Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo tổng quan về rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể tam giác phát triển campuchia – lào việt nam (tại hội nghị ban điều phối chung ba nước lần thứ năm tại rattanakiri)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.19 KB, 20 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TAM GIÁC PHÁT
TRIỂN CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM
(Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung ba nước lần thứ năm tại Rattanakiri)
Triển khai thực hiện Tuyên bố chung của Ba Thủ tướng tại Hội nghị Cấp
cao ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam lần thứ 5 tại Viêng Chăn tháng 11 năm
2008, Ủy ban điều phối về Tam giác phát triển mỗi nước đã chỉ đạo tiến hành
cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch Tam giác phát triển. Nhóm công tác về rà soát,
điều chỉnh Tam giác phát triển của phía Việt Nam báo cáo tổng quan về tình
hình rà soát, điều chỉnh Quy hoạch và kiến nghị các công việc cần tiếp tục thực
hiện trong thời gian tới.
Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Cămpuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm
10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đăk Nông(Việt Nam), Sekong, Attapư,
Salavan (Lào) và Stung Treng, Rattanakiri, Mundulkiry (Cămpuchia).
Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại
Đăk Lăk ngày 21-22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình
Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam
giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Do thời gian quá ngắn, khối lượng thông tin cần phải điều tra, thu thập, xử
lý và biên dịch là rất lớn, lại trải trên 3 tỉnh mới bổ sung của 3 nước vào Tam
giác phát triển, nên chưa thể tiến hành xử lý tổng hợp một cách đầy đủ tất cả các
nội dung của báo cáo rà soát, bổ sung quy hoạch. Trong dự thảo báo cáo này
mới đưa ra những quan điểm mang tính định hướng, tầm nhìn và những vấn đề
cần phải điều chỉnh bổ sung để xin ý kiến góp ý của các nước, trên cơ sở ý kiến
góp ý tại Hội nghị, Tổ biên tập sẽ hoàn chỉnh và bổ sung và tổ chức xin ý kiến
các đoàn chuyên gia của các nước, trên cơ sở đó tổng hợp để trình Hội nghị cấp
cao 3 nước vào cuối năm 2010.
Dưới đây là dự thảo báo cáo bước đầu về rà soát, điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt
Nam đến năm 2020.


I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC RÀ SOÁT QUY HOẠCH
- Phía Việt Nam đã giao cho Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan của
Việt Nam và phía Campuchia và Lào tiến hành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
- Phía Việt Nam đã xây dựng nội dung nghiên cứu và kế hoạch phối hợp
rà soát với phía Campuchia và Lào và đã gửi cho phía Campuchia và Lào.
- Phía Việt Nam đã cử đoàn công tác sang làm việc với 6 tỉnh Cămpuchia
và Lào và các Bộ, ngành của Campuchia và Lào về rà soát quy hoạch (Sau Hội
nghị Ủy ban điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại Đăk Lăk).
- Mỗi bên đang xây dựng báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu vực
Tam giác phát triển của mỗi nước, có xem xét, bổ sung thông tin về các tỉnh mới
đưa vào Tam giác phát triển (hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện).
- Trên cơ sở các tài liệu được thu thập trong quá trình khảo sát, làm việc
với các địa phương và được phía Campuchia và Lào cung cấp, phía Việt Nam dự
thảo báo cáo sơ bộ tổng quan về tình hình rà soát, điều chỉnh Quy hoạch Tam
giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giới thiệu chung về Tam giác phát triển
1.1 Khu vực Tam giác phát triển gồm 10 tỉnh
Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Cămpuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm
lãnh thổ của 10 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới
chung giữa ba nước là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đăk Nông (Việt Nam),
Sekong, Attapư, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanakiri, Mundulkiri
(Campuchia). Tổng diện tích tự nhiên là 111 ngàn km
2
, tổng dân số năm 2008
khoảng 4,7 triệu người (mật độ dân số 42 người/km
2

), trong đó:
- Vùng 3 tỉnh Đông Bắc của Cămpuchia là Stung Treng, Rattanakiri và
Mundulkiry với diện tích tự nhiên khoảng 37.636 km
2
. Dân số năm 2008 là 301
nghìn người, mật độ dân số 8 người/km
2
.
- Vùng 3 tỉnh Nam Lào là Sekong, Attapư, Saravan với diện tích tự nhiên
khoảng 28.676 km
2
. Dân số năm 2008 là 563,2 nghìn người, mật độ dân số gần
20 người/km
2
.
- Vùng 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai và
Đắk Lắk, Đăk Nông với diện tích tự nhiên 44.645 km
2
. Dân số năm 2008 là
3.828 nghìn người, mật độ dân số 82 người/km
2
.
1.2 Khu vực 3 tỉnh bổ sung
- Tỉnh Kratie (Campuchia): Kratie là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc
Campuchia, tiếp giáp với các tỉnh Stung Treng và Mondulkiri (Campuchia) và
tỉnh Bình Phước (Việt Nam) trong Tam giác phát triển. Diện tích của tỉnh Kratie
là 11.094 km
2
, dân số khoảng 383 ngàn người (dự báo đến năm 2010 của Hội
đồng Phát triển Campuchia - CDC), mật độ dân số 35 người/km

2
.
- Tỉnh Champasak (Lào): Champasak là một tỉnh nằm ở phía Nam Cộng
hòa DCND Lào, tiếp giáp với các tỉnh Saravan, Sê Kông, Attapư (Lào) và tỉnh
Stung Treng (Campuchia) trong Tam giác phát triển CLV, ngoài ra tỉnh
Champasak tiếp giáp với Thái Lan ở phía Tây. Diện tích của tỉnh Champasak là
15.415 km
2
, dân số năm 2008 là 634,7 nghìn người, mật độ dân số 41
người/km
2
.
- Tỉnh Bình Phước (Việt Nam): Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông
Nam Bộ của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Đăk Nông (Việt Nam) và các tỉnh
Kratie, Mundunkiri của Campuchia trong Tam giác phát triển. Diện tích của tỉnh
Bình Phước là 6.875 km
2
, dân số trung bình năm 2008 là 835,3 nghìn người, mật
độ dân số 122 người/km
2
.
1.3 Tổng hợp Tam giác phát triển gồm 13 tỉnh
2
2
Như vậy, khu vực Tam giác phát triển đến nay gồm 13 tỉnh, với tổng diện
tích tự nhiên là 144,3 ngàn km
2
, dân số trung bình năm 2008 là 6,5 triệu người,
chiếm 19,3% về diện tích tự nhiên và 6,1% về dân số so với cả ba nước. Tam
giác phát triển có vị trí chiến lược đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội

và môi trường sinh thái. Thông qua các hành lang kinh tế dọc theo các trục quốc
lộ 78 (của Cămpuchia) và 18, 16 (của Lào) nối với các quốc lộ 14, 19, 24, 49
(của Việt Nam) nối toàn bộ khu vực này với các cảng biển của Việt Nam. Đồng
thời qua trục quốc lộ 7 (của Cămpuchia) và 13 (của Lào) nối khu vực này với
Pnông Penh và Viêng Chăn; qua các trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nối
khu vực này với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những
điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã
hội.
Tam giác phát triển là vùng cao nguyên rộng lớn, nhiều tiềm năng chưa
được khai thác. Là nơi đầu nguồn của nhiều con sông có vị trí rất quan trọng về
môi trường sinh thái và quốc phòng an ninh của mỗi nước.
2. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện quy hoạch Tam giác phát
triển
Trong các năm qua, trên cơ sở mục tiêu chủ yếu đề ra trong quy hoạch,
được sự quan tâm của ba bên, Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực biên giới
ba nước đã và đang được từng bước thực hiện và đạt được những kết quả bước
đầu đáng khích lệ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển.
2.1 Các mặt được
2.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Kinh tế khu vực Tam giác phát triển đã có bước tăng trưởng cao so với
tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi nước và so với quy hoạch
Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong các
năm 2008-2009, kinh tế của toàn khu vực Tam giác phát triển trong giai đoạn
2004-2009 vẫn có tốc độ tăng trưởng khá. Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam
trong Tam giác phát triển đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 13%/năm (tổng
hợp từ số liệu thống kê các tỉnh). Xem xét trong tổng thể cả nước, giảm phần
tính trùng giữa các tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng
10%/năm. Các tỉnh của Cămpuchia và Lào cũng đạt và vượt so với dự kiến
trong quy hoạch (bình quân của Lào là 7,5% và Campuchia là 9,4%). Tính
chung cả khu vực Tam giác phát triển trong giai đoạn vừa qua tăng khoảng

9,5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế của khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ
trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Biểu 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chỉ tiêu Năm 2002 (QH
thông qua năm 2004)
Thực hiện năm 2008
Các tỉnh của Cămpuchia 100 100
- Nông lâm thuỷ sản 68,6 54,0
- Công nghiệp, xây dựng 17,3 22,0
3
3
- Dịch vụ 14,1 24,0
Các tỉnh của Lào 100 100
- Nông lâm thuỷ sản 67,2 48,1
- Công nghiệp, xây dựng 19,8 23,7
- Dịch vụ 13,1 28,2
Các tỉnh của Việt Nam 100 100
- Nông lâm thuỷ sản 63,5 49,2
- Công nghiệp, xây dựng 13,4 25,6
- Dịch vụ 23,1 25,2
Tam giác phát triển (13 tỉnh) 100 100
- Nông lâm thuỷ sản 65,2 49,4
- Công nghiệp, xây dựng 14,2 25,1
- Dịch vụ 20,6 25,5
4
4
Về trình độ phát triển, năm (5) tỉnh của Việt Nam có trình độ sản xuất khá
hơn, bước đầu đã hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hoá với các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, đào lộn hột. Công nghiệp

và dịch vụ cũng phát triển tương đối nhanh với một số ngành hàng có quy mô và
hàm lượng công nghệ khá như công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác
khoáng sản và chế biến boxit, thủy điện Dịch vụ cũng phát triển khá, nhất là
xây dựng khá hoàn chỉnh mạng kết cấu hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước
và phát triển bưu chính viễn thông. Đã hình thành các trung tâm dịch vụ ở các
thành phố, thị xã của các tỉnh, tuy nhiên trình độ công nghệ và quy mô sản xuất
kinh doanh chưa cao. Bốn (4) tỉnh của Lào và 4 tỉnh của Campuchia sản xuất
hàng hóa chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự nhiên, tự cấp,
tự túc. Thương mại chưa phát triển, chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân đảm
nhận dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng cho dân cư. Hạ tầng
giao thông, cấp điện, cấp nước mới đang được đầu tư xây dựng. Dịch vụ, du lịch
phát triển còn chậm so với tiềm năng.
- Điểm xuất phát còn thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé, dẫn tới GDP bình quân
đầu người của toàn khu vực Tam giác phát triển đạt 651 USD, chỉ bằng khoảng
65,9% mức bình quân chung ba nước (năm 2008). Trong đó: 4 tỉnh của
Campuchia có GDP/người đạt khoảng 457 USD, bằng 60% so với bình quân
chung của cả nước. 4 tỉnh của Lào có GDP/người đạt khoảng 563 USD, bằng
64,3% so với bình quân chung của cả nước. 5 tỉnh của Việt Nam có GDP/người
đạt khoảng 701 USD, bằng 67,9% so với bình quân chung của cả nước.
2.1.2 Mạng lưới kết cấu hạ tầng
2.1.2.1 Mạng lưới giao thông
Một trong các thành tựu quan trọng nhất, nổi bật nhất trong thực
hiện quy hoạch Tam giác phát triển CLV, thể hiện sự hợp tác đặc biệt giữa
ba nước và các địa phương là lĩnh vực xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao
thông, đặc biệt là các tuyến giao thông đường bộ.
Trên cơ sở mục tiêu trước mắt (2004-2010), với sự quan tâm đầu tư của
mỗi nước, hợp tác giữa ba nước và với các nước thứ ba (Nhật Bản, Trung
Quốc ) hệ thống các tuyến đường giao thông liên kết giữa các địa phương trong
khu vực Tam giác phát triển ba nước, thông với cảng biển Việt Nam và các nước
trong khu vực bước đầu được hình thành, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế -

xã hội trong khu vực Tam giác ba nước
a) Các tỉnh của Campuchia
- Đường 7: Tuyến từ thủ đô Phnom Penh qua tỉnh lỵ Kratie, Stung Treng
đến biên giới Lào và nối với đường 13 của Lào. Đoạn tuyến từ tỉnh lỵ Kratie qua
tỉnh Stung Treng đến biên giới Lào khoảng 190 km; trong đó đoạn trong tỉnh
Stung Treng khoảng 82 km. Hiện tại đường nhựa nền rộng 11 m, mặt nhựa rộng
9 m và cầu lớn qua sông Sê San tại tỉnh lỵ Stung Treng đã xây dựng xong.
- Đường 78: Tuyến xuất phát từ đường 7 tại ngã ba Ô Pong Moan, thuộc
tỉnh Stung Treng, cách tỉnh lỵ Stung Treng khoảng 15 km qua Bung Lung (tỉnh
Rattanakiri) đến biên giới Cămpuchia - Việt Nam, dài 191 km.
5
5
+ Đoạn 1: từ ngã ba Ô Pong Moan đến Ban Lung dài 121 km, hiện tại là
đường cấp phối, Trung Quốc đang thi công mở rộng thành đường cấp III, 2 làn
xe (tiêu chuẩn như đường 7).
+ Đoạn 2: từ Ban Lung đến biên giới Cămpuchia - Việt Nam dài 70 km,
hiện tại Việt Nam đang thi công trải mặt nhựa khoảng 50 km, còn 20 km nữa
đang tiếp tục trải mặt; đường đạt tiêu chuẩn cấp III.
- Đường 78A: Tuyến nối từ đường 78 tại Ban Lung qua Voeun Sai theo
hướng đường 301 cũ đến gần sông Sêkông tại Xiêm Pang và đi dọc hướng sông
Sêkông đến biên giới với Lào và nối với đường 1J của Lào, dài khoảng 150 km,
trong đó có 80 km đường cấp phối và đất, còn lại 70 km nghiên cứu xây dựng
mới.
- Tuyến từ tỉnh lỵ Stung Treng qua sông Mê Kông đi theo đường tỉnh hiện
có và nối vào đường 12 đi Xiêm Riệp, dài khoảng 90 km đường cấp phối và đất
(tạm đặt tên là đường 12B).
- Đường 76: Tuyến nối từ đường 78 cách tỉnh lỵ Rattanakiri khoảng 8 km,
tuyến đi qua huyện lỵ Lum Pát (Rattanakiri), Cô Nhec (Mondulkiri), tỉnh lỵ
Mondulkiri đến biên giới Việt Nam (cửa khẩu Bu Prăng), dài khoảng 192 km;
trong đó đoạn từ Mondulkiri đến biên giới Việt Nam dài 27 km.

+ Đoạn nằm trong tỉnh Mondulkiri dài khoảng 127 km Trung Quốc hiện
đang thi công; đã xong được 2 đoạn mặt trải nhựa dài khoảng 40 km, nền đường
rộng 11 m, mặt nhựa rộng 9 m.
+ Đoạn còn lại khoảng 65 km nằm hầu hết trong tỉnh Rattanakiri, hiện tại
đường cấp phối và đất chưa có dự án đầu tư xây dựng; nhưng khả năng có thể
dự án trồng cao su sẽ xây dựng 28 km từ đường 78 đến Lum Pát.
- Tuyến nối tiếp từ đường tỉnh 134 tại đường 7, qua địa bàn tỉnh Kratie
khoảng 47 km, địa bàn tỉnh Mondulkiri khoảng 111 km đến cửa khẩu Đăk Ruê
của Việt Nam, tổng chiều dài 158 km đường cấp phối và đất (tạm đặt tên là
đường 79).
- Đường 131: Tuyến xuất phát từ tỉnh lỵ Mondulkiri tuyến đi qua huyện lỵ
Ô Răng (Mondulkiri) và nối vào đường 13 tại Xnuôn (tỉnh Kratie), dài khoảng
123 km; trong đó đoạn nằm trong tỉnh Mondulkiri dài khoảng 78 km, hiện tại
đường đất rất khó đi.
- Tuyến mới xuất phát từ tỉnh lỵ Mondulkiri theo hướng đến cửa khẩu
Đăk Pơ của Việt Nam; tuyến dài khoảng 40 km (tạm đặt tên là 131 B).
b) Các tỉnh của Lào
- Đường 18A: Tuyến đi qua 2 tỉnh Attapư và Champasak:
Tuyến nối từ đường 13 tại Phia Phay, huyện Pathumphone, tỉnh
Champasak qua huyện lỵ Sa Nam Xay đến tỉnh lỵ Attapư, nối với đường 18B và
đường 1I, dài 115 km. Đường hiện tại là đường đất và cấp phối, đã có kế hoạch
vốn xây dựng xong năm 2012 cùng với dự án xây dựng nhà máy tuyển quặng
đồng và nhôm tại huyện Sa Nam Xay tỉnh Attapư. Đường nằm trong tỉnh
Champasak 30 km, Attapư 85 km.
6
6
- Đường 18B: Tuyến nằm trong tỉnh Attapư; tuyến nối từ đường 1I tại tỉnh
lỵ Attapư, qua Mường Mây đến biên giới Việt Nam (cửa khẩu Bờ Y), dài 105
km. Đường hiện tại là đường nhựa, đạt cấp III và IV, 2 làn xe; khoảng 60 km
gần phía biên giới với Việt Nam đường cấp IV, nhiều đường cong nhỏ cần phải

nâng cấp cải tạo trong những năm tới.
- Đường 1J: Tuyến nối với đường 18B từ thị trấn tỉnh lỵ Attapư, đi dọc
hướng sông Sêkông đến biên giới Cămpuchia (tỉnh Stung Treng) dài khoảng 90
km. Hiện tại Nhật Bản mới khảo sát hướng tuyến.
- Đường 1I (đường 16 cũ): Tuyến nối từ tỉnh lỵ Attapư đến tỉnh lỵ Sêkông
dài 76 km, hiện tại là đường nhựa đạt cấp III, IV hai làn xe.
- Tuyến nối từ đường 16 tại thị trấn huyện lỵ Tha Teng, tỉnh Sêkông đến
tỉnh lỵ Sa La Van, dài 18 km, đang thi công, đến tháng 4 năm 2010 hoàn thành;
đường đạt cấp III, IV, 2 làn xe.
- Đường 16: Tuyến đi qua 2 tỉnh Champasak và Sêkông:
Tuyến đi từ U Bon (Đông Bắc Thái Lan) qua Pắc Xế, Ba Chiềng (nối với
đoạn phía nam đường 13) nối vào đường 1H, sau đó gặp đường 16B và đường
1I tại huyện lỵ La Mum. Đoạn đi từ biên giới Lào - Thái Lan tới phía nam
đường 13 dài 40km, đoạn còn lại từ đường 13 tại Ba Chiềng để nối vào đường
1I tại huyện lỵ La Mum dài 136km. Tổng chiều dài đường 16 là 176km, hiện tại
đường cấp III, 2 làn xe.
- Đường 16B: Tuyến nối từ đường 1I cách tỉnh lỵ Sêkông 10 km, tuyến đi
qua huyện lỵ Đăk Chưng đến biên giới Việt Nam (cửa khẩu Đăk Penk - Quảng
Nam - Việt Nam), dài 115 km. Tuyến hiện tại đường đất, có kinh phí của Nhật
Bản cho khảo sát thiết kế cầu qua sông Sêkông và 7 km giáp biên giới Việt Nam
do thủy điện Sê Ka Mản thi công. Tuyến đường sẽ nối với QL 14D, 14B ra cảng
Đà Nẵng - Việt Nam.
- Đường 49A: Tuyến từ tỉnh lỵ Sêkông qua huyện lỵ Ka Lưm đến biên
giới Việt Nam (cửa khẩu A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam), tuyến dài
190 km, hoàn toàn bằng đất. Tuyến sẽ nối với QL49 và ra cảng Chân Mây - Việt
Nam.
- Đường 13: Tuyến từ Thủ đô Viên Chăn qua các tỉnh Sa La Van,
Champaksak đến biên giới tỉnh Stung Treng (Campuchia). Đoạn nằm trong tỉnh
Sa La Van đến biên giới tỉnh Stung Treng (Campuchia) dài 279 km (qua tỉnh Sa
La Van khoảng 75 km). Hiện tại là đường nhựa, đạt cấp III, 2 làn xe.

- Đường 1G (đường 23 cũ): Tuyến từ tỉnh lỵ Sa La Van qua huyện lỵ Tum
Lan nối vào đường 9 tại Mường Phin, chiều dài 126 km. Đoạn nằm trong tỉnh Sa
La Van 83 km; hiện tại mặt đường cấp phối và đất.
- Đường 15A: Tuyến nối từ đường 13 tại Không Xê Đôn (tỉnh Sa La Van)
đi theo đường hiện có nối vào đường 1G cách tỉnh lỵ Sa La Van khoảng 9 km,
tuyến dài 76 km; hiện tại là đường đất và cấp phối.
- Đường 15B: Tuyến từ tỉnh lỵ Sa La Van đi qua huyện lỵ Ta Oy,
Samouay đến cửa khẩu La Lay của Việt Nam, dài 160 km và nối vào đường Hồ
Chí Minh (Việt Nam) tại huyện Đa Krông tỉnh Quảng Trị; hiện nay toàn tuyến là
đường đất và cấp phối.
c) Các tỉnh Việt Nam
7
7
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong Tam giác
phát triển đã và đang tập trung đầu tư các dự án quan trọng như: Đường Hồ Chí
Minh (QL 14), nâng cấp nhiều tuyến quốc lộ như: 14C, 19, 24, 25, 26, 27, 28,
40. Hầu hết các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, V, các đoạn qua thành phố, thị
xã và một số thị trấn đạt cấp II hoặc đường đô thị. Đang triển khai xây dựng
đường Trường Sơn Đông, nâng cấp một số đoạn của tuyến hành lang biên giới.
Các tuyến tỉnh lộ và mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên cũng từng bước được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2.2 Mạng lưới cấp điện
Phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải, phần phối điện cũng là một
trong các lĩnh vực được quan tâm của cả ba nước trong quá trình thực hiện quy
hoạch tổng thể Tam giác phát triển CLV.
- Các tỉnh Việt Nam
Trong thời gian qua, nhiều dự án quan trọng trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên trong Tam giác phát triển đã đưa vào sử dụng như: nhà máy thủy điện
Sê San 3 (260 MW), Sê San 3A (100 MW), H'Chan (12 MW), Drây H'Linh (16

MW), Sông Ba Hạ (220 MW), Preikrông (100 MW), Buôn Kướp (280 MW); Sê
San 4 (360 MW), Srepok 3 (220 MW), An Khê - Kanak (173 MW), Buôn Tou
Srah (86 MW)
Đã hoàn thành các đường dây 500 KV: Đoạn Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng
mạch 2 mới, chiều dài 297 km; đoạn Pleiku - Phú Lâm mạch 2 mới, chiều dài
542 km; đoạn Pleiku - Yaly mạch kép dài 20 km nhận điện từ Nhà máy thủy
điện Yaly.
Hoàn thành cải tạo lưới điện 3 thành phố Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma
Thuột. Các thôn, buôn của các tỉnh Tây Nguyên trong Tam giác phát triển cũng
đã được đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho Chương trình cấp
điện 1.200 thôn, buôn chưa có điện khu vực Tây Nguyên.
- Hợp tác giữa Việt Nam với Cămpuchia
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký bản ghi nhớ nghiên cứu khả thi
hai dự án thuỷ điện Hạ Sê San 1/Sê San 5 công suất 90 MW nằm trên biên giới
hai nước và Hạ Sê San 2 công suất 420 MW tại hạ lưu sông Sê San. Đồng thời
tiếp tục nghiên cứu các thủy điện khác: Hạ Srepok 2, công suất 220 MW, Hạ Se
San 3, công suất 180 MW, Preak Liang 1, công suất 64 MW, Preak Liang 2,
công suất 64 MW và Sam Bo (trên dòng chính sông Mê Kông với công suất có
thể đến 2.000 MW).
Việt Nam sẵn sàng các điều kiện để cung cấp điện cho Campuchia qua
cửa khẩu Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) tới các huyện O Yadao và Bar Kaeo (tỉnh
Ratanakiri) theo yêu cầu của Campuchia.
- Các tỉnh của Lào và hợp tác giữa Việt Nam với Lào
Mạng lưới truyền tải điện tới các vùng nông thôn được mở rộng. Thêm
vào đó, việc phát triển thủy điện đang được tiến hành như: các dự án Sekong 3,
4, 5, Sesaman 4, Dakameun, Huaylumphan, Sepon 3, Huayphoh, Sesanam 1,
Namkong 1 và đập Sepien-Senumnoi đang được khảo sát và thiết kế. Đập
Namkong 1 được ưu tiên và dự kiến bắt đầu xây dựng trong năm nay. Dự án
Seset 2 đang xây dựng.
8

8
Việt Nam đang đầu tư xây dựng Thuỷ điện Sêkamản-3 (260 MW), dự
kiến hoàn thành vào năm 2010, đấu nối vào hệ thống điện Việt Nam bằng đường
dây 220 kV Sekaman 3 - TBA 220 kV Thạch Mỹ; đã ký MOU chuẩn bị điều
kiện để khởi công Thuỷ điện Sêkamản-1 (450 MW), Sêkamản-4 (200 MW), Dak
Y-Mơn. Tiếp tục nghiên cứu thuỷ điện Sêkamản-0 và một số thuỷ điện khác.
Hệ thống liên kết cung cấp điện bằng đường dây 22 KV cho Lào từ cửa
khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum tới vùng biên giới tỉnh Attapư, từ cửa khẩu La Lay
đến huyện lỵ Ka-le-um, tỉnh Sêkông đang hoạt động có hiệu quả.
Tỉnh Bỡnh Phước đó đầu tư các tuyến đường dây tải điện từ huyện Lộc
Ninh đến trung tâm huyện Snoul, tỉnh Kratíe và tuyến từ huyện Bù Đốp đến
trung tâm huyện Keosima, tỉnh Mondulkiri và đó bỏn điện ổn định với mức tiêu
thụ 200.000 kwh/thỏng cho 02 tỉnh Mondulkiri và Kratie. Ngoài ra, tỉnh đó hỗ
trợ đầu tư xây dựng đường điện Hoa Lư - Snoul và đường điện Hoàng Diệu -
Keosima.
2.1.3 Nông nghiệp
Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh hơn so với mục tiêu đề ra
trong quy hoạch 2004 là lĩnh vực hợp tác trồng cây công nghiệp dài ngày.
Chỉ tính riêng cây cao su, đến nay các doanh nghiệp của các tỉnh Tây
Nguyên đã được phía Lào cấp phép trên 26.700 ha (trong đó đã trồng trên 16
nghìn ha), phía Campuchia cấp phép trên 22.800 ha (trong đó đã trồng trên 2
nghìn ha) và chuẩn bị cấp thêm 42.000 ha.
Hiện nay tại Mondulkiri các doanh nghiệp của Việt Nam đang tiếp tục
triển khai các Dự án xây dựng văn phòng và Trung tâm thương mại cao su tại
tỉnh lỵ Mondulkiri; triển khai tập huấn trồng cây lương thực, cây điều và tổ chức
mô hình trồng thử nghiệm 1.200 cây cao su tại Pech Chăn Đa. Tổ chức đào tạo
thợ lái máy nông nghiệp, đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su cho con em
cán bộ và nhân dân trong vùng dự án tại các tỉnh Saravan và Attapư (Lào).
2.1.4 Thương mại và kinh tế cửa khẩu
Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, nhiều chính sách ưu đãi đã được áp

dụng như Việt Nam đang áp dụng chính sách ưu đãi giảm thuế suất thuế nhập
khẩu tới 0% cho 40 mặt hàng của Campuchia (trừ mặt hàng lá thuốc lá được áp
dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu) và thoả thuận áp dụng ưu đãi giảm thuế
suất thuế nhập khẩu 0% và 50% đối với các mặt hàng có xuất sứ (CO) từ mỗi
nước với Lào.
Ưu tiên miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nông sản chưa qua chế
biến do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của
Campuchia giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất tại
Việt Nam.
Với các chính sách ưu đãi nêu trên, kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa
Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia đang tiếp tục phát triển nhanh chóng, cơ
cấu hàng hóa đã có chuyển biến tích cực, đã hình thành những nhóm hàng với số
lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng tốt hơn.
Các chợ thuộc các huyện, xã biên giới được cải tạo, nâng cấp và xây dựng
mới. Đến nay, tại khu vực Tam giác phát triển phía Việt Nam có bốn chợ biên
giới và chợ cửa khẩu phục vụ trao đổi hàng hoá và buôn bán tiểu ngạch của cư
dân hai bên. Việt Nam cũng đã giúp Campuchia xây dựng chợ biên giới O Yadao
(tỉnh Ratanakiri) đi vào hoạt động vào cuối năm 2006.
9
9
Phía Việt Nam đang tiến hành xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đường 19
tại tỉnh Gia Lai, Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y tại tỉnh Kon Tum, khu kinh tế cửa
khẩu Hoa Lư tỉnh Bình Phước.
2.1.5 Công nghiệp
Hợp tác đầu tư trong Tam giác phát triển được đẩy mạnh. Các dự án đầu
tư lớn đã và đang được triển khai trong các lĩnh vực thủy điện (đã trình bày ở
phần kết cấu hạ tầng), hợp tác tìm kiếm, khai thác và chế biến khoáng sản, chế
biến các cây công nghiệp có giá trị cao.
- Với CHDCND Lào
Hiện nay Việt Nam đã cấp nhiều giấy phép đầu tư sản xuất công nghiệp

và công nghiệp chế biến vào các tỉnh của Lào thuộc khu vực Tam giác phát triển
bao gồm các dự án khai khoáng, chế biến gỗ và sản xuất đồ dùng gia dụng, trồng
và chế biến nông sản, mủ cao su, sản xuất phân bón hoá học.
Trong lĩnh vực khoáng sản, bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của
Việt Nam, Dự án “Điều tra, đánh giá khoáng sản bauxit và các khoáng sản khác
vùng Nam Lào” được triển khai trong 3 năm (2004-2007) trên diện tích khoảng
30.000 km
2
và đã phát hiện được một số khoáng sản và gần 300 km
2
diện tích có
triển vọng công nghiệp về quặng bauxit thuộc hai tỉnh Se Kông và Attapư.
Hiện nay đã có các dự án khảo sát, thăm dò bauxit tại tỉnh Attapư và tỉnh
Sê Kông đã được chấp thuận và ký MOU với chính phủ Lào (Dự án khảo sát,
thăm dò Bouxit tại Đăk Pok, Xan xay, Attapư của Tập đoàn Đầu tư Việt
Phương) hoặc ký hợp đồng thành lập Công ty liên doanh với Lào (Tập đoàn
TKV và Công ty Phát triển kinh tế Lào Lanexang liên doanh thành lập Công ty
phát triển công nghiệp Sê Kông khảo sát, thăm do bauxit tại Thà Tèng, Sê
Kông). Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng dự kiến đầu tư thăm
dò, khai thác than tại Saravan và đầu tư tổ hợp than - điện.
Trong lĩnh vực chế biến, xu thế đầu tư khai thác chế biến gỗ là chủ đạo
của các doanh nghiệp Việt Nam trước đây được thay thế bằng đầu tư chế biến
sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao, gắn với việc đầu tư vùng nguyên liệu.
- Với Campuchia
Hai bên Việt Nam và Campuchia đã nhất trí xây dựng Dự án “Lập bản đồ
địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 vùng Đông Bắc Campuchia và vùng biên
giới giáp Việt Nam” trong phạm vi khu vực Tam giác phát triển CLV (phần lãnh
thổ Campuchia) bằng nguồn vốn viện trợ của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các
tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển của Campuchia, hợp tác đầu tư trong lĩnh
vực công nghiệp còn rất khiêm tốn, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khai thác

khoáng sản (và thuỷ điện sẽ trình bầy ở phần sau). Trong đó, VINACOMIN đã
thành lập Công ty liên doanh thăm dò và khai thác quặng sắt tại Stung Treng; ký
thoả thuận thăm dò, khai thác khoáng sản kim loại sắt ở Anlong Chrey và
Anlong Phe thuộc tỉnh Stung Treng. Tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ phối hợp với tỉnh
Mondulkiri tổ chức khảo sát xác định vị trí và lập dự án đầu tư khai thác khoáng
sản và vật liệu xây dựng tại tỉnh Mondulkiri như đá granit, đá xây dựng, sét gạch
ngói
2.1.6 Các lĩnh vực xã hội
- Hợp tác phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội, môi trường
được tăng cường
10
10
Phía Việt Nam đã giúp hình thành cơ bản hệ thống trường dạy nghề tại
các tỉnh Sekong của Lào, Ratanakiri và Mundulkiri của Campuchia. Tỉnh Gia
Lai đầu tư cho tỉnh Attapư (Lào) Trường Tiểu học 8 phòng học (2 tầng), cho tỉnh
Rattanakiri (Campuchia) Trường Dân tộc nội trú Ban Lung. Tỉnh Đăk Nông đã
đầu tư Trường phổ thông dạy nghề tại thị xã Senmonorum, tỉnh Mondulkiri (sắp
hoàn thành). Tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng hoàn thành ký túc xá quy mô 100
giường dành cho sinh viên hai nước Campuchia và Lào tại Trường Đại học Tây
Nguyên. Tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức đào tạo cho bạn Lào 20 học sinh trong thời
gian 02 năm; giai đoạn 1 (1 năm): đào tạo tiếng, giai đoạn 2 (1 năm): đào tạo
nghề.
Tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đăk Nông dã thực hiện việc hỗ trợ điều trị miễn phí
cho một số bệnh nhân nghèo tỉnh Mondulkiri. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk đã tổ
chức các đoàn y tế giúp tỉnh Mondulkiri khảo sát, điều tra về dịch bệnh.
Hiện nay tỉnh Gia Lai đang triển khai thi công xây dựng bệnh viện khu
vực tại huyện Đức Cơ, dự kiến năm 2010 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng với
quy mô 100 giường bệnh. Bệnh viện khu vực huyện Đức Cơ sau khi hoàn thành
đưa vào sử dụng sẽ phục vụ cho cả các tỉnh biên giới Campuchia, Lào.
2.2 Các mặt hạn chế

- So với quy hoạch đã được Thủ tướng ba nước thông qua, những kết quả
đạt được là rất khiêm tốn và hạn chế. Việc triển khai Quy hoạch chủ yếu thực
hiện thông qua các thoả thuận hợp tác song phương giữa hai Nhà nước và giữa
các địa phương có chung biên giới, chưa thực sự có sự phối hợp chung của ba
bên; nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án từ mỗi nước còn rất hạn hẹp,
trong khi việc kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để thực hiện Quy hoạch còn
chậm Ngoài ra, trong quá trình hội nhập sâu rộng của ba nước vào nền kinh tế
khu vực và thế giới sẽ tạo ra các thách thức mới cho các địa phương trong Tam
giác phát triển.
- Các công trình hợp tác về phát triển kết cấu hạ tầng chậm so kế hoạch đề
ra (các dự án đường 78 Cămpuchia, các dự án kêu gọi ODA Nhật Bản, các khu
kinh tế cửa khẩu ). Nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án từ mỗi nước
còn rất hạn hẹp, trong khi việc kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để thực hiện
Quy hoạch còn chưa được nhiều.
- Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách ưu đãi cho khu vực Tam giác
phát triển vượt trội so với các vùng khác của mỗi nước.
- Hợp tác đầu tư còn nhiều bất cập. Các chính sách thuế, thủ tục đầu tư
chưa được nhất quán, xuất nhập cảnh còn phức tạp; cơ sở hạ tầng chưa thuận
lợi đã ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư chung của các dự án.
- Việc triển khai Quy hoạch chủ yếu được thực hiện thông qua các thoả
thuận hợp tác song phương ở cấp Nhà nước và địa phương có chung biên giới,
chưa thực sự có sự phối hợp chung của ba bên.
- Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đối với các hàng hóa của các địa
phương trong Tam giác phát triển và nguy cơ tụt hậu so với các vùng khác của
mỗi nước ngày càng cao nếu không có sự đầu tư thỏa đáng và cơ chế, chính sách
đặc biệt cho khu vực Tam giác phát triển.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM
11

11
1. Bối cảnh mới tác động đến Tam giác phát triển
Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ
đạo của thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhưng các
cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài
nguyên, khủng bố có thể sẽ gia tăng.
Đồng thời các các quốc gia phải đối phó và tích cực phối hợp hành động
cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu (tăng
nhiệt độ, nước biển dâng, thiên tai, khan hiếm tài nguyên ), đói nghèo, ô nhiễm
môi trường, khan hiếm nước, các đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác.
Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hóa kinh tế và
tài chính tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện. Quá
trình tái cấu trúc các nền kinh tế, điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài
chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ sẽ
mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục
hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Nguồn vốn FDI và ODA sẽ tăng dần trở lại.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang
hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn
những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực, lãnh
thổ, biển đảo, tài nguyên.
Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới, cùng nhau xây dựng
Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã
hội. Hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.
So với bối cảnh khi lập quy hoạch năm 2004, hiện nay Campuchia và Việt
Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngày
càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Trong giai đoạn tới Nhật Bản và ADB vẫn sẽ là những nhà đầu tư lớn cho
khu vực Tam giác phát triển. Ngoài ra Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sẽ tăng
cường, mở rộng hợp tác với ba nước, trong đó có khu vực Tam giác phát triển.

2. Điều chỉnh quan điểm và mục tiêu phát triển và hợp tác
2.1 Điều chỉnh mục tiêu phát triển và hợp tác
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, từng bước rút ngắn khoảng cách
phát triển khu vực Tam giác phát triển ba nước với các vùng của mỗi nước trên
cơ sở khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của
từng tỉnh, tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ vùng và ngoài vùng; giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái;
đóng góp thiết thực vào việc tăng cường hợp tác giữa ba nước Cămpuchia - Lào
- Việt Nam.
2.1.2 Các mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục phối hợp các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp, cải
tạo các trục giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong Tam giác phát triển nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, lĩnh vực khác (du lịch, thương mại, nông
nghiệp, công nghiệp thủy điện, chế biến và khai khoáng ) hợp tác phát triển.
12
12
- Hợp tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực
Tam giác phát triển và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho
các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng
của các địa phương trong Tam giác phát triển.
- Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở các ngành kinh tế có nhiều tiềm
năng nhất trong Tam giác phát triển.
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của
hàng hoá, con người và vốn đầu tư trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua
xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho Tam giác phát triển.
2.2 Điều chỉnh quan điểm phát triển và hợp tác
- Tiếp tục phát huy các thế mạnh của mỗi bên để hợp tác phát triển, trong
đó tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của phía Campuchia và Lào là
đất đai, khoáng sản, tiềm năng thủy điện và của phía Việt Nam là nguồn nhân

lực, vốn đầu tư, công nghệ trong một số ngành và lĩnh vực như nông nghiệp,
thủy điện, công nghiệp chế biến Tiếp tục lựa chọn các lĩnh vực để hợp tác một
cách thiết thực, hiệu quả, các bên cùng có lợi.
- Song song với hợp tác nội vùng, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư từ bên
ngoài, nhất là các nhà tài trợ lớn như ADB, Nhật Bản, Hàn Quốc
- Bên cạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chú trọng hợp tác phát triển
các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, thể dục thể
thao
- Hợp tác phát triển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác tài
nguyên hợp lý, phát triển bền vững tại mỗi nước và cả khu vực Tam giác phát
triển.
- Hợp tác phát triển gắn với bảo đảm trật tự xã hội, giữ vững ổn định an
ninh chính trị, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.
3. Một số điều chỉnh, bổ sung phương hướng phát triển
3.1. Điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Dự kiến trong giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế của các
địa phương của Việt Nam trong Tam giác phát triển đạt 12-13%/năm (tổng hợp
từ dự báo trong quy hoạch phát triển của các địa phương). Nếu xem xét trong
tổng thể cả nước, giảm phần tính trùng giữa các tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế
vẫn có thể đạt bình quân 9-9,5%/năm.
Dự kiến các địa phương của Cămpuchia và Lào cũng đạt và vượt so với
dự kiến trong quy hoạch (bình quân của Lào là 9,5-10,5% và Campuchia là 9-
10%). Tính chung cả khu vực Tam giác phát triển dự kiến trong giai đoạn tới tốc
độ tăng trưởng đạt khoảng 9,5-10%/năm.
- Dự kiến cơ cấu kinh tế cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn,
bền vững và hiệu quả (chuyển dần sang mô hình tăng trưởng coi trọng chất
lượng, hiệu quả, cạnh tranh, nông lâm nghiệp phát triển theo chiều sâu là chính
và bền vững; điều chỉnh lại định hướng cơ cấu ngành, tạo bước phát triển nhanh
hơn cho khu vực dịch vụ du lịch và công nghiệp).
Biểu 2: Dự kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2020
13
13
Tổng GDP 100,0 100,0
1. Nông lâm ngư nghiệp 46,0 31,0
2. Công nghiệp, xây dựng 27,0 35,0
3. Dịch vụ 28,0 34,0
14
14
3.2 Phương hướng phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng
3.2.1 Mạng lưới giao thông đường bộ
3.2.1.1 Tiếp tục các phương hướng xác định trong Quy hoạch Tam giác
phát triển năm 2004
a) Đối với các trục dọc:
(Thứ tự tính từ Tây sang Đông, từ trên xuống dưới)
(1) Trục dọc 1: Trong phạm vi Tam giác phát triển gồm đoạn đường 13
dài 279 km (Lào) và đoạn đường 7 dài 190 km (Campuchia); tổng chiều dài 469
km, đây là tuyến trục các tỉnh Lào sẽ về thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh
Cămpuchia sẽ về thủ đô Phnôm Pênh. Duy tuy, bảo dưỡng để đảm bảo giao
thông thuận tiện quanh năm.
(2) Trục dọc 2:
- Bên Lào bao gồm: đường 1G (126 km), đường 1H (18 km), đường 16
(45km), đường 1I (76 km), đường 1J (90 km mới), tổng chiều dài 355 km, trong
đó: + Đường cần nâng cấp cải tạo: 126 km.
+ Xây dựng mới: 90 km.
- Bên Campuchia bao gồm: đường 78A (150 km), đường 76 (192 km),
tổng chiều dài 342 km, trong đó:
+ Đường đang thi công: 127 km.
+ Đường cần nâng cấp cải tạo: 145 km.
+ Xây dựng đường mới: 70 km.

- Bên Việt Nam: từ cửa khẩu Bu Prăng đến Kiến Đức nối vào đường Hồ
Chí Minh, dài 65 km đường hiện tại chủ yếu là đường nhựa và một phần cấp
phối.
Tổng hợp chiều dài trục dọc 2: 790 km, trong đó:
+ Duy trì mặt đường nhựa tốt: 149 km.
+ Đường đang thi công: 145 km.
+ Đường cần nâng cấp cải tạo: 336 km.
+ Xây dựng đường mới: 160 km.
(3) Trục dọc 3:
Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh - Việt Nam): Trục đường này đi qua tỉnh
lỵ của 5 tỉnh trong Tam giác phát triển gồm: TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), TP.
Plây Ku (tỉnh Gia Lai), TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), thị xã Gia Nghĩa
(tỉnh Đăk Nông) và thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), trục dọc này nối về thủ
đô Hà Nội và nối QL13 đi thành phố Hồ Chí Minh. Tổng chiều dài trong phạm
vi Tam giác phát triển là 545 km, hiện tại là đường nhựa cấp III, 2 làn xe. Trong
giai đoạn đến năm 2020, thực hiện nâng cấp (giai đoạn 3 dự án đường Hồ Chí
Minh), từng bước xây dựng thành đường cao tốc (cao tốc phía Tây) đoạn Ngọc
Hồi - tỉnh Bình Phước phù hợp với lưu lượng vận tải và khả năng cân đối nguồn
vốn.
b) Các tuyến trục ngang:
15
15
(Thứ tự tính từ trên xuống dưới, từ Tây sang Đông)
(1) Trục ngang 1:
Gồm đường 15A và đường 15B: trục ngang tính từ phía Nam đường 13
qua tỉnh lỵ Sa La Van đến cửa khẩu La Lay của Việt Nam và nối vào đường Hồ
Chí Minh. Tổng chiều dài 236 km, cần nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường
cấp III.
(2) Trục ngang 2:
Gồm đường 16 và đường 16B: trục ngang tính từ giáp biên giới Thái Lan

qua đường 13, tỉnh lỵ Sêkông đến cửa khẩu Đăk Pênk (tỉnh Quảng Nam) của
Việt Nam và nối vào QL14D, 14B ra cảng Đà Nẵng; chiều dài 291 km (đến biên
giới Việt Nam).
Đến năm 2020 cần duy trì giữ cấp đường 16, dài 176 km; nâng cấp cải tạo
đường 16B, dài 115 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
(3) Trục ngang 3:
Gồm đường 18A và đường 18B: trục ngang tính từ đường 13 tại Phia
Phay (tỉnh Chămpasăk), qua tỉnh lỵ Sêkông đến cửa khẩu Bờ Y của Việt Nam và
nối vào QL40, 14, 24 ra cảng Dung Quất. Tổng chiều dài 331 km (phía Việt
Nam tính đến hết ranh giới tỉnh Kon Tum).
- Bên phía Lào: Đường 18A+18B dài 220 km trong đó đường 18A (115
km) đã có dự án xây dựng cùng với nhà máy tuyển quặng đồng và nhôm của
Trung Quốc, kế hoạch năm 2012 thi công xong; đường 18B dài 105 km, tiêu
chuẩn cấp III, IV, quy mô 2 làn xe, mặt trải bê tông nhựa. Đến năm 2020 cần
duy trì khoảng 45 km tiêu chuẩn đường cấp III; còn lại khoảng 60 km đường cấp
IV sẽ nâng cấp cải tạo, bỏ bớt đường cong bán kính nhỏ và thống nhất đường
cấp III toàn tuyến.
- Bên phía Việt Nam: Đường QL40, 14, 24 trong Tam giác Phát triển dài
111 km (đã trừ 60 km QL14 trong trục dọc), hiện là đường nhựa rộng từ 1 đến 4
làn xe, đang cải tạo nâng cấp mở rộng 2 đến 4 làn xe.
(4) Trục ngang 4:
Đường 78 từ ngã ba Ô Pong Moan qua 2 tỉnh Stung Treng và Rattanakiri
đã và đang nâng cấp cải tạo thành đường cấp III đến biên giới Việt Nam; qua
cửa khẩu Lệ Thanh nối vào QL19 ra cảng Quy Nhơn (Việt Nam). Tổng chiều
dài nằm trong Tam giác phát triển 361 km.
- Bên phía Campuchia từ ngã ba Ô Pong Moan đến biên giới Việt Nam
dài 191 km đang thi công.
- Bên phía Việt Nam từ biên giới Campuchia đến hết ranh giới tỉnh Gia
Lai dài 170 km, hiện tại đường tiêu chuẩn cấp III, mặt BTN, quy hoạch duy trì
giữ cấp.

c) Các tuyến đường khác
- Đường 49A nằm trong tỉnh Sêkông (Lào): Tuyến từ tỉnh lỵ Sê kông qua
huyện lỵ Ka Lưm đến biên giới Việt Nam, dài 190 km, tuyến qua cửa khẩu A
Lưới nối vào QL49 và ra cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên - Huế (Việt Nam).
Đến năm 2020 sẽ cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, III.
3.2.1.2 Bổ sung, điều chỉnh phương hướng phát triển
16
16
Ưu tiên xây dựng, nâng cấp các trục đường sau:
a) Các trục ngang
(1) Trục ngang 5:
Đường 79 nối tiếp đường tỉnh 134 tại đường 7 qua tỉnh Kratie (47 km),
tỉnh Mondulkiri (111 km) đến cửa khẩu Đăk Ruê của Việt Nam; tuyến đi theo
đường TL16B, TL17 đến TP. Buôn Ma Thuột, đi theo QL26 ra các cảng và các
khu nghỉ mát tỉnh Khánh Hòa; tổng chiều dài 374 km.
- Bên phía Campuchia: từ đường 7 đến biên giới Việt Nam (cửa khẩu Đăk
Ruê), dài 158 km; quy hoạch sẽ nâng cấp cải tạo tiêu chuẩn đường cấp III.
- Bên phía Việt Nam: từ cửa khẩu Đăk Ruê đi theo tỉnh lộ 16B (TL16B),
tỉnh lộ 17 (TL17) đến thành phố Buôn Ma Thuột, đi theo QL26 đến hết ranh giới
tỉnh Đăk Lăk, tổng chiều dài 216 km, trong đó TL 16B dài 43 km đường cấp
phối và đất, TL17 dài 52 km đường nhựa đạt cấp IV, 2 làn xe, QL26 dài 121 km
đường cấp III, mặt BTN. Quy hoạch nâng cấp cải tạo TL16B, TL17 dài 95 km,
đạt đường cấp III, 2 làn xe; duy trì giữ cấp QL26, dài 121 km.
(2) Trục ngang 6:
Đường 131 nối tiếp đường 13 tại Xnuôn (tỉnh Kratie), tuyến qua huyện lỵ
Ô Răng, tỉnh lỵ Mondulkiri, theo hướng tuyến mới đường 131B đến biên giới
Việt Nam (cửa khẩu Đăk Pơ); tuyến nối vào QL14 đến TP. Buôn Ma Thuột và đi
tiếp theo QL26 ra các cảng và các khu nghỉ mát tỉnh Khánh Hòa; tổng chiều dài
233 km (chiều dài bên phía Việt Nam tính đến TP. Buôn Ma Thuột).
- Bên phía Campuchia: Đường 131 và đường 131B, tổng chiều dài 163

km, trong đó cần nâng cấp cải tạo 123 km và xây dựng mới 40 km, tiêu chuẩn
đường cấp III, mặt bằng BTN.
- Bên phía Việt Nam: từ cửa khẩu Đăk Pơ đến thành phố Buôn Ma Thuột,
dài 70 km, hiện tại đường cấp III, mặt BTN, quy hoạch duy trì cấp đường hiện
có.
b) Các tuyến đường khác
- Bên phía Campuchia:
(1) Tuyến đường 12B nằm trong tỉnh Stung Treng (Campuchia):
Tuyến từ tỉnh lỵ Stung Treng qua sông Mê Kông và nối vào đường 12 đi
Xiêm Riệp, dài 90 km, đến năm 2020 sẽ nâng cấp cải tạo đạt đường cấp III.
(2) Tuyến đường 72:
Tuyến từ tỉnh lỵ Kracheh đi ven sông Mê Kông và nối vào đường 7 về
PhNôm Pênh, toàn tuyến dài khoảng 130 km, trong đó đoạn nằm trong tỉnh
Kracheh khoảng 60 km; đến năm 2020 sẽ nâng cấp cải tạo đạt đường cấp III.
(3) Tuyến đường 131C
Tuyến từ đường 131 đoạn cắt tại Xê Khơ Tum tỉnh Mondulkiri đến biên
giới Việt Nam dài khoảng 13 km và nối vào đường tỉnh 748 đi tỉnh lỵ Bình
Phước, đến năm 2020 sẽ nâng cấp cải tạo đạt đường cấp III.
(4) Tuyến đường 13
17
17
Tuyến nối từ đường 7 tại Snoul đến cửa khẩu Hoa Lư - Việt Nam, dài
khoảng 17 km và nối vào Quốc lộ 13 - VN, đến năm 2020 sẽ nâng cấp cải tạo
đạt đường cấp III.
- Bên phía Việt Nam:
(1) QL13:
Trong phạm vi nghiên cứu tuyến nối tiếp đường 13 của Campuchia từ cửa
khẩu Hoa Lư qua thị trấn Lộc Ninh đến Chơn Thành dài khoảng 85 km (nhựa
75, cấp phối 15 km). Đến năm 2020 theo quy hoạch của Việt Nam sẽ cải tạo
nâng cấp thành đường cấp I, quy mô 4 làn xe.

(2) Đường 13B:
Nối tiếp đường 131C tại biên giới tỉnh Mondulkiri đi theo đoạn đường
tỉnh 748 (20 km), 749 (35 km) và 741 (50 km) đến thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước, dài khoảng 105 km, quy hoạch đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đường cấp
III, quy mô 2 làn xe.
3.2.2 Giao thông hàng không
- Nâng cấp các sân bay Pleiku và Buôn Ma Thuột (Việt Nam), sân bay ở
Strung Treng (Campuchia), Pakse (Lào).
- Nghiên cứu xây dựng sân bay mới ở Rattanakiri, tại Xaysetha (Attapư -
Lào).
3.2.3 Cấp điện
a) Các công trình thuỷ điện
- Các dự án hợp tác Việt Nam - Lào:
Thuỷ điện Sêkamản-1 (450 MW), Sêkamản-4 (200 MW), Dak Y-Mơn,
Sêkamản-0 và một số thuỷ điện khác.
- Các dự án hợp tác Việt Nam - Cămpuchia
Hạ Sê San 1/Sê San 5 (90 MW), Hạ Sê San 2 (420 MW), Hạ Srepok 2
(220 MW), Hạ Se San 3 (180 MW), Preak Liang 1 (64 MW), Preak Liang 2 (64
MW) và Sam Bo (2.000 MW).
b) Mạng lưới truyền tải điện
- Xây dựng mạng lưới điện kết nối từ các công trình thuỷ điện tại các địa
phương của Lào và Campuchia đến mạng lưới truyền tải điện quốc gia của Việt
Nam để bán điện cho Việt Nam
- Mạng lưới điện trung thế cấp điện từ các địa phương Việt Nam cho các
địa phương của Cămpuchia và Lào.
3.3 Nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến
a) Hợp tác trồng cây công nghiệp và chế biến
- Hợp tác trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu, bông vải, cọ
dầu ) và xây dựng các cơ sở chế biến tại các tỉnh Campuchia và Lào.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dây chuyền chế biến đơn giản

đi kèm với dịch vụ sửa chữa và cung cấp phụ tùng, hoặc trực tiếp tham gia chế
biến để xuất khẩu hay phục vụ tiêu dùng trong nội địa Campuchia và Lào.
b) Hợp tác phát triển nông nghiệp
18
18
Hợp tỏc, trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; phối hợp
ngăn chặn và phũng chống sự lõy lan của sõu bệnh phỏ hoại lỳa và cỏc loại hoa
màu; sử dụng hợp lý nguồn nước sông, ngũi, kênh rạch ở biên giới để phục vụ
đời sống và nông nghiệp.
Hỗ trợ phỏt triển cỏc cơ sở giống cõy trồng, vật nuụi tại cỏc tỉnh
Campuchia và Lào.
c) Hợp tác bảo vệ, trồng và phát triển rừng
3.4 Dịch vụ
3.4.1 Thương mại
a) Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu
kinh tế cửa khẩu
- Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y
- Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Đức Cơ
- Thành lập và xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Đăk Perr
- Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Bonue
b) Xây dựng, nâng cấp mạng lưới trung tâm thương mại, chợ biên giới
c) Hợp tác xúc tiến thương mại thông qua tổ chức hội chợ, triển lãm hàng
hoá các địa phương trong Tam giác phát triển
3.4.2 Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm
Mở rộng mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng và kinh doanh tiền tệ tại
các địa phương trong Tam giác nhằm huy động và đáp ứng kịp thời các nguồn
vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển mạng lưới dịch vụ
tại các đô thị lớn, các khu kinh tế cửa khẩu, các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu, các địa phương bạn trong Tam

giác phát triển.
Tăng cường tham gia hệ thống thanh toán song biên với các nước láng
giềng. Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế gắn với hoạt động xuất nhập
khẩu (thư tín dụng, bảo lãnh, chuyển tiền, bao thanh toán, kiều hối ). Nghiên
cứu đưa thêm các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với loại hình thanh toán biên mậu.
Gắn kết giữa tín dụng đầu tư với các hoạt động thanh toán biên mậu để khuyến
khích, đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu.
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên địa
bàn nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phục vụ nhân dân. Khuyến
khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, triển khai các sản phẩm bảo hiểm
nông lâm ngư nghiệp, chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu,
vùng xa.
3.5 Các lĩnh vực xã hội
3.5.1 Y tế
- Nâng cấp bệnh viện các huyện giáp biên giới và tổ chức khám chữa
bệnh cho nhân dân các tỉnh biên giới của Cămpuchia và Lào,
19
19
- Phối hợp với các tỉnh của Lào và Campuchia trong việc triển khai công
tác kiểm soát và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở khu vực biên
giới và qua biên giới ba nước. Tăng cường năng lực của Trung tâm Kiểm dịch Y
tế quốc tế trong việc kiểm soát và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở
khu vực biên giới và qua biên giới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào.
Thông báo định kỳ về tỡnh hỡnh cỏc bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh ở
trong tỉnh, nhất là ở khu vực biờn giới cho ngành Y tế cỏc tỉnh biờn giới của 02
nước Lào, Campuchia biết để chủ động đề phũng.
- Phối hợp với các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia để triển
khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các chương trỡnh phũng chống
một số bệnh xó hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS. Hỗ trợ cho ngành Y tế
các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia khi có yêu cầu, đề xuất cụ thể và

trong phạm vi khả năng của ngành Y tế các tỉnh Việt Nam.
3.5.2 Giáo dục - đào tạo
Nâng cấp các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo nghề của các tỉnh
Tây Nguyên và đào tạo cho học sinh, sinh viên các tỉnh biên giới của
Cămpuchia và Lào.
3.6 Công nghiệp khai khoáng
- Tiếp tục hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản (bauxit, sắt )
tại các tỉnh Đông Bắc Campuchia.
- Tiếp tục hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản (bauxit, than )
tại các tỉnh Nam Lào.
IV. KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC SAU HỘI NGHỊ UỶ BAN ĐIỀU
PHỐI CHUNG LẦN THỨ V
1. Các bên tiếp tục bổ sung, hoàn thành báo cáo rà soát, điều chỉnh quy
hoạch phần các địa phương mỗi nước trong Tam giác phát triển.
2. Phía Việt Nam tiếp tục xem xét, xử lý tổng hợp và trao đổi lại với phía
Lào và Campuchia dưới hình thức cử các đoàn chuyên gia Việt Nam sang trao
đổi với chuyên gia của 2 nước và các địa phương bên Campuchia và Lào, dự
kiến vào tháng 4-6 năm 2010.
3. Tổ chức hội thảo các nhóm công tác của ba nước tại Việt Nam khoảng
tháng 6-7/2010.
4. Các bên trình cấp có thẩm quyền thông qua nội dung rà soát, điều chỉnh
bổ sung quy hoạch của mỗi nước.
5. Trình nội dung báo cáo Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế- xã hội Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam tại
Hội nghị cấp cao Ba nước để lãnh đạo xem xét quyết định.
6. Thông báo công khai và tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch Tam giác
phát triển ở mỗi nước; tiếp tục thực hiện việc xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển
và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi cho đầu tư phát triển vào khu vực này.
20
20

×