Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khả năng sinh sản của hai dòng lợn nái ông bà VCN11 và VCN12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.37 KB, 9 trang )



KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HAI DÒNG LỢN NÁI ÔNG BÀ
VCN11 VÀ VCN12
Vũ Văn Quang,
1
Phan Xuân Hảo
Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương;
1
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Tóm tắt
Theo dõi năng suất sinh sản lợn nái dòng VCN11 là 358 con nái và 259 con nái dòng VCN12 từ năm 2004
đến năm 2010, với các chỉ tiêu về số con/ổ và khối lượng. Phân tích ảnh hưởng của mức tăng khối lượng (g/ngày
tuổi) từ sơ sinh đến kết thúc kiểm và dày mỡ lưng (mm) ở điểm P2 ở khối lượng kết thúc kiểm tra đến năng suất sinh
sản của lợn nái. Năng suất sinh sản của lợn nái dòng lợn VCN11 và VCN12 có sự sai khác rõ rệt (P < 0,01; P <
0,001) về các chỉ tiêu tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ. Năng
suất sinh sản của lợn nái theo các mức tăng khối lượng g/ngày tuổi ở cả hai dòng, các chỉ tiêu số con tăng dần từ
mức 1 lên mức 2 và đạt giá trị cao nhất sau đó có khuynh hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ sai khác giữa các mức
không rõ ràng (P > 0,05). Năng suất sinh sản của lợn nái theo các mức dày mỡ lưng của hai dòng VCN11 và
VCN12, các chỉ tiêu số con có chiều hướng tăng dần theo các mức tăng của dày mỡ lưng, sự sai khác giữa mức 1 và
mức 4 là rõ rêt (P < 0,05), giữa mức 2 và mức 3 không rõ rệt (P > 0,05).
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn giống ngoại ở nước ta phát triển rất mạnh
mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi công nghiệp, theo quy mô trang trại với số lượng lợn nái từ một vài
trăm đến hàng ngìn con nái bố mẹ, để sản xuất lợn con thương phẩm 4 giống và 5 giống, có khả
năng tăng khối lượng nhanh và chất lượng thịt tốt, đồng thời với chi phí thấp có lợi cho người
chăn nuôi. Muốn có được điều đó đàn lợn nái ông bà phải được chon lọc một cách có hệ thống,
để tạo ra đàn nái bố mẹ có năng suất cao chất lượng tốt.
Từ năm 2007, hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230 của PIC được đổi tên thành VCN11
và VCN12. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đàn lợn cái bố mẹ. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn ông bà


VCN11 và VCN12 nuôi tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp ”. Với
mục tiêu:
- Đánh giá khả năng sinh sản của hai dòng lợn nái ông bà VCN11 và VCN12.
- Đánh giá ảnh hưởng của tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng đến khả năng sinh sản của
lợn nái dòng VCN11 và VCN12.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đánh giá khả năng sinh sản của hai dòng lợn nái ông bà VCN11 và VCN12
Tổng số lợn nái theo dõi, thu thập số liệu từ năm 2004 đến 2010 là 617 nái, trong đó:
Dòng VCN11 là 358 nái (1608 ổ đẻ) và VCN12 là 259 nái (1265 ổ đẻ). Với các chỉ tiêu theo dõi
theo phương pháp kinh điển.
2.2. Đánh giá ảnh hưởng của tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng đến khả năng sinh sản của
lợn nái dòng VCN11 và VCN12


Theo dõi 185 nái (114 nái dòng VCN11 và 81 nái dòng VCN12 từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 3).
Khả năng tăng khối lượng (g/ngày tuổi) và dày mỡ lưng (mm), được chia thành 4 mức khác nhau
theo phương pháp của R.Bečková và cộng sự (2005) [3] là (≤ X – SD; X – SD; X + SD và ≥ X
+SD).
2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương trình Excel và SAS tại Bộ môn Di truyền -
Giống vật nuôi; Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.
2.4. Địa điểm thực hiện
Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN11 và VCN12
Kết quả được trình bày ở bảng 1.
- Tổng số con sơ sinh/ổ của lợn nái dòng VCN11 là 10,99 và VCN12 là 11,63 con Sự khác
biệt về tổng số con sơ sinh của hai dòng là rất rõ rệt (P < 0,001). So sánh với một số thông báo của các

tác giả trong và ngoài nước như: Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) [2] cho biết số con sơ sinh/ổ của
tổ hợp lai Duroc x F1(LY) và Duroc x F1(YL) lần lượt là 10,0 và 10,3 con; lợn lai F1(YL) là 10,4 - 12,2
con (Smith và cộng sự, 2008) [5]. Như vậy chỉ tiêu này lợn nái dòng VCN11 và VCN12 đạt kết quả
tương đối tốt.
- Số con sơ sinh sống/ổ của lơn nái dòng VCN11 và VCN12 lần lượt là 10,54 và 11,18 con Chỉ
tiêu này giữa hai dòng có sự sai khác rất rệt (P < 0,001).


Các kết quả nghiên cứu khác theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2005) [1], nghiên cứu trên
lợn tổ hợp lai Duroc x F1(LY) và Pietrain x F1(LY) là 11,05 và 10,76 con.
- Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái dòng VCN11 và VCN12 nuôi tại Tam Điệp là 14,89 và 15,55
kg. Kết quả này cao hơn khối lượng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai Duroc x F1(LY) và Duroc x F1(YL) lần
lượt là 12,8 và 13,2 kg (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2000) [2]; ở lợn French Large White có khối lượng
sơ sinh/ổ là 12,78 kg (Rosendo và cộng sự, 2007) [4].
- Khối lượng sơ sinh/con
Theo dõi 446 ổ đẻ của nái dòng VCN11 và 721 ổ đẻ của nái VCN12 cho thấy khối lượng sơ
sinh/con lần lượt là 1,41 và 1,37 kg. Sự chênh lệch về khối lượng sơ sinh/con giữa hai dòng lợn nái là
rất rõ rệt (P < 0,001). Nguyên nhân có sự chênh lệch về khối lượng lợn sơ sinh của dòng VCN12 là
thấp hơn so với dòng VCN11 do tổng số con sơ sinh/ổ của dòng VCN12 (11,63) cao hơn dòng VCN11
(10,99)
- Số con cai sữa/ổ của lợn nái dòng VCN11 là 9,63 con và dòng VCN12 là 10,21 con, và sự sai
khác giữa hai dòng là rất rõ rệt (P < 0,001). Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng
(2005)[1] trên tổ hợp lai Pietrain x F1(LY) là 9,70 con và Duroc x F1(LY) là 9,23 con; theo kết quả
nghiên cứu của Wolf và cộng sự (2008) [7] trên lợn Czech Large White là 11,30 con.
- Khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái dòng VCN11 và VCN12 là 68,52 và 72,56 kg. Sự sai khác
giữa hai dòng là rất rõ rệt (P < 0,001). Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) [2], khối lượng cai sữa ở
35 ngày tuổi/ổ của các nái Yorkshire, Landrace, F1(LY) và F1(YL) lần lượt là: 67,20 và 75,00 kg,
78,90 và 83,10 kg.
3.2. Khả năng sinh sản của lợn nái dòng VCN11 và VCN12 theo mức tăng khối lượng
3.2.1. Khả năng sinh sản của dòng nái VCN11 theo mức tăng khối lượng

Kết quả được trình bày ở bảng 2 và được minh họa qua biểu đồ 1. Cho thấy khi mức tăng
khối lượng g/ngày tuổi tăng từ mức 1 (≤ 623,11g/ngày tuổi) lên mức 2 (623,12 – 661,69 g/ngày
tuổi) thì các chỉ tiêu tổng số con sơ sinh/ổ có khuynh hướng tăng dần từ 10,70 con/ổ ở mức 1 (≤
623,11g/ngày) lên 11,03 con/ổ ở mức 2 (623,12 – 661,69 g/ngày). Nhưng mức tăng khối lượng
g/ngày tuổi tiếp tục tăng từ mức 2 lên mức 3 (661,70 – 699,26 g/ngày tuổi) và mức 4 (≥
699,27g/ngày tuổi) thì tổng số con sơ sinh/ổ có khuynh hướng giảm dần, cụ thể ở mức 3, mức 4
thì tổng số con sơ sinh/ổ lần lượt là 10,68 và 10,43 con. Tuy nhiên sự sai khác giữa các mức là
không rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Cùng với sự tăng, giảm về tổng số con sơ
sinh/ổ, xu hướng số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ
cũng tăng, giảm theo các mức tăng khối lượng. Cụ thể; số con sơ sinh sống/ổ lấn lượt là 10,15;
10,64; 10,27 và 10,22con/ổ. Số con để nuôi/ổ lần lượt là 10,11; 10,55; 10,18 và 10,14 con/ổ. Số
con cai sữa/ổ lần lượt là 9,68; 9,84; 9,69 và 9,44 con/ổ và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 67,13;
67,67; 67,62 và 65,22 kg/ổ. Các chỉ tiêu khác ít có biến động giữa các mức tăng khối lượng.





8.00
8.50
9.00
9.50
10.00
10.50
11.00
11.50
≤ 623,11 623,12 - 661,69 661,70 - 699,26 ≥ 699,27
Các mức tăng khối lượng
Giá trị
Tổng sơ sinh /ổ Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ


Biểu đồ 1. Tổng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa/ổ theo mức tăng khối lượng
g/ngày của lợn nái dòng VCN11
3.2.2. Khả năng sinh sản của dòng nái VCN12 theo mức tăng khối lượng
Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3 và được minh họa ở biểu đồ 2 cho thấy khi mức tăng
khối lượng tăng dần từ mức 1 (≤ 600,62 g/ngày tuổi), lên mức 2 (600,63 – 643,60 g/ngày tuổi), mức 3
(643,61 – 686,57 g/ngày tuổi) và mức 4 (≥ 686,58g/ngày tuổi), các chỉ tiêu về tổng số con sơ sinh/ổ, số
con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ có khuynh hướng tăng
dần. Cụ thể, tổng số con sơ sinh/ổ tăng từ 11,00 con/ổ ở mức 1 lên 12,36 con/ổ và đạt giá trị cao nhất ở
mức 2. Mặt khác, khi mức tăng khối lượng g/ngày tiếp tục tăng từ mức 2 lên mức 3 và mức 4, tổng số
con sơ sinh/ổ có khuynh hướng giảm dần. Tuy nhiên, mức độ giảm dần có biên độ không lớn, cụ thể ở
mức 3 là 12.02 và mức 4 là 12,06 con/ổ. Cùng với sự tăng, giảm về tổng số con sơ sinh/ổ thì các chỉ
tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ khối lượng cai sữa/ổ cũng có xu hướng
tăng, giảm theo các mức tăng khối lượng. Cụ thể, số con sơ sinh sống/ổ lấn lượt là 10,52; 11,90; 11,58
và 11,67 con. Số con để nuôi/ổ lần lượt là 10,42; 11,62; 11,41 và 11,42 con. Số con cai sữa/ổ lần lượt là
10,25; 11,07; 11,01 và 10,94 con và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 72,01; 75,96; 75,80 và 73,62 kg.
Các chỉ tiêu khác ít có biến động giữa các mức tăng khối lượng.










8.00
8.50
9.00

9.50
10.00
10.50
11.00
11.50
12.00
12.50
13.00
≤ 600,62 600,63 - 643,60 643,61 - 686,57 ≥ 686,58
Các mức tăng khối lượng
Giá trị
Tổng sơ sinh /ổ Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ

Biểu đồ 2. Tổng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa/ổ theo mức tăng khối lượng g/ngày
của lợn nái dòng VCN12
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên hai dòng lợn VCN11 và VCN12 cũng tương đương với
nghiên cứu của R.Bečková và cộng sự (2005)[3], về tổng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con
cai sữa/ổ cũng tăng dần theo các mức tăng khối lượng đạt giá trị cao nhất ở mức 591,6 – 666,5 g/ngày
tuổi.
3.3. Khả năng sinh sản của lợn nái dòng VCN11 và VCN12 theo mức dày mỡ lưng
3.3.1. Khả năng sinh sản của dòng VCN11 theo các mức dày mỡ lưng
Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4 và được minh họa ở biểu đồ 3.
Qua bảng 4.4 cho thấy khi mức dày mỡ lưng tăng dần từ mức 1 (≤ 11,92 mm), lên mức 2 (11,93 –
12,92 mm), mức 3 (12,93 – 13,91mm) và mức 4 (≥ 13,93mm), thì các chỉ tiêu về số con như tổng số
con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa có khuynh hướng tăng dần theo các
mức tăng của độ dày mỡ lưng. Cụ thể, tổng số con sơ sinh/ổ của lợn nái theo độ dày mỡ lưng ở mức 1,
2, 3 và 4 lần lượt là 10,00; 10,50; 10,87 và 11,03 con/ổ. Số con sơ sinh sống/ổ tương ứng lần lượt là
9,66; 10,12; 10,49 và 10,58 con/ổ. Số con để nuôi/ổ tương ứng là 9,66; 9,99; 10,43 và 10,54 con/ổ và
số con cai sữa/ổ là 8,87; 9,48; 9,80 và 10,06 con/ổ. Cùng với sự tăng về các chỉ tiêu số con thì các chỉ
tiêu về khối lượng cũng tăng dần theo cụ thể, khối lượng sơ sinh/ổ lần lượt là 13,67; 14,13; 14;87 và

14,53 kg/ổ. Khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 61,81; 64,20; 71,03 và 67,36 kg/ổ. Tuy nhiên sự sai
khác về các chỉ tiêu số con và khối lượng giữa mức dày mớ lưng mức 1 và mức 4 là rõ rệt (P < 0,05),
giữa mức 2 và mức 3 không rõ rệt (P > 0,05). Còn các chỉ tiêu khác ít có sự biến động giữa các mức
dày mỡ lưng.



8.00
8.50
9.00
9.50
10.00
10.50
11.00
11.50
≤ 11,92 11,93 - 12,92 12,93 - 13,92 ≥ 13,92
Các mức dày mỡ lưng
Giá trị
Tổng sơ sinh/ổ Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ

Biểu đồ 3. Tổng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa/ổ theo các mức dày mỡ lưng
của lợn nái dòng VCN11
3.3.2. Khả năng sinh sản của dòng VCN12 theo các mức dày mỡ lưng
Qua bảng 5 và biểu đồ 4 cho thấy khi mức dày mỡ lưng tăng dần từ mức1 (≤ 14,60 mm), lên
mức 2 (14,61 – 15,73 mm), mức 3 (15,74 – 16,85 mm) và mức 4 (≥ 16,86 mm), thì các chỉ tiêu về
số con như tổng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa và khối lượng cai
sữa/ổ có khuynh hướng tăng dần theo các mức tăng của độ dày mỡ lưng. Cụ thể, tổng số con sơ sinh/ổ
của lợn nái theo dày mỡ lưng ở mức 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 11,27; 11,86; 12,14 và 12,61 con. Số con sơ
sinh sống/ổ lần lượt là 10,87; 11,43; 11,70 và 12,07 con Số con để nuôi/ổ tương ứng là 10,82; 11,19;
11,45 và 11,81 con và số con cai sữa/ổ là 10,45; 10,76; 10,98 và 11,30 con và khối lượng cai sữa/ổ

tương ứng là 73,49; 73,75; 75,55 và 77,60 kg. Sự sai khác về số con/ổ và khối lượng/ổ của lợn nái theo
độ dày mớ lưng giữa mức 1 và mức 4 tương đối rõ rệt (P < 0,05), giữa mức 2 và mức 3 là không rõ rệt.
Còn các chỉ tiêu khác ít biến động theo các mức dày mỡ lưng.
Kết quả nghiện cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Cụ thể, theo Tvrdon và cộng sự
(2000), tác giả này cho biết ở lợn nái Large White số con sơ sinh đạt cao nhất ở lớp 10,1 - 11,0 mm;
Bečková và cộng sự (2005), cũng cho biết xu hướng của các chỉ tiêu như tổng số sơ sinh, số con sơ
sinh sống, số con cai sữa/ổ của lợn Czech Landrace qua các mức dày mỡ lưng, cụ thể, ở mức dày mỡ
lưng ≤ 11,1( mức 1); 11,2 – 14,9 (mức 2); 15,00 – 18,7 (mức 3) và ≥18,8 mm (mức 4), có các chỉ tiêu
trên lần lượt tương ứng là 9,2; 8,9 và 8,3 con; 10,6; 9,5 và 8,6 con; 11,0; 10,3 và 9,3 con; 10,9;10 và 9,7
con.








8.00
8.50
9.00
9.50
10.00
10.50
11.00
11.50
12.00
12.50
13.00
≤ 14,60 14,61 - 15,73 15,74 - 16,85 ≥ 16,86

Các mức dày mỡ lưng
Giá trị
Tổng sơ sinh/ổ Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ

Biểu đồ 4. Tổng số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa/ổ theo các mức dày mỡ lưng
của lợn nái dòng VCN12
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
1. Năng suất sinh sản của hai dòng lợn nái ông bà VCN11 và VCN12 nuôi tại Trạm
nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp là tương đối cao. Cụ thể, ở lợn nái dòng VCN
11 và VCN 12 có:
- Tuổi đẻ lứa đầu là 358,15 và 340,91 ngày
- Số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,54 và 11,18 con/ổ.
- Số con cai sữa/ổ lần lượt là 9,63 và 10,21 con/ổ.
- Khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 68,52 và 72,56 kg/ổ.
2. Các chỉ tiêu về số con như tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai
sữa/ổ của hai dòng VCN11 và VCN12 đều có khuynh hướng tăng dần theo mức tăng khối lượng
và đạt gía trị cao nhất khi tăng khối lượng đạt 623,12 – 661,69 g/ngày tuổi (đối với CVN11) và
600,63 – 643,60 g/ngày tuổi (đối với VCN 12), sau đó có xu hướng giảm dần từ mức 3 và mức 4.
3. Các chỉ tiêu về số con tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ
của hai dòng VCN11 và VCN12 đều có khuynh hướng tăng dần theo các mức tăng của dày mỡ
lưng.
4.2. Đề nghị
Cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu này làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng
kế hoạch phát triển đàn nái VCN11 và VCN12 ra các trang trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi lợn ở nước ta.
Tiếp tục cho nghiên cứu thên ảnh hưởng của tăng khối lượng g/ngày tuổi và độ dày mỡ lưng ở


các khối lượng khác nhau đến năng suất sinh sản của lợn nái.



Tài liệu tham khảo
1. Đặng Vũ Bình , Nguyễn Văn Thắng (2005). "So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1(LY) phối với lợn
đực Duroc và Pietrain", tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 2/2005.
2. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phượng và Lê Thế Tuấn (2000). “Nghiên cứu khả năng
sinh sản của lợn nái L và Y phối chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai
F1(LY) và F1(YL) x đực D”. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y năm 1999-2000 (Phần chăn nuôi
gia súc), TP. Hồ
Chí
Minh 10-12 tháng 4/2001.
3. R.Bečková,et al (2005). Influence of growth rate, backfat thickness and meatiness on reproduction
efficiency in Landrace gilts. Original Paper, Czech J. Anim. Sci., 50, 2005 (12): pp 535–544
4. Rosendo. A, Druet. T, Gogué. J, Canario. L and Bidanel. J. P., (2007). “Correlated responses for litter
traits to six generations of selection for ovulation rate or prenatal survival in French Large White pigs”,
Journal of Animal Science, 85, 1615-1624.
5. Smith AL., Stalder KJ., Serenius TV., et al., (2008). “Effect of weaning age on nursery pig and sow
reproductive performance”, Journal of Swine Health and Production, 16 (3), 131-137.
6. Tvrdon, Z.; Cechova, M.; Mikule. V (2000). “The analysis of influence backfat thickness and
percentage lean meat on fertility in sows” Animal Breeding Abstracts 2000 Vol. 68 No. 9 Ref. 4741.
7. Wolf J, Žáková. E, Groeneveld. E, (2008). “Within-litter variation of birth weight in hyperprolific Czech
Large White sows and its relation to litter size traits, stillborn piglets and losses until weaning”, Livestock
Science, 115, 195-205.

×