Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập tình huống luật hình sự module 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.8 KB, 3 trang )

TÌNH HUỐNG
A và B là nông dân cùng chăn vịt trên đồng. Do mâu thuẫn A đã dùng dao
đâm B, tỉ lệ thương tích là 35%. A bị Tòa án kết án 2 năm tù về tội cố ý gây
thương tích theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Anh (chị) hãy xác định:
a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại
tội gì? Tại sao?
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu
thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?
TRẢ LỜI
a.1 Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc
loại tội nghiêm trọng.
a.2 Giải thích:
A bị Tòa án kết án 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều
104 Bộ luật hình sự. Khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ
31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ
hai năm đến 7 năm”.
Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bẩy
năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười năm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình”.
Đối chiếu với trường hợp trên ta thấy mức cao nhất của khung hình phạt tại
khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự là bảy năm tù. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ
luật hình sự thì loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng.
b.1 Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng.


b.2 Giải thích:
Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội
phạm phản ánh:
- Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội.
- Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu
định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm
cho xã hội tăng một cách đáng kể.
- Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu
định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm
cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể.
Những dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ
trong luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn
những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung
bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ.
Như vậy, khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự là tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp bình thường (thỏa
mãn cấu thành tội phạm cơ bản) bị áp dụng khung hình phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khoản 2 Điều 104 Bộ luật
hình sự là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trường hợp tăng nặng (thỏa mãn cấu thành tội phạm tăng nặng) bị áp
dụng khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù.
Đối chiếu với trường hợp trong bài, A bị Tòa án kết án 2 năm tù về tội cố ý
gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Vì vậy, hành vi phạm
tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – trường ĐH Luật Hà Nội
2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – khoa luật, ĐH Quốc Gia HN
3. Bộ luật hình sự Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2009)
4. Bình luận khoa học luật hình sự - Nxb Chính trị Quốc Gia
5.

×