Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Quy chế làm việc của BCH Công đoàn 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.76 KB, 2 trang )

CÔNG ĐOÀN SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
CĐCS TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI
o0o
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
&@&
Thanh Quang ngày 19 tháng 10 năm 2010
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI – HẢI DƯƠNG
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban chấp hành CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn
Việt nam, Ban Chấp hành Trường THPT Mạc Đĩnh Chi xây dựng Quy chế làm việc, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên Ban chấp hành như sau:
I. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
- Ban chấp hành Trường hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ (tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tập thể).
- Ban chấp hành Trường mỗi tháng họp 1 lần, có ghi thành biên bản (hoặc ban hành Nghị
quyết)
- Khi quyết định những vấn đề quan trọng, Ban Chấp hành có quyền triệu tập hội nghị đột
xuất và có thể mời đại diện BGH, các thành viên như BCH công đoàn Bộ phận, tổ trưởng Công
Đoàn, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, đại diện ban thanh tra nhân dân.
- Thực hiện công khai tài chính mỗi quý 1 lần
- Các ủy viên BCH được quyền bàn bạc, thảo luận và biểu quyết các vấn đề có liên quan đến
hoạt động của Công đoàn Trường. Trường hợp BCHCĐ không giải quyết được sẽ xin ý kiến chỉ
đạo của Công đoàn cấp trên.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
- Ban chấp hành Công đoàn Trường có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết của
Công đoàn cấp trên và Nghị quyết của Công đoàn cấp mình.
- Ban chấp hành Công đoàn Trường có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin, làm đầu mối
liên lạc giữa các đoàn viên, người lao động với BGH; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác do
BCH để ra; đề xuất sự hỗ trợ từ chính quyền và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho các kỳ họp, hội
nghị của Công đoàn Trường


- Tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng , kiến nghị của CBGV – CNV (sau đây gọi tắt là
người lao động) để có biện pháp kịp thời giải quyết thỏa đáng
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giao ban, tập huấn, tham gia câu lạc bộ với Công
đoàn cấp trên và đề ra chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng và năm.
- Chỉ đạo, kiểm tra đối với các Công đoàn Bộ phận, Tổ công đoàn.
- Quản lý tài chính công đoàn.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH
1. Chủ tịch Công đoàn: Đồng chí Vũ Trung Kiên
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công đoàn Trường.
- Đại diện cho Ban chấp hành Công đoàn Trường để đề xuất thảo luận với Hiệu trưởng
trường về những vấn đề liên quan đến quyền, trách nhiệm của Công đoàn Trường
- Tổ chức việc phân công nhiệm vụ và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của từng
ủy viên.
- Phụ trách công tác đối ngoại.
- Giải quyết các thắc mắc kiến nghị của đoàn viên.
- Chủ tài khoản, quản lý vấn đề thu chi quỹ Công đoàn Trường.
1
2. Phó Chủ tịch công đoàn: Đồng chí Trương Đình Tuấn.
- Giúp việc cho Chủ tịch và giải quyết công việc khi được Chủ tịch ủy quyền.
- Phụ trách công tác tổ chức : Phân công tổ, bộ phận và sắp xếp tổ chức phù hợp; tổ chức
các buổi hội nghị, thống kê báo cáo tình hình tổ chức của Ban chấp hành và đoàn viên, phụ trách
công tác phát triển đoàn viên.
- Lập báo cáo công tác hoạt động công đoàn định kỳ, đột xuất theo quy định của Công đoàn
cấp trên, tổng hợp các ý kiến kiến nghị của đoàn viên.
- Tham gia xây dựng quy chế phối hợp giữa BCH Công đoàn trường với Ban Giám hiệu và
các loại quy chế nội bộ khác của Nhà trường
3. Phụ trách công tác kiểm tra, tuyên truyền giáo dục, thể thao, văn nghệ : Đồng chí Phạm
Xuân Hải.
- Kiểm tra việc thực hiện điều lệ công đoàn đối với BCH và đoàn viên.
- Kiểm tra việc thu chi tài chính công đoàn.

- Đôn đốc đoàn viên công đoàn thực hiện nội quy, kỷ luật lao động.
- Kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của đoàn viên để đề xuất biện pháp giải quyết.
- Giúp BCH giải quyết và tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của đoàn viên.
- Tuyên truyền phổ biến cho người lao động về nhiệm vụ, quyền lợi theo quy định của pháp
luật, điều lệ, nội quy và những quy định của ngành và nhà trường.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến đoàn
viên Công đoàn và người lao động.
- Phối hợp để cung cấp, giải đáp những thắc mắc của người lao động, đoàn viên về chế độ,
chính sách liên quan.
4. Phụ trách công tác thi đua, đời sống: Đồng chí Mạc Thị Ngọc.
- Xây dựng dự thảo kế hoạch thi đua, đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng cho
những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
- Theo dõi, đề xuất những trường hợp đoàn viên, người lao động đang gặp khó khăn để
Công đoàn Trường và Hiệu trưởng xem xét giải quyết kịp thời.
- Theo dõi, nắm tình hình thực hiện các chế độ hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập
thể và những chế độ, chính sách khác đối với người lao động trong Nhà trường
- Theo dõi, tập hợp đề xuất với BCH để kiến nghị với Hiệu trưởng về việc thực hiện phúc
lợi cho người lao động.
- Hàng năm, đề xuất kế hoạch phối hợp với chính quyền tổ chức tham quan, du lịch, nghỉ
ngơi, dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động.
- Theo dõi tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn.
- Là kế toán của BCH Công đoàn.
5. Phụ trách công tác nữ công, công tác tài chính: Đồng chí Nguyễn Thị Ngân
- Theo dõi và đề xuất các chế độ dành cho lao động nữ.
- Đề xuất tổ chức tuyên truyền, các buổi sinh hoạt về nội dung liên quan đến lao động nữ.
- Triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” hàng năm cho nữ lao động.
- Đề xuất kịp thời chế độ khen thưởng cho nữ đoàn viên ưu tú.
- Giúp theo dõi việc thu chi tài chính công đoàn, là thủ quỹ của BCH Công đoàn.
- Nghiên cứu đề xuất nguồn thu và chi tài chính (ngoài nguồn thu đoàn phí và kinh phí công
đoàn)

TM.BAN CHẤP HÀNH
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
- Đảng ủy (để báo cáo) (Đã ký)
- BCH CĐCS (để thực hiện)
- Tổ trưởng CĐ (để thông báo)
- Lưu
2

×