Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1. Đào tạo..................................................................................................4
1.1 Khái niệm.......................................................................................4
1.2. Lợi ích từ đào tạo – phát triển.....................................................4
2. Xác định nhu cầu đào tạo...................................................................6
2.1. Khái niệm xác định nhu cầu đào tạo..........................................6
2.2. Lợi ích từ việc xác định nhu cầu đào tạo....................................6
2.3. Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo..................................................7
2.3.1 Phân tích tổ chức....................................................................7
2.3.2 Phân tích tác nghiệp.............................................................10
2.3.3 Phân tích nhân viên .............................................................12
3. Các phương pháp sử dụng khi xác định nhu cầu ..........................13
3.1 Phương pháp phỏng vấn.............................................................13
3.2 Bảng hỏi........................................................................................15
3.3 Phương pháp quan sát................................................................17
3.4 Phương pháp xem tài liệu sẵn có................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Tối đa hoá giá trị tài sản là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Và yếu
tố quan trọng nhất có thể vận hành và biến nguồn huy động vốn, tài sản, cơ sở
vật chất, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ... thành lợi
nhuận đó chính là con người. Con người chính là đầu vào quan trọng nhất.
Doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực mạnh để tồn tại và đi lên trong cạnh
tranh. Bởi suy cho cùng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng chính là cạnh
tranh về con người. Vì vậy mỗi cá nhân - một thành phần của tổ chức cần phải
phấn đấu vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có một đội
ngũ nhân viên làm việc hiệu quả đồng thời không ngừng tiến bộ sẽ giúp
nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra. Để có lực lượng lao động giỏi thì doanh
nghiệp nên khuyến khích nhân viên của mình học hỏi để trau dồi thêm kiến
thức, kỹ năng để đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra. Và đào tạo là một trong
những phương pháp được các doanh nghiệp ưa thích để nâng cao khả năng
làm việc cũng như thích ứng với sự thay đổi của môi trường làm việc.
Một thực tế trong doanh nghiệp vẫn tồn tại yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp: nhân viên không hoàn thành được công việc
đặc biệt là nhân viên mới vào còn lúng túng trong việc thực hiện được giao.
Điều đó ảnh hưởng đến các kết quả hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng
tới các mục tiêu đề ra, làm giảm khả năng cạnh tranh. Vậy cần tìm ra giải
pháp để khắc phục tình trạng này. Vậy giải pháp đó là gì? Và liệu đào tạo có
phải là giải pháp chung cho vấn đề nhân viên không hoàn thành công việc
không? Vậy việc xác định nhu cầu là như thế nào? Đó cũng chính là lý do tại
sao tác giả chọn đề tài: “Xác định nhu cầu đào tạo - phát triển trong doanh
nghiệp”.
Việc chọn đề tài này nhằm mục đích nhận thức rõ hơn nhu cầu đào tạo
trong doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác này đối với tổ chức.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu phần lý thuyết nhu cầu đào tạo
trong doanh nghiệp nói chung hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu.
Câu hỏi nghiên cứu: “Làm thế nào để xác định nhu cầu đào tạo - phát
triển trong doanh nghiệp?”.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Đào tạo
1.1 Khái niệm
“Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao
động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó
chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc
của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của
người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn” (Nguyen &
Nguyen, 2007, tr.153).
Đào tạo là nền tảng giúp người lao động hiểu rõ hơn trách nhiệm, nắm rõ
hơn chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện công việc hiện tại tốt hơn. Đào tạo
hướng vào hành vi hiện tại và thay đổi nó, điều đó xây dựng nên một nền
móng vững chắc như bàn đạp phát triển trong tương lai.
“Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở
những định hướng tương lai của tổ chức” ( Nguyen& Nguyen, 2007, tr.154).
Phát triển là hoạt động diễn ra trong thời gian dài hơn hoạt động đào tạo, đào
tạo đi trước, phát triển theo sau.
1.2. Lợi ích từ đào tạo – phát triển
Đào tạo đúng hướng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía đó là doanh
nghiệp và người lao động. Đào tạo là điều kiện quyết định để doanh nghiệp có
thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh.
Đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp:
Nâng cao NSLĐ, hiệu quả THCV
Nâng cao chất lượng của THCV: sáng tạo ra sản phẩm mới, tăng chất
lượng dịch vụ, nhanh chóng chính xác hơn, giảm thiểu than phiền của
khách hàng, …
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp.
Giảm bớt một số chi phí không đáng có trong tổ chức:
Rủi ro khi tuyển nhân viên mới và không phải lúc nào cũng tuyển
mới được vì thế đào tạo để tận dụng tối đa hoá nguồn nhân lực hiện
tại.
Sản xuất sản phẩm chất lượng kém.
Hỏng quy trình mới.
Giảm chi phí quản lý trung gian nhất là đối với nhân viên mới vào
làm hoặc nhân viên được giao công việc mới. Người lao động được
đào tạo sẽ làm quen với công việc nhanh hơn, họ có thể làm việc
độc lập mà không cần đến sự giám sát của cấp trên.
Chi phí cho nhân viên bỏ việc.
Giảm tai nạn lao động.
Những ưu điển trên giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, địa
vị danh tiếng, tiếp cận nhanh chóng với sự phát triển và thay đổi của môi
trường.
Đối với người lao động vai trò của đào tạo thể hiện ở chỗ:
Đào tạo giúp cho người lao động tăng niềm tin và động lực làm việc,
tạo ra tính chuyên nghiệp trong THCV, thoả mãn với công việc hiện tại,
tăng lòng tự hào bản thân, … Từ đó mở ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên
và được xã hội đánh giá cao.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ta thấy được đào tạo mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và
người lao động. Như vậy một chương trình đào tạo được chuẩn bị chu đáo
là hết sức quan trọng và nó bắt đầu từ việc xác định nhu cầu đào tạo.
2. Xác định nhu cầu đào tạo
2.1. Khái niệm xác định nhu cầu đào tạo
“Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải
đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Nhu
cầu đào tạo được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức,
các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc THCV và phân tích trình
độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động”. (Nguyen & Nguyen,
2007, tr.163)
2.2. Lợi ích từ việc xác định nhu cầu đào tạo
Như trên ta thấy được lợi ích của đào tạo mang lại rất lớn. Tuy nhiên hiện
nay rất nhiều doanh nghiệp nỗ lực đáp ứng nhu cầu đào tạo của các phòng ban
nhưng trong thực tế kết quả từ đào tạo mang lại không như mong muốn. Đó là
do đào tạo không đúng các nhân viên thực sự cần và gây ra hậu quả là kết
quả THCV không mấy cải thiện mà doanh nghiệp lại mất chi phí lớn cho việc
đào tạo, nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên trong thời gian đi học, mất
thời gian và sự gián đoạn công việc khi nhân viên tham gia hoạt động đào tạo,
chi phí trả cho việc đào tạo.
Vì vậy, cần phải tiến hành nhu cầu đào tạo trước khi tiến hành tổ chức đào
tạo sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro này. Mặt khác doanh
nghiệp còn có cái nhìn rộng hơn về cách nâng cao kết quả THCV:
Từ việc xác định nhu cầu đào tạo ta xác định được khoảng cách trong
THCV là lớn hay nhỏ và xác định tầm quan trọng của khoảng cách này
và có thực sự cần thiết phải giải quyết ngay chưa căn cứ vào chi phí cơ
hội cho việc đào tạo.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trả lời được hiện nhu cầu đào tạo của các phòng ban có đúng hay
không? Đào tạo có phải là giải pháp không?
Xác định được đúng nhân viên thiếu kỹ năng, kiến thức để bổ sung kịp
thời.
Ngoài việc xác định nhân viên thiếu kỹ năng còn biết được nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc không THCV. Từ đó đưa ra giải pháp để
nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Vậy việc xác định nhu cầu đào tạo là một trong những việc làm rất quan
trọng. Việc xác định nhu cầu đào tạo có khoa học, mức độ chính xác cao sẽ
mang lại kết quả của chương trình đào tạo hiệu quả cao.
2.3. Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo
Để xác định nhu cầu đào tạo ta cần phải tiến hành phân tích tổ chức, phân
tích tác nghiệp và phân tích nhân viên.
2.3.1 Phân tích tổ chức
Bất kỳ tổ chức nào hoạt động cũng đặt ra mục tiêu cho mình. Mục tiêu sẽ
tạo ra các đích đến cho tổ chức. Mục tiêu của doanh nghiệp được thể hiện
thông qua các chiến lược phát triển, kế hoạch, nhiệm vụ. Để doanh nghiệp đạt
được mục tiêu đề thì mỗi cá nhân trong tổ chức đó phải hoàn thành những
mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp giao phó. Mục tiêu của doanh nghiệp biến
động cùng với sự biến động của môi trường. Môi trường gồm có lực lượng
trực tiếp và lực lượng gián tiếp tác động lên doanh nghiệp.
Lực lượng trực tiếp gồm:
Khách hàng là lực lượng quan trọng nhất mà tổ chức phải làm hài
lòng. Việc khách hàng có mua hay không mua sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vì vậy phải tạo ra đội ngũ nhân viên nhanh nhậy, nhiệt tình, năng động,
sáng tạo, … luôn làm vừa lòng khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh là lực lượng mà doanh nghiệp phải đấu tranh để
dành khách hàng và những nguồn tài nguyên cần thiết. Vì vậy mà
doanh nghiệp phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để xác định được chiến
lược cũng như cách thức cạnh tranh. Ví dụ như khi đối thủ cung cấp
chương trình đào tạo thì doanh nghiệp phải xem xét như thế nào.
Người cung ứng: Doanh nghiệp phải tạo sự liên kết chặt chẽ với họ.
Nguồn nhân lực: Là nguồn tài nguyên quý giá vì tổ chức phải dựa vào
cá nhân để thành công. Phải tạo ra môi trường làm việc tin cậy và tôn
trọng lẫn nhau, văn hoá làm việc, cơ hội phát triển sự nghiệp…
Lực lượng gián tiếp gồm:
Môi trường kinh tế: Bao gồm chu kỳ kinh tế, lãi suất, tỷ giá lạm phát
chính sách tiền tệ, … Khi những yếu tố này biến đổi thì mục tiêu của
doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, điều đó ảnh hưởng
đến việc xác định nhu cầu đào tạo. Ví dụ như khi nền kinh tế suy thoái
hay có chiều hướng đi xuống doanh nghiệp cần phải duy trì một lực
lượng lao động có trình độ tay nghề và có thể giảm chi phí lao động
bằng các biện pháp như giảm giờ làm cho công nhân, nghỉ việc hoặc là
giảm chỉ tiêu đào tạo trong thời gian này. Ngược lại khi nền kinh tế có
chiều hướng ổn định và đi lên thì doanh nghiệp tăng cường đào tạo
nhân viên tăng chi phí cho đào tạo và hàng loạt các chính sách khác
như tăng lương, thưởng, phúc lợi, …
Môi trường công nghệ: Đề cập đến những bước phát triển về công nghệ
có thể tác động lên tổ chức: Sự phát triển của công nghệ tạo áp lực đòi
hỏi phải đổi mới đối với các doanh nghiệp, thay đổi phương pháp làm
việc ảnh hưởng đến đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ, chu kỳ đổi mới
Website: Email : Tel (: 0918.775.368