 60 - 61% trong khi đó tỉ lệ đẻ của gà bố mẹ Lương Phượng nuôi tại Trung Quốc ở tuần
tuổi 35 - 47 là 67 - 70% (Lâm Nhị Khắc, 2007). Điều này cho thấy stress nhiệt đã làm giảm năng
suất của gà trong mùa nắng nóng.
Nhiệt độ lý tưởng cho gà đẻ trong khoảng 19-27
0


C (Leeson ,1997). Khi nhiệt độ môi
trường ở 29
0
C sẽ bắt đầu gây nên stress nhiệt cho gà (Daghir, 2008).
Trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào giải quyết vấn đề stress
nhiệt cho gà. Nghiên cứu của Daghir (2008) cho thấy bổ sung chất béo vào khẩu phần có thể bù
đắp lại lượng ăn vào bị thiếu hụt khi khả năng ăn vào giảm do nắng nóng. trong điều kiện stress
nhiệt không nên tăng hàm lượng protein thô mà chỉ nên tăng hàm lượng các axit amin thiết yếu
trong khẩu phần nhằm giảm sinh nhiệt (Waldroup, 1995). Bổ sung vitamin C vào khẩu phần gà
đẻ cho kết quả cải thiện được sản lượng trứng, tỉ lệ trứng giống, tỉ lệ ấp nở và chất lượng vỏ
trứng (Bùi Hữu Đoàn, 1998). Nhiệt độ môi trường cao làm thay đổi chất điện giải trong huyết
tương, thay đổi chỉ số cân bằng acid kiềm, bổ sung chất điện giải để lập lại sự cân bằng này (Võ
Bá Thọ, 1996).
Trong điều kiện nắng nóng miền Trung việc nghiên cứu bổ sung các chế phẩm giúp hạn
chế stress nhiệt cho gà còn hạn chế. Để duy trì năng suất và giảm tỉ lệ chết của đàn gà trong mùa


nắng nóng chúng tôi đã tiến hành bổ sung lysin, methionin, dầu dừa, vitamin ADE, vitamin C,
Electrolytes vào khẩu phần gà Lương Phượng với mục tiêu là giảm tỉ lệ chết và duy trì năng suất
con giống trong điều kiện nắng nóng và tìm ra được sự kết hợp các chất có tác dụng tốt nhất để
chuyển giao vào các trang trại trong khu vực miền Trung.
2. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Gà bố mẹ giống Lượng Phượng 35 tuần tuổi. Các chất bổ sung gồm dầu dừa là nguyên
liệu sẵn có tại địa phương, methionin của công ty Ajinomoto Nhật Bản sản xuất, Vitamin ADE
do công ty international nutrition Mỹ sản xuất, vitamin C và Electrolytes của công ty Bayer Việt
Nam sản xuất.
2.2. Thời gian và địa điểm
Đề tài được tiến hành tại Trại nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn, huyện An
Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời gian từ năm 2008 đến năm 2009.

2.3. Bố trí thí nghiệm
Năm 2008 thử nghiệm các mức bổ sung Lysin, methionin, dầu, vitamin C, vitamin ADE
để tìm ra mức tối ưu. Tiến hành trên 4 thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, mỗi lô
thí nghiệm gồm 12 trống và 108 mái Lương Phượng ở tuần tuổi 35, lặp lại 2 lần. Các lô thí
nghiệm đều đảm bảo đồng đều về giống, lứa tuổi, mật độ, chăm sóc, qui trình nuôi dưỡng và vệ
sinh phòng bệnh.
Năm 2009 dựa trên các mức lysine, methionin dầu, vitamin C, vitamin ADE đã xác đnh
năm 2008 tiến hành bổ sung kết hợp các chất này với nhau để tìm ra sự kết hợp tối ưu. Thí
nghiệm được trình bày ở bảng 2.5, mỗi lô thí nghiệm gồm 6 trống và 48 mái Lương Phượng ở
tuần tuổi 35, lặp lại 3 lần. Các lô thí nghiệm đều đảm bảo đồng đều về giống, lứa tuổi, mật độ,
chăm sóc, qui trình nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm1 (xác định hàm lượng Lysin, methionin thích hợp)
Lô TN
1
2
3
4
Lysine (%)
0,75
0,85
0,95
1,05
Methionine (%)
0,40
0,45
0,50
0,55
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 (xác định mức bổ sung dầu dừa thích hợp trong
khẩu phần)


ĐC
TN1
TN2
Dầu dừa (%)
0
1
2
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 (xác định mức bổ sung vitamin ADE thích hợp)

ĐC
TN1
TN2


Vitamin ADE (g/l)
0
0,5
1
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 (xác định mức bổ sung Vitamin C thích hợp)


ĐC
TN1
TN2
Vitamin C (g/l)
0
0,5
1
Bảng 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5 (bổ sung kết hợp methionin, dầu dừa, vitamin C, Electrolyte
vào khẩu phần)

Lô TN
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Lô 5
Lô 6
Lô 7
Lô 8
Lô 9

10

11

12
Dầu dừa (%)
0
1
0
1
0
1
0
1
0
1
0
1
Met. (%)

0
0
0,1
0,1
0
0
0,1
0,1
0
0
0,1
0,1
Vit. C (g/l)
0
0
0
0
0,5
0,5
0,5
0,5
0
0
0
0
Elect. (g/l)
0
0
0
0

0
0
0
0
0,5
0,5
0,5
0,5

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
- Tỷ lệ đẻ: Nhặt trứng riêng từng lô, nhặt 4 lần/ ngày (7 giờ sáng, 10 giờ trưa, 2 giờ chiều
và 5 giờ chiều). Tỉ lệ đẻ (%) = (Tổng số trứng đẻ trong ngày/ Tổng số gà mái trong ngày) x 100
- Khối lượng trứng: Cân trứng vào một ngày cố định trong tuần, cân từng quả với cân tiểu
ly có độ chính xác là 0,2g.
- Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống : Chọn những trứng có hình ôvan trọng lượng lớn hơn
47 gam , không dập, không dị hình (méo mó, quá tròn, dài), mỏng vỏ, 2 lòng đỏ hoặc vỏ quá sần
sùi.
- Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống (%) = Tổng số trứng đủ tiêu chuẩn giống (quả)/ Tổng số
trứng đẻ (quả)
- Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho 10 quả trứng giống: TTTĂ cho 10 quả trứng giống (kg) =
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg)/ Tổng số trứng đủ tiêu chuẩn giống thu được (quả)*10
- Tỉ lệ phôi: Vào ngày ấp thứ 7 dùng đèn soi trứng để lọai những trứng không phôi hoặc
phôi quá yếu. Những trứng có phôi phát triển tốt thì khi soi thấy rõ hệ thống mạch máu, phôi
họat động tương đối mạnh.
Tỉ lệ trứng có phôi (%) = Tổng số trứng có phôi (quả)/ Tổng số trứng ấp (quả)x100
- Hiệu quả kinh tế: Dựa vào tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng đủ tiêu chuẩn giống để tính
giá chi phí thức ăn cho một quả trứng giống. So sánh giữa các lô để tính hiệu quả kinh tế.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm Minitab 13.31 theo kiểu thí nghiệm hoàn toàn ngẫu
nhiên 1 yếu tố.

Mô hình tóan học của thí nghiệm: Y
ijk
=  + 
i


+ 
j
+ e
ijk


Y
ijk
: số liệu quan sát
: trung bình tổng thể

i
: ảnh hưởng của yếu tố nghiệm thức i (i = 1, 2, …, 12)

j
: ảnh hưởng của lặp lại (j= 1, 2, 3)
e
ijk
: sai số ngẫu nhiên
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm
Theo số liệu được cung cấp bởi Trạm khí tượng thủy văn An Nhơn thì các tháng nóng
nhất trong năm rơi vào các tháng 4 đến tháng 11 có nhiệt độ trung bình là 27-29,2
0

C ẩm độ là
78-81%.
Nhiệt độ trong ngày cũng biến động lớn được mô tả cụ thể qua biểu đồ 3.1, 3.2 thời điểm
có nhiệt độ cao nhất trong ngày là lúc 12 -14 giờ và thấp nhất là lúc 6 giờ sáng. Chênh lệch nhiệt
độ là 5-7
0
C. Tương tự ẩm độ thấp nhất trong ngày là lúc 12- 14 giờ và thấp nhất là lúc 6 giờ
sáng, chênh lêch ẩm độ là 5- 15%.

Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ trong ngày Biểu đồ3. 2: Diễn biến nhiệt độ trong ngày
năm 2008 năm 2009

Theo Karaman (2007) chỉ số nhiệt ẩm ở gà được tính theo công thức:
THI = 1,8*T- (1-RH/100)*(T-14,3)+32
Trong đó: T là nhiệt độ chuồng nuôi (
0
C)
RH là ẩm độ tương đối của chuồng nuôi (%)
THI lớn hơn 70 sẽ gây nên stress nhiệt cho gà. Tại các thời điểm trong ngày theo dõi ở
chuồng nuôi đều có THI lớn hơn 70 (bảng 3.1 và 3.2). Điều này cho thấy các thời điểm trong
ngày của các tháng mùa hè năm 2008 và năm 2009 đều gây nên stress nhiệt cho gà.
Bảng 3.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi năm 2008

Nhiệt độ (
0
C)
Ẩm độ (%)
Chỉ số THI



Tháng
(
X
±SD)
(
X
±SD)
(
X
±SD)
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
8
30,6±1,4
36,0±1,9
24,5±1,2
70,6±4,0
92,0±5,4
51,0±5,4
82,0±1,7
88,1±2,3
74,4±1,6
9

31,6±1,0
37,0±6,3
25,0±1,3
72,2±4,9
94,0±5,7
51,0±6,1
83,8±1,6
95,5±2,3
75,9±2,0
10
29,1±1,3
36,0±2,0
24,0±1,2
77,1±3,9
89,0±2,9
59,0±6,5
80,8±1,6
88,8±2,4
74,0±1,7
11
26,1±2,13
32,0±2,5
20,0±1,8
81,2±2,9
88,0±2,9
68,0±4,4
76,7±3,2
86,4±3,8
67,2±2,9


Bảng 3.2. Nhiệt ẩm độ chuồng nuôi năm 2009

Tháng
Nhiệt độ (
0
C)
(
X
±SD)
Ẩm độ (%)
(
X
±SD)
Chỉ số THI
(
X
±SD)
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
TB
Cao
Thấp
5
29,0±1,1
31,3±1,5
26,1±0,7

68,5±5,5
81,8±4,6
57,9±5,3
79,4±1,3
81,5±1,4
76,5±1,3
6
31,0±1,0
33,3±1,3
27,5±0,7
55,3±4,9
67,1±7,1
48,0±4,3
80,2±1,0
82,2±1,1
77,1±0,9
7
30,4±1,0
32,7±1,4
27,2±0,8
56,2±4,9
69,0±8,9
48,0±4,7
79,5±1,1
81,4±1,5
76,8±0,8

3.2. Kết quả bổ sung Lysin, Methionine
Kết quả được trình bày ở bảng 3.3. cho thấy lô 1 có tỉ lệ chết cao nhất và tỉ lệ đẻ thấp
nhất (P<0,05). Lô 3 có tỉ lệ đẻ cao hơn lô 2 và lô 4 từ 1,76- 2,48%, tuy nhiên sự khác biệt này là

không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Khối lượng trứng lô 1 và 2 có khối lượng trứng tương đương nhau, thấp hơn so với khối
lượng trứng của lô 3 và lô 4 (P<0,05).
Tỉ lệ trứng giống và các chỉ tiêu ấp nở ở các lô là tương đương nhau (P>0,05).
Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng cao nhất là ở lô 1, các lô còn lại
tương đương nhau (P>0,05).
Kết quả thí nghiệm này cho thấy mức lysin 0,95 và methionin 0,50 trong khẩu phần gà đẻ
giúp giảm tỉ lệ chết, cho tỉ lệ đẻ cao nhất và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng thấp nhất.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lysine, methionin đến khả năng sản xuất của gà Lương Phượng
Chỉ tiêu
Lô 1
(L:0,75;
M:0,40)
Lô 2
(L:0,85;
M:0,45)
Lô 3
(L:0,95;
M:0,50)
Lô 4
(L:1,05;
M:0,55)
Tỉ lệ chết/ tháng(%)
5,0
a
± 1,23
2,40
b
± 0,94
1,91

b
± 0,04
1,90
b
± 0,99
Tỉ lệ đẻ (%)
49,1
a
± 6,3
56,0
b
± 4,9
57,7
b
± 5,0
55,3
b
± 4,1
Khối lượng trứng(g)
55,7
a
± 1,6
55,1
a
± 2,4
56,8
b
± 1,4
56,6
b

± 2,1
Tỉ lệ trứng giống(%)
88,0 ± 2,6
86,9 ± 4,5
87,0 ± 3,5
87,2 ± 2,6
TTTA/10 quả trứng đẻ(kg)
2,8
a
± 0,3
2,4
b
± 0,2
2,4
b
± 0,2

2,5
b
± 0,2
TTTA/10quả trứng giống (kg)
3,2
a
± 0,3
2,8
b
± 0,3
2,7
b
± 0,2


2,8
b
± 0,2


CPTA cho 1 quả trứng đẻ(đ)
1900
a
± 217
1677
b
± 147
1648
b
± 149
1740
b
± 123
CPTA cho 1 quả trứng giống(đ)
2159
a
± 239
1935
b
± 187
1892
b
± 141
1996

b
± 139
Tỉ lệ phôi(%)
96,6 ± 3,2
97,9 ± 1,9
98,9 ± 1,3
96,3 ± 2,0
Tỉ lệ ấp nở(%)
82,8 ± 5,6
89,2 ± 4,4
88,9 ± 3,9
96,3 ± 6,7
(Các ký tự a, b, c khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự khác biệt giữa hai số trung bình là có ý nghĩa ở P<0,05)



3.3. Kết quả Bổ sung dầu dừa
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của bổ sung dầu dừa vào khẩu phần ăn đến sức sống và khả năng sản
xuất cảu gà Lượng Phượng nuôi thí nghiệm
Chỉ tiêu
Lô 1
(ĐC)
Lô 2
(Dầu 1%)
Lô 2
(Dầu 2%)
Tỉ lệ chết/tháng(%)
5,0
a
± 2,8

1,90
b
± 1,40
1,66
b
± 0,67
Tỉ lệ đẻ (%)
50,7
a
± 6,1
55,3
b
± 3,4
53,0
a
± 6,0
Khối lượng trứng(g)
57,4
a
± 5,7
59,8
b
± 1,4
59,7
b
± 0,9
Tỉ lệ trứng giống(%)
87,5 ± 2,2
88,2 ± 3,4
87,8 ± 4,3

Tiêu tốn TA/10 quả trứng đẻ (kg)
2,7
a
± 0,3
2,4
b
± 0,1
2,6
a
± 0,3
Tiêu tốn TA/10 quả trứng giống(kg)
3,1
a
± 0,4
2,8
b
± 0,2
2,9
b
± 0,4
Chi phí TA cho 1 quả trứng đẻ (đ)
1837
ab
± 204
1742
b
± 102
1911
a
± 204

Chi phí TA cho 1 quả trứng giống(đ)
2101
ab
± 241
1978
b
± 156
2186
a
± 314
Tỉ lệ phôi(%)
96,3 ± 2,0
97,9 ± 0,8
97,9 ± 1,4
Tỉ lệ ấp nở(%)
86,3 ± 6,7
84,6 ± 2,3
87,6 ± 4,0
(Các ký tự a, b, c khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự khác biệt giữa hai số trung bình là có ý nghĩa ở P<0,05)

Kết quả được trình bày trên bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ chết cao nhất ở lô ĐC, các lô còn lại tỉ
lệ chết khác nhau không đáng kể (p>0,05),
Tỉ lệ đẻ cao nhất ở lô bổ sung 1% dầu dừa, lô bổ sung 2% dầu dừa có tỉ lệ đẻ cao hơn 2,32% so
với lô ĐC, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Lô ĐC có khối lượng trứng thấp nhất, các lô còn lại có khối lượng trứng tương đương nhau
(P>0,05). Tỉ lệ trứng giống và các chỉ tiêu ấp nở ở các lô là tương đương nhau.
Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn thấp nhất ở lô bổ sung 1% dầu dừa.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy bổ sung 1% dầu dừa có tác dụng làm giảm tỉ lệ chết, nâng cao tỉ
lệ đẻ, giảm chi phí và tiêu tốn thức ăn so với không bổ sung học bổ sung 2%.
3.4. Kết quả bổ sung vitamin ADE

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mức bổ sung Vitamin ADE vào khẩu phần ăn đến sức sống và khả
năng sran xuất của gà Lương Phượng
Lô TN
Chỉ tiêu
Lô 1
(ĐC)
Lô 2
(ADE 0,5g/l)
Lô 3
(ADE 1g/l)
Tỉ lệ chết/ tháng(%)
4,94
a
± 3,41
1,17
b
± 1,39
2,64
b
± 1,79
Tỉ lệ đẻ (%)
50,7
a
± 5,8
60,9
b
± 5,1
59,4
b
± 3,2

Khối lượng trứng(g)
55,1
a
± 3,5
56,8
b
± 4,2
56,8
b
± 3,6
Tỉ lệ trứng giống(%)
87,5 ± 2,2
88,1 ± 3,9
88,9 ± 3,3
Tiêu tốn TA/10 quả trứng đẻ(kg)
2,7
a
± 0,3
2,2
b
± 0,2
2,3
b
± 0,1
TTTA/10 quả trứng giống(kg)
3,1
a
± 0,3
2,5
b

± 0,2
2,6
b
± 0,2
Chi phí TA cho 1 quả trứng đẻ (đ)
1837
a
± 199
1574
b
± 136
1662
b
± 93


CPTA cho 1 quả trứng giống(đ)
2100
a
± 227
1789
b
± 166
1873
b
± 141
Tỉ lệ phôi(%)
96,6
a
± 1,9

98,4
b
± 0,6
98,4
b
± 1,1
Tỉ lệ ấp nở(%)
85,3 ± 5,6
86,2 ± 5,6
87,7 ± 3,2
(Các ký tự a, b, c khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự khác biệt giữa hai số trung bình là có ý nghĩa ở P<0,05)
Tỉ lệ chết cao nhất ở lô ĐC, các lô còn lại tỉ lệ chết tương đương nhau (p>0,05). Tỉ lệ đẻ
ở lô 2 và 3 tương đương nhau cao hơn lô ĐC từ 8,7- 10,2% (p<0,05), Khối lượng trứng thấp nhất
ở lô ĐC, lô 2 và lô 3 có tỉ lệ đẻ tương đương nhau (p>0,05).
Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng ở lô ĐC là thấp nhất, lô 2 và 3 không khác
biệt về mặt thống kê (P>0,05). Tỉ lệ phôi ở lô 2 và 3 tương đương nhau cao hơn so với lô ĐC
1,86- 1,88% (P<0,05), tỷ lệ nở ở các lô không có sự sai khác.
3.5. Kết quả bổ sung Vitamin C
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn đến sức sống và khả năng sản
xuất của gà Lương Phượng
Chỉ tiêu

(ĐC)
Lô 2
(Vit C 0,5g/l)
Lô 3
(Vit C 1g/l)
Tỉ lệ chết/ tháng(%)
4,94
a

± 3,41
0,70
b
± 0,97
1,90
b
± 1,40
Tỉ lệ đẻ (%)
50,7
a
± 5,8
60,0
b
± 4,5
59,8
b
± 5,918
Khối lượng trứng(g)
55,1
a
± 3,5
57,1
b
± 1,9
56,5
b
± 1,5
Tỉ lệ trứng giống(%)
87,5 ± 2,2
89,2 ± 3,2

88,1 ± 3,0
Tiêu tốn TA/10 quả trứng đẻ (kg)
2,7
a
± 0,3
2,3
b
± 0,2
2,3
b
± 0,2
TTTA/10 quả trứng giống(kg)
3,1
a
± 0,3
2,5
b
± 0,2
2,6
b
± 0,2
CPTA cho 1 quả trứng giống(đ)
1837
a
± 199
1609
b
± 118
1690
b

± 173
CPTA cho 1 quả trứng giống(đ)
2100
a
± 227
1766
b
± 129
1918
b
± 187
Tỉ lệ phôi(%)
96,6
a
± 1,9
98,3
b
± 0,8
98,1
b
± 1,9
Tỉ lệ ấp nở(%)
85,3 ± 5,6
86,3 ± 3,2
86,9 ± 3,6

Tỉ lệ chết cao nhất ở lô ĐC, lô 2 có tỉ lệ chết thấp hơn lô 3 nhưng không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P>0,05).
Tỉ lệ đẻ và khối lượng trứng thấp nhất ở lô ĐC, các lô còn lại không khác nhau (P>0,05).
Tỉ lệ trứng giống và các chỉ tiêu ấp nở ở các lô tương đương nhau (P>0,05).

Chi phí và tiêu tốn thức ăn cao nhất ở lô ĐC lô 2 chi phí thức ăn thấp hơn lô 3 nhưng
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Từ các kết quả trên cho thấy khẩu phần có mức lysine 0,95, methionin 0,50 và mức lysine
1,05, methionin 0,55, bổ sung dầu dừa mức 1%, bổ sung vitamin ADE mức 0,5g/1 lít nước uống
và bổ sung vitamin C mức 0,5g/1 lít nước uống giúp giảm tỉ lệ chết và nâng cao năng suất trứng
và giảm chi phí cho sản xuất trứng trong điều kiện nắng nóng.
3.6. Kết quả bổ sung kết hợp methionin, dầu dừa, vitamin C và Electrolytes


Từ kết quả thu được của thí nghiệm 1,2,3,4 chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm 5 bổ sung
kết hợp 2 hoặc 3 chất lại với nhau so sánh với việc không bổ sung hoặc chỉ bổ sung một chất.
3.6.1. Tỉ lệ đẻ ở các lô gà thí nghiệm
Tỉ lệ đẻ của các lô gà thí nghiệm được trình bày ở biểu đồ 3.3. Kết quả cho thấy tỉ lệ đẻ
của lô 4, lô 5, lô 6, lô 8, lô 12 đều tăng so với lô ĐC (P<0,05), các lô còn lại không sai khác so
với lô ĐC (P>0,05).
Từ những kết quả trên cho thấy chỉ có bổ sung vitamin C riêng lẻ, dầu kết hợp với
methionin, vitamin C kết hợp với dầu, vitamin C kết hợp với dầu và methionin, Electrolytes
kết hợp với dầu và methionin mới giúp làm tăng tỉ lệ đẻ của gà so với ở lô đối chứng.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Bùi Hữu Đoàn (1998), bổ sung
vitamin C liều 250 và 500ppm đã làm tăng sản lượng trứng lên 6,5 - 10,8%, Peebles và Brake
(1985) bổ sung vitamin C liều 100ppm làm tăng tỉ lệ đẻ lên 7,2% và nghiên cứu của Navarro
(2003) chỉ bổ sung methionin (mức 650 - 750 mg/ kg TA) không ảnh hưởng đến sản lượng
trứng, chỉ khi kết hợp với 2 - 4% dầu mới có tác dụng làm tăng sản lượng trứng.
So sánh giữa các lô TN bổ sung dầu riêng lẻ không làm tăng tỉ lệ đẻ so với lô ĐC nhưng
khi kết hợp với bổ sung vitamin C hay methionin và vitamin C mới làm tăng tỉ lệ đẻ.
Đối với methionin bổ sung riêng lẻ và bổ sung kết hợp với vitamin C không làm tăng tỉ lệ
đẻ so với lô ĐC, chỉ khi kết hợp với dầu hoặc dầu và methionin mới làm tăng tỉ lệ đẻ so với lô
ĐC.
Vitamin C bổ sung riêng lẻ tỉ lệ đẻ tăng so với lô ĐC nhưng khi kết hợp với methionin lại
không ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ so với lô ĐC.

Electrolytes bổ sung riêng lẻ hay kết hợp với dầu hoặc methionin đều không ảnh hưởng
đến tỉ lệ đẻ, chỉ khi kết hợp với dầu và methionin mới làm tăng tỉ lệ đẻ so với lô ĐC.
Từ những phân tích trên cho thấy bổ sung dầu, methionin hoặc Electrolytes không đủ tác
dụng duy trì tỉ lệ đẻ cho gà trong mùa nắng nóng.
Bổ sung vitamin C hoặc dầu kết hợp với methionin giúp duy trì được tỉ lệ đẻ của gà trong
mùa nắng nóng.
Riêng việc bổ sung methionin kết hợp với vitamin C có khả năng 2 yếu tố này ảnh hưởng
“ức chế” lẫn nhau nên không phát huy được tác dụng chống nóng của vitamin C.
So sánh việc bổ sung vitamin C và Electrolytes thì ở chỉ tiêu về tỉ lệ đẻ vitamin C có ảnh
hưởng tốt hơn so với Electrolytes.


56
58
60
62
64
66
68
70
ĐC D M DM C DC MC DMC E DE ME DME
Lô TN
Tỉ lệ đẻ (%)

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ đẻ của các lô gà thí nghiệm
3.6.2. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng của các lô gà ở thí nghiệm được trình bày ở biểu đồ 3.4. Kết quả cho
thấy khối lượng trứng ở tất cả các thí nghiệm từ lô 2 đến lô 12 đều cao hơn so với khối lượng
trứng của lô ĐC, sự khác biệt có ý nghĩa với P<0,05 nghĩa là việc bổ sung một hoặc kết hợp các
yếu tố vitamin C, Electrolytes, dầu dừa, methionin đều có ảnh hưởng tốt đến sự tạo trứng của gà

đẻ, có lẽ do tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ đó làm tăng khối lượng trứng đẻ ra.
Mặc khác giữa các lô thí nghiệm thì sự khác biệt về khối lượng trứng lại không có ý nghĩa thống
kê (P>0,05), tức là nếu xét riêng về chỉ tiêu khối lượng trứng thì chỉ cần bổ sung bất kỳ một yếu
tố nào nêu trên cũng đủ giúp cho trứng sản xuất ra có khối lượng tốt hơn so với trứng của gà ở lô
đối chứng.
50,5
51,0
51,5
52,0
52,5
53,0
53,5
54,0
54,5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lô gà TN
Khối lượng trứng (g)

Biểu đồ 3.4. Khối lượng trứng của các lô gà thí nghiệm
Lô ĐC có khối lượng trứng trung bình là 51,81g thấp hơn so với các lô thí nghiệm có bổ
sung dầu, methionin, vitamin C, Electrolytes gồm 1 hoặc 2 hoặc 3 thành phần kết hợp với nhau
là 1,56 - 2,26g. Điều này chứng tỏ lô đối chứng không được bổ sung các chất có tác dụng chống
nóng thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém hơn nên tạo ra trứng có khối lượng thấp hơn so


với các lô thí nghiệm được bổ sung các chất có tác dụng chống nóng nên khả năng chuyển hóa
và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn tạo ra trứng có khối lượng lớn hơn.
3.6.3. Chất lượng vỏ trứng
0,31
0,32

0,33
0,34
0,35
0,36
0,37
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lô gà TN
Độ dày vỏ (mm)
0
0,5
1
1,5
2
2,5
(tỉ lệ dập vỡ (%)
Độ dày vỏ (mm) Tỉ lệ dập vỡ (%)

Biểu đồ 3.5. Độ dày vỏ trứng và tỉ lệ trứng dập vỡ ở các lô gà thí nghiệm
Tỉ lệ vỏ trứng và độ dày vỏ trứng ở các lô thí nghiệm được trình bày ở biểu đồ 3.5. Kết
quả cho thấy tỉ lệ vỏ trứng giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng không sai khác nhau (P>0,05).
Điều này có nghĩa là các chất bổ sung đã không ảnh hưởng đến tỉ lệ vỏ trứng ở các lô gà thí
nghiệm.
Đối với chỉ tiêu độ dày vỏ trứng thì các lô 5, lô 6, lô 8, lô 9, lô 10, lô 12 có độ dày vỏ cao
hơn so với độ dày vỏ của lô ĐC, sự khác biệt này có ý nghĩa với P<0,05. Các lô còn lại thì sự
khác biệt không có ý nghĩa so với lô ĐC (P>0,05).
Kết quả về độ dày vỏ cho thấy bổ sung dầu, methionin hoặc Electrolytes riêng lẻ,
methionin kết hợp với dầu, methionin kết hợp với vitamin C, methionin kết hợp với Electrolytes
không cải thiện nhiều về chỉ tiêu này.
Chỉ có bổ sung vitamin C, bổ sung vitamin C kết hợp với dầu, bổ sung vitamin C kết hợp
với dầu và methionin, Electrolytes kết hợp với dầu, Electrolytes kết hợp với dầu và methionin

mới làm tăng độ dày vỏ trứng.
Các lô có độ dày vỏ trứng tăng so với lô ĐC đều có tỉ lệ trứng dập vỡ giảm so với lô ĐC.
Tỉ lệ trứng dập vỡ ở các lô từ lô 5 đến lô 12 thấp hơn so với lô ĐC (P<0,05), các lô còn lại không
sai khác so với lô ĐC (P>0,05). Riêng lô bổ sung Electrolytes riêng lẻ, dầu kết hợp với vitamin
C, methionin kết hợp với vitamin C, methionin kết hợp với Electrolytes tuy không làm tăng độ
dày vỏ trứng so với lô ĐC nhưng đã làm giảm tỉ lệ trứng dập vỡ so với lô ĐC.
So sánh giữa các lô TN thì lô bổ sung vitamin C riêng lẻ có độ dày vỏ cao hơn và tỉ lệ
trứng dập vỡ thấp hơn so với lô bổ sung vitamin C kết hợp với methionin, điều này một lần nữa
cho thấy trong điều kiện nắng nóng bổ sung vitamin C kết hợp với methionin đã làm giảm tác
dụng của vitamin C thể hiện không những làm giảm tỉ lệ đẻ mà còn làm giảm chất lượng vỏ
trứng.


Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn (1998) khi tác giả bổ sung
vitamin C liều 250 - 500 ppm đã làm tăng độ dày vỏ trứng 0,02 - 0,04mm, và nghiên cứu của
Phạm Công Thiếu (2001) cho thấy độ dày vỏ trứng và độ chịu lực có mối tương quan dương
chặt chẽ, độ dày vỏ trứng tăng 0,031 - 0,037mm thì độ chịu lực của vỏ trứng tăng 0,167 -
0,448kg/cm
2
và tỉ lệ dập vỡ giảm 0,21 - 0,28% đối với trứng có độ dày vỏ trứng từ 0,356 -
0,396mm.
3.6.4. Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống
Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống được trình bày ở biểu đồ 3.6. Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn
giống của các lô TN từ lô 2 đến lô 12 đều tăng so với lô ĐC, sự khác biệt này có ý nghĩa với
P<0,05. Tuy nhiên, giữa các lô thí nghiệm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Từ những kết quả trên chứng tỏ bổ sung dầu, methionin, vitamin C và Electrolytes trong
điều kiện nắng nóng đã ảnh hưởng tốt đến sự tạo trứng làm cho trứng có khối lượng cao hơn, cấu
tạo vỏ tốt hơn từ đó làm tăng tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống. Việc bổ sung các chất riêng lẻ hay
kết hợp với nhau không cải thiện nhiều đến tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, nghĩa là đối với chỉ
tiêu tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống chỉ cần bổ sung bất kỳ một yếu tố nào nêu trên cũng giúp cho

tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống tốt hơn so với việc không bổ sung.

89
90
91
92
93
94
95
96
97
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lô TN
Tỉ lệ trứng đủ TC giống (%)

Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống ở các lô gà thí nghiệm
3.6.5. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng
Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm được trình bày trên bảng
3.7. Kết quả cho thấy chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ở lô 4, lô 5 lô 6, lô 8 và lô 12
thấp hơn so với lô ĐC, sự khác biệt này là có ý nghĩa với P<0,05. Các lô còn lại không khác biệt
so với lô ĐC (P>0,05).
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống ở lô 4, lô 5, lô 6, lô 7, lô 8, lô 10, lô 11, lô 12
thấp hơn so với lô ĐC (P<0,05). Các lô còn lại không khác biệt so với lô ĐC (P>0,05).


Về chỉ tiêu chi phí thức ăn và chất bổ sung cho 1 quả trứng đẻ chỉ có lô 5 là thấp hơn so
với lô ĐC với P<0,05. Chi phí thức ăn và chất bổ sung cho 1 quả trứng giống lô 4 và lô 5 thấp
hơn so với lô ĐC với P<0,05. Các lô còn lại không khác biệt so với lô ĐC (P>0,05).
Các lô bổ sung vitamin C, bổ sung dầu kết hợp với methionin, dầu kết hợp với vitamin C,
dầu kết hợp với methionin và vitamin C có tỉ lệ đẻ và tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống cao hơn so

với lô ĐC nên đã làm giảm tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng đẻ và giảm tiêu tốn thức ăn trên 10
quả trứng đủ tiêu chuẩn giống.
Như vậy, bổ sung dầu, methionin riêng lẻ không giúp cải thiện về tiêu tốn thức ăn cho 10
quả trứng đẻ và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đủ tiêu chuẩn giống. Chỉ có bổ sung dầu kết
hợp với methionin, bổ sung vitamin C riêng lẻ hay bổ sung vitamin C kết hợp với dầu và
methionin mới có tác dụng làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ và tiêu tốn thức ăn cho
10 quả trứng đủ tiêu chuẩn giống.
Riêng đối với chi phí thức ăn thì do giá của chất bổ sung đã góp phần làm tăng chi phí
thức ăn nên chỉ có bổ sung vitamin C riêng lẻ hay bổ sung dầu kết hợp với vitamin C mới làm
giảm chi phí thức ăn so với việc không bổ sung.
Vậy trong điều kiện nắng nóng chỉ có bổ sung vitamin C hay dầu kết hợp với methionin
trong thức ăn gà đẻ mới mang lại hiệu quả kinh tế.
3.6.6. Kết quả ấp nở
Kết quả về tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ nở của các lô gà thí nghiệm được trình bày trên
bảng 3.8. Chỉ tiêu về tỉ lệ trứng có phôi ở lô 4, lô 5, lô 6, lô 8, lô 12 tăng so với lô ĐC, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Riêng lô 2, lô 3, lô 7, lô 9, lô 10 và lô 11 không sai
khác so với lô ĐC (P>0,05).
Từ kết quả trên cho thấy bổ sung dầu và methionin riêng lẻ hay methionin kết hợp với
vitamin C không làm tăng tỉ lệ trứng có phôi, bổ sung Electrolytes riêng lẻ hay kết hợp với
methionin hoặc dầu cũng không làm tăng tỉ lệ trứng có phôi.
Riêng việc bổ sung vitamin C riêng lẻ, bổ sung vitamin C kết hợp với dầu, bổ sung
vitamin C kết hợp với dầu và methionin, bổ sung Electrolyes kết hợp với dầu và methionin làm
tăng tỉ lệ trứng có phôi. Điều này có thể là do các yếu tố bổ sung đã giúp giảm stress nhiệt cho
con trống nên làm tăng chất lượng tinh trùng và tăng quá trình giao phối của con trống và con
mái từ đó giúp làm tăng tỉ lệ trứng được thụ tinh.
Brain và Brake (1995) cho rằng tỉ lệ thụ tinh giảm là do stress nhiệt làm giảm sản sinh
androgen ở con trống từ đó làm giảm lượng tinh trùng sản xuất ra, vitamin C giúp làm tăng sản
sinh androgen từ đó giúp duy trì được lượng tinh trùng sản xuất. Kết quả nghiên cứu của Peebles
và Brake (1985) cũng cho rằng bổ sung vitamin C liều 100ppm làm tăng tỉ lệ trứng được thụ tinh
lên 1,8% so với lô không được bổ sung.

Đối với chỉ tiêu về tỉ lệ nở trên trứng có phôi và tỉ lệ nở trên trứng ấp thì các lô TN không
có sự khác biệt đáng kể so với lô đối chứng (P>0,05).
3.6.7. Tỉ lệ chết


Tỉ lệ chết của các lô gà thí nghiệm được trình bày trên biểu đồ 3.7. Kết quả cho thấy chỉ
có lô 3 tỉ lệ chết giảm không đáng kể so với lô ĐC, các lô còn lại tỉ lệ chết đều giảm so với lô
ĐC, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Điều này có nghĩa đối với chỉ tiêu tỉ lệ chết nếu chỉ bổ sung methionin vào khẩu phần thì
không đủ tác dụng làm giảm stress nhiệt cho gà, chỉ khi kết hợp với dầu hoặc vitamin C hoặc
Electolytes thì mới có tác dụng làm giảm tỉ lệ chết. Các chất còn lại bổ sung riêng lẻ hay bổ sung
kết hợp với nhau đều có tác dụng giống nhau trong việc làm giảm tỉ lệ chết cho gà đẻ trong điều
kiện nắng nóng.
0
5
10
15
20
25
ĐC D M DM C DC MC DMC E DE ME DME
Lô TN
Tỉ lệ chết (%)

Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ chết ở các lô gà thí nghiệm
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Khẩu phần có mức lysin 0,95%, methionin 0,50% KP đã làm giảm tỉ lệ chết, tăng tỉ lệ
đẻ, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng trong mùa nắng nóng.
- Bổ sung vitamin C (liều 0,5g/ 1 lít nước uống) riêng lẻ hay bổ sung dầu (0,1% KP) kết
hợp với methionin (0,1% KP) đã duy trì được tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng, chất lượng vỏ trứng, tỉ

lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng, giảm tỉ lệ gà
chết.
4.2. Đề nghị
Trong điều kiện nắng nóng nên bổ sung Vitamin C (liều 0,5g/ 1 lít nước uống) hoặc dầu
(1% KP) kết hợp với methionin giúp duy trì được năng suất và chất lượng con giống đồng thời
làm giảm tỉ lệ chết, giảm chi phí thức ăn cho sản xuất trứng.
Chuyển giao kết quả nghiên cứu trên vào các trang trại nuôi gà đẻ trên địa bàn miền
Trung nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà đẻ trong điều kiện nắng nóng.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Hữu Đoàn, 1998. Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin C đến quá trình chuyển hóa canxi photpho ở gà
mái sinh sản, Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, t.502.


2. Lâm Nhị Khắc, 2007. Sổ tay nuôi dưỡng gà giống Lương Phượng đời bố mẹ. Trung Quốc. Trung tâm
Nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc, Viện Chăn Nuôi (bản dịch tiếng Việt, không rõ dịch giả)
3. Võ Bá Thọ, 1996. Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
4. Phạm Công Thiếu, 2001. Nghiên cứu xác định mức bổ sung canxi- photpho thích hợp và ảnh hưởng của
việc bổ sung vitamin ADE đến hiệu quả sử dụng canxi-photpho trong khẩu phần gà Brownnick giai đoạn
đẻ trứng. Luận án TS khoa học nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội.
5. Daghir N.J., 2008. Poultry production in hot climates, 2
nd
edition. Cab international, Singapore.
6. Peebles E.D., J. Brake, 1985. Relationships of dietary ascorbic acid to broiler breeder performance.
Poultry Science 64, 2041- 2048.
7. Waldroup P.W., 1995. Methionine and total sulfur amino acid requirements influenced by stage of
production. Appl. Poultry Science 3, 1-6.

×