Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

báo cáo thực tập: Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính – viễn thông giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam đã diễn ra rất sôi động và thu được những thành tựu đáng khích lệ. Là một
ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, bưu chính - viễn thông Việt
Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế xã hội đất nước và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước.
Với phương châm đi thẳng vào kĩ thuật hiện đại, tận dụng triệt để lợi thế của
nước đi sau thông qua hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư và cập nhật công nghệ
hiện đại, Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch “tăng tốc độ phát
triển” với một mạng lưới viễn thông hiện đại, hồ nhập với thế giới, và đã thực sự đi
trước một bước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo
đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, viễn thông Việt Nam hiện nay đã đi tắt
được khoảng 3 thập kỉ về trình độ công nghệ.
Muốn phát triển, phải có các giải pháp phù hợp để huy động đủ số vốn đáp
ứng nhu cầu phát triển của ngành bưu chính – viễn thông.Do đó, tôi quyết đinh
chọn đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành bưu chính –
viễn thông giai đoạn 2011 - 2015 “ làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.Chuyên đề
của tôi có các nội dung như sau:
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển
ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
Phân tích thực trạng huy động FDI của ngành Bưu chính - Viễn thông trong
giai đoạn 2006 - 2010
Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI của ngành Bưu chính - Viễn
thông.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
FDI trong ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam


Phạm vi nghiên cứu là khoảng thời gian kể từ khi ngành Bưu chính - Viễn
thông giai đoạn 2006 - 2010
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các cách tiếp cận hệ thống, phương pháp logic, cùng
với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, đối chiếu kết hợp với số
liệu thực tế để nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn được bố cục làm 3 chương như sau:
Chương I : Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành Bưu
chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2011- 2015.
Chương II : Thực trạng về thu hút vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính
Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.
Chương III: Các giải pháp nâng tăng cường thu hút vốn FDI trong lĩnh
vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một lĩnh vực hoạt động kinh tế có độ nhạy cảm
cao, không chỉ đối với tình hình kinh tế- chính trị của nước nhận đầu tư mà còn chịu
ảnh hưởng lớn của tình hình kinh tế chính trị của thế giới. Nghiên cứu để tìm ra
những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành bưu chính bưu chính viễn thông Việt Nam là một lĩnh vực
mới chứa đựng không ít phức tạp. Do hạn chế nhất định về thời gian và thông tin,
chuyên đề này của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết.Tôi rất mong được sự
chỉ bảo góp ý thêm của các thầy cô giáo để luận văn được tốt hơn.
Trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài của mình tôi xin chân thành
cảm ơn PGS. TS Ngô Thắng Lợi trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này cùng
với các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho tôi những kiến
thức quý báu để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin chân thành
cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên, các phòng ban trong các cán bộ tại Vụ kinh
tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá

trình thực tập.
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI
VÀO NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
1.1. Khái quát về ngành bưu chính – viễn thông ở Việt Nam
1.1.1. Sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam
1.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển
Ngành Bưu điện Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển hơn 50 năm. Cho
tới năm 1985, mạng lưới viễn thông nước ta còn hết sức lạc hậu. Theo thống kê, số
máy điện thoại năm 1985 là 103,1 ngàn máy. Ngành Bưu điện còn là ngành mang
tính phục vụ thuần tuý và được Nhà nước bao cấp hoàn toàn với kinh phí hết sức
hạn hẹp để cố gắng nuôi sống các thiết bị trên mạng lưới.
Nhận thức được vai trò của mình trong kết cấu hạ tầng, cùng với chính sách
mở cửa của Đảng và Chính phủ, ngành Bưu điện đứng trước nhu cầu phải phát
triển, làm cầu nối Việt Nam với mạng lưới thông tin toàn cầu, làm kích thích tố cho
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành kinh tế khác. Nhận thức
rõ xu hướng hiện đại hoá của viễn thông thế giới và tiềm năng của một ngành kinh
doanh dịch vụ có lãi, ngành Bưu điện đã mạnh dạn xin Nhà nước cho thực hiện cơ
chế tự hạch toán độc lập từ năm 1986 và xin được giữ lại 90% doanh thu ngoại tệ
để tái đầu tư xây dựng một mạng lưới. Với cơ chế này, ngành Bưu điện đã bước
sang một bước ngoặt. Tổng cục Bưu điện vào thời điểm đó vẫn vừa quản lý Nhà
nước, vừa sản xuất kinh doanh. Song mọi bước đi, bên cạnh nhiệm vụ đã hình thành
rõ những mục đích, những tính toán của một doanh nghiệp sao cho đầu tư hiệu quả
nhất, doanh thu cao nhất và phát triển nhanh nhất.
Tổng cục Bưu điện đã xây dựng chiến lược phát triển của ngành trên tinh
thần tự lực, với phương châm hiện đại hoá. Xác định rõ tầm quan trọng của việc

thiết lập hệ thống thông tin quốc tế, nhằm một mặt hòa Việt Nam vào mạng lưới
thông tin toàn thế giới, mặt khác tạo nguồn thu ngoại tệ để tái tạo đầu tư, Tổng cục
bưu điện đã tập trung xây dựng hệ thống thông tin vệ tinh quốc tế Intelsat. Năm
1986, thông tin quốc tế đã đem lại nửa triệu USD, khẳng định hướng đi đúng đắn
của ngành Bưu điện. Những năm tiếp theo, doanh thu ngoại tệ mỗi năm tăng hầu
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
như gấp 2 lần, tạo vốn tái đầu tư và lòng tin, làm cơ sở cho việc huy động vốn vay,
vốn đầu tư từ nước ngoài để có những bước tiến nhảy vọt.
Để phù hợp với xu hướng chung của thế giới và tăng cường bộ máy quản lý
Nhà nước về bưu chính viễn thông, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho việc
đẩy mạnh phát triển ngành hạ tầng cơ sở quan trọng này, tháng 10/1992, Chính phủ
quyết định thành lập Tổng cục bưu điện- Cơ quan trực thuộc Chính phủ, quản lý
ngành Bưu chính Viễn thông với chức năng và bộ máy tổ chức như qui định tại nghị
định 28CP ngày 24/5/1993.
Năm 1995 đánh dấu việc chấm dứt độc quyền Công ty trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ bưu chính viễn thông với việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định
249/TTg thành lập Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình
Tổng công ty 91, đồng thời cho phép thành lập hàng loạt các Công ty viễn thông
khác.
Trong năm 2002 vừa qua, Tổng cục bưu điện đã được nâng lên thành Bộ
Bưu chính - Viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông có chức năng quản lý Nhà nước
đối với bưu chính viễn thông, Internet, điện tử tin học, tần số vô tuyến điện, công
nghệ thông tin thông qua việc xây dựng chính sách, chiến lược, qui hoạch phát triển
bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện, thống nhất quản lý cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia
và các loại hình dịch vụ thuộc lĩnh vực này.
1.1.1.2. Những thành tựu đã đạt được của ngành bưu chính viễn thông
Việt Nam

Trong hơn 10 năm đổi mới, từ một nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu,
qui mô nhỏ, đến nay ngành Bưu chính viễn thông đã đạt được những thành tựu nổi
bật. Với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%, viễn thông Việt Nam được
Hiệp hội viễn thông quốc tế xếp là nước có tốc độ phát triển nhanh thứ hai trên thế
giới và đứng thứ năm trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương về mở rộng vùng
phủ sóng điện thoại.
a. Mạng lưới viễn thông quốc tế:
Năm 1986, khi Telstra, hãng viễn thông nước ngoài đầu tiên, phá rào cấm
vận, bắt tay với Việt Nam thì cơ sở hạ tầng thông tin ở Việt Nam gần như vẫn chỉ là
số 0. Thế nhưng, cho đến nay mạng lưới viễn thông quốc tế đã được xây dựng khá
hoàn chỉnh và hiện đại.
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
Cho đến nay đã có 7 trạm vệ tinh mặt đất, trong đó 2 trạm thuộc tiêu chuẩn
Intersputnik và số còn lại thuộc tiêu chuẩn Intelsat, xây dựng 3 tổng đài cửa ngõ
quốc tế được trang bị các hệ thống chuyển mạch AXE 105 ở Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng.
Bên cạnh thông tin vệ tinh, Việt Nam còn tham gia hệ thống cáp quang biển
ngầm TVH với dung lượng 565 Mbit/s và chiều dài 3375 km, tham gia vào hệ cáp
quang biển ngầm SE-WE-WE3 với dung lượng bước 1 là 10 Gbit/s
Mạng lưới thông tin nước ta đã thực sự hồ nhập vào mạng thông tin toàn cầu
với 5379 kênh thoại quốc tế, trong đó có 3297 kênh qua cáp quang biển và 2082
kênh qua vệ tinh. Số các đường liên lạc với Mĩ cũng đã tăng lên nhanh chóng với
hơn 600 kênh nối trực tiếp với mạng của AT&T, MCI và US Sprint.
b. Mạng lưới viễn thông trong nước:
Mạng lưới viễn thông trong nước cũng được hiện đại hoá một cách cơ bản.
Tháng 11/1993, ở 53/53 tỉnh, thành phố và ở 468/468 huyện trên toàn quốc đã có
các hệ thống chuyển mạch số. Từ 1/3/1996, mạng điện thoại công cộng của Việt
Nam đã tiến hành đổi số, theo đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 7 số,

các tỉnh, thành phố còn lại là 6 số.
Ngày 28/8/1996, mạng điện thoại toàn quốc đạt tới con số 1 triệu thuê bao,
đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ 60 nước trên thế giới có mạng điện thoại trên 1
triệu thuê bao. Và sau 5 năm, đến giữa năm 2002, mạng điện thoại công cộng Việt
Nam đạt hơn 5 triệu thuê bao với mật độ 6,26 máy/ 100 người.
Ngày 22/11/1996, mạch vòng cáp quang SDH dung lượng 2,5 Gbit/s được
đưa vào khai thác trên mạng đường trục Bắc-Nam. Đây là mạch vòng cáp quang dài
nhất và có dung lượng lớn nhất được đưa vào khai thác trong khu vực. Các hệ thống
viba số dung lượng 140 Mbit/s cũng được khai thác song song trên mạng đường
trục này.
Các dịch vụ viễn thông khác cũng đã được mở rộng và phát triển. Hiện có 3
mạng di dộng, trong đó 2 mạng phủ sóng quốc gia sử dụng công nghệ số GMS và
Mobiphone và Vinaphone, đã phủ sóng 61/61 tỉnh, thành phố; mạng Call-link sử
dụng công nghệ Analog phủ sóng khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến hết
năm 2002, số thuê bao thuộc mạng Vinaphone là 365.000, số thuê bao thuộc mạng
Mobiphone là 315.000. Hệ thống nhắn tin toàn quốc gồm 5 mạng với số thuê bao
đang hoạt động là 46.000 thuê bao/ 56.000 số lắp lại. Mạng điện thoại thẻ
Cardphone được triển khai từ năm 1997 đến nay đã lắp đặt được 6.076 trạm. Dịch
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
vụ thư điện tử đi nội địa và quốc tế trên mạng được chính thức giới thiệu từ tháng
10/1996. Tháng 5/1997, Tổng cục Bưu điện đã chính thức ban hành qui định về cấp
phép và khai thác mạng Internet. Tính đến ngày 31/7/2002, tổng số thuê bao
Internet là 176.911 thuê bao. Có thể ví hạ tầng mạng lưới viễn thông nước ta xây
dựng như nền móng của một ngôi nhà cao tầng, còn những gì cộng đồng đang sử
dụng như tầng 1 và việc phát triển viễn thông trong tương lai như việc lên thêm tầng
của ngôi nhà đó.
c. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông:
Ngoài việc đầu tư phát triển mạng lưới phù hợp với chủ trương hiện đại hoá,

công nghiệp hoá, ngành Bưu chính viễn thông đã rất cố gắng và quyết tâm xây dựng
nền công nghiệp sản xuất thiết bị sử dụng công nghệ cao thông qua các dự án
chuyển giao công nghệ và liên doanh với nước ngoài.
Cho tới cuối những năm 1980, công nghiệp viễn thông nước ta hầu như chưa
có gì. Các cơ sở công nghiệp với những thiết bị dây chuyền lạc hậu, cũ kỹ, không
đồng bộ, chỉ có thể sản xuất một số vật tư cho bưu chính, các hộp đầu cuối cáp,…
Ngành Bưu chính viễn thông đã từng bước tìm hiểu thị trường công nghiệp viễn
thông thế giới, xây dựng các dự án chuyển giao công nghệ, liên doanh lắp ráp, sản
xuất thiết bị tại Việt Nam với các đối tác có công nghệ tiên tiến, có tiềm năng kinh
tế và thiện chí chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Ngay từ năm 1997, dây chuyền lắp ráp thiết bị viba số băng hẹp 2x2 Mbit/s
với AWA đã được thiết lập, mở đầu một giai đoạn mới của ngành công nghiệp viễn
thông Việt Nam. Tới nay, mạng lưới công nghiệp viễn thông sử dụng công nghệ
hiện đại ở nước ta bước đầu được hình thành với các dây chuyền công nghệ, nhà
máy liên doanh sản xuất các thiết bị cơ bản nhất của mạng lưới:
• Dây chuyền công nghệ lắp ráp thiết bị viba số 34 Mbit/s theo công nghệ
ATI- Mĩ tại Hà Nội.
• Dây chuyền công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh, lắp ráp hệ thống vô
tuyến đa tiếp xúc theo công nghệ của Philips – Hà Lan.
• Các dây chuyền lắp ráp tổng đài cấp tỉnh dung lượng tới 20.000 số theo
công nghệ của Goldstar tại Hà Nội.
• Các dây chuyền lắp ráp SKD, CKD, các thiết bị đầu cuối như máy điện
thoại, máy fax, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
• Liên doanh với Goldstar – Hàn Quốc sản xuất cáp sợi quang với công suất
thiết kế 400.000 km đôi/năm.
• Liên doanh với Alcatel- Pháp lắp ráp tổng đài 1000 E10 của Alcatel.
• Liên doanh nghiên cứu phát triển và sản xuất tổng đài VKX (Tổng đài Việt

Nam- Hàn Quốc) với Goldstar.
Trong thời gian vừa qua, các dây chuyền sản xuất không chỉ cho phép tiết
kiệm ngoại tệ mà còn tạo công ăn việc làm. Điều quan trọng là cho phép ngành phát
triển mạng lưới một cách chủ động, không phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài.
Đồng thời qua đó đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật khai thác, bảo dưỡng mạng
lưới và từng bước xây dựng nền công nghiệp điện tử- tin học- viễn thông ở nước ta.
1.1.2.Đặc điểm kinh doanh phục vụ của ngành Bưu chính Viễn thông
Việt Nam
1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế của sản phẩm bưu chính viễn thông
a) Tính vô hình của sản phẩm
Sản phẩm bưu chính viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo
mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa
tin tức từ người gưỉ đến người nhận. Các cơ sở bưu chính viễn thông làm nhiệm vụ
dịch chuyển tin tức từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận. Sự dịch chuyển tin tức
này chính là kết quả của ngành Bưu chính viễn thông. Như vậy, sản phẩm bưu
chính viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ.
Từ đó, có thể nhận thấy sản phẩm bưu chính viễn thông không tồn tại ngoài
quá trình sản xuất nên không thể đưa vào kho, không thể thay thế được. Vì vậy, vấn
đề chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu rất
Để tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông không cần đến
những nguyên vật liệu chính phải bỏ tiền ra mua như các ngành khác mà chỉ cần sử
dụng các vật liệu phụ. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh
dịch vụ bưu chính viễn thông: chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí
lao động sống (tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh
doanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
b) Quá trình sản xuất bưu chính viễn thông mang tính dây chuyền
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ, để truyền đưa tin tức hoàn chỉnh từ người
gửi đến người nhận thường có từ hai hay nhiều cơ sở Bưu điện tham gia, mỗi cơ sở
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
7

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định, hoặc “giai đoạn đi”, hoặc “giai đoạn đến”,
hoặc “giai đoạn quá giang” của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó.
c) Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong hoạt động thông tin bưu chính viễn thông, quá trình sản xuất gắn
liền với quá trình tiêu thụ; trong nhiều trường hợp hai quá trình này có thể trùng với
nhau. Hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu
dùng ngay trong quá trình sản xuất.
Do đặc điểm này mà vấn đề chất lượng sản phẩm bưu chính viễn thông
một lần nữa lại được đặt ra, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Khác với sản phẩm của các ngành sản xuất khác, trong bưu chính viễn thông, dù
muốn hay không người tiêu dùng cũng phải tiêu dùng những sản phẩm mà ngành
tạo ra. Ngoài ra, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cũng không thể thay thế
bằng sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, sản phẩm bưu chính
viễn thông kém chất lượng có thể gây ra những hậu quả không thể bù đắp được cả
về vật chất và tinh thần.
d) Tải trọng bưu chính viễn thông không đồng đều theo không gian và
thời gian
Tải trọng Bưu chính viễn thông là lượng tin tức đến yêu cầu một cơ sở sản
xuất nào đó của bưu chính viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất
định. Sự tồn tại và phát triển của bưu chính viễn thông phụ thuộc vào nhu cầu
truyền đưa tin tức. Ngành có nhiệm vụ thoả mãn tốt nhất nhu cầu về truyền đưa tin
tức, thu hút và mở rộng các nhu cầu này.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên trái đất,
ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin. Do vậy, cần phải bố trí các
phương tiện thông tin trên tất cả các miền của đất nước, bố trí mạng lưới hợp lý
thống nhất về kỹ thuật, nghiệp vụ để mạng lưới quốc gia có thể hồ nhập vào mạng
lưới quốc tế.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo thời gian.
Thường thì phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt xã hội. Vào những giờ ban ngày, giờ

làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào những kỳ báo cáo, các ngày lễ tết,…
thì nhu cầu lớn. Chính đặc điểm này có ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất
kinh doanh trong ngành Bưu chính viễn thông.
Cũng như các doanh nghiệp khác, việc nghiên cứu đặc điểm kinh tế của sản
phẩm bưu chính viễn thông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết 3
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
vấn đề cơ bản của một hệ thống kinh tế: sản xuất gì, sản xuất như thế nào, và sản
xuất cho ai. Từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
ở các cấp khác nhau trong ngành, tổ chức công tác kế hoạch, áp dụng nguyên tắc
hạch toán kinh doanh, hình thành giá, cước bưu chính viễn thông,… Có như vậy
mới đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông đạt hiệu quả cao.
1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành
Tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung trước hết phụ thuộc vào công nghệ
tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, tổ chức sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông phải
đảm bảo tốt các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội đặt ra đối với doanh nghiệp bưu
chính viễn thông. Tổ chức sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông có những đặc
điểm sau:
 Bưu chính viễn thông là ngành vừa kinh doanh vừa phục vụ. Phục vụ
nghĩa là làm cho người khác, người này làm vỡ lợi ích của người khác. Kinh doanh
là hoạt động kiếm lời, mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận. Như vậy, ngành phải
lấy phục vụ là mục tiêu, lấy kinh doanh là phương tiện để phục vụ tốt. Hai nhiệm vụ
này có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, không thể tách rời và xem nhẹ nhiệm vụ
nào.
 Sản xuất bưu chính viễn thông diễn ra hàng này, và tiến hành ở hầu khắp
các vùng dân cư, các vùng lãnh thổ của đất nước.
 Các bộ phận hợp thành hệ thống Bưu chính viễn thông cả nước có quan hệ
sản xuất với nhau theo kiểu liên hiệp, đó là sự kế tiếp nhau cùng tạo ra một đơn vị
sản phẩm.

 Sản xuất kinh doanh ngành bưu chính viễn thông luôn phải dự trữ năng lực
sản xuất cho những nhu cầu cần thiết như: dự trữ để thay thế những bộ phận thiết bị
bị hỏng; dự trữ đón trước sự phát triển nhu cầu xã hội để ngành Bưu chính viễn
thông có thể đi trước một bước trong hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở.
 Xu hướng cạnh tranh trong kinh doanh bưu chính viễn thông ngày càng
lớn. Đó là sự cạnh tranh giữa các chuyên ngành bưu chính viễn thông, cạnh tranh
khách hàng trên cùng thị trường tiêu dùng dịch vụ bưu chính viễn thông, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong nước, cạnh tranh quốc tế, cạnh
tranh trong việc lựa chọn đối tượng cộng tác để thực hiện tiếp các công đoạn của
một quá trình truyền dẫn tin,
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt
động của ngành . Đó không chỉ là hiệu quả trực tiếp của chính bản thân ngành mà
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
còn là hiệu quả kinh tế- xã hội mà ngành Bưu chính viễn thông mang đến cho các
ngành kinh tế khác và đời sống xã hội.
1.1.3. Vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong đời sống
kinh tế xã hội
Song song với quá trình hội nhập về kinh tế nói chung, việc hội nhập và toàn
cầu hoá trong lĩnh vực bưu chính viễn thông là một tất yếu và đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ đặc biệt trong thế kỷ 21- kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Ở đó
công nghệ đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối với mọi hoạt dộng của con người
trong xã hội, cùng với công nghệ và tri thức nó quyết định sự thành công của một
nước trong sự canh tranh dân tộc trên tất cả các lĩnh vực. Điều này trước hết bởi
tính chất của ngành bưu chính viễn thông.
Trong nền kinh tế còn non yếu như Việt Nam thì vai trò của ngành bưu chính
viễn thông càng trở nên đặc biệt quan trọng. Cụ thể:
1) Bưu chính – viễn thông là ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao,
đóng góp vào GDP cho toàn nền kinh tế.

Bưu chính viễn thông vừa là ngành kỹ thuật thuộc cơ sở kết cấu hạ tầng, là
phương tiện tạo điều kiện cho ngành khác phát triển, đồng thời là ngành kinh doanh
đem lại lợi nhuận cao. Theo báo cáo của liên minh viễn thông quốc tế (ITU) hàng
năm các dịch vụ viễn thông đóng góp ít nhất 1,5% GDP của mỗi nước. Trung bình
đầu tư 1USD vào bưu chính viễn thông sẽ sinh ra 3USD trong các khu vực kinh tế
khác, đầu tư lắp đặt một đường dây điện thoại sẽ thu lợi nhuận khoảng 40%. Ngoài
ra bưu chính viễn thông còn là một ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh. Xét trên góc
độ tài chính, ngành này chỉ đứng sau lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng. Chính vì vậy
mà bưu chính viễn thông trở thành một đối tượng đàm phán thương mại rộng khắp
trên thế giới.
2) Tác dụng ‘‘kép’’ của ngành bưu chính viễn thông.
- Bưu chính viễn thông là ngành kép trong nền kinh tế quốc dân. Một mặt là
ngành kinh tế thuộc khu vực dịch vụ, nó cần thu hút đầu tư để phát triển ngành góp
phần đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ kỹ năng của
công nhân. Một mặt nó thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện để thu hút đầu tư
3) Là công cụ của Đảng, « giao thông nền »
Bưu chính viễn thông có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc
phòng của quốc gia. Là công cụ chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp
chính quyền trong sự nghiệp phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội vì mục tiêu
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
dân giàu nước mạnh. Ngoài ra thông tin khẩn cấp, kịp thời về thiên tai, địch hoạ,
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ mùa màng là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt
động bình thường của một xã hội.
4) Ngành bưu chính viễn thông là chất ‘‘xúc tác’’ cho nền kinh tế
Vai trò của bưu chính viễn thông như là chất xúc tác làm tăng năng suất lao
động xã hội, tăng thu nhập quốc dân, thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài .Sự đóng góp của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam không
chỉ đơn thuần ở phần doanh thu hay thu nhập vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập

quốc dân, mà điều chủ yếu là lợi ích mà ngành mang lại cho xã hội và cho các
ngành kinh tế quốc dân khác. Theo số liệu thống kê của ngành bưu chính viễn thông
Nga cho thấy, hiệu quả kinh tế của ngành này mang lại cho chính ngành chỉ 5% còn
95% là mang lại cho các ngành khác của nền kinh tế quốc dân và cho dân cư.
Ngành bưu chính viễn thông tạo ra những điều kiện cần thiết cho tất cả các
hoạt động kinh tế xã hội, có chức năng phục vụ tất cả các ngành kinh tế quốc dân,
thoả mãn nhu cầu về truyền đưa tin tức của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường,
chức năng truyền tin của ngành bưu điện càng quan trọng. Các cơ sở sản xuất kinh
doanh muốn nắm bắt được nhu cầu thị trường nhanh, chính xác cho các quyết định
kinh doanh, đều phải nhờ vào mạng lưới thông tin của ngành bưu chính viễn thông.
Thông tin chính xác, kịp thời luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng
tạo nên sự thành công của các tập đoàn kinh doanh trên trường quốc tế.
5) Các vai trò khác của ngành bưu chính viễn thông :
Đối với người dân bưu chính viễn thông là cầu nối trong lĩnh vực trao đổi
tin tức là giao lưu tình cảm. Ở nhiều nước mức độ phát triển của bưu chính viễn
thông được coi là một chỉ tiêu phản ánh mức sống, trình độ phát triển của quốc gia.
Khi đời sống kinh tế xã hội được quốc tế hoá thì vai trò của ngành bưu chính
viễn thông càng trở nên quan trọng. Trình độ lạc hậu hay tiên tiến của mạng lưới
thông tin liên lạc có ảnh hưởng quyết định đến việc thiết lập các mối quan hệ về
kinh tế, văn hóa xã hội giữa các quốc gia
Tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí lao động, hạn chế lượng hàng hóa vật tư
phải dữ trữ, cú quyết định tối ưu trong kinh doanh. Cơ cấu kinh tế phản ánh trình
độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ
tổng sản phẩm công nghiệp trong GDP càng lớn và đến giai đoạn nhất định thì tỷ lệ
dịch vụ lại tăng mạnh và chiếm phần lớn.Với tư cách là ngành dịch vụ quan trọng
trong nền kinh tế, hàng năm bưu chính viễn thông đóng góp cho ngân sách nhà
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
nước một khoản thu lớn, tăng tỷ lệ dịch vụ, cải tiến cơ cấu kinh tế đất nước. Nền

kinh tế càng phát triển thì tác động của bưu chính viễn thông dến cơ cấu kinh tế
càng lớn.Kể cả những nước đã trải qua nhiều thập kỷ phát triển, bưu chính viễn
thông vẫn được coi là một ngành hạ tầng cần được ưu tiên phát triển. Trên thực tế
hoạt động, dịch vụ bưu chính viễn thông Việt Nam có mặt trên khắp mọi miền đất
nước từ thành thị đến nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Do xác định được vai trò của bưu chính viễn thông trong đời sống kinh tế,
văn hoá, xã hội, nên ở nhiều nước thông tin bưu chính đã được coi là nguồn lực của
sự phát triển. Việc nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực bưu chính
viễn thông đồng nghĩa với đầu tư phát triển xã hội
1.1.4.Hệ thống các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông
ở Việt Nam
a. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam: (tên giao dịch quốc tế:
Vietnam Posts and Telecommunication Group, viết tắt: VNPT) là một công ty nhà
nước chuyên đầu tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bưu chín

viễn thô tại Việt Na . Theo một danh sách của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Qu năm 2007, đây là doanh nghiệp lớn
thứ nhì tại Việt Nam, chỉ sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Na

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 củ Thủ tướng Việt Na
về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt N
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
được ban hành kèm theo Quyết định số 265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 của
Thủ tướng Chính phủ
Từ năm 1998 đến năm 2005,
Thủ tướng Việt N cú quyết định phê duyệt thực hiện cổ phần hó
tại 42 doanh nghiệp và bộ phận
doanh nghiệp Nhà nư thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN.

b. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel): là doanh nghiệp kinh tế quốc
phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông
Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòn
thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh
trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin
Được thành lập theo

Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính Phủ
phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân độ

Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về
việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội
c. Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Na: (tên giao dịch quốc tế:
VISHIPE ) là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ
ban đầu là quản lý và khai thác các đài Thông tin duyên hải tại Việt Nam, đến nay
công ty này đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực viễn thông như: vệ tinh mặt
đất,
Vo và dịch vụ Interne
Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam có tiền thân là Đài vô tuyến
trực thuộc
Cảng Hải Phò
, được thành lập từ năm 1955. Sau nhiều lần đổi tên, vào ngà 2 tháng
năm
19 Bộ Giao thông vận tả
quyết định thành lập Trung tâm thông tin và kỹ thuật điện t . Đến năm
19

, công ty có tên chính thức đến nà y hôm na
d. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực: (tên giao dịch quốc tế
EVNTelecom) là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
N
, được thành lập theo quyết định số 380/NL/TCCBLĐ ngà 8 tháng
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
năm1 9 của Bộ Năng lượng Việt Na
(nay là
Bộ Công thương Việt N). Trụ sở tại 30A Phạm Hồng Thái, quậ Ba Đìn ,
Hà N Việt Na .
Chức năn

Quản lý vận hành và khai thác mạng Thông tin Viễn thông Điện lực. Đảm
bảo vận hành ổn định, an toàn, liên tục,chất lượng phục vụ cao cho công tác chỉ
đạo, điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện và kinh doanh của
• VN
Kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và Quố
• tế
Tư vấn, thiết kế lập dự án các công trình thông tin viễn h
• g
Lắp đặt các công trình thông tin viễn thông, các công trình điện 35kV trở xu
• g.
Sản xuất, lắp ráp và cung ứng các thiết bị thông tin viễn thông, tủ bảng điện
điều khiển và các thiết bị điện - điện tử chuyên
ng
e. Công ty dịch vụ Bưu chính Viễn Thôg S àiGòn : (tên giao dịch: Saigon
Postel Crp. , viết tắtSPT ). Thành lập năm 1995, SPT
doanh nghiệp cổ pn

đánh dấu sự chấm dứt thế độc quyền hoàn toàn trong ng
viễn thông Việt m
(trước đó chỉ có 1 đơn vị T
). Từ đó đến nay, SPT đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng:
dịch vụ Inter
A , gọi đường dài trong nước và quốc tế giá rẻ 177 sử dụng công nghệ
Vo
, điện thoại cố định SRing với đầu số 4, điện thoại di độn S-fon
095 đầu tiên sử dụng công nghệ CMDA tại Việt Nam, chuyển phát bưu
chính SGP
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
f. Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nộ: (tên
tiếng A: Hanoi Telecm ) là một công ty hoạt động trong lĩnh vự viễn thôn
tại
Việt N
, sở hữu thương hiệu Vietnamobile (trước đây là HT-Mobile
Lịch sử mạng di động 092
HT-Mobile là mạng di động thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam theo hợp
đồng hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và Tập đoàn Hutchiso Hồng Kôn ).
HT-Mobile bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 11 năm 2006 với logo hình con ong.
Công nghệ sử dụng là
CD 2000-EvDO với tần số hoạt động 800 MH . Đầu số mà HT-Mobile
được sử dụng tại Việt Nam là 09 . Tuy nhiên do gặp một số khó khăn khách quan
nên HT-Mobile đã xin phép được chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang
eG và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
[1]
. Để thực hiện việc chuyển
đổi công nghệ, HT-Mobile đã tiến hành gửi tất cả các thuê bao hiện có của mình

sang cho S-Fon , mạng di động CDMA khác dựng cùng tần số tại Việt Nam, quản
lý. Sau gần nửa năm chuẩn bị, đến tháng 6 năm 2008, Hanoi Telecom và Hutchison
đã ký hợp đồng với
Ericss và Huawe
để có thể quản lý, vận hành và thiết kế mạng cho mạng di động mới trong 3
năm, đồng thời chịu trách nhiệm chuyển đổi toàn hệ thống mạng từ công nghệ
CDMA sang GS
ED
Vào ngày 8 tháng
năm
20
, Hanoi Telecom đã ra mắt mạng di động mới của mình với tên Vietnamobie
, vẫn giữ nguyên đầu số 092 và sẽ đổi máy mới sang công nghệ GSM cho thuê bao
092 hiện có (Bản chất là kinh doanh trên cở sở hạ tầng mạng GSM của Công ty Viet
Tel, tương tự như BeeLine sử dụng Hạ tầng của Công ty VinaPhone
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành bưu chính viễn
thông VN giai đoạn 2011-2015
1.2.1. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành bưu chính viễn
thông ở Việt Nam
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư
nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đầu tư đủ lớn vào cá dự án nhằm giành
được quyền kiểm soát hoặc quyền tham gia kiểm soát doanh nghiệp do dự án đó lập
ra.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức đầu tư quốc tế
mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho toàn nền kinh tế nói chung và cho sự nghiệp phát
triển ngành Bưu chính viễn thông nói riêng. Tầm quan trọng của nguồn vốn FDI
được thể hiện qua vai trò và những tác động của nguồn vốn này đến lĩnh vực bưu

chính viễn thông cụ thể như sau:
• Trước hết cần nhìn nhận rằng, trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn
hạn chế, trình độ kỹ thuật của mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hoàn toàn
lạc hậu, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyết được cả hai vấn đề cơ bản về vốn
và công nghệ để tạo ra sự phát triển nhảy vọt của ngành Bưu chính viễn thông trong
thời gian vừa qua.
Sử dụng kỹ thuật hiện đại trong viễn thông là một yêu cầu cấp thiết của nước
ta cả về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Kỹ thuật càng hiện đại thì lượng thông tin
càng lớn, tốc độ truyền tải thông tin càng nhanh và doanh thu càng lớn. Với ý nghĩa
đó thì kỹ thuật và công nghệ hiện đại đồng nghĩa với hiệu quả, với chất lượng và
khả năng cạnh tranh, kỹ thuật hiện đại trong bưu chính viễn thông được xem là một
phương tiện tốt nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực thông tin và
chất lượng thông tin, phục vụ kịp thời quá trình chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang
kinh tế thị trường, góp phần thực hiện thành công chính sách mở cửa của Đảng và
Nhà nước.
• Sử dụng nguồn vốn FDI cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành
Bưu chính viễn thông, nâng cao tỷ trọng viễn thông quốc tế và công nghiệp, từ đó
tạo kịm ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm công nghiệp viễn thông của các liên
doanh. FDI tạo tiền đề và nhanh chóng phát triển công nghệ thông tin, giúp cho
ngành chủ động hơn, tiết kiệm được ngoại tệ và sớm tiếp cận được công nghệ hiện
đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
• FDI trong lĩnh vực viễn thông quốc tế sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho
ngành từ các dịch vụ điện thoại và phi điện thoại từ Việt Nam đi quốc tế và từ quốc
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
tế về Việt Nam; từ đó tạo ra khả năng cân đối ngoại tệ cho nhập khẩu thiết bị để tái
đầu tư cho mạng lưới viễn thông trong nước.
• Sử dụng nguồn vốn FDI góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh cho chính bản thân ngành và tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản
lý có trình độ cao, mang tác phong công nghiệp, và trong tương lai sẽ là nòng cốt
cho sự hồ nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
• FDI đó tạo tiền đề và đòn bẩy hình thành và phát triển công nghiệp viễn
thông Việt Nam, tạo sự phát triển vững chắc của ngành, góp phần vào thành công
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ những phân tích nêu trên thì rõ ràng không thể phủ định tầm quan trọng
và sự cần thiết của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển của Bưu chính viễn thông
Việt Nam. Đặc biệt là khi so sánh với các nguồn vốn khác thì FDI có những ưu
điểm nổi trội. Đó là tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao của dự án, không có những
ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Đồng thời,
thông qua dự án FDI, doanh nghiệp nhận vốn có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, Đây là những ưu điểm mà các hình
thức đầu tư khác không thể so sánh được. Nếu xét riêng về hình thức BCC trong
lĩnh vực bưu chính viễn thông, thì như Tổng công ty Bưu chính viễn thông viễn
thông đã nhận định, hình thức này có các ưu điểm nổi trội là:
- Huy động được vốn lớn
- Duy trì tính chủ động và độc lập của bên Việt Nam.
- Đảm bảo được an ninh cho mạng lưới thông tin.
- Pháp luật không hạn chế về khả năng phối hợp của các bên trong quá
trình thực hiện dự án.
- Có thể thực hiện việc học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ
hợp lý.
1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành bưu chính viễn thông và nhu cầu gia
tăng vốn đầu tư:
Với tinh thần cách mạng chủ động tiến công, phát huy truyền thống lịch sử
vẻ vang của toàn ngành, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chỉ thị cho các đơn vị,
các doanh nghiệp và toàn thể cán bộ, công nhân viên trong ngành Công nghệ thông
tin và Truyền thông Việt Nam nghiêm túc học tập, quán triệt và triển khai các
chương trình hành động cụ thể để chuẩn bị xây dựng và thực hiện thành công

“Chiến lược Cất cánh” thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực và ý chí mạnh
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
mẽ của toàn ngành quyết tâm đưa Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam
vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng Công nghệ
thông tin và Truyền thông mang lại, góp phần “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”
1
.giai đoạn 2011 - 2020 theo những
nội dung cơ bản dưới đây:
1. Các phương châm và quan điểm của chiến lược
“Chiến lược Cất cánh” giai đoạn 2011 - 2020 bám sát hai phương châm, đó
là:
• Lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông
có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá;
• Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước
vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.
Cùng với hai phương châm nêu trên, ba quan điểm cơ bản cần quán triệt,
nhấn mạnh khi xây dựng và triển khai “Chiến lược Cất cánh” là:
• Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu; từ số lượng
sang chất lượng; tăng cường hiệu quả, năng suất.
• Tận dụng hiệu quả ngoại lực để tăng cường nội lực. Nội lực phải trở
thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng.
• Phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh
toàn ngành.
2. Các mục tiêu định hướng cơ bản của chiến lược đến năm 2020

Đến năm 2020 Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam trở thành
một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng
tăng. Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong
các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Hạ tầng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về
mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp
phát triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ
1
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích
hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc
với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền
thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng.
Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong
mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động
lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao
động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu
lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu
quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam
điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch
và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn
cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm
Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp
quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước

phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội
dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông đạt trình độ nhóm các
nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu
cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ
cập, xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin và
Truyền thông cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.
Để có thể đạt được những chỉ tiêu kinh tế và xã hội như đặt ra, đưa ngành
viễn thông Việt Nam tiến kịp cùng sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu
thì nhu cầu vốn đầu tư cho ngành trong giai đoạn 2001-2005 dự kiến khoảng 28.720
tỷ đồng, giai đoạn 2006 – 2010 dự kiến khoảng 43.000 tỷ đồng, những năm tiếp
theo tiếp tục theo tiến đà phát triển của những năm trước.
Việc đầu tư cho những công nghệ hiện đại nhất bao giờ cũng đắt nhất, mà
vốn tự đầu tư trong nước còn quá nhỏ. Do vậy, hiện tại cũng như trong tương lai,
nguồn vốn FDI vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn ngành. Với tỷ
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
lệ dự kiến chiếm đến 60% thì thực tế vốn FDI chưa đủ đáp ứng được. Do đó để đáp
ứng được các yêu cầu trên. Cần phải thu hút một lương lớn vốn FDI bổ xung thêm.
1.2.3. Sự hạn chế về khả năng vốn tài chính:
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng vốn đầu tư đăng ký
gồm cả cấp mới và tăng thêm trong năm 2009 chỉ bằng 30% của 2008. FDI đã trở
thành một trong hai lĩnh vực kinh tế của Việt Nam bị tác động nhanh nhất và mạnh
nhất cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu; cho dù năm 2008, FDI vào Việt Nam vẫn tiếp
tục tăng cao với kỷ lục 64 tỷ USD cam kết và gần 12 tỷ USD giải ngân. Tốc độ thu
hút FDI trung bình mỗi tháng trong năm 2008 đã lên trên 5,3 tỷ USD/tháng, cao
nhất từ trước tới nay. Thế nhưng, lượng vốn FDI đã sụt giảm ngay trong tháng đầu
tiên của năm 2009. Cả quý I/2009 tổng vốn FDI cam kết mới chỉ được 6 tỷ USD và
sau 2 quý mới đạt 8,7 tỷ USD cam kết và 4 tỷ USD giải ngân.

Tuy nhiên, với những nỗ lực vận động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường
đầu tư, cải cách thủ tục hành chính của các ngành các cấp, đến cuối năm 2009, tổng
vốn FDI thu hút mới đã vươn lên con số 21,482 tỷ USD (bao gồm cả cấp mơi và
tăng thêm vốn) với sự tham gia của 43 nhà đầu tư các nước, vùng lãnh thổ mà đứng
đầu là Hoa Kỳ. Mặc dù vốn đăng ký giảm mạnh nhưng vốn thực hiện trong năm
2009 vẫn duy trì ở mức khá. Tốc độ giải ngân 10 tỷ USD đã khiến cho khoảng cách
giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện được giảm bớt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng
định, tuy FDI năm 2009 đạt thấp nhưng vẫn là con số cao trong bối cảnh khủng
hoảng, suy giảm nguồn FDI thế giới và cạnh tranh gay gắt.
1.2.4. Sự hạn chế về khả năng và trình độ công nghệ:
Công nghệ thay đổi rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. Công tác
nghiên cứu phát triển là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các
công ty lớn, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Do vậy luôn cần phải có một lượng vốn lớn và thường trực để đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ để luôn luôn bắt kịp với trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế
giới.Hơn nữa trình độ khoa học công nghệ Việt Nam đang trong giai đoạn cần đầu
tư nhiều. Nhất là trong giai đoạn 2010 – 2015 được xác định là giai đoạn cất cánh
phát triển mạnh mẽ vào công nghệ do đó công nghệ được coi là yếu tố hàng đầu
Hơn nữa trình độ khó học công nghệ Việt Nam tuy rằng có nhiều bước
tiến bộ, nhưng so với sự phát triển không ngừng của thế giới thì chúng ta phải luôn
đầu tư vào để tránh tình trạng tụt hậu so với thế giới.

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN FDI TRONG
LĨNH VỰC BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.1 Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI của ngành bưu chính – viễn
thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010
2.1.1. Kế hoạch thu hút FDI thời kỳ 2006-2010 và các nhân tố tác động .
Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã có
những bước tiến toàn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực, không ngừng hiện đại
hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ năm 1986 thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI đề ra, ngành Bưu chính, Viễn thông đã dũng cảm xây dựng và triển khai chiến
lược đột phá với phương châm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế “tự vay, tự
trả, tự chịu trách nhiệm”. Nhanh chóng khẳng định được vị thế vững chắc, ngành
đã tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược “Tăng tốc” giai đoạn 1993 – 2000 với
phương châm “đi thẳng vào công nghệ hiện đại” và “lấy ngoài nuôi trong”, đạt
được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới viễn thông, phát triển các dịch vụ mới,
kinh doanh ngày càng hiệu quả, mở rộng phạm vi phục vụ đến các vùng nông thôn.
Nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công
nghệ thông tin đã kịp thời thực hiện chiến lược “Hội nhập và phát triển” giai đoạn
2001 - 2010 với phương châm “phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh
sâu, rộng và hội nhập quốc tế”, đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh
doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp,
mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ. Để
thực hiện chiên lược này, bộ bưu chính viễn thông đã đề ra kế hoạch về vốn FDI
trong giai đoạn 2006 – 2010 như sau:
2.1.1.1. Kế hoạch thu hút FDIvào ngành bưu chính viễn thôngViệt Nam
thời kỳ 2006-2010:
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
22

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
Theo dự thảo kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
ngành bưu chính viễn thông thời kỳ 2006-2010 của Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng vốn
FDI vào ngành bưu chính viễn thông dự kiến sẽ đạt khoảng 25.800 tỷ đồng. Trong
đó, vốn các dự án mới đạt 19.350 – 19.500 tỷ đồng, vốn tăng thêm của các dự án
đang hoạt động khoảng 6.300 – 6.450 tỷ đồng . Trong đó, vốn thực hiện trong giai
đoạn này khoảng 19.500 – 20.500 tỷ đồng.
Biểu 2.1: Cơ cấu vốn FDI ngành Bưu chính Viễn thông theo kế hoạch giai đoạn
2006 - 2010
Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng chiếm 60% tỷ trọng vốn toàn ngành. Tổng
vốn đầu tư cho ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2006 – 2010 được dự kiến là
khoảng 43.000 tỷ đồng.
Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển
công nghiệp phần mềm. Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30%
trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Tăng nhanh tỷ trọng
phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế
thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.
2.1.2. Các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010:
Công tác thu hút vốn đầu tư cung như về số lượng và chất lương của nguồn
vốn FDI chịu tác động của nhiều nhân tố tác động đến, gồm các nhân tố như sau:
2.1.2.1.Môi trường đầu tư:
a)Môi trưởng đầu tư của cả nước:
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
Một trong những chính sách hàng đầu để thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam
đó là một môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư để tạo một
sự gia tăng không ngững về vốn và chất và lượng vào Việt Nam.
Tình hình chính trị - xã hội nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng
trưởng nhanh. Với việc triển khai các luật mới, thủ tục đầu tư được đơn giản hóa,

thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh
ngày càng thông thoáng và minh bạch. Nhờ đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã gia
tăng đáng kể. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh
của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý
bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
cũng là yếu tố quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, Luật Đầu tư
và Luật Doanh nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ
và một số luật khác được ban hành và có hiệu lực trong năm 2006 đã đánh dấu bước
tiến quan trọng trong việc thể chế hoá kinh tế thị trường và đường lối mở cửa hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
b) Môi trường đầu tư của ngành bưu chính viễn thông:
Nghị định số 121/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành hồi đầu tháng 12
năm 2008 quy định về các điều kiện đầu tư theo các hình thức đầu tư trực tiếp trong
lĩnh vực bưu chính viễn thông nhằm mục đích kinh doanh.Nghị định này được áp
dụng đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện hoạt động đầu tư, hoặc có
liên quan đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên lãnh thổ
Việt Nam.Sự ra đời của nghị định đã tạo nên một khung pháp lý cụ thể cho hoạt
động đầu tư của Việt Nam, đánh dấu sự hoàn thiện về môi trường đầu tư cho ngành.
Nội dung cụ thể của nghị định như sau:
Theo Nghị định, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính gồm các hoạt
động đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát. Còn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực
viễn thông bao gồm các hoạt động đầu tư thiết lập hạ tầng mạng viễn thông,
internet, truyền dẫn phát sóng và cung ứng dịch vụ viễn thông.Nhà đầu tư đầu tư
vào lĩnh vực bưu chính phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Điều kiện chủ thể:Đối với dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức
kinh tế, nhà đầu tư phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư cung ứng
dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát.Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập
tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá
nhân thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.Đối với

SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
đối tác nước ngoài, trường hợp đầu tư để cung ứng dịch vụ chuyển phát quốc tế thì
phải là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát hợp pháp tại nước sở tại.
Trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển phát thư quốc tế phải đáp ứng thêm điều kiện
có mạng chuyển phát trong phạm vi hợp tác.
Tỉ lệ vốn góp:Nhà đầu tư trong nước được thành lập tổ chức kinh tế 100%
vốn đầu tư trong nước để cung ứng dịch vụ chuyển phát.Nhà đầu tư trong và ngoài
nước được hợp tác đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp để cung ứng dịch vụ
chuyển phát, với phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa là 51%.Nhà đầu tư nước
ngoài được thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỉ lệ vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài là hơn 51%, hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà
đầu tư nước ngoài kể từ ngày 11.1.2012.
Trong lĩnh vực viễn thông, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng:Dự
án đầu tư trong nước: Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì phải có ít nhất
một nhà đầu tư có tỉ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 30% tổng vốn đầu tư của dự
án.Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Trong 3 năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2007-2009), nhà đầu tư nước ngoài muốn
cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ truy cập internet phải liên doanh
với ít nhất một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp phép tại Việt
Nam. Tỉ lệ vốn góp của doanh nghiệp này phải bằng ít nhất 49% tổng vốn đầu tư dự
án.
Dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông.Điều
kiện chung:Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông của Việt
Nam.Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật về viễn thông; quy
hoạch phân bổ tài nguyên thông tin và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên
quan.Điều kiện chủ thể.Nhà đầu tư trong nước: Phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc
doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Đồng thời,

nhà đầu tư này có tỉ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 51% tổng vốn đầu tư của dự
án.Nhà đầu tư nước ngoài: Phải liên doanh hoặc liên kết với nhà đầu tư trong nước
đã được cấp giấy phép thiết lập hạ tầng mạng và cung ứng dịch vụ viễn thông tại
Việt Nam. Tỉ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải phù hợp với cam kết
gia nhập WTO của Việt Nam.Vốn đăng ký tối thiểu:Dự án đầu tư được phép thiết
lập hạ tầng mạng viễn thông công cộng trên phạm vi một tỉnh, thành phố, phải có số
SV: Trần Kiều Minh Lớp: Kế hoạch 48A
25

×