Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.34 KB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi
nhánh Hải Dương” hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của
chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Hương. Các số liệu và
kết quả có được trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
MẠC TẠ THỊ THU THỦY
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 5
CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 5
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thương mại 5
1.1.1.Khái niệm tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thương mại 5
1.1.2. Vai trò của tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với Ngân hàng
thương mại 7
1.2 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại 11
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng 11
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng 14
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 16
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất


nhập khẩu của ngân hàng thương mại 19
1.3.1. Những nhân tố chủ quan 19
1.3.2. Những nhân tố khách quan 23
1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại BIDV Hải Dương 26
CHƯƠNG 2 28
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 29
CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 29
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 29
VIỆT NAM, CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 29
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của BIDV Hải Dương 29
2.1.1. Hoạt động huy động vốn 29
2.1.2. Hoạt động tín dụng 31
2.1.3. Hoạt động dịch vụ 34
2.1.4. Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh 36
2.2. Các hình thức tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu tại
BIDV Hải Dương 37
2.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại BIDV
Hải Dương 41
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại BIDV Hải Dương 41
2.3.1.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tín dụng 41
2.3.1.2. Phân tích các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả về mặt chất lượng 54
2.3.1.3. Phân tích các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả về khả năng sinh lời 57
2.3.2. Các biện pháp do BIDV Hải Dương thực hiện để nâng cao hiệu quả tín
dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu 61
2.4. Đánh giá khái quát về thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại BIDV Hải Dương 62
2.4.1. Những kết quả đạt được 62
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3 70
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 70
TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI 70
BIDV HẢI DƯƠNG 70
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh và tín dụng cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại BIDV Hải Dương đến năm 2015 70
3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của BIDV Hải Dương 70
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu 73
3.2. Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại BIDV Hải Dương 75
3.2.1. Nhóm các giải pháp tăng doanh thu 75
3.2.1.1. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho doanh nghiệp XNK 75
3.2.1.2. Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu 76
3.2.1.3. Tăng cường hoạt động Marketing trong hoạt động tín dụng nói chung
và tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng 77
3.2.2. Nhóm giải pháp về giảm chi phí 79
3.2.2.1. Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn ngoại tệ 79
3.2.2.2. Xây dựng mô hình tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu hợp lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 80
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và đánh giá phương án kinh
doanh 80
3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
81
3.3. Một số kiến nghị với ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và
ngân hàng Nhà nước 82
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam 82
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
D/P Phương thức thanh toán nhờ thu trả ngay
DN Dư nợ
DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu
DNNK Doanh nghiệp nhập khẩu
DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
DSCV Doanh số cho vay
ĐCTC Định chế tài chính
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
L/C Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
NK Nhập khẩu
NH Ngắn hạn
TD Tín dụng
TDH Trung dài hạn
TSĐB Tài sản đảm bảo
TTR Phương thức thanh toán chuyển tiền điện
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh 29
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn của Chi nhánh 31
Bảng 2.3: Thu phí dịch vụ của Chi nhánh 34
Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh 37
Bảng 2.5: Qui mô và tốc độ tăng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK 42
Bảng 2.6 : Doanh số cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp XNK 46
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK theo thời hạn 49
Bảng 2.9: Hoạt động chiết khấu bộ chứng từ 53

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tín dụng cho doanh nghiệp XNK 55
Bảng 2.11 : Tình hình lợi nhuận từ tín dụng cho doanh nghiệp XNK 57
Bảng 2.12: Thu hoạt động dịch vụ từ tín dụng cho doanh nghiệpXNK 59
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh 33
Biểu đồ2.2: Tốc độ tăng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK 43
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK trên tổng dư nợ 44
Biểu đồ 2.4 : Doanh số cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp XNK 47
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu 50
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK theo loại tiền tệ 52
Biểu đồ 2.7. Thu nhập từ tín dụng cho doanh nghiệp XNK 60
Biểu đồ 2.8: Tổng thu nhập từ tín dụng cho DNXNK/tổng lợi nhuận ngân hàng
60
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở
thànhthành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển,
kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Sự phát triển của thương mại quốc tế
đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
Tuy nhiên, khi thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng thì những khó
khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) ngày càng
tăng. Sự thiếu hụt về vốn, hạn chế hiểu biết về tập quán, thông lệ quốc tế là
những cản trở lớn nhất cho các doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đó, tín dụng
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ra đời như
một tất yếu khách quan.
Với bề dày lịch sử, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
nói chung và Chi nhánh Hải Dương (BIDV Hải Dương) nói riêng được biết đến như

là một tổ chức tín dụng có uy tín trong lĩnh vực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp
XNK, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt trong việc giải quyết nhu
cầu vốn cho các doanh nghiệp XNK thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động XNK của tỉnh Hải Dương phát triển.
Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Nhà nước, trong những năm qua, hoạt
động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng được Chi nhánh
chú trọng và mở rộng. Hoạt động này không những đem lại lợi nhuận từ thu lãi tiền
vay mà còn đem lại cho Chi nhánh gia tăng nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ khác
như kinh doanh tiền tệ, thu từ hoạt động thanh toán quốc tế…
Thực tế cho thấy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cũng như tình hình kinh
tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường như hiện nay thì làm thế nào
để Chi nhánh vừa tăng thu nhập nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong hoạt động
i
cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là vấn đề cấp thiết. Hiện tại, hoạt
động này tại Chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn tới hiệu quả chưa cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện phát triển hoạt
động tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả
nên đề tài ‘Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương’ được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích chính của đề tài này là tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong
việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng này và đưa ra một số giải pháp khắc
phục. Giải quyết tốt đề tài trên hy vọng sẽ góp phần tối đa hóa lợi nhuận, thực
hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của
Chi nhánh trên địa bàn.
Tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Qua việc nghiên cứu các đề tài có liên quan như: “Nâng cao hiệu quả tín
dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Lê

Minh Nga, “Nâng cao chất lượng cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Mai Ngân.
Tác giả nhận thấy: Các đề tài trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung
về cho vay XNK, đánh giá thực trạng về cho vay XNK trong phạm vi nghiên cứu để
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay này. Tuy nhiên, đối với
đề tài của tác giả Lê Minh Nga, tác giả mới chỉ phân tích qui mô vốn tài trợ XNK
mà chưa phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh
doanh do hoạt động tín dụng XNK mang lại. Do đó, chưa đánh giá một cách toàn
diện về hiệu quả hoạt động tín dụng XNK của khách thể nghiên cứu. Đối với đề
tài của tác giả Vũ Thị Mai Ngân đã phân tích được các chỉ tiêu về qui mô, chất
lượng, lợi nhuận từ hoạt động cho vay XNK, tuy nhiên tác giả mới đề cập đến lợi
nhuận thu được từ cho vay XNK là lợi nhuận thuần túy thu được từ lãi suất cho
ii
vay, chưa xem xét đến thu nhập từ hoạt động cho vay XNK mang lại từ các dịch
vụ liên quan nên chưa phản ánh đầy đủ chất lượng cho vay XNK để từ đó đưa ra
các giải pháp phù hợp.
So với các đề tài trên, đề tài: ‘Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, chi nhánh Hải Dương’ tác giả đã đi sâu phân tích các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng qua ba nhóm:
nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tín dụng, nhóm chỉ tiêu phản ánh nâng cao
hiệu quả về mặt chất lượng, và nhóm chỉ tiêu nâng cao hiệu quả về khả năng sinh
lời, đồng thờiphân tích rõ thu nhập từ hoạt động tín dụng XNK đem lại, chỉ ra
các biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện để nâng cao hiệu quả tín dụng cho
doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh. Từ đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp thích
hợp về tăng doanh thu, giảm chi phí và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín
dụng cho doanh nghiệp XNK của Chi nhánh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK
của ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp XNK tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2011 và đề xuất giải pháp đến
năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp định tính dựa trên số liệu thu thập
được từ Báo cáo hoạt động tín dụng tại phòng Quản lý rủi ro, báo cáo tổng hợp hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh tại phòng Kế hoạch tổng hợp và báo cáo tổng hợp
hoạt động Thanh toán quốc tế tại phòng Thanh toán quốc tế. Từ đó, tác giả dùng
những công cụ như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, biểu đồ…để tìm ra
nguyên nhân những hạn chế tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp XNK tại Chi nhánh.
iii
Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày theo ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam,
Chi nhánh Hải Dương.
iv
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
 Khái niệm và vai trò của tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thương mại

 Khái niệm: Tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của NHTM là các
hoạt động mang tính chất tài trợ của Ngân hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc thù
về tài chính và uy tín đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình giao
dịch ngoại thương.
 Vai trò:
- Đối với doanh nghiệp XNK: Được hỗ trợ về vốn để thực hiện thành công
các thương vụ đồng thời nâng cao uy tín trên thương trường quốc tế.
- Đối với ngân hàng thương mại: Tín dụng cho các doanh nghiệp XNK
không những đem lại nguồn thu cho ngân hàng từ các khoản lãi suất và phí dịch vụ
mà còn tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình dịch vụ khác phát triển.
- Đối với nền kinh tế: Tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương diễn ra trôi
chảy, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô
của Nhà nước đó là tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thương mại.
 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng DSCV cho DNXNK =
v
 Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:

Chỉ tiêu về lợi nhuận
• Chỉ tiêu về thu nhập: Ngân hàng xem xét đến thu dịch vụ có liên quan.
vi

vii
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
 Thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại BIDV
Hải Dương
 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tín dụng
Đối với hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay các doanh nghiệp XNK đã nhanh chóng trở thành hoạt
động cho vay quan trọng của Chi nhánh. Tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp
XNK trên tổng dư nợ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2008 chỉ chiếm 12,8%,
năm 2009 chiếm 13,6%, năm 2010 tăng lên 22,5%, đến năm 2011 chiếm tới 27,5%
đạt mức 928,50 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cũng như doanh số
thu nợ qua các năm, cho thấy các doanh nghiệp XNK sử dụng nguồn vốn ngân hàng
có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi
nhánh.
Về cơ cấu dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK theo thời hạn: Chi nhánh đã
xác định mục tiêu giảm dần dư nợ trung, dài hạn, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn phù
hợp với xu hướng của thị trường vốn. Dư nợ cho vay trung dài hạn đối với các
doanh nghiệp nhập khẩu đã giảm từ 82,4% tổng dư nợ cho vay nhập khẩu vào năm
2008 xuống còn 59,3% năm 2011 đã giúp Chi nhánh hạn chế bớt những rủi ro, tăng
cường cho vay ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh. Đối với dư nợ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu, toàn bộ dư nợ đều là cho vay ngắn hạn.
Về cơ cấu dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK theo loại tiền tệ: Tỷ trọng
dư nợ cho vay ngoại tệ qui đổi giảm dần từ 80,2% trên tổng dư nợ cho vay các
doanh nghiệp XNK năm 2008 xuống còn 44,4% năm 2009, 68% năm 2010 và
xuống 65,5% năm 2011.
Đối với hoạt động chiết khấu:
Tỷ trọng doanh số chiết khấu trên doanh số thanh toán xuất khẩu còn thấp. Năm
viii
2008 số món chiết khấu là 12 món với số tiền 1.672 nghìn USD, tăng lên 17 món
với số tiền 2.175 nghìn USD năm 2009, 25 món với số tiền 2.551 nghìn USD năm

2010 và đạt số món là 32, với số tiền 3.397 nghìn USD năm 2011. Do các sản
phẩm chiết khấu còn đơn điệu, Chi nhánh mới chỉ triển khai sản phẩm chiết khấu có
truy đòi theo hình thức thư tín dụng chưa triển khai các sản phẩm chiết khấu theo
hình thức nhờ thu, chuyển tiền hay các sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi.
 Phân tích các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả về mặt chất lượng
Nhìn chung chất lượng tín dụng của Chi nhánh được kiểm soát tốt, không để
nợ xấu xảy ra. nhưng tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng và tốc độ tăng trưởng
nợ quá hạn khá cao, năm 2009 chỉ tăng trưởng 11,8%, sang năm 2010 lên đến 111%
và năm 2011 là 58,9%. Điều này chứng tỏ, chất lượng tín dụng cho các doanh
nghiệp XNK có dấu hiệu giảm sút, ảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả tín
dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh.
 Phân tích các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả về khả năng sinh lời
Hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp XNK không những đem lại lợi
nhuận từ lãi vay, mà còn đem lại phí thu được tương đối cao từ các hoạt động dịch
vụ khác, thậm chí cao hơn cả lợi nhuận thu được từ lãi cho vay các doanh nghiệp
XNK. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp XNK ngày càng tăng,
chứng tỏ hoạt động tín dụng này tại Chi nhánh mang lại hiệu quả cao, đóng góp
quan trọng trong tổng lợi nhuận ngân hàng.
 Đánh giá khái quát về thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại BIDV Hải Dương
Những kết quả đạt được:
Dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK tăng trưởng mạnh, chất lượng tín
dụng được đảm bảo, lợi nhuận chiếm tỷ trọng ngày càng cao và quan trọng trong lợi
nhuận từ hoạt động tín dụng và tổng lợi nhuận ngân hàng.
Những hạn chế và nguyên nhân:
 Những hạn chế:
- Về qui mô dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh đã có sự
tăng trưởng mạnh trong những năm qua nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, nhu
ix
cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Cơ cấu cho vay các doanh nghiệp XNK chưa hợp lý: Tỷ trọng dư nợ cho
doanh nghiệp XK vẫn còn nhỏ so với tổng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK,
dư nợ cho vay ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng khá cao.
- Dư nợ cho vay các công ty lớn chiếm tỷ trọng cao
- Sản phẩm đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao
 Nguyên nhân của tồn tại: Chi nhánh chưa chủ động và tích cực trong việc phát
triển khách hàng, nguồn vốn ngoại tệ hạn chế, thiếu thông tin về khách hàng, mô
hình tổ chức hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh chưa hợp lý,
trình độ cán bộ còn hạn chế, ngoài ra còn nguyên nhân từ môi trường kinh tế trong
và ngoài nước cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp
XNK.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI BIDV HẢI DƯƠNG
 Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại BIDV Hải Dương
 Nhóm các giải pháp tăng doanh thu
 Nhóm giải pháp về giảm chi phí
 Một số kiến nghị
x
KẾT LUẬN
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã có một số đóng
góp sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp
XNK của ngân hàng thương mại.
- Trên cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích thực trạng, đánh giá và tìm ra
những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại
Chi nhánh.
- Đề xuất các nhóm giải pháp và có một số kiến nghị đối với BIDV và Ngân

hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại
Chi nhánh.
xi
xii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở
thànhthành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển,
kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Sự phát triển của thương mại quốc tế
đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
Tuy nhiên, khi thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng thì những khó
khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) ngày càng tăng.
Sự thiếu hụt về vốn, hạn chế hiểu biết về tập quán, thông lệ quốc tế là những cản trở
lớn nhất cho các doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đó, tín dụng cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ra đời như một tất yếu khách
quan.
Với bề dày lịch sử, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
nói chung và Chi nhánh Hải Dương (BIDV Hải Dương) nói riêng được biết đến như
là một tổ chức tín dụng có uy tín trong lĩnh vực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp
XNK, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt trong việc giải quyết nhu
cầu vốn cho các doanh nghiệp XNK thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động XNK của tỉnh Hải Dương phát triển.
Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Nhà nước, trong những năm qua, hoạt
động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng được Chi nhánh
chú trọng và mở rộng. Hoạt động này không những đem lại lợi nhuận từ thu lãi tiền
vay mà còn đem lại cho Chi nhánh gia tăng nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ khác
như kinh doanh tiền tệ, thu từ hoạt động thanh toán quốc tế…

Thực tế cho thấy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cũng như tình hình kinh
tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường như hiện nay thì làm thế nào
1
để Chi nhánh vừa tăng thu nhập nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong hoạt động
cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là vấn đề cấp thiết. Hiện tại, hoạt
động này tại Chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn tới hiệu quả chưa cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện phát triển hoạt
động tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả
nên đề tài ‘Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương’ được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích chính của đề tài này là tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong
việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động tín dụng này và đưa ra một số giải pháp khắc phục. Giải
quyết tốt đề tài trên hy vọng sẽ góp phần tối đa hóa lợi nhuận, thực hiện mục tiêu
tăng trưởng và phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Chi nhánh trên địa
bàn.
3. Tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Qua việc nghiên cứu các đề tài có liên quan như: “Nâng cao hiệu quả tín
dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” của tác giảLê
Minh Nga, “Nâng cao chất lượng cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Mai Ngân.
Tác giả nhận thấy: Các đề tài trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung
về cho vay XNK, đánh giá thực trạng về cho vay XNK trong phạm vi nghiên cứu để
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay này. Tuy nhiên, đối với
đề tài của tác giả Lê Minh Nga, tác giả mới chỉ phân tích qui mô vốn tài trợ XNK
mà chưa phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh
do hoạt động tín dụng XNK mang lại. Do đó, chưa đánh giá một cách toàn diện về
hiệu quả hoạt động tín dụng XNK của khách thể nghiên cứu. Đối với đề tài của tác

giả Vũ Thị Mai Ngân đã phân tích được các chỉ tiêu về qui mô, chất lượng, lợi
nhuận từ hoạt động cho vay XNK, tuy nhiên tác giả mới đề cập đến lợi nhuận thu
2
được từ cho vay XNK là lợi nhuận thuần túy thu được từ lãi suất cho vay, chưa xem
xét đến thu nhập từ hoạt động cho vay XNK mang lại từ các dịch vụ liên quan nên
chưa phản ánh đầy đủ chất lượng cho vay XNK để từ đó đưa ra các giải pháp phù
hợp.
So với các đề tài trên, đề tài: ‘Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
chi nhánh Hải Dương’ tác giả đã đi sâu phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín
dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng qua ba nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh
tăng trưởng tín dụng, nhóm chỉ tiêu phản ánh nâng cao hiệu quả về mặt chất lượng,
và nhóm chỉ tiêu nâng cao hiệu quả về khả năng sinh lời, đồng thờiphân tích rõ thu
nhập từ hoạt động tín dụng XNK đem lại, chỉ ra các biện pháp mà ngân hàng đã
thực hiện để nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh. Từ
đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp thích hợp về tăng doanh thu, giảm chi phí và
một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK của Chi
nhánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK
của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh
nghiệp XNK tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2011 và đề xuất giải pháp đến
năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp định tính dựa trên số liệu thu thập
được từ Báo cáo hoạt động tín dụng tại phòng Quản lý rủi ro, báo cáo tổng hợp hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh tại phòng Kế hoạch tổng hợp và báo cáo tổng hợp
hoạt động Thanh toán quốc tế tại phòng Thanh toán quốc tế. Từ đó, tác giả dùng

những công cụ như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, biểu đồ…để tìm ra
nguyên nhân những hạn chế tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cho doanh
3
nghiệp XNK tại Chi nhánh.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày theo ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam,
Chi nhánh Hải Dương.
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
của Ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân
hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính trong
nền kinh tế với chức năng là kinh doanh tiền tệ. Để thực hiện chức năng của mình
ngân hàng thương mại thực hiện đồng thời nhiều hoạt động như huy động vốn, dịch
vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động trung gian khác. Trong đó, tín
dụng là hoạt động quan trọng nhất vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay
để cho vay, là dịch vụ sinh lời chủ yếu và cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro

nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Tùy theo góc độ nghiên cứu, mà có thể hiểu khái niệm về tín dụng. Xét trên
góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt
tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay
sang người đi vay. Theo giáo trình “Tín dụng ngân hàng” của Học viện ngân hàng
trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu
như sau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (các nhân, doanh nghiệp,
và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
5
Trong những năm 60 trở về trước, hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có
cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều khi thuật ngữ tín dụng và
cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 70 trở lại đây, cho thuê
vận hành và cho thuê tài chính được các ngân hàng và các định chế tài chính khác
cung cấp cho khách hàng. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một
hình thức tín dụng bằng tài sản thực.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng ban hành năm 2004 định nghĩa:
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một
khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Như vậy, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn
trả cả gốc và lãi. Theo hình thức thì tín dụng được phân loại thành các nghiệp vụ
chính: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính và bảo lãnh ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng dẫn đến nhu cầu XNK
của các quốc gia cũng tăng lên nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của đất nước
mình. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có hạn nên không phải lúc nào các doanh
nghiệp XNK cũng có đủ vốn để thực hiện các thương vụ của mình. Bên cạnh đó,

một số doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính nhưng vẫn không thể XNK hàng hóa
do chưa có danh tiếng và uy tín trên thị trường quốc tế. Đây chính là nguyên nhân
làm nảy sinh quan hệ tín dụng của các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp
XNK.
Trên cơ sở khái niệm về tín dụng ngân hàng ta có thể hiểu tín dụng cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu như sau:
Tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là
các hoạt động mang tính chất tài trợ của Ngân hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu
đặc thù về tài chính và uy tín đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá
trình giao dịch thương mại quốc tế
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và của hệ thống ngân hàng,
các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu ngày càng
6

×