Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Lời mở đầu
Đấu thầu xây dựng là phương thức mới được áp dụng tại nước ta từ năm
1994 đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi về tổ chức
về quản lý xây dựng, phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả
kinh tế, xã hội to lớn, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của
các chủ thể về năng lực đấu thầu và tổ chức khi tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, công
tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí là sai lầm gây thất thoát tài lực của đất
nước đòi hỏi Nhà nước phải có những nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức
quản lý để công tác đấu thầu ngày càng hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
nền kinh tế thị trường.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một
nước công nghiệp hóa- hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp,
chính sách điều chỉnh trên nhiều lĩnh vực, trong đó hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về đấu thầu được ban hành, bổ sung và sửa đổi ngày càng hoàn thiện, tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động đấu thầu, phục
vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.
Qua thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận
thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung
và đối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Để hiểu sâu thêm các quy định pháp
luật về phương thức đấu thầu từ đó thấy được ưu điểm cùng những mặt tồn tại cùng
các giải pháp để đấu thầu ngày càng hoàn thiện hơn nên em chọn đề tài “ Quy chế
đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” cho luận
văn của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm các phần:
Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu- đấu thầu xây lắp
Chương II: Vấn đề áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông
Đà
Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại
Tổng công ty Sông Đà
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô khoa Luật kinh tế và các
chuyên viên phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, đặc biệt là sự tận tình hướng
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
1
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
dẫn của cô giáo Ts. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức có hạn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô cùng
các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.
Chương I: những vấn đề pháp lý chung về
đấu thầu- đấu thầu xây lắp
Chương I của luận văn nêu một cách khái quát những vấn đề về đấu thầu,
sau đó tập trung đi sâu vào những vấn đề pháp lý về đấu thầu xây lắp được quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
i- Khái quát chung về đấu thầu
1- Sự cần thiết phải tiến hành đấu thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng
Đấu thầu là phương thức đem lại nhiều lợi Ých cho Nhà nước, cho Nhà thầu
và Chủ đầu tư. Về phía Nhà nước, thông qua đấu thầu Nhà nước có thể quản lý chặt
chẽ hơn hoạt động đầu tư xây dựng đồng thời chất lượng công trình được cải thiện,
tiết kiệm tiền của cho xã hội. Đấu thầu thúc đẩy các Nhà thầu ngày càng hoàn thiện
về năng lực, tăng sức cạnh tranh trên thị trường xây dựng, ngoài ra đấu thầu còn tạo
ra cho Chủ đầu tư nhiều cơ hội, nhất là có cơ hội lùa chọn được Nhà thầu tốt nhất
với chi phí thấp trong số các Nhà thầu tham gia.
2- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với đấu thầu
Trên phương diện Nhà nước, Nhà thầu hay Chủ đầu tư thì đấu thầu được
hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung, đấu thầu là quá trình thoả mãn
các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của các chủ thể cơ bản tham gia vào quá trình
đấu thầu( Nhà thầu, Chủ đầu tư) để thực hiện một dự án sao cho có hiệu quả nhất
với chi phí thấp, tạo ra các công trình có chất lượng cao.
Để hiểu rõ hơn khái niệm đấu thầu, một số thuật ngữ liên quan được quy
định trong Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của
Chính phủ như dự án, người có thẩm quyền, cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu,
Nhà thầu, gói thầu và hoạt động xây lắp.
Phương thức đấu thầu có một số đặc điểm riêng đặc trưng: Thứ nhất, chủ thể
của đấu thầu phải là tổ chức hay cá nhân, phải đáp ứng một số điều kiện nhất định
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
2
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
mới được tham gia vào hoạt động đấu thầu; Thứ hai, trong đấu thầu người mua là
Chủ đầu tư còn người bán là Nhà thầu. Người bán nào trả giá thấp nhất với chất
lượng cao sẽ được người mua chọn hay tróng thầu.
Bên cạnh đó toàn bộ quy trình đấu thầu phải đáp ứng một số yêu cầu như
:phải đảm bảo tính cạnh tranh trong lùa chọn Nhà thầu; nguồn vốn của dự án phải
được xác định khi tiến hành đấu thầu; không được kéo dài thời gian thực hiện đấu
thầu, đảm bảo tiến độ hiệu quả của đấu thầu đồng thời Nhà thầu phải có phương án
kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý; và các Nhà thầu không được sử
dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu, dàn xếp, mua bán
thầu. Bất cứ hành vi nào vi phạm các yêu cầu trên đều bị xử lý như loại Hồ sơ dự
thầu, không công nhận kết quả đấu thầu
3- Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu
Để tạo ra môi trường pháp lý nhằm tăng hiệu quả của phương thức đấu thầu,
các văn bản pháp luật có tính quy phạm lần lượt được ban hành, sửa đổi bổ sung
ngày càng hoàn thiện hơn.
Các quy định về đấu thầu đã có trong các văn bản về quản lý đầu tư xây
dựng đầu những năm 1990 nhưng chưa rõ ràng và còn rải rác ở nhiều văn bản khác
nhau.
Tháng 3/1994 Bộ xây dựng ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” theo
Quyết định số 06/BXD-VKT. Đây được coi là Quy chế đấu thầu đầu tiên của nước
ta.
Quyết định số 183TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/4/1994 đã có
những quy định phải tổ chức đấu thầu với một số dự án dùng vốn Nhà nước.
Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành Quy
chế đấu thầu.
Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế đấu thầu thay cho Nghị định số 43/CP. Đến ngày 5/5/2002, Nghị
định số 88/CP được bổ sung, sửa đổi bằng Nghị định số 14/2000/NĐ- CP của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu . Theo hai Nghị định này, nhiều quy
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
3
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
định về đấu thầu đã được quy định rõ ràng hơn, phương pháp đánh giá tróng thầu
đã khoa học hơn, chuẩn mực hơn
Nghị định số 66/2003/CP của Chính phủ ngày 12/6/2003 sửa đổi, bổ sung
45% số điều của Nghị định 88/CP và 13% số điều của Nghị định 14/CP.
Hiện nay có Luật xây dựng với chương VI về lùa chọn Nhà thầu và hợp đồng
trong xây dựng đã nâng việc quản lý Nhà nước về đấu thầu lên tầm Luật.
4- Phạm vi, đối tượng áp dụng của đấu thầu
Theo Quy chế đấu thầu có năm dự án bắt buộc phải tiến hành đấu thầu như
dự án lùa chọn đối tác đầu tư; đầu tư mua sắm trang thiết bị cho cơ quan Nhà nước;
dự án sử dụng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế hay của nước ngoài có quy
định phải tổ chức đấu thầu và các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh
có sự tham gia của tổ chức Nhà nước từ 30% vốn pháp định trở lên; dự án buộc
phải tiến hành đấu thầu theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Ngoài các dự án trên, các dự án khác chỉ khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu.
5- Phân loại đấu thầu trong xây dựng
Có nhiều cách phân loại đấu thầu trong đó một số cách phân loại đặc trưng
như sau: Phân loại theo phạm vi gói thầu đối với các Nhà thầu thì có đấu thầu trong
nước và đấu thầu quốc tế; Phân loại theo đối tượng của đấu thầu gồm đấu thầu
tuyển chọn tư vấn; đấu thầu mua sắm hàng hoá; đấu thầu xây lắp và đấu thầu để
chọn đối tác thực hiện dự án; Theo hình thức lùa chọn Nhà thầu thì đấu thầu gồm
đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm
trực tiếp; tự thực hiện và mua sắm đặc biệt; Với cách phân loại theo phương thức
đấu thầu thì đấu thầu gồm ba loại: đấu thầu một tói hồ sơ; đấu thầu hai tói hồ sơ và
đấu thầu hai giai đoạn.
6- Nguyên tắc trong đấu thầu
Toàn bộ quá trình của đấu thầu đều phải tuân theo một số nguyên tắc nhất
định nhằm đưa hoạt động theo mét quy chế chung, thống nhất. Trong đó các
nguyên tắc chính: Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau; Nguyên tắc dữ
liệu đầy đủ; Nguyên tắc đánh giá công bằng; Nguyên tắc trách nhiệm phân minh;
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
4
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Nguyên tắc ba chủ thể; Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành thích đáng; Nguyên tắc bí
mật.
7- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đấu thầu
Khi tham gia đấu thầu, người có thẩm quyền, Bên mời thầu và Nhà thầu có
các quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau nhưng tổng thể tạo ra sự nhịp nhàng cho
hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó quyền và nghĩa vụ của chủ thể này tương ứng
với nghĩa vụ và quyền của chủ thể kia. Ví dụ quyền được cung cấp đầy đủ các
thông tin về dự án của Nhà thầu là nghĩa vụ của Bên mời thầu.
8- Quản lý Nhà nước về đấu thầu
Hoạt động đấu thầu được một số cơ quan Nhà nước quản lý: Chính phủ; Bộ
Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch uỷ ban
nhân dân xã, phường, thành phố, tỉnh Các cơ quan này quản lý hoạt động đấu
thầu theo phạm vi quản lý của các cơ quan đó.
II- Chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp
Mục II của Chương này phân tích một cách cụ thể các quy định của pháp luật
về đấu thầu xây lắp- một trong các hình thức của đấu thầu.
1- Lùa chọn Nhà thầu trong đấu thầu xây lắp
Lùa chọn Nhà thầu là một công việc vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo dự án
sẽ được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Việc lùa chọn này có thể thực hiện theo
từng công việc, nhóm công việc hay toàn bộ dự án. Theo đó, việc lùa chọn Nhà
thầu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo
tính khách quan, công bằng và minh bạch.
2- Điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp
Việc thực hiện đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng luôn đi kèm
các điều kiện cho cả Bên mời thầu và Nhà thầu thì đấu thầu mới được tổ chức.
Điều kiện để tổ chức đấu thầu là dự án phải có quyết định đầu tư hoặc giấy
phép xây dựng cùng với kế hoạch đấu thầu, thiết kế và Hồ sơ mời thầu được người
có thẩm quyền phê duyệt.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
5
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Điều kiện đối với các Nhà thầu: các Nhà thầu khi tham gia đấu thầu tại Việt
Nam phải đảm bảo ba điều kiện: có đủ năng lực pháp luật dân sự; có sự độc lập về
tài chính và phải có tên trong hệ thống dữ liệu về Nhà thầu. Mặt khác do chủ thể
của đấu thầu xây lắp bắt buộc phải là tổ chức nhưng phải có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh và phải thực hiện theo đúng các nội dung
trong đăng ký kinh doanh. Riêng các Nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu tại
Việt Nam phải có đăng ký hoạt động hợp pháp tại nước mang quốc tịch đồng thời
phải có giấy phép thầu xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra phải liên
doanh hoặc sử dụng thầu phụ Việt Nam, phải mua sắm và sử dụng vật tư thiết bị có
tại Việt Nam.
Đối với một số gói thầu chỉ được đấu thầu quốc tế khi mà không có Nhà thầu
trong nước đáp ứng được về kỹ thuật, tài chính hoặc các dự án sử dụng nguồn vốn
tài trợ của nước ngoài có điều kiện phải tiến hành đấu thầu. Để khuyến khích các
Nhà thầu trong nước trong các cuộc đấu thầu quốc tế Nhà nước quy định một số ưu
đãi riêng đối với các Nhà thầu trong nước so với các Nhà thầu nước ngoài.
3- Hình thức, phương thức đấu thầu xây lắp
Tuỳ theo quy mô, tính chất của gói thầu xây lắp mà Bên mời thầu có thể áp
dụng các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu hay tự thực
hiện.
4- Quy trình đấu thầu xây lắp
Việc tổ chức đấu thầu tuân theo trình tự nhất định gồm 9 bước:
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu: toàn bộ bước này do Bên mời thầu thực hiện bao
gồm: lập kế hoạch đấu thầu( phân chia dự án thành các gói thầu; xác định giá dự
kiến của các gói thầu; thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu và xác định hình
thức lùa chọn Nhà thầu) và sơ tuyển Nhà thầu( bước sơ tuyển chỉ áp dụng với các
gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên) thông qua các bước như lập Hồ sơ sơ
tuyển; thông báo sơ tuyển; tiếp nhận Hồ sơ; đánh giá và thông báo kết quả sơ
tuyển.
Bước 2: Lập Hồ sơ mời thầu: khi các công việc chuẩn bị đấu thầu đã được
hoàn thành, Bên mời thầu lập Hồ sơ mời thầu bao gồm các chỉ dẫn, các yêu cầu
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
6
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
làm căn cứ cho Nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu đánh giá Hồ sơ
dự thầu. Nội dung của Hồ sơ mời thầu gồm thư mời thầu; đơn dự thầu; điều kiện về
tài chính, kỹ thuật và các tiêu chuẩn đánh giá
Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu
Bước 4: Nhận và quản lý Hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu là các tài liệu mà Nhà
thầu lập dùa trên Hồ sơ mời thầu. Đó là các tài liệu nêu lên khả năng của Nhà thầu
về tài chính, kỹ thuật, về hành chính pháp lý, các cơ sở thực hiện khi Nhà thầu
tróng thầu.
Bước 5: Mở thầu: những Hồ sơ dự thầu qua vòng sơ tuyển sẽ được quản lý
theo chế độ “ mật”, được mở sau thời điểm đóng thầu theo quy định trong Hồ sơ
mời thầu. Khi mở thầu phải có sự tham gia của các chủ thể trong đấu thầu.
Bước 6: Đánh giá, xếp hạng Nhà thầu. Đây là bước Bên mời thầu nghiên
cứu, đánh giá và xếp hạng các Hồ sơ dự thầu theo các tiêu chuẩn được quy định
trong các văn bản quy pháp luật theo các tiêu chí đạt hay không đạt hoặc sử dụng
thang điểm 100 hoặc 1000.Tiêu chuẩn đầu tiên về mặt kỹ thuật( gồm đánh giá sơ
bộ và đánh giá chi tiết- các Hồ sơ dự thầu phải đạt điểm kỹ thuật từ 70% tổng số
điểm trở lên). Sau đó là các đánh giá về mặt tài chính thương mại như khả năng đáp
ứng yêu cầu về tài chính của dự án, giá dự thầu phù hợp với tổng dự toán
Bước 7: Trình duyệt kết quả đấu thầu. Khi chọn được Nhà thầu tróng thầu,
Bên mời thầu trình lên người có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu.
Bước 8: Công bố tróng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Khi đã có
quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Bên mời thầu sẽ tiến hành thương thảo hoàn
thiện hợp đồng với Nhà thầu tróng thầu nhằm giải quyết các vấn đề chưa thống
nhất đồng thời công bố kết quả đấu thầu cho các Nhà thầu tham gia.
Bước 9: Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng. Bên mời thầu trình
duyệt nội dung hợp đồng lên người có thẩm quyền. Hợp đồng được ký kết sau khi
đã có thương thảo giữa Bên mời thầu và Nhà thầu tróng thầu theo hình thức và điều
khoản nhất định đối với từng dự án khác nhau. Nhà thầu nhận lại bảo lãnh dự thầu
và nép bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
7
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
5- Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp
Hợp đồng xây lắp được xác lập bằng văn bản cho việc thi công, xây lắp công
trình giữa Bên mời thầu và Nhà thầu tróng thầu. Hợp đồng xây lắp có các nội dung:
chất lượng yêu cầu của công việc, tiến độ thực hiện, điều kiện nghiệm thu, bàn
giao, thanh toán, các trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
Hợp đồng xây lắp có thể là hợp đồng về tổng thầu xây lắp; hợp đồng về giao
nhận thầu chính; hợp đồng về giao nhận thầu phụ( theo phương thức đấu thầu) hay
hợp đồng trọn gói; hợp đồng có điều chỉnh giá và hợp đồng chìa khoá trao
tay( phân loại theo thời hạn và tính chất của gói thầu).
6- Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu xây lắp
Khi nhà thầu có những hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, người có thẩm
quyền ra quyết định xử lý bằng các hình thức từ đăng trên tờ thông tin về đấu thầu
cho đến việc phải chịu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.
Chương II- Thực tiễn áp dụng pháp luật về
đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
i-Tổng quan về Tổng công ty Sông Đà
1- Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà
TCTSĐ được thành lập theo Quyết định số 996/BXD- TCLĐ ngày
15/11/1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng với giấy phép đăng ký kinh doanh sè
109676 Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/3/1996. Từ khi được thành lập đến
nay, ngành nghề kinh doanh chính của TCT liên tục được bổ sung. Ban đầu TCT
chỉ tập trung vào xây dựng các công trình thuỷ điện theo kế hoạch, chỉ thị của Nhà
nước, đến nay lĩnh vực kinh doanh chính của TCT mở rộng lên hơn 16 lĩnh vực
khác nhau: sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng;
xây dựng các công trình giao thông; xuất khẩu lao động
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
8
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
2- Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Sông Đà
TCTSĐ có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình tổng công ty Nhà nước gồm:
Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc điều hành; các Phó Tổng giám
đốc; Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức hoạt động được quy định trong pháp luật có liên quan và trong Điều lệ của
Tổng công ty. Ngoài ra, TCT còn có các đơn vị thành viên là công ty Nhà nước,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh. Cơ cấu tổ chức
của các công ty này theo quy định của pháp luật( Phụ lục 1).
3-Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà
Trong các năm qua, TCT liên tục hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
đề ra; tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững của TCT liên tục tăng; công nghệ
kỹ thuật mới, trình độ thi công tiên tiến, trang thiết bị xe máy và nguồn lực con
người của TCT liên tục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh
doanh. Cụ thể:
( Đơn vị: tỷ đồng)
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
9
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Năm
ND
2000 2001 2002 2003 2004
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Xây lắp 778 53 994 47 1367 45 2145 49 2772 45
Kinh doanh
VTVT
176.5 12 233 11 313 10 347.6 8 475 7.7
Sản xuất
CN
195.5 13.4 275 13 513 18 933.7 23 1655 27
Giá trị khác 310 21.6 613 29 725 27 813.3 20 1248 20.3
Tổng giá trị
SXKD
1460 100 2115 100 2919 100 4300 100 6150 100
So với năm
trước(%)
102 121 138 145 143
Doanh thu 1365 1867 2647 4535 5833
Lợi nhuận
thực hiện
13 21 39 146 231.8
( Báo cáo tài chính Tổng công ty Sông Đà)
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng từ 1460 tỷ đồng năm 2000 đến 6150 tỷ
đồng năm 2004 đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Trong đó tỷ trọng
xây lắp vẫn ổn định trong khoảng 47%- 48% qua các năm( dù số tương đối có giảm
nhưng xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nghề của TCT). Ngoài
xây lắp, các lĩnh vực ngành nghề khác cũng tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu
các năm( 2000-2004) của TCT liên tục tăng( năm 2000 là 1365 tỷ đồng đến năm
2004 là 5833 tỷ đồng tăng trung bình 49%), điều này chứng tỏ TCT ngày càng
thành công trong việc tìm kiếm việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện
nay. Doanh thu này đã đem lại cho TCT số lợi nhuận thực hiện rất lớn( mức tăng
lợi nhuận trung bình đạt 55.6% đặc biệt năm 2004 lợi nhuận thực hiện của TCT là
241.8 tỷ đồng một con số rất lớn so với năm 2000). Trong đó các nguồn lực quan
trọng:
Nguồn nhân lực: TCT có lực lượng lao động có tay nghề cao, trình độ
chuyên môn vững vàng mặt khác TCT luôn chú trọng tới việc bổ sung lực lượng
lao động từ các trường đại học, cao đẳng, trung học trong cả nước. Nếu năm 2000,
TCT có 16.200 CBCNV( với số cán bộ kỹ thuật là 2.430 người và cán bộ bậc cao
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
10
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
là 4.860 người) thì sau 5 năm, năm 2004 sè CBCNV của TCT là 28.000 người( số
cán bộ kỹ thuật là 5.600 người, số cán bộ bậc cao là 7.000 người) tăng trung bình
35% với bậc thợ bình quân là 3.57/7.
Nguồn vốn: Vốn của TCT được huy động từ các nguồn vốn: từ quỹ hỗ trợ
phát triển, vốn ưu đãi đầu tư, nguồn vốn tự có, và vốn tín dụng thương mại. Năm
2004, để tăng nguồn vốn, TCT đã hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng với các tổ
chức tín dụng giá trị 5.126 tỷ đồng, đồng thời ký hợp đồng hạn mức bảo lãnh với
ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.100 tỷ
đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo lãnh cho các công trình trọng điểm của TCT.
Máy móc thiết bị: trước đây máy móc của TCT chủ yếu là của Liên xô thì
nay máy móc thiết bị đã được bổ sung mới từ các nước phát triển như Nhật,
Mỹ,ITALY cơ bản đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị cho việc thi công các công
trình lớn. Trong năm 2004 TCT đã đầu tư 528 tỷ đồng cho xe máy, thiết bị thi công
có công suất lớn.
II- Thực tế áp dụng pháp luật về đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
Nếu phần trước của luận văn là cái nhìn tổng quát nhất về TCTSĐ thì trong
phần này nêu một cách cụ thể vấn đề áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại
TCTSĐ từ tư cách tham gia tới quy trình đấu thầu xây lắp.
1- Tư cách, phương thức đấu thầu được Tổng công ty Sông Đà
Nếu trước kia TCT chỉ tham gia đấu thầu với tư cách thầu phụ( làm thuê) thì
nay TCT đã vươn lên làm thầu chính các công trình lớn, tự tay xây lắp các công
trình mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài. Hiện nay, TCT đã đảm
đương vai trò là tổng thầu, thầu chính hay liên danh với nước ngoài. Hình thức đấu
thầu TCT thường áp dụng: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu hay tự
thực hiện.
2- Quy trình đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
TCTSĐ tham gia các gói thầu chủ yếu với tư cách nhà thầu nên quá trình đấu
thầu tại TCT như sau( Phụ lục 2).
2.1 Thu thập thông tin
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
11
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Thông qua các nguồn thông tin từ Bộ, ngành, địa phương, từ các phương tiện
thông tin đại chúng, phòng Kinh tế có trách nhiệm thu thập các thông tin về dự án
như tên, chủ đầu tư, nguồn vốn sau đó trình lãnh đạo TCT xem xét, phê duyệt.
2.2- Lập báo cáo về dự án trình lãnh đạo TCT
Phòng Kinh tế lập tờ trình lên Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê
duyệt chủ trương tham gia và phê duyệt Hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu có giá
trị từ 50 tỷ đồng trở lên, các gói thầu còn lại thuộc trách nhiệm của Tổng giám đốc.
Nội dung của báo cáo gồm toàn bộ thông tin về gói thầu, năng lực cũng như cơ hội
thắng thầu, kiến nghị hình thức tham gia dự thầu của TCT.
2.3- Quyết định của lãnh đạo TCT
Lãnh đạo TCT quyết định tham gia hoặc không tham gia.
2.4- Mua Hồ sơ sơ tuyển hoặc Hồ sơ mời thầu
Phòng Kinh tế sẽ cử cán bộ liên hệ với Bên mời thầu để mua Hồ sơ mời thầu
hoặc Hồ sơ sơ tuyển.
2.5- Chuẩn bị Hồ sơ
Việc chuẩn bị Hồ sơ do phòng ban hoặc đơn vị thành viên TCT lập tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể.
2.5.1- Hồ sơ sơ tuyển: phòng Kinh tế chịu trách nhiệm chuẩn bị. Trong
trường hợp liên danh với đối tác khác thì tiến hành dự thảo thoả thuận liên danh và
trình lãnh đạo TCT xem xét.
2.5.2- Hồ sơ dự thầu: trong trường hợp TCT tham gia dự thầu độc lập thì tuỳ
theo từng trường hợp TCT làm hồ sơ phối hợp với các đơn vị hay đơn vị thành viên
chủ trì làm hồ sơ thì do phòng Kinh tế lập hoặc đơn vị thành viên lập. Nhìn chung
nội dung Hồ sơ dự thầu gồm các biện pháp thi công, giải pháp kỹ thuật, tiến độ thi
công, các tài liệu theo yêu cầu Hồ sơ mời thầu Khi đó các phòng ban khác của
TCT cùng tham gia với phòng Kinh tế tuỳ theo chức năng nhiệm vụ được giao. Với
trường hợp TCT tham gia liên danh với đối tác khác thì phòng Kinh tế thảo luận
với Bên liên danh về phân chia tỷ lệ công việc, trách nhiệm của các bên, dự thảo
thoả thuận liên danh, chuẩn bị Hồ sơ dự thầu theo phần công việc của Tổng công
ty.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
12
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
2.6- Kiểm tra Hồ sơ
Với Hồ sơ sơ tuyển hay Hồ sơ dự thầu, phòng Kinh tế tiến hành kiểm tra hồ
sơ trước khi trình lãnh đạo TCT xem xét, nếu liên danh với đối tác khác thì kiểm
tra phần hồ sơ thuộc trách nhiệm của TCT.
2.7- Trình lãnh đạo TCT xem xét phê duyệt
Sau khi kiểm tra, Hồ sơ sẽ được trình lên Hội đồng quản trị thông qua Tổng
giám đốc( với các gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên) hoặc trình trực tiếp Tổng giám
đốc( các gói thầu còn lại) để phê duyệt.
2.8- Nép Hồ sơ và tham gia lễ mở thầu
Phòng Kinh tế cử cán bộ nép Hồ sơ và tham gia lễ mở thầu.
2.9- Kết quả đấu thầu
Trường hợp không tróng thầu phòng Kinh tế họp rót ra kinh nghiệm. Trường
hợp tróng thầu, tiến hành thương thảo ký kết hợp đồng với Bên mời thầu.
2.10- Thương thảo và ký kết hợp đồng
Căn cứ chính sách, quy định của pháp luật hiện hành cùng các yêu cầu Bên
mời thầu cán bộ phòng Kinh tế tiến hành soạn thảo hợp đồng và trình lãnh đạo TCT
xem xét và ký hợp đồng với Bên mời thầu. Đối với gói thầu lớn phòng Kinh tế đề
xuất lập Tổ đàm phán hợp đồng để đàm phán ký kết hợp đồng.
2.11- Giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng
Sau khi ký kết hợp đồng, Tổng giám đốc căn cứ quy mô, yêu cầu kỹ thuật
của dự án giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng cho đơn vị thành viên có đủ khả năng
và đúng chuyên môn, năng lực kỹ thuật với chi phí hợp lý.
3- Ví dụ cụ thể về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
TCTSĐ chủ yếu tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu nên ví dụ về đấu
thầu xây lắp tại TCT như sau: Công ty Bê tông thép Ninh Bình đề nghị TCTSĐ liên
danh để tham gia gói thầu này. Theo đó phòng Kinh tế thu thập thông tin về dự án:
Tên dự án: Nhà máy xi măng Tam Điệp- Ninh Bình
Hạng mục: Thi công cọc khoan nhồi- đường kính D600, D800, D1000
Chủ đầu tư: công ty Xi măng Ninh Bình
Đặc điểm của dự án: loại hình xây dựng công nghiệp
Các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính, nguồn vốn của Bên mời thầu
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
13
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Phòng Kinh tế lập báo cáo chủ trương tham gia đấu thầu là liên danh với
công ty Bê tông thép Ninh Bình trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Sau khi có
quyết định tham gia của lãnh đạo TCT, phòng Kinh tế chuẩn bị Hồ sơ dự thầu( bỏ
qua bước sơ tuyển), thảo luận với đối tác về tỷ lệ phân chia công việc cho mỗi bên.
Nội dung của Hồ sơ dự thầu:
Phần 1: Đơn dự thầu: nêu lên giá dự thầu là 86.414.805 tỷ đồng kèm theo giá
trị các hợp đồng được chia theo thành phần công việc. Hồ sơ dự thầu có hiệu lực
120 ngày và ông Hứa Vĩnh Thêm - phó Tổng giám đốc TCTSĐ được uỷ quyền
thay mặt liên danh giải quyết vấn đề liên quan tới Hồ sơ dự thầu.
Phần 2: Bảo lãnh dự thầu: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam bảo
lãnh 300 triệu đồng cho TCTSĐ tham gia dự thầu.
Phần 3: Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu gồm dữ liệu liên danh( tên địa
chỉ các bên liên danh, phân chia công việc: TCTSĐ: 70% và Công ty Bê tông thép:
30% ). Bản thoả thuận liên danh, trách nhiệm các bên trong khi tham gia đấu thầu,
Hồ sơ kinh nghiệm( kinh nghiệm đã thực hiện các gói thầu tương tự). Bảng kê máy
móc tham gia thi công.
Phần 4: Tổ chức công trình và biện pháp thi công( bố trí nhân lực, bản vẽ
thuyết minh thi công).
Phần 5: Tiến độ thi công: với thời gian thi công 285 ngày, các công đoạn của
gói thầu được đưa ra làm nhiều hợp đồng nhỏ với số ngày thi công nhất định.
Phần 6: Bảng giá dự thầu: phần này nêu lên giá trị dự thầu cho mỗi hợp đồng
nhỏ.
Ta thấy toàn bộ quy trình tham gia dự thầu và Hồ sơ dự thầu do TCTSĐ lập
đều tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy chế đấu thầu và quy trình đấu thầu của
TCT.
Chương III- Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại
Tổng công ty Sông Đà
Đây là chương nêu lên những kết quả thành tích mà TCTSĐ đạt được do
Quy chế đấu thầu đem lại đồng thời nêu lên những tồn tại do Quy chế đấu thầu tạo
ra và tồn tại do bản thân TCT từ đó rót ra những biện pháp về phía TCT và các kiến
nghị với các cấp, ngành nhằm hoàn thiện Quy chế đấu thầu tại TCTSĐ.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
14
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
1- Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
1.1- Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2001- 2005, TCT đã được Chính phủ tin tưởng giao tổng
thầu các công trình trọng điểm quốc gia:
- Gói thầu số 9, cung đoạn 3 đường dây 500 KV Phú Lâm- Plâyku;
- Tổng thầu EPC thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3, Tuyên Quang;
- Tổng thầu xây lắp các công trình thuỷ điện Bản Vẽ, Plei Krong, Sê San 4
Đặc biệt TCT đã được Chính phủ giao làm tổng thầu xây lắp các công trình
thuỷ điện Sơn La;
Ngoài gói thầu CW1- dự án điện Đại Ninh nguồn vốn JBI mà TCT liên danh
KKS dự thầu là gói thầu có giá trị lớn thì TCT không tham gia vào gói thầu nào
thực sự lớn do không đủ năng lực hay giá bỏ thầu không thể cạnh tranh với doanh
nghiệp khác.
Một số thành tích đạt được:
Thứ nhất, chủ động tìm kiếm các kế hoạch đầu tư của Nhà nước và các
ngành từ đó đề ra các kế hoạch tiếp thị đấu thầu cho các dự án mà TCT có thể tham
gia;
Thứ hai, TCT đã chủ động tìm kiếm các đối tác có đủ năng lực để liên danh
hoặc hợp tác cùng tham gia dự thầu( kể cả nhà thầu nước ngoài) nhằm tăng cường
khả năng tham gia thực hiện dự án;
Thứ ba, có quy định để quản lý công tác tiếp thị đấu thầu, công tác đấu thầu
của TCT, hạn chế tối đa việc đấu thầu tràn lan như những năm trước.
Thứ tư, TCT đã lập kế hoạch tiếp thị đấu thầu hàng tháng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chuẩn bị tham gia đấu thầu hay phân công đơn vị thành viên
tham gia đấu thầu theo đúng năng lực sở trường.
Thứ năm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa TCT và đơn vị thành viên, đã thống
nhất được giá bỏ thầu giữa TCT và Đơn vị.
Thứ sáu, các đơn vị thành viên hạch toán độc lập được tham dự cùng một gói
thầu với TCT dưới hình thức nhà thầu chính( liên danh hoặc đơn phương) đã làm
tăng khả năng và năng lực của các đơn vị.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
15
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Cuối cùng, nhiều Đơn vị thành viên đã có bộ phận làm Hồ sơ dự thầu
chuyên trách, chất lượng Hồ sơ rất cao, biện pháp thi công thể hiện tính khả thi.
1.2- Những khó khăn do Quy chế đấu thầu tạo ra
Thứ nhất, sù hạn chế tham gia của các Đơn vị thành viên vào các dự án do
Bộ chủ quản làm chủ đầu tư( TCTSĐ không được tham gia các dự án do Bộ xây
dựng làm chủ đầu tư) làm giảm khả năng lùa chọn được Nhà thầu có đủ năng lực
thực hiện dự án.
Thứ hai, hiện tượng bỏ giá thầu thấp vẫn tiếp tục xảy ra làm cho các doanh
nghiệp làm ăn chân chính không có khả năng cạnh tranh.
Thứ ba, quy định phải có tên trong hệ thống dữ liệu Nhà thầu đã gây cản trở
cho TCT khi tham gia đấu thầu.
Thứ tư, Quy chế đấu thầu không quy định Chủ đầu tư phải thuê đơn vị tư vấn
nêu không có chuyên môn kỹ thuật gây khó khăn cho Nhà thầu khi tham gia vì phải
giải trình rất nhiều.
Thứ năm, Quy chế đấu thầu không quy định chặt chẽ việc áp dụng hình thức
đấu thầu nên nhiều dự án Chủ đầu tư bắt buộc tổ chức đấu thầu rộng rãi làm tăng
chi phí không cần thiết.
Thứ sáu, Quy chế đấu thầu không quy định về chất lượng thiết kế kỹ thuật
nên khi Nhà thầu triển khai thi công phải thay đổi, gây chậm tiến độ.
Thứ bảy, trong Quy chế đấu thầu không quy định rõ việc thanh toán cho Nhà
thầu nên tình trạng nợ đọng của chủ đầu tư với nhà thầu rất lớn, gây thiếu vốn trầm
trọng.
Thứ tám, vấn đề khiếu nại tố cáo không được quy định trong Quy chế gây
nhiều thắc mắc không có nơi giải quyết cho Nhà thầu.
1.3-Tồn tại do bản thân TCTSĐ
Đầu tiên, chưa nắm bắt một cách kịp thời kế hoạch đầu tư ở một số ngành,
địa phương nên hiệu quả đấu thầu thấp. Cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu
trách nhiệm trong các việc được giao. Đến nay TCT vẫn chưa thực sự quan tâm
phát triển công tác đấu thầu ở khu vực phía Nam.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
16
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Trình độ của các cán bộ làm công tác đấu thầu còn yếu, thiếu những cán bộ
giỏi cả về khả năng đấu thầu, năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, giảm khả
năng tham gia các gói thầu quốc tế. Cán bộ thuộc hai chế độ có sự khác biệt về
trình độ nên sự phối hợp không đồng bộ. Bên cạnh đó chưa xây dựng được bảng
giá dự thầu cho riêng Tổng công ty chỉ dùa vào giá định mức của Nhà nước .
Chưa có kế hoạch cụ thể giá trị sản lượng công trình phải thắng thầu trong
năm, trong quí theo sở trường, năng lực, theo địa bàn hoạt động của đơn vị.
Chậm trễ trong khâu lập hồ sơ quyết toán công trình gây tình trạng thiếu vốn
khi tham gia đấu thầu.
Lực lượng cán bộ làm công tác đấu thầu này đã phân tán không còn hệ thống
như những năm trước.
Phần trăm các dự án mà TCT tróng thầu đa số là do được Nhà nước chỉ định
thầu, số dự án do TCT tham gia dự thầu rất khiêm tốn.
Đối với các đơn vị thành viên, việc báo cáo kết quả và kế hoạch đấu thầu của
các Đơn vị không đầy đủ, do đó việc kiểm tra và hỗ trợ của TCT đạt hiệu quả
không cao; thiếu sự phối hợp giữa các Đơn vị; việc trình lãnh đạo TCT xem xét và
phê duyệt giá dự thầu không được thực hiện một cách nghiêm túc, Một số Đơn vị
khi tham gia dự thầu các công trình lớn bằng pháp nhân của đơn vị mình đã không
báo cáo TCT phê duyệt chủ trương, phương hướng thực hiện cụ thể.
2- Định hướng công tác đấu thầu của Tổng công ty trong năm 2006-
2010
- Với các dự án nguồn điện: thu thập thông tin về chủ trương phát triển nguồn
điện để có chương trình tiếp thị đấu thầu phù hợp.
- Tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu một số dự án thuỷ điện vừa và nhỏ.
Tham gia hợp tác với một số đối tác nước ngoài để tham gia thi công một số
dự án thuỷ điện trong khu vực.
- Tiếp thị và tham gia đấu thầu các gói thầu công trình đường dây 500 KV,
220 KV trong quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2001- 2010.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
17
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
- Tham gia tiếp thị và đấu thầu dự án mở rộng nhà máy xi măng Hoàng Thạch,
Khu lọc dầu Nghi Sơn và một số dự án công nghiệp khác.
- Tham gia tiếp thị và đấu thầu các gói thầu ở khu vực phía Nam.
- Tìm thêm các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn với các chủ đầu tư bên
ngoài.
3- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Tổng công ty
Sông Đà
Thứ nhất, tổ chức lại bộ máy làm công tác tiếp thị đấu thầu từ TCT đến các
Đơn vị thành viên. Thu thập thông tin về dự án từ khắp các nguồn khác nhau, cả
thông tin từ chủ đầu tư và tại địa phương xây dựng công trình.
Thứ hai, đối với TCT, cần xây dựng Quy chế quản lý công tác đấu thầu quy
định rõ vai trò và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban TCT và các đơn vị thành
viên.
Thứ ba, xây dựng chiến lược, kế hoạch của TCT trong việc liên danh, liên
kết với các đối tác trong nước và nước ngoài.
Thứ tư, TCT cần lùa chọn, tham gia đấu thầu, phấn đấu tróng thầu các dự
án, công trình phù hợp với năng lực sở trường của TCT.
Thứ năm, đối với các phòng ban của TCT thì tùy theo chức năng nhiệm vụ
phối hợp với phòng Kinh tế để thực hiện các phần việc được Lãnh đạo TCT phân
công. TCT cũng cần có chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác
đấu thầu từ cấp TCT đến các đơn vị thành viên đồng thời có chính sách thu hót và
giữ cán bộ giỏi.
Thứ sáu, TCT cần đầu tư hơn nữa cho kỹ thuật, dây chuyền công nghệ tiên
tiến, hiện đại mặt khác cần tận dụng những thiết bị còn khả năng sử dụng để giảm
số vốn đầu tư vào thiết bị.
Thứ bảy, TCT cần tìm hiểu thông tin các dự án đấu thầu mà mình tham gia
trước khi đấu thầu, nhận thầu xây dựng, đặc biệt cần quan tâm đến thủ tục đầu tư
xây dựng, về nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn tránh tình trạng thiếu vốn;
khi thi công xong phần nào của công trình cần phải hoàn thiện ngay thủ tục phần đó
làm cơ sở cho việc quyết toán của chủ đầu tư, áp dụng phương thức mua thiết bị trả
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
18
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
chậm có thể đáp ứng nhu cầu về máy móc, thiết bị. Mặt khác cần liên kết với các tổ
chức tín dụng, các ngân hàng để huy động vốn đảm bảo tiến độ khi tham gia đấu
thầu.
Cuối cùng căn cứ vào định hướng phát triển của các đơn vị thành viên để
phân công các đơn vị tham gia công tác đấu thầu các dự án cho phù hợp với năng
lực và khu vực. Bên cạnh đó các đơn vị thành viên cần tổ chức bộ máy tham gia
đấu thầu của đơn vị mình,
4- Kiến nghị đối với các cấp, ngành
4.1- Kiến nghị đối với Nhà nước
4.1.1- Kiến nghị về hệ thống pháp luật nói chung
Việc ban hành văn bản pháp luật phải đảm bảo tính ổn định tương đối.Bên
cạnh đó, đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp và đông đảo quần
chúng nhân dân trong việc soạn thảo văn bản pháp luật.
Cần đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tránh sự chồng chéo.
Hệ thống pháp luật cần được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh
tình trạng pháp luật của nước ta khác biệt quá nhiều so với pháp luật thế giới nhưng
phải căn cứ vào trình độ dân chúng, mức độ phát triển kinh tế của nước ta.
4.1.2- Kiến nghị đối với pháp luật về đấu thầu
Trước hết quản lý Nhà nước về đấu thầu cần thống nhất do Bộ Xây dựng
quản lý không chỉ Quy chế đầu tư và xây dựng mà cả Quy chế đấu thầu và thống
nhất quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước.
Thứ hai, bổ sung thêm các quy định, điều luật cụ thể về đấu thầu trong Luật
Xây dựng kèm theo mét Quy chế đấu thầu thay cho Pháp lệnh đấu thầu đang dự
kiến trình Quốc hội.
Mặt khác, các cơ quan xây dựng luật ngoài Nghị định mới ban hành nên soạn
thảo một văn bản thống nhất cả ba Nghị định: Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP ngày
1/9/1999, Nghị định số 14/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 66/2003/
NĐ- CP ngày 12/6/2003.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
19
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Đối với Quy chế đấu thầu:
Thứ nhất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sửa đổi một số vấn đề liên
quan tới Tờ thông tin về đấu thầu để tờ thông tin thực sự là nơi cung cấp thông tin
hữu hiệu về lĩnh vực đấu thầu như đăng toàn bộ thông tin của Tờ thông tin Nhà
thầu một cách công khai lên mạng Internet.
Thứ hai, trong các văn bản luật, cần có các quy định cũng như động viên sự
tham gia quản lý tích cực hơn của Hiệp hội và Hội nghề nghiệp vào công tác đấu
thầu .
Thứ ba, cần phải quy định giá ký hợp đồng phải phù hợp như thế nào, phù
hợp bao nhiêu với giá tróng thầu, Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ mời thầu.
Thứ tư, cần nâng mức chuẩn trong tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật lên cao hơn
70% (như 80- 85%) để nâng cao chất lượng của các Nhà thầu.
4.1.3- Kiến nghị đối với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Thứ nhất, đơn giản thủ tục vay vốn nhất là thủ tục thế chấp bảo lãnh, Nhà
nước có các chính sách linh hoạt trong quá trình thực hiện bảo lãnh vốn và cho vay
vốn.
Thứ hai, tăng quy mô tài chính, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cho các
doanh nghiệp xây dựng, cần có chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng đầu tư phát triển,
vốn ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, Nhà nước nên đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện các doanh
nghiệp xây dựng tham gia nhiều hơn vào các cuộc đấu thầu quốc tế như hỗ trợ về
trang thiết bị kỹ thuật, chi phí đào tạo cán bé
4.1.4- Thực hiện dần việc xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ
quản đối với các Tổng công ty( đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới do
Đảng và Nhà nước đề ra và các yêu cầu của các tổ chức quốc tế).
4.2- Kiến nghị đối với Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư
và Nhà tư vấn của đấu thầu xây lắp
Kiến nghị đối với chủ đầu tư
Đối với chủ đầu tư là chính quyền địa phương, nên tránh hiện tượng can
thiệp có tính chất hành chính, áp đặt, không công tâm hoặc thiếu tính chuyên
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
20
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
nghiệp vào quá trình xét thầu. Chủ đầu tư cần có đội ngò cán bộ am hiểu luật đầu
tư xây dùng trong nước, các quy định về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế, có
trình độ hiểu biết về đặc tính của dự án hoặc phải có đội ngò tư vấn có năng lực
chuyên môn để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho việc lập Hồ sơ mời thầu.
Mặt khác chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình của Quy chế
đấu thầu
Ngoài ra, cần tuyển chọn được đội ngò tư vấn giám sát lành nghề; tuyển
chọn được Nhà thầu xây dựng thực sự có năng lực, đồng thời phải chủ động theo
dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của Nhà thầu và tư vấn trong suốt quá trình
thi công, có những hình thức kiểm tra điểm, thí điểm độc lập trên công trường,
thường xuyên có cán bộ theo dõi hiện trường.
Kiến nghị đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Trước khi phê duyệt các nội dung liên quan đến đấu thầu hay dự án, người
có thẩm quyền cần tìm hiểu kỹ hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế xã hội, cần
có kiến thức chuyên môn thật vững chắc để có thể phê duyệt nội dung của các hồ
sơ. Mặt khác cần có biện pháp kiểm tra công tác đấu thầu, công tác đầu tư xây
dựng để tránh tình trạng tiêu cực.
Kiến nghị đối với cơ quan tư vấn
Trong thời gian tới Nhà nước cần sớm đưa ra những cơ chế quy định rõ ràng
hơn về quyền và mức trách nhiệm phải chịu của các tổ chức tư vấn liên quan tới
lĩnh vực xây dựng. Mặt khác cần tăng thêm quyền hạn để các cơ quan tư vấn chủ
động trong các khâu thiết kế, khách quan trong chấm thầu và nghiêm túc trong
giám sát thi công. Bên cạnh đó phải gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với cơ quan
tư vấn( kể cả bồi thường thiệt hại về vật chất) khi xảy ra sai sót trong khâu tư vấn
gây ra cho công trình.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
21
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Kết luận
Đất nước ta đang phát triển từng ngày từng giê. Cùng với sự phát triển đó
việc đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình xây dùng trong những năm tới ở
Việt Nam được mở ra với quy mô ngày càng lớn. Điều đó tất yếu dẫn tới sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng. Để cho sự cạnh tranh đó lành mạnh,
minh bạch thì đấu thầu đóng vai trò hết sức quan trọng và tỏ ra là phương thức hiệu
quả không chỉ đối với Nhà nước, chủ đầu tư mà còn cả đối với các nhà thầu.
Phương thức đấu thầu tuy mới xuất hiện ở nước ta đã chứng tỏ sự phù hợp với nền
kinh tế thị trường, đã đạt được các thành tựu đáng kể nhưng cũng xuất hiện nhiều
bất cập, nhiều tiêu cực cần có những biện pháp không chỉ từ phía Nhà nước mà cả
các chủ thể của đấu thầu để đấu thầu thực sự là một phương thức hoàn thiện.
Sau thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà cùng việc lùa
chọn đề tài “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà” cho luận văn đã giúp em phần nào hiểu được thực tế hoạt động đấu thầu
tại các doanh nghiệp xây dựng, đây thực sự là những kiến thức quý báu bổ sung
vào những kiến thức tại trường học.
Dù còn nhiều thiếu sót nhưng luận văn đã phần nào hệ thống hoá các quy
định, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đấu thầu xây lắp, làm rõ các khái niệm
đấu thầu dùa trên các quy định của Nhà nước, phân tích những tồn tại và những vấn
đề cần khắc phục của các quy định này trong giai đoạn tới. Mặt khác luận văn cũng
khái quát được thực trạng đấu thầu qua thực tiễn tại Tổng công ty Sông Đà- một
Tổng công ty lớn của nước ta, từ đó rót ra được những mặt được và chưa được
đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục cùng các kiến nghị với Nhà nước( tuy
đây chỉ là những kiến nghị mang tính chất mở), phần nào nâng cao vai trò quản lý
Nhà nước đối với lĩnh vực đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
22
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
Do kiến thức có hạn nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong
được sự giúp đỡ, góp ý chân thành từ các thầy cô cùng các bạn và các chuyên viên
phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
I - VĂN BẢN PHÁP LUẬT
• Luật Xây dựng 2003.
• Nghị định số 52/1999/ NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về ban hành
quy chế quản lý đầu tư xây dựng.
• Nghị định số 12/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/ NĐ- CP ngày 8/7/1999.
• Nghị định số 7/2003/ NĐ- CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng kèm theo Nghị
định số 52/1999/ NĐ- CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/ NĐ- CP
ngày 5/5/2000.
• Nghị định số 43/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về Quy chế đấu thầu.
• Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về ban hành
Quy chế đấu thầu.
• Nghị định số 14/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số
88/1999/ NĐ- CP ngày 1/9/1999.
• Nghị định số 66/2003/ NĐ- CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP ngày
1/9/1999 và Nghị định số 14/2000/ NĐ- CP ngày 5/5/2000.
• Nghị định số 16/2005/ NĐ- CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
• Thông tư số 4/2000/TT- BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu( ban hành kèm theo Nghị định số
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
23
Đề tài: : Quy chế đấu thầu- cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty
Sông Đà.
88/1999/ NĐ- CP ngày1/9/1999 và Nghị định số 14/2000/ NĐ- CP ngày
5/5/2000).
• Thông tư số 16/2000/TT-BXD ngày 11/12/2000 của Bộ xây dựng hướng dẫn
việc Quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và Quản lý các
nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng công trình tại Việt Nam.
• Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn
chế độ quản lý và sử dụnglệ phí thẩm định kết quả đấu thầu.
• Thông tư số 01/2004/ TT- BKHĐT ngày 2/2/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2003/ NĐ-CP ngày 12/6/2003 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu.
II- CÁC LOẠI SÁCH VÀ TẠP CHÍ
• Tài liệu hướng dẫn “ Đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công
trình” theo thể thức của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn( FIDIC), Ngân
hàng thế giới( WB) và Ngân hàng phát triển liên Mỹ
( IDB)
• Tạp chí Xây dựng
Sè 7/2001: Quy chế đấu thầu- Những vấn đề bức xúc- Trần Trịnh
Tường
Sè 10/2002: Bỏ giá thầu thấp- Hiện tượng không bình thường trong
đấu thầu xây dựng- Phạm Hữu Minh.
Sè 1/2003: Quy định các điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng
là đòi hỏi tất yếu của tiến trình hội nhập- Hoàng Thọ Vinh.
Sè 4/2004: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quan lý thực hiện dự
án xây dựng của nhà thầu xây dựng- Nguyễn Minh Đức.
• Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam- sè 74/2004: Nhà thầu đau đầu vì nợ-
Tường Vi.
• Tạp chí Người xây dựng- Số 8/2003: Quy chế đấu thầu còn nhiều điều cần
xem xét- Lê Anh Ba.
- Sè 10/2004: Đấu thầu vấn đề cũ và mới- Lê Anh Ba.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Luật kinh doanh
43
Mã sè 432129
24
ti: : Quy ch u thu- c s phỏp lý v thc tin ỏp dng ti Tng cụng ty
Sụng .
Cỏc ti liu khỏc ca Tng cụng ty Sụng .
(Phụ lc 1)
Nguyn Th Minh Nguyt Lut kinh doanh
43
Mó số 432129
25
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
p.Tổ chức đào tạo
p.Thiết bị công nghệ
p. Quản lý kỹ thuật
p. Cơ khí cơ giới
p.Quản lý vật t SXCN
Ban thanh trap. Tài chính
p. Kế toán
p. Đầu t
p. Kế hoạch
p. Kinh tế
Văn phòng TCTSĐ
Các
đại
diện
các
văn
phòng
ĐD
Các phó tổng giám
đốc
Đơn vị
hạch
toán
độc
lập
Đơn vị
hạch
toán
phụ
thuộc
Đơn vị
sự
nghiệp
Công
ty cp.
TCT
chi
phối
và
không
c.phối
Công
ty liên
doanh
của
TCT
Ban kiểm soát