Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kết quả kiểm tra nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò sữa lai F2 (3 4 HF) và F3 (7 8 HF) đang vắt sữa nuôi tại Ba Vì - Hà Nội và Hóc Môn - TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.92 KB, 11 trang )



KẾT QUẢ KIỂM TRA NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY TRÌ CỦA BÒ SỮA LAI F2
(3/4 HF) VÀ F3 (7/8 HF) ĐANG VẮT SỮA NUÔI TẠI BA VÌ - HÀ NỘI
VÀ HÓC MÔN – TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Chí Cương, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Viết Đôn,
1
Lê Minh Lịnh, Nguyễn Văn Quân
Viện Chăn Nuôi;
1
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Tóm tắt
Một thí nghiệm nhàm kiểm tra so sánh nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò sữa lai F2 (3/4HF)
và F3 (7/8HF) đang vắt sữa nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh với nhu cầu này
trong thí nghiệm trao đổi đói đã được tiến hành trên 94 bò cái đang vắt sữa bao gồm 34 bò F2 (3/4HF) và
60 bò F3 (7/8HF) ở các giai đoạn vắt sữa khác nhau.
Kết quả cho thấy: Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò đang vắt sữa trong thực tế sản
xuất giống F2 và F3 là 0,522 (MJ/ngày/Kg BW
0,75
) và dao động trong khoảng hẹp 0,499 – 0,543
(MJ/ngày/Kg BW
0,75
). So với nhu cầu xác địng trong trao đổi đói: 0,4287 (MJ/ngày/Kg BW
0,75
) là gần
tương đương và rất gần với kết quả của các nghiên cứu gần đây.
1. Đặt vấn đề
Xác định chính xác nhu cầu năng lượng của bò để từ đó lên khẩu phần ăn thích hợp cho
bò là điều hết sức quan trọng trong nghiên cứu dinh dưỡng cũng như trong thực tế chăn nuôi của
các nông hộ. Khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp việc lên kế hoạch thức ăn (có kế hoạch sản xuất, thu
mua, dự trữ thức ăn) tại các thời điểm thích hợp làm giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả


chăn nuôi.
Hiện nay nước ta vẫn chưa có một hệ thống đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm nói chung và trong chăn nuôi bò sữa nói riêng. Ta vẫn phải dựa vào các hệ
thống nhu cầu dinh dưỡng của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc… nơi mà khác xa
chúng ta về khí hậu, giống, chế độ dinh dưỡng và phương thức chăn nuôi. Vì vậy môt hệ thống
hoàn chỉnh về nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc gia cầm Việt Nam là một điều cấp bách trước mắt
của các nhà nghiên cứu dinh dưỡng vật nuôi và đặc biệt là của các nông hộ chăn nuôi.
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) chủ yếu được tính toán dựa trên các số
liệu về trao đổi đói trong buồng trao đổi chất (nhiệt sản sinh ra lúc đói – Fasting Heat Production
(FHP). Phương pháp này chỉ làm được đối với bê, bò không vắt sữa còn đối với bò vắt sữa thì
khó có thể thực hiện được. Nếu có làm thì cũng không thể chính xác.
Nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò liên quan mật thiết với khối lượng trao đổi của cơ
thể và khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khối lượng cơ thể, giống hoặc kiểu gen, giới
tính, tuổi, trạng thái sinh lý, vùng sinh thái Những nghiên cứu gần đây nhất về nhu cầu năng
lượng trao đổi (ME) cho duy trì (MEm) của bò ở các nước nhiệt đới như Nhật (Lee và CS.,
2003), Thái Lan (Odai và CS., 2005) đã chỉ ra rằng MEm của bò ở các nước này đều thấp hơn từ
16-17% so với MEm của bò ở các nước ôn đới như Anh (AFRC, 1993) và Pháp (INRA, 1989),


0.401 MJ ME/kg W
0.75
(Nhật), 0.409 MJ ME/kg W
0.75
(Thái Lan) so với 0,48 MJ ME/kg W
0.75

(Anh) và 0.489 MJ ME/kg W
0.75
(Pháp). MEm của bò lai HF (0.409 MJ ME/kg W
0.75

) được xác
định là cao hơn so với MEm của bò Brahman (0.334 MJ ME/kg W
0.75
) và của bò địa phương
(0.245 MJ ME/kg W
0.75
) (Odai và CS., 2002). NRC (1996; 2001), đúc rút rằng MEm cho các
giống bò hướng sữa thường cao hơn so với bò hướng thịt.
Gần đây rất nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị MEm và NEm cho bò sữa ngày nay cao
hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn trước kia (Yan và cs (1997), Birnie (1999), Agnew và Yan
(2000)….) ví dụ như Birnie (1999) báo cáo rằng: Nhiệt sản xuất lúc đói (FHP) hay NEm là 0,39
MJ/kg
0,75
ở bò cái cạn sữa, không chửa được nuôi ở mức duy trì trước khi cho trao đổi đói. FHP
được tính trong nghiên cứu này cao hơn giá trị FHP đang sử dụng tại châu Âu và Bắc Mỹ (Van
Es, 1978; NRC, 1988; AFRC, 1990) khoảng 36% hay Agnew và Yan (2000)thấy: Giá trị trung
bình MEm tính là 0.62 MJ/kg
0,75
, cao hơn 27% so với giá trị cùa Van Es (1975) và cũng cao hơn
27% so với giá trị tính từ ARC (1980). Vì vậy việc việc áp dụng nhu cầu năng lượng cho duy trì
cũ ở bò sữa hiện không còn chính xác nữa và nhiều nước như UK, Hoa Kỳ và cả châu Âu đang
hiệu chỉnh để có hệ thống mới. Để có được và nhu cầu năng lượng cho duy trì cho bò sữa lai ở
Việt Nam rất cần nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho duy trì để từng bước hoàn chỉnh các nhu
cầu năng lượng cho vật nuôi ở nước ta. Vì các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kiểm tra nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò sữa lai F2 (3/4HF) và F3 (7/8HF) đang vắt sữa
nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh” với mục tiêu xác định được chính xác
nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) của bò lai F2 và F3 đang vắt sữa.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm, thời gian triển khai và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2009 đến tháng 6/2010 tại Trung tâm nghiên cứu bò và

đồng cỏ Ba Vì, xã Tản Lĩnh - Ba Vì – Hà Nội và xã Đông Thạnh – Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh.
Đề tài gồm 4 thí nghiệm nhỏ mỗi thí nghiệm được tiến hành trong 4 tuần theo dõi năng
suất và chất lương sữa, loại và lượng thức ăn ăn vào và thay đổi khối lượng cơ thể cùa bò.
Gia súc thí nghiệm: 94 bò cái đang vắt sữa bao gồm 34 bò F2 (3/4HF) và 60 bò F3
(7/8HF) ở các giai đoạn vắt sữa khác nhau.
2.2. Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm
- Loại và lượng thức ăn ăn vào (kg): Được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn
cho ăn và lượng thức ăn thừa của từng loại thức ăn mỗi ngày của từng cá thể trong 28 ngày thí
nghiệm, thực hiện lấy mẫu của tất cả các nguyên liệu có trong phẩu phần mỗi tuần một lần xấy
khô và bảo quản. Kết thúc thí nghiệm trộn đều các mẫu cùng loại gửi đi phân tích các chỉ tiêu vật
chất khô, protein thô, xơ tan trong môi trường trung tính (NDF), giá trị năng lượng trao đổi.
- Năng suất sữa (kg/con/ngày): Sữa của bò thí nghiệm cân hằng ngày 2 lần sớm, chiều.
Đến cuối kỳ thí nghiệm tính toán năng suất trung bình của từng con.


- Chất lượng sữa: Cứ 3 ngày lấy mẫu sữa đem phân tích chất lượng bằng máy phân tích
sữa ECOMILK với các chỉ tiêu: % mỡ sữa, % protein sữa, % chất rắn không mỡ 2 lần trong
ngày.
- Trọng lượng bò (kg): Bò được cân trước khi vào thí nghiệm và sau khi kết thúc thí
nghiệm bằng cân điện tử (model 200 weighing system của hãng Ruddweigh – Autralia Pty.Ltd).
- Giai đoạn vắt và thời gian mang thai cùa bò: Được xác định thông qua sổ theo dõi sinh
sản đàn bò của chủ hộ.
2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học
Thành phần hoá học của các hỗn hợp thức ăn, các nguyên liệu có trong khẩu phần được
phân tích tại phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện chăn nuôi. Các phương pháp
phân tích theo tiêu chuẩn TCVN4326 – 86, TCVN4328 – 2001, TCVN4331 – 2001, TCVN – 86
để phân tích tỷ nước ban đầu, protien thô, mỡ thô, xơ thô. Hàm lượng NDF được xác định bằng
phương pháp của Van Soest và Wine (1967).
Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn được xác định theo phương pháp của
Wadeh (1981) và dựa vào bảng “ Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm

Việt Nam” của Viện Chăn nuôi (2001).
2.4. Các công thức tính và phương pháp xử lý số liệu
2.4.1. Các công thức tính
- Năng suất sữa tiêu chuẩn (4% mỡ): Được tính theo công thức của Gaines (1928 trích từ
NRC,2001)
Năng suất sữa (4% mỡ)(Kg/ngày) = Năng suất sữa thực tế (kg/ngày) X (0,4 +0,15 x %mỡ
thực tế)
Thay đổi khối lượng (TĐKL) (kg/ngày) hằng ngày được tính bằng công thức:
TĐKL =
Khối lượng sau thí nghiệm - Khối lượng trước thí nghiệm
Số ngày theo dõi
Tổng năng lượng trao đổi (ME) ăn vào hằng ngày (MJ/ngày) đượng tính theo công thức:
ME ăn vào = ME
1
xDM
1
+ ME
2
xDM
2
+ ME
3
xDM
3
+… + ME
x
xDM
x
Trong đó: ME
x

(MJ) là năng lượng trao đổi của loại thức ăn X
DM
x
(kg) là lượng vật chất khô ăn vào của loại thức ăn X
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tiết sữa (MEl) (MJ/ngày): Được tính theo John Moran
(2005) dành cho bò lai HF vùng nhiệt đới ẩm.
ME cho tiết sữa = 5.3 x Năng suất sữa( 4% mỡ)
Nhu cầu ME cho mang thai (MEp): Ở những tháng đầu tiên của quá trình mang thai thì
nhu cầu năng lượng cho mang thai là không đáng kể khoảng 0.2 – 1MJ/ngày (Vũ Duy Giảng và
cs, 2008), nhưng 4 tháng cuối nhu cầu năng lượng lại khá cao. Theo John Moran (2009) thì nhu
cầu năng lượng cho mang thai của bốn tháng cuối được thể hiện trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Nhu cầu năng lượng cho mang thai bốn tháng cuối của bò sữa


Tháng mang thai
MEp (MJ/ngày)
6
8
7
10
8
15
9
20

Nhu cầu năng lượng trao đổi cho thay đổi cơ thể (MEg): Cứ 1kg khối lượng cơ thể tăng
thêm thì bò cần 44MJME còn bò giảm 1kg thì sẽ cung cấp 28MJME cho các quá trình khác
(Target 10, 1999 trích từ Jonh Moran, 2005).
Nhu cầu năng lương trao đổi cho duy trì (MEm) (MJ/ ngày):
ME duy trì và vận động = ME ăn vào – (ME tiết sữa + ME tăng trọng + ME mang thai)

Theo NRC (2001) nhu cầu ME cho vận động đối với bò nuôi nhốt trong các trại tương
đương 8-10% ME cho duy trì và vận động.
MEm = ME duy trì và vận động – (0,1 X ME duy trì và vận động)
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì tính theo 1kg khối lượng trao đổi (MJ/ngày/Kg
BW
0,75
):
MEm của 1kg BW
0,75
(MJ/ngày/Kg BW
0,75
) = MEm (MJ/ngày)/ BW
0,75
(kg)
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán trên bảng tính Excel 2007, xử lý bằng phương pháp phân tích
phương sai (ANOVA) trên phần mềm Minitab 14.0.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thành phần hóa học và giá trị năng lương trao đổi (ME) của các loại thức ăn sử dụng
trong thí nghiệm
Việc xác định được loại và thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn
là cơ sở rất quan trọng để tính toán tổng số năng lượng mà bò thu nhận trong một ngày. Thành
phần hóa học và giá trị năng lương trao đổi (ME) của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
được trình bày trong bảng 2.
Từ bảng 2 cho thấy nguyên liệu thức ăn được sử dụng ở các địa điểm thí nghiệm là khá
phong phú tuỳ theo từng vùng và từng mùa. Các loại thức ăn khác nhau thì thành phần hoá học
cũng như giá trị dinh dưỡng là hoàn toàn không giống nhau và có biên độ giao động rất lớn đặc
biệt là trong các loại thức ăn tinh. Ta so sánh các mẫu thức ăn cùng loại cũng thấy có sự khác
nhau về thành phần hoá học và giá trị ME. Ví dụ như rơm khô Hóc Môn có vật chất khô
(92,02%), xơ tan trong môi trường trung tính (NDF) (72,08%), tro thô(14,16%DM) và ME

(7,16MJ/kgDM) cao hơn rơm khô Ba Vì với các số liệu lần lượt là 90,04, 68,93, 11,59 và 6,97
nhưng rơm khô Hóc Môn lại có protein thô (5,05%DM) thấp hơn đáng kể so với rơm khô Ba Vì
(6,48%DM). Ở các hộ khác nhau thì loại thức ăn và cách thức cho ăn cũng khác nhau như đềulà
thức ăn tinh nhưng nhà Tân có VCK (82,8%)và ME (11,47MJ/kgDM) cao nhất sau đó tới nhà


Lưu VCK (54.3%)và ME (11,15MJ/kgDM) và thấp nhất là nhà Thành VCK (51,2%)và ME
(10,65 MJ/kgDM).
Bảng 2. Thành phần hoá học và Năng lượng trao đổi (ME) cùa các loại thức ăn sử dụng trong
thí nghiệm
Loại thức ăn
VCK
(%)
Protein thô
(%DM)
Xơ thô
(%DM)
NDF
(%)
Tro thô
(%DM)
ME
(MJ/kgDM)
Đậu tương
86,35
35,97
9,48
45,86
5,37
11,80

Bã bia
21,10
38,98
13,14
34,49
3,57
10,70
Bã sắn
16,53
2,99
28,56
42,06
2,89
12,05
Cám Hỗn hợp
85,98
16,32
9,78
29,85
10,71
11,30
Cây ngô ủ
27,3
5,25

71,09
8,42
8,18
Cây sắn tươi
23,4

6,2

57,26
3,41
8,83
Cỏ Pangola khô
74,2
7,27

74,93
8,58
8,15
Cỏ Ruzi tươi
22,3
4,16

71,51
8,75
8,48
Cỏ Ruzi ủ
70,3
6,66

75,73
5,6
8,81
Cỏ tự nhiên Hóc Môn
16,55
13,11
35,79

70,83
8,75
8,5
Cỏ voi Ba Vì
20,2
5,49

69,39
8,49
7,73
Củ sắn tươi
27,7
3,64

6,82
1,77
12,05
Rơm khô Ba Vì
90,04
6,48

68,93
11,59
6,97
Rơm Khô Hóc Môn
92,02
5,05
30,85
72,08
14,16

7,16
Rơm khô+ rĩ mật
83




7,42
Rơm ủ 4% ure
69,4
12,35

71,41

7,33
Thức ăn tinh nông hộ
Lưu
54,3
18,18

48,34
5,36
11,15
Thức ăn tinh nông hộ
Tân
82,8
17,62

46,96
4,87

11,47
Thức ăn tinh nông hộ
Thành
51,2
16,32

43,81
6,77
10,65

Thành phần hoá học của cỏ voi trong thí nghiệm này có sự khác biệt khi ta so sánh cỏ voi
Vũ Chí Cương và cs (2009) đã phân tích. Trong khi VCK và NDF của cỏ voi trong thí nghiệm
này cao hơn lần lượt là 20,2%, 69,39% so với 14,89% và 67,34% thì tỉ lệ protein thô lại thấp hơn
5,49% so với 7,83%. Đồng thời cũng thấy sự khác biệt của rơm ủ 4% ure với rơm ủ 4% ure cùa
Vũ Chí Cương và cs (2008) trong thành phần như VCK 69,4% so với 68,11% hay NDF 71,41%
so với 69,05%.
3.2. Vật chất khô ăn vào, năng suất sữa và sự thay đổi khối lượng cơ thể của bò thí nghiệm
Lượng vật chất khô, năng suất sữa tiêu chuẩn và sự thay đổi khối lượng cơ thể hằng ngày
của của các giống bò ở các giai đoạn tiết sữa khác nhau đượng trình bày cụ thể trong bảng 3. Từ
bảng 3 cho thấy lượng vật chất khô mà bò thu nhận trong ngày giảm dần theo theo giai đoạn tiết


sữa ở bò lai F2 từ 13,1 kg/ngày trong đầu chu kỳ vẳt sữa giảm xuống còn 12,3 kg/ngày vào giữa
chu kỳ và thấp nhất ở cuối chu kì 11,7 kg/ngày. Trong khi đó lượng vật chất khô ăn và khá ổn
định đối với bò F3 dao động trong khoảng 12,8 – 13 kg/ngày. Khi ta so sánh lượng thu nhận
VCK của 2 giống bò F2 và F3 trong cùng giai đoạn vắt sữa thì thấy có rất ít sự khác biệt xét về
mặt thống kê. Nếu ta xem xét sự thu nhận vật chất khô của bò trên kía cạnh % khối lượng cơ thể
thì cả hai giống đều cùng có xu hướng giảm dần khi càng cuối chu kỳ vắt sữa nhưng ở bò F2
giảm mạnh hơn (từ 3,00%KLCT đầu chu kỳ xuống còn 2,45%KLCT) so với bò F3 (2,92-
2,55%). Khả năng thu nhận VCK của bò trong thí nghiêm này là thấp hơn kết quả chưa công bố

của Đinh Văn Tuyền và cs (2009) trên bò F2 và F3 ăn khẩu phần TMR (3,11%KLCT).
Bảng 3. Vật chất khô ăn vào, năng suất sữa và sự thay đổi khối lượng cơ thể của bò thí nghiệm
Giai đoạn vắt sữa
Đầu chu kỳ
Giữa chu kỳ
Cuối chu kỳ
Giống
F2
F3
P
F2
F3
P
F2
F3
P
n (con)
18
14
10
14
6
32
VCK ăn vào
(kg/ngày)
13,1
±0,26
12,8
±0,31
-

12,3
±0,342
13,0
±0,40
-
11,7
±0,33
12,8±
0,271
-
VCK thu nhận
(%KLCT)
3,00
2,92

2,82
2,91

2,45
2,55

Năng suất sữa tiêu
chuẩn 4% mỡ
(kg/ngày)
17,3
±0,59
15,7
±0,48
0,06
14,3

±0,864
15,3
±0,61
0,06
9,2
±0,17
10,5
±0,484
-
Khối lượng cơ thể
thay đổi (kg/ngày)
-0,27
±0,040
-0,18
±0,062
-
-0,13
±0,074
-0,10
±0,065
-
0,19
±0,027
0,25
±0,0247
-

Qua bảng 3 cho biết rằng năng suất sữa tiêu chuẩn 4% mỡ cùa cả hai giồng bò ¾ và 7/8
HF cũng giảm dần theo thời gian vắt sữa điều này hoàn toàn đúng với sinh lý tiết sữa của chúng.
Ta cũng thấy biên độ dao động trong năng suất sữa của bò ¾ (từ 17,3 kg/ngày dầu chu kỳ xuống

còn 9,2 kg/ngày vào cuối chu kỳ) lớn hơn bò 7/8HF tuy đầu chu kỳ thấp hơn(15,7kg/ngày)
nhưng cuối chu kỳ lại cao hơn (10,5kg/ngày). Nếu so sánh thống kê năng suất sữa của hai giống
bò trong cùng giai đoạn vắt sữa với mức ý nghĩa P<0,05 thì không có sự khác nhau.
Nhìn chung năng suất sữa tiêu chuẩn cùa bò trong thí nghiệm này cao hơn kết quả của
Phạm Văn Giới và cs (2005) theo dõi trên bò lai có cùng tỷ lệ máu HF với năng sữa đạt đỉnh cao
nhất 15,55kg/ngày. Điều này đạt được là do trong những năm gần đây các hộ chăn nuôi bò sữa
đã có nhiều tiến bộ trong chăm sóc cũng như nuôi dưỡng.
Trong bảng 3 ta cũng thấy rằng sự thay đổi khối lượng cơ thể trung bình hằng ngày của
bò ở các giai đoạn của chu kỳ vắt sữa khác nhau là không giống nhau. Cụ thể bò giảm cân rất
nhiều ở đầu chu kỳ 0,27kg/ngày với F2 và 0,18kg/ngày với F3 sau đó giữa chu kỳ giảm ít hơn
cuối cùng vào cuối chu kỳ thì bò lại tăng khối lượng ở F2 là 0,19kg/ngày F3 là 0,25kg/ngày.
Cuối chu kỳ vắt sữa bò tăng cân phần lớn là do sự phất triển mạnh mẽ trong các tháng cuối của


bào thai. Khi ta so sánh sự thay đổi khối lượng của 2 giống bò ¾ và 7/8HF trong cùng giai đoạn
vắt sữa cũng thấy có sự sai khác nhưng không đáng kể.
3.3. Tổng năng lượng ăn vào và các nhu cầu năng lượng cho tiết sữa, cho mang thai và cho
thay đỗi khối lượng của bò thí nghiệm
Tổng năng lượng trao đổi (ME) mà vật nuôi ăn vào trong ngày phụ thuộc vào loại và
lượng thức ăn mà chúng thu nhận được trong ngày đó. Dựa vào khối lượng cân được và số liệu
phân tích chúng tôi đã tính toán được ME ăn vào của bò và trình bày trong bảng 4. Từ bảng 4 ta
thấy rằng lượng ME ăn vào của bò F2 giảm dần từ 138,1MJ/ngày đầu chu kỳ xuống chỉ còn
119,4MJ/ngày ở cuối chu kỳ nhưng bò F3 lại không theo quy luật như vậy mà đầu và cuối chu
ky thì tương đương nhau khoảng 131MJ/ngày còn cao nhất lại rơi vào giữa chu kỳ
136,3MJ/ngày. Có sự khác biệt đáng kể khi so sánh thống kê lượng ME ăn vào của 2 giống bò
trong cùng cùng 1 giai đoạn. Cụ thể đầu chu kỳ F2 có ME ăn vào (138,1 MJ/ngày) cao hơn F3
(130,7 MJ/ngày) nhưng giữa chu kỳ thì ME ăn vào của F2 125,5 lại thấp hơn F3 136,3 đáng kể
với p<0,05, còn cuối chu kỳ thì không có khác biệt lớn.
Bảng 4. Tổng năng lượng ăn vào và các nhu cầu năng lượng cho tiết sữa, cho mang thai và cho
thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm

Giai đoạn vắt sữa
Đầu chu kỳ
Giữa chu kỳ
Cuối chu kỳ
Giống
F2
F3
P

F2
F3
P

F2
F3
P

n (con)
18
14
10
14
6
32
ME Ăn vào
(MJ/ngày)
138,1
±2,54
130,7
±3,02

0,049
125,5
±3,38
136,3
±3,38
0,038
119,4
±4,06
131
±2,58
0,073
Nhu cầu ME tiết sữa
(MJ/ngày)
91,5
±3,14
83,4
±2,57
0,061
76
±4,59
80,9
±3,23
-
48,7
±0,90
55,9
±2,56
-
Nhu cầu ME cho
mang thai (MJ/ngày)

0,2
0,2

0,2
0,2

0,5
1,9

Nhu cầu ME cho thay
đổi khối lượng
(MJ/ngày)
-7,3
±1,36
-7,1
±1,85
-
-3,5
±2,60
-1,7
±2,24
-
8,5
±1,15
10,6
±1,07
-
Tổng nhu cầu ME
cho sinh sản va sản
xuất (MJ/ngày)

84,1
±2,54
76,3
±2,55
0,041
72,6
±2,73
79,4
±3,11
-
57,7
±1,11
68,2
±2,50
0,082

Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa của bò phụ thuộc vào năng suất và chất lượng sữa mà
con bò đó tiết ra (John Moran, 2009). Dựa vào 2 yếu tố trên ta có thể ước tính được nhu cầu năng
lượng cho tiết sữa của chúng. Nhìn vào bảng 4 ta thấy rằng nhu cầu năng lượng trao đổi cho tiết
sữa của cả F2 và F3 điều giảm dần nhưng với mức biến động khác nhau bò 3/4HF giảm nhiều
hơn từ 91,5(MJ/ngày) đầu chu kỳ xuống chỉ còn 48,7(MJ/ngày) trong khi đó bò 7/8HF giảm ít


hơn từ 83,4(MJ/ngày) xuống còn 55,9(MJ/ngày). Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa của cả hai
giống bò này là tương tự nhau nếu ở trong cùng một giai đoạn vắt sữa.
Về nhu cầu năng lượng trao đổi cho mang thai và cho thay đổi khối lượng cơ thể có liên
quan mật thiết với tháng sinh trưởng phát triển của bào thai và thay đổi khối lượng cơ thể hằng
ngày của bò. Nhìn vào bảng 4 ta cũng thấy rằng nhu cầu năng lượng cho thay đổi khối lượng cơ
thể của hai giống bò trong cùng giai đoạn là tương tự nhau không có sai khác mang ý nghĩa
thống kê. Ở 2 giai đoạn đầu và giữa chu kỳ do giảm khối lượng nên khối lượng giảm sẽ cung cấp

khoảng 1.,7 -7,3(MJ/ngày) phục vụ cho các nhu cầu khác của bò ví dụ như tiết sữa. Còn cuối chu
kỳ vắt sữa bò tăng khối lượng nên hằng ngày cần khoảng 8,5 - 10MJ
Tổng các nhu cầu năng lượng trao đổi cho tiết sữa, cho mang thai và cho thay đổi
khối lượng sẽ là nhu cầu năng lượng cho sinh sản và sản xuất. Nhìn vào bảng 4 ta cũng thấy rằng
tổng nhu cầu năng lượng cho sinh sản và sản xuất của bò 3/4HF giảm dần từ đầu 84,1(MJ/ngày)
cho đến cuối 57,7(MJ/ngày) chu kỳ vắt sữa. Đối với bò 7/8HF thì tổng nhu cầu năng lượng hằng
ngày cho sinh sản và sản xuất lại cao nhất vào giữa chu kỳ 79,4 MJ sau đó là đầu chu kỳ 76,3 MJ
và thấp nhất ở cuối chu kỳ tiết sữa 68,2MJ. Bảng 4 cũng cho biết vào đầu và cuối chu kỳ có sự
khác biệt đáng kể về nhu cầu năng lượng hằng ngày cho sinh sản và sản xuất giữa 2 giống bò cụ
thể ở đầu chu kỳ tiết sữa thì tổng nhu cầu này của bò F2 (84,1(MJ/ngày)) cao hơn so với F3 (76,3
(MJ/ngày)) (với p = 0,041<0,05). Còn ở giữa và cuối chu kỳ thì không có sự khác biệt xét về mặt
thống kê.
3.4. Khối lượng cơ thể và nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò thí nghiệm
Khối lượng cơ thể là một trong những nhân tố quyết định đến nhu cầu năng lượng cho
duy trì của vật nuôi (Vũ Duy Giảng và cs, 2008). Vì vậy để xác định được nhu cầu năng lượng
cho duy trì điều đầu tiên ta phải quan tâm đó là khối lượng cơ thể. Trong bảng 5 cho thấy khối
lượng cơ thể và khối lượng trao đổi của bò thí nghiệm dao động rất ít trong giai đoạn đầu và giữa
chu kỳ vắt sữa nhưng lại tăng khá cao cao ở cuối chu kỳ một phần là do sự phát triển của thai với
khối lượng F2, F3 lần lượt là 477,7kg và 501,6kg hay 102,1(kg
0.75
) và 105,8(kg
0.75
) . Khi so
sánh khối lượng sống cũng như khối lượng trao đổi của bò 3/4HF và 7/8HF cùng giai đoạn vắt
sữa thì không thấy sự sai khác đáng kể.
Bảng 5. Khối lượng cơ thể và nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò thí nghiệm
Giai đoạn tiết sữa
Đầu chu kỳ
Giữa chu kỳ
Cuối chu kỳ

Giống
F2
F3
p
F2
F3
p
F2
F3
p
n (con)
18
14
10
14
6
32
Khối lượng cơ thể (kg)
437,5
±11,9
438,6
±15,7
-
436,0
±13,2
445,9
±17,1
-
477,7
±24,1

501,6
±12,6
-
Khối lượng trao đổi
(kg
0.75
)
95,6
±1,95
95,7
±2,55
-
95,3
±2,14
96,9
±2,77
-
102,1
±3,86
105,8
±2,00
-
ME cho duy trì và hoạt
động (MJ/ngày)
54,4
±1,36
54,4
±1,52
-
52,9

±2,22
57,0
±1,92
-
61,7
±3,52
62,8
±1,52
-


V
ề nhu
cầu
năng
lượng
trao đổi cho duy trì hằng ngày thể hiện ở bảng 5 của có xu hướng biến đổi khác nhau giữa 2
giống bò trong thí nghiệm. Trong khi bò F2 có nhu cầu năng lượng cho duy trì lớn nhất ở cuối
chu kỳ (55,5(MJ/ngày) hay 0,543(MJ/ngày/Kg BW
0,75
)) sau đó đến đầu chu kỳ và thấp nhất ở
giữa (47,6(MJ/ngày) 0,499(MJ/ngày/Kg BW
0,75
)) thì F3 lại có nhu cầu năng lượng cho duy trì
tăng dần từ đầu chu kỳ (49,0(MJ/ngày) hay 0,511(MJ/ngày/Kg BW
0,75
)) đến cuối chu kỳ
(56,5(MJ/ngày) hay 0,533(MJ/ngày/Kg BW
0,75
)). Khi so sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho

duy trì giữa bò 3/4HF và bò 7/8HF trong cùng giai đoạn vắt sữa thì thấy hầu như không có sự sai
khác đáng kể. Và khi so sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì giữa các giai đoạn vắt sữa
khác nhau trong cùng một giống bò cũng không có sự khác biệt lớn. Tóm lại nhu cầu năng lượng
trao đổi cho duy trì ở bò F2 và F3 đang vắt sữa nằm trong khoảng 0,499 – 0,543 (MJ/ngày/Kg
BW
0,75
), trung bình 0,522 (MJ/ngày/Kg BW
0,75
). Kết quả này tương tự với John Moran (2005)
khi xác định cùng phương pháp trên bò lai HF đang vắt sữa với các tỷ lệ máu khác nhau (0,51
MJ/ngày/Kg BW
0,75
). Nhưng lại thấp hơn rất nhiều khi so sánh với Vũ Chí Cương cà cs (2009)
xác định trên bò tơ lỡ 3/4HF (0,594 MJ/ngày/Kg BW
0,75
) bằng phương pháp Bomb calorimeter.
Sự khác nhau này một phần là do phương pháp thí nghiệm nhưng phần lớn là do giai đoạn sinh
trưởng và khối lượng cơ thể của bò. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng nhu cầu năng
lượng ở bê là cao hơn bò có khối lượng lớn tính theo 1 kg khối lượng trao đổi.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là khá đa dạng gồm hơn 19 loại thức ăn
với các thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Lượng VCK ăn vào của bò thí nghiệm dao động trong khoảng 11,7 – 13,1kg nhưng tỷ lệ
thu nhân thức ăn tinh theo khối lượng cơ thể lai khá thấp chỉ từ 2,45 -3%khối lượng cơ thể và
không có sai khác đáng kể nào giữa bò F2 và F3 trong cùng giai đoạn vắt sữa.
Năng suất sữa tiêu chuẩn 4% mỡ của cả hai giống trong toàn bộ chu kỳ là khá cao nằm
trong khoảng 9,2- 17,3kg/ngày và không có sự khác biệt giữa bò ¾HF và 7/8HF trong cùng giai
đoạn vắt sữa
Tổng ME ăn vào của bò thí nghiệm đạt 119,4 – 138,1 MJ/ngày đồng thời có sự sai khác

đáng kể giữa F2 và F3 ở đầu và giữa chu kỳ.
Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa của bò thí nghiệm giảm dần từ đầu đến cuối chu kỳ và
giữa 2 giống bò trong cùng giai đoạn vắt sữa là tương tự nhau.
ME cho duy trì
(MJ/ngày)
48,9
±1,22
49,0
±1,37
-
47,6
±2,00
51,3
±1,73
-
55,5
±3,17
56,5
±1,37
-
ME duy trì của 1 kg
KLTĐ (MJ/ngày/Kg
BW
0,75
)
0,511
±0,006
0,511
±0,004
-

0,499
±0,016
0,528
±0,009
0,092
0,543
±0,019
0,533
±0,007
-


Nhu cầu năng lượng trao đổi cho thay đổi khối lượng cơ thể rất khác nhau ở các các giai
đoạn tiết sữa nhưng lại không có sự sai khác có ý nghĩa gữa 2 giống bò trong cùng giai đoạn vắt
sữa.
Tổng nhu cầu năng lượng cho sinh sản và sản xuất của cả đàn bò theo dõi nằm trong
khoảng 57,7 – 84,1MJ/ngày và có sự khác biệt lớn giữa F2 và F3 trong các giai đoạn đầu chu kỳ
vắt sữa.
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò đang vắt sữa trong thực tế sản xuất giống
F2 và F3 là 0,522 (MJ/ngày/Kg BW
0,75
) và dao động trong khoảng hẹp 0,499 – 0,543
(MJ/ngày/Kg BW
0,75
).
4.2. Đề nghị
Đối với bò F2 và F3 đang vắt nuôi tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên áp dụng giá trị nhu
cầu năng lượng trao đổi cho duy trì 0,522 (MJ/ngày/Kg BW
0,75
) trong việc lập khẩu phần ăn.

Cần tiếp tục theo dõi thêm nhiều vùng miền khác nhau với số lượng cá thể lớn hơn để có
so sánh chính xác hơn.
Tài liệu tham khảo
1. AFRC (1990). Techical Committee on Response to Nutrients, Report number 5, Nutrient requirements of
ruminant animals: Energy. Nutrition abstracts and reviews (seires B) 60:729-804.
2. AFRC (1993). Energy and protein requirement of ruminants. An advisory manual prepared by the AFRC
Technical Committee on Responses to Nutrients. CAB international, Wallingford, UK.
3. Agnew R.E, Yan T and Gordon F.J.,1998. Nutrition of the high genetic merit dairy cow energy metabolism
studies. In: Recent advances in animal nutrition,1998. Nottingham University Press, Nottingham,pp. 181-
208.
4. ARC (1980). The Nutrient requirements of ruminant livestock, technical rewiew, CAB, Farnham Royal.
5. Blaxter, K.L., 1962. The energy metabolism of ruminants. Charles C. Thomas, Springfield, IL.
6. Ferguson, A.W and Otto, K.A., 1989. Managing condition in cows. Pro. Corwell Nutri. Conf. Feed Manuf.
Conf. 75-78
7. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Viết Đôn, Đỗ Hữu Thành.,2009. Ảnh hưởng của chế độ và
phương thức nuôi dưỡng đến năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa nông hộ trong mùa hè tại
Ba Vì. Số liệu chưa công bố.
8. Jonh Moran.,2005. Tropical dairy farming feeding management for small holder dairy farmers in the
humid tropics. Landlinks Press 150 Oxford St (PO Box 1139) Collingwood VIC 3066Australia
9. Jonh Moran.,2009. Business management for tropical dairy farm. Landlinks Press 150 Oxford St (PO Box
1139) Collingwood VIC 3066 Australia
10. Henrique, D.S., Vieira, R.A.M., Malafaia, A.M.M., Mancini, M.C and Goncalves, A.L., 2005. Estimation
of the total efficiency of metabolizable energy utilization for maintenance and growth by cattle in tropical
condition.
11. Maurice L. Eastridge., 2002. Energy in the New Dairy NRC . Published in Feedstuffs, July 8, 2002, pg 11
12. Moe, P.W., and H.F. Tyrrell. 1972. The net energy value of feeds for lactation. J. Dairy Sci. 55:945-958.
13. NRC (1988). Nutrient requirement of dairy cattle: 6th Revised Edition. National Academy Press
Washington D.C.



14. NRC (2001). Nutrient requirement of dairy cattle: Seventh Revised Edition. National Academy Press
Washington D.C.
15. Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm.,2005. Khả năng sản xuất sữa của bò lai hướng sữa
Việt Nam. Tóm tắt báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2005.
16. Pozy, P., Dehareng, D và Vũ Chí Cương., 2002. Nuôi dưỡng bò ở Miền Bắc Việt nam; Nhu cầu dinh
dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 124 trang, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
17. Van Es, A.J.H., 1975. Feed evaluation for dairy cows. Livest. Prod. Sci. 2, pp.95-107
18. Viện Chăn nuôi., 2001. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
19. Vũ Chí Cương, Nguyễn Thiện Trường Giang và Nguyễn Văn Quân.,2009. Ảnh hưởng của tuổi tái sinh
mùa đông đến năng suất, thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi. Tạp chí Khoa
Học chăn nuôi – Viên chăn nuôi, số 16:27-34
20. Vũ Chí Cương, Phạm Bảo Duy và Nguyễn Thiện Trường Giang, 2006a. Thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá
và giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn dùng cho bò. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2006.
21. Vũ Chí Cương, Lê Minh Lịnh, Đinh Văn Tuyền.,2008. Nhu cầu năng lượng cho duy trì ở bò tơ lỡ 75% HF
ước tính bằng phương pháp khác nhau. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2008.
22. Vũ Chí Cương, Đinh Văn Tuyền, Phạm Bảo Duy, Bùi Thị Thu Hiền.,2008. Ảnh hưởng của tuổi tái sinh
mùa đông đến năng suất, thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi. Báo cáo khoa
học Viện Chăn nuôi năm 2008.
23. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bã, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn.,
2008. Dinh dưỡng và Thức ăn cho bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
24. Yan, T., Gordon, F.J., Ferris, C.P., Agnew, R.E., Porter, M.G and patterson, D.C., 1997. The fasting heat
production and effect of lactation on energy utilization by dairy cows offered forage based diets. Livestock
Production Science 52: 177-186.

×