Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.51 KB, 5 trang )

Đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam
Trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi phức tạp, tình hình trong nước cũng đang
có nhiều biến chuyển to lớn, một đòi hỏi bức thiết đặt ra với Nhà nước ta là phải tìm ra
được những đường lối, chính sách hợp lý để phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội và an
ninh chính trị. Ngoài kiên định đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng vạch, tiếp thu những thành tựu chính trị - pháp lý của các nước khác, thì
việc học hỏi nghiên cứu những phương cách xa xưa của cha ông cũng là một cách thức rất
quan trọng.
Chịu ảnh hưởng rất lớn từ những quan điểm, tư tưởng chính trị - pháp lý của phong kiến
Trung Hoa, đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam cũng là sự vận dụng hài
hoà giữa nhân trị và pháp trị. Nhưng đó không đơn thuần chỉ là sự cộng gộp các tư tưởng
về cai trị của người Trung Hoa, mà là sự vận dụng có chọn lọc các quan điểm có nguồn
gốc ngoại lai, và rồi dần biến đổi sao cho phù hợp với các đặc điểm văn hoá bản địa. Có
thể nói đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam - kết quả của sự vận dụng cả
nhân trị và pháp trị là một quan điểm có màu sắc Trung Hoa nhưng thực chất lại rất Việt
Nam.
1. Quan điểm nhân trị của nhà nước phong kiến Việt Nam bắt nguồn từ quan điểm đức
trị của Nho giáo cũng như từ tư tưởng nhân ái của Đạo giáo, từ bi của Phật giáo.
Tư tưởng đức trị của Nho giáo:
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng bước áp dụng Nho giáo như là một phương thức
quan trọng hàng đầu để xây dựng và củng cố vương quyền, mà nền tảng chủ yếu của nó là
sử dụng tư tưởng Đức trị như một công cụ để đảm bảo tính hợp với lòng dân, với ý trời,
với Thiên Mệnh.
Về cái lợi của đức trị, Khổng Tử đã viết: " Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào
khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục. Hơn nữa, bề trên
trọng lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng nghĩa thì dân không ai dám
không phục tùng, bề trên trọng tín thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng"
(1)
.
Đức trị được thể hiện qua hai khía cạnh:
Theo nguyên tắc Chính danh, bản thân nhà vua phong kiến cũng bị ràng buộc trong những


quy định của lễ nghĩa, mà một trong số đó là yêu cầu phải "yêu dân như con".
Còn theo nguyên tắc nhân trị, nhà vua phải cảm hoá dân chúng bằng tình người, bằng lòng
yêu thương mà coi trọng con người chứ không phải bằng gông cùm và đòn roi. Nhân được
coi là điều cao nhất của luân lý, của đạo đức. Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ
mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" ( sách Luận ngữ )
(2)
.
Tư tưởng đức trị của Khổng Tử được thể hiện qua các đặc điểm:
- Mục đích tối cao của sự cai trị là để yên bách tính, giúp trăm họ sung túc, đầy đủ.
- Người nắm chính sự phải yên dân bằng cách ban ân huệ cho dân, coi sự giàu có của dân
chúng là quan trọng nhất.
- Người cai trị cần trung thành, cần mẫn.
- Người cai trị cần liêm khiết, chí công vô tư.
Từ quan điểm Đức trị như vậy, nhà vua phong kiến có bổn phận phải luôn tự rèn luyện đạo
đức: phải thân dân và thương yêu dân chúng.
Tư tưởng từ bi của Phật giáo:
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam thì đã được bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa
mình vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt. Phật giáo Việt Nam không phải là
Phật giáo xuất gia như với tính chất nguyên thuỷ của nó mà đã trở thành Phật giáo nhập
tục, Phật giáo đã sinh tồn cùng dân tộc. Có thể lấy minh chứng là trong suốt thời kỳ phong
kiến, những triều đại thịnh trị nhất đều là những triều đại mà chính quyền có sự gắn bó mật
thiết với Phật giáo, như thời Đinh, Lý, Trần.
Tư tưởng từ bi, thương người là tư tưởng xuyên suốt, có tính chất nền tảng của đạo Phật:
chỉ có từ bi với chúng sinh, thương yêu con người mới có thể giúp con người ta diệt trừ
được ngũ uẩn - vốn là cái khiến con người phải khổ não, giúp cho con người thoát khỏi
vòng luân hồi bất tận...
Với việc sử dụng các "tăng quan" như những cố vấn quan trọng trong chính quyền phong
kiến ( đặc biệt là dưới các thời kỳ Đinh, Lý, Trần ), đạo Phật đã có điều kiện để phát huy
hết mọi góc cạnh của tư tưởng từ bi trong đời sống chính trị.
Tư tưởng nhân ái của Đạo giáo:

Đạo giáo dù chưa bao giờ được công nhận là quốc giáo như Phật giáo hay là tư tưởng
chính thống như Nho giáo, nhưng ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội Việt Nam nói
chung cũng như đời sống chính trị của nhà nước phong kiến nói riêng không phải là không
đáng kể.
Với hai quan điểm chủ yếu là vô vi và nhân ái, Đạo giáo cũng là một nguồn ảnh hưởng
quan trọng tới chính sách nhân trị của nhà nước phong kiến Việt Nam. Vô vi là làm mà
như không làm, không làm mà như có thực hiện; nhẹ nhàng và yển chuyển như nước chảy
nhưng khi cần thì cũng có thể ào ạt, mạnh mẽ như dòng thác lũ. Còn nhân ái là biết bằng
lòng với những gì mình có: biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và
lúc nào cũng nhàn cả ( tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn ) ( sách Đạo
Đức kinh ).
Hai quan điểm này góp phần kiềm chế tư tưởng độc đoán, chuyên chế của nhà vua; và
cùng với tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo đã hình thành nên một nền tảng cho những
chính sách mang nặng tính nhân trị của nhà nước phong kiến Việt Nam: " phải thận trọng
trong công việc và phải trung thực, tiết kiệm trong việc chi dùng, thương người, sử dụng
sức dân phải vào những thời gian thích hợp"
(3)
.
2. Tư tưởng pháp trị đã được nhà nước phong kiến Việt Nam áp dụng ngay từ những
buổi đầu gây dựng lại đất nước sau 1000 năm Bắc thuộc.
Với ba vấn đề: Pháp, Thế, Thuật, nội dung chủ yếu của pháp trị là việc thi hành luật lệ.
Pháp là biện pháp khiến luật lệ được ban ra phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh.
Muốn vậy, luật pháp phải được tuyên truyền rộng rãi, mọi người dân đều phải được bình
đẳng trước pháp luật... Có như vậy, trong tư tưởng của dân chúng, luật pháp mới nắm vai
trò thống trị xã hội chứ không phải nhà vua, luật pháp luôn tồn tại bên cạnh mỗi người, chi
phối hoạt động của họ.
Thế là quyền lực hay uy tín của nhà vua. Chính thế của nhà vua nắm quyền cai trị chứ
không phải bản thân của nhà vua. Bởi vậy, để là một vị vua nắm quyền cai trị thực sự thì
vua cần phải luôn làm chủ được hoàn cảnh và những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự cai trị
của mình.

Thuật là những thủ đoạn, những biện pháp chính trị, nhằm sử dụng đội ngũ quan lại một
cách hợp lý: giao quyền cho các cá nhân hay cơ quan nhưng đảm bảo không để cho cá
nhân, cơ quan ấy có thể chiếm đoạt quyền lực...
Trái ngược hoàn toàn với quan điểm nhân trị như đã trình bày ở trên, tư tưởng pháp trị đề
cao pháp luật và hình phạt, nhằm trừng phạt và răn đe các hành vi chống lại chình quyền
phong kiến, vi phạm trật tự xã hội phong kiến... Bên cạnh đó, pháp trị còn khuyến khích
nhà vua sử dụng các thủ đoạn chính trị đặc biệt, giúp bản thân mình có thể đứng trên pháp
luật, vừa là người ban hành pháp luật, vừa là người trực tiếp đứng ra xét xử... Nếu như
nhân trị yêu cầu nhà vua phải cân nhắc thật kỹ trước khi ban hành một văn bản nào đó thì
pháp trị lại không đòi hỏi việc đó, dù quy định của nhà vua có là tàn bạo, đê hèn... thì nhân
dân cũng vẫn phải chấp nhận.
3. Đường lối cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam là sự vận dụng hài hoà giữa hai
phương pháp nhân trị và pháp trị, đã được bản địa hoá cho phù hợp với đặc điểm của Việt
Nam
Nhìn vào dòng lịch sử, có thể thấy không có một triều đại nào ở Việt Nam chỉ sử dụng
hoặc nhân trị hoặc pháp trị một cách riêng lẻ.
Như vua Trần Minh Tông, là người "sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn ... khảo
soạn bộ Hình thư để ban hành", tức là coi trọng việc pháp trị, nhưng đồng thời dưới thời
vua làm thái thượng hoàng thì "Nguyễn Trung Ngạn kiến nghị lập tào thương chứa thóc tô
để chẩn cấp dân bị đói. Xuống chiếu cho các lộ bắt chước thế mà làm" hay như năm 1345
thì "Xuống chiếu soát tù, giảm tội bọn tội phạm", những hành động như thế chứng tỏ nhà
vua cũng rất quan tâm tới đời sống nhân dân, thể hiện quan điểm nhân trị sâu sắc
(4)
.
Giải thích nguyên nhân cho sự tồn tại song song cả hai phương pháp cai trị này, có thể thấy
đó vừa là sự học tập kinh nghiệm của nhà nước phong kiến Trung Hoa, vừa là kết quả từ
những bài học thực tiễn của các triều đại Việt Nam.
Như dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, "Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc
lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc
dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm", đây có thể xem là đỉnh

điểm của việc áp dụng pháp trị ở nước ta với những hình phạt hết sức nặng nề như vậy.
Nhưng kết quả là gì ? Đinh Tiên Hoàng ở ngôi được 12 năm, và ông bị giết chết bởi Đỗ
Thích - một viên quan trong triều, rồi sau đó thì con trai của ông ( Phế đế ), chỉ ở ngôi thêm
được có 8 tháng. Nhà Đinh chấm dứt.
Từ đó có thể thấy việc chỉ sử dụng một phương pháp cai trị ở Việt Nam là không hợp lý,
vừa cần phải có pháp luật và hình phạt nghiêm khắc để răn dạy, nhưng cũng cần phải có
những chính sách xã hội vì lợi ích nhân dân. Một triều đại thịnh trị luôn là triều đại đã biết
cách sử dụng các phương pháp ấy một cách hợp lý. Và đó cũng chính là bài học mà ngày
nay chúng ta có thể rút ra được từ lịch sử của cha ông trong hoạch định đường lối, chính
sách: vừa phải "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc", vừa phải"quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" ( Điều 12 Hiến pháp
năm 1992 ( đã sửa đổi )
_____________________________
(1) Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Tư pháp, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội, năm 2006, tr.278, mục từ "Đức trị".
(2) Trang web từ điển bách khoa , mục từ "Nho giáo".
(3) Từ điển Luật học, Sđd, tr.278, mục từ "Đức trị".
(4) Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên, Viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993.
______________________________
Tài liệu tham khảo
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên, Viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, năm 1993.
2. Việt sử lược, Trần Trọng Kim, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2005
3. Khâm Định Việt sử thông giám cương mục,
4. Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Tư pháp, Nxb Từ điển bách
khoa, Hà Nội, năm 2006
5. Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2003
6. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

năm 2006
7. Trang web:
8. Trang web:

×