Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 105 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp này, em đã
nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình từ phía các thầy cô khoa kế toán
tài chính Đại học Nha Trang và Ban Giám Đốc, phòng Kế hoạch – tổng hợp
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.
Lời đầu tiên em xin được chân thành cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phạm
Thị Phương Uyên, người đã nhiệt tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót,
giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin được cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, quý
thầy cô bộ môn tài chính, khoa Kế toán - Tài chính Đại học Nha Trang…Các
thầy cô đã truyền đạt cho em kiến thức, kỹ năng học tập làm tiền đề cho khóa
luận và làm hành trang cho con đường tương lai.
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc, các phòng ban, các cô chú anh chị
phòng Kế hoạch – Tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho em thực tập,
cung cấp tài liệu để viết khóa luận.
Em muốn được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên, là
nguồn động viên, cổ vũ tinh thần cho em trong suốt thời gian qua.
Mặc dù em đã nỗ lực hoàn thành khóa luận với tất cả sự nhiệt tình và
kiến thức của bản thân, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn để bài viết được
hoàn thiện hơn.
Nha Trang, tháng năm 2012
Sinh viên
Vũ Thùy Linh
ii

MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÔNG CỤ
NGOẠI HỐI PHÁI SINH 4
1.1 Thị trường ngoại hối 4
1.1.1 Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối 4
1.1.1.1 Khái niệm ngoại hối 4
1.1.1.2 Khái niệm thị trường ngoại hối 4
1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối 5
1.1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 6
1.1.3.1 Các ngân hàng thương mại 6
1.1.3.2 Những nhà môi giới ngoại hối 7
1.1.3.3 Định chế tài chính phi ngân hàng 8
1.1.3.4 Nhóm khách hàng mua bán lẻ 8
1.1.3.5 Các ngân hàng Trung Ương 8
1.2 Tỷ giá 9
1.2.1Khái niệm tỷ giá 9
1.2.2 Các thuật ngữ liên quan đến tỷ giá hối đoái 11
1.2.2.1 Đồng yết giá và đồng định giá 11
1.2.2.2 Tỷ giá mua và tỷ giá bán 11
1.2.3 Phương pháp yết tỷ giá 11
1.2.4 Tỷ giá chéo 12
1.2.5 Phân loại tỷ giá 12
1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 14
1.3.1 Nghiệp vụ giao ngay 14
1.3.2 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 15

1.3.2.1 Vai trò của các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 16
1.3.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn 18
iii

1.3.2.3 Nghiệp vụ tương lai 21
1.3.2.4 Nghiệp vụ quyền chọn 23
1.3.2.5 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối 25
1.3.2.6 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh khác 28
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân
hàng thương mại 29
1.4.1 Môi trường kinh tế trong và ngoài nước 29
1.4.1.1 Môi trường kinh tế quốc tế 29
1.4.1.2 Môi trường kinh tế trong nước 30
1.4.2 Chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái 31
1.4.3 Sự phát triển của thị trường ngoại hối 32
1.4.4 Trình độ nhận thức của Ngân hàng và khách hàng. 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KINH DOANH NGOẠI HỐI
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 35
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Khánh Hòa) 35
2.1.1 Lịch sử hình thành của NH TMCP ĐT&PT Khánh Hòa 35
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 37
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa 37
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 38
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 45
2.1.3.1. Về tình hình huy động vốn 45
2.1.3.2. Về tình hình thực hiện các chỉ tiêu tín dụng 48
2.1.3.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ 51
2.1.3.4 Về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 54

2.1.4 Thực trạng kinh doanh ngoại hối của NH TMCP Đầu tư và phát triển
Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 56
2.2 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 58
2.2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 58
2.2.2 Tình hình sử dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại NH TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 62
2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ 62
iv

2.2.2.2 Kỹ thuật thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 71
2.2.2.3 Doanh thu nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại NH TMCP ĐT&PT Việt
Nam chi nhánh Khánh Hòa 83
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh tại
NH TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 85
2.2.3.1 Những kết quả đạt được 85
2.2.3.2 Một số hạn chế 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGOẠI HỐI PHÁI
SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 92
3.1 Giải pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân
hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa. 92
3.1.1 Phân loại khách hàng và chủ động về công tác marketing và quảng bá
sản phẩm, dịch vụ ngoại hối phái sinh. 92
3.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, tăng cường liên kết trên thị
trường Interbank 93
3.2 Một số kiến nghị mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối
phái sinh tại các ngân hàng thương mại 94
3.2.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 94
3.2.1.1 Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối

phái sinh 94
3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh
bạch hóa thông tin 95
3.2.2 Kiến nghị với cơ quan Chính phủ 96
3.2.2.1 Nới lỏng vai trò điều hành của Nhà nước vào thị trường ngoại hối 96
3.2.2.2 Hỗ trợ, phối hợp với các NHTM trong việc nâng cao nhận thức của
doanh nghiệp, nhà đầu tư 96
KẾT LUẬN 98



v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN
NĂM 2009 – 2010 – 2011 46
Bảng 2.2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG NĂM
2009 – 2010 – 2011 49
Bảng 2.3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU DỊCH VỤ 2009-2010-
2011 52
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NĂM 2009 – 2010 – 2011 54
Bảng 2.5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI2009 -
2010 -2011 56
Bảng 2.6: DOANH SỐ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ NGOẠI HỐI PHÁI
SINH NĂM 2009 – 2010 – 2011 83


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ


 SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa 37
 BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số kinh doanh ngoại tệ của BIDV Khánh Hòa 57
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 84
 ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Mua quyền chọn mua 75
Đồ thị 2.2: Mua quyền chọn bán 76
Đồ thị 2.3: Mua quyền chọn mua của công ty TNHH Tín Thịnh 78


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank : Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
ĐT & PT : Đầu tư và Phát triển.
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FOREX : Thị trường ngoại hối
GP-bank : Ngân hàng dầu khí toàn cầu
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTW : Ngân hàng Trung ương
ODA : Vốn viện trợ không hoàn lại
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
WTO : Tổ chức thương mại thế giới




1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thị trường tài chính quốc tế cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
đang ngày càng phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, đi kèm với những
rủi ro, cụ thể trong đó là những rủi ro liên quan đến tỷ giá và lãi suất của thị
trường ngoại hối. Những rủi ro này có thể được bảo hiểm nếu nhà đầu tư quan
tâm đến và sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
Trên thị trường thế giới, công cụ ngoại hối phái sinh đã phát triển rất
nhanh với đa dạng các sản phẩm ngoại hối phái sinh và sự tham gia ngày càng
tích cực của các thành viên tham gia thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam thị
trường này chỉ ở mức độ sơ khai, kém phát triển, thể hiện ở doanh thu chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
thương mại. Việc phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam
không chỉ là yếu tố cần thiết trong xu thế Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu
ngày càng sâu rộng, mà còn là biện pháp phòng ngừa rủi ro trước áp lực biến
động tỷ giá do sự gia tăng cung cầu ngoại tệ không đều trong thời kỳ mở cửa
kinh tế đất nước. Đồng thời việc phát triển nghiệp vụ ngoại hối phái sinh còn
là cơ hội cho ngân hàng hình thành và mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại

tệ, tăng cường khả năng cạnh tranh trong tình hình hội nhập quốc tế. Chính vì
vậy, việc đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng đi cho công
cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề cần
thiết hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài
khóa luận: “Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh
tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa”.
2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện việc tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động kinh
doanh ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa, đánh giá những thành tựu đã đạt được
và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra giải pháp mở rộng và phát triển
hoạt động kinh doanh này cho Ngân hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa năm 2009 - 2011
4. Phạm vi nghiên cứu
Công cụ ngoại hối phái sinh là một mảng lớn, ngày càng phát triển với
đa dạng các loại hình dịch vụ, tuy nhiên, trong điều kiện cho phép, đề tài này
chỉ tập trung nghiên cứu các công cụ ngoại hối phái sinh thường gặp trên thị
trường ngoại hối Việt Nam.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu là ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa với số liệu trong 3 năm: 2009, 2010 và 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp thống kê đối chiếu kết hợp sử dụng số liệu thực tế

6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận gồm có 3 chương:
3

Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối và các công cụ ngoại hối
phái sinh
Chương 2: Thực trạng triển khai công cụ ngoại hối phái sinh tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngoại hối phái sinh tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.
7. Đóng góp của đề tài
 Về mặt lý luận: Cung cấp lý thuyết chung về công cụ ngoại hối phái
sinh, hành lang pháp lý được áp dụng trên thị trường ngoại hối Việt Nam.
Đồng thời giúp người đọc hiểu thêm về các công cụ phái sinh đang được sử
dụng và cung cấp cho khách hàng hiện nay.
 Về mặt thực tiễn: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, tình
hình kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh trong
3 năm 2009, 2010 và 2011 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Khánh Hòa. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn chính xác về
mức độ phát triển, cũng như tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của
các công cụ ngoại hối phái sinh trên thị trường Việt Nam.

4

CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VÀ CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH
1.1 Thị trường ngoại hối
1.1.1 Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối
1.1.1.1 Khái niệm ngoại hối
Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán sử

dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ
có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và luật Ngân hàng Nhà nước
sửa đổi bổ sung năm 2001, khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng tiêu
chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoại hối được xem xét theo
nghĩa hẹp, chỉ gồm các loại ngoại tệ.
1.1.1.2 Khái niệm thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market)
Quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng phát triển, việc chuyển
đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác ngày càng đóng vai trò quan
trọng. Nếu tất cả các nước đều sử dụng một đồng tiền chung như các công
dân trên cùng một khuôn khổ của một quốc gia thì sẽ không cần đến thị
trường ngoại hối. Trên thế giới có rất nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên mỗi
nền kinh tế cần có một thị trường ngoại hối để trao đổi các đơn vị tiền tệ khác
nhau phục vụ cho hoạt động thương mại với nước ngoài. Đồng nội tệ chỉ có
thể dùng để mua bán các loại hàng hóa dịch vụ hay tài sản ở phạm vi trong
quốc gia đó vì vậy để mua hàng hóa dịch vụ sản xuất tại nước ngoài cần phải
có đồng tiền của quốc gia đó. Việc đó được thực hiện bằng cách mua đồng
ngoại tệ, bán đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
5

Ở các nước phát triển quan hệ cung cầu ngoại hối đều tập trung tại thị
trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là nơi xảy ra việc mua bán, trao đổi
ngoại hối trong đó chủ yếu là mua bán trao đổi ngoại tệ và các phương tiện
thanh toán quốc tế. Khác với thị trường khác nơi mà tiền đổi lấy hàng hóa thì
thị trường ngoại hối là nơi mà tiền đổi lấy tiền. Nói một cách tổng quát thị
trường ngoại hối được định nghĩa là bất kỳ nơi nào diễn ra hoạt động mua bán
các loại tiền tệ khác nhau.
1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối
 Một thị trường quốc tế

Khác với thị trường hàng hóa hay chứng khoán có địa điểm tập trung
nhất định, thị trường ngoại hối là không biên giới. Thị trường hối đoái quốc tế
là thị trường toàn cầu và diễn ra liên tục và nó trở thành thị trường duy nhất
và không ngủ. Tuy nhiên ở từng địa điểm nó mang thêm những đặc thù riêng
do ảnh hưởng của các quy định mang tính quốc gia được áp dụng. Các nhà
kinh doanh trên thị trường ngoại hối có xu hướng cân bằng tỷ giá giữa các vị
trí khác nhau trên thế giới để dần dần tiến tới thị trường duy nhất. Nếu có sự
khác biệt trong thị trường ngoại hối nơi mà giá niêm yết của những đồng tiền
thay đổi theo giá trị thị trường sẽ điều chỉnh tỷ giá. Cơ chế điều chỉnh này xảy
ra là kết quả của Arbitrage quốc tế.
 Một thị trường liên ngân hàng
Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các
thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW.
Giao dịch ngoại hối trên thị trường Interbank chiếm khoảng 85% tổng giao
dịch ngoại hối toàn cầu. Thị trường hối đoái liên ngân hàng được tổ chức qua
hệ thống ngân hàng trong nước, là nơi tập hợp cung cầu ngoại tệ với đồng bản
6

tệ. Đồng thời ở đó tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ có trong giao dịch cũng như
lượng ngoại tệ đưa ra giao dịch đều được xác định cụ thể.
 Một thị trường nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tâm
lý…nhất là đối với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
Đây là hệ quả tất yếu của đặc tính liên kết toàn cầu của thị trường ngoại
hối. Một khi xảy ra các sự kiện về kinh tế, chính trị, xã hội đều khiến cho các
nhà kinh tế có những phân tích, nhận định về tác động của nó tới hoạt động
kinh tế quốc tế, về xu thế phát triển của nền kinh tế…sự tác động này được
xem như tác động của bàn tay vô hình trong nền kinh tế mở.
 Tính tập trung cao và đồng tiền được sử dụng nhiều nhất là USD
Mặc dù các thành viên tham gia thị trường trải khắp toàn cầu nhưng hầu
hết các giao dịch vẫn diễn ra ở ba thị trường lớn nhất thế giới: London, New

York, Tokyo…Tỷ giá nói chung được xác định theo quan hệ cung cầu mà
không có sự can thiệp của nhà nước.
Ước tính USD chiếm khoảng 41.5% trong tổng số các đồng tiền tham
gia. Những đồng tiền mạnh như DEM, CHF, JPY, EUR, GBP thường giữ vị
trí quan trọng trên thị trường.
1.1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
Thành viên tham gia thị trường ngoại hối bao gồm các ngân hàng thương
mại, nhà môi giới, các định chế tài chính phi ngân hàng, các khách hàng mua
bán lẻ, các ngân hàng Trung Ương.
1.1.3.1 Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks)
Các NHTM giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích:
Thứ nhất: Cung cấp dịch vụ cho kách hàng bằng cách mua hộ và bán hộ
cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng không
7

phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bàng cân
đối tài sản nội bảng. Thông qua dịch vụ mua bán hộ ngân hàng thu một khoản
phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán.
Thứ hai: kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm
kiếm lời khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trang thái ngoại
hối, do đó ngân hàng phải bỏ vốn, phải chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng
cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng.
Trên Interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức:
Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau (Direct Interbank): Là giao
dịch mà trong đó các ngân hàng trực tiếp tiếp nhận thông tin về nhu cầu mua
bán hợp đồng ngoại tệ của đối tác, trực tiếp thỏa thuận, đấu giá và đưa ra
quyết định mua bán với ngân hàng đối tác.
Giao dịch gián tiếp với nhau qua môi giới (Indirect Interbank): Là giao
dịch trong đó các ngân hàng có quan hệ mua bán ngoại tệ không có thông tin
trực tiếp về nhu cầu mua bán hợp đồng ngoại tệ của đối tác mà họ phải thông

qua một trung gian môi giới để có được thông tin tiến hành đấu giá, thỏa
thuận mua bán ngoại tệ.
1.1.3.2 Những nhà môi giới ngoại hối (Foreing Exchange brokers)
Ngày nay, ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân
hàng khác nhau, thì hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới
ngoại hối cũng đang phát triển. Phương thức giao dịch thông qua môi giới có
ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết lệnh đặt mua và lệnh đặt bán
ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua
và tỷ giá chào cho bán cho khách hàng một cách nhanh chóng, rộng khắp với
giá tay trong (inside rate). Tuy nhiên giao dịch qua môi giới cũng có nhược
8

điểm là: các ngân hàng phải trả cho nhà môi giới một khoản phí (gọi là
brokerage fee), làm cho chênh lệch tỷ giá thu hẹp lại.
1.1.3.3 Định chế tài chính phi ngân hàng (Non - bank financial institutions)
Các định chế tài chính không có tính cách ngân hàng bao gồm những
công ty tài chính và những công ty bảo hiểm. Những công ty này ngày càng
đóng vai trò quan trọng hơn trên thị trường hối đoái nhất là từ thập niên 1980
trở đi. Họ đã cung ứng một loạt các dịch vụ: cung cấp ngoại tệ và giúp đỡ
phòng tránh rủi ro hối đoái cho các nhà đầu tư, người vay mượn, các nhà xuất
nhập khẩu…
1.1.3.4 Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail clients hay bank customers)
Nhóm khách hàng này gồm công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà
đầu tư quốc tế và những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích:
Thứ nhất, chuyển đổi tiền tệ: Thay vì việc phải thực hiện vay hoặc mua
ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện hợp đồng hoán đổi ngoại tệ.
Với cách làm này sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí lãi vay.
Thứ hai, phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Các doanh nghiệp lớn (các công ty đa
quốc gia) thường mua hoặc bán trực tiếp mà không thông qua trung gian, do
số lượng giao dịch lớn nên họ tham gia thị trường hối đoái với mục đích chủ

yếu là ngăn ngừa rủi ro do những biến động bất lợi về tỷ giá. Trong các doanh
nghiệp lớn hình thành các phòng giao dịch hối đoái có chức năng nghiên cứu
thị trường, đề ra các giải pháp an toàn vốn, dự đoán về tỷ giá, đánh giá mức
độ rủi ro, từ đó đề ra giải pháp giao dịch hối đoái nhằm bảo hiểm đồng tiền.
1.1.3.5 Các ngân hàng Trung Ương (Center banks)
NHTW tham gia FOREX nhằm 3 mục đích sau:
9

Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá: Các NHTW không thờ ơ trước sự biến
động của tỷ giá đối với đồng tiền do mình phát hành. Do đó, mặc dù hầu hết
các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển được thả nổi từ năm 1973,
nhưng trên thực tế, các NHTW vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua
vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo
hướng mà NHTW cho là có lợi. Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của
NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên
độ nhất định.
Thứ hai, mua bán chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng gía trị dự
trữ ngoại hối quốc gia. Ngày nay, các NHTW thế giới luôn duy trì một lượng
dự trữ ngoại hối nhất định, ví dụ dự trữ ngoại hối của NHTW Trung Quốc tới
gần 2.000 tỷ USD. Do tỷ giá của các đồng tiền dự trữ thường xuyên biến
động, nên các NHTW một mặt phải đa dạng hóa cơ cấu dự trữ, mặt khác có
thể tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ ngoại
hối của mình.
Thứ ba, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho
Chính phủ. Ở đây, NHTW đóng vai trò đại diện cho Chính phủ thực hiện các
chính sách tiền tệ trong đó có hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ cho
chi tiêu Chính phủ và các hoạt động tài trợ, đầu tư, trả nợ…
1.2 Tỷ giá
1.2.1 Khái niệm tỷ giá
 Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan về giá trị giữa hai đồng

tiền với nhau.
 Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước
này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác.
10

Ví dụ: Bảng 1.1: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với các ngoại tệ mạnh do
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam công bố ngày 09/05/2012 :
Ngoại tệ Mua
Bán
Ký hiệu Tên Tiền mặt và Séc Chuyển khoản

USD USD 20.820,00 20.830,00

20.880,00

USD1 USD1 20.810,00 - -
EUR EUR 26.866,00 26.947,00

27.227,00

GBP GBP 33.244,00 33.478,00

33.853,00

HKD HKD 2.645,00 2.664,00 2.711,00
CHF CHF 22.243,00 22.400,00

22.713,00

JPY JPY 256,68 259,27 262,71

THB THB - 644,74 697,42
AUD AUD 20.755,00 20.901,00

21.195,00

CAD CAD 20.504,00 20.712,00

20.998,00

SGD SGD 16.444,00 16.560,00

16.831,00


Chẳng hạn, tỷ giá USD và VND viết là USD/VND chính là số lượng
cần thiết VND để mua 1USD. Luật NHNH Việt Nam (1997) định nghĩa: Tỷ
giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền
nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên
thị trường ngoại hối có sự điều tiết của Nhà nước và do NHNN Việt Nam xác
định và công bố.
( Ngu

n:
/>-
gia
-
ngoai
-
te.aspx?ngay=09/05/2012


)

11

1.2.2 Các thuật ngữ liên quan đến tỷ giá hối đoái
1.2.2.1 Đồng yết giá và đồng định giá
Tỷ giá thường được thể hiện là một cặp đồng tiền (currency pair), đồng
thời thể hiện mối quan hệ giữa hai đồng tiền đó.
Khi công bố giá trên thị trường, tỷ giá được mô tả ngắn gọn như sau:
A/B hoặc 1A= xB
Trong đó: A: Đồng tiền yết giá B: Đồng tiền định giá
1.2.2.2 Tỷ giá mua và tỷ giá bán
Khi công bố tỷ giá ra thị trường, các NHTM luôn công bố tỷ giá theo hai
chiều (two-way price) cho các khách hàng mua của mình. Tỷ giá công bố bao
gồm tỷ giá mua (Bid Rate) và tỷ giá bán (Ask/Offer Rate) được áp dụng cho
cả người mua và người bán. Hình thức yết giá này gọi là yết giá hai chiều.
Ví dụ: USD/VND: 20.800 -20.860 hoặc yết gọn USD/VND: 20.800/860
Trong đó các tỷ giá viết trước : 20.800 là tỷ giá mua, còn tỷ giá viết sau
20.860 là tỷ giá bán.Với cách viết này thì NH sẽ mua vào USD bằng VND
theo tỷ giá mua và bán ra USD lấy VND theo tỷ giá bán.
1.2.3 Phương pháp yết tỷ giá
Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp yết tỷ giá: Yết giá trực tiếp
và yết giá gián tiếp. Yết giá trực tiếp hay còn gọi là yết giá kiểu Châu Âu, yết
giá gián tiếp hay còn gọi là yết giá kiểu Mỹ. Phương pháp yết giá được thể
hiện cụ thể như sau:
 Yết giá trực tiếp
Theo phương pháp này người ta biểu thị một đơn vị cố định ngoại tệ
bằng một lượng biến đổi nội tệ. Như vậy, đồng ngoại tệ là đồng yết giá, đồng
nội tệ là đồng định giá.
12


Ví dụ: Tại Việt Nam có tỷ giá
USD/VND: 20.800 (Hay: 1USD = 20.800 VND)
 Yết giá gián tiếp
Theo phương pháp này người ta biểu thị một đơn vị cố định nội tệ bằng
một lượng biến đổi ngoại tệ. Như vậy, đồng ngoại tệ là đồng định giá, đồng
nội tệ là đồng yết giá.
Ví dụ: Tại London có tỷ giá
GBP/USD: 1.8421 (Hay: 1GBP = 1.8421USD)
1.2.4 Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá của một cặp đồng tiền được hình thành dựa vào
đồng tiền thứ 3 (đồng tiền trung gian).
Hiện nay, các đồng tiền của các quốc gia đều được yết giá thông qua
đồng USD, do vậy tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ trong đó không có mặt
USD được gọi là tỷ giá chéo.
Theo Reuters: “Tỷ giá chéo là tỷ giá của một cặp đồng tiền mà trong
đó không có đồng nào được trao đổi là USD”.
Như vậy, tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được suy ra từ tỷ giá giữa
chúng với USD, tức USD luôn đóng vai trò đồng tiền trung gian.
1.2.5 Phân loại tỷ giá
 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:
 Tỷ giá thư hối (Mail tranfer rate): Là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó
ngân hàng chuyển tiền bằng thư.
 Tỷ giá điện hối (Telegraphic tranfer rate): Được xem là tỷ giá cơ bản và
chính thức và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác
13

 Tỷ giá séc, hối phiếu trả tiền sau = Tỷ giá điện hối – lãi phát sinh từ ngày
phát hành séc, hối phiếu đến ngày trả tiền.
 Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối

 Tỷ giá chính thức (Official Exchange Rate): Tỷ giá do NHNN công bố
hàng ngày. Tỷ giá này thường dùng làm tỷ giá tham chiếu cho các NHTM và
làm tỷ giá tính toán trong công tác kế toán và kế hoạch. Tỷ giá này không áp
dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ,
người ta thường dùng tỷ giá của NHTM.
 Tỷ giá cố định (Fix Exchange Rate): Là tỷ giá NHTW công bố cố định
(không biến động) trong phạm vi x% nào đó.
 Tỷ giá tự do (Tỷ giá chợ đen –Black Market Rate): Là tỷ giá giao dịch
trên thị trường không chính thức, không thông qua hệ thống ngân hàng.
 Tỷ giá thả nổi (Floating Exchange Rate): Là tỷ giá hình thành theo quan
hệ cung cầu thị trường mà không có sự can thiệp, quản lý của Nhà nước.
 Tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed Floadting Exchange Rate): Là tỷ giá
hình thành theo quan hệ cung cầu của thị trường, có sự quản lý, điều tiết của
Nhà nước nhằm ổn định thị trường.
 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
 Tỷ giá séc (Check Exchange rate): Là tỷ giá mua bán các loại séc.
 Tỷ giá hối phiếu (Draft Exchange rate): Là tỷ giá mua bán các loại hối
phiếu trả ngay hoặc hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
 Tỷ giá chuyển khoản (Tranfers Exchange rate): Là tỷ giá mà NHTM áp
dụng để mua và bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng,
 Tỷ giá tiền mặt (Cash Exchange): Là tỷ giá NHTM áp dụng để mua
ngoại tệ tiền mặt của khách hàng.
14

 Căn cứ vào thời điểm bán ngoại hối
 Tỷ giá mở cửa (Opening rate): Là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch.
Thông thường tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước là tỷ giá mở cửa của ngày
hôm sau.
 Tỷ giá đóng cửa (Closing rate): Là tỷ giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch.
 Căn cứ vào ngiệp vụ kinh doanh ngoại hối

 Tỷ giá giao ngay (Spot Rate): Là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao
nhận ngoại hối được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc sau một vài
ngày, thường là sau hai ngày làm việc.
 Tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate): Là tỷ giá mua bán ngoại tệ ở tại thời điểm
giao dịch mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn hợp
đồng trong tương lai.
1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại là việc
mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về
ngoại tệ cho các ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch về
tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Thời điểm mà giao dịch kết
thúc (thời điểm giao ngoại tệ) là một yếu tố rất quan trọng đối với nghiệp vụ
kinh doanh ngoại hối. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được chia làm hai
loại phụ thuộc vào yếu tố thời gian này: nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ
phái sinh.
1.3.1 Nghiệp vụ giao ngay
Nghiệp vụ giao ngay là hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau
trong đó ngày thanh toán hay ngày giá trị - ngày xảy ra các luồng tiền có giá
trị trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
15

Giao ngay ở đây không có nghĩa là giao ngay tức khắc, mà thông thường
ngày giao dịch (hay ngày thỏa thuận) với ngày thanh toán (ngày giá trị) có
khoảng cách là hai ngày làm việc. Đây là thời gian cần thiết để tiến hành các
bút toán, kế toán thực hiện các thanh toán chuyển tiền giữa các ngân hàng ở
các quốc gia. Trong thực tế các giao dịch có ngày giá trị trong vòng một tuần
đều được gọi là giao dịch giao ngay.
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay chính là một nghiệp vụ sơ
cấp. Đây là các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ giá được hình thành
trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường ngoại hối giao ngay

là thị trường phi tập trung (không giao dịch trên sở giao dịch), bao gồm các
NHTM, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả
NHTW, trong đó các NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành viên trong thị
trường ngoại hối liên hệ với nhau thông qua điện thoại, telex, mạng vi tính và
hệ thống SWIFT. Các ngân hàng và các nhà môi giới có mối liên hệ khăng
khít, hoạt động của họ ở một số trung tâm tài chính lớn hầu như là 24h/ngày
nhằm nắm bắt kịp thời mọi diễn biến của thị trường ngoại hối toàn cầu.
1.3.2 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh
Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ
giá bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và các mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng
tiền chứ không phải hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường.
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi
ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro
tiềm ẩn. Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một công cụ phòng
chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính
các công cụ phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và
thực hiện các cuộc đầu cơ.
16

1.3.2.1 Vai trò của các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh
Ngân hàng thương mại tham gia giao dịch ngoại hối phái sinh với hai tư
cách: Một là, thực hiện lệnh mua bán ngoại tệ của khách hàng để kiếm hoa
hồng. Hai là, kinh doanh ngoại tệ bằng nguồn vốn của chính mình để kiếm lợi
nhuận và phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho bản thân các ngân hàng.
 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là một kênh liên kết giữa ngân hàng
và khách hàng.Ở tư cách thứ nhất, các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là một
dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng thường là các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương.
Nhờ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của khách hàng nên các giao dịch
ngoại hối phái sinh trở thành một cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và khách

hàng. Sử dụng tốt các giao dịch hối đoái phái sinh giúp ngân hàng kiểm soát
nguồn vốn khả dụng bằng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo liên kết tốt với
khách hàng và tạo nhiều cơ hội mua bán chéo sản phẩm. Đồng thời ngân hàng
sẽ thu được nguồn thu không nhỏ thông qua phí và chênh lệch tỷ giá hối đoái
khi cung cấp các dịch vụ này. Tất cả các yếu tố đó tạo thành một chuỗi liên
kết nhân quả giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là công cụ quan trọng giúp các ngân
hàng phòng ngừa rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh. Ngoài việc
cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngoại hối phái sinh và kiếm hoa hồng,
các NHTM còn sử dụng các hợp đồng phái sinh như một công cụ hữu hiệu
giúp các ngân hàng phòng ngừa rủi ro hối đoái cho chính mình và thực hiện
đầu cơ.
Rủi ro hối đoái là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh
chịu do sự biến động cả tiền tệ thế giới. Có hai bộ phận cấu thành rủi ro
17

ngoại hối đối với ngân hàng thương mại đó là hoạt động mua bán ngoại hối và
hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ.
Hoạt động mua bán của ngân hàng bao gồm:
+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp
đồng ngoại thương.
+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục
đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp.
+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều
chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối.
+ Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến
động của tỷ giá.
Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng
nhằm thu phí, và do đó rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải gánh chịu. Hoạt
động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Như

vậy rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở đối
với những hoạt động mua bán mang tính chất đầu cơ. Trạng thái ngoại hối mở
thường được thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên
thị trường ngoại hối đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư lớn là ngân hàng tạo thị trường bằng cách niêm yết tỷ giá mua
bán hai chiều “Bid-Ask” đối với ngoại tệ giao dịch.
Khía cạnh thứ hai của rủi ro ngoại hối mà các ngân hàng phải chiu là sự
không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài
sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên trên bảng tổng kết tài sản, như:
các khoản cho vay bằng ngoại tệ; chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng
ngoại tệ ở các ngân hàng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ,…tài sản nợ bằng ngoại
18

tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: phát hành các chứng chỉ
tiền gửi bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu và các hình thức huy động vốn
khác bằng ngoại tệ. Sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ của ngân
hàng sẽ dẫn tới rủi ro tỷ giá biến động không có lợị.
Để phòng ngừa những rủi ro ngoại hối này, các ngân hàng thương mại có
thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa nội bảng bằng cách sử dụng các hợp
đồng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi hay quyền
chọn. Thực ra hai tư cách này trong một NHTM là rất khó tách biệt để biết
khi nào họ thực hiện tư cách gì. Ví dụ, một khách hàng đặt lệnh cho ngân
hàng mua một lượng ngoại tệ nào đó, trong khi Ngân hàng thương mại cũng
cần bán một lượng ngoại tệ đó thì họ sẵn sàng bán số ngoại tệ đó cho khách
hàng và ngược lại. Tuy nhiên dù với tư cách nào, bất kỳ NHTM nào nếu
mong mốn tồn tại lâu dài trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đều
tìm cách thu hút khách hàng về phía mình bằng cách tìm kiếm cơ hội có lợi
cho khách hàng và cho chính mình.
1.3.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn
a. Khái niệm:

Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn là nghiệp vụ kinh doanh, trong đó các yếu
tố của giao dịch (tỷ giá, số tiền, ngày giao) được xác định ở thời điểm hiện tại,
còn việc chuyển giao ngoại tệ thì được thực hiện ở một thời điểm nhất định
trong tương lai.
b. Đặc điểm
Thông thường nghiệp vụ này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính
với nhau, hoặc giữa các tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp
phi tài chính, thường là các giao dịch song phương.
Người mua hợp đồng được gọi là giữ thế trường vị (Long position),
người bán giữ thế đoản vị (Short position).

×