Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG





PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG





Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG




PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH NGỌC DINH


Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Tài chính - Ngân hàng,
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành luận văn này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Đinh Ngọc Dinh, người đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trình bày
để em có thể hoàn thiện nội dung và cả hình thức của luận văn.
Cuối cùng, em xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!













LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài „„Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát
triển Ninh Bình‟‟ là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng em.

Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn được thu thập ban đầu
hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý,
phân tích và đánh giá các số liệu được thực hiện một cách trung thực, khách quan
















TÓM TẮT
Mục đích của Luận văn là tìm ra các nhân tố và phân tích sự ảnh hưởng của
chúng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Ninh Bình để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và cải
thiện hiệu quả công tác này tại Ngân hàng.
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Khái quát, hệ thống hóa các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng
đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại thông qua
việc nghiên cứu cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng
thương mại, phân tích các kết quả nghiên của các công trình nghiên cứu trong lĩnh
vực này trước đây.

- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn thực tế cán bộ ngân hàng, những người làm
thực tiễn có liên quan đến thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Phân tích, kiểm định kết quả nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn thông qua
việc xem xét số liệu thực tế về thẩm định và kết quả cho vay một số dự án đầu tư
trong thời gian qua tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.










MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC BẢNG II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ III
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨUPHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐỄN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ 4
1.1. Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHTM 4

1.1.1. Dự án đầu tư 4
1.1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM 6
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tài chính DAĐT 8
1.2.1. Nhân tố khách quan 9
1.2.2. Nhân tố chủ quan 11
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về TĐTCDAĐT tƣ tại NHTM 14
2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Mô hình nghiên cứu 17
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 18
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 21
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH
GIÁ SỰ ẢNH HƢỞNG TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI BIDV NINH BÌNH 22
3.1. Tổng quan về BIDV Ninh Bình 22
3.1.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Ninh Bình 22
3.1.2.Thực trạng công tác TĐTCDAĐT tại BIDV Ninh Bình 30
3.2. Dữ liệu và phân tích dữ liệu nghiên cứu 37
3.2.1. Dữ liệu và phân tích dữ liệu về các dự án được lựa chọn để nghiên cứu 37
3.2.2. Dữ liệu từ điều tra, khảo sát 40
3.3. Kết quả phân tích dữ liệu 41
3.3.1. Nhân tố khách hàng 41
3.3.2. Nhân tố môi trường kinh tế 42


3.3.3. Nhân tố môi trường pháp lý 43
3.3.4. Nhân tốthông tin và mức độ ứng dụng CNTT 44
3.3.5. Nhân tố cán bộ thẩm định tài chính dự án 45
3.3.6. Nhân tố phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án 46
3.3.7. Nhân tố công tác tổ chức điều hành 47

3.4. Đánh giá các kết quả thu đƣợc 48
3.4.1. Những mặt tích cực 48
3.4.2. Hạn chế 49
3.4.3. Nguyên nhân 50
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI BIDV NINH BÌNH 53
4.1. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác TĐTCDAĐT tƣ tại BIDV
Ninh Bình 53
4.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin . 53
4.1.2. Cải thiện nội dung và phương pháp thẩm định 54
4.1.3. Nâng cao phòng ngừa rủi ro 56
4.1.4. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định 56
4.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức điều hành 57
4.1.6. Tăng cường ứng dụng thông tin trong công tác thẩm định 58
4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng công tác TĐTCDAĐTtại
BIDV Ninh Bình 58
4.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan 58
4.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 60
4.2.3. Kiến nghị với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 61
4.2.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC








i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA
1
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2
CĐT
Chủ đầu tư
3
DAĐT
Dự án đầu tư
4
ĐT
Đầu tư
5
NHTM
Ngân hàng thương mại
6
TĐTCDAĐT
Thẩm định tài chính dự án đầu tư
7

Quyết định
8
WB

World Bank - Ngân hàng thế giới
















ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
BẢNG
DIỄN GIẢI
TRANG
1
Bảng 2.1
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT tại NHTM
20
2

Bảng 3.1
Tình hình huy động vốn những năm 2010 - 2012
26
3
Bảng 3.2
Cơ cấu dư nợ tín dụng
27
4
Bảng 3.3
Kết quả hoạt động kinh doanh
30
5
Bảng 3.4
Chi tiết các dự án cho vay BIDV
38
6
Bảng 3.5
Đặc điểm mẫu khảo sát
40



















iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT
SƠ ĐỒ
DIỄN GIẢI
TRANG
1
Sơ đồ 1.1
Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHTM
8
2
Sơ đồ 2.1
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT
18
3
Sơ đồ 3.1
Quy trình thẩm định dự án đầu tư
31
4
Biểu đồ 3.2
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khách hàng

41
5
Biểu đồ 3.3
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường kinh tế
42
6
Biểu đồ 3.4
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường pháp lý
43
7
Biểu đồ 3.5
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thông tin và mức độ ứng
dụng CNTT
44
8
Biểu đồ 3.6
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố cán bộ thẩm định tài chính
dự án
45
9
Biểu đồ 3.7
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố phương pháp và các tiêu
chuẩn thẩm định tài chính dự án
46
10
Biểu đồ 3.8
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố công tác tổ chức điều hành
47




1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thẩm định tài chính dự án đầu tư (TĐTCDAĐT) trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại (NHTM) là một quá trình kiểm tra đánh giá toàn bộ các nội
dung liên quan đến khía cạnh tài chính của dự án để xác định hiệu quả tài chính, hay
khả năng sinh lãi và rủi ro của dự án. Đây là một việc làm tất yếu trước khi ngân
hàng đưa ra quyết định có tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì mức lãi suất
để bù đắp rủi ro tương xứng sẽ là bao nhiêu. Trong bối cảnh cạnh trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng ngày càng gia tăng, nền kinh tế luôn chứa đựng nhiều bất ổn, các
NHTM ngày càng coi trọng công tác TĐTCDAĐT nhằm tránh rủi ro, bảo toàn vốn
và phát triển.
TĐTCDAĐT là một việc khó, phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ
quan và khách quan như: trình độ cán bộ thực hiện công tác thẩm định, sự ứng dụng
công nghệ thông tin, sự lựa chọn các phương pháp và mô hình thẩm định cũng như
sự đa dạng, phức tạp của các dự án đầu tư khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về TĐTCDAĐT được công bố trong và ngoài nước và các NHTM cũng ngày
một nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, do tính đặc
thù của từng nền kinh tế, từng thị trường cũng như từng ngân hàng cụ thể nên việc
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển (BIDV) Ninh Bình góp phần bổ sung một ví dụ thực tiễn cho lý thuyết
thẩm định tài chính dự án và kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho Ngân
hàng này trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TĐTCDAĐT.
Với lý do trên, đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định
tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình được lựa chọn
cho luận văn thạc sỹ của tác giả.
2. Câu hỏi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ được giải quyết bằng việc trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
2

- Quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư có tầm ảnh hưởng như thế nào
đến vấn đề ra quyết định cho vay?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
của NHTM?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến công tác thẩm định tài chính dự
án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình?
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
TĐTCDAĐT tại BIDV Ninh Bình?
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là tìm ra các nhân tố và phân tích sự ảnh hưởng của
chúng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Ninh Bình để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và cải
thiện hiệu quả công tác này tại Ngân hàng, cụ thể:
- Khái quát, hệ thống hóa các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến
công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại thông qua việc
nghiên cứu cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương
mại, phân tích các kết quả nghiên của các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này
trước đây.
- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn thực tế cán bộ ngân hàng, những người làm
thực tiễn có liên quan đến thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Phân tích, kiểm định kết quả nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn thông qua việc
xem xét số liệu thực tế về thẩm định và kết quả cho vay một số dự án đầu tư trong
thời gian qua tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, đề xuất một số giải pháp nâng

cao chất lượng, hiệu quả công tác TĐTCDAĐT tạiBIDV Ninh Bình.
3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT của
NHTM;
- Phạm vi nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT tại
BIDV Ninh Bình trong giai đoạn 2008-2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính (với các số liệu sẵn có và dữ liệu thu thập
được qua phỏng vấn); sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê cụ thể, phù hợp với
đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, phụ
lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Dữ liệu và phân tích dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Ninh Bình
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Ninh Bình

4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨUPHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐỄN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1.1. Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHTM
1.1.1. Dự án đầu tư

1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Theo Ngân hàng thế giới (World Banks - WB): DAĐT là tổng thể các chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được
những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
Theo nghị định số 177/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ về việc ban
hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư được định nghĩa như sau:
“Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng,
cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng
thời gian nhất định.”
Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "DAĐT xây dựng công trình là tập hợp các
đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định".
Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "DAĐT là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung
và dài hạn để tiến hành các hoạt động ĐT trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định".
Nói chung, có thể coi việc thực hiện DAĐT là một hoạt động kinh doanh bỏ
vốn ra ban đầu, sử dụng các nguồn lực để thu lại lợi ích trong tương lai với thời
gian nhất địnhlà căn cứ quan trọng để xem xét tính khả thi của dự án, bảo đảm
5

khả năng trả nợ, từ đó sẽ đưa ra QĐ triển khai thực hiện hay không thực
hiệnDAĐT.
1.1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư
Đặc điểm chung nhất của DAĐT:
- Mục tiêu rõ ràng, cụ thể: lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
của vùng, khu vực hoặc đối với một doanh nghiệp; Lợi nhuận hay mức độ sinh lời

của DAĐT.
- Là hoạt động bỏ vốn, sử dụng các nguồn lực một cách khoa học, có hệ thống:
mỗi một DAĐT đều chịu sự chi phối của nguồn vốn ĐT cũng như chỉ có một nguồn
lực hữu hạn. Vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐT và sử dụng hợp lý
nguồn lực (nội lực và ngoại lực) là đã có thể đạt được mục tiêu đề ra.
- Là hoạt động có thời hạn: các hoạt động ĐT đều phải có thời gian kết thúc để
có thể đánh giá được hiệu quả ĐT của dự án.
Đầu tư dự án là việc đánh đổi lợi ích truớc mắt lấy lợi ích trong tương lai, do
đó đây là hoạt động mang tính rủi ro: các hoạt động của dự án là các hoạt động
trong tương lai, có khả năng xảy ra nhiều biến đổi về cơ chế chính sách, về con
người, về nguồn lực do đó, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Theo quy mô và tính chất
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép
ĐT; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1
của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý DAĐT xây dựng công trình và
83/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/20019/NĐ-CP.
- Các dự án được phân loại theo tổng mức ĐT của dự án.
Theo nguồn vốn ĐT
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng ĐT phát
triển của Nhà nước;
6

- Dự án sử dụng vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
Ngoài ra có thể phân loại DAĐT theo các hình thức:
- Theo hình thức ĐT: tự ĐT; liên doanh; BT;BOT,BTO

- Theo ngành và lĩnh vực ĐT : sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng, hành
chính sự nghiệp, văn hóa xã hội
- Theo Luật điều chỉnh: ĐT trong nước, ĐT nước ngoài (FDI), ĐT ra nước
ngoài
1.1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM
1.1.2.1. Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư
Trước tiên ta cần tìm hiểu thế nào là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Thẩm định TC của DAĐT là việc tập hợp các loại chi phí, thu nhập (tính bằng tiền )
của CĐT dự kiến trong quá trình triển khai thực hiện DAĐT và hoạt động sản xuất
kinh doanh của DAĐT trong một thời gian xác định.
Mục đích của thẩm định TC của DAĐT là tập trung phân tích, đánh giá về
khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án (nếu có). Các khía cạnh
khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập
tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng DAĐT.Thẩm định tài chính DAĐT là
nhằm xem xét, đánh giá một cách lôgic, khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội
dung của dự án và các nội dung liên quan để khẳng định tính khả thi của dự án
trước khi quyết định đầu tư.
1.1.2.2. Nội dung, quy trình thẩm định dự án đầu tư
Theo Hướng dẫn tại Điều 61 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật ĐT,
nội dung thẩm định DAĐT có sử dụng vốn Nhà nước gồm:
- Sự phù hợp của DAĐT với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội trong từng thời kỳ (của cả nước hoặc của vùng hoặc của lãnh thổ) đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7

- Sự phù hợp của việc ĐT, kinh doanh vốn Nhà nước, mục tiêu ĐT, hiệu quả
ĐT; phương thức quản lý phù hợp với từng nguồn vốn và loại DAĐT.
- Sự phù hợp với chính sách hỗ trợ ĐT (nếu có).
- Tiến độ thực hiện DAĐT; thời hạn của DAĐT.

- Khả năng thu hồi vốn ĐT; khả năng hoàn trả vốn vay và PA hóa trả vốn vay
(nếu có).
TheoQuy định tại Điều 11 - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của
Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.Nội dung thẩm định DAĐT xây
dựng công trình của người quyết định ĐT bao gồm:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết
ĐT; các yếu tố đầu vào của dự án; quy ô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ
thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp
với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt
bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của
CĐT; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng
chống cháy nổ; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi
trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.










8




















Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHTM
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tài chính DAĐT
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở NHTM phụ thuộc rất nhiều yếu tố
khác nhau; muốn nâng cao chất lượng hoạt động này ngân hàng phải xem xét kỹ tác
động của từng nhân tố. Về cơ bản có thể phân chia các nhân tố này thành 2 nhóm:
nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan là nhân tố
thuộc về phía ngân hàng và ngân hàng có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát,
điều chỉnh. Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài môi trường khiến các
ngân hàng không thể kiểm soát mà chỉ có thể khắc phục để thích nghi. Việc xem
xét, đánh giá cả hai nhóm nhân tố chủ quan và khác quan là rất cần thiết đối với
Phân tích dự báo
về nhu cầu thị
trường
Phân tích đánh
giá về nhu cầu

sản phẩm
Phân tích kế hoạch tài chính
Phân tích kế hoạch thu chi hàng năm
Tính dòng tiền thu chi hằng năm của dự án
Thẩm định hiệu quả tài chính
Chấp nhận hay bác bỏ quyết định cho vay
9

ngân hàng nhằm giúp họ có những điều chỉnh cần thiết đối với các nhân tố để chúng
có tác động tích cực lên công tác thẩm định tại chính dự án đầu tư.
1.2.1. Nhân tố khách quan
Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng bị chi phối
bởi nhiều nhân tố khách quan, đó là những nhân tố bên ngoài tác động vào dự án
làm cho chất lượng thẩm định tài chính dự án bị giảm sút. Các dự án thường có tuổi
thọ dài, do đó rủi ro mà các nhân tố khách quan mang lại là rất khó dự báo như: tình
hình kinh tế, chính trị, các cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước mà các nhân
tố này luôn luôn thay đổi và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và chủ dự án.
1.2.1.1. Nhân tố khách hàng
Một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự
án thuộc về phía doanh nghiệp (Chủ dự án) đó là hồ sơ dự án mà chủ dự án trình lên
ngân hàng. Nếu năng lực lập, thẩm định và thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định của ngân hàng như thời gian
phân tích, đánh giá, thu thập thông tin, tính toán kéo dài. Nhiều khi hồ sơ dự án chủ
đầu tư trình quá sơ sài, thiếu sức thiếu phục do năng lực quá yếu kém đã khiến ngân
hàng không thể chấp nhận được, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà
khả năng quản lý tài chính và tiềm lực tài chính rất hạn chế, rủi ro dự án đi vào hoạt
động không hiệu quả như dự kiến là rất lớn. Bên cạnh đó, tính trung thực của nguồn
thông tin mà chủ dự án cung cấp cho ngân hàng trong các báo cáo tài chính, tình
hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng trong việc quyết

định tài trợ cho dự án.
Đối với khách hàng, các dự án mà khách hàng mang tới ngân hàng phải đưa
ra các con số tương đối chính xác về khoản chi phí, doanh thu của khách hàng bởi
nhiều khi khách hàng đưa ra những con số không chính xác về giá cả, chi phí,
doanh thu, các cán bộ ngân hàng phải mất nhiều thời gian và công sức điều tra lại
để có những con số chính xác hoặc ít nhất là tương đối chính xác. Nhưng nếu gặp
những cán bộ không có trách nhiệm nghề nghiệp họ sẽ chẳng cần phải kiểm tra lại
10

khi đó tính thiếu chính xác trong những con số mà khách hàng đưa ra sẽ dẫn đến
một hậu quả nghiêm trọng là kết luận sai về tính khả thi của dự án và nếu ngân hàng
cho vay thì sẽ dẫn đến thua lỗ. Do đó chất lượng thẩm định dự án của ngân hàng sẽ
bị đánh giá là thấp.
1.2.1.2. Môi trường kinh tế
Một nền kinh tế của một quốc gia phát triển thiếu đồng bộ, không ổn định sẽ
hạn chế trong việc cung cấp những thông tin chính xác phục vụ cho việc thẩm định.
Đồng thời những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo
vùng, lãnh thổ, ngành chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một
yếu tố gây rủi ro trong phân tích, đánh giá và đi đến chấp nhận dự án. Nhiều yếu tố
nằm ngoài tầm dự báo của ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh, khủng bố làm
cho ngân hàng không thể thu hồi được vốn bởi vì rủi ro này ảnh hưởng nghiêm
trọng đến dự án và doanh nghiệp không thể chống đỡ được. Yếu tố ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất, thường xuyên nhất của môi trường kinh tế tới công tác thẩm định tài chính
dự án chính là yếu tố lạm phát.
Có thể nói: “Lạm phát là yếu tố bất định ảnh hưởng đến việc thẩm định tài
chính dự án”. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian, do vậy nó làm
biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư.
Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào nhiều
nhân tố: quy luật cung cầu, tâm lý người tiêu dùng, sức mạnh nền kinh tế. Các biến
số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu NPV, IRR đều chịu tác

động của lạm phát.
Do vậy để đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó cần phải xác định một
cách chính xác hợp lý giá cả của các yếu tố trong chi phí hay doanh thu của dự án.
Nếu giá được cung cấp trong dự án là giá cố định, không thay đổi theo thời gian và
nếu có được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án thì một mặt người lập
dự án đã đơn giản hoá việc xây dựng các bảng tóm tắt tài chính của dự án, mặt khác
nó đã loại ra khỏi dự án sự phân tích các thông tin kinh tế, tài chính có thể ảnh
hưởng đến kết quả của dự án. Nếu giá cả đầu vào đầu ra của dự án được điều chỉnh
11

trong suốt thời gian hoạt động của dự án theo một xu hướng mà nhà thẩm định giả
định cho các thời kỳ trong tương lai thì đó là giá thực. Đó là giá có thể có trong
tương lai, được dự đoán trên mức cung cầu hàng hoá hay sản phẩm của dự án trong
một khoảng thời gian với các nguồn cung cấp sẵn có và các yếu tố bên ngoài khác
có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Sử dụng giá này giúp cho việc tính toán xây
dựng các biến số của bảng tài chính sẽ đáng tin cậy hơn, chính xác hơn, giúp cho
công tác thẩm định có hiệu quả hơn.
1.2.1.3. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý với những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và
hiệu lực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều tác động xấu
đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án.
Các dự án thường có thời gian kéo dài và thường liên quan đến nhiều văn bản luật,
dưới luật về các lĩnh vực như các văn bản về quản lý tài chính trong các doanh
nghiệp, các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp, Dó đó nếu các văn bản luật này
không có tính ổn định trong thời gian dài cũng như không rõ ràng, minh bạch,
chồng chéo sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như gây khó
khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, dự báo rủi
ro, làm đảo lộn mọi con số tính toán ảnh hưởng lợi nhuận của ngân hàng và khả
năng thu hồi nợ của ngân hàng.
1.2.2. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan ở đây chính là các yếu tố trong nội bộ hệ thống ngân hàng
thương mại tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Các nhân tố
đó bao gồm:
1.2.2.1. Hệ thống thông tin và mức độ ứng dụng công nghệ của NHTM
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập những thông tin
về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn
nhưng mà làm sao để các nguồn thông tin thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính
xác và kịp thời lại là vấn đề nan giải đối với các ngân hàng. Việc lấy tài liệu, thông
12

tin ở đâu với số lượng bao nhiêu phải được cân nhắc tính toán thận trọng trước khi
tiến hành phân tích, đánh giá dự án.
Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là nguyên liệu cho quá trình tác
nghiệp của cán bộ thẩm định. Muốn có kết quả thẩm định chính xác cao độ thì phải
có được thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác trên nhiều góc độ khác nhau. Để có
được nguồn thông tin cần thiết cho dự án, ngân hàng có thể dựa vào các thông tin
do chủ đầu tư cung cấp hoặc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan
đến vấn đề cần đánh giá và tiến hành sắp xếp thông tin, sử dụng các phương pháp
xử lý thông tin một cách thích hợp theo nội dung của quy trình thẩm định.
Hiện nay khoa học kỹ thuật hiện đại đã ứng dụng vào các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đặc biệt là công nghệ thông tin đã được ứng vào trong ngành ngân
hàng làm tăng khả năng thu thập, xử ký và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn.
Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho việc thẩm định tài chính dự án đầu tư một
cách hiệu quả hơn. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dùng cho ngân hàng
nói chung và cho công tác thẩm định nói riêng được thuận tiện hơn. Các cán bộ
thẩm định có thể truy cập và xử lý một lượng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm thời
gian, các chỉ tiêu tính toán đã được cài đặt chỉ cần nạp số liệu vào máy sẽ cho các
chỉ tiêu như: NPV, IRR. Nhưng nếu máy hoặc chương trình có sự cố thì sẽ cho kết
quả thẩm định không chính xác, đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải xem xét lại kết
quả thẩm định để cho một kết luận chính xác.

1.2.2.2. Cán bộ thẩm định tài chính dự án
Trong quá trình thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói
riêng cán bộ thẩm định luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ họ chính là
những người trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư, và
thẩm định tài chính dự án đầu tư không phải là nghiệp vụ đơn giản, nóđòi hỏi cán
bộ thẩm định không những phải có kiến thức sâu về nghiệp vụ, phải am hiểu các
lĩnh vực cho vay, đầu tư của ngân hàng mà còn phải có những hiểu biết về các vấn
đề liên quan như: Thuế, môi trường, thị trường, khoa học công nghệ…
13

Để đạt được chất lượng tốt trong thẩm định tài chính dự án, yêu cầu quan
trọng đầu tiên đối với cán bộ thẩm định là phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.
Phải nắm vững các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách do Nhà nước quy định
đối với các lĩnh vực: Ngân hàng, xây dựng cơ bản, tài chính kế toán…
Như vậy cán bộ thẩm định là một trong những nhân tố quyết định chất lượng
thẩm định tài chính dự án đầu tư. Lấythông tin gì? Ở đâu? Áp dụng chỉ tiêu nào để
đánh giá đều được tiến hành bởi cán bộ thẩm định. Do vậy muốn nâng cao chất
lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trước hết bản thân trình độ kiến thức, năng
lực đạo đứccủa cán bộ thẩm định phải cao.
1.2.2.3. Phương pháp thẩm định và các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án
Trên cơ sở các thông tin dễ thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm
định cũng rất quan trọng. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra với ngân
hàng là làm thế nào? Lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để thẩm định dự án
có hiệu quả tốt nhất. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án
nào cũng cần phải áp dụng và tính toán tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định.
Việc sử dụng phương pháp nào, chỉ tiêu nào để thẩm định phụ thuộc vào quyết định
của mỗi ngân hàng. Với mỗi dự án, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp
nhất nhưng chưa chưa chắc chắn rằng phương pháp đấy là hiện đại nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, những phươngpháp thẩm định tài chính dự án hiện
đại đã giúp cho việc phân tích, đánh giá dự án được toàn diện, chính xác và hiệu

quả hơn. Song điều quan trọng là ngân hàng phải biết áp dụng đồng bộ các chỉ tiêu
đảm bảo tính toàn diện và cũng phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất phù
hợp với tình hình thực tế của ngành, dự án cũng như khả năng điều kiện cụ thể của
ngân hàng.
Khi dùng một phương pháp, một chỉ tiêu để thẩm định cán bộ thẩm định phải
hiểu rõ phương pháp ấy có những ưu nhược điểm gì, có phù hợp để thẩm định dự án
không? Ví dụ như dùng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để thẩm định tài chính dự án
đầu tư, phương pháp này không quan tâm đến dòng tiền sau năm thu hồi vốn, do đó
không lường trước được những rủi ro trong tương lai ảnh hưởng đến hiệu quả tài
14

chính của dự án như thế nào? Do vậy nó thích hợp cho những dự án nhỏ, hao mòn
nhanh, phải thu hồi vốn nhanh. Cán bộ thẩm định phải nắm chắc những nhược điểm
ấy của chỉ tiêu để thẩm định những dự án phù hợp với nó. Rõ ràng ở đây nếu ngân
hàng chỉ áp dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cho các dự án có thời gian dài, quy mô
lớn thì không hiệu quả.
1.2.2.4. Công tác tổ chức điều hành
Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nhiều hoạt động liên quan chặt chẽ
với nhau, kết quả của nó phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức, điều hành, sự phối hợp
các bộ phận trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo, phát huy được
những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của mỗi tác nhân và trên cơ sở đó giảm
bớt chi phí cũng như thời gian thẩm định. Tổ chức thẩm định hợp lý khoa học sẽ
khai thác được các nguồn lực cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư, qua
đó nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự ánđầu tư của ngân hàng.
Trong quá trình thẩm định việc lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài
chính của dự án đầu tư cũng rất quan trọng. Việc tính toán đến giá trị thời gian của
tiền trong các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án là cực kỳ quan trọng. Tiền có giá
trị về mặt thời gian, đồng tiền hôm nay có giá trị khác ngày mai, nhiều dự án có khả
thi và hiệu quả khi không xét đến giá trị thời gian của tiền nhưng khi xét đến giá trị
thời gian của tiền thì lại không có hiệu quả về mặt tài chính. Ngoài ra, việc lựa chọn

tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp là vấn đề cực kỳ quan trọng.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về TĐTCDAĐT tƣ tại NHTM
Theo Abu Narar Bhuiyan“Project appraisal: Its Scope and Objective” Thẩm
định dự án được xác định để cung cấp một cơ sở - kỹ thuật, kinh tế và thương mại
cho các quyết định đầu tư về bất kỳ dự án. Nó bao gồm một loạt các phân tích của
các phương pháp thay thế cho việc lựa chọn giải pháp tối ưu đối với các vị trí, công
nghệ, kích thước của một dự án, kỹ thuật và cơ cấu tổ chức, quy mô thị trường, tài
chính chi phí, lợi ích, các khía cạnh kinh tế và xã hội của dự án và nhiều vấn đề
khác có liên quan. Vì vậy, thẩm định dự án là phương tiện để đi đến một quyết định
đầu tư mà không cần phải đồng ý với kết luận của các nghiên cứu khả thi. Thẩm
15

định dự án như một trợ giúp để quyết định đầu tư giả định ý nghĩa đặc biệt khi một
yếu tố khan hiếm, như vốn, ngoại hối, và lao động hoặc là dùng hạn chế về sự lựa
chọn sử dụng mà nó có thể được đặt ra. Trong đó, yếu tố thời gian là một yếu tố
quan trọng trong việc thẩm định các quyết định đầu tư.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh quá trình thẩm định
tài chính dự án đầu tư trong thời kỳ hội nhập, trong thời gian qua đã có một số tác
giả ngoài nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Zachary Dechev(August
2010)nói về hiệu suất hiệu quả thẩm định phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt nhân
tố khách hàng được tác giả đề cập đến để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
Anna Regina Björnsdóttir(2010) “Đánh giá tính khả thi tài chính - Xây dựng
và sử dụng mô hình đánh giá Phân tích tính khả thi tài chính của dự án đầu tư”.
Công trình này nghiên cứu các mô hình đánh giá có thể được xây dựng và sử dụng
cho tài chính phân tích tính khả thi của dự án đầu tư, tổng quan về tính khả thi tài
chính. Tính toán các tiêu chí khả thi tài chính, mô hình đánh giá cho phép người sử
dụng để thực hiện phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, mô phỏng và phân tích
nguy cơ liên quan đến dự án đầu tư.
Abid A.Burki và Ghulam Shabbir Khan Niazi (2003) cũng thực hiện nghiên
cứu đánh giá hiệu quả chi phí, hiệu quả quy mô và tiến bộ công nghệ cho các ngân

hàng ở Pakistannhằm nâng cao công tác thẩm định tài chính DAĐT.
Theo International Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 20
(Special Issue - October 2012) đặc biệt chú ý đến ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ
thẩm định góp phần làm nên sự thành công của một dự án đầu tư.
Ballantine và Stray (1998) cho thấy sự cần thiết phải cung cấp phương pháp
tiếp cận đầu tư tài chính tinh vi hơn để đánh giá đặc biệt chú trọng hệ thống thông
tin của dự án. Ashford, Dyson và Hodges (1988) cho thấy việc sử dụng các phương
pháp tài chính như NPV và IRR thường được sử dụng đầu tiên trước khi các giả
định trong tương lai không chắc chắn về chất lượng nếu không được thực hiện.
Điều này tiếp tục, mở ra một thực tế là phụ thuộc hơn vào các kỹ thuật thẩm định dự
án tài chính có thể nghiêng quyết định đầu tư dự án (Phelan, 1997), mang lại chịu

×