Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.71 KB, 97 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
nhân tố con người là yếu tố then chốt, là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền
vững, sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Đây là vấn đề luôn được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm, đầu tư thích đáng, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, coi “
giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh
của Đất nước, Đảng và nhà nước ta càng trú trọng hơn công tác GDTC cho học
sinh, sinh viên lớp người kế tiếp truyền thống cha ông, những chủ nhân tương
lai của Đất nước. Xem đó là tiền đề quan trọng trong sự nghiêp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc và khẳng định cần phải có chính sách chăm sóc, giáo dục, đào tạo
thế hệ trẻ Việt Nam nhằm phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, tư duy trí tuệ
và đạo đức con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Sức khoẻ là vốn quý của con người, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
của mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu khoa
học tự nhiên, xã hội, khoa học thể dục thể thao…Để có được sức khoẻ và duy trì
được sức khoẻ, thể lực tốt thì việc tập luyện thể dục thể thao một cách thường
xuyên liên tục và hợp lý là hết sức cần thiết.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, mặc dù Đất nước có
muôn vàn công việc cần phải chăm lo, lãnh đạo thế nhưng Bác Hồ rất quan tâm
đến sức khoẻ dân tộc, coi đó như một nguồn lực để cách mạng thành công. Thể
hiện điều đó Bác đã viết bài “ Sức khoẻ và thể dục”, đăng trên báo trên báo Cứu
Quốc ngày 27 tháng 03 năm 1946 với tựa đề: “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục”.
Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Năm năm 1992 đã
quy định. “ Chế độ giáo giáo dục thể chất bắt buộc trong các trường học”. Chỉ
thị 36CT/TW ngày 21 tháng 03 năm 1944 của Ban bí thư Trung ương Đảng xác
định cụ thể mục tiêu: “ Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học,
1
làm cho việc tập luyện thể dục thể thao thành nếp sống hàng ngày cho hầu hết
học sinh, sinh viên”.


Thể dục thể thao là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân, bao gồm
TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao, thể thao dân tộc và TDTT trường
học. Thể dục thể thao trường học bao gồm giáo dục thể chất bắt buộc và các
hoạt động TDTT ngoại khoá. GDTC có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng
không thể thiếu được trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có
tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện nhân cách và thể chất sinh viên, đáp
ứng nhu cầu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, tạo nguồn lực dồi dào
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị các trường Đại học, Cao đẳng
chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Dạy được
coi là “cuộc cách mạng”, nhằm thay đổi “ công nghệ đào tạo” tiên tiến. Ngày 15
tháng 8 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 43/2007/QĐ-
BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính
quy theo học chế tín chỉ” nhằm chỉ đạo các trường Đại học và Cao đẳng chuyển
đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo học chế tín chỉ, trong đó có nội dung môn
học GDTC.
Hiểu rõ nhiệm vụ này trong lĩnh vực nghiên cứu nâng cao hiệu quả GDTC
trường học trong những năm qua đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu giải
quyết như:
Phạm Tiến Dũng (1998) với đề tài : “Xây dựng một số giải pháp nhằm
phát triển công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học GTVT Hà Nội”.
Đặng Quốc Nam (1997) với đề tài : “Nghiên cứu một số giải pháp để nâng
cao chất lượng đào tạo Trung học TDTT”.
Nguyễn Vân Anh (2009) với đề tài : “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao
chất lượng công tác TDTT trong trường Đại học Dân lập Hải Phòng”.
Các nghiên cứu nói trên đã rất thành công khi đề ra đúng các giải pháp khả
thi nâng cao chất lượng công tác TDTT trong một trường học cụ thể. Tuy rằng
2
các kết quả nghiên cứu không thể áp dụng có hiệu quả trong tất cả các trường
học khác nhau bởi các giải pháp được đề xuất thích hợp với đặc điểm thể chất,

nhu cầu, sở thích của sinh viên, phù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất và đội ngũ
giáo viên hiện có của nhà trường.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trường đào tạo đa
ngành nghề, nên chương trình môn học của sinh viên có sự khác biệt với các
trường Cao đẳng và Đại học khác. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có những nghiên
cứu vận dụng cho phù hợp với đặc điểm nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của Ban
giám hiệu trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và sự chỉ đạo
hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tôi
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất
trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình tổ chức và thực hiện công tác
GDTC cho sinh viên, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTC, sự
phát triển năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội, đề tài đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công
tác GDTC cho sinh viên trong nhà trường.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1 : Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC của trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng và đánh giá hiệu quả giải
pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC trong trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác GDTC
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể tách rời
trong hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở của phong trào thể dục thể thao quần

chúng và thể thao thành tích cao của đất nước. Từ khi thành lập nước đến nay,
Đảng và nhà nước rất coi trọng công tác TDTT trường học. Quan điểm đó xuất
phát từ nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những chính sách của
Đảng và nhà nước ta.
Đường lối TDTT trong suốt các thời kỳ cách mạng cho đến nay luôn được
thể hiện nhất quán. Khởi đầu từ lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chí
Minh ngày 27 tháng 03 năm 1946, công tác TDTT đã đề cập đến vai trò tác
dụng của TDTT và thể thao quốc phòng, phát triển TDTT quần chúng nhất là
TDTT trường học. Ngày 31 tháng 01 năm 1960 Ban bí thư chỉ thị 181/ CT-TW
về tăng cường công tác TDTT trong lực lượng vũ trang và nhấn mạnh cần chú ý
phát triển công tác TDTT trong lực lượng vũ trang và trong trường học.
Tháng 09 năm 1961 Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam III họp tại
Hà Nội đã định hướng cho công tác TDTT học đường, tháng 04 năm 1963 hội
nghị TW lần thứ VIII của ban chấp hành TW khoá III đã khẳng định bắt đầu đưa
dạy một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ
thông, trường chuyên nghiệp và đại học.
Ngày 26 tháng 03 năm 1970 sau cuộc tổng tấn công tết Mậu thân, Đảng ta
ra chỉ thị 180/CT-TW về tăng cường công tác TDTT trong tình hình mới [15],
coi TDTT quần chúng là một công tác quan trọng của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Chủ trương trên được cụ thể hoá về phát triển phong trào TDTT
trong các trường học đối với học sinh, sinh viên.
Năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, Đại hội đại biểu Đảng cộng
sản Việt Nam đã khẳng định: “ Về công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất trường học”.
4
Ngày 24 tháng 03 năm 1994, Ban bí thư TW Đảng ta ra chỉ thị 36/CTTW
công tác TDTT cho trường học các cấp [18], tạo điều kiện vật chất cần thiết và
thể hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Đặc biệt trong nghị
quyết đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam 1996 đã khẳng định “ Giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng

đầu”. Muốn xây dựng đất nước giầu mạnh, văn minh không những chỉ có con
người phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà cần có con
người cường tráng về thể chất, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm
của toàn xã hội, của tất cả các cấp các ngành, các đoàn thể.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác GDTC là một chế độ bắt buộc
không thể tách rời trong hệ thống giáo dục quốc dân, điều đó thể hiện trong điều
41 và điều 43 hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
[29], trong chương III Pháp lệnh TDTT [52], Luật giáo dục [41], Luật TDTT
được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ban hành số
22/2006/LCTN đã xác định quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với GDTC
và thể thao trong nhà trường ( Điều 21).
Ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, trong kỳ họp đầu tiên Ban
chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết số 02
ngày 24 tháng 12 năm 1996 về “ Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2010”. Đó là
một trong các minh chứng xác định Đảng rất chú ý đến giáo dục đào tạo, khoa
học - công nghệ là khâu đột phá, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Tại báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng (2001) và Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001-2010 đã chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
nước nhà; Đó là:
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều đó có ý nghĩa là sự nghiệp giáo
dục và chính sách giáo dục của Đảng và Nhà có tầm quan trọng hàng đầu.
- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại
theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
5
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến
bộ khoa học - công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X năm 2008 đã đề ra “ Chiến lược phát
triển nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam”, tiếp tục đặt ra vấn đề GDTC
và hoạt động thể thao trong các trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát

triển thể chất, giáo dục nhân cách, đạo dức cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế giới.
Trong những năm đổi mới, các Nghị quyết của Đảng đã đề ra chính sách
xã hội hóa trong các hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế, TDTT; nhờ vậy các hoạt
động TDTT trong các trường học đã được đẩy mạnh lên một cách rõ rệt. Trong
các trường Đại học, Cao đẳng được tăng cường các điều kiện về sân bãi, nhà
tập, bể bơi nên chất lượng công tác GDTC đối với học sinh, sinh viên có chuyển
biến, phong trào thi đấu TDTT ngày càng phát triển.
Để ghi nhận công lao của nhà giáo đã có nhiều đóng góp sự nghiệp Giáo
dục và Đào tạo của đất nước, ngày 26 tháng 04 năm 1986 Chính phủ ban hành
nghị quyết số 52/HĐBT về việc xét tặng danh hiệu: “ Nhà giáo nhân dân” và “
Nhà giáo ưu tú”, đối với thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các
cấp học trong hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam.
Đồng thời để khuyến khích, động viên về tinh thần, Chính phủ đã chú
trọng giải quyết chế độ lương, phụ cấp nghề nghiệp từng bước cải thiện đời sông
vật chất cho đội ngũ giáo viên. Thi hành giải pháp “ Tạo động lực cho người
dạy, người học” và có chế độ ưu đãi ( Nghị quyết TW2 khóa VIII) đã được
Chính phủ triển khai thực hiện bằng việc ban hành quyết định số 937TTg ngày
17 tháng 11 năm 1997 về việc mở rộng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên [58].
Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo viên và các huấn luyện viên TDTT đang
được hưởng chế độ bồi dưỡng, trang phục thể thao theo quy định tại thông tư
liên Bộ số 01/TTBL ngày 10 tháng 01 năm 1990 giữa Giáo dục – Thể dục thể
thao – Tài chính – Lao động và thương binh xã hội [87]. Đây là minh chứng cụ
thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước ta coi trọng và đánh giá vai trò, công
6
sức đội ngũ cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên đối với sự phát triển của TDTT
nước nhà.
1.2. Chủ trương, chính sách của Bộ Giáo dục Đào tạo đối với công tác
GDTC.
Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng ( khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục
TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo công tác GDTC, cải tiến chương trình
giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục cho trường
học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất để thực hiện chế
độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện
TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát
hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho Quốc gia [18].
GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng là bộ phận hữu cơ của mục
tiêu giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước. Đồng thời là một mặt giáo dục
toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo lớp người mới có năng lực, phẩm chất, có
sức khỏe, lớp người “ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức [18] để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là mục tiêu của Đảng và nhà nước Việt
Nam, là ước nguyện của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam.
Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác
GDTC trong các trường đại học thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các
nội dung chương trình môn học thể dục trong các trường với các quy định về nội
và ngoại khóa, luôn cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh của đất nước, thường xuyên tổ chức các giải phong trào để động viên và
khích lệ tham gia tập luyện.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong
những năm tới Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định. Giáo dục đào
tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
7
Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng đất
nước giầu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ
phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà phải là con người phát
triển về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn
thể, trong đó có giáo dục – đào tạo y tế và thể dục thể thao.

Cụ thể hóa đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, chỉ thị 36
CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới:
“Những năm gần đây công tác TDTT có những tiến bộ, phong trào TDTT ở một
số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới”. Tuy
nhiên, TDTT của nước ta còn ở trình độ rất thấp, số người thường xuyên luyện
tập TDTT rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả
GDTC trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp – đội ngũ cán
bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều mặt.
Về nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp ủy Đảng,
chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT trong sự
nghiệp đào tạo, bồi dưỡng phát huy yếu tố con người, chưa thực sự coi TDTT là
một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng,
chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT, đầu tư cho lĩnh vực
TDTT còn rất hạn chế. Quản lý của ngành TDTT còn rất kém hiệu quả, chưa
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của toàn xã hội để phát triển TDTT.
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp TDTT
“ phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế
- xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Công tác TDTT góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực nâng cao nhân
cách đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn, hóa tinh thần của
nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu các lực lượng vũ
trang”.
Trong các văn bản nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây dựng
nên TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi phong trào
8
TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và tăng cường công tác GDTC trong
nhà trường các cấp với khẩu hiệu “ khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” cũng
như khẳng định để phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp Đảng uỷ, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà

Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 113/TTg về xây dựng quy hoạch phát triển
ngành TDTT. Trong đó đã nêu: “ Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát
triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và hình thức hoạt
động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào
tập luyện rộng rãi của quần chúng: Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Bộ
giáo dục và đào tạo cần đặc biệt coi trọng GDTC trong nhà trường. Cải tiến nội
dung giảng dạy nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
cho học sinh ở các cấp học, quy chế bắt buộc ở các nhà trường, nhất là các
trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT hợp lý, có định biên và có kế
hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu ở tất
cả các cấp học” [17].
Để giáo dục thể chất và TDTT học đường thực sự có vị trí quan trọng
trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân
cách, trí tuệ và thể chất để có được sức khoẻ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng, đồng
thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở có phong trào TDTT quần chúng
của học sinh, sinh viên. Quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và
các văn bản pháp lệnh của chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới,
đồng thời khắc phục tình trạng giảm sút sức khoẻ thể lực của học sinh, sinh viên
hiện nay, hai ngành giáo dục đào tạo và TDTT đã thống nhất những nội dung
biện pháp và nhất trí chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác
GDTC của học sinh, sinh viên: “ Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục
tiêu cải tiến nâng cao chất lượng công tác GDTC, sức khoẻ, bồi dưỡng năng
9
khiếu thể thao cho học sinh, sinh viên”. Kiến nghị với nhà Nước phê duyệt
thành chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng” [98].
Với nội dung chỉ đạo giữa hai ngành là chỉ đạo các cấp học giảng dạy
TDTT nội khoá theo chương trình, kế hoạch, có nề nếp, và đảm bảo việc thực
hiện nghiêm túc các quy phạm đáng giá quá trình dạy học thể dục, quy chế giáo

dục thể lực cho học sinh, sinh viên, điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy,
sách giáo khoa, sách hướng dẫn các phương pháp giảng dạy và tập luyện TDTT.
Phát động phong trào tập luyên TDTT rộng khắp trong nhà trường, các cấp cần
chỉ đạo cải tiến nội dung chương trình, hình thức hoạt động ngoại khoá TDTT,
xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi bưỡng giáo viên TDTT và đảm bảo cơ sở vật
chất tối thiểu để phục vụ chương trình nội khoá và tập luyện thể thao ngoài giờ
của học sinh và sinh viên.
Ngành giáo dục đào tạo và TDTT đã thống nhất những biện pháp phát
triển chủ yếu để nhằm tăng cường đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác
GDTC trong nhà ttrường các cấp là: “Hai ngành thống nhất tổ chức vận động
tuyên truyền rộng khắp nhằm có được nhận thức đúng về vị trí quan trọng của
công tác GDTC trong chiến lược phát triển con người tới đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục và đào tạo TDTT, học sinh, sinh viên và toàn thể xã hội.
Kiện toàn tổ chức, chỉ đạo và quản lý giáo dục thể chất từ Trung ương tới trường
học. Cần có hình thức chỉ đạo linh hoạt gắn hoạt động GDTC với sự nghiệp giáo
dục, đào tạo TDTT với văn hoá kinh tế - xã hội. Cũng như xác định rõ trách
nhiệm Hiệu trưởng nhà trường các cấp và toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục đối với công tác GDTC. Kiến nghị với các cấp, các ngành cần chấn rất việc
lấn chiếm sân trường, bãi tập của học sinh, sinh viên trong trường học các cấp”
[27]. “ Giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao
trình độ văn hoá thể chất và thể thao cho học sinh, sinh viên góp phần phát triển
sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp của học sinh, sinh
viên Việt Nam và quốc tế” [11].
10
Nội dung của quy chế xác định phải đảm bảo thực hiện dạy và học môn
thể dục theo chương trình quy định cho học sinh, sinh viên trong tất cả các
trường từ mầm non đến cấp đại học bao gồm nhiều hình thức và có liên quan
chặt chẽ với nhau. Giờ học thể dục, tập luyện thể thao theo chương trình tập
luyện của học sinh, sinh viên, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhằm
phát triển thể lực và nhân cách của người học sinh, sinh viên. Tự tập ngoài giờ

học các môn thể thao đã khẳng định: “ Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn
học sinh, sinh viên tự tập luyện thường xuyên, tổ chức thi kiểm tra tiêu chuẩn và
rèn luyện thể thao từng lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học sinh, sinh
viên theo quy định của chương trình GDTC”.
Do vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong
trường Đại học, Cao đẳng: “ Chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao
đẳng nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn
luyện thể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức Xã hội Chủ nghĩa, cung cấp cho
sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện
TDTT, góp phần duy trì và cung cấp sức khoẻ cho sinh viên” [8].
Thực hiện tốt công tác GDTC cho học sinh các cấp từ mầm non đến đại
học trong hệ thống giáo dục quốc dân (công lập và ngoài công lập) là việc làm
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược con người chuẩn bị hành trang
cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21. Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của
mọi người nói chung và là mục tiêu của mỗi Quốc gia cần đạt được trong quá
trình giáo dục học sinh; là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội.
Vì vậy, chăm lo về thể chất cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của
toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong đó Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Uỷ ban TDTT và Bộ Y tế là những bộ phận thường trực.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Thông tư số 11/TT- GDĐT ngày 01 tháng 08 năm 1994 về việc “
Hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 36/CT-TW về công tác TDTT trong giai đoạn
mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, nhận thức cơ chế quản lý, chế độ chính
11
sách và những điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác GDTC”
và thông tư của Thủ Tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
ngành TDTT nội khoá, ngoại khoá, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh,
sinh viên các cấp học, về điều tra cơ bản và quy hoạch đảm bảo cán bộ và cơ sở
vật chất, kinh phí cho công tác GDTC trong học sinh, sinh viên; Tăng cường
tuyên truyền sâu rộng tới đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh,

sinh viên và toàn xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng của công tác
GDTC trong chiến lược phát triển con người toàn diện của Đảng và Nhà nước.
1.3. Cơ sở lý luận về mục đích, nhiệm vụ và phương pháp đánh giá
chất lượng công tác GDTC đối với sinh viên.
1.3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc.
Mục đích của GDTC cho sinh viên:
Để đào tạo sinh viên trở thành người có ích cho đất nước thì việc giáo dục
toàn diện cho sinh viên là hết sức cần thiết, nó thể hiện qua các mặt: Đức dục –
Trí dục – Thể dục – Mỹ dục và lao động sản xuất. Bởi vậy mục đích của GDTC
là góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, người lao động có đạo đức, có
trình độ, có thể lực, yêu người, yêu nghề, yêu chế độ, sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Mục tiêu của GDTC là trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo cơ bản trong lĩnh vực TDTT, phương pháp tập luyện sử lý các tình huống
đơn giản nẩy sinh trong khi tập luyện TDTT, giúp các em xác định rõ trách
nhiệm của bản thân, hình thành thói quen tập luyện và lôi cuốn mọi người cùng
tham gia tập luyện tăng cường thể chất, nâng cao trình độ thể thao, góp phần làm
phong phú đời sống văn hoá và giáo dục con người sống có ý thức đạo đức, có
kỷ luật, trung thực, phục tùng và luôn tôn trọng, tuân thủ luật lệ, nội quy, quy
định nơi mình sống và làm việc.
Nhiệm vụ của GDTC cho sinh viên
Công tác GDTC có nhiệm vụ giáo dục đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa, rèn
luyện cho người học tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin
12
vào sự nghiệp của đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Cung cấp cho người học nội dung kiến thức cơ bản, phương pháp tập thể dục thể
thao, tích cực tham gia phong trào TDTT của nhà trường và của xã hội. Duy trì,
củng cố, giữ gìn, nâng cao sức khoẻ sinh viên, phát triển cơ thể hài hoà, xây
dựng thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu, trách xa các tệ nạn xã hội…
Nguyên tắc giáo dục thể chất:

Để công tác GDTC đạt hiệu quả thì việc giảng dạy cần phải tuân thủ các
nguyên tắc chung vể GDTC, đó là: Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn
diện và cân đối; nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động quốc phòng.
Các nguyên tắc về phương pháp GDTC, đó là: Nguyên tắc tự giác tích
cực; Nguyên tắc tăng dần các yêu cầu, nguyên tắc đối đãi cá biệt, nguyên tắc hệ
thống, nguyên tắc trực quan.
1.3.2. Bản chất và nội dung cơ bản của quá trình dạy học.
Quá trình đào tạo ở nhà ttrường phải là quá trình tổng thể hay còn giọ là
quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch, tổ chức, các phương pháp, phương tiện có hướng dẫn
nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, đáp ứng được yêu cầu của
xã hội, thực hiện có hiệu quả mục đích của giáo dục.
Quá trình sư phạm được chia thành hai quá trình sư phạm bộ phận ( dạy
học và giáo dục). Dạy học là nhằm trao đổi học vấn ( giáo dưỡng) và trang bị trí
thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, quá trình giáo dục chủ yếu là nhằm hình
thành lý tưởng, niềm tin đạo đức cho học sinh. Hai quá trình này có quan hệ mật
thiết với nhau và đều có mục đích đào tạo con người mới, những cán bộ tương
lai, vừa có tài, vừa có đức, sáng tạo trong công viêc. Vậy nên, trong giảng dạy
các phương pháp sử dụng phải căn cứ vào thực tế, mục đích, nhiệm vụ đào tạo.
Quá trình dạy học là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể,. Dạy và học
là hai mặt không thể tách rời của quá trình dạy học, chúng phải thống nhất biện
chứng với nhau. Hoạt động của người thầy nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều
khiển, điều chỉnh quá trình nắm tri thức kỹ năng, kỹ xảo và nghiên cứu khoa học
13
của học sinh. Người thầy giáo dạy đại học phải là nhà sư phạm, nhà khoa học,
nhà hoạt động chính trị - xã hội.
Học là một hoạt động của học sinh, đây là quá trình mang tính tự giác,
tích cực, chủ động, sáng tạo, huy động mọi chức năng tâm sinh lý, cảm giác, tri
giác, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, hành động thực tiễn xã
hội và nghiên cứu khoa học. Học tập của sinh viên đại học khác với học sinh

phổ thông, họ có tư duy lý luận cao, tự giác nắm chân lý cũ và tạo tiền đề nắm
chân lý mới, kết hợp học tập với lao động sản xuất theo ngành nghề, với thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học. Có tính độc lập, có bản lĩnh, lập trường, chính
kiến và bảo vệ chính khiến của mình, sinh viên đại học là người vừa học vừa tập
dượt nghiên cứu, là cán bộ khoa học tương lai trong một ngành nghề nào đó.
Dạy và học có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì kết quả của hoạt động
này phụ thuộc vào kết quả của hoạt động kia. Trong dạy học, người thầy giáo
đóng vai trò là chủ thể tác động đến học sinh bằng các giải pháp sư phạm thông
qua nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể. Học sinh là khách thể
vì họ chịu sự tác động của thầy, nhưng thực tế sinh viên đại học vừa là khách
thể, vừa là chủ thể, là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, họ ý thức được
yêu cầu và nhiệm vụ học tập, tự giác và chủ động trong việc tiếp nhận tác động
từ phía người thầy.
Trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt dạy và học, người thầy cần
phải chỉ rõ cho sinh viên nội dung, phương pháp, cách thức học tập và nghiên
cứu, có vậy mới phát huy tốt tính tích cực của sinh viên. Trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, đó là tích cực hoá người học, lấy người học làm trung
tâm, nhưng thực tế vai trò của người thầy càng phải nâng cao. Tuy nhiên vai trò
chủ đạo của người thầy không được đối lập với tính sáng tạo của sinh viên.
Người thầy phải biết khơi dạy, phát huy tối đa tính tích cực vốn có của sinh
viên. Thế nên việc thống nhất biện chứng, duy trì hài hoà mối quan hệ giữa dạy
và học là một điều hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của dạy và
học. Đây là một quy luật sư phạm, nghệ thuật sư phạm của người thầy.
14
Động lực của quá trình dạy học là yếu tố thúc đẩy học sinh, sinh viên nắm
trí thức, phát triển trí tuệ, thúc đẩy hoạt động dạy và học luôn tiến lên. Sự vật
luôn luôn vận động và tồn tại phát triển chính là nhờ sự đấu tranh và thống nhất
giữa các mặt đối lập, giữa các mâu thuẫn. Quá trình dạy học nói chung và sự
nắm bắt chi thức của sinh viên có tăng lên hay không cũng chính là nhờ không
ngừng giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong. Động lực

của sự phát triển chính là việc giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh đó. Vậy đâu
là động lực bên ngoài, đâu là động lực bên trong?
Động lực bên ngoài của dạy học bao gồm việc xác định vị trí ngành nghề
mà sinh viên lựa chọn, động cơ, thái độ học tập, việc tuyên truyền, đôn đốc,
kiểm tra, biểu dương, khen thưởng… của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong
thực tiễn dạy học nhiều thầy cô giáo đã biết khai thác tốt yếu tố này để thúc đẩy
sinh viên tích cực học tập. Nhưng đây cũng chỉ là yếu tố bên ngoài quyết định
kết quả của quá trình dạy học.
Thực tế nguồn gốc sâu xa cho sự phát triển lại là sự biến đổi của các yếu
tố bên trong, những mâu thuẫn nội lại sảy sinh trong quá trình dạy học như: Mâu
thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa trình độ và yêu cầu, giữa tri thức và
chức năng…, mới là động lực thực sự thúc đẩy quá trình dạy học.
Như vậy quá trình dạy ở Đại học là một quá trình liên tục giải quyết các
mâu thuẫn bên trong và bên ngoài để dẫn đường cho sinh viên đi từ cái biết ít
đến biết nhiều, từ chưa biết đến đã biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ và
chính xác hơn… Nhiệm vụ của người thầy là phải biết, hiểu và vận dụng tối đa,
cân đối hài hoà các động lực, nhất là phải biết đến những yêu cầu khách quan
thành những mâu thuẫn nội của sinh viên, biến quá trình bị chỉ đạo thành tự chỉ
đạo bản thân, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, tự học tập, học xuốt đời
cho sinh viên.
1.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng GDTC đối với sinh viên
Giáo dục thể chất là một bộ phận, một khâu quan trọng trong việc giáo
dục toàn diện cho thế hệ trẻ Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ cơ
15
bản của các mặt giáo dục chung đòi hỏi việc đánh giá chất lượng giáo dục được
xác định như lăng kính phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình đào tạo.
GDTC là một quá trình giáo dục mà đặc điểm đặc trưng là giảng dạy động
tác và giáo dục các phẩm chất thể lực, là một quá trình giáo dục có tổ chức, có
mục đích, có kế hoạch truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo … từ thế hệ
này sang thế hệ khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ các đặc điểm của nó, nó

có vai trò của nhà chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của người thầy
phải phù hợp với học sinh, sinh viên, với nguyên tắc giáo dục.
GDTC được chia làm hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo
dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Nội dung đặc trưng của giáo dục thể
chất được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và lao động … Trong
các trường Đại học và Cao đẳng việc đánh giá môn học GDTC gồm phần lý
thuyết và phần thực hành.
Về lý thuyết:
Trong các tài liệu lý luận và phương pháp GDTC đã từng đề cập tới vấn
đề đánh giá kiến thức về GDTC có logic rất quan trọng trong quá trình tiếp thu
kỹ năng, kỹ xảo vận động. Lý luận GDTC cho rằng “ Kiến thức làm tiền đề
cho việc tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động và sử dụng một cách có hiệu quả
các năng lực thể chất trong cuộc sống. Kiến thức chỉ rõ ý nghĩa cá nhân và xã
hội của việc giáo dục thể chất cũng như bản chất của việc giáo dục này, các
kiến thức cho phép sử dụng các giá trị của thể dục thể thao với mục đích tự
giáo dục” [1].
Cũng theo lý luận này thì kiến thức về GDTC giúp cho việc lựa chọn và
sử dụng các bài tập thể : “ Cùng một loại bài tập, có thể mang lại hiệu quả hoàn
toàn khác nhau, căn cứ vào phương pháp sử dụng bài tập đó” [11].
Kiến thức GDTC được xác định bởi những tri thức chung, các hệ thống
kỹ năng, kỹ xảo phong phú để điều khiển một hoạt động của cơ thể trong không
gian và thời gian, biết sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo vận động trong điều sống và
sinh hoạt khác nhau của con người.
16
Về nhận thức bao hàm những kiến thức lý luận khoa học, nội dung
phương pháp tập luyện TDTT theo chương trình quy định nhằm giáo dục cho
học sinh, sinh viên về đạo đức Xã hội Chủ nghĩa, tinh thần tập thể, tính tự giác
trong học tập, sử dụng các bài tập thể chất như là phương pháp GDTC nhằm
mục đích rèn luyện thân thể cũng như nâng cao sức khoẻ, sẵn sàng lao động và
bảo vệ Tổ quốc.

Trong nghiên cứu về khuynh hướng hiện đại của GDTC trong các trường
Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhiều tác giả đã đề cập tới các
vấn đề tăng cường chất lượng giáo dục, văn hoá thể chất trong khâu dạy học và
học thể dục thể thao bằng các giải pháp:
- Chú trọng về khâu giáo dục nhận thức, hiểu biết.
- Năng lực vận dụng vào thực tiễn hoạt động tự chăm lo sức khoẻ, rèn
luyện thân thể hàng ngày.
Trên cơ sở nhận định những khoa học lý luận GDTC, chỉ rõ tầm quan
trọng của việc giáo dục, các tác giả đã đề cập một cách có hệ thống những tri
thức cơ bản dựa theo chương trình GDTC đã được cải tiến nhằm giúp cho giáo
viên và học sinh, sinh viên trong việc dạy học cũng như đánh giá chất lượng thể
chất.
Kỹ năng thực hành:
Trong quá trình học tập, tập luyện các kỹ năng vận động cũng như kỹ xảo
cận động được hình thành là kết quả của quá trình tiếp thu các động tác.
Kỹ năng vận động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở
mức độ phải tập chung ý thức cao vào các bộ phận tạo thành động tác và ở các
cách thức chưa ổn định khi giải quyết các nhiệm vụ vận động.
Khi tập luyện, động tác được lặp đi, lặp lại nhiều lần các bộ phận cấu
thành động tác đó ngày càng trở lên quen thuộc, các cơ chế phối hợp vận động
diễn ra được tự động hoá và kỹ năng vận động trở thành kỹ xảo. Vì vậy, “ kỹ
xảo vận động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở mức độ điều
17
khiển động tác xảy ra một cách tự động và động tác tiến hành tới mức vững chắc
cao” [71].
Vì vậy, khả năng thực hành được hiểu như mức độ đánh giá nhất định (kỹ
năng hoặc kỹ xảo) việc thực hiện các động tác kỹ thuật. khả năng thực hành phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Trình độ của học sinh, sinh viên, điều kiện học tập,
trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi. Chế độ học tập phong trào thể thao quần chúng
trong học sinh, sinh viên cũng như nhận thức của họ trong việc chuyển hoá các

bài tập thể chất là phương tiện để rèn luyện, củng cố, nâng cao sức khoẻ phát
triển các tố chất thể lực phục vụ cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và
công tác sau này.
Các chỉ tiêu về thể lực:
Khái quát về các chỉ tiêu đánh giá thể lực ở một số nước cho thấy: Theo
từng giai đoạn phát triển, nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh và thay đổi,
nó đã phản ánh sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống, phản ánh
tiến trình nhanh chóng hoàn thiện thể chất của các thế hệ công dân và sự phát
triển logic của hệ thống GDTC. Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trên các
nguyên tắc và cơ sở khoa học GDTC và mức độ đánh giá cho các thành viên
trong xã hội thực hiện, các tiêu chuẩn này được xác định theo lứa tuổi, năm học
và giới tính. Nội dung và yêu cầu chuẩn phụ thuộc vào hệ thống giáo dục thể
chất của mỗi quốc gia.
Trong tổ hợp “ Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc” đã thể hiện rõ các
nguyên tắc cơ bản của hệ thống GDTC Xô Viết trước đây như: Nguyên tắc liên
hệ với thực tiễn lao động và quốc phòng, nguyên tắc phát triển cân đối toàn
diện, nguyên tắc nâng cao sức khoẻ. Các tiêu chuẩn trong tổ hợp đã là cơ sở cho
mọi tiêu chuẩn thể hiện các phương trình giáo dục ở Liên Xô (cũ). Trong tổ hợp
này có 5 cấp: Cấp 1,2,3 là cấp dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng, cấp 4 là cấp
“Hoàn thiện thể chất” dành cho lứa tuổi 19-28 và 29-39 (Nam) 19-28 tuổi và Nữ
29-34 tuổi, cấp 5 “ Sảng khoái và sức khoẻ” là cấp dành cho nam từ 40-60 tuổi,
cho nữ từ 35-55 tuổi.
18
Ở Nhật Bản cũng đã xây dựng hoàn chỉnh các Test kiểm tra thể chất cho
mọi người với các nội dung cho học sinh từ tuổi mẫu giáo (4 tuổi) đến học sinh,
sinh viên (24 tuổi) và đối tượng nhân dân (24-65 tuổi). Các nội dung đó bao
gồm: Bật xa không đà (cm); ngồi gấp thân (số lần trong 30”), nằm xấp co duỗi
tay (số lần tối đa không hạn chế thời gian) và chạy 5’ (quãng đường đạt được).
Ở nước ta trong thời kỳ 1955-1965 đã ban hành tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể tạm thời cho lứa tuổi học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và

Trung học chuyên nghiệp. Ngày 24 tháng 06 năm 1971, Bộ Đại học và Trung
học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Chỉ thị số 14/TD-QS về
việc thực hiện tiêu chuẩn thân thể theo lứa tuổi, giới tính và quy định sinh viên
tốt nghiệp Đại học phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp II.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển thể lực cho học sinh phù hợp với từng giai
đoạn của đất nước, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp đã ban hành Quyết
định số 203/QĐ-TDTT ngày 23 tháng 01 năm 1989 và các văn bản pháp quy
khác về nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo năm học, giới tính cho học
sinh, sinh viên. Nội dung của tiêu chuẩn cho học sinh các trường trung học phổ
thông bao gồm: Yêu cầu học sinh phải đạt các nội dung tiêu chuẩn theo từng
năm học.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chương trình GDTC theo Quyết định
203/QĐ-TDTT ngày 23 tháng 01 năm 1989 của Bộ Đại học và Trung học
Chuyên nghiệp, việc đánh giá chất lượng GDTC cho học sinh, sinh viên phải
được tiến hành với các nội dung sau.
- Kiến thức lý luận GDTC được quy định theo chương trình.
- Kỹ năng thực hiện các môn thể thao.
- Thực hiên các chỉ tiêu thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo
năm học. Trong đó nội dung thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo tiêu chuẩn rèn
luyện rèn luyện thân thể là một yêu cầu bắt buộc và quan trọng trong việc nâng
cao thể lực và chất lượng GDTC trong các trường học trên toàn quốc.
19
Để có cơ sở trong việc đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên, năm 2008
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BDGĐT ngày
18 tháng 09 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy
định về việc đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên [64].
Nội dung và phương pháp đánh giá thể chất:
Thể chất của con người gồm thể trạng (tình trạng sức khoẻ và hình thái cơ
thể) và thể lực (thể hiện qua các tố chất thể lực cơ thể như: Sức mạnh, sức
nhanh, sức bên…) Bởi vậy theo các chuyên gia sức khoẻ và các nhà sinh lý thể

thao trong và ngoài nước cho rằng: Thể chất là chất lượng con người, đó là
những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể con
người được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống
(bao gồm cả giáo dục và rèn luyện).
Do thể chất là một tổ hợp các yếu tố, vì vậy, để đánh giá thể chất con
người ta thường dùng các chỉ số đánh giá về 3 mặt.
Hình thái cơ thể: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi, tay, chân,
độ rộng vai, độ rộng hông, dầy ngực, mỡ da…
Về chức năng: Người ta thường kiểm tra chức năng các hệ thông cơ quan
cơ thể như hệ tim mạch ( mạch đập, huyết áp, thể tích tâm thu, lưu lượng phút,
công năng tim…), hệ hô hấp như dung tích sống, khả năng nín thở, thông khí
phổi, lượng hấp thụ ô xy tối đa…
Về tố chất thể lực: ( chức năng tổng hợp của các cơ quan vận động và nội
tạng) thể hiện qua các tố chất như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, khả
năng phối hợp vận động.
Từ các mặt về hình thái, chức năng, thể lực người ta xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá trình độ thể chất của người được kiểm tra.
Tuy nhiên, trong GDTC, nhất là trong điều kiện thiết bị dụng cụ còn hạn
chế, thiếu nhân viên kiểm tra y sinh học nên người ta thường giảm thiểu các nội
dung kiểm tra về thể chất, như trong đánh giá thực trạng thể chất cho học sinh,
sinh viên, chỉ dùng hai nhóm chỉ số cơ bản là thể hình và tố chất thể lực.
20
Nội dung kiểm tra thể chất: Để có thể khắc phục được sự phiền hà trong
kiểm tra y học, song vẫn đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá thể chất cho sinh
viên, đề tài đã dùng các kết quả kiểm tra sức khoẻ của trạm y tế trường, kết hợp
với việc kiểm tra thực tế của chúng tôi về thể hình và thể lực, bằng các test mà
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với
sinh viên, các test đó được cơ quan nghiên cứu về khoa học thể thao, các trường
Đại học Thể dục Thể thao sử dụng trong điều tra thể chất nhân dân năm 2001-
2004. như vậy, chúng tôi đã xác định nội dung kiểm tra thể chất cho sinh viên

trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội như sau:
1. Kết quả phân loại sức khoẻ của y tế: Sức khoẻ loại I, loại II.
2. Về hình thái cơ thể: Kiểm tra chiều cao, cân nặng.
3. Các tố chất thể lực:
- Đánh giá sức nhanh: Chạy xuất phát cao 30m, chạy 100m.
- Đánh giá sức mạnh: Bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận.
- Sức bền: Chạy tuỳ sức 5’, chạy 1500m (nam), 800 (nữ).
- Khả năng phối hợp vận động: Ép dẻo gập thân, chạy con thoi 4x10m.
1.4. Một số nghiên cứu về các nội dung liên quan đến GDTC sinh
viên.
Công tác GDTC ảnh hưởng vô cùng to lớn tới năng lực thể chất của con
người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, công tác giáo
dục cho học sinh, sinh viên đã trở thành một khâu quan trọng, thu hút sự tập
chung chú ý của nhiều nhà khoa học TDTT. Đặc biệt cuối thế kỷ XX hàng ngàn
công trình nghiên cứu về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức
quản lý… Công tác giáo dục ở các cấp hình thành nên một hệ thống khá hoàn
chỉnh về cơ cấu, nội dung và hình thức GDTC.
Hiện nay công tác GDTC trong nhà trường ở hầu hết các nước đã trở
thành một môn học bắt buộc đối với học sinh, sinh viên.
Đối với nước ta, công tác GDTC cho sinh viên được Đảng, Nhà nước hết
sức quan tâm, điều đó thể hiện rõ trong chương III pháp lệnh thể dục thể thao;
21
trong hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( điều 41 và điều
43) [29] và trong luật TDTT [41].
Song do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so
với các nước trên thế giớ, do sự mới mẻ của công tác này ở Việt Nam, nên khi
triển khai công tác GDTC đã gặp không ít khó khăn bỡ ngỡ, đứng trước tình
hình đó, Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá
Thể thao và Du lịch đã có những chỉ đạo sát sao đối với công tác TDTT, nhất là
với thế hệ trẻ học sinh, sinh viên. Mặt khác, cũng từ thực tiễn đó đã cuốn hút

đông đảo các nhà khoa học, các cán bộ đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thể chất
và GDTC, khắc phục dần khó khăn và nâng cao chất lượng GDTC ở trường học
các cấp. Các công trình nghiên cứu này rất đa dạng, phong phú và đề cập tới
nhiều vấn đề của GDTC, cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin về cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc GDTC. Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở phát triển
định hướng phát triển TDTT cho các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề trong
cả nước. Các đề tài được tổng hợp theo nhóm các vấn đề dưới đây:
1. Các nghiên cứu mang tính vĩ mô về thể chất nhân dân và thể chất sinh
viên: Nghiên cứu các chính sách, giải pháp, nghiên cứu về đặc điểm thể chất,
năng lực thể chất của các lứa tuổi của sinh viên cũng như của nhân dân nói
chung, như một số đề tài sau:
- Xác định cơ chế chính sách và giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch công
tác thể dục thể thao ngành giáo dục đào tạo từ năm 1998 – 2000 và định hướng
năm 2005 của tác giả Nguyễn Kỳ Anh, tác giả Vũ Đức Thu (1999) [3].
- Tổng quan thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi ở đầu thế kỷ 21 của
tác giả Dương Nghiệp Chí, tác giả Hoàng Công Dân (2003) [20].
- Đặc điểm thể chất của học sinh lứa tuổi 6 Việt Nam của tác giả Trần
Đức Dũng (2004) [21].
- Nghiên cứu thực trạng phát triển các tố chất thể lực của sinh viên của tác
giả Nguyễn Trọng Hải, tác giả Vũ Đức Thu, (2003) [27].
22
2. Về chương trình và cải tiến chương trình: Chương trình đào tạo là một
yếu tố quan trọng quyết định lớn đến chất lượng giáo dục, chương trình phải thể
hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện cách thức tiến
hành… Chính vì lẽ đó nên nhiều nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về đổi mới,
cải tiến chương trình cũng như xây dựng lên hệ thống các bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng giáo dục; như các đề tài:
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy
kỹ thật đẩy tạ lưng hướng ném cho sinh viên chuyên sâu điền kinh trường
ĐHTDTTI, tác giả Nguyễn Đại Dương , CN Phạm Hoàng Tùng (2004) [25].

- Tác giả Nguyễn Quang Huy xây dựng chương trình môn học thể dục
phần tự chọn cho sinh viên trường mỏ địa chất (1998) [33].
- Tác giả Bùi Hoàng Phúc nghiên cứu cải tiến xây dựng chương trình môn
học tự chọn giai đoạn II của chương trình GDTC cho nữ sinh các trường Đại học
Sư phạm (1998) [54].
- Tác giả Trần Văn Tác nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC cho sinh
viên các trường Đại học Nông – Lâm – Ngư nghiệp theo định hướng nghề
nghiệp ( 1998) [70].
3. Đánh giá hiện trạng thể chất sinh viên, người lao động và phương
pháp kiểm tra đánh giá: Các nghiên cứu đã tập chung vào nghiên cứu về thực
trạng và đặc điểm thể chất sinh viên và thể chất nhân dân, về các tố chất vận
động, phương pháp đánh giá thể lực cũng như kiểm tra đánh giá môn học GDTC
gồm có:
+ Đánh giá tổng thể :
- Tác giả Lưu Quang Hiệp, Nguyễn Thanh Nhàn: Đặc điểm thể chất của
học sinh phổ thông miền Bắc Việt Nam lứa tuổi 16 – 18 vào những năm cuối thế
kỷ XX ( 2000) [35].
- Tác giả Lê Văn Lẫm và cộng sự: Thực trạng thể chất sinh viên trước
thềm thế kỷ 21 ( 2000) [42].
23
- Tác giả Lê Văn Lẫm: Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể lực của những
người trong độ tuổi lao động (2003) [43].
- Tác giả Trần Nguyên Đán: Xây dựng chỉ số đánh giá trình độ phát triển
thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nhạc họa Trung ương (1999)
[26].
- Tác giả Hoàng Thị Đông: Nghiên cứu mối tương quan giữa trí tuệ với
kết quả học tập của sinh viên trường CĐSPTDTWI (2001) [28].
- Tác giả Hồ Đắc Sơn, Vũ Đức Thu: Nghiên cứu thực trạng thể lực của
sinh viên ĐHSP Hà Nội (2003) [67].
- Tác giả Hồ Đắc Sơn: Bảo đảm tính khách quan nguyên tắc cơ bản nhất

của việc kiểm tra đánh giá trong GDTC bậc Đại học ( 1998) [68].
- Tác giả Nguyễn Kim Xuân: Bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu về
hình thái, thể lực của sinh viên các môn thể thao trường ĐHTDTT I (2004) [69].
- Tác giả Vũ Trung Thuỷ, Nguyễn Hùng Cường: Nghiên cứu các chỉ số
chức năng tâm sinh lý của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH TDTT I (2004).
4. Tình hình giáo viên: Các đề tài đã tập chung nghiên cứu về thực
trạng và tình hình đội ngũ giáo viên TDTT tại một số trường chuyên nghiệp,
như đề tài:
- Tác giả Nguyễn Đình Cương: Khảo sát chất lượng giáo viên TDTT được
đào tạo ở trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An (1998) [9].
- Tác giả Phạm Tiến Dũng: Thực trạng đội ngũ cán bộ và tổ chức quản lý
công tác GDTC của trường Đại học Giao thông Vận tải (1999) [24].
- Tác giả Mai Văn Muôn: Giáo viên thể dục thể thao - vấn đề bức súc nhất
trong công tác giáo dục thể chất hiện nay (1998) [50].
5. Các đề tài nghiên cứu nhóm giải pháp: Các nghiên cứu đã tập chung
nghiên cứu về các giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên và
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như chất lượng GDTC, như các
đề tài:
24
- Tác giả Hoàng Thị Đông: Nghiên cứu mối tương quan giữa trí tuệ với
kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TDTTTW I (2001)
[28].
- Tác giả Trịnh Đình Hùng: Xây dựng các giải pháp nâng cao thể lực cho
sinh viên đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (1999) [32].
- Tác giả Hướng Xuân Hoàn: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng GDTC cho học sinh trung học phổ thông huyện Yên Dũng tỉnh
Bắc Giang (2009) [37].
- Tác giả: Phạm Kim Loan: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác GDTC ở Học viện ngân hàng phân viện Thành phố Hồ Chí Minh
(2000) [45].

- Tác giả: Nguyễn Thị Uyên: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số bài tập
thể dục nghề nghiệp nhằm nâng cao khả năng học tập cho nữ sinh viên Đại học
Sư phạm (2000) [51].
- Tác giả: Phạm Hồng Phú: Kết quả thực nghiệm phương pháp thể dục
tổng hợp cổ truyền của trường Đại học Dân lập quản trị Kinh doanh (2000) [53].
- Tác giả Kiều Tất Vinh: Nghiên cứu hệ thống giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy thực hành cho sinh viên trường đại học Sư phạm
TDTT Hà Tây (2004) [97].
Các công trình nghiên cứu về thực trạng, sự phát triển thể chất sinh
viên, thể chất nhân dân, người lao động. Về chương trình, các giải pháp,
phương pháp kiểm tra đánh giá… rất đa dạng, phong phú, với quy mô khác
nhau, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, địa bàn khác nhau tại nhiều trường Đại
học, Cao đẳng trên toàn quốc. Qua tham khảo một số công trình trên, đề tài đã
bổ sung thêm các kiến thức phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tạo cơ sở lý
luận để đề tài hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu. Nhất là cách thức tiến
hành, các test đánh giá thể lực, các giải pháp … mà một số công trình khoa
học trước đây đã sử dụng.
25

×