Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.05 KB, 94 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN THỊ TỐ HOA





VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG
QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ
KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
VIỆT NAM



Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán
Mã số : 60.34.30



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.TRẦN VĂN THẢO





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009


1



MỤC LỤC Trang


Lời mở ñầu 03

Chương 1 : Tổng quan về chế ñộ kế toán hành chính
sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công quốc tế 05
1.1. Tổng quan về chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp 05
1.1.1. Kế toán công và kế toán hành chính sự nghiệp 05
1.1.2. Các ñặc ñiểm của chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp 07
1.1.3. Các bộ phận của hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp 10
1.2. Tổng quan về chuẩn mực kế toán công quốc tế 11
1.2.1. Khái niệm 11
1.2.2. Nội dung 11
1.2.3. Tình hình áp dụng 17


Chương 2 : Thực trạng chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp 21
2.1. Các căn cứ pháp lý chi phối ñến việc ban hành và thực hiện
chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp 21
2.1.1. Luật Ngân sách nhà nước 21
2.1.2. Luật Kế toán 22
2.1.3. Cơ chế tài chính áp dụng cho ñơn vị hành chính sự nghiệp 22
2.1.4. Các quy ñịnh về công bố thông tin ñối với ñơn vị hành chính
sự nghiệp 23
2.2. Giới thiệu nội dung của chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp
hiện hành 25
2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán 25
2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán 25
2.2.3. Hệ thống sổ kế toán 26
2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính 28

2

2.3. Đánh giá chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành 29
2.3.1. Ưu ñiểm 29
2.3.2. Nhược ñiểm, hạn chế 30
2.4. Một số ñiểm khác biệt giữa nội dung chế ñộ kế toán
hành chính sự nghiệp ở Việt Nam so với những quy ñịnh trong
chuẩn mực kế toán công quốc tế 33
2.4.1. Cơ sở pháp lý 33
2.4.2. Đối tượng áp dụng 34
2.4.3. Cơ sở kế toán 35
2.4.4. Danh mục báo cáo tài chính 35
2.4.5. Phương pháp kế toán các ñối tượng chủ yếu 36

Chương 3 : Các giải pháp hoàn thiện chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp 42

3.1. Quan ñiểm hoàn thiện 42
3.1.1. Phù hợp với ñặc ñiểm kinh tế chính trị xã hội Việt Nam 42
3.1.2. Thích nghi với sự ñổi mới về cơ chế tài chính và cải cách
hành chính ở Việt Nam 42
3.1.3. Đáp ứng tốt yêu cầu quản lý thu, chi ngân sách 44
3.1.4. Từng bước phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế 45
3.2. Các giải pháp hoàn thiện 46
3.2.1. Các giải pháp tổng thể 46
3.2.2. Các giải pháp cụ thể 50
3.3. Một số kiến nghị 64

Kết luận 67
Danh mục tài liệu tham khảo, chữ viết tắt 68
Danh mục phụ lục 69







3

LỜI MỞ ĐẦU


Chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành ñã ñược thực hiện từ năm
2006, cho ñến nay ñã góp phần ñảm bảo yêu cầu quản lý tài sản và các nguồn tài
chính, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soát và ñiều hành hoạt
ñộng của ñơn vị. Tuy nhiên, việc quản lý các khoản thu, chi chưa chặt chẽ; các nội

dung quy ñịnh về hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống sổ kế toán còn có một số
ñiểm phức tạp, mang tính hình thức; hệ thống tài khoản kế toán sắp xếp chưa ñáp
ứng yêu cầu cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng về tình hình hoạt ñộng, tình hình
tài chính trong hệ thống báo cáo tài chính.
Yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ñòi hỏi các công cụ quản lý
kinh tế trong ñó có kế toán phải tiếp cận với các nguyên tắc, thông lệ chung của
quốc tế, ñể có thể so sánh thông tin kế toán với các nước khác trên thế giới, có khả
năng cung cấp thông tin ñầy ñủ, tin cậy về tình hình tài chính nhà nước khi tham gia
các tổ chức quốc tế hoặc ñàm phán ñể vay nợ hoặc nhận tài trợ của nước ngoài. Hơn
nữa, việc thực hiện công khai trong quản lý tài chính nhà nước ñòi hỏi thông tin về
tài chính, kế toán phải chính xác, minh bạch ñối với các khoản chi và hoạt ñộng ñầu
tư của nhà nước.
Đặc ñiểm của ñơn vị hành chính sự nghiệp Việt Nam là ñược ngân sách cấp
kinh phí hoạt ñộng, Nhà nước quản lý ngân sách theo dự toán ñược giao. Trong khi
ñó, ñơn vị khu vực công ở các nước khác trên thế giới hoạt ñộng theo nguyên tắc tự
cân ñối thu, chi, hoạt ñộng theo ñơn ñặt hàng của nhà nước, khi hoàn thành sẽ ñược
nhà nước thanh toán. Bên cạnh ñó, hiện nay Việt Nam ñang thực hiện ñổi mới cơ
chế tài chính cho ñơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng tăng quyền tự chủ cho
ñơn vị và ñang triển khai Dự án cải cách quản lý tài chính công, trong ñó có yêu cầu
sửa ñổi chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp phù hợp với hệ thống kế toán nhà nước
thống nhất.
Do ñó việc sửa ñổi, bổ sung chế ñộ tài chính kế toán vừa phải ñáp ứng yêu
cầu hài hòa với chuẩn mực kế toán công quốc tế, vừa phù hợp với ñặc thù về trình
4

ñộ phát triển, ñặc ñiểm chính trị, yêu cầu quản lý tài chính và quản lý ngân sách của
Việt Nam.
Từ những lý do trên ñây, tác giả thực hiện ñề tài “Vận dụng chuẩn mực kế
toán công quốc tế ñể hoàn thiện chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp Việt
Nam”.

Mục ñích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào vấn ñề: ñánh giá thực trạng chế ñộ kế toán hành
chính sự nghiệp; tìm ra ưu nhược ñiểm cần duy trì và khắc phục; những ñiểm khác
biệt giữa nội dung của chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp so với những quy ñịnh
trong chuẩn mực kế toán công quốc tế; ñề xuất giải pháp hoàn thiện chế ñộ kế toán
hành chính sự nghiệp hiện hành trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc
tế và phù hợp với ñặc thù nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung vào ñối tượng là chế ñộ kế toán
và cơ chế tài chính ñơn vị hành chính sự nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản kế
toán ñơn vị hành chính sự nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, ñối
chiếu so sánh nhằm làm rõ những ưu nhược ñiểm, những thiếu sót của chế ñộ kế
toán hành chính sự nghiệp, từ ñó ñề xuất giải pháp hoàn thiện chế ñộ kế toán hành
chính sự nghiệp.
Kết cấu luận văn : ngoài phần mục lục, mở ñầu, kết luận, các phụ lục, luận
văn gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp và chuẩn mực
kế toán công quốc tế.
Chương 2: Thực trạng chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp.

5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ



1.1.
TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1.1. Kế toán công và kế toán hành chính sự nghiệp
1.1.1.1. Kế toán công
- Khái niệm
Đơn vị công là những ñơn vị (sở hữu nhà nước và ngoài nhà nước) hoạt ñộng
với mục tiêu phục vụ lợi ích công, tức lợi ích cho xã hội mà không mang mục ñích
lợi nhuận, không mang tính sản xuất kinh doanh.
Kế toán công là công việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của các ñơn vị công.
- Phân loại
Tùy theo ñặc ñiểm của từng loại hình ñơn vị công, kế toán công phân thành
các loại sau : kế toán trong các cơ quan thu chi ngân sách; kế toán trong các cơ quan
quản lý nhà nước; kế toán trong ñơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập (không
kể ñơn vị sự nghiệp mang tính chất kinh doanh); kế toán trong tổ chức ñoàn thể;
…Mỗi loại kế toán này có những quy ñịnh về xử lý, cung cấp thông tin khác nhau
tùy thuộc vào cơ chế tài chính và quan hệ sở hữu của từng loại ñơn vị.
- Vai trò và tác dụng
Với nhiệm vụ của kế toán công là phản ảnh các hoạt ñộng kinh tế tài chính
phát sinh; cung cấp thông tin, số liệu về sử dụng nguồn tài chính vào trong quá
trình thực hiện các hoạt ñộng quản lý kinh tế tài chính và các dịch vụ công cho xã
hội, thì kế toán công có vai trò là công cụ ñể ñơn vị công quản lý và tính toán ñược
hiệu quả hoạt ñộng, quản lý ñược nguồn tài chính của mình; là công cụ ñể cấp thẩm
quyền kiểm tra, giám sát và ñánh giá hoạt ñộng của ñơn vị công.
6

Với việc thực hiện tốt vai trò của mình, kế toán công sẽ góp phần thực hiện
tốt việc quản lý kinh tế tài chính nhà nước, việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ công
cho xã hội.
1.1.1.2. Kế toán hành chính sự nghiệp

- Khái niệm
Đơn vị hành chính sự nghiệp là ñơn vị ñược cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết ñịnh thành lập hoặc cho phép thành lập, ñể thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước hoặc thực hiện dịch vụ công cho xã hội. Đơn vị hành chính sự nghiệp bao
gồm: cơ quan quản lý nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, Ban quản lý dự
án ñầu tư có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, ñơn vị vũ trang nhân dân (không
kể các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân)
Đặc ñiểm hoạt ñộng của ñơn vị hành chính sự nghiệp là thực hiện theo nhiệm
vụ ñược cấp thẩm quyền giao hoặc cho phép thực hiện. Nguồn kinh phí hoạt ñộng
từ ngân sách nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu hoạt ñộng của ñơn vị.
Với ñặc ñiểm này, kế toán hành chính sự nghiệp ñược hiểu là công việc thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc khai thác, quản lý, sử dụng
nguồn kinh phí và các khoản thu ñể thực hiện nhiệm vụ của ñơn vị hành chính sự
nghiệp.
- Phân loại
Kế toán hành chính sự nghiệp ñược phân loại theo ñơn vị hành chính sự
nghiệp, bao gồm: kế toán trong cơ quan quản lý nhà nước; kế toán trong ñơn vị sự
nghiệp (không kể ñơn vị sự nghiệp ngoài công lập); kế toán trong tổ chức ñoàn thể.
Mỗi loại kế toán này có những quy ñịnh về xử lý, cung cấp thông tin khác
nhau tùy thuộc vào cơ chế tài chính của từng loại ñơn vị.
- Vai trò và tác dụng
Với nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp là phản ảnh các hoạt ñộng
kinh tế tài chính phát sinh; cung cấp thông tin về sử dụng nguồn kinh phí ngân
sách, khai thác và sử dụng nguồn thu ñúng quy ñịnh, thì kế toán hành chính sự
nghiệp có vai trò là công cụ của nhà nước và của chính ñơn vị ñó quản lý việc sử
7

dụng nguồn kinh phí ñược giao, sử dụng các khoản thu ñúng ñịnh mức, tiêu chuẩn,
chế ñộ ñể ñảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình, ñồng thời là công cụ ñể cấp
thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát và ñánh giá hoạt ñộng của ñơn vị.

Thực hiện tốt vai trò của mình, kế toán hành chính sự nghiệp sẽ góp phần
làm tốt việc thực hiện dự toán thu chi ngân sách, việc thực hiện kế hoạch và kết quả
hoạt ñộng của ñơn vị; việc quản lý, sử dụng tài sản ñược giao và tổ chức hoạt ñộng
của mình ñúng pháp luật.
1.1.2. Các ñặc ñiểm của chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp
Chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp có những ñặc ñiểm sau :
1.1.2.1. Đặc ñiểm về ñối tượng kế toán
Đối tượng kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm tiền, vật tư, tài sản cố ñịnh,
nguồn kinh phí, nguồn vốn, các quỹ, các khoản thu, chi và xử lý chênh lệch thu chi.
Phù hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng của mình, ñối tượng kế toán hành chính sự
nghiệp có ñặc ñiểm là việc khai thác, quản lý, sử dụng tài sản và nguồn tài chính có
nguồn gốc từ ngân sách phải thực hiện theo quy ñịnh về ñịnh mức, tiêu chuẩn, chế
ñộ do cơ quan thẩm quyền ban hành. Cụ thể ñặc ñiểm từng nhóm ñối tượng kế toán
như sau :
- Tiền và các khoản tương ñương tiền : chủ yếu là khoản tiền mặt chi
lương, công tác phí; tiền gửi kho bạc, ngân hàng.
- Vật tư, tài sản cố ñịnh : nhà cửa, thiết bị văn phòng, thiết bị chuyên môn
dùng cho hoạt ñộng sự nghiệp hoặc dùng chung cho hoạt ñộng sự nghiệp và hoạt
ñộng sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Các khoản thanh toán : chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán hàng
và các khoản phải thu của người mua; ngoài ra còn phản ánh các khoản phải nộp
nhà nước về phí, lệ phí và các khoản thuế
- Nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ : kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách
chiếm tỷ trọng lớn do hầu hết các ñơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng kinh phí
ngân sách cấp ñể hoạt ñộng; các ñơn vị tự cân ñối thu chi sử dụng nguồn thu sự
8

nghiệp có ñược từ dịch vụ công thu phí, lệ phí. Một số ít ñơn vị tự khai thác nguồn
thu từ hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
- Các khoản thu, chi : chủ yếu là các khoản thu phí, lệ phí gắn với chức

năng nhiệm vụ ñược giao, ñể bù ñắp một phần chi phí hoạt ñộng. Các khoản thu từ
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh chỉ ñược thực hiện từ các ñơn vị sự nghiệp có máy
móc thiết bị chuyên môn cao và mở rộng ñến các ñối tượng ngoài ñối tượng phục
vụ theo nhiệm vụ ñược giao.
1.1.2.2. Đặc ñiểm về nguyên tắc kế toán
Nguyên tắc kế toán ñược áp dụng trên thế giới hiện nay chủ yếu bao gồm kế
toán tiền mặt thuần túy, kế toán dồn tích ñầy ñủ. Bên cạnh ñó còn thực hiện theo
nguyên tắc kế toán tiền mặt ñiều chỉnh và kế toán dồn tích ñiều chỉnh.
Đối với kế toán trong ñơn vị hành chính sự nghiệp, việc phản ảnh ñối tượng
kế toán ñược thực hiện trên cơ sở kế toán dồn tích có ñiều chỉnh. Trong ñó, có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh ñược hạch toán theo số thực thu, thực chi; có các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ñược hạch toán ngay khi phát sinh mà không chờ ñến thời ñiểm
thực thu hay thực chi. Cụ thể như sau :
- Hạch toán ñầy ñủ các khoản phải thu, các khoản phải trả. Các khoản phải
thu bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa chưa thu tiền, thuế giá trị gia tăng phải
khấu trừ, tài sản thiếu, các khoản xuất toán….; Các khoản phải trả bao gồm hàng
hóa mua chưa trả tiền, tiền vay…Hầu hết là những khoản phải thu phải trả do
nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa hoàn thành.
- Các khoản tiền lương, tiền công ñưa vào chi phí khi chưa thực chi tiền.
Một số nghiệp vụ kinh tế ñã phát sinh nhưng chưa hạch toán như :
- Các khoản ñã thu về học phí, viện phí chưa ñược ghi tăng nguồn kinh phí
khi chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi.
Các nghiệp vụ ñã thực chi nhưng sử dụng cho thời gian nhiều hơn kỳ báo cáo
năm vẫn ñược ghi nhận hết vào thời ñiểm thực chi:
- Tài sản cố ñịnh ñược tính hết vào chi trong năm mà không phân bổ vào
chi phí theo số hao mòn hàng năm.
9

- Vật tư tính hết vào chi trong năm kể cả số chưa sử dụng còn tồn cuối
năm.

- Các khoản kinh phí cấp dùng cho hoạt ñộng sửa chữa lớn, ñầu tư xây
dựng cơ bản tính hết vào chi trong năm khi xác ñịnh khối lượng hoàn thành, mà
chưa tính ñến việc năm sau số kinh phí ñã cấp có quyết toán hết hay không.
Ngoài ra, chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp phải ñảm bảo nguyên tắc hạch
toán thu chi ngân sách ñược chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước về chương,
loại, khoản, mục, tiểu mục, ñể phản ánh ñầy ñủ thông tin về nội dung thu, chi ngân
sách và ñảm bảo yêu cầu tổng hợp số liệu quyết toán ngân sách nhà nước.
1.1.2.3. Đặc ñiểm về ñối tượng sử dụng thông tin
Với nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp là cung cấp thông tin về tài
sản, nguồn kinh phí và nguồn thu của ñơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ ñược
giao, ñặc biệt là ñối với ñơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thì thủ
trưởng ñơn vị ñó sẽ sử dụng thông tin do kế toán cung cấp ñể xác ñịnh hiệu quả việc
sử dụng nguồn kinh phí và ñiều hành hoạt ñộng ñảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ
ñược giao; cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng thông tin do kế toán cung cấp
ñể kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí ngân sách cấp có ñúng ñịnh mức, tiêu
chuẩn, chế ñộ hay không, ñồng thời giám sát kết quả và hiệu quả hoạt ñộng của ñơn
vị, làm cơ sở phân bổ kinh phí và xây dựng dự toán thu chi ngân sách cho phù hợp.
Đối với ñơn vị tự cân ñối thu chi, có nguồn thu sự nghiệp gắn với chức năng,
nhiệm vụ ñược giao và có nguồn thu dịch vụ kinh doanh, thì thủ trưởng ñơn vị sử
dụng thông tin do kế toán cung cấp ñể xác ñịnh hiệu quả và ñiều hành hoạt ñộng; cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng thông tin ñể giám sát hoạt ñộng của ñơn vị
ñảm bảo ñúng phát luật.
Một số ñối tượng khác cũng sử dụng thông tin kế toán ñể phục vụ cho hoạt
ñộng chuyên môn của mình như cán bộ công chức, viên chức, người lao ñộng khi
ñơn vị thực hiện công khai tài chính theo quy ñịnh của nhà nước và theo quy chế
hoạt ñộng của ñơn vị.

10
1.1.3. Các bộ phận của hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp
Hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp là quy trình thực hiện các bước từ

khâu ban ñầu là tiếp nhận thông tin ñầu vào ñến khâu cuối cùng là kiểm soát nội bộ,
cụ thể :
1.1.3.1. Hệ thống thông tin ñầu vào
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống thông tin ñầu vào sẽ bao gồm các
loại chứng từ kế toán dùng ñể ghi chép và chuyển tải ñầy ñủ nội dung nghiệp vụ ñó.
Các loại chứng từ này sẽ ñược phân loại và sắp xếp có hệ thống, có quy ñịnh việc
ghi chép, quản lý, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ giữa các ñơn vị kế toán
ñể chuyển sang bộ phận xử lý thông tin.
1.1.3.2. Hệ thống xử lý thông tin
Hệ thống xử lý thông tin sẽ bao gồm hệ thống tài khoản kế toán ñể phân loại
và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hệ thống sổ kế toán ñể ghi chép,
lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung và trình tự thời gian,
ñể tiếp tục chuyển sang bộ phận cung cấp thông tin ñầu ra.
1.1.3.3. Hệ thống thông tin ñầu ra
Trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ñã lưu trữ, ghi chép thành hệ
thống theo nội dung, thời gian, hệ thống thông tin ñầu ra tiếp tục xử lý, tóm tắt lại
thành báo cáo tài chính cung cấp ñầy ñủ các thông tin cho ñối tượng sử dụng thông
tin có cơ sở ñưa ra quyết ñịnh của mình.
1.1.3.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Đây là hệ thống bổ sung nhằm ñánh giá tình hình thực hiện thu, chi; tình
hình quản lý, sử dụng tài sản và các quỹ của ñơn vị ñể từ ñó chấn chỉnh kịp thời các
sai phạm, ñồng thời ñề ra giải pháp tăng cường công tác kế toán trong ñơn vị. Hệ
thống này ñược thực hiện dưới hình thức : báo cáo tự kiểm tra ñược lập và gửi cùng
với báo cáo quyết toán hàng năm; quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản
công theo quy ñịnh của cơ chế tài chính ñối với ñơn vị hành chính sự nghiệp; thành
lập Ban thanh tra nhân dân ñể kiểm soát toàn bộ hoạt ñộng về tài chính, kế toán
trong ñơn vị.
11
1.2.
TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ


1.2.1. Khái niệm
Chuẩn mực kế toán công là các chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực
công, bao gồm những quy ñịnh có tính nguyên tắc, mực thước làm cơ sở cho ñơn vị
công tổ chức công tác kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo thu chi
ngân sách.
1

Các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASs - International Public Sector
Accounting Standards) là những chuẩn mực chính thức do Hội ñồng chuẩn mực kế
toán công quốc tế (IPSASB – International Public Sector Accounting Standards
Board) soạn thảo. IPSASs ñược thiết kế ñể áp dụng cho các báo cáo tài chính mục
ñích chung của các ñơn vị thuộc lĩnh vực công. Đơn vị thuộc lĩnh vực công bao
gồm các chính quyền trung ương, các chính quyền khu vực (ví dụ, các bang, các
tỉnh hoặc vùng lãnh thổ), chính quyền ñịa phương (ví dụ, thành phố, thị trấn) và các
ñơn vị trực thuộc các ñơn vị này (ví dụ, phòng ban, cơ quan, hội ñồng, uỷ ban). Các
ñơn vị không áp dụng chuẩn mực kế toán công gồm: Các ñơn vị kinh doanh bằng
vốn nhà nước
2
. Các ñơn vị này áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế do
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành.
1.2.2. Nội dung
Chuẩn mực kế toán công quốc tế gồm :
+ 01 Chuẩn mực kế toán cơ sở tiền mặt.
+ 26 Chuẩn mực kế toán cơ sở dồn tích.
Chuẩn mực kế toán công quốc tế quy ñịnh về báo cáo tài chính, thông tin tài
chính, tài sản và thanh toán, cụ thể nội dung từng c huẩn mực như sau :
Báo cáo tài chính dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt:
Chuẩn mực này gồm 2 phần:


1

Bùi Văn Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ chế ñộ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài chính, Tài liệu Hội thảo về ñịnh hướng và lộ trình áp dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam (2007).

2

Bộ Tài chính (2007), Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế. Tr.24

12
Phần I là các yêu cầu bắt buộc, ñưa ra yêu cầu giải trình thông tin trên báo
cáo của ñơn vị kế toán và báo cáo hợp nhất: bao gồm báo cáo thu chi tiền mặt,
chính sách kế toán và thuyết minh giải trình.
Phần II là các giải trình bổ sung ñược khuyến khích về giao dịch, doanh thu,
luồng tiền…nhằm tăng cường trách nhiệm về tính minh bạch của báo cáo tài chính,
kể cả ñối với Chính phủ và ñơn vị công dự ñịnh chuyển sang sử dụng cơ sở kế toán
dồn tích.
IPSAS 1 “Trình bày các báo cáo tài chính”: quy ñịnh thành phần báo cáo
tài chính, gồm:
+ Báo cáo tình hình tài chính của ñơn vị;
+ Báo cáo kết quả hoạt ñộng;
+ Báo cáo sự thay ñổi về tài sản thuần/vốn chủ sở hữu;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Chính sách kế toán và giải trình báo cáo tài chính.
Hướng dẫn cấu trúc các báo cáo và những yêu cầu tối thiểu về nội dung các
báo cáo tài chính dựa trên cơ sở kế toán dồn tích. Riêng thông tin về báo cáo lưu
chuyển tiền tệ ñược chuyển sang giới thiệu riêng ở IPSAS 2
IPSAS 2 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”: quy ñịnh việc trình bày báo cáo các
luồng tiền trong kỳ theo các hoạt ñộng kinh doanh, hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng
tài chính; ñưa ra hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp

trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Thông tin trên báo cáo giúp ñánh giá khả năng tạo tiền và các khoản tương
ñương tiền, khả năng ñáp ứng nhu cầu sử dụng luồng tiền.
IPSAS 3 “Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và
những thay ñổi trong chính sách kế toán”: yêu cầu phân loại và trình bày các khoản
mục bất thường và trình bày riêng biệt các khoản mục nhất ñịnh trong các báo cáo
13
tài chính. Quy ñịnh việc xử lý kế toán ñối với những thay ñổi trong ước tính kế
toán, những thay ñổi trong chính sách kế toán và việc sửa chữa các sai sót cơ bản.
IPSAS 4 “Ảnh hưởng của sự thay ñổi tỷ giá hối ñoái”: quy ñịnh các vấn ñề
cơ bản trong kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ và các hoạt ñộng ở nước ngoài của
một ñơn vị, tỷ giá hối ñoái sử dụng và việc ghi nhận trong báo cáo tài chính những
tác ñộng về mặt tài chính của sự thay ñổi tỷ giá hối ñoái .
IPSAS 5 “Chi phí ñi vay”: quy ñịnh phương pháp kế toán ñối với chi phí ñi
vay, hướng dẫn việc vốn hoá các chi phí ñi vay trực tiếp liên quan ñến việc mua,
xây dựng hoặc sản xuất các tài sản dở dang.
IPSAS 6 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản ñầu tư vào ñơn vị
bị kiểm soát”: ñưa ra các yêu cầu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp
nhất và kế toán các khoản ñầu tư vào các ñơn vị bị kiểm soát trong báo cáo tài chính
riêng của ñơn vị kiểm soát, kể cả các ñơn vị kiểm soát có ñơn vị bị kiểm soát là ñơn
vị kinh doanh bằng vốn nhà nước.
IPSAS 7 “Kế toán các khoản ñầu tư vào ñơn vị liên kết”: qui ñịnh phương
pháp kế toán các phần sở hữu của nhà ñầu tư trong các ñơn vị liên kết, là các khoản
ñầu tư mang lại cho các nhà ñầu tư những rủi ro và những lợi ích thêm vào ngoài
những cổ phần họ ñã mua. Chuẩn mực này chỉ áp dụng ñối với những khoản ñầu tư
dưới hình thức góp vốn hoặc tài sản tương ñương khác.
Chuẩn mực ñưa ra 2 phương pháp hạch toán các khoản ñầu tư: phương pháp
giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu.
IPSAS 8 “Báo cáo tài chính ñối với các khoản lợi ích từ hoạt ñộng liên
doanh”: qui ñịnh các phương pháp kế toán cơ bản ñối với các khoản lợi ích từ hoạt

ñộng liên doanh, và phản ánh các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí liên doanh
trong báo cáo tài chính của bên góp vốn liên doanh và nhà ñầu tư, dù liên doanh ñó
hoạt ñộng dưới bất kỳ hình thức nào.
IPSAS 9 “Doanh thu từ các giao dịch trao ñổi”: ñưa ra các tiêu chuẩn ñể
ghi nhận doanh thu và hướng dẫn cho việc áp dụng các tiêu chuẩn ñó. Quy ñịnh
14
hạch toán doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ : cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa,
tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức.
IPSAS 10 “Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát”: thực hiện các
ñiều chỉnh cần thiết cho các báo cáo tài chính trong ñiều kiện siêu lạm phát. Báo
cáo tài chính lúc này phải ñược trình bày lại theo ñơn vị tiền tệ tại thời ñiểm báo
cáo.
IPSAS 11 “Hợp ñồng xây dựng”: quy ñịnh phương pháp hạch toán kế toán
ñối với doanh thu và chi phí liên quan ñến các hợp ñồng xây dựng. Xác ñịnh các
thoả thuận ñược phân loại là hợp ñồng xây dựng; cung cấp các hướng dẫn cho các
loại hợp ñồng xây dựng có thể phát sinh trong các ñơn vị thuộc khu vực công; và
chỉ rõ cơ sở ghi nhận và trình bày ñối với doanh thu và chi phí hợp ñồng xây dựng.
IPSAS 12 “Hàng tồn kho”: quy ñịnh phương pháp kế toán hàng tồn kho
theo nguyên tắc giá gốc và ñược ghi nhận như một tài sản và ñược theo dõi cho ñến
khi doanh thu liên quan ñược ghi nhận. Chuẩn mực cung cấp những hướng dẫn cụ
thể về việc xác ñịnh giá gốc và sau ñó ghi nhận nó là một khoản chi phí, bao gồm
khoản ghi giảm tới mức giá trị thuần có thể thực hiện ñược. Chuẩn mực này cũng
hướng dẫn các phương pháp ñược sử dụng ñể xác ñịnh giá gốc hàng tồn kho theo
phương pháp giá ñích danh, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp bình
quân gia quyền, không dùng phương pháp nhập sau xuất trước; giá gốc hàng tồn
kho ñược coi là chi phí phát sinh trong kỳ khi doanh thu ñược công nhận.
IPSAS 13 “Thuê tài sản”: quy ñịnh những chính sách kế toán và trình bày
thông tin kế toán phù hợp ñối với bên thuê và bên cho thuê tài sản về thuê tài chính
và thuê hoạt ñộng.
IPSAS 14 “Các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo”: quy ñịnh thời ñiểm

ñiều chỉnh báo cáo tài chính do các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo; các giải
trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo.
IPSAS 15 “Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày”: mô tả các yêu cầu
ñối với việc trình bày các công cụ tài chính trong báo cáo tình hình tài chính và
15
nhận diện thông tin cần phải ñược giải trình của công cụ tài chính ngoài bảng
(không ñược ghi nhận) và trong bảng (ñược ghi nhận). Chuẩn mực ñề cập việc phân
loại công cụ tài chính thành công cụ nợ và công cụ vốn /tài sản thuần; phân loại lãi
suất, cổ tức, doanh thu và chi phí liên quan và các trường hợp trong ñó tài sản tài
chính và nợ phải trả tài chính ñược bù trừ cho nhau. Giải trình thông tin về các yếu
tố ảnh hưởng ñến giá trị, thời gian và sự chắc chắn của dòng tiền trong tương lai
liên quan ñến công cụ tài chính và chính sách kế toán áp dụng cho công cụ tài chính
của ñơn vị.
IPSAS 16 “Bất ñộng sản ñầu tư”: quy ñịnh phương pháp xác ñịnh và ghi
nhận giá trị bất ñộng sản ñầu tư trong báo cáo tài chính của bên ñi thuê theo hợp
ñồng thuê tài chính và phương pháp xác ñịnh giá trị bất ñộng sản ñầu tư cho thuê
trong báo cáo tài chính của bên cho thuê theo hợp ñồng thuê hoạt ñộng.
IPSAS 17 “Bất ñộng sản, nhà xưởng và thiết bị”: quy ñịnh phương pháp kế
toán ñối với bất ñộng sản, nhà xưởng và thiết bị tại thời ñiểm ghi nhận tài sản, xác
ñịnh giá trị còn lại và giá trị khấu hao. Chuẩn mực này áp dụng cho cả các thiết bị
quân sự ñặc chủng và cơ sở hạ tầng nhưng không áp dụng cho việc ghi nhận ñối với
rừng, tài nguyên thiên nhiên, quyền khai thác khoáng sản, dầu, khí tự nhiên.
IPSAS 18 “Báo cáo bộ phận”: qui ñịnh cho việc lập và trình bày các báo
cáo thông tin tài chính theo bộ phận (ngành dịch vụ, khu vực ñịa lý, ña chức năng).
IPSAS 19 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm
tàng”: qui ñịnh ñiều kiện ghi nhận các khoản dự phòng, nghĩa vụ nợ hiện tại, nợ
phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng. Quy ñịnh trình bày một số thông tin liên
quan ñến các khoản nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng trong thuyết minh báo cáo tài
chính ñể giúp cho người sử dụng hiểu ñược về bản chất, thời gian xác ñịnh và số
tiền của các khoản mục ñó.

IPSAS 20 “ Thông tin về các bên liên quan”: yêu cầu trình bày sự tồn tại
của mối quan hệ với các bên liên quan khi có sự kiểm soát và trình bày thông tin về
các giao dịch giữa ñơn vị với các bên liên quan trong một số trường hợp cụ thể. Bao
16
gồm các giao dịch giữa những người quản lý chủ chốt và thành viên gần gũi trong
gia ñình như vợ chồng, bố, mẹ, vợ , chồng, ông, bà, cháu, con, anh, chị em
IPSAS 21 “Tổn thất của các tài sản không tạo tiền”: mô tả các thủ tục mà
một ñơn vị phải áp dụng ñể xác ñịnh liệu tài sản không tạo tiền có bị tổn thất hay
không và ñể ñảm bảo rằng lỗ tổn thất ñược ghi nhận. Chuẩn mực cũng chỉ rõ khi
nào một ñơn vị phải hoàn nhập lỗ tổn thất và ñưa ra hướng dẫn trình bày.
IPSAS 22 “Công khai thông tin tài chính về khu vực Chính phủ” : mô tả
việc trình bày yêu cầu của Chính phủ quyết ñịnh ñưa ra những thông tin về khu vực
Chính phủ trong báo cáo tài chính hợp nhất. Việc trình bày của những thông tin
thích hợp của Chính phủ về khu vực Chính phủ có thể làm nổi bật tính minh bạch
của báo cáo tài chính, và cung cấp những hiểu biết tốt hơn của mối quan hệ giữa
hoạt ñộng thị trường và không thị trường, và giữa báo cáo tài chính và cơ sở thống
kê của việc lập báo cáo tài chính.
IPSAS 23 “Doanh thu từ các giao dịch không trao ñổi” : quy ñịnh yêu cầu
báo cáo tài chính về doanh thu xảy ra từ giao dịch không trao ñổi, trừ những giao
dịch không trao ñổi của liên ñơn vị. Chuẩn mực này ñề cập ñến những vấn ñề cần
chú ý khi ghi nhận và ño lường doanh thu từ giao dịch không trao ñổi bao gồm cả
sự nhận biết phần ñóng góp của chủ sở hữu.
IPSAS 24 “Trình bày thông tin dự toán trong báo cáo tài chính” : yêu cầu
sự so sánh giữa số liệu dự toán và số liệu thực tế xảy ra khi thực hiện dự toán bao
gồm cả so sánh báo cáo tài chính của các ñơn vị và thực hiện công khai dự toán và
kế toán. Chuẩn mực này cũng yêu cầu giải trình nguyên nhân có sự chênh lệch giữa
số liệu dự toán và số liệu thực tế.
IPSAS 25 “Trợ cấp lao ñộng” : ñưa ra hướng dẫn hạch toán về trợ cấp
người lao ñộng, bao gồm trợ cấp ngắn hạn, trợ cấp nghỉ hưu, trợ cấp dài hạn khác
và trợ cấp hoàn thành.

IPSAS 26 “Tổn thất của các tài sản tạo tiền”: mô tả các thủ tục mà một ñơn
vị phải áp dụng ñể xác ñịnh liệu tài sản tạo tiền có bị tổn thất hay không và ñể ñảm
17
bảo rằng lỗ tổn thất ñược ghi nhận. Chuẩn mực này cũng chỉ rõ khi nào một ñơn vị
phải hoàn nhập lỗ tổn thất và ñưa ra hướng dẫn trình bày vấn ñề này.
1.2.3. Tình hình áp dụng
1.2.3.1. Tình hình quốc tế
3

Các quốc gia trên thế giới xây dựng chuẩn mực kế toán công dựa trên chuẩn
mực kế toán công quốc tế tuy mức ñộ áp dụng có khác nhau, vì phụ thuộc vào mục
ñích và ñiều kiện ñặc thù của quốc gia ñó.
Căn cứ vào tài liệu hàng năm của IPSASB thì có các nước sau ñang áp dụng
hoàn toàn IPSAS: Azerbaidjan, Cambodia, Laos, Cyprus, Đông TiMo, Fiji, Israel,
Maldives, Nepal, Uganda, … Có thể thấy rằng ñây là các nước chưa phát triển về
nghề nghiệp kế toán, thậm chí một số nước không có Ủy ban xây dựng chuẩn mực.
Chính vì vậy mà họ lựa chọn cách làm là áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế toán
công quốc tế ñể thực hiện cho quốc gia mình.
Một số nước hiện ñang áp dụng kế toán tiền mặt hoặc tiền mặt có ñiều chỉnh,
một số nước khác áp dụng kế toán dồn tích hoặc dồn tích có ñiều chỉnh. Qua ñó, có
thể ñánh giá về tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế về mức ñộ áp
dụng và hình thức trình bày, như sau:
Về mức ñộ áp dụng: các nước áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
thực hiện theo 1 trong 4 mô hình sau:
+ Mô hình thứ nhất: Áp dụng 100% chuẩn mực kế toán công quốc tế nhưng
có phần phụ tách riêng ñể thêm hoặc bớt vào từng chuẩn mực.
+ Mô hình thứ hai: Vận dụng có chọn lọc các quy ñịnh của chuẩn mực kế
toán quốc tế, sửa ñổi, bổ sung ñể xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia cho
phù hợp với ñặc thù của nền kinh tế, ñồng thời ban hành thêm các chuẩn mực kế
toán quốc gia.


3

Bùi Văn Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ chế ñộ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài chính, Tài liệu Hội thảo về ñịnh hướng và lộ trình áp dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam (2007).

18
+ Mô hình thứ ba: Áp dụng 100% chuẩn mực kế toán công quốc tế mà
không có sửa ñổi, bổ sung. Đối với những chuẩn mực kế toán không thể áp dụng thì
soạn thảo, ban hành riêng chuẩn mực kế toán quốc gia.
+ Mô hình thứ tư: Không sử dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế mà tự xây
dựng, ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia.
Về cách thức trình bày và ban hành chuẩn mực kế toán quốc gia: Các
nước có xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc gia lựa chọn 1 trong 2
cách sau:
+ Cách thứ nhất: Từng chuẩn mực ñược trình bày và ñánh số hiệu riêng.
Được làm phổ biến nhất ñối với nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Cách thứ hai: Chuẩn mực kế toán quốc gia không ñược trình bày, ban
hành riêng theo từng chuẩn mực mà theo kiểu truyền thống của mỗi nước, chuẩn
mực kế toán ñược trình bày trong hệ thống các quy ñịnh pháp luật về kế toán.
Như vậy có thể nói nhiều nước trên thế giới ñã và ñang áp dụng các chuẩn
mực kế toán công quốc tế hoặc căn cứ vào chuẩn mực kế toán công quốc tế ñể xây
dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia áp dụng vào nước mình một cách phù hợp.
1.2.3.2. Tình hình trong nước
Năm 2007, Bộ Tài chính ñã ban hành quyết ñịnh phê duyệt nội dung, lộ trình
nghiên cứu, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán công áp dụng tại Việt Nam.
Trong ñó ñưa ra mục tiêu là hệ thống chuẩn mực kế toán công phải ñảm bảo các yêu
cầu hội nhập kinh tế, ñồng bộ với việc cải cách ñổi mới chính sách quản lý kinh tế
của Việt Nam trong thời gian tới, làm căn cứ ñể cung cấp hệ thống thông tin tài
chính kịp thời, trung thực của Chính phủ, cụ thể :

- Đảm bảo phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế do Hội
ñồng chuẩn mực kế toán công quốc tế công bố, phù hợp với yêu cầu của quá trình
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, góp phần thúc ñẩy hội nhập về kế toán của Việt
Nam với khu vực và thế giới.
19
- Đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam, ñược cụ
thể hóa phù hợp với tính ñặc thù của các quy ñịnh pháp luật của Việt Nam nói
chung và về tài chính trong lĩnh vực công của Việt Nam nói riêng. Qua ñó, hệ thống
văn bản về tài chính, ngân sách cũng cần ñược sửa ñổi, bổ sung hoặc xây dựng lại
phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu ñổi mới của nền kinh tế thị trường, ñảm
bảo một hệ thống văn bản pháp lý ñồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực tài chính
công.
- Được xây dựng theo quy trình riêng ñược Bộ Tài chính công bố dựa trên
quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuân thủ theo trình tự, bố cục của
chuẩn mực kế toán công quốc tế, ñảm bảo trình bày rõ những nội dung tuân thủ, và
những nội dung khác biệt ñối với chuẩn mực kế toán công quốc tế, ñảm bảo dễ làm,
dễ hiểu, dễ kiểm tra.
Việc nghiên cứu, ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán công ñược Bộ
Tài chính quy ñịnh theo từng giai ñoạn, từ khâu nghiên cứu cơ sở lý luận và ñánh
giá thực trạng kế toán trong lĩnh vực công của Việt Nam vào tháng 01/2003 ñến giai
ñoạn cuối là tổng kết, ñánh giá vào tháng 12/2012.
Đến nay, Bộ Tài chính ñã thực hiện ñược các nội dung gồm tổ chức hội thảo;
biên dịch tài liệu; ban hành quy trình công bố; xác ñịnh ñối tượng áp dụng, kiểm
soát, lập báo cáo và tổng hợp thông tin. Những nội dung khác vẫn ñang triển khai
thực hiện. Tuy nhiên, nhiều khả năng ñến hết năm 2009 chưa công bố chuẩn mực kế
toán công như ñã dự kiến.



Kết luận

Chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp tập trung chủ yếu vào ñối tượng kế
toán là tài sản và nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách, thực hiện trên cơ sở kế
20
toán dồn tích có ñiều chỉnh, chủ yếu cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà
nước ñể kiểm tra, kiểm soát hoạt ñộng của ñơn vị.
Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế ñược công bố và áp dụng rộng rãi
bắt ñầu từ năm 2000, là cơ hội cho các nước tiếp cận với hệ thống chuẩn mực
chung, giúp cho các nước có thể so sánh về thông tin kế toán.
Việt Nam ñang ñứng trước cơ hội vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán
công quốc tế ñể hoàn thiện các quy ñịnh về kế toán cho ñơn vị hành chính sự
nghiệp.
































21
Chương 2

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP


2.1.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHI PHỐI ĐẾN VIỆC BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Việc ban hành và thực hiện chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp có sự chi
phối bởi các căn cứ pháp lý gồm Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán, cơ chế tài
chính áp dụng cho ñơn vị hành chính sự nghiệp, và các quy ñịnh về công bố thông
tin ñối với ñơn vị hành chính sự nghiệp. Cụ thể như sau :
2.1.1. Luật Ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002 quy ñịnh về lập, chấp
hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước, nhằm tăng
cường quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả.

Luật Ngân sách nhà nước quy ñịnh về công tác kế toán thu, chi ngân sách
nhà nước, như sau:
- Hạch toán kế toán các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước ñầy ñủ, kịp
thời, ñúng chế ñộ;
- Chứng từ thu, chi ngân sách ñược phát hành, sử dụng và quản lý theo quy
ñịnh của Bộ Tài chính;
- Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước
phải công bố công khai;
- Các khoản thu thuộc ngân sách năm trước nộp trong năm sau phải hạch
toán vào ngân sách năm sau;
- Thủ trưởng ñơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt
quyết toán thu, chi ngân sách của các ñơn vị trực thuộc. Lập quyết toán thu, chi
ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp;
- Cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác ñịnh tính
ñúng ñắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của ñơn vị.
22
Như vậy, với mục tiêu quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả,
với quy ñịnh về công tác kế toán, Luật Ngân sách nhà nước ñã chi phối ñến tổ chức
công tác kế toán tại ñơn vị sử dụng ngân sách và ñơn vị cấp trên, quy trình xét duyệt
quyết toán, lập báo cáo quyết toán toàn ngành và công khai số liệu dự toán, quyết
toán của ñơn vị.
2.1.2. Luật Kế toán
Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003 quy ñịnh nội dung công tác kế toán,
tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt ñộng nghề nghiệp kế toán, nhằm
bảo ñảm cho kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt
ñộng kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin ñầy ñủ, trung thực, kịp thời, công khai,
minh bạch, ñáp ứng yêu cầu của ñối tượng sử dụng thông tin kế toán.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là một trong những ñối tượng áp dụng Luật Kế
toán, Luật Kế toán quy ñịnh các nội dung tổng thể về công tác kế toán cho ñơn vị
hành chính sự nghiệp, bao gồm : nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc và ñối tượng kế

toán; ñơn vị tính, chữ viết và số sử dụng, kỳ kế toán; chứng từ, tài khoản và sổ kế
toán, báo cáo tài chính và kiểm tra kế toán …
Trên cơ sở những quy ñịnh của Luật Kế toán, ñể thực hiện ñược công tác kế
toán tại ñơn vị hành chính sự nghiệp, chế ñộ kế toán hành chính sự nghiệp tiếp tục
quy ñịnh chi tiết nội dung và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán.
2.1.3. Cơ chế tài chính áp dụng cho ñơn vị hành chính sự nghiệp
Cơ chế tài chính áp dụng cho ñơn vị hành chính sự nghiệp hiện ñang áp dụng
Nghị ñịnh số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy ñịnh chế ñộ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà
nước; và Nghị ñịnh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy ñịnh
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính ñối với ñơn vị sự nghiệp công lập.
Các cơ chế tài chính nêu trên quy ñịnh về: phạm vi thu, chi hoạt ñộng; quyền
và trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế, nguồn tài chính, tổ chức hoạt ñộng và
khai thác nguồn thu; sử dụng chênh lệch thu chi. Trong ñó, có các nội dung chi phối
23
ñến công tác kế toán như : kế toán sử dụng kinh phí tiết kiệm, kế toán về hoạt ñộng
khai thác nguồn thu, kế toán các khoản thuế phải nộp trong hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh, kế toán về trích khấu hao tài sản cố ñịnh dùng trong hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh, kế toán về trích lập các quỹ…
2.1.4. Các quy ñịnh về công bố thông tin ñối với ñơn vị hành chính sự
nghiệp.
Các quy ñịnh về công bố thông tin kế toán ñối với ñơn vị hành chính sự
nghiệp ñược thực hiện qua các hoạt ñộng : thanh tra, kiểm toán, công khai tài chính,
cụ thể như sau :
2.1.4.1. Hoạt ñộng thanh tra
Luật thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy ñịnh về tổ chức, hoạt ñộng
thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân. Hoạt ñộng thanh tra nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật ñể kiến nghị với quan nhà nước có thẩm quyền về

các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt ñộng quản
lý nhà nước, góp phần nâng cao quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức.
Hoạt ñộng thanh tra gồm thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và
thanh tra nhân dân. Trong ñó, thanh tra chuyên ngành tài chính trực tiếp thanh tra
công tác tổ chức kế toán. Tại ñơn vị hành chính sự nghiệp, hoạt ñộng thanh tra tài
chính ñược tiến hành bởi cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan tài chính cấp trên
hoặc ban thanh tra nhân dân của ñơn vị. Thông tin trên Báo cáo kết quả thanh tra và
Kết luận thanh tra trong lĩnh vực thanh tra tài chính là cơ sở ñể ñối tượng thanh tra
thực hiện công tác kế toán ñúng quy ñịnh, góp phần kiến nghị với cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền và Bộ Tài chính hoàn thiện các quy ñịnh về chính sách tài
chính và quy ñịnh về kế toán tại ñơn vị hành chính sự nghiệp.
2.1.4.2. Hoạt ñộng kiểm toán
Hoạt ñộng kiểm toán tại ñơn vị hành chính sự nghiệp ñược quy ñịnh tại Luật
kiểm toán nhà nước ngày 14 tháng 6 năm 2005. Mục ñích của hoạt ñộng kiểm toán
nhà nước nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử
24
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước.
Đối với công tác kế toán tại ñơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan kiểm toán
thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ñể kiểm tra, ñánh giá, xác nhận tính ñúng ñắn,
trung thực của báo cáo tài chính. Nội dung kiểm toán bao gồm : tiền và các khoản
tương ñương tiền; vật tư và tài sản cố ñịnh; nguồn kinh phí, quỹ; Các khoản thanh
toán; thu chi và xử lý chênh lệch thu, chi; ñầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; …
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính tại ñơn vị hành chính sự nghiệp ñược
công khai nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên,
cơ quan tài chính cùng cấp ñối với hoạt ñộng quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước, góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong kế toán và góp
phần nâng cao việc thực hiện tốt công tác kế toán tại ñơn vị hành chính sự nghiệp.
2.1.4.3. Công khai tài chính
Việc công khai tài chính ñối với ñơn vị dự toán ngân sách, tổ chức ñược

ngân sách nhà nước hỗ trợ ñược thực hiện theo quy ñịnh tại Quyết ñịnh số
192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung công khai
gồm dự toán ñược giao, quyết toán thu chi tài chính ñược duyệt, cơ sở xác ñịnh mức
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, báo cáo và biên bản kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước và ñược thực hiện theo hình thức niêm yết hoặc công bố trong hội nghị và ấn
phẩm.
Công khai tài chính ñối với loại hình ñơn vị nêu trên nhằm phát huy quyền
làm chủ của cán bộ, công chức ñơn vị thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình
quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm
chế ñộ quản lý tài chính, từ ñó giám sát việc thực hiện chế ñộ kế toán, bảo ñảm sử
dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả.



×