Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phân tích thể chế chính trị lưỡng đầu Lê Trịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.64 KB, 5 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử các nhà nước phong kiến Việt Nam,nhà vua là người có địa
vị cao quý nhất đứng đầu nhà nước,nắm trọn cả vương quyền và thần
quyền.Tuy nhiên đôi lúc quyền lực và địa vị ấy bị vẫn bị hạn chế và chia sẻ
nổi bật lên trong thể chế chính trị lưỡng đầu,chế độ thái thượng hoàng thời
Trần và thể chế chính trị lưỡng đầu Lê -Trịnh.Mà trong đó thể chế lưỡng đầu
Lê -Trịnh là sự thể hiện hoàn bị,rõ ràng nhất bởi chế độ thái thượng hoàng
thời Trần là thể chế lưỡng đầu cùng dòng họ,giữa vua cha và vua con ,cùng
hoà hợp quyền lực.Chính quyền Lê -Trịnh là thể chế lưỡng đầu hai dòng
họ,giữa vua và chúa,giữa đế và vương có sự kết hợp với nhau trong sự đối
trọng,vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn ,vây những nguyên nhân thiết lập thể chế
chính trị này là gì,chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Mô hình vua Lê - chúa Trịnh, tồn tại suốt 240 năm (1546-1786) với nhiều
biểu hiện, nhiều diễn biến phức tạp.Năm 1527, Mặc Đăng Dung đoạt ngôi vua
Lê. Quan đại thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào, tôn Lê duy Ninh lên
ngôi vua (năm 1532), lãnh đạo lực lượng chống lại nhà Mạc. Năm 1545,
Nguyễn Kim mất, quyền lực rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm.Trịnh Kiểm cho
tổ chức lại triều đình, chuyển về đóng đô ở Vạn Lại (Thộ Xuân- Thanh Hoá)
mượn danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" để thâu tóm mọi quyền bính, biến vua Lê
thành bù nhìn, mở đầu thời kỳ "vua Lê chúa Trịnh",sở dĩ thực quyền nguyên
thủ nghiêng hẳn về phía chúa Trịnh là do họ Trịnh tiếp nối sự nguyệp Nguyễn
Kim nắm trọn quyền lực trong tay, tự mình quyết định và hành động; con nhà
Lê thì đã quá suy yếu, phải chịu thế phụ thuộc và thực tế được họ Trịnh dựng
lại chỉ để làm bù nhìn mà thôi.
I.ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC BỞI THUYẾT CHÍNH DANH
CỦA NHO GIÁO
Nho giáo trở thành tư tưởng chính trị chính thống ở nước ta từ đầu thời
Lê Sơ ,nhà nước phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm mực thước cho việc
dựng nước,trị dân ,làm khuôn vàng thước ngọc để xây dựng các thiết chế
chính trị và luật pháp.Nho giáo về mặt hệ tư tưởng chính trị - xã hội vốn là


một học thuyết chủ trương một loại chế độ đại thống nhất, đại tập trung. Ngôi
vua với tư cách là biểu tượng cho một quyền lực quân chủ tối cao, thiêng
liêng, đại diện duy nhất và tuyệt đối cho ý chí của trời, theo quan niệm của
Nho giáo ở một thời điểm nhất định bao giờ cũng chỉ dành cho một người, dù
đại diện cho một dòng họ, nhưng không bao giờ được phân lập hay chia sẻ.
Nho gia đề cao nguyên lý “tôn quân thân thượng”, coi bất cứ hành vi nào
đụng chạm đến ngôi báu đều là đại nghịch bất đạo, đáng bị khép vào những
hình phạt khủng khiếp nhất, quyết liệt nhất ”Trong tư cách là một lý luận ý
1
thức hệ, nghĩa là lý luận về quyền lực thống trị, Nho giáo đã tìm ra một thứ
bảo bối để duy trì địa vị “dường như không thể bị thay thế” của nó, đó chính
là sự đảm bảo về lòng trung thành tuyệt đối và vô điều kiện của mọi tín đồ
của học thuyết này đối với ngôi vua, vị trí quyền lực tối cao, duy nhất cá thể
hoá ở mỗi và mọi thời điểm cụ thể, một dòng họ chính thống duy nhất xét
trong quan hệ truyền thừa giữa các đời.”
Theo quan điểm Chính Danh của Nho giáo,mọi việc chính trị hay hoặc dở
đề do người cầm quyền,người nào có vị trí chính đáng của người ấy,vì “danh
có chính thì ngôn mới thuận” ,Nho giáo đòi hỏi mọi người phải dựa vào cái
danh đó để làm công việc của mình một cách ngay thẳng,mỗi hoạt động hoặc
hành vi ứng xử đề nằm trong khuôn khổ pháp lý nhất định không được phếp
vượt quá hành lang đã quy định,và khi tinh thần chính thống ấy vẫn còn khá
bền vững trong tầng lớp Nho sỹ các chúa Trịnh cùng dòng họ của mình không
thể là một triều đại chính thống.Mặc dù quyền bính nắm cả trong tay cơ hội
thoát đạt có thừa họ Trịnh cũng không dám dứt đế nghiệp nhà Lê mà vẫn luôn
luôn tôn trọng nguyên tắc “hoàng gia giữ uy phúc,vương phủ nắm wuyeenf
bính”.Óc sáng suốt và khôn khéo đã giúp cho họ Trịnh nhìn thấy rõ tình hình
chính trị đương thời mà dễ dàng chấp nhận thể chế lưỡng đầu “vua-chúa”.Họ
Trịnh đã rut kinh nghiệm thất bại thê thảm của họ Mạc vì đã dứt bỏ đế nghiệp
nhà Lê,thiết lập triều đại mới nên đã chôn vùi sự nghiệp ở đất Cao Bằng.Các
chúa Trịnh rõ hơn ai hết chiêu bài “tôn phù Lê thất” là thuận vẫn còn lôi cuốn

dân chúng.Họ Trịnh chỉ dám ép Vua Lê phong vương tước cho mình và duy
trì cơ chế thế tập ngôi vị,Ở đây cũng phải thấy rằng dù họ Trịnh có công trong
việc “phù Lê diệt Mạc”,nhưng trong tư tưởng dân tộc,với những tiêu chí riêng
kết hợp với tư tưởng Chính Danh của Nhao giáo thì họ Trịnh cũng vẫn chỉ
được coi là “ngụy” là “nhuận” mà thôi.
II.DO TƯƠNG QUAN LỰC LUỢNG GIỮA CÁC THẾ LỰC
PHONG KIẾN: Giữa vua Lê và chúa trịnh.Giữa tập đoàn Lê-Trịnh và chúa
Nguyễn ở đằng trong
1 Tương quan lực lượng giữa vua Lê và chúa Trịnh
Thực ra, chúa Trịnh cũng đã có nhiều lần có ý định cướp ngôi vua nhưng
không dám thực hiện. bởi theo kinh nghiệm lịch sử.Họ Mạc giành được ngôi
vua vốn đã diễn ra trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt rối ren, nhà Mạc đã
làm cho “nước giàu dân mạnh”. Chính sử thần nhà Lê về sau cũng phải thừa
nhận rằng vào thời gian đó “Họ Mạc ra lệnh cấm người các xứ trong, ngoài
không được cầm giáo mác và dao nhọn, can qua, cùng những binh khí khác
hoành hành trên đường đi.Ai vi phạm thì cho phép quan ty bắt giữ. Từ đấy,
người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm
cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần,
có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc của mình. Trong khoảng vài
2
năm, người đi dường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được
mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên Việc trị nước an dân của nhà Mạc, nếu không
bị can qua làm rối loạn và gián đoạn, hẳn đã cũng có thể đạt tới những thành
tựu đầy ấn tượng”,Vậy thì lý do gì khiến cho lòng người vẫn không nhất tâm
hướng theo chính quyền Mạc, một chính quyền dù sao mặc lòng vẫn đáp ứng
được những nguyện vọng tối thiểu của một cư dân nông nghiệp là “an cư lạc
nghiệp” như thế? Lời chiếu vào dịp thu phục lại kinh đô Thăng Long năm
1592, tuy về danh nghĩa là được vua Lê ban ra, mà chắc chắn đã được Trịnh
Tùng cân nhắc, ngẫm ngợi từng câu chữ, giải thích phần nào lý do chính yếu:
“ Nhà nước ta, Thái Tổ Cao hoàng đế ứng mệnh trời, thuận lòng người, thừa

cơ mở vận, theo nghĩa lớn dẹp hung tàn, được thiên hạ rất chính đáng quy mô
dựng nước đã rộng lớn lại lâu dài…”. So với nhà Lê, nhà Mạc không có võ
công gì đáng kể đối với đất nước, không những thế, còn bị “bêu tên” nặng là
“bán nước”, nhẹ là “làm nhục quốc thể, tuy ở một vài phương diện có những
bước tiến nhất định, so với thịnh thời của nhà Lê và trong hoàn cảnh thực tế
đương thời, hành động đoạt ngôi vua sẽ không có lợi cho vai trò thống trị của
họ Trịnh,giai đoạn mà “Lòng người” - chủ yếu là “dân ý”, “dân tâm”,- vẫn
“quyến luyến nhà Lê” là một sự thật lịch sử. Đây có thể coi là lý do căn bản
nhất để ngôi vị hoàng đế của nhà Lê vẫn cứ được duy trì như một thành tố
quan trọng của cơ chế quyền lực
Họ Trịnh vốn chưa có cơ sở xã hội vững chắc, không được toàn dân ủng hộ,
lại đang phải đối đầu với kẻ thù hùng mạnh ở cả phía Băc (nhà Mạc) lẫn phía
Nam (họ Nguyễn ). Trong điều kiện ấy, họ Trịnh phải chấp nhận duy trì ngôi
vua Lê, mang danh nghĩa nhà Lê - một vương triều thiết lập trên nền tảng
chiến thắng oanh liệt chống ngoại xâm và ít nhiều còn uy tín đối với nhân dân
- để trấn áp các lực lượng đối lập, chiêu dụ dân chúng.Suốt hơn 200 năm tồn
tại của chính quyền Lê - Trịnh, triều đình vẫn được phân biệt một cách bắt
buộc đối với phủ liêu.Cũng trong suốt thời gian đó, nếu từ phía các chúa Trịnh
chưa bao giờ nguôi khát vọng “xoá sổ” Lê Triều. Xét từ một góc độ khác,
ngôi vị của nhà Lê càng trở nên tất yếu trong các quan hệ đối ngoại, vượt ra
ngoài phạm vi lãnh thổ Đàng Ngoài.Nếu các chúa Trịnh truất bỏ và thay thế
ngôi vị của vua Lê, chắc chắn các chúa Nguyễn ở Đàng Trong không vì lý do
gì mà không tự lập thành một quốc gia thực thụ.Ngoài ra còn trong mối quan
hệ ngoại giao với triều đình nhà Minh rồi sau đó là triều đình nhà Thanh.Vì
vây. họ Trịnh“rốt cuộc vẫn chủ yếu đảm đương phần việc duy trì sức mạnh
bạo lực cho cái cơ cấu quyền lực kép đó, mà không thể trở thành nổi một
triều đình thực thụ”.
Trong lịch sử Việt Nam, chắc chắn rằng chỉ những triều đại được lập nên
thông qua con đường dẹp loạn thành công, “quy giang sơn về một mối”, hoặc
ra đời sau một cuộc chiến chống ngoại xâm, hoàn thành sứ mạng giải phóng

3
dân tộc thì mới có điều kiện để tồn tại lâu dài.Không ai đặt vấn đề nghi ngờ
tính chính thống của những triều đại như thế.Ngay một số triều đại mà sự xuất
hiện từng gây ra những phản ứng dữ dằn từ góc độ đạo thống như nhà Tiền
Lê, nhà Trần, thì sau khi đạt tới những võ công hiển hách, nhất là trong công
cuộc chống ngoại xâm, đều được coi là “trắng án
2Tương quan lực luợng giữa tập đoàn Lê-Trịnh và chúa Nguyễn
Sở dĩ họ Trịnh không (hoặc chưa) cướp ngôi vua Lê vì còn e dè họ Mạc,
nhà Minh, và họ Nguyễn ở Đàng Trong.Họ Trịnh không cướp (và không cướp
nổi) ngôi vua Lê vì chưa thể có cơ hội và cách thức gì khẳng định mình có
được tính chính đáng của ngôi vị. Chính với ý nghĩa ấy, mà sự tồn tại của
ngôi vua Lê mới trở thành “điều kiện cần”, cung cấp tính hợp thức, hợp “đạo
lý” cho sự điều hành chính trị của phủ chúa Trịnh. Cũng nhận thấy rằng, sự
tồn tại của ngôi vị vua Lê đã khiến tham vọng của các chúa Nguyễn Đàng
Trong, kể cả những thời điểm “thịnh trị” nhất của chính quyền này, trở nên dè
dặt. Vào giữa thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã mở rộng “cơ đồ” lên gấp nhiều
lần so với hai trấn Thuận Quảng truớc đó. Từ năm 1657 trở về sau các danh sĩ
Bắc Hà dần dà quy phụ chúa Nguyễn ngày càng đông (nói chung trong
khoảng thời gian 200 năm được coi là cát cứ .Vào năm 1816, chúa Nguyễn
Phúc Chu thấy tiềm lực đã mạnh, đã dự tính đến việc mang quân “Bắc
phạt”.Vậy mà vào giữa thế kỷ XVIII, Nguyễn Phúc Khoát dù đã chính thức
dùng đến vương hiệu, đổi chính dinh làm đô thành, với các thuộc quốc xưng
là Thiên vương, thì trong văn thư vẫn dùng niên hiệu và quốc hiệu nhà Lê,
không định tên nước riêng, các vương tử vẫn xưng là công tử. Chỉ xét riêng
trong quan hệ với các chúa Nguyễn không thôi, nếu các chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài cướp ngôi của vua Lê, chắc chắn các chúa Nguyễn đã hành động khác,
và vì thế, cục diện quốc gia đã biến đổi theo hướng khác.Ngoài ra khá nhiều
văn thần đã thể hiện lòng trung nghĩa không phải với vương vị của các chúa
Trịnh mà là với ngai vàng của các vua Lê. Cuối năm Giáp Ngọ (1774) tưởng
rằng cơ hội phế bỏ nhà Lê đã chín muồi (quân đội Bắc Hà do Hoàng Ngũ

Phúc đứng đầu đã vượt sông Gianh, tiến chiếm được đô thành các chúa
Nguyễn là Phú Xuân, đuổi gia tộc này chạy dạt vào tận Nam Bộ), Trịnh Sâm
sai một văn thần là Vũ Trần Thiệu mang biểu văn sang nhà Thanh xin loại bỏ
vua Lê,phong tước hiệu Quốc vương cho mình. Nghi ngờ động cơ thực của
chúa khi cử mình đi sứ (bởi lý do hình thức của chuyến đi chỉ là việc tiến cống
theo thông lệ), Vũ Trần Thiệu đã mở niêm phong xem tờ biểu. Biết rõ sự tình,
ông đốt bỏ nó rồi uống thuốc độc tự tử. Chuyến đi sứ bất thành mà tham vọng
của Trịnh Sâm cũng theo đó bất thành
III.Nguyên nhân lịch sử
4
5

×