Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Khảo sát và dịch chú tác phẩm LUẬN NGỮ TINH HOA của Nguyễn Phúc Ưng Trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.47 KB, 77 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học

NIÊN LUẬN
Đề tài :
KHẢO SÁT VÀ DỊCH CHÚ TÁC PHẨM
LUẬN NGỮ TINH HOA
của Nguyễn Phúc Ưng Trình

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đinh Thanh Hiếu
Họ và tên : Đỗ Hoàng Tú Anh
Mã số SV : 07030014
Lớp : Hán Nôm
Khóa : K52
Hà nội, 12/2009
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..................................................3
2. Phạm vi đề tài và phương pháp nhiên cứu............4
3. Đóng góp của đề tài..............................................5
4. Bố cục của Niên luận............................................5
5. Quy cách trình bày................................................6
II. PHẦN NỘI DUNG
A. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả Ưng Trình.................................................7
2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa
2.1 Hoàn cảnh ra đời...................................................8
2.2 Tình hình văn bản.................................................9
2.3 Hình thức và bố cục .............................................9
2.4 Nội dung chính......................................................11


2.5 So sánh cách phân chia thiên mục của Luận ngữ
tinh hoa với cách phân chia thiên mục các tác phẩm viết
về Luận ngữ khác...........................................................15
2
2.6 Vị trí và vai trò của Luận ngữ tinh hoa trong di sản
Hán Nôm Việt Nam.......................................................19
3. Kết luận.................................................................23
B. Dịch chú tác phẩm.................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................77
PHỤ LỤC (NGUYÊN BẢN)
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi Tứ thư được coi là bộ kinh điển sử dụng chính thống trong khoa cử
để kén chọn hiền sĩ, việc thông làu Tứ thư là yếu tố bắt buộc với những người
muốn tiến thân vào con đường làm chính trị. Nhắc tới Tứ thư không thể không
nhắc tới sách Luận ngữ, bộ sách đặt nền móng cho mọi tư tưởng, triết lý sâu xa
khác trong Đại học, Trung Dung và Mạnh Tử. Muốn hiểu được ba bộ sách còn
lại, buộc người học phải thông hiểu được Luận ngữ.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sự tiếp thu Nho học ở Việt Nam, mà
phương pháp tiếp cận chủ yếu là tìm hiểu, khảo sát các truyền bản, dịch chú các
tác phẩm kinh điển của Nho giáo như Tứ thư, Ngũ kinh, mà Luận ngữ, tác phẩm
đứng đầu trong Tứ thư, được chú trọng nhất. Các tác phẩm viết về Luận ngữ tại
Việt Nam đã có như Luận ngữ chế nghĩa 論 語 制 義, Luận ngữ chính văn tiểu
đối 論 語 正 文 小 對, Luận ngữ ngu án 論 語 愚 按 ( Phạm Nguyễn Du ) , Luận
ngữ tập nghĩa 論 語 集 義, Luận ngữ thích nghĩa ca 論 語 釋 義 歌 ( Tự Đức
biên soạn ) , Luận ngữ tiết yếu 論 語 節 要 ( Lê Văn Ngữ ) , Luận ngữ tinh nghĩa
4
論 語 精 義 , Luận thuyết tập 論 說 集 và Luận ngữ tinh hoa 論 語 菁 華 ( Ưng
Trình ) .

Trong Niên luận này, chúng tôi quyết định chọn Luận ngữ tinh hoa của tác
gia Ưng Trình để tiến hành tìm hiểu và khảo sát. Sở dĩ chúng tôi chọn cuốn sách
này là vì những lý do đặc biệt như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung tư
tưởng và dụng ý của tác giả khi phân chia các thiên mục. Ngoài ra, mục “Hải
ngoại” trong Khổng Tử đại từ điển có nhắc tới cuốn sách này sau cuốn Khổng
học đăng của Phan Bội Châu, trong khi một số tác phẩm viết về Luận ngữ nổi
tiếng khác như Luận ngữ ngu án hay Luận ngữ tiết yếu không được nhắc tới.
Luận ngữ tinh hoa không đơn thuần chỉ là một tác phẩm được viết theo hình thức
tiết yếu của sách Luận ngữ, nó chắt lọc những gì mà tác giả coi tinh túy nhất, giá
trị nhất của sách Luận ngữ mà viết nên.
2. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi cố gắng làm rõ những vần đề liên
quan tới sự ra đời và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trên cơ sở đó đưa ra cái
nhìn tổng quát nhất về bối cảnh lịch sử, quan niệm và sự tiếp thu Nho giáo thời
bấy giờ.
Để giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
phân tích, mô tả, tổng hợp, so sánh và không thể thiếu phần phiên âm, dịch
nghĩa, chú giải cho tác phẩm.
5
3. Đóng góp của đề tài
Khi tiến hành nghiên cứu theo phạm vi đặt ra, chúng tôi muốn đi sâu tìm
hiểu bối cảnh lịch sử và cung cấp một bản dịch chú đầy đủ của một tác phẩm tìm
hiểu kinh điển tại Việt Nam trong buổi giao thời. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến
hành khảo cứu tác phẩm thông qua phần phiên âm,dịch nghĩa và chú thích tác
phẩm. Đóng góp chính của Niên luận này là đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về
lịch sử Việt Nam và sự thay đổi trong quan niệm Nho giáo của tầng lớp cai trị,
cũng như tầng lớp trí thức Việt Nam trong buổi giao thời.
4. Bố cục Niên luận
Niên luận này được chia làm hai phần lớn là phần Mở đầu và phần Nội
dung, ngoài ra còn có phần Phụ lục và phần Tài liệu tham khảo. Các vấn đề

chính được giải quyết ở phần Nội dung. Bố cục như sau :
PHẦN NỘI DUNG
A. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác gia Ưng Trình
2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa.
• Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
• Tình hình văn bản
6
• Hình thức và bố cục tác phẩm
• Nội dung chính của tác phẩm
• So sánh cách phân chia thiên mục của tác phẩm với một số tác phẩm Luận
ngữ khác như Luận ngữ tiết yếu, Luận ngữ ngu án...
• Vị trí và vai trò của Luận ngữ tinh hoa trong di sản Hán Nôm Việt Nam
3. Kết luận
B. Dịch chú tác phẩm
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
5. Quy cách trình bày
- Tên tác phẩm : Viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng.
- Phiên âm Hán Việt : In nghiêng.
- Dịch nghĩa : Viết thường.
- Tên người, địa danh : Viết hoa toàn bộ.
7
PHẦN NỘI DUNG
A. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả Ưng Trình
Ưng Trình ( chưa rõ năm sinh năm mất ) tên thật
là Nguyễn Phúc Ưng Trình 阮福膺 脭 , quê tại Lạc
Tịnh Viên - Bến ngự ( Huế ), nguyên là Hiệp Tá Ðại
Học Sĩ, đại thần Cơ Mật viện, Tôn Nhân Phủ Ðại Thần

(1936) và Thượng Thư. Vợ là Trần Thị Như Uyển,
cũng dòng dõi quan lại cấp Thượng Thư. Ưng Trình là
con của Hường Khẳng, cháu gọi Tùng Thiện Vương là
ông nội. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình hoàng tộc. Năm Quý Mùi (1823),
năm thứ tư triều Minh Mạng, Vua định phép đặt tên cho cả Hoàng gia, làm thành
11 bài thơ chạm vào Kim sách và Ngân sách. Bản Kim sách chạm vào Đế hệ thi:
Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương
Nói như vậy thì Ưng Trình thuộc hàng thứ ba trong đế hệ Nguyễn tộc.
Ông đã từng giữ nhiều chức vị quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn dưới thời
Bảo Đại. Chính vì vậy mà ông đã được chứng kiến nhiều biến cố của đất nước.
Ông không những là một chính trị gia luôn được tham gia vào những sự kiện lớn
8
của triều đình nhà Nguyễn, mà về mặt văn hóa ông còn là một nhà viết sách, tác
phẩm Luận ngữ tinh hoa do ông biên soạn và viết biền ngôn năm Duy Tân Giáp
Dần (1914) khi ông đang giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp ( Hiệu phó). Ngoài
ra ông cùng người con trai thứ hai là Linh Mục Bửu Dưỡng đã viết cuốn sách
Tùng Thiện Vương, tiểu sử và thi văn được in năm 1970.
2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa
* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Giai đoạn đầu thế kỷ XX mà tác giả Ưng Trình sống là giai đoạn đầy
những biến động trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới. Thời kì này
xã hội Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ. Chế độ phong kiến đang trên đà sụp
đổ, hệ tư tưởng Nho giáo trải qua thời kỳ cực thịnh đã đến giai đoạn suy vi,
nhường chỗ cho luồng tư tưởng mới Tây Âu tân tiến xâm nhập. Tầng lớp trí thức
ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, Nho giáo không còn được chú
trọng như trước nữa. Trong khoa thi Hương, ngoài các môn chữ Nho còn có
thêm các môn khác như cách trí, sử kí, địa dư, toán pháp dạy bằng chữ quốc

ngữ
và một ít chữ Pháp.
S
ống trong buổi giao thời, tác giả Ưng Trình đã thấy rõ được sức ảnh
hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây tới đại bộ phận tầng lớp trí thức trong
xã hội. Tuy nhiên vào thời điểm này, Nho giáo vẫn chiếm một vị trí nhất định
trong tư tưởng của đông đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy mà năm Duy Tân
Giáp Dần (1914), tác giả Ưng Trình đã biên soạn và viết biền ngôn tác phẩm
Luận ngữ tinh hoa. Đây là tác phẩm được viết và ra đời vào thời điểm nhạy cảm
của văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Tây và Nho giáo cùng song song tồn tại.
Ở phần biền ngôn, tác giả Ưng Trình có viết lý do biên soạn tác phẩm : “
Trộm nghĩ những cách ngôn của Khổng Tử về đạo đời và lòng người đều đầy đủ
trong sách Luận ngữ, mà sách Tề luận hai mươi hai thiên, Cổ luận hai mốt thiên,
Lỗ luận hai mươi thiên đều do người ghi biên soạn, phân hợp thiên chương, tản
9
mạn không có điều mục. Nay nhân lúc nhàn rỗi, ôn lại điều cũ mà phân trích
thành thiên mục, dùng như vị bánh để các học trò tiện ghi nhớ”. Cách phân chia
các thiên mục của tác phẩm cũng nhằm mang tới cho người đọc cách tiếp cận và
thông hiểu những câu trích lục trong Luận ngữ một cách dễ dàng nhất.
* Tình hình văn bản
Hiện văn bản Luận ngữ tinh hoa ( hoặc Luận ngữ tanh hoa) đang được lưu
trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm với các kí hiệu là Vhv.775; Vhv.501;
VHv.776. Ba ký hiệu nhưng lại là một bản giống nhau. được tác giả Ưng Trình
biên soạn và viết biền ngôn năm Duy Tân Giáp Dần (1914). Bài tựa của sách do
Tế tửu (Hiệu trưởng) Mã Phong tử Đặng Văn Thụy viết, bài bạt do Tạ Thúc
Đĩnh và Nguyễn Văn Trình viết (1914) . Sách là bản khắc in gồm 96 trang, mỗi
trang chia thành bốn cột dọc, viết từ phải sang trái. Mỗi cột có trung bình từ 11
đến 13 chữ. Các chữ có khoảng cách khá rộng. Bài tựa và bài bạt vết bằng lối
chữ hành thảo tương đối khó nhìn, phần biền ngôn viết bằng chữ lệ, còn phần
chính văn viết bằng lối chữ khải chân phương rất đẹp và dễ nhìn. Bài tựa và bài

bạt được viết theo lối viết đài, chia thành sáu cột dọc, viết từ phải sang trái, mỗi
cột trung bình từ 13 đến 15 chữ, khoảng cách giũa các chữ khá nhỏ nhưng vẫn có
thể phân biệt được. Toàn sách được chia thành tám thiên, mỗi thiên bao gồm
nhiều câu được trích lục từ các thiên trong Luận ngữ, dưới mỗi câu có ghi xuất
xứ.
Trong Niên luận này chúng tôi lấy sách có ký hiệu là VHv.775 để tiến
hành nghiên cứu và khảo sát.
* Hình thức và bố cục tác phẩm
Hình thức : Luận ngữ tinh hoa là một hình thức tiết yếu của sách Luận
ngữ. Các trích dẫn đều là thánh ngôn của Khổng Tử. Tuy nhiên cách tác giả lựa
chọn để trích dẫn không giống nhau. Có thể ông không trích dẫn toàn chương mà
10
chỉ lấy một hai tiết thiết yếu, hay có khi chỉ vài ba chữ (VD : 曰: “主忠信”).
Cũng có trường hợp một chương trong nguyên văn được ông tách ra và đưa vào
các thiên mục khác nhau ( VD : Trong nguyên văn là “學而時習之 ,不亦說乎?
有朋自遠方來 , 不亦樂乎 ? 人不知而不脭, 不亦君子乎 ?” thì tác giả đã
tách câu đầu và câu cuối, xếp vào hai thiên “ Học vấn” và “ Trì kỷ”). Tác phẩm
có tính thực dụng khá cao, có thể nhận thấy trình tự sắp xếp các thiên ứng với hai
mục lớn là Tu thân và Xử thế, ngoài ra những vấn đề về thiên mệnh, quỷ thần,
tính lý huyền viễn siêu hình thì gần như không được đưa vào tác phẩm.
Bố cục : Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa bao gồm 308 tiết được chia thành 8
thiên mục lớn theo thứ tự là Học vấn, Tiến tu, Sự thân, Trì kỷ, Tiếp vật, Quan
nhân, Xử thế và Vi chính. Sự phân chia độ dài ngắn và số lượng tiết trong mỗi
thiên mục là không giống nhau. Như thiên Trì kỷ có số lượng tiết nhiều nhất ( 34
tiết ), còn thiên Sự thân có số tiết ít nhất ( 8 tiết ).
Tên tác phẩm là Luận ngữ tinh hoa nghĩa là trích lục những câu được coi
là tinh hoa của sách Luận ngữ để dạy trẻ nhỏ học chữ Hán.
Tuy nhiên với bối cảnh lịch sử như đã nói ở trên thì Luận ngữ tinh hoa ra
đời trong khi Nho học đang trên đà suy yếu. Điều này khiến cho Luận ngữ tinh
hoa có phần khác với những tác phẩm viết về Luận ngữ trước đó, thể hiện rõ

nhất là việc phân chia các thiên mục. Thứ nhất, việc phân chia các thiên mục
trong tác phẩm không giống với cách phân chia các thiên mục cổ điển trong sách
Luận ngữ và các tác phẩm viết về Luận ngữ trước đó. Thứ hai, cách phân chia
các thiên mục của tác giả nhằm hướng cho người đọc một cách tiếp cận dễ dàng
và dễ hiểu. Điều này là cần thiết khi Nho giáo đang nhường chỗ cho văn hoá
phương Tây.
11
Việc phân chia các tiết vào trong các thiên mục lớn lần lượt là Học vấn,
Tiến tu, Sự thân, Trì kỷ, Tiếp vật, Quan nhân, Xử thế và Vi chính nhằm thể hiện
hai mục tiêu lớn là Tu thân và Xử thế
. Ta có thể thấy
Học vấn, Tiến tu, Sự thân,
Trì kỷ thuộc về Tu thân. Tiếp vật, Quan nhân, Xử thế và Vi chính thuộc về Xử
thế. Sự sắp xếp các thiên mục như vậy nhằm đưa người học từng bước tiến tới
những chuẩn mực, tu thân trước rồi mới có thể đem ra thi hành.
* Nội dung chính của tác phẩm
Thiên “Học vấn” gồm 19 tiết. Mỗi tiết là một câu trích lục trong các thiên
Học nhi, Vi chính, Thái Bá…Qua 19 tiết này, ta thấy rõ sự đánh giá cao việc học
của Khổng Tử. Người quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau về sự học vậy. Khổng
Tử đã nói : “ Yêu thích điều nhân mà không ham học hỏi sẽ bị sự ngu dốt che
lấp, yêu thích sự cương trực mà không ham thích sự học sẽ bị sự ngông cuồng
che lấp..”
(1)
, nói như vậy có thể thấy rằng, nếu người ta không yêu chuộng sự
học thì mọi sự đều không đến được sự tốt đẹp, thiện ý ban đầu. Như người rất
yêu thích điều nhân như đã nói ở trên vậy. Yêu thích điều nhân là một điều tốt,
nhưng nếu không ham học hỏi thì không đủ tri thức để biết giúp đỡ người khác
sao cho hợp lý và chính đáng, sẽ bị sự ngu dốt che lấp đi cái tốt đẹp. Với người
cương trực cũng vậy, ngay thẳng là một đức tính tốt đẹp, nhưng nếu ngay thẳng
mà không chuộng học thì sẽ không biết phân biệt đúng sai, không kiềm chế được

bản thân mình, dẫn tới bị coi là ngông cuồng. Vậy sự học là cần thiết, không học
sẽ không thể trở thành bậc quân tử trong thiên hạ mà chỉ sánh được cùng với
những kẻ tiểu nhân ít học thô kệch và quê mùa mà thôi. Tuy nhiên nếu chỉ ham
học hỏi không thì chưa đủ, học phải đi đôi với hành. Khổng Tử chằng đã nói “
Học mà được luyện tập theo sự học đó chẳng phải là vui sao?”
(2)
. Việc áp dụng
lý thuyết vào thực tiễn sẽ giúp người học nhớ lâu hơn và có thể tự đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân mình. Ngoài ra, cũng phải biết cân đối sự học của mình,
12
không thể để thái quá hay bất cập. Không chỉ học trên sách vở, lý thuyết mà còn
học ở thực tế quanh mình, thấy người có đức phải gắng sức học theo.
Thiên “Tiến Tu” gồm hai mươi mốt tiết. Nội dung chủ yếu của thiên này
là giúp người học xác định rõ được chí hướng và biết rèn dũa bản thân mình,
gắng gỏi không ngừng nghỉ noi theo điều thiện. Người ham học hỏi mà không có
ý chí phấn đấu để tiếng trong thiên hạ thì không thể trở thành người quân tử, lại
càng không thể đem sự học của mình để làm chính trị. Tuy nhiên có chí hướng
rồi thì phải biết tu thân mình, trên đường đạt tới danh vọng không để vật dục câu
thúc, che mờ những điều nhân nghĩa tốt đẹp.
Người quân tử muốn theo đuổi sự nghiệp chính trị ắt phải biết tới văn
chương sách vở, tuy nhiên nếu không lấy đức nhân nghĩa để thi hành thì sao có
thể được lòng dân chúng? Nhưng Khổng Tử đã nói rằng hãy biết hiếu kính với
cha mẹ, thuận hoà với huynh đệ nơi gia thất, nơi hương đảng trước đã, rồi đem ra
thi hành, như vậy là làm chính trị rồi
(3)
. Đối với mỗi người, không phân biệt
sang hèn, quý tiện, hiếu kính với cha mẹ là điều quan trọng nhất. Tám tiết trong
thiên Sự thân đã thể hiện nội dung khái quát về quan niệm chữ Hiếu của Khổng
Tử. Đối với Khổng Tử, hiếu kính với cha mẹ không chỉ thể hiện ở vẻ ngoài mà
phải xuất phát từ tấm lòng người con. Nếu người ngày nay coi việc nuôi dưỡng

cha mẹ đã được coi là hiếu rồi thì Khổng Tử đã nói rằng đến như loài chó ngựa
còn được nuôi dưỡng, nếu nuôi dưỡng cha mẹ mà bất kính thì lấy gì mà phân
biệt với loài chó ngựa đây?
(4)
Trì là giữ gìn, ước thúc và rèn dũa. Vậy “Trì kỷ” là giữ gìn và ước thúc
bản thân mình theo một chuẩn mực. Với ba mươi tư tiết, số lượng tiết nhiều nhất
tác phẩm Luận ngữ tinh hoa, thiên “Trì kỷ” được coi là thiên mục quan trọng
nhất trong tác phẩm này. Muốn làm chính trị, được lòng dân thì trước hết bản
thân mình phải sùng đức, chuộng điều nhân, vậy nên người quân tử lấy việc tu
thân trì kỷ làm đầu. Bề trên hiếu lễ, kẻ dưới không dám bất kính. Bề trên hiếu
13
nghĩa, kẻ dưới không dám không nghe theo. Bề trên trung tín, kẻ dưới không
dám khinh nhờn
(5)
. Vậy nên người quân tử muốn làm tốt chính trị, trước hết phải
biết rèn dũa đức tính của mình, lấy bản thân mình làm gương để người dưới noi
theo. Nội dung chính của thiên “Trì kỷ” này là trích lục các câu trong Luận ngữ
của Khổng Tử dạy học trò cách rèn dũa đức tính ngay trong xử sự hàng ngày,
không để thái quá hay bất cập. Bản thân phải luôn giữ mình nghiêm trang kính
cẩn, theo đúng lễ mà xử sự
(6)
, ắt có thể đưa mình vào khuôn phép chuẩn mực.
Thiên “Tiếp vật” gồm hai mươi tư tiết. Nếu như thiên “Trì kỷ” dạy người
quân tử biết cách rèn dũa bản thân mình thì ở chương này lại hướng cho người
quân tử đi đến tiếp xúc với sự vật, qua đó mới biết cách cư xử sao cho phù hợp.
Ví như trong thiên Vệ Linh Công sách Luận ngữ có trích lời Khổng Tử nói rằng
người quân tử lấy nghĩa làm bản chất, dùng lễ để làm theo, nói năng từ tốn, lấy
lòng tín để thành tựu
(7).
Người quân tử lấy lễ làm chuẩn mực, noi theo điều nghĩa,

nói năng chậm rãi, không cần nhiều lời, một lòng trung tín khi làm việc, noi theo
được bốn điều đó ắt sẽ có những cư xử đúng đắn. Đây cũng là một chuẩn mực
đánh giá người quân tử. Có làm được chính trị hay không phần nhiều thể hiện ở
cách cư xử hàng ngày trong mọi việc.
Nội dung của thiên “Quan nhân” ( gồm hai mươi tư tiết ) chỉ rõ các hạng
người, có thể dễ dàng thấu rõ được thông qua cử chỉ, hành động và dung nhan,
giúp người quân tử nhìn rõ được bản chất mà có cách cư xử sao cho phù hợp.
Điều thể hiện sự tài giỏi của người cầm quyền không dừng lại ở chỗ tuỳ thời mà
có cách cư xử khác nhau sao cho thích hợp mà vẫn theo điều nhân nghĩa, không
trái với lễ, mà còn thể hiện ở chỗ biết nhìn người và dùng người. Muốn có người
tài để phụ giúp mình việc chính trị, ắt người cầm qưyền phải biết cách nhìn
người để thấu rõ tâm can họ. Ví như người có lời nói dễ nghe nhưng sắc mặt
lạnh lùng thì là người ít điều nhân
(8)
, hay như kẻ bên ngoài thì tỏ ra mạnh mẽ mà
14
bên trong lại là kẻ nhu nhược thì ắt là kẻ tiểu nhân, chỉ đào tường đi ăn cắp mà
thôi
(9)
, hay người nhân thường là người cứng rắn, quả quyết, giản dị mà chậm rãi
(10)
. Nghe qua thì tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng nhìn thấu triệt một
con người, chỉ có bậc quân tử tài đức vẹn toàn mới có thể làm được.
Thiên “Xử thế” gồm hai mươi tư tiết. Nội dung chính của thiên này là dạy
người quân tử cách xử sự trung dung. Điều khác biệt giữa kẻ tiểu nhân và người
quân tử là ở chỗ người quân tử thì trung dung còn tiểu nhân thì thái quá hay bất
cập. Như người quân tử thì rộng rãi mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân thì kiêu
căng mà không rộng rãi
(11)
hay người quân từ hoà hảo nhưng không đồng nhập,

kẻ tiểu nhân đồng nhập nhưng không hoà hảo
(12).
Mọi việc làm và hành động của
người quân tử đều phải lấy nhân nghĩa làm đầu, có như vậy mới được mọi người
xung quanh nể trọng.
Thiên “Vi chính” gồm hai mươi bảy tiết. Nội dung chủ yếu của hai mươi
bảy tiết này là dạy người quân tử biết cách trị dân. Lấy dân làm gốc là điều căn
bản mà bất cứ nhà cầm quyền nào cũng phải biết. Nhưng làm thế nào để dân nể
phục mà theo thì quả thực không đơn giản. Theo Khổng Tử, nếu người trên yêu
chuộng lễ thì kẻ dưới không dám bất kính, nếu người trên yêu chuộng điều nghĩa
thì kẻ dưới không dám không phục, nếu người trên chuộng điều tín thì kẻ dưới
không dàm khinh nhờn
(13)
. Người trên yêu chuộng điều lễ, lấy lễ ước thúc bản
thân mình thì ắt người dưới sẽ dễ sai bảo
(14)
. Ngoài ra ở cương vị người cầm
quyền, phải biết đặt những điều lợi ích cho dân chúng làm trọng, thấy khó khăn
thì không được mệt mỏi.
Tám thiên Học vấn, Tiến tu, Sự thân, Trì kỷ, Tiếp vật, Quan nhân, Xử thế,
Vi chính đã đưa người học từng bước đi từ tu kỷ đến trị nhân, từ đạo đức tới
chính trị. Với những câu trích lục từ sách Luận ngữ ngắn gọn, súc tích, Luận ngữ
15
tinh hoa không đơn giản chỉ là cuốn sách dạy trẻ nhỏ chữ Hán mà còn là một
cuốn Luận ngữ thu nhỏ. Thông qua cách phân chia các thiên mục và cách chọn
lựa các câu để trích lục của tác giả, người học có thể nắm được tinh thần của
toàn bộ sách Luận ngữ, ngoài ra còn hướng người đọc dễ dàng tiếp cận kinh điển
Nho gia. Tại thời điểm này khoa cử sắp bị bãi bỏ, kinh nghĩa không thi nữa,
người ta không học kinh Luận ngữ theo dạng đại toàn nữa mà cần chắt lọc tinh
hoa, giản tiện mà có hệ thống để phù hợp với tình hình thực tế.

* So sánh cách phân chia thiên mục trong sách Luận ngữ tinh hoa với
cách phân chia thiên mục trong các tác phẩm viết về Luận ngữ khác.
Ở trong khuôn khổ Niên luận này, chúng tôi không có điều kiện để khảo
sát hết các tác phẩm viết về Luận ngữ khác, mà chỉ lấy hai tác phẩm tiêu biểu là
Luận ngữ ngu án ( Phạm Nguyễn Du ) và Luận ngữ tiết yếu ( Lê Văn Ngữ ) để
thực hiện việc so sánh. Sở dĩ chúng tôi chọn hai tác phẩm này vì hình thức và bố
cục tác phẩm tương đối có những nét tương đồng với Luận ngữ tinh hoa. Như
hình thức hai tác phẩm này đều là dạng Luận ngữ tiết yếu, bố cục tác phẩm đều
chia thành các thiên mục lớn. Tuy vậy nhưng mỗi tác phẩm lại có cách chia các
chương mục khác nhau và đều khác cách chia truyền thống trong sách Luận ngữ.
Luận ngữ ngu án của Phạm Nguyễn Du. Với 20 thiên, 482 chương chính
văn của Luận ngữ, theo cách làm của mình, Phạm Nguyễn Du đã trùng đính, sắp
xếp lại thành 4 thiên Thánh, Học, Sĩ, Chính, tổng cộng 493 chương. Toàn sách
chia ra 18 quyển và 1 quyển Mục lục, cộng 19 quyển.
Về số chương, ông tách 1 chương gồm 15 tiết của thiên Hương đảng ra làm
15 chương riêng biệt, tách 2 chương trong thiên Công Dã Tràng và Thái Bá ra làm
4 chương (Chương Tử vị Nam Dung... và Chương Tử viết tam phân thiên hạ hữu
kỳ nhị...). Sở dĩ có sự tách này là do ông căn cứ trên nhận xét của Tập chú. Ông
16
cũng bỏ đi 6 chương trùng lặp trong chính văn Luận ngữ (Vị kiến hiếu đức như
hiếu sắc..., Chủ trung tín..., Tam niên vô cải ư phụ chi đạo..., Bác học ư văn..., Bất
tại kỳ vị bất mưu kỳ chính..., Xảo ngôn lệnh sắc...). Cuối cùng, tổng số chương
trong Luận ngữ ngu án là 493 chương.
Về số thiên, Phạm Nguyễn Du hợp 20 thiên trong chính văn Luận ngữ, căn
cứ vào nội dung mà quy loại, chia ra làm 4 thiên: Thánh, Học, Sĩ, Chính. Trong
mỗi thiên lại gồm nhiều loại. Cách làm của ông là đầu tiên dẫn nguyên văn từng
chương kinh nhưng vẫn ghi rõ tên thiên cũ để “không mất đi cái cũ” và dễ tra
tìm. Sau chính văn kinh là Ngu án, ấy là “nhân khi đọc sách, ngẫu nhiên có sở
đắc, theo ý mà viết ra”. Cuối mỗi thiên có phần Tổng thuyết, nêu rõ ý nghĩa
chung của toàn thiên. Trong Phàm lệ, Phạm Nguyễn Du có nói đại lược về việc

chia bốn thiên như sau:
- Thánh thiên lấy từ thiên Hương đảng và các chương ở các thiên, phàm
ghi lại thịnh đức sự thực của thánh nhân đều xếp theo loại, có 8 loại, 98 chương.
Lại đem 6 chương môn nhân bàn về đức của thánh nhân, cùng một chương
Nghiêu viết, tất cả là 7 chương phụ vào, tổng cộng 105 chương.
- Học thiên lấy những lời thánh nhân rất thiết thực với việc học ở các
thiên, đều theo loại, có 4 loại, 168 chương. Lại đem những điều môn nhân ghi
chép giống như thế, tất cả 34 chương phụ vào, tổng cộng là 202 chương.
- Sĩ thiên lấy những lời thánh nhân rất thiết thực với việc làm quan ở các
thiên, đều theo loại, có 3 loại, 37 chương. Lại đem những điều môn nhân bàn và
ghi chép giống như thế, tất cả 8 chương phụ vào, tổng cộng là 45 chương.
- Chính thiên lấy những lời thánh nhân bàn về chính sự, đều theo loại, có 5
loại, 136 chương. Lại đem những điều môn nhân bàn và ghi chép giống như thế,
tất cả 5 chương phụ vào, tổng cộng là 141 chương.
17
Luận ngữ ngu án ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, trong thời kỳ có thể được
xem là “thời loạn”, danh phận điên đảo, loạn lạc liên miên, đạo học, nho phong
suy đồi. Bản thân tác giả khi viết tác phẩm không có ý định ban bố rộng rãi mà
chỉ đểr tự răn mình trong buổi loạn lạc mà thôi, chính vì vậy nên tác phẩm mang
dấu n cá nhân khá đậm. Tuy nhiên cách phân chia các thiên mục của tác giả đã
tạo nên cách hiểu riêng biệt mới mẻ về Luận ngữ, khác với cách hiểu truyền
thống thông thường. Với cách phân chia các thiên chương rõ ràng, tác giả đã làm
đúng theo mô thức nội thánh ngoại vương, đi từ tu kỷ đến trị nhân, từ đạo đức tới
chính trị.
Luận ngữ tiết yếu được tác giả sắp xếp lại toàn bộ từ đầu đến cuối theo
một trật tự mới. Từ 20 thiên gồm 512 chương trong sách Luận ngữ chính văn, tác
giả đã chọn lấy 297 chương mà ông cho là cốt yếu nhất. Như vậy, so với cuốn
sách Luận ngữ chính văn đã lược đi cả thảy 215 chương thuộc nhiều chủ đề. Tên
các thiên cũng được đặt lại theo các chủ đề: Đạo học, Đạo giáo, Cư xử, Giáo
giới, ứng đối, Vấn đáp, Nghị luận, Bình phẩm, Quy cảnh. Khác với tác phẩm

Luận ngữ ngu án của Phạm Nguyễn Du. Tác phẩm đó được chia làm bốn thiên
lớn, được sắp xếp theo công phu Nội thánh - Ngoại vương. Mục tiêu chính mà
Phạm Nguyễn Du hướng tới khi đưa tác phẩm của ông trước là chỉ nhằm dành
riêng cho bản thân mình, nhâm nhi ý vị sâu xa của Luận ngữ thôi! Sách của Lê
Văn Ngữ thì khác hơn so với của Phạm Nguyễn Du. Ông làm sách với mục tiêu
soạn ra một cuốn giáo trình cho người học, trong hoàn cảnh Tây học đang phát
triển, lấn lướt Nho học. Ông chia sách Luận ngữ ra làm 9 mục lớn, tổng kết một
số nội dung tiêu biểu có liên quan xếp vào 9 mục đó. Chín mục đó là những hình
thức dạy học trò như vấn đáp, nghị luận, cư xử, quy cảnh… hay là cách Khổng
Tử làm chính trị : ứng đối…Việc chia như vậy có ưu điểm là giúp người đọc
hình dung được các thể loại trích lục cụ thể trong sách Luận ngữ. Đây cũng là
18
một cách chia mới mẻ, có phần hợp lý. Cách chia này giúp cho người đọc có
những cái nhìn cụ thể về quan điểm trong Luận ngữ trên từng khía cạnh.
Khác với hai tác phẩm trên, từ 20 thiên trong Luận ngữ, tác giả đã chia
308 tiết của Luận ngữ tinh hoa thành 8 thiên lần lượt là Học vấn, Tiến tu, Sự
thân, Trì kỷ, Tiếp vật, Quan nhân, Xử thế, Vi chính. Số lượng mỗi tiết không
bằng nhau. Như thiên Trì kỷ có 34 tiết, chiếm số lượng tiết nhiều nhất và thiên
Sự thân có 8 tiết là thiên có số tiết ít nhất. 8 thiên lớn ứng với Lập thân ( Học
vấn, Tiến tu, Sự thân, Trì kỷ ) và Xử thế ( Tiếp vật, Quan nhân, Xử thế và Vi
chính ). Khác với Phạm Nguyễn Du khi biên soạn Luận ngữ ngu án, Lê Văn
Ngữ biên soạn Luận ngữ tiết yếu, cách phân chia các thiên mục và các câu trích
lục trong sách Luận ngữ tinh hoa đều nhằm đưa người học tiếp cận Luận ngữ -
một kinh điển của Nho gia một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, không
phải vì vậy mà những câu được trích lục không đem lại triết lý sâu xa, mà qua
các tiết này, người học có thể nắm được toàn bộ tinh thần sách Luận ngữ mà
không cần phải đọc hết 20 thiên gồm 512 chương của chính văn Luận ngữ. Như
ta đã biết, sống trong thời buổi văn minh phong hội, cả tác giả Lê Văn Ngữ và
tác giả Ưng Trình đều mong muốn chấn hưng nền Nho học đang suy vi. Tuy
nhiên, Lê Văn Ngữ nghiêng hẳn về văn hoá cổ, hoài tiếc cho thời kỳ cực thịnh

của Nho giáo, nên ông biên soạn Luận ngữ tiết yếu để cho những nhà Nho còn
sót lại giám thưởng, Phạm Nguyễn Du biên soạn sách Luận ngữ ngu án để tự răn
mình. Còn Ưng Trình biên soạn Luận ngữ tinh hoa là một cuốn sách dạy trẻ nhỏ,
gạn lọc tinh hoa cổ học, dung hòa Đông – Tây, cũng là một dạng sách giáo khoa
kinh điển, giúp người học có thể tiếp nhận Nho học một cách đơn giản mà hiệu
quả nhất. Ở bài bạt của sách có trích lời của Tạ Thúc Đĩnh “ Vì hậu học mà mở
ra cầu bến, tận hưởng tinh hoa trong đó, công phu bác ước để tiến lên tuần tự, tự
thân thể nghiệm rồi gắng sức thi hành, thì sách này há không có sự bổ trợ ? Cho
19
nên có cái để cho các bậc tân học cùng sử dụng chứ riêng đâu lời nói của một
người, vậy làm bài bạt.” Ngoài ra ở phần biền ngôn, chính tác giả cũng nói rõ lý
do khi biên soạn sách “ Trộm nghĩ những cách ngôn của Khổng Tử về thế đạo
nhân tâm đều đầy đủ trong sách Luận ngữ, mà sách Tề luận hai mươi hai thiên,
Cổ luận hai mốt thiên, Lỗ luận hai mươi thiên đều do người ghi biên soạn, phân
hợp thiên chương, tản mạn không có điều mục. Nay nhân lúc nhàn rỗi, ôn lại
điều cũ mà phân trích thành thiên mục, dùng như vị bánh để các học trò tiện ghi
nhớ. Lại theo lệ đệ trình lên Học bộ tài duyệt, được Phụ chính đại thần Hiệp biện
Đại học sỹ, Lĩnh Học bộ Thượng thư Hồ tước tướng đại nhân cùng quý vị ở bộ
Học giám thưởng cho là sưu tầm sự anh hoa, thiết thực dễ hiểu, học giả giảng
độc rất tiện”. Như vậy, cách phân chia các thiên mục của tác giả nhằm giúp cho
học giả có thể dễ dàng đọc hiểu được những thâm ý sâu xa của thánh ngôn.
Ba tác phẩm Luận ngữ ngu án, Luận ngữ tiết yếu và Luận ngữ tinh hoa đều
được viết theo dạng Luận ngữ tiết yếu, nhưng cách phân chia các thiên mục cho
thấy ba nội dung tư tưởng và ba đối tượng tiếp nhận khác nhau. Tuy đều theo
mô thức đi từ tu kỷ đến trị nhân, đạo đức đến chính trị nhưng dụng ý của tác giả
khi biên soạn sách lại không giống nhau. Đối tượng tiếp nhận không phải là bản
thân mình hay tầng lớp Nho sĩ còn sót lại trong xã hội, đối tượng tiếp nhận của
Luận ngữ tinh hoa là tầng lớp tân học - tầng lớp có thể tiếp nhận hai luồng giáo
dục khác nhau là Tây học và Nho giáo. Chính vì vậy mà tác phẩm không thể
mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực như các tác phẩm viết về kinh điển của Nho

gia khác, mà phải ngắn gọn, súc tích, dễ tiếp nhận.Cách phân chia thiên mục như
vậy đưa người học từng bước tiến tới những chuẩn mực cao hơn, chỉ rõ con
đường để người học tự giác ngộ, dần đạt được hai chuẩn mực lớn của Nho gia là
nội thánh và ngoại vương.
* Vị trí và vai trò của Luận ngữ tinh hoa trong di sản Hán Nôm Việt
Nam
20
Qua các triều đại phong kiến ở nước ta, Nho giáo càng khẳng định rõ rệt
tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống tư tưởng mọi tầng lớp trong xã hội Việt
Nam. Từ khi các kinh điển Nho gia được chính thức đưa vào chế độ khoa cử, đã
có không ít các nhà Nho nối tiếp nhau giành mối quan tâm để bình chú và xiển
phát cho số lượng kinh tịch này. Trong số các kinh điển của Nho gia thì Tứ thư
được quan tâm hơn cả. Hiện di sản Hán Nôm có 9 đầu sách viết về Tứ thư và 10
đầu sách viết về Luận ngữ, trong số đó có Luận ngữ tinh hoa. Đây là số sách
không lớn so với chiều dài lịch sử tồn tại của Nho giáo tại Việt Nam. Trong số
những sách ấy đa phần lại là tuyển tập các bài kinh nghĩa, văn sách có nội dung
liên quan đến Tứ thư, trong đó có Luận Ngữ như Tứ thư sách lược, Tứ thư tinh
nghĩa, Tứ thư văn tuyển, Tứ thư nghĩa tuyển, Luận ngữ sách đoạn, Luận ngữ chế
nghĩa,… Lượng sách mang hình thức tuyển tập như vậy chiếm đa số trong kho
sách luận giải về Luận ngữ. Các sách này cho thấy vai trò chủ yếu của kinh điển
ở Việt Nam là dùng trong thi cử là chính.
Ra đời trong thời buổi văn minh phong hội, Luận ngữ tinh hoa đã có
những sự thay đổi phù hợp với thời đại, khác những tác phẩm viết về Luận ngữ
trước đó. Qua cách phân chia các thiên mục của tác giả, ta có thể thấy được cách
tiếp cận kinh điển Nho gia kiểu mới, dễ hiểu và đơn giản hơn. Đây là sự thay đổi
cần thiết vì đối tượng tiếp nhận là tầng lớp tân học, không thể giữ lối tiếp nhận
chính thống khuôn mẫu và gò bó. Ngoài ra, qua tác phẩm này, ta có thể thấy
được bối cảnh lịch sử và quan điểm Nho giáo của tầng lớp trí thức đương thời.
Tác giả khi biên soạn cuốn sách cũng mong muốn chấn hưng lại nền Nho học
cực thịnh một thời đang trên đà suy vi, mang tới cái nhìn căn bản và khái quát

nhất về Nho học cho hậu sinh, mong muốn hậu sinh sẽ lưu giữ được một chút
vinh quang tàn dư của Nho học.
Nhìn từ góc độ kinh điển, Luận ngữ tinh hoa ấu học cũng là một tác phẩm
phản ánh tư tưởng căn bản của Nho giáo. Tuy khi biên soạn sách, đối tượng
21
hướng tới là tầng lớp tân học, nhưng không vì thế mà những triết lý sâu xa của
thánh ngôn bị mất đi. Tác phẩm đã cho ta biết thêm một cách nhìn nhận mới về
kinh điển Nho gia trong hệ thống di sản Hán Nôm Việt Nam, đồng thời khiến
cho số lượng tác phẩm nghiên cứu kinh điển Nho gia tại Việt Nam, mà đặc biệt
là Luận ngữ, phong phú về nội dung và gia tăng về số lượng.
Chú thích :
(1)
Luận ngữ - Dương hoá : 子曰: “ 好仁不好學, 其蔽也愚, 好剛不好學, 其蔽也狂”
Tử viết : “ Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu; Hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế dã cuồng.”
(Khổng Tử nói : “ Yêu chuộng điều nhân mà không yêu chuộng học sẽ bị sự ngu dốt che lấp,
yêu chuộng sự cương trực mà không yêu chuộng sự học sẽ bị sự ngông cuồng che lấp.”)
(2)
Luận ngữ - Học nhi : 子曰: “學而時習之, 不亦說乎?”
Tử viết : “ Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ?”
( Khổng Tử nói : “ Học mà được luyện tập theo sự học đó chẳng phải là vui sao ? )
(3)
Luận ngữ - Vi chính : 或謂子曰 : “子兮不脭政 ?” 子曰 : “書雲: “孝乎,惟孝 , 友
於 兄弟, 施於有政 , 是亦脭政 , 奚其脭脭政 ”
Hoặc vị Tử viết : “ Tử hề bất vi chính?” Tử viết : “ Thư vân : “ Hiếu hồ, duy hiếu, hữu ư huynh
đệ, thí ư hữu chính, thị diệc vi chính, hề kỳ vi vi chính.”
(Có người hỏi Khổng Tử rằng : “ Sao ngài không làm việc chính trị ?” Khổng Tử đáp : “ Kinh
thư có nói : “ Kẻ nào hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, rồi mang ra thi hành chính trị thì đó
cũng là làm việc chính trị rồi. Sao cần đến lúc làm quan mới làm chính trị.” )
(4)
Luận ngữ - Vi chính : 子曰: “今之孝者, 是謂能養。至於犬馬, 皆能有養,不敬, 何以別

乎。”
Tử viết : “ Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng, bất
kính, hà dĩ biệt hồ.”
( Khổng Tử nói : “ Người thời nay coi hiếu là việc nuôi dưỡng. Đến như loài chó ngựa còn
được nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng cha mẹ mà bất kính thì lấy gì mà phân biệt.” )
22
(5)
Luận ngữ - Tử Lộ : 子曰: “上好禮, 則民莫敢不敬, 上好義, 則民莫敢不服, 上好信, 則民
莫敢不用情.”
Tử viết : “ Thượng hiếu lễ, tắc dân mạc cảm bất kính; Thượng hiếu nghĩa, tắc dân mạc cảm bất
phục; Thượng hiếu tín, tắc dân mạc cảm bất dụng tình.”
(Khổng Tử nói : “ Trên yêu chuộng điều lễ, kẻ dưới không dám bất kính, trên yêu chuộng điều
nghĩa, kẻ dưới không dám không nghe theo, trên yêu chuộng điều tín, dưới không dám khinh
nhờn.”)
(6)
Luận ngữ - Nhan Uyên : 子曰: “ 博學於文, 約之以禮, 亦可以弗畔矣夫.”
Tử viết : “ Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn phù.”
(Khổng Tử nói : “ Người quân tử học rộng ở văn, dùng lễ để ước thúc, bởi vậy có thể không
trái với đạo.”)
(7)
Luận ngữ - Vệ Linh Công : 子 曰: “君子義以脭質, 禮以行之, 孫以出之, 信以成之.”
Tử viết : “ Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi.”
(Khổng Tử nói : “ Người quân tử lấy nghĩa làm bản chất, dùng lễ để làm theo, nói năng từ
tốn, lấy lòng tín để thành tựu.”)
(8)
Luận ngữ - Học nhi : 子 曰: “ 巧言、令色, 鮮矣仁! ”
Tử viết : “ Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân.”
(Khổng Tử nói : “ Lời nói khéo léo, sắc mặt vui vẻ, là người ít lòng nhân.” )
(9)
Luận ngữ - Dương hoá : 子 曰: “色脭而內荏, 譬諸小人, 其猶穿脭之盜也與.”

Tử viết : “ Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kỳ do xuyên dư nhi đạo dã dư”
( Khổng Tử nói : “ Vẻ mặt ngoài tỏ ra mạnh mẽ mà bên trong nhu nhược, ắt là kẻ tiểu nhân, chỉ
đào tường ăn cắp được thôi.” )
23
(10)
Luận ngữ - Tử Lộ : 子 曰: “剛毅木訥, 近仁.”
Tử viết : “ Cương nghị mộc nột, cận nhân.”
( Khổng Tử nói : “ Cứng rắn, quả quyết, giản dị, chậm rãi là những điều gần với lòng nhân.” )
(11)
Luận ngữ - Tử Lộ : “君子泰而不驕, 小人驕而不泰.”
Tử viết : “ Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái.”
( Khổng Tử nói : “ Người quân từ rộng rãi mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà
không rộng rãi.” )
(12)
Luận ngữ - Tử Lộ : 子 曰: “君子和而不同, 小人同而不和.”
Tử viết : Quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà.”
( Khổng Tử nói : “ Người quân tử hòa hảo nhưng không hòa nhập, kẻ tiểu nhân hòa nhập nhưng
không hòa hảo.” )
(13)
Đã chú.
(14)
Luận ngữ - Hiến vấn : 子 曰: “上好禮, 則民易使也.”
Tử viết : “ Thượng hiếu lễ, tắc dân dị sử dã.”
( Khổng Tử nói : “ Bề trên yêu thích lễ ắt kẻ dưới dễ sai khiến.” )
3. Kết luận
Vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội Việt nam có nhiều
chuyển biến, cũng là thời kì học thuật trong nước tiếp cận và thay đổi theo nhiều
khuynh hướng khác nhau. Lúc này tầng lớp trí thức bị ảnh hưởng bởi hai luồng
giáo dục là Nho giáo phong kiến và Tây học. Tuy lúc này chế độ khoa cử đã bị
bãi bỏ nhưng Nho giáo vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục tại

Việt Nam. Tác giả Ưng Trình đã sống và chứng kiến những đổi thay của xã hội
24
Việt Nam trong buổi giao thời đó. Vốn xuất thân từ dòng dõi hoàng thất, từ bé
tác giả đã chịu sự huấn giới của cửa Khổng. Ông muốn dựa vào sự hiểu biết của
mình để giúp cho những người học sau này, những người sinh ra và lớn lên trong
buổi văn minh phong hội và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hoá phương Tây,
không lãng quên Nho học, mà sẽ tiếp nhận Nho học dễ dàng và chủ động hơn. Vì
vậy mà ông biên soạn cuốn sách Luận ngữ tinh hoa.
Luận ngữ tinh hoa là những lời thánh ngôn tinh túy chắt lọc từ hai mươi
thiên Luận ngữ. Không tiếp cận kinh điển theo cách thông thường như những
Nho sĩ xưa nay vẫn làm, Ưng Trình muốn người học khi đọc Luận ngữ tinh hoa
có cách nhìn tổng quát nhưng vẫn nắm được đầy đủ và trọn vẹn tinh thần của
toàn bộ sách Luận ngữ nguyên văn. Với tám thiên mục phân chia rõ ràng, đi từ
lập thân đến xử thế , Luận ngữ tinh hoa từng bước dẫn dắt người học tiếp cận tư
tưởng thánh nhân một cách đơn giản và dễ hiểu, điều này là vô cùng cần thiết khi
Nho học đang trên đà suy vi, nhường chỗ cho Tây học.
Trong khuôn khổ Niên luận này, chúng tôi chưa thể đi sâu giải quyết kĩ
càng các vấn đề tồn tại của tác phẩm cũng như các vấn đề có liên quan. Do đó
những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Nhưng trong khuôn khổ Niên luận này,
chúng tôi mong muốn đóng góp một bản dịch chú đầy đủ tác phẩm Luận ngữ
tinh hoa - cuốn sách giáo khoa kinh điển, đồng thời qua đó giúp người đọc hiểu
được thêm bối cảnh lịch sử học thuật ở nước ta trong buổi giao thời.
25

×