MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Các triều đại phong kiến Việt Nam
II. Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
III. Quyền lực của nhà vua
1. Nhà vua nắm vương quyền
2. Nhà vua nắm thần quyền
3. Nhà vua có những đặc quyền riêng.
4. Yếu tố kiềm chế hạn chế quyền lực của nhà vua.
IV. Những điểm khác biệt trong địa vị và quyền lực của nhà vua trong nhà
nước phong kiến Việt Nam với nhà nước phong kiến khác.
KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói về vua Việt Nam - người đứng đầu nhà nước trong chế độ phong kiến,
nhiều ý kiến cho rằng quyền lực của nhà vua là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất
kỳ yếu tố nào. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, nhà vua đều có một đặc điểm chung
là nắm trong tay quyền lực tối cao và quyết định những công việc quan trọng của đất
nước. Tuy nhiên, địa vị và quyền lực ấy trong nhà nước phong kiến Việt Nam lại có
nhiều điểm đặc thù riêng biệt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã quyết
định chọn đề tài: “ Địa vị, quyền lực của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt
Nam”.
NỘI DUNG
I. Các triều đại phong kiến Việt Nam
Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X- cuối thế kỷ XIX, bên
cạch các vị vua anh minh, quyết đoán được sử sách ca ngợi như: Tiền Ngô Vương, Lý
Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông…thì cũng có không ít các
vị vua bạo ngược, độc ác bị coi là hôn quân như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực…Vậy
trong suốt thời gian tồn tại trên, địa vị quyền lực của các vua phong kiến Việt Nam
được biểu hiện như thế nào?
II. Địa vị của vua phong kiến.
Trải qua hơn một ngàn năm bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chịu
ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa cũng như tư tưởng của nhà nước Trung Quốc. Một trong
số những ảnh hưởng đó là ảnh hưởng về Nho giáo. Vì vậy trong nhà nước phong kiến
Việt Nam, theo quan điểm của Nho giáo thì vua được coi là Thiên tử(con của trời) hay
còn gọi là thuyết “Thiên mệnh” do Khổng Tử sáng lập thì địa vị của vua trong thời kì
phong kiến được hiểu như sau:
Theo quan niệm của Nho giáo thì Thượng đế được coi là trời, và vua là người đại
diện cho Thượng đế hay chính là đại diện cho trời xuống cai trị mọi mặt đời sống của
dân từ kinh tế, chịnh trị, văn hóa đến các lĩnh vực khác của đời sống hay nói cách khái
quát là “thay trời hành đạo”và đồng thời là người đại diện cho dân trước Thượng đế.
Mọi ý chỉ mệnh lệnh của nhà vua đều tuân theo “ Mệnh trời” nên trong các chiếu chỉ
mà người truyền đi thường có “phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…. Vì vậy
mà thần dân phải tuyệt đối thực hiện và phục tùng ý chỉ của vua. Ngoài ra vua còn lập
đàn tế trời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân có một cuộc
sống ấm no, thái bình.
Địa vị và chức năng làm vua là do Trời dịnh sẵn, trời lựa chọn trong số những con
dân của mình trao thiên mệnh cho Thiên tử,giống như một “sự ủy nhiệm” của Trời.
Nhưng trời trao mệnh cho vua không phải là trao mãi, nếu vị vua đó làm trái ý dân,
hoang tàn bạo ngược không chăm sóc được cho nhân dân thì trời sẽ thu lại mệnh, hủy
bỏ sự ủy nhiệm của mình và trao ngôi vị này cho người khác có tài đức, được lòng
dân thông qua con đường lật đổ vị vua cũ.
Với địa vị trên, vua chỉ đứng dưới một người vô hình nhưng có sức mạnh siêu
nhiên đó là trời, còn đứng trên muôn dân. Trong nước quan lại là bầy tôi của vua, là
những cánh tay đắc lực giúp vua trên các lĩnh vực để cai quản thần dân của mình,
nhân dân là thần dân của vua, vua đứng đầu bách tính thiên hạ, tất cả giang sơn xã tắc
đếu là của vua.
Trên cơ sở của thuyết “Thiên mệnh”, đã cho ra đời nguyên tắc “Tôn quân quyền”,
đề cao hơn nữa địa vị độc tôn của nhà vua, “ trời không có 2 mặt trời nên thiên hạ
không thể có 2 vua”. Đây là hệ quả đương nhiên của thuyết “Thiên mệnh”.
Như vậy địa vị của vua đã bao trùm lên toàn bộ đất nước, thuyết “Thiên mệnh” và
nguyên tắc “Tôn quân quyền” đặt ra cho vua một trách nhiệm lớn lao phải chăm lo,
yêu thương thần dân của mình, lấy dân làm gốc. Đây là cơ sở vững chắc cho nhà nước
phong kiến đề cao quyền lực của nhà vua.
III. Quyền lực của nhà vua
1. Nhà vua nắm vương quyền
Với địa vị là “Thiên tử”, được Trời trao thiên mệnh để chăm lo cho nhân chúng,
yêu dân như yêu con, thì vua cũng là người nắm trong tay toàn bộ vương quyền của
đất nước, điều này được thể hiện ở những điểm sau:
Về lập pháp: vua là người duy nhất có quyền đặt ra pháp luật, mọi ý chí của nhà
vua đều được nâng lên thành pháp luật, lời nói của vua là pháp luật, đó chính là mệnh
lệnh, vua có quyền quyết định nội dung của các loại văn bản pháp luật, những văn bản
đó trở thành thánh ý, thánh chỉ buộc phải thực thi (Năm 1042 vua Lý Thái Tông ban
hành bộ luật Hình Thư) Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ thời Lý, nhà nước
Việt Nam dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật.( Năm 1341
vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn bộ Quốc triều
hình luật; Trong 38 năm trị vì đất nước, vua Lê Thánh Tông đã ban hành bộ luật Hồng
Đức; Năm 1811 vua Gia Long sai Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài soạn bộ Hoàng
triều luật lệ ).
Về hành pháp: Nhà vua cũng là người duy nhất có quyền bổ nhiệm thăng giáng
các chức tước ( Năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng
quân, cho Nguyễn Bặc làm Định quốc công; vua Trần Nhân Tông phong cho Trần
Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế…) bãi bỏ các chức vụ (Lê Thánh Tông đã bãi bỏ
chức Tể tướng, Đại hành khiển) vua có quyền thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định
quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước( Năm 1076 Lý
Thánh Tông định lệ cấp bổng hàng năm cho các quan làm việc tư pháp và ngục lại
bằng tiền và hiện vật; Năm 1473 Lê Thánh Tông định quy chế bổng lộc cho các quan
trong nước). Như vậy nhà vua nắm trong tay quyền lực rất lớn.
Về tư pháp: Nhà vua có quyền xét xử tối cao, phán quyết của nhà vua luôn được
coi là phán quyết cuối cùng, thể hiện ở việc vua là người có quyền quyết định cuối
cùng đối với bất kỳ một vụ án nào, các bản án khi đã được vua xét xử thì không một ai
có quyền xét xử lại( Ví như vụ kiện năm 1065 được vua Lý Thánh Tông thân hành xét
xử). Ngoài ra vua còn là người duy nhất có quyền đại xá hay đặc xá cho các can phạm.
Về ngoại giao: Vua là đại diện hợp pháp duy nhất trong các quan hệ bang giao với
các nước, trực tiếp tham gia kí kết hiệp ước hoặc cử người khác thực hiện, không ai
được quyền thay thế. Nhà vua cử các sứ thần sang nước ngoài và đón tiếp sứ thần
ngoại quốc tại triều đường, cùng ấn định chính sách ngoại giao,( các hoàng đế Trung
Hoa tấn phong cho vua Lê là An Nam quốc vương, bởi vậy chỉ có vua Lê mới có quyền
tiếp sứ giả nước ngoài và đứng tên các văn thư ngoại giao) vua cũng là người quyết
định việc hòa hay chiến đối với các nước khác( năm 1252 vua Trần Thái Tông ngự giá
đi đánh nước Chiêm Thành)
Về quân sự : Vua là người đứng đầu quân đội, là Tổng tư lệnh Quân đội ( Lê
Thánh Tông nắm quyền Tổng chỉ huy quân đội), có quyền ban hành các chính sách
quân sự ( nhà Lý ban hành chính sách Ngụ binh ư nông), vua có quyền phong vị, bãi
miễn các chức trong bộ máy quân sự.
Về kinh tế: Nhà vua là người giữ quyền sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của
các làng xã trong cả nước, là người duy nhất ban hành các chính sách kinh tế trong
nước như ( nhà Lê Sơ ban hành chính sách quân điền và lộc điền…)
2. Nhà vua nắm thần quyền
Ngoài vương quyền nhà vua còn nắm trong tay toàn bộ thần quyền biểu hiện: Nhà
vua là vị giáo chủ độc nhất trong nước, chỉ duy nhất nhà vua được quyền tế trời còn
thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên hoặc quỷ thần mà thôi. Chỉ riêng nhà vua mới có
quyền phong sắc cho bách thần cũng như có quyền khiển trách bách thần, bằng cách
thủ tiêu phá hủy nhà thờ, quy định nơi thờ cúng thần thánh. Nhà vua luôn là chủ tế, vì
quyền tế trời là đặc quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hàng năm người ta thường
gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế lễ bao giờ cũng thuộc về Hoàng Đế ( Vua Lê Thánh
Tông rất đề cao thần quyền, năm 1462 ông quy định cứ hàng năm vào mùa xuân
làm lễ Tế Nam Giao, trong buổi tế lễ đó quan chức của triều đình phải có mặt làm
phúc tế cho vua)
3. Nhà vua có những đặc quyền riêng.
Ngoài nắm trong tay vương quyền và thần quyền thì nhà vua còn có những đặc
quyền sau:
Tên húy của vua và một số người than thích của vua mọi người không được phạm
đến.
Phàm cái gì thuộc về của vua đều là cao quý, mỗi khi nhắc tới hoặc viết tới phải
kèm theo tiếng thánh, long hay ngọc để tỏ long tôn kính như: thánh ý. Thánh chỉ,long
thể, ngọc tỷ…
Màu sắc y phục của vua là màu vàng, dân chúng không được dùng màu đó, từ đời
vua Lý Cao Tông trở đi, vua là người duy nhất trong nước được mặc áo sắc vàng.
Ngoài ra, khi vua ra ngoài đường nhân dân đều phải trốn, nhà phải đóng cửa, nếu gặp
vua thì phải phục xuống hai bên lề đường, nếu không sẽ bị khép vào tội “phạm tất”.
4. Yếu tố kiềm chế hạn chế quyền lực của nhà vua.
Mặc dù quyền lực của vua là rất lớn, nhưng không phải là tuyệt đối, quyền lực
của vua bị hạn chế ở những điểm sau:
Bổn phận thân dân của nhà vua: Theo Khổng giáo thì một vị vua được coi là
minh quân khi người đó cư sử đức độ và trong phép trị nước phải lấy dân làm gốc.
Nhà vua không được làm trái với lòng dân vì ý dân tức là ý trời. Mạnh Tử nói rằng:
“Dân vi quí, xã tắc thứ chi, dân vi khinh” ý muốn nói dân là quý hơn hết, sau mới tới
giang sơn xã tắc sau cùng mới là vua , Lê Lợi cũng đã từng nói: “Việc nhân nghĩa cốt
ở yên dân”. Dưới triều đại nhà Lý, chính sách thân dân được nhiều vua thực hiện.
“Năm 1013 Lý Thái Tổ thi hành chính sách định lại các lệ thuế, nhiều năm xá thuế cho
dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm 1017 lại xá tô ruộng; Năm 1055 trời rét vua
Lý Thánh Tông ra lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa cho
người tù trong ngục…”
Tính tự quản của làng xã: Có câu “phép vua thua lệ làng”, làng xã Việt Nam do
ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chống đồng hóa thời Bắc thuộc nên tính tự quản cao.
Làng xã với những phong tục từ ngàn đời đã điều chỉnh các quan hệ nội bộ và với tính
tự quản cao khiến cho Nhà nước buộc phải hợp pháp hóa lệ làng. Vua không thể tự
quyết, không xét đến lệ làng.
Chế độ khoa cử: Vua không thể độc đoán lựa chọn quan lại, bất kỳ ai khi thi cử
đỗ đạt thì nhà vua không thể không trọng dụng,vua không thể vô lý thích ai thì bầu
người đó làm quan được. Đây là cách tuyển chọn quan lại công bằng và hạn chế được
sự độc đoán chuyên quyền của nhà vua.
Phương thức nghị đình: Trước khi ra những quyết định quan trọng, thường
thường vua phải tham khảo ý kiến Hội đồng đình thần trong các phiên triều hay các vị
Bô lão như trong Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng…, tuy chỉ mang tính chất
tham khảo nhưng điều đó cũng khiến cho vua không thể hành động một cách cực
đoan, hoàn toàn theo ý mình.
Tập quán chính trị: Quyền lực của nhà vua còn bị ảnh hưởng bởi những tập quán
chính trị-những quy tắc sử xự truyền thống, đã được hình thành định vị từ các đời vua
trước, các triều vua trước.
Ngoài ra, quyền lực của vua Phong kiến còn bị hạn chế bởi thể chế chính trị
“lưỡng đầu” (tồn tại hai vua), ở thời Trần ngay vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông đã
tôn cha là Trần Thừa làm Thái Thượng Hoàng. Sau khi làm vua được 32 năm, Thái
Tông cũng truyền ngôi cho con lui về làm Thái Thượng Hoàng. Tổng cộng các vua
Trần cai trị có Thái thượng hoàng là 102 năm trên tổng số 175 năm tồn tại của nhà
Trần có 7 đời thái Thượng hoàng trên 12 đời vua.
IV. Những điểm khác biệt trong địa vị và quyền lực của nhà vua trong nhà
nước phong kiến Việt Nam với nhà nước phong kiến khác.
So với các nước phương tây, thì các vị vua phong kiến Việt Nam nắm trong tay
quyền lực cao hơn, vua nắm cả vương quyền lẫn thần quyền, còn các vua ở phương
tây không hề nắm thần quyền, mà thần quyền chủ yếu do tầng lớp tăng lữ, giáo sĩ nắm
giữ và không được thần thánh hóa, ví như Ấn Độ một quốc gia đa tôn giáo thì nhà vua
không thể nắm giữ được thần quyền.
So với Trung Quốc, thì mức độ tập trung quyền lực vào tay vua ở Việt Nam
không đạt trình độ cao, không đạt đến mức chuyên chế như các vua phong kiến Trung
Quốc, mà các vua Việt Nam luôn bị kiềm chế, hạn chế bởi các yếu tố đã nêu trên đặc
biệt là chế độ tự trị, tự quản ở làng xã.
KẾT LUẬN
Tóm lại, vua Việt Nam thời kì phong kiến là người duy nhất nắm cả thần quyền và thế
quyền, là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất và có địa vị tối cao. Khác với nhiều
quốc gia khác, quyền hành của vua Việt Nam không phải là tuyệt đối, dẫn đến việc
quyền lực nhà vua được tập trung cao độ nhưng lại không hề dẫn đến hiện tượng
chuyên chế, cực đoan.