Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán trên thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.15 KB, 111 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
& 


LẠI CAO MAI PHƯƠNG


N
N
G
G
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N


C
C


U
U





N
N
H
H


H
H
Ư
Ư


N
N
G
G


C
C


A
A


C

C
H
H
U
U


K
K




M
M


T
T


T
T
R
R
Ă
Ă
N
N
G

G


Đ
Đ


N
N




L
L


I
I


S
S
U
U


T
T



C
C
H
H


N
N
G
G


K
K
H
H
O
O
Á
Á
N
N


T
T
R
R
Ê

Ê
N
N


T
T
H
H




T
T
R
R
Ư
Ư


N
N
G
G


V
V
I

I


T
T


N
N
A
A
M
M




Chuyên ngành: Kinh tế tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA





TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam ñoan rằng luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt
trăng lên lợi suất chứng khoán tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi,
có sự giúp ñỡ từ Cô hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa.

Các thông tin, dữ liệu ñược sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội
dung trích dẫn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc và kết quả nghiên cứu ñược trình
bày trong luận văn này chưa ñược công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.



TP.Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2010
Người cam ñoan



LẠI CAO MAI PHƯƠNG



LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Liên Hoa ñã tận
tình chỉ bảo, góp ý và ñộng viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn này.

Nhân ñây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến các thầy cô của lớp Cao Học
ñêm 1 K17, những người ñã tận tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến
thức làm nền tảng cho cuốn luận văn này.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn các anh chị em bạn bè lớp Cao Học ñêm 1
K17 Đại học Kinh tế Tp.HCM ñã cùng tôi hợp tác, học tập, trao ñổi kinh
nghiệm, chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình tham gia khóa học.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn ñề
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2 Phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu
3.1.1 Thu thập dữ liệu
3.1.2 Nhận xét dữ liệu nghiêu cứu
3.2 Phương pháp
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả
3.2.2 Phân tích hồi quy
4. Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ TÍNH MÙA VỤ TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng ñến tính khí con người
1.1.1 Về tâm thần
1.1.2 Về thể chất
1.1.3 Vẫn có ý kiến chưa ñồng tình về ảnh hưởng của chu kỳ
mặt trăng ñến tính khí con người
1.1.4 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2 Tổng quát những nghiên cứu về tính chu kỳ, tính mùa vụ lên
thị trường chứng khoán trên Thế giới
1.2.1 Những ngày tốt, ngày xấu trong tháng của chỉ số Dow
Jones Industrials (DJ) từ năm 1900-2008
1.2.2 Hiệu ứng những ngày nghỉ lễ của chỉ số DJ 1933-2008
1.2.3 Hiệu ứng ngày trong tuần của một số thị trường chứng
khoán trên thế giới














1

1


1

2


3

4


4


4

7


7


1.2.4 Kết quả nghiên cứu và một số mô hình về sự ảnh hưởng
của chu kỳ mặt trăng lên chỉ số chứng khoán trên Thế
giới
1.2.4.1 Kết quả nghiên cứu
1.2.4.2 Một số mô hình kiểm tra sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt
trăng lên chỉ số chứng khoán trên Thế giới
1.3 Kết quả một số nghiên cứu liên quan ñến Thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời gian qua

1.3.1 Tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam ở
dạng yếu
1.3.2 Quy ñịnh về biên ñộ dao ñộng, một trong những nguyên
nhân làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Tâm lý bầy
ñàn ñược tìm thấy với nhà ñầu tư cá nhân trên HOSE
1.3.3 Hiệu ứng ngày trong tuần xuất hiện ở một số mô hình
phân tích
1.3.4 Nhận xét chung và tính cần thiết của ñề tài

Kết luận chương 1
1.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA
2.1 Giai ñoạn 2000-2005: Giai ñoạn tạo ñà
2.1.1. Yếu tố tài chính hành vi bị chi phối mạnh trong 2 năm
ñầu
2.1.2. Vai trò của khối ngoại khi có quyết ñịnh tăng room
2.1.3. Lần ñầu tiên Việt Nam bán thành công Trái phiếu Chính
phủ trên thị trường quốc tế
2.2 Giại ñoạn 2006-2007: Giai ñoạn tăng trưởng nóng
2.2.1 Thông tin vĩ mô tích cực hỗ trợ cho thị trường
2.2.2 Luật chứng khoán ra ñời tạo bước ngoặt cho thị trường
2.2.3 Một số biểu hiện tăng nóng của thị trường


7

9



10


11


11



13


14

16


18

13


13



19

19



20


21

22

27


2.2.4 Những cảnh báo về thị trường chứng khoán Việt Nam
tăng quá nóng
2.2.5 Các biện pháp kiểm soát và thị trường chứng khoán ñiều
chỉnh giảm
2.3 Giai ñoạn 2008- tháng 8/2010: Ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế
2.3.1 Năm 2008: Kinh tế Việt Nam ñối mặt hai thách thức
lớn
2.3.2 Những biện pháp hỗ trợ cho thị trường
2.3.3 Năm 2009-tháng 8/2010: Thị trường phục hồi nhờ gói
kích thích kinh tế
2.4 Kết quả thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua
2.4.1 Quy mô thị trường
2.4.2 Mức vốn hóa
2.4.3 Thị phần môi giới và cuộc cạnh tranh giành thị phần
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ

MẶT TRĂNG ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
3.2 Phương pháp và mô hình lựa chọn
3.3 Kết quả và phân tích kết quả
3.3.1 Kết quả phương pháp thống kê mô tả
3.3.2 Kết quả phương trình hồi quy hàm số cosin
3.3.3 Kết quả phương trình hồi quy có sử dụng biến giả
3.4 Những nguyên nhân có thể ảnh hưởng ñến kết quả phân tích

Kết luận chương 3

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ HẠN CHẾ
NHỮNG TIÊU CỰC DO YẾU TỐ TÂM LÝ HÀNH VI
4.1 Xây dựng tiêu chí ñầu tư dựa theo tính chu kỳ

28


29


31


31

32


33


37

37

37

38

40



42

42

45

47

47

52

54

56

56




58

58


4.2 Xây dựng tiêu chuẩn ñịnh lượng cho nhà ñầu tư ngắn hạn
4.3 Nâng cao chỉ số bảo vệ nhà ñầu tư chứng khoán tại Việt
Nam

KẾT LUẬN CHUNG

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC1: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 28/7/2000 -
08/09/2010
PHỤ LỤC 2: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 2000-2005
PHỤ LỤC 3: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 2006-2007
PHỤ LỤC 4: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 2008-2010
PHỤ LỤC 5: NHỮNG LẦN THAY ĐỔI BIÊN ĐỘ
PHỤ LỤC 6: QUY ĐỊNH SỐ ĐỢT/NGÀY, THỜI GIAN KHỚP
LỆNH
PHỤ LỤC 7: THAY ĐỔI SỐ PHIÊN GIAO DỊCH TRONG TUẦN
PHỤ LỤC 8: QUY ĐỊNH TỶ LỆ NẮM GIỮ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI
PHỤ LỤC 9: TÀI CHÍNH HÀNH VI
PHỤ LỤC 10: TỔNG HỢP NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÀI
CHÍNH HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
CỦA MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI

62


70


73



76


76

77

78

78

79

79

79


91


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hàm giá trị (Tversky & Kahneman, 1974)
Hình 1.2: Mô hình ñược sử dụng trong tâm lý tài chính hành vi
Hình 1.3: Biểu ñồ kết hợp giữa thu nhập trên vốn và xu hướng chấp
nhận rủi ro của người dân ở các quốc gia
Hình 2.1: Một số chỉ tiêu thống kê về thị trường chứng khoán Việt
Nam từ năm 2000-tháng 6/2010
Hình 3.1: Giới thiệu tóm tắt các thuật ngữ và chu kỳ quay của mặt
trăng.
Hình 3.2: Độ dài trung bình một chu kỳ quay của mặt trăng
Hình 3.3: Tỷ lệ thay ñổi trung bình theo ngày xung quanh những
ngày trăng mới và những ngày trăng tròn của chỉ số VNIndex từ
13/3/2002-09/07/2010

82

91



96


38


44

46




49


Hình 3.4: Mẫu chu kỳ các ngày trong một tháng âm lịch
Hình 3.5: Tóm tắt kết quả của khung thời gian 15 ngày của chỉ số
VNIndex
52


55


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Xu hướng chấp nhận rủi ro trong Thu nhập và Danh mục
của nhà ñầu tư ở các quốc gia
Bảng 1.2: Những ngày tốt nhất và xấu nhất trong tháng của chỉ số
DowJones
Bảng 2.1: Thống kê quy mô thị trường từ 2000-2005
Bảng 2.2: Những công ty có mức vốn hóa lớn có kết quả kinh doanh
2007 vượt xa kế hoạch
Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp lớn ñã IPO thành công trong năm
2007
Bảng 2.4: Bảng thị phần môi giới của công ty chứng khoán tính ñến
quý 2/2010
Bảng 3.1: Kết quả thống kê tỷ lệ thay ñổi giá giữa thời kỳ trăng mới
và thời kỳ trăng tròn từ 13/3/2002-09/07/2010
Bảng 3.2: Kết quả thống kê tỷ lệ thay ñổi giá giữa thời kỳ trăng mới
và thời kỳ trăng tròn từ 20/6/2008 ñến 09/07/2010

Bảng 3.3:
Kết quả hồi quy hàm R =α+βLUNAR +ε =α+βcos(2πdt/29,53) +ε
Bảng 3.4:
Kết quả hồi quy có sử dụng biến giả R =α +β LUNARDUMMY +ε
Bảng 4.1: Những ngày tăng (giảm) nhiều nhất trong tháng âm lịch
Bảng 4.2: Lịch kết hợp giữa chu kỳ tăng giảm của âm lịch với hiệu
ứng tăng giảm của ngày trong tuần của chỉ số VNIndex
Bảng 4.3: Chiến lược những cặp ngày Mua/Bán nên chú ý
Bảng 4.4: Top 05 mã giúp VNIndex tăng ñiểm trong ngày
24/11/2010
Bảng 4.5: Bảng nhóm ngành tiềm năng



94


05

20


25


26


39



47


51


53


54

59


60

60


68

69


Bảng 4.6: Cụ thể hóa một số chỉ tiêu ñịnh lượng bắt buộc khi chọn
mã cổ phiếu
Bảng 4.7: Kết quả ñầu tư của CMG
Bảng 4.8: Chỉ số bảo vệ nhà ñầu tư 2009


69

70

71




PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn ñề
Thị trường chứng khoán Việt Nam ñã trải qua 10 năm tuổi. Trong quá trình
phát triển thị trường trải nhiều giai ñoạn: tạo ñà, tăng trưởng và bùng nổ hay cả
trong giai ñoạn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế
ñã ñược hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của chính phủ. Ở giai ñoạn nào thị
trường cũng xác lập ñược những mức ñỉnh và ñáy có khoảng cách khá xa
nhau. Có thể nói ñến mức ñỉnh và ñáy ñược xác lập ñầu tiên của chỉ số
VNIndex là 571,04 ñiểm (25/6/2001) sau ñó giảm tới 70% trong vòng chưa ñầy
4 tháng xuống mức 203,12 ñiểm (05/10/2001). Mức ñỉnh trong suốt 10 năm
hoạt ñộng của thị trường ñược thiết lập trong giai ñoạn tăng trưởng và bong
bóng khi ñạt 1.170,67 ñiểm vào ngày 12/3/2007 nhưng sau ñó là chuỗi ngày dài
giảm ñiểm, mức ñáy ñược xác lập ở giai ñoạn này chỉ còn 234,06 ñiểm vào
ngày 24/2/2009. Và thời gian gần ñây nhất trong giai ñoạn khủng hoảng và hậu
khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ số mức ñỉnh và ñáy của VNIndex cũng chênh
nhau tới 211,3 ñiểm khi mức ñỉnh và ñáy lần lượt là 633,21(23/10/2009) ñiểm
so với mức 421,81 ñiểm 26/8/2010, tương ứng giảm 33,4%.
Việc thị trường chứng khoán Việt Nam tăng phi mã rồi lại tuột dốc không
phanh khiến những lý thuyết tài chính hiện ñại cũng như phân tích kỹ thuật hay
phân tích cơ bản không thể dùng ñể giải thích cho những trạng thái này của thị

trường. Những nghiên cứu của Tiến sĩ Trương Đồng Lộc (2006) hay của ông
Lê Trung Thành (2009) ñều cho thấy mức hiệu quả của thị trường chứng khoán
Việt Nam ở dạng yếu theo lý thuyết. Để giải thích những hiện tượng này, bằng
việc kết hợp lý thuyết tài chính với các môn khoa học tâm lý khác mà chúng ta
goi là tâm lý học hành vi.
Khai thác những khía cạnh của tâm lý học hành vi ñể giải thích những bất
thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trần Việt Hà (2007) cho thấy
giao dịch bầy ñàn tìm thấy với số lượng lớn nhà ñầu tư cá nhân trên sàn
HOSE, và một trong những nhân chính dẫn ñến hiện tượng này là quy ñịnh giới
hạn biên ñộ dao ñộng.

Để ñào sâu những yếu tố chu kỳ có thể tác ñộng ñến tâm lý của các nhà ñầu
tư trên thị trường chứng khoán, trên thế giới ñã có nhiều nghiên cứu khai thác
về nhóm chủ ñề này. Tuy nhiên, tại Việt Nam những nghiên cứu về yếu tố chu
kỳ tác ñộng lên lợi suất chứng khoán vẫn còn hạn chế, có thể kể ñến là nghiên
cứu liên quan ñến kiểm tra hiệu ứng ngày trong tuần trên chỉ số VNIndex của
Tiến sĩ Trương Đồng Lộc (2006) hay của Tiến sĩ Lê Long Hậu (2010). Ngoài
hiệu ứng ngày trong tuần tác ñộng lên chỉ số VNIndex thì những yếu tố tâm
sinh lý mang tính chu kỳ nào có thể tác ñộng ñến chỉ số này? Đây sẽ là một
trong những câu hỏi gợi mở cho ñề tài của luận văn này.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiêu cứu
Với mong muốn khai thác thêm một khía cạnh về yếu tố chu kỳ có thể ảnh
hưởng ñến tâm sinh lý học của nhà ñầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, nội dung của luận văn này sẽ tiến hành “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của
chu kỳ mặt trăng ñến lợi suất chứng khoán Việt Nam” mà cụ thể là chỉ số
VNIndex.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
Bài luận văn này sẽ sử dụng giá ñóng cửa của VNIndex từ ngày 13/3/2002
ñến 09/7/2010. Từ dữ liệu này tác giả sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu sang ngày âm

lịch và tiến hành phân tích. Việc sử dụng dữ liệu chỉ số chứng khoán hàng ngày
qua nhiều năm cho phép có thể kiểm tra giả thuyết chu kỳ âm lịch dựa trên vô
số các quyết ñịnh của hàng trăm, hàng ngàn nhà ñầu tư cá nhân.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Dữ liệu
3.1.1 Thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng trong bài luận văn này chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu
thứ cấp ñược tóm tắt từ những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, ñược
tổng hợp từ nhiều nguồn báo chí và internet. Những dữ liệu ñược sử dụng trong
luận văn liên quan ñến những lý thuyết tồn tại trong tài chính và nhấn mạnh
vào lý thuyết hành vi nhất là yếu tố hành vi mang tính chu kỳ.
3.1.2 Nhận xét về nguồn dữ liệu

Tài chính hành vi là một chủ ñề tương ñối mới, tuy nhiên tác giả ñã cố gắng
cập nhật những nghiên cứu mới nhất về chủ ñề này tại các nước Châu Á, nơi
mà Việt Nam và những nước này mang ñậm nét văn hóa Á Đông. Đa số tài
liệu thứ cấp ñược thu thập từ những nghiên cứu khoa học và tác giả ñã cố gắng
dịch sát nhất với nghĩa nguyên bản, các dữ liệu khác hầu hết ñều ñược thu thập
từ những trang web chuyên ngành vì vậy tôi xem dữ liệu trong bài luận văn này
là hợp lý.
3.2 Phương pháp
Bằng việc sử dụng công cụ Microsoft Excel, tác giả tiến hành phân tích theo
hai phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp phân
tích hồi quy.
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả
Với phương pháp ñầu tiên là một phân tích thống kê ñơn giản so sánh lợi
nhuận trung bình hàng ngày ở bốn khung thời gian khác nhau tập trung xung
quanh những trăng mới và trăng tròn.
3.2.2 Phân tích hồi quy
Phương pháp thứ hai sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính cho hàm

cosin ñể kiểm tra tác ñộng chu kỳ tự nhiên của mặt trăng và hàm có sử dụng
biến giả cho những ngày trăng tròn so với những ngày còn lại.
Một bảng tổng hợp kết quả cuối cùng của các phương pháp ñược mô ph ng lên
biểu ñồ ở khung thời gian 15 ngày. Kết quả phân tích ở ba khung thời gian còn
lại cũng ñược trình bày chi tiết trong chương 3.
4. Kết cấu luận văn:
Nội dung của luận văn gồm 4 chương chính.
Chương 1, trình bày những ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng ñến tính khí
con người. Một số nghiên cứu cho thấy quyết ñịnh của nhà ñầu tư có liên quan
ñến tâm lý học hành vi; tính chu kỳ, mùa vụ tác ñộng ñến chỉ số chứng khoán
trên thế giới và Việt Nam cũng ñược nêu vắn tắt trong phần này.
Chương 2, tập trung nghiên cứu quá trình 10 năm phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam trải qua 3 giai ñoạn. Những yếu tố ảnh hưởng chính
ảnh hưởng tác ñộng ñến thị trường qua các giai ñoạn phát triển.

Chương 3, giới thiệu và sử dụng mô hình phân tích ñể kiểm tra sự ảnh
hưởng của chu kỳ mặt trăng (nếu có) lên lợi suất chứng khoán, mà cụ thể là giá
ñóng cửa hàng ngày của chỉ số VNIndex.
Chương 4, từ kết quả của mô hình phân tích và thực trạng các nhà ñầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị chi phối bởi yếu tố hành vi (ở cả 3
giai ñoạn phát triển của thị trường). Tác giả ñề xuất 3 nhóm nhóm giải pháp
chính giúp nhà ñầu tư có thể hạn chế ñược những ảnh hưởng tiêu cực do yếu tố
tài chính hành vi ñem lại
Cuối cùng, phần kết luận chung sẽ tổng kết lại những ñiểm chính yếu của
bài luận văn.

1

CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ TÍNH MÙA VỤ
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng ñến tính khí con người
Truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới thường quy kết mặt trăng là
nguyên nhân của nhiều vấn ñề trong cuộc sống con người. Mặt trăng ñã ñược
liên kết với rối loạn tâm thần từ thời xưa, như nghĩa của từ “lunacy” chỉ tình
trạng ñiên rồ, có nguồn gốc từ Luna (nữ thần mặt trăng theo thần thoại La-mã).
Theo các nhà khoa học thì tác ñộng của mặt trăng không chỉ thấy rõ qua sự
thay ñổi của mực nước thủy triều, mà còn ảnh hưởng ñến hàng loạt vấn ñề từ
tâm thần ñến thể lý của con người Các nghiên cứu mới ñây cho thấy mặt
trăng thực sự có ảnh hưởng ñến sự sống trên trái ñất.
1.1.1 Về tâm thần
Từ lâu, các nhà khoa học ñã cố chứng minh những tác ñộng có thể của các
hình thái mặt trăng ñối với tâm-sinh lý con người. Mặc dù chưa thể nhận diện
ñược mối liên hệ bí
n này, nhưng có một thực tế là các chứng tâm thần như
trầm cảm và lo âu dường như thường gia tăng vào giữa tháng âm, khi mặt
trăng tròn nhất. Từ kết quả hơn 50 nghiên cứu chuyên ngành gần ñây, các nhà
khoa học ñã khuyến cáo giới chức an ninh và y tế cần có sự chu
n bị kỹ về tiến
ñộ công việc vào những thời ñiểm khác nhau của tuần trăng. Một nghiên cứu
về tỷ lệ phạm tội hình sự ở Florida cho thấy các vụ án xảy ra chủ yếu vào thời
ñiểm trăng tròn. Một nghiên cứu khác tại 3 khu vực an ninh ở Mỹ cũng ñã phát
hiện tỷ lệ phạm tội thường gia tăng vào những ngày trăng sáng nhất. Trong khi
ñó, nghiên cứu 4 năm về an toàn giao thông ở nước này cũng phát hiện tỷ lệ tai
nạn xe cộ thường thấp nhất vào ngày trăng tròn, trong khi lại tăng vọt vào
khoảng hai ngày trước khi trăng sáng nhất
Theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Georgia, Mỹ, thì sở dĩ có sự
khác biệt này là do dinh dưỡng, vì những gì chúng ta ăn chịu tác ñộng không
nh
của chu kỳ trăng mỗi tháng. Để chứng minh ñiều này, các nhà khoa học ñã

tìm kiếm sự khác biệt dưỡng chất theo mùa trăng dựa trên mẫu kh u phần của
2

694 người trưởng thành, và ñã phát hiện tỷ lệ dinh dưỡng tiêu thụ theo mùa
trăng tăng cao ñến 8% trong các kh
u phần ăn, cao nhất khi trăng tròn; ñặc biệt
là mức cồn tiêu thụ giảm 26% vào thời ñiểm giữa tháng âm.
Có rất nhiều giả thuyết về mối liên hệ giữa mặt trăng và tính khí con người.
Một trong số ñó là những thay ñổi như hậu quả từ lực hút của nó, “vì chính lực
hút của mặt trăng ñã tạo ra thủy triều thì tại sao lại không tác ñộng ñến máu và
các tuyến nội tiết của chúng ta, trong khi cơ thể con người có ñến 90% là nước
- bác sĩ Michael Zimecki ở Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, lý giải. Vấn ñề
hành vi cũng có liên quan ñến sự khác nhau của hình thái mặt trăng, như tỷ lệ
tai nạn giao thông, tội phạm và tự vẫn dường như chịu sự tác ñộng của chu kỳ
tuần trăng, chủ yếu là các hậu quả ảnh hưởng do vấn ñề cân bằng hoóc môn
trong cơ thể. Cũng chính vì lẽ ñó, nên chu kỳ tuần trăng cũng có tác ñộng thực
sự ñến vấn ñề sinh nở của con người, ñặc biệt là về khả năng thụ thai, kinh
nguyệt và tỷ lệ sinh sản ”.
1.1.2 Về thể chất
Một công trình khảo cứu 22 năm do các chuyên gia ở Viện Y học lâm sàng
Slovak (Bratislava, Ba Lan) cho thấy các vấn ñề về tiêu hóa và hen suyễn luôn
gia tăng vào những ngày ñầu tháng và khi trăng tròn. Một số công trình khảo
sát gần ñây ở Đại học Leeds, Anh, cũng phát hiện số lượng bệnh nhân tham
vấn bác sĩ thường gia tăng hơn 3,6% vào tuần giữa tháng âm khi mặt trăng tròn
nhất, và cứ 3 người thì có một cần những vấn ñề liên quan ñến phẫu thuật. Một
nghiên cứu 3 năm trên 800 bệnh nhân nhập viện vì chứng bí tiểu cũng cho thấy
mức ñộ phát bệnh thường cao hơn vào những ngày ñầu tháng âm.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện mối liên hệ giữa chu kỳ tuần trăng và khả
năng nhập viện của bệnh nhân tim, các vấn ñề ñường tiểu và tiêu chảy. “Chu
kỳ kinh, khả năng sinh sản, nguy cơ sẩy thai và bệnh về tuyến giáp cũng chịu

tác ñộng của hình thái mặt trăng - bác sĩ Michael Zimecki nói. Mặt dù vẫn còn
nhiều bất ñồng về mối liên hệ bí ẩn này, nhưng có thể lực hút mặt trăng ñã tác
ñộng ñến hệ miễn dịch và mức ñộ phóng thích các loại nội tiết và steroid tự
nhiên ”.
3

Dữ liệu từ 140.000 trường hợp chào ñời tại New York cho thấy một sự khác
biệt về sinh sản trong khoảng thời gian ñúng với một chu kỳ trăng, và tỷ lệ sinh
sản cao nhất là vào tuần cuối cùng của chu kỳ trăng. Theo bác sĩ Zimecki, tỷ lệ
sinh sản cao vào tuần cuối cùng của tháng âm cho thấy ñộ sáng của ánh trăng
giảm ngay sau khi trăng tròn có ảnh hưởng thúc ñ
y sự rụng trứng. Vẫn theo
bác sĩ Zimecki, mặc dù cơ chế chính xác trong mối tác ñộng hữu cơ giữa mặt
trăng và phản ứng miễn dịch rất khó giải thích, nhưng việc nhận diện ñúng sẽ
giúp giới chức y tế có sự ñiều chỉnh tương thích, chủ yếu là về phản ứng miễn
dịch liên quan ñến melatonin và steroid, vì mức ñộ của các loại hoóc môn này
chịu tác ñộng mạnh mẽ của chu kỳ tuần trăng. Melatonin và các loại steroid nội
sinh thường xuyên hoạt hóa trong cơ thể con người, gián tiếp quyết ñịnh ñến
tính chất những sự thay ñổi có tính chu kỳ của các quá trình xảy ra bên trong cơ
thể, ñặc biệt khi có sự tác ñộng bức xạ ñiện từ và lực hút của mặt trăng, sẽ kích
thích chúng phóng thích mạnh.
1.1.3 Vẫn có ý kiến chưa ñồng tình về ảnh hưởng của chu kỳ mặt
trăng ñến tính khí con người
Bác sĩ Allen Bashour, Daniel Sessler và các ñồng nghiệp tiến hành nghiên
cứu kết quả phẫu thuật của hơn 18.000 người bệnh. Những bệnh nhân này trải
qua các cuộc phẫu thuật liên quan nhiều ñến mạch máu trong giai ñoạn 1993-
2006. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cuộc phẫu thuật tiến hành vào bất kỳ
giờ nào trong bất kỳ ngày nào ñều có kết quả tương tự”, Allen Bashour, bác sĩ
làm việc tại Bệnh viện Cleveland, Mỹ nói. Ông cho rằng, bác sĩ chỉ mệt mỏi
hơn vào cuối tuần hoặc cuối ca làm việc.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ, y tá thừa nhận một thực tế rằng, số ca nhập viện
vào ñêm trăng tròn cao hơn những ñêm khác. Một nghiên cứu tiến hành với
gần 12.000 trường hợp cấp cứu cho vật nuôi cho thấy vào những ngày giữa
tháng âm lịch, số lượng chó mèo mắc bệnh, bị chấn thương cao hơn 20% so với
các ngày khác. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân có thể là do vào ñêm trăng
sáng, lượng người và vật nuôi ra khỏi nhà tăng mạnh, vì thế số ca tai nạn cũng
cao theo.
4

Câu chuyện về chu kỳ mặt trăng có ảnh hưởng ñến cuộc sống của con người
hay không vẫn còn tranh luận nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng của nó
lên quyết ñịnh của nhà ñầu tư ở các thị trường chứng khoán ñã ñược thực hiện.
Phần tiếp theo của bài luận văn sẽ tóm tắt một số nghiên cứu về ảnh hưởng của
chy kỳ (pha) mặt trăng ñến lợi suất chứng khoán ở một số thị trường.
1.1.4 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á chịu tác ñộng của âm lịch ñến
ñời sống xã hội là cao hơn so với các nước trên thế giới. Phong tục ñi chùa hay
thắp nhang vào những ngày mồng 1 hay ngày rằm hàng tháng trở nên quen
thuộc với người Việt Nam, những ngày Quốc lễ như ngày Giỗ tổ Hùng Vương,
những ngày nghỉ dài và lớn nhất trong năm như Tết Nguyên Đán cũng ñược
ñược tính theo âm lịch.
Một trong những kết luận của nhiều tác giả khi nghiên cứu thị trường chứng
khoán Việt Nam trước ñây ñều cho thấy thị trường có tính hiệu quả ở dạng yếu
do ñó thị trường sẽ bị tác ñộng nhiều bởi yếu tố tâm lý học hành vi. Với mong
muốn khai thác thêm một khía cạnh về yếu tố chu kỳ có thể ảnh hưởng ñến tâm
sinh lý học của nhà ñầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nội dung của
luận văn này sẽ tiến hành “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng ñến
lợi suất chứng khoán Việt Nam” mà cụ thể là chỉ số VNIndex.

1.2 Tổng quát những nghiên cứu về tính chu kỳ, tính mùa vụ lên thị trường

chứng khoán trên Thế giới

1.2.1 Những ngày tốt, ngày xấu trong tháng của chỉ số Dow Jones
Industrials(DJ) từ năm 1900-2008
Tiến sĩ Arthur J. Minton-thuộc alpha investment management trong bài viết
với chủ ñề “The Amazing Story of Stock Market Seasonality” ñã sử dụng
phương pháp của Fosback(1976) ñể kiểm tra những ngày tốt/xấu trong tháng
của chỉ số Dow Jones công nghiệp từ 1900-2008. Trong chu kỳ tháng Fosback
5

chỉ xem xét những ngày tốt và xấu của hàng tháng. Lý thuyết về mùa vụ hàng
tháng cho rằng thời kỳ ñem lại thu nhập tốt cho chứng khoán vào mỗi hàng
tháng chủ yếu là trong vài ngày và vài ngày ñầu tiên của mỗi tháng. Những
ngày này sẽ ñem lại phần lợi nhuận lớn nhất trong tháng. Các nguyên nhân gây
ra hiệu ứng này ñã ñược tranh luận trong nhiều năm, nhưng không có phủ nhận
thực tế của nó.
Bảng 1.2:
Những ngày tốt nhất và xấu nhất trong tháng của chỉ số DowJones

Ngày tốt Lợi nhuận lũy kế % Ngày xấu Lợi nhuận lũy kế %
-2

128

-7

-21

-1


279

-6

-18

1

223

-5

-55

2

524

6

-42

3

303

7

-11


4

65

8

-45

5

31


Nguồn: “The Amazing Story of Stock Market Seasonality”
Những ngày ñầu tháng- ngày tốt của chỉ số DJ
Bảng ở trên thể hiện lợi nhuận lũy kế cho năm ngày ñầu tiên của mỗi
tháng từ năm 1900-2008 cho chỉ số công nghiệp Dow Jones. Ví dụ, nếu ñầu tư
theo chỉ số Dow trong ngày chỉ ñầu tiên của mỗi tháng trong giai ñoạn này với
số tiền $1.000 thì số tiền sẽ tăng lên ñến $3.232, tương ñương với mức lợi
nhuận ñạt ñược là 223%. Một khoản ñầu tư $1.000 vào chỉ số Dow cho tất cả
năm ngày ñầu tiên của tháng trong cùng thời kỳ ñã có thể thu ñược ñến hơn
$180.000.
Với hai ngày cuối cùng của tháng ñược ñạt là là -1, và -2 cũng cho tỷ lệ
lợi nhuận cao. Một khoản ñầu tư $1.000 vào chỉ số Dow trong hai ngày cuối
cùng của mỗi tháng ñã có thể tăng lên khoảng $8.500.
Bây giờ hãy nhìn vào một hệ thống giao dịch bao gồm tất cả sáu ngày, bắt ñầu
vào ngày 31/12/1933, bằng cách sử dụng chỉ số Dow là chu kỳ giao dịch. Một
khoản ñầu tư $1.000 trên sáu ngày liên tiếp này ñã lên ñến $202.335 vào năm
6


2008. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận hàng năm ñạt ñược là 29,9% và lợi nhuận trung
bình hàng ngày trong suốt 6 ngày là lớn hơn 72 lần so với lợi nhuận trung bình
trong toàn bộ những ngày khác trong tháng (0,4%).

Ngày giữa tháng tăng giá
Bắt ñầu từ ñầu những năm 1980, một xu hướng mới bắt ñầu xuất hiện –
chứng khoán tăng giá vào những ngày giữa tháng. Ngày giao dịch từ ngày 9
ñến ngày 12 của tháng bắt ñầu có ảnh hưởng mạnh mẽ lên giá cổ phiếu (về mặt
lý thuyết). Một khoản ñầu tư $ 1,000 trong bốn ngày giữa tháng (bằng cách sử
dụng Dow) từ năm 1980 ñến năm 2007 ñã có thể thu ñược ñến hơn $ 2,500.

Kết hợp những ngày thuận lợi – 10 ngày tốt hàng tháng của chỉ số DJ
Nếu chúng ta kết hợp hai khoảng thời gian thuận lợi của hàng tháng, gọi
là “thời gian quyền lực” (power periods) vào một hệ thống giao dịch duy nhất
bao gồm
• Sử dụng chỉ số Dow trong hai ngày cuối tháng và bốn ngày ñầu tiên của
mỗi tháng, bắt ñầu từ ngày 31/12/1933 ñến 31/12/ 2007.
• Cũng trên cơ sở chỉ số Dow trong bốn ngày giữa tháng (9-12) từ ngày
31/12/1979 ñến 31/12/2007.
Kết quả của hệ thống giao dịch 10 ngày cho thấy: Một khoản ñầu tư ñầu tư
$1.000 ñã lên ñến $562.500, tương ñương với tỷ lệ lợi nhuận hàng năm ñạt
ñược 28,4%. Trong khi ñó tỷ lệ lợi nhuận hàng năm cho tất cả những ngày còn
lại ñạt ñược -1,8%. Một khoản ñầu tư $1.000 trên tất cả các ngày còn lại co lại
chỉ còn $236, lỗ mất 76,4%.
(Nguồn: Kaeppel Jay, Seasonal Trends in the Stock Market (Wiley 2008))

Ngày tồi tệ nhất của tháng của chỉ số DJ
Cũng như kịch tính như những ngày tốt nhất của tháng, thống kê thấy
những ngày xấu nhất ñã ñược thể hiện rõ nét nhất trong 108 năm qua của chỉ số
DJ. Sau khi sức mạnh tăng giá của những ngày mở ñầu của tháng có xu hướng

ñược một tạm lắng trên thị trường. Nhà ñầu tư nắm giữ các cổ phiếu trong chỉ
7

số DJ trong những ngày xấu này từ năm 1900-2008 theo thực nghiệm sẽ mất
khoảng 70%.

1.2.2 Hiệu ứng những ngày nghỉ lễ của chỉ số DJ 1933-2008
Nghiên cứu ban ñầu của Fosback bao gồm trước kỳ nghỉ lễ, mà ông ñịnh
nghĩa là hai ngày trước khi thị trường nghỉ lễ. Với mục ñích xem xét ảnh hưởng
của những ngày nghỉ lễ, Arthur J. Minton, ñã loại trừ ảnh hưởng của ngày
Martin Luther King, Jr Day, vì nó là một này lễ ñược bổ sung thời gian gần
ñây. Vì vậy Arthur chỉ xét những ngày lễ như: Ngày của tổng thống
(President’s Day), Good Friday, ngày thương binh liệt sỹ (Memorial Day),
ngày Độc lập (Independence Day), lễ Lao ñộng (Labor Day), lễ tạ ơn
(Thanksgiving), lễ Giáng sinh (Christmas), ngàyTết Tây (New Year's Day)
Một ngày trước khi kỳ nghỉ diễn ra có hiệu lực rất mạnh, chiếm phần lớn ở
thế kỷ 20. Một khoản ñầu tư duy nhất $1.000 vào ngày hôm ñó có thể tăng lên
ñến $3.147 trong giai ñoạn 1933-2008. Tương ứng với lợi nhuận hàng năm là
62,3% so với mức trung bình hàng năm của tất cả các ngày giao dịch khác là
5,9%. Nếu thêm vào ngày tiếp theo ñến ngày cuối cùng (next-to-last day) trước
một kỳ nghỉ thì số tiền nhận ñược tăng thêm, nhưng không gia tăng mạnh mẽ.
Khoản ñầu tư $1,000 vào chỉ số Dow từ 1933-2008 vào hai ngày ñã lên ñến $
4,552. Lợi nhuận hàng năm cho hai ngày này là 37,5% so với 6% cho tất cả các
ngày giao dịch khác.
(Nguồn: Kaeppel Jay, Seasonal Trends in the Stock Market (Wiley 2008))

1.2.3 Hiệu ứng ngày trong tuần của một số thị trường chứng khoán
trên thế giới
Một số nghiên cứu sớm nhất về thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy lợi
suất chứng khoán tiêu cực tập trung nhiều vào ngày thứ Hai và tích cực vào

ngày thứ Sáu (Cross,1973; Lakonishok và Levi, 1982; Rogalski, 1984; Keim và
Stambaugh, 1984). Các hiệu ứng này cũng có vẻ có mặt tại thị trường chứng
khoán của các nước phát triển khác, như Nhật Bản, Canada và Australia, mặc
8

dù trong một số của các thị trường này là các hiệu ứng khác cũng có mặt. Đối
với một số nước châu Âu, kết quả khá hỗn hợp, cũng bộc lộ những mẫu mới
bất thường (Jaffe và Westerfield, 1985a, 1985b; Hawawini, 1984; Solnik và
Bousquet, 1990). Kết quả hỗn hợp cũng ñã ñược quan sát trong các thị trường
mới nổi (Wong, năm 1992; Balaban, 1995; Choudhry, 2000). Cần lưu ý rằng
nghiên cứu trước ñây ñã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau ñể ñiều tra các
hiệu ứng. Đương nhiên, mỗi nghiên cứu phản ánh một quan ñiểm của tác giả
cũng như cách tiếp cận cụ thể của họ.
Trong các thị trường Mỹ, một nghiên cứu của French (1980) kiểm tra lợi
suất hàng ngày của S&P 500 trong giai ñoạn 1953-1977. Kết quả cho thấy hiệu
ứng tiêu cực vào ngày thứ Hai và tích cực vào các ngày thứ Tư, thứ Năm và
thứ Sáu. French cho rằng hiệu ứng tiêu cực vào ngày thứ Hai là do xu hướng
của các công ty công bố thông tin bất lợi ở cuối tuần trước. Sử dụng phương
pháp tương tự, nhưng qua một khoảng thời gian khác nhau, lợi suất hàng ngày
của chỉ số S&P 500 cho giai ñoạn 1962-1978, Gibbons và Jess (1981) cũng cho
thấy lợi nhuận tiêu cực có nghĩa là vào thứ Hai. Jaffe và các cộng sự (1985)
kiểm tra lợi suất hàng ngày các chỉ số thị trường chứng khoán của Nhật Bản,
Canada, Australia, Anh và Mỹ. Họ nhận thấy lợi nhuận ñáng kể tiêu cực thứ
Hai ở Mỹ, Canada và Vương quốc Anh, và ngày thứ ba cho Nhật Bản và
Australia, trong khi một hiệu ứng tích cực thứ Sáu ñã ñược tìm thấy trong tất cả
các thị trường ngoại trừ Vương quốc Anh. Họ chỉ ra rằng thời gian khác nhau
giữa các thị trường khu vực ñó và thị trường Mỹ có thể tài khoản cho sự hiện
diện của các hiệu ứng tiêu cực thứ Ba. Tuy nhiên, nó ñã ñược tìm thấy rằng sự
khác biệt múi giờ chỉ có thể giải thích sự bất thường trong thị trường chứng
khoán Úc.

các thị trường mới nổi, Wong et al. (1992) thử nghiệm sự khác biệt trong
lợi nhuận có nghĩa là qua ngày trong tuần trong chỉ số thị trường chứng khoán
của năm quốc gia châu Á trong giai ñoạn 1975-1988. Họ tìm thấy một hiệu ứng
tiêu cực ñáng kể vào ngày thứ Hai tại Singapore, Malaysia và Hong Kong, một
hiệu ứng tiêu cực vào thứ Ba ở Thái Lan, và một hiệu ứng tích cực vào ngày
thứ Sáu trong bốn thị trường. Xem xét dữ liệu hàng ngày của Chứng khoán
9

Istanbul Exchange Composite Index cho giai ñoạn 1988-1994, Balaban (1995)
tìm thấy một ảnh hưởng tích cực ñáng kể vào ngày thứ Tư và ngày thứ Sáu, và
thứ Hai là ngày dễ bay hơi nhất ñể trả về chứng khoán. Wong và Yuanto
(1999) tìm thấy một tác ñộng tiêu cực ñáng kể vào thứ Ba và có ảnh hưởng tích
cực vào thứ Sáu của chỉ số Composite Index Jakarta (Indonesia) cho giai ñoạn
1983-1997. Mookerjee và Yu (1999) khám phá các chỉ số thị trường chứng
khoán hàng ngày của sàn Thượng Hải và Thâm Quyến cho giai ñoạn 1990-
1994. Hiệu ứng tích cực ñáng kể vào ngày thứ Năm và thứ Sáu ñã ñược quan
sát trong giao dịch của chỉ số chứng khoán Shanghai, nhưng không có hiệu ứng
ngày trong tuần tuần một cách có hiệu lực ở chỉ số Shenzen.

1.2.4 Kết quả nghiên cứu và một số mô hình về sự ảnh hưởng của
chu kỳ mặt trăng lên chỉ số chứng khoán trên Thế giới
1.2.4.1 Kết quả nghiên cứu
Từ năm 1985, Rotton và Kelly ñã trích dẫn một nghiên cứu của Rotton và
Rosenberg (1984) kiểm tra mối quan hệ giữa các giai ñoạn âm lịch và giá ñóng
cửa trung bình của chỉ số Dow-Jones. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy
không có liên quan khác biệt về chỉ số Dow-Jones và các pha của mặt trăng,
kết quả này khác với các nghiên cứu trước của họ.
Hai nghiên cứu cùng ñược công bố năm 2001 của Dichev và Janes (2001),
Kathy Yuan, Lu Zheng và Qiaoqiao Zhu (2001), ñược nghiên cứu ñộc lập nhau
nhưng cả hai nghiên cứu ñều thừa nhận có mối quan hệ giữa các chu kỳ của

mặt trăng với lợi suất của chỉ số chứng khoán Mỹ. Những phát hiện của hai
nghiên cứu này bổ sung khá tốt cho nhau. Trong nghiên cứu của Dichev và
Janes, họ tập trung hơn vào thị trường Mỹ và sử dụng một chuỗi thời gian dài
của chỉ số chứng khoán Mỹ. Còn nghiên cứu của Kathy Yuan, Lu Zheng và
Qiaoqiao Zhu cung cấp thêm bằng chứng toàn cầu bằng cách bao gồm 48 quốc
gia với mức ñộ khác nhau của thị trường các nước phát triển trong mẫu thử.
Dữ liệu mà Kathy Yuan và các cộng sự (2001) ñược thu thập từ ngày giao
dịch ñầu tiên của 48 quốc gia ñến tháng 7/2001. Kết quả của ñiều tra này chỉ ra
10
rằng, tất cả 23 thị trường chứng khoán phát triển có tương quan âm với giai
ñoạn trăng tròn (ngày 15 âm lịch). Đối với 25 thị trường mới nổi còn lại thì có
ñến 20 nước cũng có tương quan âm với giai ñoạn trăng tròn, năm quốc gia còn
lại có tương quan dương bởi sự thay ñổi trong hai chu kỳ trăng gần như bằng
không.

1.2.4.2 Một số mô hình kiểm tra sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng
lên chỉ số chứng khoán trên Thế giới
Mặc dù nghiên cứu ở những thị trường khác nhau nhưng ñể kiểm tra hiệu
ứng chu kỳ mặt trăng với lợi suất chứng khoán Fatma Hammami và Ezzeddine
Abaoub (2010) và Kathy Yuan, Lu Zheng và Qiaoqiao Zhu (2001) cùng sử
dụng phương pháp phân tích thống kê, và phân tích hồi quy. Dữ liệu thống kê
ñược lấy theo giá ñóng cửa của các chỉ số cần kiểm tra, từ ñó tính ra lợi suất
theo ngày của từng chỉ số theo công thức:

P
t
– P
t-1
R
t

=

P
t-1

Cả hai nghiên cứu trên ñều sử dụng khung thời gian 7 ngày và 15 ngày
tập trung xung quanh ngày trăng mới và những ngày trăng tròn. Riêng nghiên
cứu của Fatma Hammami và Ezzeddine Abaoub thì mở rộng thêm hai khung
thời gian nữa với khung thời gian 3 ngày xung quanh ngày trăng mới và trăng
tròn; và tại chính hai ngày này với khung thời gian 1 ngày.
Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy hàm có biến cosin có thể kiểm tra
một cách rõ ràng tính chu kỳ của các hiệu ứng âm lịch lên lợi suất chứng
khoán. Theo mô hình này, hiệu ứng âm lịch ñạt ñến ñỉnh ñiểm vào thời ñiểm
trăng tròn rồi giảm và tạo ñáy tại thời ñiểm trăng mới, sau một ñường cong
cosin với một khoảng thời gian 29,53 ngày (ñộ dài trung bình của một chu kỳ
âm lịch). Ngoài ra, mô hình phân tích hồi quy có sử dụng biến giả cũng ñược
sử dụng ñể kiểm tra những ngày lân cận ngày trăng rằm so với những ngày
khác trong tháng.
11
Để mở rộng mô hình Kathy Yuan và các cộng sự còn sử dụng thêm
những biến giả khác nhưng: biến giả theo quốc gia, biến giả theo tháng; hay sử
dụng hàm ảnh hưởng của khối lượng giao dịch trung bình theo chu kỳ mặt
trăng.

1.3 Kết quả một số nghiên cứu liên quan ñến Thị trường chứng khoán Việt
Nam trong thời gian qua
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải 10 năm phát triển nhưng vẫn còn khá
non trẻ so với sự phát triển của những thị trường chứng khoán khác trong khu
vực và trên thế giới. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chuyên sâu về thị trường
chứng khoán Việt Nam ñã xuất hiện từ năm 2006 liên quan ñến tính hiệu quả,

tâm lý bầy ñàn và tính mùa vụ (hiệu ứng ngày trong tuần) của thị trường cũng
ñã ñược công bố. Trong bài luận văn này tác giả sẽ tóm tắt một số kết quả
nghiên cứu của một số công trình liên quan ñến những chủ ñề này trong thời
gian qua.
1.3.1 Tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam ở dạng
yếu
Việc nhận dạng ñược thị trường hiệu quả ở cấp ñộ nào có ý nghĩa thực
tiễn lớn. Khi biết ñược dạng cụ thể của thị trường, các thành phần tham gia thị
trường sẽ có thể ñiều chỉnh các hoạt ñộng của mình ñể thị trường trở nên hiệu
quả hơn.
Đối với các nước phát triển, TTCK thường ñược ñánh giá bằng thực
nghiệm với các kết quả là TTCK của các nước này hầu như ñạt hiệu quả dạng
yếu, một số nước ñạt ñến hiệu quả trung bình, còn hiệu quả ở dạng mạnh chỉ
tồn tại trên lý thuyết mà thôi. Tại Việt Nam một số nghiên cứu về tính hiệu quả
của thị trường chứng khoán nước ta cho thấy mức ñộ hiệu quả ở dạng yếu.
Trong chuỗi nghiên cứu về Việt Nam, Tiến sĩ Trương Đồng Lộc ñã công
bố kiểm ñịnh về tính hiệu quả trên TTCK Việt Nam với tiêu ñề “Testing the
WeakForm Efficiency for the Vietnamese Stock-Market”(2006). Dữ liệu
VNIndex ñược TS.Lộc thu thập từ ngày mở cửa của thị trường 28/7/2000 và dữ
12
liệu của các mã REE, SAM, HAP, TMS và LAF từ khi niêm yết ñến
31/12/2004. Từ dữ liệu hàng ngày TS.Lộc sử dụng phương pháp do Miller và
các cộng sự ñề xuất năm 1994 và ba kỹ thuật khác nhau (sự tự tương quan
(autocorrelation), chạy thử nghiệm (runs test), và kiểm tra tỷ lệ phương sai
(variance ratio tests)). Kết quả không có sự tự tương quan với chỉ số VNIndex
và bốn trong năm mã cổ phiếu ñược tiến hành kiểm tra. Khi kiểm tra “runs
test” theo hàng ngày và hàng tuần thì tất cả ñều không hiệu quả (trừ lợi suất
theo tuần của HAP)… Tóm lại, một trong những kết luận quan trọng bắt nguồn
từ nghiên cứu này là thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả ở khía
cạnh thông tin, mức hiệu quả dạng yếu cho cả thời kỳ từ ngày 28/7/2000 ñến

31/12/2004.
Trên website:
ñã công bố kết quả nghiên cứu
khi kiểm nghiệm cả hai chỉ số VNIndex (ở HOSE) và HNX-Index (ở HNX)
trong giai ñoạn từ phiên giao dịch ñầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội ñến tháng 5/2009. Dựa vào những mô hình nghiên cứu của Hagerman và
Richmond (1973), Duffy - Deno’s (1996) và Hwey - Chyi Lee, Sheng - Shyr
Cheng (2004), ….kết quả của nghiên cứu cho thấy TTCK Việt Nam không
hiệu quả về mặt thông tin (dạng yếu) ở cả hai Trung tâm giao dịch chứng
khoán, trong mọi thời kỳ xem xét. Tại HASTC, dường như sự không hiệu quả
là rõ nét hơn HoSE (vì xét trong cả 9 năm HoSE không ñối xứng về giá). Sự
không hiệu quả ở mức ñộ yếu và tính ñối xứng về các tác ñộng ñiều chỉnh giá ở
HASTC hay HoSE trong thời kỳ ñầu có thể là do khi tổ chức này mới ñi vào
hoạt ñộng, người ñầu tư hiếu kỳ hoặc chưa hiểu biết về thị trường còn chiếm
quá nhiều. Khi ñã tham gia thị trường nhiều hơn và kiến thức tích lũy, cũng
như kinh nghiệm thực tế cho thấy người ñầu tư ñã tinh vi hơn trong quá trình ra
quyết ñịnh của mình.
Nghiên cứu của ông Lê Trung Thành (Phó trưởng khoa Tài chính- Tiền
tệ, Học viện chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong tài liệu
“Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” ñưa
ra kết quả về kiểm ñịnh tính hiệu quả tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

×