Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.22 KB, 16 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 1
MỤC LỤC
Trang
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 2
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập
theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi “
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam”. Trong quá trình phát triển, Ngân hàng đã được mang
những tên gọi khác nhau để phù hợp với mỗi thời kì của đất nước:
 Ngân hàng kiến thiết Việt Nam (1957-1981)
 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam ( 1981-1990)
 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990-2012)
 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 2012)
Trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng nhỏ bé với 11
chi nhánh và 200 cán bộ, chỉ làm nhiệm vụ cấp phát và giám đốc đơn thuần khi mới
thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, cho đến nay, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triểnViệt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu, giữ vị trí
nòng cốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của
BIDV đạt 487.785 tỷ đồng, giữ vững vị trí thứ 3 về quy mô tổng tài sản trên thị
trường.
Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động của một ngân hàng thương mại,
BIDV còn mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: bảo hiểm, chứng khoán,
đầu tư tài chính trên phạm vi trong và ngoài nước. Có thể nói, BIDV luôn khẳng định
là một tổ chức vững mạnh, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng- tài chính
của Việt Nam.
2. Lich sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai
Bà Trưng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai


Bà Trưng được thành lập ngày 03/10/2008, là chi nhánh cấp 1 thuộc khối Ngân hàng
của BIDV tại số 10 đường Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội căn cứ theo
quyết định số 718/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam. Sự ra đời của chi nhánh Hai Bà Trưng là một bước cụ thể hóa
chiến lược phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2008-2010 của BIDV nhằm thực
hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ, phù hợp với tiến trình
thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững
chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển; đa
dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của
cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 3
chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Chi nhánh Hai Bà Trưng- Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đi vào hoạt động trên nền 2 phòng giao dịch và
2 quỹ tiết kiệm:
• Phòng giao dịch 4 - Số 10 Trần Đại Nghĩa - phường Đồng Tâm - quận Hai Bà
Trưng – Hà Nội. (Nay là trụ sở của chi nhánh)
• Phòng giao dịch 2 - Số 329 Bạch Mai - phường Bạch Mai - quận Hai Bà Trưng
- Hà Nội.
• Quỹ tiết kiệm tại Số 250 Minh Khai - phường Minh Khai - quận Hai Bà Trưng -
Hà Nội.
• Quỹ tiết kiệm tại Số 80 Lạc Trung - phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng -
Hà Nội.
Tính đến 31/12/2013, huy động vốn cuối kỳ của chi nhánh đạt 6 092,693 tỷ
đồng; dư nợ tín dụng đạt 2 039,087 tỷ đồng… hoàn thành hầu hết những kế hoạch
được giao.
Trong điều kiện hoạt động khó khăn như hiện tại (do tình hình chung của hệ
thống ngân hàng, cạnh tranh gay gắt, quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước…),
nhưng với những kết quả của chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua và những lợi

thế sẵn có của khu vực, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng sự phát triển rực rỡ và vững
mạnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Hai Bà Trưng - Hà
Nội trong thời gian tới.
II. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần thứ năm ngày 30/01/2013 do
Phòng Đăng kí kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng hoạt động theo sự ủy
quyền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngành, nghề kinh doanh được quy định tại điều 3, giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như sau:
1 Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi
khác
2 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong
nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và quy định
của pháp luật
3 Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a. Cho vay;
b. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 4
c. Bảo lãnh ngân hàng;
d. Phát hành thẻ tín dụng;
đ. Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế;
e. Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam chấp thuận.
4 Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
5 Cung ứng các phương tiện thanh toán
6 Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

b Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế;
c Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và quy định của pháp luật.
7 Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định
của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
8 Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật.
9 Mở tài khoản:
a Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác;
c Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán nước ngoài theo quy định của pháp luật về
ngoại hối.
10 Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán:
a Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia;
b Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.
11 Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác theo quy định của
pháp luật.
12 Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu
Chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các giấy tờ
có giá khác trên thị trường tiền tệ.
13 Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất,
ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và quy định của pháp luật.
14 Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân
hàng,kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
15 Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại:
a Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng,tài chính; các dịch vụ quản lý , bảo quản
tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B

Báo cáo thực tập tổng hợp 5
b Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và
tư vấn đầu tư;
c Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ
e Lưu kí chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến
hoạt động ngân hàng theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
các quy định của pháp luật.
III. Mô hình tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hai Bà Trưng.
Kể từ tháng 8-2011, hệ thống ngân hàng BIDV bắt đầu thực hiện chuyển đổi
sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật
doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó, ngân hàng BIDV đã thành lập
them các cơ cấu tổ chức theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần ( Ban Kiểm soát
trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, các hội đồng, các ủy ban trực thuộc hội đồng Quản
trị…) đồng thời rà soát lại mô hình tổ chức của toàn bộ hệ thống.
Hiện nay, chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng đang hoạt động theo mô hình tổ chức
của Dự án TA2. Đứng đầu chi nhánh là bộ máy lãnh đạo ( Ban giám đốc) gồm một
giám đốc và 4 phó giám đốc đóng vai trò quản lý, giám sát hoạt động của các phòng,
tổ, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm… Các phòng, tổ được chia thành 4 khối, thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, những khối này lại phải phối hợp
chặt chẽ với nhau nhằm nâng cao hiệu quả làm việc đồng thời giúp đỡ Giám đốc chi
nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác. Cụ thể:
 Khối quan hệ khách hàng: gồm Phòng quan hệ khách hàng 1 và Phòng
quan hệ khách hàng 2
 Khối quản lý rủi ro : gồm Phòng Quản lý rủi ro
 Khối tác nghiệp: gồm Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Dịch vụ khách hàng
cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản lý và dịch
vụ kho quỹ
 Khối quản lý nội bộ: gồm Phòng Tài chính- Kế toán, Phòng Kế toán tổng

hợp, Phòng tổ chức hành chính.
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 6
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Hai Bà Trưng
2. Nhiệm vụ của các phòng ban
 Phòng quan hệ khách hàng 1:
• Chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách
hàng và thực hiện marketing …
• Phòng tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục
tiêu, khách hàng mục tiêu, đánh giá danh mục sản phẩm đối với khách
hàng doanh nghiệp, đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến
nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng và nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
 Phòng Quan hệ khách hàng 2:
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 7
• Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
là doanh nghiệp, cá nhân.
• Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, quá trình sử dụng
vón vay, tài sản bảo đảm nợ vay.
 Phòng quản lý rủi ro:
• Công tác quản lý tín dụng: tham mưu đề suất chính sách,biện pháp phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân
tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy
trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh
mục; đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu,
giới hạn tín dụng với từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV
và tình hình của chi nhánh; đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh và
phương án cơ cấu lại các khoản nợ; giám sát phân loại nợ và trích lập dự

phòng; thu thập,quản lý thông tin tín dụng; thực hiện việc xử lý nợ xấu.
• Công tác quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất các quy định, biện pháp
quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng bảo lãnh cho khách hàng;
phối hợp hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý khoản nợ có
vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh.
• Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: phổ biến các quy định của BIDV về quản
lý rủi ro tác nghiệp; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường và đánh giá rủi ro
tại chi nhánh.Xây dựng.quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi
nhánh.
Bên cạnh đó còn tham gia công tác phòng chống rửa tiền và công tác quản
lý hệ thống chất lượng ISO.
 Phòng quản trị tín dụng:
• Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với
khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và Chi nhánh: Thực hiện
việc cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện
việc bảo lãnh cho khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, bảo đảm
hiệu quả, an toàn của đồng vốn.
• Đảm nhận việc tư vấn cho khách hàng trong hoạt động tín dụng và ủy
thác đầu tư theo quy định. Tổ chức lập kế hoạch cho phòng mình đồng
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 8
thời cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho Chi
nhánh.
• Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên nắm bắt nhu cầu,
phục vụ khách hàng đồng thời tìm kiếm thu hút thêm khách hàng mới,
không ngừng mở rộng đối tượng khách hàng của Ngân hàng. Trên cơ sở
có được những thông tin về khách hàng, phòng tín dụng sẽ tham mưu,
đóng góp ý kiến cho lãnh đạo Ngân hàng để đưa ra những thay đổi cho
phù hợp với môi trường.
 Các phòng dịch vụ khách hàng:

• Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch của khách hàng; thực hiện công
tác phòng chống rửa tiền với các giao dịch phát sinh theo quy định của
Nhà nước và BIDV; phát hiện và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng
ngờ.
• Kiểm tra tính pháp lý tính pháp lý,đầy đủ,đúng đắn của chứng từ giao
dịch và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tự kiểm tra việc tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.
 Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ:
• Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; chịu
trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ,
bảo đảm tài sản của Chi nhánh và của khách hàng;
• Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định;
tổ chức thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị
liên quan; tổ chức tiếp quỹ/thu gom quỹ tại các đơn vị trực thuộc, các
ATM.
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 9
 Phòng Tài chính-Kế toán:
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp; thực
hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; quản
lý,giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với Giám đốc về các vấn đề liên quan đến vấn
đề tài chính,ckế toán; kiểm tra công tác kế toán và luân chuyển chứng từ,chỉ tiêu tài
chính của các phòng; quản lý thông tin và lập báo cáo.
 Phòng Tổ chức- Hành chính:
• Công tác tổ chức nhân sự: phổ biến, quán triệt các văn bản quy định,
hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến các công tác tổ chức,
quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của
BIDV đến toàn bộ cán bộ nhân viên chi nhánh; triển khai mô hình tổ
chức của chi nhánh theo phê duyệt của BIDV; quản lý cán bộ; quản lý
tiền lương.

• Thực hiện các công tác hành chính và công tác quản trị, hậu cần.
 Phòng Kế hoạch- Tổng hợp:
Công tác tổng hợp-kế hoạch: thu thập các thông tin phục vụ công tác tổng hợp -
kế hoạch; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; theo dõi
tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phát
triển mạng lưới và điều hành của chi nhánh theo các chỉ tiêu, tiêu chí hướng dẫn của
BIDV.
IV. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây:
1. Hoạt động huy động vốn:
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng,
quyết định sự thành công của Ngân hàng. Thực hiện phương châm “Đi vay để cho
vay”, trong những năm vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà
Trưng đã quyết định tạo một mặt bằng vốn vững chắc cả về VNĐ và ngoại tệ, coi
nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Bằng nhiều
biện pháp tích cực, hình thức, kênh huy động vốn khác nhau, công tác huy động vốn
đã đạt những kết quả như bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010-2013
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 10
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng
nguồn
vốn huy
động
2.849.79
9
100

2.734.83
3
100
5.727.43
5
100
6.370.23
5
100
1.Phân
theo cơ
cấu vốn
huy động
+ HĐV
KHCN
659.293 23,13 983.159 35,95
1.271.93
4
22.21
1.556.52
8
24,4
3
+ HĐV
KHDN &
ĐCTC
2.190.46
8
76,86
1.750.66

1
64,01
4.418.93
3
77,15
4.696.11
2
73,7
2
+ HĐV
GTCG
38 0,01 1.013 0.04 36.568 0,64 117.595 1.85
2.Phân
theo thời
hạn
+ Tiền
gửi không
kì hạn
162.468 5,70 165.923 6,07 149.449 2,61 217.605 3,42
+Tiền gửi
ngắn hạn
2.384.38
8
83,67
2.076.87
7
75,94
4.841.61
3
84,53

4.102.52
0
64,4
0
+ Tiền
gửi trung-
dài hạn
302.943 10,62 492.033 17,99 736.373 12,86
2.050.11
0
32,1
8
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Được thành lập vào tháng 10 năm 2008, với nền vốn bàn giao ban đầu chỉ là
380 tỷ, chi nhánh đã xây dựng từng bước đi cụ thể trong chính sách huy động vốn và
đã xây dựng được nền vốn với số dư đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
của chi nhánh tương đối bất ổn định, cụ thể năm 2011 tăng -4,03% so với năm 2010;
năm 2012 tăng 109,43 % so với năm 2011 và năm 2013 tăng 11,22%. Huy động vốn
của ngân hàng BIDV nói chung cũng như chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng đều tăng
đột biến qua sự kiện ngân hàng tiến hành IPO lần đầu tiên vào tháng 12/2011, chứng
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 11
khoán mang mã BID được niêm yết trên sàn năm 2012, mức vốn điều lệ làm căn cứ
xác định giá trị phát hành cổ phần lên tới 28.251.382 triệu đồng. Đây là lý do vì sao
chi nhánh Hai Bà Trưng-một chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam năm 2012 có mức tăng trưởng huy động vốn lên tới 109,43% so với năm
2011.Sau khi thực hiện IPO 1 năm, năm 2013 tăng trưởng huy động vốn của Chi
nhánh vẫn đạt mức khá là 11,22% so với năm 2012.
 Cơ cấu nguồn vốn huy động:
Nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính và các doanh nghiệp là nhóm

chiếm tỷ trọng cao nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng vốn huy động. Qua các
năm, nguồn vốn này tăng về mặt số lượng ( tăng từ 2.190.468 triệu đồng năm 2010 lên
4.418.933 triệu đồng năm 2012 và ở mức 4.696.112 triệu đồng năm 2013). Trong điều
kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, đây là những tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh,
đồng thời khẳng định uy tín và sức thu hút của chi nhánh đã và đang lớn mạnh hơn
nữa.
Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh chưa có tính bền vững,
biên độ dao động của tỷ trọng các nguồn cao đối với nguồn huy động từ KHCN;
KHDN &ĐCTC. Năm 2011, tỷ trọng huy động của KHDN & ĐCTC giảm tới 12,85%
so với năm 2010 nhưng tỷ trọng lại tăng ngay 13,14% trong năm 2012, song tỷ trọng
này vẫn ở mức cao, nếu có sự biến động từ phía khách hàng này sẽ ảnh hưởng đến khả
năng ổn định nguồn vốn của chi nhánh. Ngược lại, tỷ trọng của nguồn KHCN năm 2011
tăng 12,82% so với năm 2010 nhưng lại giảm 13,74% trong năm 2012. Sự tăng giảm
bất thường và khó của hai nguồn huy động vốn chính của ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sử dụng
vốn của chi nhánh, gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của các đối tượng có nhu cầu.
 Về kỳ hạn vốn huy động:
Nhìn chung, vốn huy động ngắn hạn (kỳ hạn dưới 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn,
tăng giảm không đều qua các năm (cụ thể, chiếm 83,67% năm 2010; giảm 7,73%còn
75,94% năm 2011; tăng 8,59% lên tới 84,53% năm 2012; tuy nhiên lại giảm mạnh
xuống còn 64,40% năm 2013, biên độ giảm cao , ở mức 20,43%). Cơ cấu nguồn vốn
huy động này khiến cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh dễ bị biến động trong trường hợp
lãi suất biến động (khách hàng có thể rút trước hạn).
2. Hoạt động cho vay:
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 12
Do diễn biến thị trường có chiều hướng không thuận lợi, sự khó khăn của nền kinh tế
đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển các khách hàng có chất lượng tốt, ảnh hưởng
đến tăng trưởng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian gần đây. Nhìn chung
quy mô tín dụng của chi nhánh ở mức khá so với các chi nhánh thành lập cùng thời điểm

và liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013.
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay của BIDV Chi nhánh Hai Bà
Trưng
năm 2010-2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Dư nợ
2010 2011 2012 2013
Tổng 1.215.031 1.632.736 1.928.699 2.093.148
+ Ngắn hạn 486.758 785.876 1.018.677 911.283
Tỷ trọng 40,1% 48,1% 52,8% 43,5%
+ Trung-Dài hạn 346.772 296.130 284.341 928.366
Tỷ trọng 28,5% 18,2% 14,7% 44,4%
+ Hợp vốn 381.501 550.730 625.681 253.499
Tỷ trọng 31,4% 33,7% 32,5% 12,1%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng)
• Về quy mô hoạt động cho vay:
Tổng dư nợ 4 năm trở lại đây của ngân hàng BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng
liên tục tăng (cụ thể tăng từ 1.215.031 triệu đồng năm 2010 lên đến 2.093.148 triệu
đồng năm 2013). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dùng giảm rõ rệt, năm 2011
mức tăng trưởng tín dụng là 34,38% nhưng đến năm 2012 giảm còn 18,13% và thấp
nhất là năm 2013 với mức tăng trưởng chỉ còn 1 con số 7,86%. Nguyên nhân có thể kể
tới do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp quan ngại về tình hình suy thoái
kinh tế do đó hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh , hạn chế vay vốn ngân hàng, đồng
thời chi nhánh cũng khá thận trọng trong việc tiếp cận khách hàng mới, thu hồi nợ của
khách hàng không đủ điều kiện để cho vay lại, dư nợ thấu chi có tính thời điểm….
Điểm đáng chú ý là năm 2012, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống BIDV là
16,5% và mức tăng trưởng toàn ngành chỉ là 7% thì tăng trưởng dư nợ chi nhánh Hai
Bà trưng vẫn cao hơn nhiều (18,13%). Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của chi
nhánh là tương đối hiệu quả.

• Về cơ cấu cho vay:
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 13
Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, tỷ lệ cho vay ngắn hạn dao động trong
khoảng 40-53%, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ trọng vay
trung-dài hạn năm 2010 chiếm 28,5%, đến năm 2011 giảm chỉ còn 18,2% tức giảm đi
10,3%, và tỷ trọng này tiếp tục giảm ở năm 2012 chỉ còn 14,7% tức là giảm đi 3,5%
nữa. Sự giảm sút này diễn ra trong tình hình vốn huy động có xu hướng ổn định hơn
tức là huy động vốn trung, dài hạn đang tăng lên, đây có phải là một sự mâu thuẫn?
Giải thích cho điều này, có thể nhìn vào định hướng của chi nhánh nhằm từng bước
chuyển dịch cơ cấu tín dụng: hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung cho vay ngắn
hạn và chi vay bán lẻ. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tăng
đột ngột lên mức 44,4% (tăng tới 27,7% so với năm 2012), đồng thời cho vay ngắn
hạn lại giảm 9,3% xuống còn 43,5% năm 2013 (do sự sụt giảm của con số tuyệt đối
cho vay ngắn hạn). Đến thời điểm này, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn
xấp xỉ bằng nhau, có thể thấy được rằng định hướng vượt qua khủng hoảng tài chính
của chi nhánh cũng thay đổi; con số cho vay trung-dài hạn tăng đáng kể là do nguồn
huy động trung-dài hạn có bước tăng đột phá chiếm tới 32,18% tổng nguồn vốn huy
động năm 2013. Bên cạnh đó, cho vay hợp vốn cũng chiếm một phần không nhỏ trong
cơ cấu cho vay của chi nhánh (năm 2010 chiếm 31,4%; năm 2011 là 33,7% và năm
2012 là 32,5%); tuy nhiên năm 2013, tỷ trọng cho vay hợp vốn giảm mạnh xuống còn
12,1% (tức là giảm tới 20,4% chỉ trong 1 năm). Do trong quá trình hợp vốn gặp những
khó khăn nhất định nên chi nhánh hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay sang cho vay
trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư, khiến tỷ trọng cho vay hợp vốn giảm đáng
kể như vậy.
• Về chất lượng tín dụng:
BIDV là một trong số ít ngân hàng được đánh giá cao về tính minh bạch và
chất lượng quản trị, thể hiện qua việc áp dụng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và quốc tế,
đồng thời phân loại nợ theo điều 7- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (đa số ngân hàng
ở Việt Nam phân loại nợ theo điều 6- QĐ 493).

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ:
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Số dư Số dư % so Số dư % so Số dư % so
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 14
với
năm
trước
với
năm
trước
với
năm
trước
Tổng dư nợ 1.215.031 1.632.736 134 1.928.699 118 2.093.148 109
Nợ xấu (nhóm
3,4,5)
9.280 14.400 155 19.296 134 30.102 156
Nợ xấu/Tổng dư
nợ
0,76% 0,88% 1,00% 1,44%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Trong cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ, nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm
chủ yếu với tỷ trọng khá ấn tượng, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh từ 9.280 triệu
đồng năm 2010 lên 30.102 triệu đồng năm 2013.
Nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu nằm ở nhóm khách hàng doanh nghiệp ( năm
2013 là 16.093 triệu đồng, chiếm 87,6%), nợ xấu của khách hàng cá nhân chiếm tỷ
trọng nhỏ (2,4%) so với toàn bộ nợ xấu.
Theo tình hình chung của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng nói riêng thì

giai đoạn 2011-2013 nợ xấu trên toàn ngành đều có xu hướng gia tăng; ngân hàng Đầu
tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ
xấu của Chi nhánh vẫn thấp hơn so với các Chi nhánh thành lập cùng thời điểm (năm
2013 chiếm 1,44%). Mặc dù vẫn nỗ lực duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp song Chi
nhánh cũng cần chú ý vấn đề này để có thể đạt số dư nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.
V. Định hướng phát triển đơn vị trong thời gian tới:
1. Mục >êu, định hướng giai đoạn 2014-2016:
1.1. Mục êu chung
Đưa chi nhánh phát triển bền vững, đặc biệt về nguồn vốn và dịch vụ với quy
mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt, tăng cường năng lực kiểm soát rủi ro trên cơ
sở cơ cấu lại danh mục tài sản, nền khách hàng, mạng lưới hoạt động. Phấn đấu đến
năm 2016, BIDV Hai Bà Trưng sẽ trở thành chi nhánh đi đầu với chất lượng tín dụng
tốt, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu
khách hàng theo hướng tăng đối tượng khách hàng dân cư, khách hàng có khả năng tài
chính tốt, giảm thiểu sự tập trung vào một số đối tượng khách hàng lớn và tăng sức
cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn.
1.2. Mục êu cụ thể với từng lĩnh vực:
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 15
1.2.1. Hoạt động n dụng:
 Tăng trưởng tín dụng đảm bảo gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng, khả
năng thanh khoản, an toàn và có chất lượng, hiệu quả gắn với các điều kiện
như tập trung vào những ngành có mức độ rủi ro thấp như công nghiệp, cơ
khí, xây lắp và thực phẩm đồ uống…
 Áp dụng tổng thể các biện pháp thu hồi nợ như: bám sát nợ từ hoạt động
thường xuyên của khách hàng; thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo…. phấn
đấu đến năm 2014 thu hồi hoặc xử lý triệt để toàn bộ phần nợ xấu tồn đọng.
 Kiểm soát nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép.
1.2.2. Hoạt động huy động vốn:
 Xác định công tác huy động vốn là một trong các dịch vụ trọng tâm, chú

trọng khai thác các nguồn vốn có chi phí thấp, duy trì cơ cấu ngắn hạn,
trung – dài hạn, cơ cấu loại tiền, từng bước tăng dần thị phần huy động vốn
trên địa bàn
 Tiếp tục xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp theo phân khúc thị
trường, chính sách, động lực để giữ vững và gia tăng nguồn vốn huy động.
Gắn công tác huy động vốn với phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân
hàng
1.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
 Tăng trưởng bền vững thuận lợi qua từng năm thong qua việc nâng cao
chất lượng tín dụng, giảm dần tỷ trọng thu tín dụng nhằm hạn chế phụ
thuộc quá nhiều vào tín dụng, tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ
 Áp dụng khung lãi suất huy động và cho vay cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo
chênh lệch đầu vao đầu ra hợp lý. Giảm chi phí hoạt động để tăng lợi
nhuận.
 Trích đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Phấn đấu hết 2014 trả hết nợ
quỹ dự phòng rủi ro và hoạt động có lãi.
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh 2013, phương hướng nhiệm vụ
trọng tâm 2014- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hai
Bà Trưng.
 Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 3 năm (2010-2012)
 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2012
 Quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng, tổ nghiệp vụ và phòng giao
dịch, quỹ tiết kiệm, bàn thu đổi ngoại tệ trực thuộc chi nhánh ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Hai Bà Trưng.
Sinh viên: Quách Nhật Linh Lớp: Ngân hàng 52B

×