Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 104 trang )



anó?fh`ỳn?ctùb?u`ự?ủ`ựn?s`ùn
sqửụựmf?ủ`ùh?gnùb?jhmg?sd?soM?gnị?bgớ?lhmg

mftxdõm?sgũ?wt`ỏm?stxds
mg`óm?c`ùmf?u`ự?aỡmg?kt`óm
bgớmg?r`ỳbg?sxỹ?fh`ỳ?ụỹ?uhdós?m`l
bãĂ?Ê\1Y?j?sĂ?s\1?b&LmÊ\?g\1Ê
l\.?Y?UOMRPMPQ
kt`óm?u`ờm?sg`ùb?rú?jhmg?sd
mÊ/-1?/-2Ê?\?Ô\?(ƯY frMsrM sq`ịm?mfnùb?sgụ

TP. Ho Chớ Minh - Naờm 2009

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn: “Nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập
và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần
Ngọc Thơ.
Tác giả luận văn
m£·„¡š‹?s⁄+?w·\̅‹?s·„¡Ž
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Với tất cả tâm tình trân trọng xin được nói lên lòng biết ơn những gì tôi được
học hỏi từ các vò Thầy, Cô Khoa Sau đại học đã tham gia giảng dạy chương trình
Cao học trong thời gian qua.
Chân thành cám ơn GS.TS. Trần Ngọc Thơ, Thầy đã tận tình hướng dẫn và
những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy đã giúp tôi có những ý tưởng để hoàn
thành luận văn nhỏ này.


Xin trân trọng cám ơn.
Tác giả luận văn
m£·„¡š‹?s⁄+?w·\̅‹?s·„¡Ž
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
Trang
1.1 Sơ lược về tỷ giá 1
1.1.1 Điểm vài nét về lòch sử hình thành tỷ giá hối đoái qua lăng kính của
sự phát triển thò trường quốc tế 1
1.1.2 Khái niệm tỷ giá 1
1.1.3 Chức năng của tỷ giá 2
1.2 Cơ sở xác đònh cân bằng tỷ giá 2
1.2.1 Mức cầu ngoại tệ 2
1.2.2 Mức cung ngoại tệ 3
1.2.3 Xác đònh cân bằng tỷ giá 4
1.3 Các chế độ tỷ giá 4
1.3.1 Chế độ tỷ giá truyền thống 4
1.3.1.1 Chế độ tỷ giá cố đònh 4
1.3.1.2 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn 5
1.3.1.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý 5
1.3.2 Chế độ tỷ giá hiện đại 6
1.3.2.1 Chế độ dải băng tỷ giá 6
1.3.2.2 Chế độ tỷ giá con rắn tiền tệ 6
1.3.2.3 Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ 6
1.3.2.4 Chế độ tỷ giá neo thả nổi 7
1.4 Những yếu tố cơ bản làm phát sinh cung, cầu nội tệ và ngoại tệ 7

1.4.1 Những yếu tố làm phát sinh cung nội tệ và cầu ngoại tệ 7
1.4.2 Những yếu tố làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ 8
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 8
1.5.1 Các loại lãi suất 8
1.5.1.1 Lãi suất tương đối 9
1.5.1.2 Lãi suất danh nghóa và lãi suất thực tế 10
1.5.2 Thu nhập tương đối 10
1.5.3 Tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia mà Việt Nam có giao dòch
thương mại 11
1.5.4 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế 12
1.5.5 Nguồn dự trữ ngoại hối Nhà Nước 12
1.6 Các phản ứng từ việc thực hiện chính sách tỷ giá 13
1.6.1 Sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế 13
1.6.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 14
1.6.3 Nguồn ngoại tệ từ Kiều hối, xuất khẩu lao động và du lòch 14
1.6.4 Tình trạng đô-la hóa 15
1.6.5 Kỳ vọng của thò trường tác động vào tỷ giá tương lai 15
Kết luận chương 1
16
CHƯƠNG 2
NHẬN DẠNG VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TỶGIÁ Ở VIỆT NAM
Trang
2.1 Tổng quan thực trạng chính sách tỷ giá qua các giai đoạn ở Việt Nam 17
2.1.1 Chính sách tỷ giá trước tháng 3/1989 17
2.1.2 Chính sách tỷ giá từ tháng 3/1989 cho đến nay 17
2.1.2.1 Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 18
2.1.2.2 Giai đoạn từ tháng 07/1997 đến tháng 02/1999 19
2.1.2.3 Giai đoạn sau tháng 02/1999 cho đến nay 19
2.1.2.4 Tính hợp lý của chính sách tỷ giá hiện hành 21
2.2 Thực trạng sử dụng các công cụcơ bản trong điều hành tỷ giá hiện nay ở

Việt Nam 21
2.2.1 Điểm đặc biệt của USD 21
2.2.2 Cố đònh tỷ giá với USD dẫn đến cung tiền tăng mạnh 22
2.2.3 Cố đònh tỷ giá với USD đang mất giá mạnh trên toàn cầu khiến chi phí
sản xuất trong nước tăng 23
2.2.4 Linh hoạt tỷ giá khi đònh giá VND quá cao 25
2.2.5 Linh hoạt tỷ giá khi đònh giá VND quá thấp 27
2.2.6 Lãi suất là công cụ điều tiết cân bằng cung cầu thò trường tiền tệ làm
giảm áp lực lên tỷ giá 28
2.2.7 Dự trữ ngoại hối từ tháng 04/2005 – 04/2008 30
2.3 Những tác động của việc vận dụng chính sách tỷ giá ở Việt Nam 31
2.3.1 Lạm phát tại Việt Nam 31
2.3.2 Lạm phát Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á 33
2.3.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước 33
2.3.4 Thâm hụt cán cân thương mại 34
2.4 Một số ảnh hưởng từviệc thực hiện chính sách tỷ giáởViệt Nam vàcác
nước điển hình mà Việt Nam có quan hệthương mại 36
2.4.1 Chính phủ Mỹ kích thích nền kinh tế tăng trưởng thông qua sự kết hợp
chính sách tài chính-tiền tệ và đặc biệt kìm hãm sự tăng giá USD 36
2.4.2 Chính phủ Nhật Bản sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách
tài chính thắt chặt 37
2.4.3 Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách đònh giá quá thấp đồng
Nhân dân tệ 38
2.4.4 Chính phủ Việt Nam duy trì sự ổn đònh kinh tế-xã hội qua chính sách
tỷ giá 39
2.5 Tính dễ bò tổn thương vàmột số phản ứng tình hình kinh tế do thay đổi
chính sách của Chính phủ 40
2.5.1 Đối với khu vực tài chính-ngân hàng 41
2.5.2 Đối với doanh nghiệp của các thành phần kinh tế 42
2.5.3 Đối với khu vực dân doanh 43

2.5.4 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài 44
2.5.5 Đối với vấn đề đô-la hóa tại Việt Nam 45
2.5.6 Đối với vấn đề kiều hối, xuất khẩu lao động và du lòch 46
2.5.7 Đối với tâm lý đám đông của con người (tâm lý bầy đàn) tác động đến
nền kinh tế 47
Kết luận chương 2
49
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GI Ý CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
Trang
3.1 Những gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện hơn về điều chỉnh tỷ giá trong
giai đoạn hiện nay và sắp tới 50
3.1.1 Những can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá trong hoạt động kinh tế 51
3.1.2 Cần điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn trong thời gian tới 52
3.1.3 Cần thận trọng hơn cho việc đònh giá cao hay thấp VND 53
3.1.4 Lãi suất là công cụ để đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế 55
3.1.5 Phải chặn đứng lạm phát bằng mọi giá 57
3.2 Dự trữ và quản lý ngoại hối quốc gia cần phải đa dạng hóa ngoại tệ mạnh 57
3.2.1 Đảm bảo dự trữ ngoại hối đủ để đối phó những cú sốc kinh tế 57
3.2.2 Xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại hối bằng đa dạng hóa ngoại tệ mạnh 58
3.2.3 Quản lý ngoại hối không nên để tình trạng đô-la hóa xảy ra 59
3.3 Giảm dần thâm hụt thương mại 60
3.4 Giảm thiểu thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức chuẩn mực quốc tế 60
3.5 Khuyến khích các nhà đầu tư hướng vào những nơi cần thiết đầu tư 61
3.6 Tăng cường hiệu quả xuất khẩu lao động, thu hút kiều hối và du lòch 62
3.6.1 Đẩy mạnh hơn nữa thò trường xuất khẩu lao động 62
3.6.2 Cần có chính sách thu hút kiều hối và du lòch 63
3.7 Chính phủ thực thi chính sách tỷ giá cần tránh những phản ứng không
đáng phải xảy ra 64
3.7.1 Đối với các tổ chức – tài chính 64

3.7.2 Đối với doanh nghiệp các thành phần kinh tế 65
3.7.3 Chính phủ hãy tạo lại niềm tin cho cộng đồng 67
Kết luận chương 3
69
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
󽞘 󽞗
CCTM : Cán cân thương mại
CCVL : Cán cân vãng lai
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
DN : Doanh nghiệp
EUR : Đồng euro của Liên minh Châu Âu
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp
FPI : Vốn đầu tư gián tiếp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế
ISO : Tiêu chuẩn Quốc tế
NB : Nhật Bản
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTƯ : Ngân hàng Trung Ương
NSNN : Ngân sách Nhà nước
RMB : Đồng Renminbi của Trung Quốc (Nhân dân tệ)
TQ : Trung Quốc
USD : Đồng đô-la Mỹ
VND : Đồng Việt Nam
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
WB : Ngân hàng Thế giới

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG Trang
Bảng 2.1: Dự trữ ngoại hối và tỷ giá USD/VND từ 1989 – 1997 18
Bảng 2.2: Biên độ dao động của tỷ giá được điều chỉnh theo từng thời điểm
thích hợp 20
Bảng 2.3: Tỷ giá giữa USD và VND từ năm 2004 đến tháng 11/2009 24
Bảng 2.4: Diễn biến lãi suất từ tháng 08/2003 đến tháng 11/2009 30
HÌNH
Hình 1.1: Đường cầu D (D: demand) của USD 02
Hình 1.2: Đường cung S (S: supply) của USD 03
Hình 1.3: Xác đònh cân bằng tỷ giá theo quan hệ cung-cầu ngoại tệ 04
Hình 1.4: Tác động của gia tăng lãi suất ở Việt Nam đến giá trò cân bằng USD 09
Hình 1.5: Tác động của sự gia tăng thu nhập tương đối của Mỹ đến giá trò cân
bằng VND 10
Hình 1.6: Tác động việc lạm phát ở Việt Nam đến giá trò cân bằng của USD 11
Hình 2.1: Biểu đồ về tín dụng và cung tiền tăng mạnh 23
Hình 2.2: Biểu đồ tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ 23
Hình 2.3: Biểu đồ giá dầu thô giao sau trên thò trường NYMEX 24
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2008 26
Hình 2.5: Biểu đồ dòng vốn nước ngoài đổ vào nhiều đã làm VN Index tăng cao 26
Hình 2.6: Biểu đồ tỷ giá tháng 04/2005 đến tháng 07/2008 28
Hình 2.7: Biểu đồ NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ 29
Hình 2.8: Biểu đồ dự trữ ngoại hối từ tháng 04/2005 đến tháng 04/2008 31
Hình 2.9: Biểu đồ lạm phát đã được đẩy lùi giữa thập niên 1990 32
Hình 2.10: Biểu đồ lạm phát ở một số nước châu Á 33
Hình 2.11: Biểu đồ lạm phát ở Việt Nam đã trở về một chữ số 33
Hình 2.12: Biểu đồ tỷ lệ thâm hụt NSNN so với GDP từ năm 1990-2008 34
Hình 2.13: Biểu đồ CCTM và CCVL của Việt Nam từ năm 2004 – 2007 35
Hình 2.14: Biểu đồ cán cân thanh toán vẫn ổn đònh mặc dù tài khoản vãng lai
thâm hụt 36

Hình 2.15: Biểu đồ các chỉ báo kinh tế vó mô của Việt Nam 40
Hình 2.16: Biểu đồ những vấn đề quan trọng nhất mà DN đang gặp phải 42
Hình 2.17: Biểu đồ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế tư nhân từ 2000-2007 44
Hình 3.1: Sơ đồ tính linh hoạt tăng dần của cơ chế điều hành tỷ giá 53
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình toàn cầu hóa
kinh tế thế giới, có ý nghóa cực kỳ quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế của một quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc
hoạch đònh một chính sách tỷ giá với những giải pháp hữu hiệu, sử dụng công cụ điều
hành tỷ giá một cách phù hợp với quy luật và hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế
bền vững là một vấn đề không giản đơn chút nào và không kém phần quan trọng.
Chúng ta có thể thấy điều quan trọng của tính bất ổn trong các trao đổi thương
mại quốc tế, trong lãi suất và tỷ giá có thể gây áp lực lớn đối với nền kinh tế trong
nước và làm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài. Vì vậy, vấn đề chế độ tỷ giá nói
chung và chính sách tỷ giá nói riêng luôn được Chính phủ các nước và các nhà kinh tế
quan tâm xem xét, nghiên cứu hàng ngày, là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh
tế và là một mảng rất quan trọng trong chính sách tài chính – tiền tệ nói riêng và chính
sách kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, không thể có được một công thức chung nào thỏa mãn được tất cả để
có được chính sách tỷ giá thích hợp xét trong bối cảnh của tự do hóa dòch vụ tài chính,
mà chúng còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia riêng biệt. Các
quốc gia muốn hội nhập kinh tế thế giới thì phải ổn đònh nền kinh tế, đi đôi với chính
sách tài chính-tiền tệ phải linh hoạt và đáng tin cậy. Một trong những linh hồn của các
chính sách tài chính tiền tệ là chính sách vận hành tỷ giá. Một điều cũng không kém
phần quan trọng, cái mà mọi người thường hay ảo tưởng, rằng hội nhập kinh tế cũng có
nghóa là nên hội nhập luôn cả chính sách điều hành tỷ giá. Hơn nữa, không có một
chính sách tỷ giá nào là đúng cho tất cả mọi lúc và cho tất cả mọi quốc gia.
Mục đích của bài luận này là nhận dạng, phân tích, bình luận một số vấn đề về
chính sách tỷ giá ở Việt Nam và đưa ra một số gợi ý cụ thể, qua đó làm sáng tỏ và phát

triển thêm về lý thuyết cũng như thực tiễn vận dụng chính sách tỷ giá, mà đặc biệt là
áp dụng cho các thành phần kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi như đất nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Để góp phần thiết thực trong việc hình thành một sản phẩm khoa học có giá trò lý
luận và thực tiễn về hoạt động chính sách tỷ giá trong nền kinh tế trên đường phát triển
hội nhập ở Việt Nam. Điểm trọng tâm của luận văn này muốn giải quyết là trên cơ sở
thu thập thông tin, phân tích những mặt còn tồn tại, thống kê tìm hiểu nguyên nhân một
cách logic và qua thực tiễn phát sinh của hoạt động tỷ giá để có cơ sở đưa ra các bài
học kinh nghiệm, những gợi ý nhằm hạn chế tối đa những phản ứng không đáng để gặp
phải khi thực hiện chính sách tỷ giá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề liên quan đến nhận dạng, bình luận
và những phản ứng từ việc áp dụng chính sách tỷ giá, từ đó đưa ra các bài học kinh
nghiệm và một số gợi ý trước mắt.
- Về không gian, luận văn nghiên cứu trên đòa bàn cả nước và nước ngoài.
- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của luận văn là diễn biến tỷ giá và những
thông tin có liên quan đến việc áp dụng chính sách tỷ giá từ năm 2000 đến 2009.
- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu trên cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số gợi ý về chính sách tỷ giá để ổn đònh nền kinh tế vó mô trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích và tổng
hợp qua tiếp cận thực tiễn, thu thập thông tin, đối chiếu, đánh giá, đồng thời vận dụng
những kiến thức của các môn học về tài chính quốc tế, quản trò rủi ro tài chính, kinh tế
vó mô, kinh tế vi mô và lý thuyết tài chính tiền tệ để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong luận văn.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan chính sách tỷ giá.
Chương 2: Nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở Việt nam.

Chương 3: Một số gợi ý cho chính sách tỷ giá ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, nhận
dạng, bình luận để có một số gợi ý cho chính sách tỷ giá nhưng chắc chắn không thể
tránh được những khuyết điểm và luận văn này chỉ đề cập đến một vài khía cạnh cơ
bản. Có thể ví luận văn này như vài lối mòn nho nhỏ, so với những đại lộ thênh thang
khác. Bài luận văn chắc chắn còn phiến diện và nhiều thiếu sót, kiến thức giới hạn. Tác
giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và những người quan tâm cảm
thông chỉ vẻ thêm.
Chân thành cám ơn.
CHÖÔNG 1
TOÅNG QUAN CHÍNH SAÙCH TYÛ GIAÙ
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
1.1 Sơ lược về tỷ giá:
1.1.1 Điểm vài nét về lòch sử hình thành tỷ giáqua lăng kính của sự phát
triển thò trường quốc tế:
Ở Trung Quốc, thương mại phát triển rất sớm nên việc giao thương với các quốc
gia trong khu vực cũng đã hình thành từ lâu với “con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lòch
sử, dài hơn 7.000km, có từ khoảng thế kỷ III trước công nguyên, đã tạo điều kiện các
trung tâm kinh tế giao lưu, phát tán các nền văn hóa làm cho kinh tế phát triển mạnh
mẽ mà trước đó chưa từng có.
Ở Châu Âu, thò trường quốc tế đã hình thành và phát triển ngay trong thời kỳ
Trung cổ, đã có nhiều nỗ lực để tìm kiếm thò trường mới. Cuộc thập tự chinh lần thứ ba
đã mở rộng thò trường sang Phương Đông và Trung Đông với sự tham gia của nhà vua
Anh Richard Heart Lion cùng một số hoàng đế các nước khác đã hình thành nên những
tập quán thương mại của các nước phương tây.
Như vậy, thương mại đã hình thành từ rất sớm trong lòch sử của nền kinh tế nhân
loại, nó làm cho thò trường ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế
quốc tế ra đời và phát triển. Một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình tự do

hóa tài chính là hội nhập trong chính sách tỷ giá.
1.1.2 Khái niệm vềtỷ giá:
Hàng hóa trao đổi trên cơ sở giá cả, nếu chúng ta coi “đồng tiền” như một hàng
hóa đặc biệt, thì như bất cứ hàng hóa nào đồng tiền cũng phải có giá của nó. Nhưng giá
của một đồng tiền không thể biểu thò thông qua chính đồng tiền đó, mà biểu hiện thông
qua đồng tiền của quốc gia khác. Việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
được gọi là hối đoái và được thực hiện theo một tỷ lệ nhất đònh gọi là tỷ giá hối đoái
(Exchange rate) hay nói ngắn gọn là tỷ giá. Về mặt kinh tế, tỷ giá phản ánh sức mua
2
đối ngoại của một đồng tiền trên thò trường quốc tế. Vậy tỷ giá là giá cả của một đồng
tiền này được biểu thò bằng số lượng những đồng tiền khác. Tỷ giá là một phạm trù
kinh tế phức tạp còn có một số khái niệm khác như sau:
- Nhà kinh tế học người Mỹ Samuelson cho rằng: Tỷ giá là giá để đổi đồng tiền
của một nước lấy tiền của một nước khác.
- Theo lý thuyết P.P.P (Purchasing Power Parity) thì tỷ giá phản ánh tương quan
sức mua đối ngoại giữa đơn vò tiền tệ nước này với đơn vò tiền tệ nước khác.
- Tỷø giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thò thông qua đồng tiền khác
1
.
- Tỷ giá là tỷ lệ giữa giá trò của đồng tiền này với giá trò của đồng tiền nước
ngoài. Tỷ giá này trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thò trường có sự điều tiết của Nhà
nước và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác đònh và công bố
2
.
1.1.3 Chức năng của tỷ giá:
- Tỷ giá là cơ sở giá cả cho các giao dòch chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng
tiền khác nhằm phục vụ các hoạt động thương mại hàng hóa, dòch vụ, tài chính - tín
dụng và đầu tư.
- Tỷ giá là cơ sở cho việc so sánh giá cả hàng hóa, dòch vụ trên các thò trường nội
đòa và thò trường thế giới.

- Tỷ giá là cơ sở giúp so sánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của các quốc gia
được biểu thò bằng các đồng nội tệ khác nhau.
1.2 Cơ sở xác đònh cân bằng tỷ giá:
1.2.1 Mức cầu ngoại tệ:
Hình 1.1: Đường cầu D (D: demand) của USD.
Giá trò USD
1
PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2003), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, tr. 44, Nxb Thống kê.
2
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997).
3
Trên thò trường ngoại hối, cầu ngoại tệ chính là tổng lượng ngoại tệ cần mua.
Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức bao gồm các nhà nhập
khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác của các cá nhân, nhằm
phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và của NHNN,
nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá.
Xem hình 1.1 cho thấy số lượng USD thay đổi với những khả năng khác nhau của
tỷ giá. Tại một điểm thời gian nhất đònh chỉ có một tỷ giá, điều đó cho thấy USD cần
thiết đối với các mức tỷ giá khác nhau. Giải thích lý do tại sao cho đường cầu đi xuống
là các công ty Việt Nam sẽ mua hàng hóa của Mỹ nhiều hơn khi USD có giá trò thấp
(mất giá) thì sẽ ít tốn VND hơn để đổi lấy một số lượng USD.
1.2.2 Mức cung ngoại tệ:
Hình 1.2: Đường cung S (S: supply) của USD.
Giá trò USD
Số lượng USD
Trên thò trường ngoại hối, cung ngoại tệ chính là tổng số lượng ngoại tệ cần bán.
Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức bao gồm: các nhà xuất
khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác của các cá nhân, nhằm
phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và của NHNN,
nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá.

Xem hình 1.2 cho thấy số lượng USD giao dòch (cung ứng trong thò trường ngoại
hối để đổi lấy VND) tương ứng với mỗi mức tỷ giá. Đường cung trong hình 1.2 có mối
tương quan xác đònh giữa giá trò USD với số lượng USD cho giao dòch. Mối tương quan
này được giải thích như sau: Khi USD được đònh giá cao, các nhà tiêu dùng Mỹ và các
công ty thích mua hàng hóa của Việt Nam hơn. Ngược lại khi USD giảm giá, mức cung
4
của USD cho giao dòch sẽ ít đi và phản ánh nhu cầu mua hàng hóa Việt Nam của người
Mỹ giảm xuống.
1.2.3 Xác đònh cân bằng tỷ giá:
Giống như bất kỳ một loại sản phẩm nào được bán trên thò trường, giá cả của
một đồng tiền được xác đònh bởi cung cầu của đồng tiền đó. Như vậy, đối với mỗi mức
giá của USD, sẽ có một mức cầu và một mức cung USD tương ứng. Tại bất kỳ thời
điểm nào, một đồng tiền nào sẽ thể hiện mức giá mà tại đó cân bằng với mức cung của
đồng tiền đó và đây chính là tỷ giá cân bằng.
Hình 1.3: Xác đònh cân bằng tỷ giátheo quan hệ cung-cầu ngoại tệ.
Giá trò USD
Số lượng USD
Trong hình 1.3 đường cung và đường cầu của USD giao nhau tại một điểm, mà
tại điểm này hình thành nên tỷ giá cân bằng giữa USD và VND. Điểm E là số lượng
ngoại tệ cung và cầu bằng nhau, tỷ giá được xác đònh USD/VND = 16.000. Tất nhiên,
các điều kiện có thể thay đổi theo thời gian làm cho mức cung hoặc mức cầu của một
đồng tiền cho sẵn sẽ điều chỉnh và điều này sẽ làm dòch chuyển giá cả của đồng tiền.
1.3 Các chế độtỷ giá:
Chế độ tỷ giá là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan
đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thò trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá ở mỗi nước
và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản có các chế độ sau:
1.3.1 Chế độ tỷ giá truyền thống:
1.3.1.1 Chế độ tỷ giácố đònh:
Chế độ tỷ giá cố đònh (Fixed Rate), đôi khi còn được gọi là tỷ giá neo, là một
chế độ mà NHNN phải can thiệp trên thò trường ngoại hối để duy trì tỷ giá sao cho nó

biến động xung quanh một tỷ giá cố đònh (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ
5
hẹp đã được đònh trước. Chế độ này rất phổ biến trong giai đoạn 1944 – 1971. Đây là
giai đoạn tồn tại hệ thống tiền tệ theo hiệp đònh Bretton Woods, đồng tiền các quốc gia
đều được ấn đònh một tỷ giá với USD và được phép không dao động quá ±1%. Còn
USD thời kỳ này nó được cố đònh với vàng là 35USD/ounce, giá trò của chúng đối với
nhau cố đònh. Sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đỗ thì có một số quốc gia
(trên 50 quốc gia) vẫn duy trì chế độ tỷ giá cố đònh.
1.3.1.2 Chế độ tỷ giáthả nổi hoàn toàn:
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Floating Rate) thì trong đó tỷ giá được xác đònh
hoàn toàn tự do theo qui luật cung – cầu ngoại tệ trên thò trường ngoại hối mà không có
bất cứ sự can thiệp nào của NHNN. Chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố đònh
bởi vì nó nhạy với thò trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dòu tác động của các cú
sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động
kinh tế. Hầu hết các nước công nghiệp phát triển, một số quốc gia đang phát triển và
các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi áp dụng tỷ giá này. Trên thực tế thì các quốc
gia cho là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, nhưng chính phủ vẫn có thể can thiệp trên thò
trường ngoại hối khi cần thiết nhằm làm dòu đi những dao động mạnh của tỷ giá hối
đoái.
1.3.1.3 Chế độ tỷ giá thả nổi cóquản lý:
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed Floating Rate) vừa giống tỷ giá cố
đònh, vừa giống tỷ giá thả nổi. Giống thả nổi ở chỗ trong điều kiện thò trường bình
thường có những cú sốc thì tỷ giá biến động một cách tự do. Nhưng khi tỷ giá bò đầu cơ
thì thò trường có những cú sốc, tỷ giá bò đẩy đi quá xa thì NHNN dùng dự trữ ngoại hối
để điều chỉnh mức độ trước đây và NHNN chỉ can thiệp khi cần thiết.
Chế độ tỷ giá này được ấn đònh bởi NHNN, nhưng NHNN sẽ can thiệp để nó
thay đổi theo tình hình các chỉ tiêu kinh tế vó mô như là tình trạng các cân thanh toán
quốc tế, khối lượng dự trữ ngoại hối, sự phát triển của thò trường phi chính thức… Hình
thức này được nhiều nước đang phát triển áp dụng rộng rãi (gần 40 quốc gia), trong đó
có Việt Nam.

6
1.3.2 Chế độ tỷ giá hiện đại:
1.3.2.1 Chế độdải băng tỷ giá:
Trong chế độ dải băng tỷ giá (wider band) thì NHNN sẽ ấn đònh một giá trò trung
tâm hay còn gọi là ngang giá trung tâm, là một giá trò cố đònh và không thay đổi theo
thời gian, nó không giống chế độ tỷ giá cố đònh ở chỗ là có một cái móc để làm trục
không được dao động vượt quá và ngân hàng sẽ ban hành kèm theo một biên độ.
NHNN mỗi ngày sẽ công bố ngang giá trung tâm là một giá trò cố đònh theo thời gian
mà tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì không có cố đònh vì NHNN lấy giá trò giao dòch
của ngày hôm trước. Như vậy tỷ giá bình quân liên ngân hàng là một giá trò giao dòch
nó không phải là ngang giá trung tâm.
Ví dụ: NHNN ấn đònh một USD có ngang giá trung tâm VND là 16.000, kèm với
biên độ là ±10% nghóa là giá cao là 17.600 hay giá thấp 14.400 và NHTM được quyền
giao dòch trên thò trường ngoại tệ với biên độ này xoay quanh ngang giá trung tâm cho
nên tạo ra thành một hình ảnh của một dải băng kéo dài gọi là dải băng tỷ giá và đặt
biên độ phải đủ lớn mới được coi là dải băng tỷ giá.
1.3.2.2 Chế độtỷ giácon rắn tiền tệ:
NHNN sẽ điều hành tỷ giá theo cách ấn đònh một giá trò cố đònh và giá trò cố
đònh này sẽ được thay đổi theo thời gian được gọi là chế độ tỷ giá con rắn tiền tệ
(crawling peg). Chế độ tỷ giá này được áp dụng một cách linh hoạt hơn được dao động
xung quanh tỷ giá trung tâm. Mức độ điều chỉnh có thể được ấn đònh trước tương thích
với chính sách kinh tế của chính phủ, hoặc căn cứ trên tỷ lệ lạm phát. Chính phủ cũng
có thể điều chỉnh tỷ giá trung tâm khi nội tệ chòu áp lực phá giá lớn và sự can thiệp với
khối lượng ngoại tệ bán ra lớn có thể dẫn tới cạn kiệt dự trữ ngoại tệ.
1.3.2.3 Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ:
Chuẩn tiền tệ được phát triển dựa trên ý tưởng của chế độ tỷ giá cố đònh nhưng
khác với chế độ tỷ giá cố đònh là được đảm bảo về mặt pháp lý, nghóa là việc phát hành
tiền của một nước sẽ được thông qua Hội đồng Tiền tệ Trung ương là cơ quan cao hơn
7
NHNN. Một quốc gia muốn phát hành tiền vô lưu thông thì phải thông qua Hội đồng

Tiền tệ Trung ương chứ không tùy ý phát hành tiền vô lưu thông và để đảm bảo cho
lạm phát không được gia tăng. Achentina đang lạm phát 3000% khi áp dụng chế độ tỷ
giá này thì còn 0%.
1.3.2.4 Chế độ tỷ giáneo thả nổi:
Chế độ tỷ giá này gồm có hai dạng: thả nổi có điều tiết không công bố trước và
thả nổi hoàn toàn.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước là NHNN phải cam kết
chính sách điều hành can thiệp của mình theo ngẫu nhiên, khách quan và không công
bố trước. Ví dụ: đột xuất NHNN công bố biên độ dao động là ±5%, không công bố
trước nghóa là thò trường đảm bảo bước đi theo ngẫu nhiên.
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn tự do theo quy luật cung-cầu ngoại tệ trên thò
trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của NHNN.
1.4 Những yếu tốcơ bản làm phát sinh cung, cầu nội tệ vàngoại tệ:
1.4.1 Những yếu tố làm phát sinh cung nội tệ vàcầu ngoại tệ:
Những yếu tố làm phát sinh cung nội tệ và cầu ngoại tệ trên thò trường ngoại hối
là các giao dòch làm phát sinh dòng ngoại tệ chảy ra khỏi một quốc gia này. Cụ thể:
- Nhập khẩu hàng hóa và dòch vụ của một quốc gia làm phát sinh cầu ngoại tệ và
cung nội tệ như: Các hoạt động xuất khẩu dòch vụ của Mỹ sang Việt Nam, thì nhà nhập
khẩu ở đây là Việt Nam, người Việt Nam đi máy bay của hãng hàng không Mỹ, khách
du lòch Việt Nam tới Mỹ, người Việt Nam tới Mỹ du học, chữa bệnh… tất cả đều xuất
hiện phát sinh cầu USD và cung VND. Vì thế, làm xuất hiện dòng tiền thanh toán chảy
ra. Nhà nhập khẩu Việt Nam phải mua USD (cầu ngoại tệ) bằng VND (cung nội tệ)
- Các giao dòch làm chuyển dòng tiền ra nước ngoài như: Viện trợ của chính phủ
cho nước khác, tiền lương của người lao động nước ngoài làm việc trong nước chuyển
về nước họ, ngoại kiều ở trong nước chuyển tiền về cho người thân (kiều hối), các
8
khoản lợi nhuận từ đầu tư, lãi suất từ các khoản tín dụng của các nhà đầu tư nước ngoài
chuyển về nước họ… đều làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nội tệ.
- Các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài như: Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ra
nước ngoài, tín dụng…, làm dòng tiền chảy ra khỏi quốc gia sẽ làm phát sinh cầu ngoại

tệ và cung nội tệ của quốc gia này trên thò trường ngoại hối.
1.4.2 Những yếu tố làm phát sinh cung ngoại tệvàcầu nội tệ:
Những yếu tố làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thò trường ngoại hối
là các giao dòch làm phát sinh dòng tiền chảy vào quốc gia, cụ thể:
- Xuất khẩu hàng hóa và dòch vụ của một quốc gia làm phát sinh cầu nội tệ và
cung ngoại tệ như các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam làm xuất hiện
dòng tiền chuyển vào Việt Nam.
- Các giao dòch làm chuyển dòng tiền vào Việt Nam như: Viện trợ từ chính phủ
nước ngoài, tiền lương của người lao động ở nước ngoài chuyển về nước, lợi nhuận đầu
tư, lãi suất từ nước ngoài, các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và các giao
dòch chuyển tiền từ những yếu tố trên làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
Tỷ giá là biến số có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế mở, vì
sự biến động của tỷ giá sẽ tác động nền kinh tế. Do đó, người ta phải theo dõi các nhân
tố ảnh hưởng đến tỷ giá để có biện pháp điều chỉnh và phòng ngừa kòp thời. Là một
phạm trù kinh tế phức tạp và nhạy cảm, tỷ giá thường xuyên biến động do tác động của
những nhân tố sau đây:
1.5.1 Các loại lãi suất:
Lãi suất là một phạm trù quan trọng của kinh tế học của thò trường và của cuộc
sống kinh doanh. Lãi suất giống như mọi loại giá cả hàng hóa khác trên thò trường
nhưng là giá của một loại hàng hóa trừu tượng. Để đơn giản, chúng ta hiểu lãi suất là
“giá của một khoản tiền vay”. Thò trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao thì
những luồng vốn ngoại tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thò trường đó để tìm kiếm lợi
9
nhuận. Do đó, làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm và làm cho tỷ
giá đi theo xu hướng giảm. Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ
tác động đến xu hướng đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá. Chúng ta có các lãi suất tiếp
theo sau:
1.5.1.1 Lãi suất tương đối:
Như trên đã nói, lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài

sẽ khiến cho dòng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm
cho tỷ giá giữa nội tệ với ngoại tệ giảm xuống, xuất khẩu ròng vì thế giảm đi và khiến
cho tổng cầu giảm theo. (xem hình 1.4)
Hình 1.4: Tác động của gia tăng lãi suất ởViệt Nam đến giá trò cân bằng USD.
Giá trò USD
Số lượng USD
Sự thay đổi lãi suất tương đối tác động đến đầu tư nước ngoài, điều này lại ảnh
hưởng đến cung cầu ngoại tệ và vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá. Giả đònh lãi suất của Việt
Nam tăng lên trong khi lãi suất của Mỹ hay còn gọi lãi suất USD giữ nguyên không đổi.
Trong trường hợp này, các công ty Việt Nam có khả năng sẽ giảm nhu cầu của họ đối
với USD. Vì lãi suất của Việt Nam hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suất Mỹ.
Chính điều này đã làm cho ít đầu tư vào các khoản ký gửi tại ngân hàng Mỹ. Sự hấp
dẫn cho các công ty Mỹ là các khoản tiền vượt trội, cho nên cung USD tăng khi họ thiết
lập nhiều khoản ký gửi vào ngân hàng Việt Nam. Do một sự dòch chuyển vào bên trong
của đường cầu USD và dòch chuyển ra bên ngoài của đường cung USD nên tỷ giá cân
bằng sẽ giảm. Nếu lãi suất Việt Nam giảm đi một cách tương đối so với lãi suất Mỹ,
chúng ta sẽ dự kiến sự dòch chuyển sẽ ngược lại.
10
1.5.1.2 Lãi suất danh nghóa và lãi suất thực tế:
Đây là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ tỷ lệ lãi trên giá trò danh nghóa
của một khoản tiền vay hoặc đầu tư… với hàm ý là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh lạm
phát, là lãi suất bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức
giá chung. Còn lãi suất thực tế là lãi suất không có tính tỷ lệ lạm phát dự kiến. Quan hệ
giữa lãi suất danh nghóa và lãi suất thực tế được biểu thò bằng các công thức sau:
(1 + r) (1 + i) = (1 + R)
Trong đó: r là lãi suất thực tế;
i là tỷ lệ lạm phát dự kiến;
R là lãi suất danh nghóa.
Hay:
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghóa – Tỷ lệ lạm phát dự kiến

Trong khi lãi suất tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài (để đầu tư vào
tài sản tài chính có lãi suất cao) thì lãi suất thực phản ánh dự kiến lạm phát cao. Vì lạm
phát cao có thể đặt áp lực giảm giá trò đồng tiền của nước đó nên không khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các tài sản tài chính đònh danh bằng
đồng tiền này. Vì lý do đó, cần thiết phải xem xét lãi suất thực là lãi suất danh nghóa đã
được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, chúng ta có các lãi suất như: lãi suất cơ
bản và lãi suất chiết khấu xin xem phụ lục 3.
1.5.2 Thu nhập tương đối:
Hình 1.5: Tác động của sự gia tăng thu nhập tương đối của Mỹ đến giá trò cân
bằng của VND.
Giá trò USD
Số lượng USD

×