Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi bê hậu bị hướng sữa tại Ba Vì, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.77 KB, 9 trang )



     DINH  VÀ   CHO   
  NUÔI BÊ      BA VÌ, HÀ N
  
1
        
           

1

1

Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
1
Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tt
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn thức ăn TMR đến hiệu quả chăn nuôi
bê hậu bị hướng sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì được thí nghiệm trên 12 bê lai hướng sữa từ 8 –
10 tháng tuổi, có trọng lượng từ 180 – 220 kg. Bê được bố trí thí nghiệm theo ô vuông la tinh chia làm 3 lô ăn theo 3
phương thức. Thí nghiệm tiến hành làm hai đợt, đợt 1 từ tháng 2- 4/2009 (mùa khô), đợt 2 từ tháng 6 – 8/2009 (mùa
mưa). Bê hậu bị sử dụng khẩu phần ăn TMR thu nhận được lượng lớn vật chất khô (12,0 – 32,74%); trọng lượng
tăng (14,3 – 20,7%); tiêu tốn thức ăn trên kg tăng trọng là như nhau giữa 3 lô thí nghiệm; phương thức chăn nuôi bê
theo kiểu truyền thống có tính toán khẩu phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hai lô còn lại.
1. t vn 
Hiện nay, việc nuôi dưỡng những bê cái sữa hậu bị đang được người chăn nuôi quan tâm,
những con bê hậu bị hôm nay chính là những con bò vắt sữa trong tương lai. Vì vậy, phải quan
tâm đến sự phát triển của bê cái hậu bị là rất cần thiết. Cụ thể là, nuôi dưỡng bê phát triển để đủ
các điều kiện về cân nặng cũng như thành thục về tính, được phối giống lúc 14 – 15 tháng tuổi và
đẻ lứa đầu trong khoảng 23 – 26 tháng tuổi. Để đạt được mục tiêu này, chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng và quản lý bê hậu bị phải được quan tâm đúng mức. Bê hậu bị cần được cung cấp đầy đủ


các chất dinh dưỡng cho việc sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Chúng cần được đáp ứng đủ
các nhu cầu dinh dưỡng về năng lượng, protêin và khoáng chất
Người chăn nuôi nước ta đã quen với việc cho bò, bê ăn riêng lẻ từng loại thức ăn. Điều
này đã được nhiều nghiên cứu xác định là không tối ưu hóa được hoạt động của hệ vi sinh vật
cộng sinh trong dạ cỏ, do pH dạ cỏ bị thay đổi đột ngột theo mỗi đợt thức ăn ăn vào.
Phương thức chăn nuôi dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR (Total Mixed Ration) đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển cho kết quả tốt cả về
mặt kinh tế và kỹ thuật. Ở Việt Nam, phương thức chăn nuôi này cũng đã được áp dụng tại một số
trang trại chăn nuôi tiên tiến ở một số địa phương. Câu hỏi đặt ra là phương thức chăn nuôi TMR
sẽ tác động lên đối tượng bê hậu bị như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn thức ăn TMR đến hiệu quả chăn
nuôi bê hậu bị hướng sữa tại Ba Vì, Hà Nội.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn TMR có ảnh
hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bê
hậu bị hướng sữa tại Ba Vì. Đồng thời đưa ra được khuyến cáo áp dụng như thế nào vào thực tế
sản xuất.


2. Vt liu và phng pháp nghiên cu

Thí nghiệm được tiến hành làm hai đợt, mỗi đợt kéo dài 50 ngày, tại Trung tâm Nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Đợt thí nghiệm thứ nhất tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009
(mùa khô). Đợt thí nghiệm thứ hai từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2009 (mùa mưa). Đối tượng của
mỗi đợt thí nghiệm là 12 bê cái lai HF đang ở độ tuổi 8 – 10 tháng tuổi, có khối lượng trong
khoảng 180 – 210 kg.

- Lượng thức ăn ăn vào
- Tăng trọng của bê
- Hiệu quả kinh tế


- Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh, trong đó bê thí nghiệm được phân chia
vào 4 khối, mỗi khối 3 con dựa vào yếu tố tháng tuổi và cân nặng. Bê thí nghiệm trong mỗi khối
lại được phân ngẫu nhiên vào một trong 3 lô thí nghiệm khác nhau về chế độ dinh dưỡng hoặc
phương thức cho ăn. Mỗi đợt thí nghiệm kéo dài 50 ngày bao gồm 2 giai đoạn là giai đoạn thích
nghi trong 20 ngày đầu và giai đoạn thu thập số liệu trong 30 ngày cuối.
 Sơ đồ bố trí gia súc thí nghiệm

Mùa khô
Mùa mưa

Lô 1
a
Lô 2
a
Lô 3
a
Lô 1
a
Lô 2
a
Lô 3
a
Khối 1
616
604
212
115
206
695

Khối 2
176
254
177
617
002
610
Khối 3
922
267
921
208
222
195
Khối 4
965
260
196
615
271
207
a
: số hiệu bê

- Khẩu phần thí nghiệm và cách cho ăn:
+ Khẩu phần cho lô 1 (đối chứng) là khẩu phần do hộ chăn nuôi tự xây dựng theo kinh
nghiệm của gia đình
+ Khẩu phần cho lô 2 và lô 3 được xây dựng theo tiêu chuẩn của NRC (2001) [6] có tham
khảo tiêu chuẩn của Nhật Bản (NARO, 2006) [5] và AFRC (1993) [3].
+ Cách cho ăn bao gồm: cách cho ăn truyền thống (tinh – thô riêng rẽ) áp dụng với lô 1

và lô 2; cách cho ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) áp dụng với lô 3.
Khẩu phần ăn của bê thí nghiệm ở lô 2 và 3 được xây dựng dựa trên khối lượng cơ thể tại
thời điểm bắt đầu mỗi đợt thí nghiệm và kết quả xác định thành phần hóa học của các nguyên
liệu thức ăn trong bảng Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn của Viện Chăn nuôi
năm 2001 [2]. Khẩu phần ăn này chỉ được điều chỉnh về mặt số lượng, nghĩa là chỉ thay đổi


lượng thức ăn cho ăn mà không làm thay đổi nồng độ dinh dưỡng cũng như thành phần các loại
thức ăn. Sự điều chỉnh này áp dụng sau khi kết thúc giai đoạn nuôi thích nghi (20 ngày đầu) và
sau mỗi 15 ngày theo dõi thí nghiệm. Công thức khẩu phần (tính trung bình) của các lô thí
nghiệm được trình bày tại bảng 2.
. Công thức khẩu phần cho bê ở các lô thí nghiệm
a

Nguyên liệu
Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
b

Lô 2
Lô 3
Lô 1
b

Lô 2
Lô 3
Cỏ voi
12,4
8,2

8,8
28,8
28,84
30,18
Cỏ Ruzi khô
1,47
2,5
2,6

1,3
1,2
Thân cây sắn
4,2
5,6
5,4



Hygro 005
2,17


2,36
0,65
0,63
Bột sắn

1,66
1,54


0,87
0,92
Bột ngô

0,66
0,62



Bã bia

1,70
1,8

2,5
2,6
Rỉ mật
1,2
1,05
1,06

0,6
0,6
Urê

0,04
0,04

0,05
0,05

ME (MJ/kg VCK)
9,27
9,33
9,30
9,66
9,79
9,76
Protein (%/kg VCK)
12,4
11,93
11,91
15,35
13,56
13,64
a
: kg/con/ngày theo khối lượng dạng sử dụng
b
: khối lượng các loại thức ăn được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm (kg)

- Lượng thức ăn ăn vào (kg): được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn và
lượng thức ăn thừa trong suốt thời gian thí nghiệm.
- Tăng trọng của bê (g/ngày): được xác định bằng thương số giữa khối lượng bê tăng lên
trong thời gian thí nghiệm và số ngày thí nghiệm.
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế: Tính hiệu quả trong chăn nuôi bê sữa hậu bị rất
khó để đem ra so sánh một cách rõ ràng như bò vắt sữa. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu mà người
ta thường dùng nó để đánh giá hiệu quả của chăn nuôi bê hậu bị, đó là mức tăng trọng bình
quân/ngày, chi phí thức ăn/kg tăng trọng hoặc tổng chi phí tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của bê.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định hiệu quả kinh tế của các phương thức chăn nuôi thông
qua tính toán tổng chi phí tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của bê. Chỉ đưa vào phân tích những phần
có sự khác nhau giữa các phương thức chăn nuôi. Những phần được xem là như nhau giữa các

phương thức chăn nuôi không đưa vào phân tích.
Nếu coi sản phẩm của quá trình chăn nuôi bê hậu bị chỉ là phần khối lượng tăng thêm,
đồng thời coi phần chi phí biến đổi tính trên đơn vị đầu con là không đổi khi thay đổi quy mô
chăn nuôi thì chi phí tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của bê sẽ được tính cho các lô thí nghiệm theo
các phương trình (1), (2), (3) như sau:


(1)
Y
1
(ĐC)
=
A+(d
1
+e
1
)x
=
Ax
-1

+
d
1
+e
1

n
1
x

n
1

n
1

(2)
Y
2
(TT)
=
A+(d
2
+e
2
)x
=
Ax
-1

+
d
2
+e
2

n
2
x
n

2

n
2

(3)
Y
3
(TMR)
=
A+b+c+(d
3
+e
3
)x
=
(A+b+c)x
-1

+
d
3
+e
3

n
3
x
n
3


n
3

Y
1
(ĐC), Y
2
(TT), Y
3
(TMR): lần lượt là chi phí tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của bê ở phương thức chăn nuôi
theo kinh nghiệm (đối chứng - ĐC), phương thức chăn nuôi truyền thống (TT) có tính toán khẩu phần và
phương thức chăn nuôi dùng TMR.
A: Phần chi phí giống nhau giữa các phương thức chăn nuôi.
b: Chi khấu hao máy móc tăng thêm (máy thái thức ăn thô khô, máy trộn).
c: Chi lãi ngân hàng tăng thêm (khi đầu tư thêm máy móc)
d
1
, d
2
, d
3
: Lần lượt là chi phí thức ăn/con/ngày của các lô 1, 2, 3
e
1
, e
2
, e
3
: Lần lượt là chi phí năng lượng/con/ngày của các lô 1, 2, 3

n
1
, n
2
, n
3
: Lần lượt là tăng trọng bình quân/ngày của bê ở lô 1, 2, 3
x: Số lượng bê

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, các tham số A, b, c, d
1
, d
2
, d
3
, e
1
, e
2
, e
3
, n
1
, n
2
, n
3
, sẽ
được xác định thông qua ước lượng, ghi chép và tính toán số học thông thường. Khi đó giải các
phương trình: Y

1
= Y
3
; Y
2
= Y
3
hoặc vẽ đồ thị các hàm số Y
1
= f
1
(x); Y
2
= f
2
(x); Y
3
= f
3
(x) sẽ tìm
được các giá trị x (quy mô chăn nuôi) mà tại đó phương thức chăn nuôi TMR sẽ có hiệu quả kinh
tế tương đương với các phương thức chăn nuôi còn lại.
- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán trên bảng tính Excel và sau đó phân tích phương sai (ANOVA)
trên phần mềm Minitab 14 với các tham số là lô và khối.
3. Kt qu và tho lun

. Lượng thức ăn thu nhận của bê ở các lô thí nghiệm
i



Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
VCK thu
nhận (DMI)
6,08
a

6,81
b

7,19
c

0,118
<0,05
5,10
a

6,27

b

6,77
c

0,213
<0,05
VCK thừa
0,51
a

0,69
b

0,45
a

0,039
<0,05
0,56
a

0,80
b

0,53
a

0,037
<0,05

VCK TĂ tinh
2,71
a

2,95
b

3,03
b

0,066
0,05
2,11
a

2,31
b

2,36
b

0,052
<0,05
VCK TĂ thô
3,38
a

3,88
b


4,17
c

0,054
<0,05
2,98
a

4,16
b

4,41
c

0,046
<0,05
Tỷ lệ TĂ tinh
j

44,46
43,03
41,98


41,49
36,84
34,89


i

: kg/con/ngày;
j
:% trong tổng DMI



Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy, lượng VCK ăn vào của bê lô 2 và lô 3 cao hơn lô 1
(đối chứng) ở mùa khô là 12,0% và 18,25%; tương ứng ở mùa mưa là 22,94% và 32,74%. Lượng
VCK ăn vào của lô 2 và lô 3 ở cả 2 mùa khác nhau rõ rệt so với lô đối chứng về mặt thống kê
(P<0,05). Đáng chú ý là sự chênh lệch đáng kể giữa bê lô 2 và lô 3, những lô có thành phần khẩu
phần cho ăn tương đương nhau, lô 3 cao hơn lô 2 ở mùa khô là 5,58%, ở mùa mưa tương ứng là
7,97%. Điều này chứng tỏ phương pháp cho ăn TMR với việc trộn đều các phần thức ăn với
nhau có ảnh hưởng tích cực đến lượng thức ăn ăn vào. Khi quan sát tập tính thu nhận thức ăn của
bê thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, bê có thói quen chọn lọc thức ăn giống như bò vắt sữa. Chính
vì vậy phần thức ăn thô có độ ngon miệng kém hơn dễ dàng bị bê loại ra khi chúng được cho ăn
tinh – thô riêng rẽ. Với phương pháp cho ăn TMR, mặc dù bê cũng cố gắng chọn lựa thức ăn
nhưng vì các thành phần thức ăn đã được trộn đều với nhau nên hiệu quả chọn lọc của bê là
không cao, bê vẫn phải ăn những phần kém ngon miệng hơn do chúng lẫn vào các phần khác.
Kết quả của việc chọn lọc thức ăn là những phần kém ngon miệng sẽ bị đẩy ra thành thức ăn
thừa và phần này không thể sử dụng lại ở những lô cho ăn tinh – thô riêng rẽ, trong khi đó phần thừa
ra của lô ăn TMR vừa ít hơn (bảng 3) vừa có thể tận dụng lại cho nhóm bò khác ăn. Do đó mức độ
lãng phí thức ăn của lô ăn TMR là thấp hơn so với lô ăn theo cách truyền thống.
Theo quan sát thí nghiệm thì phần thức ăn tinh hầu như được bê thí nghiệm ở cả 3 lô ăn
hết mà không có sự chọn lọc. Chính vì thế mà lượng VCK thu nhận từ thức ăn tinh giữa lô 2 và
lô 3 không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở cả hai mùa. Lô 1 có lượng VCK từ thức ăn tinh
thấp hơn hai lô còn lại là do lượng thức ăn tinh người chăn nuôi cho bê ăn thấp hơn. Tuy lượng
thức ăn tinh thu nhận ở lô 1 thấp hơn nhưng do tổng lượng VCK thu nhận của lô 1 lại thấp hơn lô
2 và lô 3 rất nhiều nên tỷ lệ VCK của loại thức ăn này trong tổng DMI lại cao nhất trong 3 lô ở
cả mùa khô và mùa mưa (bảng 3).


Trong thí nghiệm này, khẩu phần của bê lô 2 và lô 3 được xem là tương đương nhau về
thành phần thức ăn cũng như giá trị dinh dưỡng. Khi cho ăn cùng một loại thức ăn như nhau thì
tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng sẽ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn. Ảnh
hưởng của các phương thức cho ăn khác nhau đến tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê
thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.
. Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của bê thí nghiệm

Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Lô 1
Lô 2
Lô 3
SEM
P
Khối lượng trước nuôi
thích nghi (kg)
191,9
192,5
19,3
2,86
>0,05
187,3
187,5
186,8
2,18

>0,05
Khối lượng bắt đầu
theo dõi TNo (kg)
202,5
204,8
205,1
3,02
>0,05
197,5
199,7
199,5
2,21
>0,05
Khối lượng kết thúc
thí nghiệm (kg)
219,0
a

223,3
b

224,4
b

2,11
<0,05
212,8
a

217,9

b

218,6
b

2,37
<0,05


Tổng khối lượng tăng (kg)
16,46
a

18,52
b

19,31
b

0,648
<0,05
15,27
a

18,24
b

19,16
b


0,71
<0,05
Tăng trọng (kg/ngày)
0,551
a

0,613
b

0,644
b

0,024
<0,05
0,512
a

0,604
b

0,639
b

0,02
<0,05
Tiêu tốn TĂ cho tăng
trọng (kg VCK/kg)
11.05
11.03
11.15

0.381
>0,05
10.53
10.30
10.60
0.28
>0,05

Bảng 4 cho thấy, khối lượng bê được chọn đưa vào thí nghiệm là tương đối đồng đều ở
các lô thí nghiệm; tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa
3 lô thí nghiệm. Tuy nhiên, khối lượng khi kết thúc thí nghiệm và tăng trọng của bê lô đối chứng
thấp hơn rõ rệt so với hai lô được tính toán khẩu phần (P<0,05). Nếu tính trung bình cả hai mùa
thì tăng trọng bình quân trên ngày của bê ở các lô thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt là 0,532; 0,608 và
0,642 kg/ngày. Xét về số tăng trọng tương đối: bê lô 2 tăng trọng cao hơn lô 1 là 14,3%, bê lô 3
tăng trọng cao hơn lô 1 là 20,7%. Bê lô 3 tăng trọng cao hơn lô 2 là 5% ở mùa khô và 6% ở mùa
mưa. Giả sử bê sơ sinh có khối lượng 30 kg và tốc độ sinh trưởng đồng đều ở các giai đoạn phát
triển, thì với mức tăng trọng 532 g/ngày, bê lô đối chứng sẽ cần 16,6 tháng để đạt đến khối lượng
300 kg. Trong khi đó, bê lô 2 cần 14,6 tháng; bê lô 3 cần 13,8 tháng đã đạt đến khối lượng 300
kg. Như vậy, phương pháp tính toán khẩu phần để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho
nhu cầu của bê đã làm rút ngắn thời gian nuôi bê hậu bị so với phương pháp cho bê ăn theo kinh
nghiệm truyền thống.
Mục tiêu của giai đoạn nuôi bê hậu bị như đã nói ở trên là làm sao để tốn ít chi phí nhất
mà không làm ảnh hưởng đến khả năng cho sữa sau này. Đối với các nước có nền chăn nuôi bò
sữa tiên tiến, các nước ôn đới có nguồn thức ăn thô dinh dưỡng cao, thì mối lo ngại của họ không
phải là tình trạng thời gian nuôi bê hậu bị kéo dài do bê không được cung cấp đủ dinh dưỡng như
nước ta. Tổng hợp những nghiên cứu mới đây về mối liên hệ giữa mức tăng trọng bình
quân/ngày của bê hậu bị với năng suất sữa lứa đầu cho thấy, năng suất sữa và năng suất protêin
sữa lứa đầu cao nhất khi tăng trọng bình quân vào khoảng 800 g/ngày đối với bò hậu bị Holstein
(Zanton và Heinrichs, 2005) [7]. Vấn đề chúng ta quan tâm hiện nay vẫn là cải tiến chế độ dinh
dưỡng và phương thức chăn nuôi để nâng mức tăng trọng bình quân cũng như giảm chi phí thức

ăn.

Kết hợp giữa bảng khẩu phần cho bê thí nghiệm (bảng 2) và giá thức ăn tại thời điểm tiến
hành thí nghiệm, chi phí thức ăn/con/ngày của bê thí nghiệm được trình bày tại bảng 5. Theo số
liệu bảng 5, nếu tính trung bình cả hai mùa thì chế độ cho ăn theo kinh nghiệm của người chăn
nuôi không tiết kiệm được chi phí thức ăn so với chế độ cho ăn có tính toán khẩu phần. Chi phí
thức ăn trong mùa khô ở cả 3 lô thí nghiệm đều cao hơn đáng kể so với mùa mưa do giá thức ăn
thô xanh tăng cao. Chi phí thức ăn/con/ngày bình quân cho cả hai mùa ở 3 lô thí nghiệm 1, 2 và
3 lần lượt là 26928; 25458 và 25756đ.
Như vậy, chế độ chăn nuôi có tính toán khẩu phần không những giảm được một phần chi
phí thức ăn do phối hợp được các loại nguyên liệu khác nhau mà còn cung cấp dinh dưỡng để bê


cho tăng trọng cao hơn chế độ chăn nuôi theo kinh nghiệm. Kết hợp với số liệu ở bảng 4 thì chi
phí thức ăn/kg tăng trọng tính trung bình cho cả hai mùa của bê ở 3 lô thí nghiệm lần lượt là
50663; 41837; 40149đ ở lô 1, lô 2 và lô 3.
. Chi phí thức ăn theo mùa của bê ở các lô thí nghiệm
()
Nguyên liệu
Giá
(đ/kg)
Mùa khô
Mùa mưa
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Cỏ voi mùa khô

800
9920
6560
7040



Cỏ voi mùa mưa
300



8640
8652
9054
Cỏ Ruzi khô
2500
3675
6250
6500

3250
3000
Thân lá sắn
200
840
1120
1080




Hygro 005
6000
13020


14160
3900
3780
Bột sắn
2800

4648
4312

2436
2576
Bột ngô
5000

3300
3100



Bã bia
1200

2040
2160


3000
3120
Rỉ mật
3000
3600
3150
3180

1800
1800
Urê
9000

360
360

450
450
Tổng chi TĂ (đ/con/ngày)

31055
27428
27732
22800
23488
23780
Chi thức ăn trung bình cả 2
mùa (đ/con/ngày)


26928
25458
25756



Chi thức ăn trung bình cả
hai mùa (đ/kg tăng trọng)

50663
41837
40149



Giảm chi phí thức ăn, tận dụng được các phụ phẩm có độ ngon miệng kém, giảm thức ăn
thừa, tối ưu hóa hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ vốn được xem là một số ưu điểm nổi bật của
phương pháp cho ăn TMR. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cho ăn này đòi hỏi phải đầu tư
thêm một số máy móc là máy thái thức ăn thô khô và máy trộn TMR. Những chi phí phát sinh
khi áp dụng phương pháp TMR được liệt kê ở bảng 6.
. Chi phí tăng thêm khi áp dụng phương pháp cho ăn TMR
Chi khấu hao máy móc





Giá máy
Thời gian sử
dụng (năm)

Chi phí (đ/ngày)

Lô 1
Lô 2
Lô 3
Máy thái cỏ khô
15000000
6
0
0
6944
Máy trộn TMR
65000000
6
0
0
30093
Chi lãi ngân hàng (đ/ngày)

0
0
30685
Chi phí năng lượng (đ/ngày/con)
966
966
1496

Theo số liệu ở bảng 6, nếu tính khấu hao máy trong thời gian 6 năm và mức lãi suất vay
ngân hàng là 14%/năm thì chi phí cố định ở lô 3 sẽ cao hơn 2 lô còn lại là 67722 đ/ngày (bao
gồm khấu hao máy móc 37037 đ và lãi ngân hàng 30685 đ). Ngoài ra, việc vận hành các loại



máy móc này cũng làm chi phí năng lượng (điện) cho bê ở lô 3 tăng thêm 530 đ/con/ngày (với
giá điện 1000đ/KWh). Tuy nhiên, một nông hộ chăn nuôi bò sữa không thể đầu tư các máy móc
này để rồi chỉ áp dụng phương pháp cho ăn TMR đối với bê hậu bị mà không áp dụng đối với
các nhóm bò khác. Chính vì vậy phần chi phí cố định tăng thêm sẽ được phân chia cho cả bò
sinh sản và bê hậu bị trong trang trại.
Thông thường, tỷ lệ bê cái hậu bị trong tổng đàn chiếm khoảng 40%, nhóm bò sinh sản
chiếm khoảng 60%. Do đó phần chi khấu hao máy móc tăng thêm sẽ được phân chia theo tỷ lệ
40:60 giữa nhóm bò hậu bị và nhóm bò sinh sản, và phần chi cố định tăng thêm của lô 3 so với 2
lô còn lại sẽ là 27089 đ/ngày.
Với mức tăng chi cố định không nhỏ (27089 đ/ngày), cộng với việc tăng chi phí năng
lượng (530 đ/con/ngày) thì chắc chắn phương pháp cho ăn TMR sẽ không có lợi cho những hộ
chăn nuôi có quy mô nhỏ. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua những đường cong biểu diễn giá
thành sản xuất sản phẩm (chi phí/kg tăng trọng bê) của các lô thí nghiệm ở đồ thị 1.


. Mối tương quan giữa quy mô chăn nuôi và chi phí cho tăng trọng của bê
Đồ thị 1 cho thấy, chi phí/kg tăng trọng của lô 1 và lô 2 không biến đổi mạnh khi quy mô
chăn nuôi tăng lên, trong khi đó chi phí/kg tăng trọng của lô 3 biến đổi rất mạnh khi gia tăng quy
mô đàn. Với quy mô tổng đàn từ 10 con trở lên (4 bê hậu bị) thì chi phí cho tăng trọng của lô
TMR đã thấp hơn lô đối chứng, nhưng khi so với lô cho ăn truyền thống có tính toán khẩu phần
thì phải ở quy mô đàn rất lớn (hơn 50 bê) chi phí cho tăng trọng của bê lô 3 mới tương đương.
Như vậy, trong chăn nuôi bê sữa hậu bị, nếu xét trên khía cạnh kinh tế thì phương thức chăn nuôi
sử dụng TMR không hiệu quả bằng phương thức chăn nuôi truyền thống có tính toán khẩu phần.
4. Kt lun và  ngh

Bê nuôi theo phương thức cho ăn thức ăn TMR có khả năng thu nhận thức ăn cao hơn rõ
rệt so với lô cho ăn truyền thống và lô đối chứng



Chế độ dinh dưỡng có tác động rõ ràng đến tốc độ sinh trưởng của bê. Bê sữa hậu bị nuôi
theo kinh nghiệm của người chăn nuôi cho tăng trọng bình quân trên ngày thấp hơn rõ rệt so với
bê nuôi theo khẩu phần được tính toán dựa trên tiêu chuẩn của NRC (2001).
Phương thức cho ăn có ảnh hưởng không lớn đến tốc độ sinh trưởng của bê. Bê ăn TMR
có mức tăng trọng
bình quân trên ngày cao hơn không đáng kể so với bê được cho ăn truyền thống khi khẩu phần
của cả hai được tính toán dựa trên cùng một tiêu chuẩn
Khi đem phần chi phí khấu hao máy móc chia đều trên đơn vị đầu con của toàn đàn (60%
cho bò sinh sản; 40% cho bò hậu bị) thì chăn nuôi bê sữa hậu bị theo phương thức sử dụng TMR
không kinh tế bằng phương pháp nuôi truyền thống có tính toán khẩu phần.

Tiếp tục nghiên cứu tác động của chế độ dinh dưỡng TMR trên đàn bê cái hậu bị về mặt
kinh tế.
Tài liu tham kho
1. Pozy, P., Dehareng, D và Vũ Chí Cương. 2002. Nuôi dưỡng bò ở Miền Bắc Việt Nam; Nhu cầu dinh
dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 124 trang, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Viện Chăn nuôi. 2001. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
3. AFRC (1993). Energy and protein requirement of ruminants. An advisory manual prepared by the AFRC
Technical Committee on Responses to Nutrients. CAB international, Wallingford, UK.
4. Gabler, M.T., P.R. Tozer and A.J. Heinrichs. 2000. Development of a cost analysis spreadsheet for
calculating the costs to raise a replacement dairy heifer. J. Dairy Sci. 83:1104-1109.
5. NARO. 2006. Japanese Feeding Standard for Dairy Cattle. Japan Livestock Industry Association.
6. NRC, 2001. Nutrient requirement of dairy cattle: Seventh Revised Edition. National Academy Press
Washington D.C.
7. Zanton, G.I. and A.J. Heinrichs. 2005. Meta-analysis to assess effect of prepubertal average daily gain on
Holstein heifers on first-lactation production. J. Dairy Sci. 88:3860-3867.


×