Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

đồ án kỹ thuật điện cơ Công nghệ chuyển mạch mềm và các vấn đề kỹ thuật cốt lõi trong công nghệ chuyển mạch mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 130 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU6 6
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU NGN 8
1.1. Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ dữ liệu 8
1.2. Những hạn chế của công nghệ tổng đài điện tử chuyển mạch kênh 8
1.2.1. Giá thành chuyển mạch của tổng đài nội hạt 9
1.2.2. Không có sự phân biệt dịch vụ 9
1.2.3. Những giới hạn trong phát triển mạng 10
1.2.4. Khó khăn trong triển khai dịch vụ 11
1.3. Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông 11
1.4. Tổng quan mạng thế hệ sau NGN – Next Generation Network 13
1.4.1. Sự hình thành Mạng thế hệ tiếp theo NGN 13
1.4.2. Khái niệm về mạng NGN 14
1.4.3. Đặc điểm của mạng NGN 15
1.4.4. Cấu trúc của mạng NGN 16
1.4.5. Các thành phần cơ bản của mạng NGN 17
1.4.6. Các giao diện của mạng thế hệ sau NGN 22
4.6.3. Kết nối tới mạng riêng ảo VPN 24
CHƯƠNG 2:CễNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MỀM 25
2.1. Công nghệ chuyển mạch mềm theo quan điểm một số nhà phát triển 25
2.2. Khái niệm Softswitch 28
2.3. Những lợi Ých của Softswitch - Công nghệ Chuyển mạch mềm 34
2.3.1. Những cơ hội mới về doanh thu 34
2.3.2. Khả năng thu hót, “lắng nghe” nhu cầu khách hàng 35
5
2.3.3. Dễ dàng mở rộng mạng, cải thiện dịch vụ trong khi vẫn tiết kiệm chi
phí xây dựng, bảo dưỡng mạng 35
2.3.4. Giảm chi phí điều hành mạng và chi phí hoạt động trung bình 37
2.3.5. Thời gian tiếp cận thị trường ngắn 37
2.3.6. An toàn đối với vốn đầu tư 38
2.4. Đặc điểm kỹ thuật của chuyển mạch mềm 40


2.4.1. Các giao thức điều khiển và báo hiệu trong mạng NGN 41
2.4.1.1. Báo hiệu theo giao thức H.323 42
2.4.1.2. Giao thức khởi tạo phiên SIP
2.4.1.3. MGCP và MEGACO 58
2.4.2. Giao tiếp báo hiệu giữa Chuyển mạch mềm với mạng SS7 61
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP SOFTSWITCH CỦA MỘT SỐ HÃNG CUNG
CẤP THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 77
3.1. Giải pháp Softswitch của Siemens 77
3.1.1. Giải pháp Surpass và dòng sản phẩm hiQ của Siemens 77
3.1.2. hiQ 9200 Softswitch 81
3.1.3. Kết luận 82
3.2. Giải pháp chuyển mạch mềm của Cisco Systems 83
3.2.1. VSC 3000 (Virtual Switch Controller) 83
3.2.2. Cisco BTS 10200 Softswitch 87
3.2.3. Kết luận 90
3.3. Sản phẩm chuyển mạch mềm của CommWorks 90
3.3.1. Kiến trúc 3 líp của Commworks91 91
3.3.2. Các module Softswitch 92
3.3.3. Kết luận 95
3.4. Hệ thống Softswitch của SONUS NETWORKS 96
6
3.4.1. Các module chính trong Insignus Softswitch 97
Kết luận 102
Chương 4: Xây dựng cấu trúc mạng đa dịch vụ dựa trờn công nghệ
Chuyển mạch mềm 103
4.1. Khảo sát nhu cầu và hiện trạng ứng dụng công nghệ Chuyển mạch mềm
tại Việt nam 103
4.1.1. Hiện trạng chung của ngành viễn thông 103
4.1.2. Hiện trạng công nghệ VoIP 106
4.1.3. Hiện trạng dịch vụ Internet 106

4.1.4. Nhu cầu công nghệ Chuyển mạch mềm 107
4.2. Khảo sát, đánh giá cơ sở hạ tầng kĩ thuật mạng của công ty Thông tin
Viễn thông Điện lực 107
4.2.1. Mạng viễn thông ngành điện 107
4.2.2. Các dự án đang triển khai 108
4.2.3. Qui mô dự án NGN VoIP của ETC 109
4.3. Xây dựng cấu trúc mạng đa dịch vụ trên cơ sở ứng dụng Chuyển mạch
mềm 110
4.3.1. Nguyên tắc chung 110
4.3.2. Cấu trúc mạng chung 111
4.3.3. Líp mạng truy nhập 111
4.3.4. Mạng phân phối biên 112
4.3.5. Líp mạng lõi hay mạng xương sống 112
4.3.6. Trung tâm điều hành mạng 112
4.3.7. Hoạt động cung cấp dịch vụ của Chuyển mạch mềm 113
Kết luận
Phụ lục A. Tài liệu tham khảo
Phụ lục B. Các từ viết tắt
7
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua ngành Viễn thông Việt nam đã phát triển không
ngừng với tốc độ tăng trưởng rất cao. Nắm bắt được xu thế phát triển của
mạng viễn thông trên thế giới, các công ty viễn thông Việt nam, mà nòng cốt
là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT), đã đề ra chiến lược
phát triển đúng đắn, tiến tới thiết lập mạng thế hệ sau NGN (Next Generation
Network) là cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia duy nhất. Cùng với sự phát triển
của các công nghệ mạng, công nghệ chuyển mạch cũng tiến thêm một bước,
đó là sự ra đời của công nghệ chuyển mạch mềm softswitch. Trong những
năm trước đây thị trường thiết bị chuyển mạch điện tử dung lượng lớn hoàn
toàn nằm trong sự kiểm soát của một số Ýt hãng phương Tõy danh tiếng. Tuy

nhiên cuộc cách mạng trong công nghệ chuyển mạch đã tạo ra cơ hội cho các
công ty Ýt tên tuổi hơn nhưng tỏ ra mềm dẻo hơn các nhà khổng lồ, các công
ty hoạt động trong lĩnh vực mạng và truyền số liệu, thậm chí các nhà cung cấp
dịch vô còng tham gia thị trường rất mới mẻ và có nhiều hứa hẹn này.
Khái niệm softswitch còn rất mới mẻ, chỉ mới trở nên phổ biến trong
vài năm lại đây. Hơn nữa khụng có một định nghĩa cụ thể nào cho softswitch,
mỗi hóng cú một quan niệm riêng của mình về sản phẩm này. Khái niệm
Softswitch và Media Gateway Controller (MGC) nhiều khi được đồng nhất.
Tuy nhiên theo nhìn nhận của tác giả thực hiện đề tài thì một softswitch hoàn
chỉnh đương nhiên có khối chức năng MGC, nhưng về nguyên tắc MGC
không nhất thiết phải có đầy đủ chức năng như softswitch, mặc dự đây thực ra
chỉ là vấn đề ngôn từ. Tổng đài chuyển mạch mềm có nhiều chức năng khác,
không chỉ là điều khiển Gateway. Một tổng đài, dù soft hay hard, đều thực
hiện quản lý thuê bao, đánh số, chuyển mạch Softswitch có thể thay thế
tổng đài nội hạt còng nh Tandem và thực chất là phần mềm chạy trên nền kiến
trúc máy tính mở. Tất nhiên nếu chỉ hiểu softswitch là thiết bị chuyển mạch
bằng phần mềm thì chưa hoàn toàn chính xác, vì xÐt cho cựng cỏc tổng đài
điện tử cũng là phần mềm chạy trên nền kiến trúc phần cứng nào đó. Vấn đề
8
mấu chốt là ở chỗ softswitch chỉ chuyển mạch các cuộc gọi sử dụng công
nghệ gói (như VoIP, IP video conferencing ) và không chuyển mạch trực
tiếp các cuộc gọi TDM. Với nhìn nhận về một tương lai mạng thế hệ sau toàn
IP, kể cả mạng truy nhập cũng toàn IP, tác giả thực hiện đề tài đặt ra mục tiêu
tìm hiểu về công nghệ softswitch và khả năng phát triển sản phẩm tại Việt
nam.
Nội dung đồ án gồm có 4 chương và 2 phụ lục.
Chương 1: tác giả trình bày những vấn đề tổng quan về mạng thế hệ sau
và công nghệ chuyển mạch mềm, phân tích xu hướng phát triển công nghệ.
Chương 2: tác giả trình bày về công nghệ chuyển mạch mềm và các
vấn đề kỹ thuật cốt lõi trong công nghệ chuyển mạch mềm. Phần đầu tác giả

đưa ra mô hình kiến trúc của Softswitch, dựa trờn cỏc mô hình của hai tổ
chức chính là MultiService Switching Forum, International Softswitch
Consortium và có tham khảo các mô hình sản phẩm của một số hãng.
Dựa trên mô hình Softswitch, tác giả đi sâu phân tích Softswitch dựa
trờn ba hướng giao tiếp chính của Softswitch trong mô hình mạng NGN :
- Giao tiếp với các phần tử trong mạng NGN qua các giao thức điều
khiển và báo hiệu đã được phát triển trong những năm qua gồm: H323, SIP,
MGCP/H248.
- Giao tiếp với mạng SS7, phần điều khiển và báo hiệu của mạng PSTN.
- Giao tiếp với phần mở rộng, phát triển dịch vụ với các mô hình, giao
tiếp lập trình mở cho phép dễ dàng triển khai và ứng dụng các dịch vụ mới
vốn là một trong những lợi Ých chủ yếu của Softswitch.
Chương 3: bằng cách phân tích giải pháp, sản phẩm Softswitch của một
số nhà cung cấp thiết bị, chúng tôi minh hoạ các vấn đề kĩ thuật đó nờu ở
chương 2 một cách cụ thể và thực tế hơn.
- Siemens, một tên tuổi lớn trong số các nhà cung cấp tổng đài chuyển
mạch điện tử truyền thống, đưa ra giải pháp Surpass và hiQ Softswitch để
khẳng định sự hiện diện của mình trong thị trường mạng NGN.
9
- Cisco Systems, người khổng lồ trong lĩnh vực thiết bị và giải pháp
mạng, phát triển cỏc dũng sản phẩm Softswitch với tham vọng tiến sang thị
trường viễn thông công cộng.
- Sonus và Commwork, hai hãng non trẻ mới xuất hiện nhưng đó cú chỗ
đứng vững chắc trên thị trường với các giải pháp Softswitch đáng chú ý.
Chương 4: xõy dựng cấu trúc mạng đa dịch vụ dùa trờn công nghệ
Chuyển mạch mềm
Ngoài 4 chương nêu trên, quyển đồ án cũn có 2 phụ lục, đó là
Phụ lục A – Chữ viết tắt
Phụ lục B – Tài liệu tham khảo
Mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thái Hà và

các thầy cô trong bộ môn cùng với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do thời gian
và nguồn tài liệu hạn chế chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô đóng
góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
10
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU NGN
1.1. Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ dữ liệu
Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ dữ liệu được phản ánh trong sự tăng
trưởng trong băng thông và lưu lượng dữ liệu. Lưu lượng dữ liệu bao gồm dữ
liệu thuần tuý (data) và các loại lưu lượng dạng khác như thông điệp, âm
thanh, hình ảnh được truyền bằng cỏc cụng nghệ dữ liệu (chuyển mạch gói)
đang phát triển rất nhanh. Lưu lượng dữ liệu tăng trưởng cùng với sự phát
triển của Internet và các loại dịch vụ trên đó. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu
hoá diễn ra nhanh chóng làm cho môi trường kinh doanh, cùng với đó là môi
trường tính toán mạng trải rộng ra tất cả các châu lục. Hiện nay các mạng số
liệu và mạng thoại đang song song tồn tại với lưu lượng gần tương đương
nhau. Tuy nhiên mức độ phát triển về lưu lượng của mạng số liệu gấp 10 đến
15 lần so với mạng thoại. Nguyờn nhân không chỉ là do sự bùng nổ các hình
dịch vụ trên Internet mà cũn cỏc loại lưu lượng trên mạng chuyển mạch kênh
như thoại và fax đang được truyền ngày càng nhiều trờn cỏc mạng dữ liệu.
Mạng chuyển mạch gói toàn cầu dựa trờn công nghệ TCP/IP vươn tới các
thiết bị đầu cuối không chỉ là điện thoại, thiết bị di động, máy tính cá nhân,
cỏc mỏy trò chơi, thiết bị đo, các máy móc tự động và hàng loạt các thiết bị
khác như máy ảnh, máy quay phim, các thiết bị gia dụng tạo ra động lực
tăng trưởng to lớn trong nhiều năm tới của lưu lượng dữ liệu gói mặc dù trong
mét hai năm qua, lĩnh vực công nghệ thông tin đã chịu những suy giảm do sự
phát triển quá mức trước đó.
11
Hình 1-1. So sánh sự tăng trưởng băng thông trong mạng gói và

mạng TDM (Nguồn Siemens)
Bảng trên minh hoạ sự tăng trưởng băng thông của lưu lượng dữ liệu
chuyển mạch gói cùng với sự chững lại của công nghệ TDM truyền thống.
1.2. Những hạn chế của công nghệ tổng đài điện tử chuyển mạch kênh
Hiện nay cơ sở hạ tầng chuyển mạch viễn thông công cộng bao gồm rất
nhiều mạng, công nghệ và các hệ thống khác nhau, trong đó hệ thống chuyển
mạch kênh sử dụng công nghệ ghộp kờnh phân chia theo thời gian (TDM-
Time Division Multiplex) đã phát triển khá toàn diện về dung lượng, chất
lượng và quy mô mạng lưới. Mạng PSTN ngày nay nói chung đáp ứng được
rất tốt nhu cầu dịch vụ thoại của khách hàng. Tuy nhiên trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ thoại còn có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thực sự
thoả đáng, chưa nói đến những dịch vụ mới khác.
Trong mạng chuyển mạch kênh ngày nay, chỉ có các khách hàng cỡ
vừa và lớn được hưởng lợi từ sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ viễn
thông, họ có thể thuê một số luồng E1 để đáp ứng nhu cầu của mỡnh. Cỏc
khách hàng doanh nghiệp nhỏ, cỡ 16 line trở xuống được hưởng rất Ýt ưu đãi.
12
Trong khi đó thị trường các khách hàng nhỏ mang lại lợi nhuận khá lớn cho
các nhà khai thác dịch vụ. Các nhà khai thác vẫn thu được rất nhiều từ các
cuộc gọi nội hạt thời gian ngắn, từ các cuộc gọi đường dài, và từ các dịch vụ
tuỳ chọn khác nh Voicemail. Hiện nay, tất cả các dịch vụ thoại nội hạt đều
được cung cấp thông qua các tổng đài nội hạt theo công nghệ chuyển mạch
kênh, đơn giản bởi vì chẳng có giải pháp nào khỏc. Chớnh điều này là cản trở
đối với sự phát triển của dịch vụ, bởi những nguyên nhân chính sau đây:
1.2.1. Giá thành chuyển mạch của tổng đài nội hạt
Thị trường thiết bị chuyển mạch nội hạt do một số nhà sản xuất lớn
kiểm soát và họ thu lợi nhuận lớn từ thị trường này. Các tổng đài nội hạt của
các nhà sản xuất này được thiết kế để phục vụ hàng chục ngàn, thậm chí hàng
trăm ngàn thuê bao. Trong khi khả năng mở rộng của các chuyển mạch này
không có gì phải nghi ngờ, nhưng chúng lại hoàn toàn không thích hợp để

triển khai phục vụ cho vài ngàn người, bởi vì giá thành thiết bị cao. Mức thấp
nhất của một tổng đài nội hạt thường ở khoảng vài triệu USD, mét con số có
thể làm nản lòng các nhà cung cấp dịch vụ, buộc họ chỉ dám tham gia vào các
thị trường lớn nhất.
Nếu có những giải pháp cho tổng đài nội hạt chỉ đòi hỏi chi phí thấp
hơn nhiều so với tổng đài chuyển mạch kờnh thỡ tớnh cạnh tranh trong thị
trường này sẽ được kích thích, người được hưởng lợi tất nhiên sẽ là khách
hàng với nhiều sự lùa chọn hơn và giá cước thấp hơn.
1.2.2. Không có sự phân biệt dịch vụ
Các tổng đài chuyển mạch kênh nội hạt cung cấp cùng một tập tính
năng cho các dịch vụ tuỳ chọn, nh đợi cuộc gọi đến, chuyển cuộc gọi, xác
định số chủ gọi, hạn chế cuộc gọi Hầu hết các dịch vụ này đều đã tồn tại từ
nhiều năm qua, các dịch vụ hoàn toàn mới tương đối hiếm. Thứ nhất, bởi vì sẽ
rất tốn kém khi phát triển và thử nghiệm các dịch vụ mới; thứ hai, cũng bởi vì
13
tập các dịch vụ hiện có đã bao hàm hầu hết các khả năng mà một khách hàng
có thể thực hiện trờn cỏc nút bấm điện thoại của mình.
1.2.3. Những giới hạn trong phát triển mạng
Các tổng đài chuyển mạch nội hạt đều sử dụng kỹ thuật chuyển mạch
kênh. Trong hệ thống chuyển mạch, thông tin thoại tồn tại dưới dạng các
luồng số 64Kbps, tại các cổng vào và ra của chuyển mạch, các luồng số
64Kbps này được ghộp/tỏch kờnh phân chia theo thời gian vào các luồng số
tốc độ cao. Quá trình định tuyến và điều khiển cuộc gọi được gắn liền với cơ
cấu chuyển mạch.
Những lợi Ých về mặt kinh tế của thoại gói đang thúc đẩy sự phát triển
của cả mạng truy nhập và mạng đường trục từ chuyển mạch kênh sang gói.
Và bởi vì thoại gói đang dần được chấp nhận rộng rãi trong cả mạng truy
nhập và mạng đường trục, các tổng đài chuyển mạch kênh nội hạt truyền
thống đóng vai trò cầu nối của cả hai mạng gói này. Việc chuyển đổi gói sang
kênh phải được thực hiện tại cả hai đầu vào ra của chuyển mạch kênh, làm

phát sinh những chi phí phụ không mong muốn và tăng thêm trễ truyền dẫn
cho thông tin, đặc biệt ảnh hưởng tới những thông tin nhạy cảm với trễ đường
truyền như tín hiệu thoại.
Nếu tồn tại một giải pháp mà trong đó các tổng đài nội hạt có thể cung
cấp dịch vụ thoại và các dịch vụ tuỳ chọn khác ngay trên thiết bị chuyển mạch
gúi, thỡ sẽ không phải thực hiện các chuyển đổi không cần thiết nữa. Điều
này mang lại lợi Ých kép là làm giảm chi phí và tăng chất lượng dịch vụ
(giảm trễ đường truyền), đó cũng là một bước quan trọng tiến gần tới cỏi đớch
cuối cùng, mạng NGN.
14
Hình1-2. Cấu trúc mạng và báo hiệu của mạng PSTN
Mô hình tổ chức của mạng viễn thông thường thấy hiện nay là: một
mạng tổng đài TDM cấp thấp nhất (líp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di
động ) được nối với nhau bằng một mạng lưới trung kế điểm-điểm khá phức
tạp và nối tới tổng đài chuyển tiếp cấp cao hơn (líp 3, 4). Khi một cuộc gọi
diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp
giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thể
được định tuyến thông qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (ví dụ như
truy nhập hộp thư thoại hay quay số bằng giọng nói ) lại được định tuyến
trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung phục vụ
cho các dịch vụ cao cấp. Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay, và
cũng đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên
vẫn có một số giới hạn:
+ Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao, mất thời gian; việc định lại cấu
hình và nâng cấp mạng lưới phải tiến hành liên tục nhằm để tránh bị nghẽn
mạng, hơn nữa luôn phải thiết lập mạng lớn hơn nhu cầu thực tế cho các tổng
đài chuyển tiếp. Ví dụ, khi một tổng đài nội hạt được thêm vào mạng lưới,
15
phải xây dựng cỏc nhúm trung kế từ tổng đài đó tới tổng đài chuyển tiếp và
tới một số tổng đài nội hạt khác.

+ Các trung kế điểm-điểm hoạt động với hiệu suất không cao vỡ chỳng
được thiết kế để hoạt động được trong những giê cao điểm, những giê cao
điểm này lại khác nhau trong cỏc vựng của mạng (ví dụ ở thành phố là ban
ngày còn ở ngoại ô lại là buổi đêm).
+ Nếu có nhiều tổng đài chuyển tiếp trong mạng, mỗi tổng đài đó lại nối
với một nhúm cỏc tổng đài nội hạt, cuộc gọi có thể phải chuyển qua nhiều
tổng đài chuyển tiếp để đến được nơi lưu giữ tài nguyên mạng (như trong
trường hợp dịch vụ hộp thư thoại).
Trong mạng NGN các tổng đài TDM sẽ được thay thế bằng các tổng
đài chuyển mạch mềm (softswitch). Kết nối các softswitch là mạng chuyển
mạch gói đa dịch vụ IP/ATM/MPLS. Phần tiếp cận thuê bao của mạng NGN
là các BAN (Broadband Access Node) và IAD (Integrated Access Device) hỗ
trợ các loại đầu cuối như máy tính, máy điện thoại IP, máy điện thoại thông
thường Mạng NGN giao tiếp với các mạng khác như mạng PSTN và mạng
di động qua các Media Gateway.
1.2.4. Khó khăn trong triển khai dịch vụ
Cỏc dòng tổng đài phục vụ mạng công cộng đều do một số hãng lớn
phát triển một cách độc lập, xây dựng từ nền tảng phần cứng tới cỏc mụ đun
phần mềm. Mặc dù cỏc hóng đều cam kết tuân theo các chuẩn của ITU nhưng
trên thực tế khả năng để một hãng thứ ba kết thừa phát triển các thành quả của
nhà cung cấp thiết bị là không có. Do đó, việc phát triển các dịch vụ mới cho
nhà khai thác hoàn toàn phụ thuộc vào hãng cung cấp thiết bị. Quá trình triển
khai, cài đặt, thử nghiệm và đưa vào hoạt động các dịch vụ mới thường tốn
nhiều thời gian, chi phí của cả hai bên.
16
1.3. Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
Trước đây việc cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng đều do các
công ty độc quyền nắm giữ, các công ty này đều nằm dưới sự kiểm soát của
Chính phủ. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực viễn thông đối với
nền toàn bộ kinh tế và cả xã hội, các quốc gia đều bằng những cách thức khác

nhau dần tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh. Lợi nhuận cao đã dẫn
đến việc ra đời hàng loạt các nhà khai thác viễn thông mới. Riêng đối với các
nước đang phát triển, quá trình mở của hội nhập tạo ra cạnh tranh không chỉ
từ bên trong mà còn từ bên ngoài. Bước sang thế kỉ 21, quá trình cạnh tranh
sẽ diễn ra càng quyết liệt.
Các nhà khai thác mới ra đời có lợi thế là đi thẳng vào công nghệ mới
nhất. Ngược lại, đối với những nhà khai thác mạng truyền thống, họ cần phải
cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trên nền
công nghệ TDM để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai hay thay thế hoàn
toàn các thiết bị của công nghệ cũ với các cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới trên
nền công nghệ của tương lai. Họ cần phải xem xét đến việc lưu lượng trên
mạng Internet sẽ bùng nổ nay mai trong khi vẫn còn cú cỏc “cổ chai” trên
phần mạng PSTN truyền thống. Để duy trì được tính cạnh tranh của mình, tất
cả các nhà khai thác sẽ phải đưa ra các dịch vụ mới kể cả trong quá trình quá
độ lên mạng thế hệ sau NGN.
Khoảng 10 năm trước đõy cỏc công ty viễn thông khá giống nhau, ngày
nay do sự cạnh tranh khốc liệt, các nhà cung cấp dịch vụ phải tạo ra hướng đi
cho riêng mình, vì thế sẽ tạo ra sự khác biệt. Một số sẽ tập trung vào dịch vụ
truyền số liệu trong khi một số khác tập trung vào dịch vụ thoại; một số tập
trung vào khách hàng trong khi một số khác lại tập trung vào việc kinh doanh
mua bán lưu lượng.
17
Sự tăng nhanh của lưu lượng IP buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải
xem xét lại chiến lược của họ và kết quả là nhiều trong số họ đã đưa ra những
kết luận khá giống nhau. IP sẽ trở thành yếu tố cốt lõi ở tất cả các mạng. Bất
kì ứng dụng nào cũng có thể hoạt động trên cơ sở hạ tầng này. Với các lợi thế
của IP, giá của các ứng dụng tại đầu cuối sẽ giảm xuống. Vì rằng nhiều cấu
trúc mạng thế hệ sau có thể được triển khai, nên cước phí dịch vụ giảm xuống
là điều không tránh khỏi.
Điều này đặc biệt đúng với dịch vụ điện thoại. Lợi nhuận trực tiếp từ

dịch vụ này của các nhà cung cấp dịch vụ hiện thời sẽ không tăng mà thậm
chí còn giảm đi trong vài năm tới. Thậm chí các nhà cung cấp dịch vụ mạng
không dây cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng: mạng không dây chỉ không
dây ở phần truy nhập và sự cạnh tranh (trực tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ
khụng dõy khác và gián tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng cố định) sẽ
đẩy mức giá xuống thấp. Đối với họ, việc duy trì hoặc gia tăng doanh thu
trung bình/1 người dùng trở thành động lực chính cho sự đổi mới chiến lược.
Điều đó chỉ được thực hiện bằng cách đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng.
Tình trạng cũng tương tự cho các mạng truyền hình cáp, phương pháp
gia tăng doanh thu trên đầu người nhờ đổi mới công nghệ và dịch vụ sẽ là nền
tảng cho chiến lược phát triển mạng.
Có một cách để các nhà cung cấp dịch vụ có thể giải quyết khó khăn
này là mở rộng về mặt địa lí - xây dựng các mạng truy nhập ở cả thị trường
hiện tại và ở cả thị trường mới. Sù mong muốn vươn ra các thị trường mới sẽ
làm gia tăng hơn nữa mức độ cạnh tranh. Vì thế, việc triển khai cơ sở hạ tầng
để hỗ trợ sự đổi mới các ứng dụng và dịch vụ trở thành một vấn đề quan trọng
đối với các nhà khai thác mạng.
18
Giải pháp thứ hai để giải quyết vấn đề giảm cước phí là làm tăng giá trị
của các dịch vụ thông thường. Bằng cách này có thể tránh được sự cạnh tranh
giỏ cả và tạo ra nền tảng cho sự khác biệt.
Nói chung, dù mục tiêu chiến lược khác nhau, nhưng dưới những áp
lực này, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều có xu hướng tập trung ở một mô
hình đa dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng mạng tích hợp để cung cấp càng nhiều
loại dịch vụ và càng cho nhiều khách hàng càng tốt. Liệu họ có thành công
hay không, điều này phụ thuộc vào khả năng đổi mới liên tục và có hiệu quả
của các nhà cung cấp đa dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống, lớn
sẽ phải đương đầu với những khó khăn từ các nhà cung cấp mới, sử dụng các
công nghệ mới để đánh vào các điểm yếu của họ. Mạng đa dịch vụ được triển
khai phải cho phép sự đổi mới liên tục các ứng dụng và dịch vụ thì mới giải

quyết được những khó khăn này.
1.4. Tổng quan mạng thế hệ sau NGN – Next Generation Network
1.4.1. Sự hình thành Mạng thế hệ tiếp theo NGN - Next Generation
Network
Nh chóng ta đã biết, công nghệ cơ bản liên quan đến tổng đài chuyển
mạch kênh hiện nay đã phát triển quá chậm chạp so với tốc độ thay đổi và tốc
độ chấp nhận liên quan đến công nghiệp máy tính. Chuyển mạch kênh là các
phần tử có độ tin cậy cao trong kiến trúc PSTN. Tuy nhiên, chỳng khụng bao
giê là tối ưu đối với chuyển mạch gói, đó là xét về mặt kỹ thuật. Còn khi xem
xét ở khía cạnh kinh doanh thu lợi nhuận thì :
+ Thứ nhất, do các nhà khai thác dịch vụ cạnh tranh và các nhà khai thác
cấp trên cùng phụ thuộc vào một tập hữu hạn các sản phẩm tổng đài điện
thoại nội hạt, chính điều đó buộc họ phải cung cấp các dịch vụ giống nhau. Và
khi đã cung cấp các dịch vụ giống nhau thì chỉ có một con đường duy nhất để
thu hót khách hàng đó là chính sách giá cả, muốn có một lượng khách hàng
19
lớn thì phải giảm giá cước. Nhưng chỉ tạo sự chênh lệch về mặt giá cả vốn đã
không phải là một chiến lược kinh doanh lâu dài tốt trong lĩnh vực viễn thông.
Nếu có giải pháp nào đó mà cho phép tạo ra các dịch vụ thật sự mới và hấp
dẫn thỡ cỏc nhà khai thác sẽ có cơ hội tạo sự khác biệt về mặt dịch vụ chứ
không chỉ về giá cước.
+ Thứ hai, khi xét về khía cạnh đầu tư, thì đối với bất kỳ một nhà đầu tư
nào, trước khi có ý định đầu tư vào việc xây dựng mạng thì yếu tố quan trọng
đầu tiên mang tính quyết định đó là thời gian đầu tư và hoàn vốn, mà động
lực của nó là tỷ lệ giữa sự đổi mới và kết quả dự báo về kinh tế của công nghệ
lõi được chọn trong mạng. Do thời gian phát triển nhanh và chi phí vận hành
còng nh bảo dưỡng các mạng chuyển mạch gói thấp hơn nhiều so với chuyển
mạch kờnh nờn cỏc nhà điều hành mạng ngày nay tập trung chó ý đến công
nghệ chuyển mạch gói IP.
Do vậy, khi càng ngày càng nhiều lưu lượng dữ liệu chảy vào mạng

qua Internet, thì hiển nhiên là cần phải có một giải pháp mới, đặt trọng tâm
vào dữ liệu, cho việc thiết kế chuyển mạch của tương lai dựa trờn công nghệ
gói để chuyển tải chung cả thoại và dữ liệu. Như một sự lùa chọn, các nhà
cung cấp dịch vụ đã và đang cố gắng hướng tới việc xây dựng một mạng thế
hệ mới Next Generation Network - NGN trên đó hội tụ các dịch vụ thoại, số
liệu, đa phương tiện trên một mạng duy nhất - sử dụng công nghệ chuyển
mạch gúi trờn mạng xương sống (Backbone Network). Đây là mạng của các
ứng dụng mới và các khả năng mang lại lợi nhuận mà chỉ đòi hỏi giá thành
thấp. Và đó không chỉ là mạng phục vụ thông tin thoại, cũng không chỉ là
mạng phục vụ truyền số liệu mà đó là một mạng thống nhất, mạng hội tụ đem
lại ngày càng nhiều các dịch vụ tiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày một tăng, và
khắt khe hơn từ phía khách hàng.
Chóng ta cũng cần phải nhấn mạnh một điều rằng, mạng thế hệ mới
NGN không phải là một cuộc cách mạng về mặt công nghệ mà nó là một
20
bước phát triển, một xu hướng tất yếu. Hạ tầng cơ sở mạng của thế kỷ 20
không thể được thay thế trong một sớm một chiều, vì thế NGN phải tương
thích tốt với môi trường mạng sẵn có và phải kết nối hiệu quả với mạng
PSTN.
Những vấn đề mà mạng thế hệ mới cần giải quyết gồm :
- Vấn đề báo hiệu và điều khiển trên nhiều loại giao thức khác
nhau cho hội tụ thông tin thoại, fax, số liệu, đa phương tiện.
- Vấn đề kết nối với mạng chuyển mạch kênh hiện hữu, đặc biệt là
kết nối phần báo hiệu (mạng SS7).
- Vấn đề phát triển dịch vô .
Giải pháp cốt lõi trong mạng NGN chính là công nghệ Softswitch -
công nghệ chuyển mạch mềm.
1.4.2. Khái niệm về mạng NGN
Khái niệm mạng thế hệ sau NGNs xuất hiện vào cuối những năm 90s
để đối mặt với những vấn đề nổi lên trong viễn thông được đặc tính hoá bởi

rất nhiều nhân tố: mở cửa cạnh tranh giữa các nhà khai thác trên toàn cầu trên
cơ sở bãi bỏ những quy định lạc hậu về thị trường, khai thác lưu lượng dữ liệu
được sử dụng trong Internet, nhu cầu sử dụng mạnh mẽ của khách hàng về
các dịch vụ đa phương tiện, sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện thoại di động
Những yếu tố đó đã dẫn đến sự hội tụ của các mạng riêng biệt hiện tại thành
một mạng đa dịch vụ duy nhất dựa trờn công nghệ chuyển mạch gói, được gọi
là mạng NGN. Các mạng hiện có đều là các mạng đơn dịch vụ, mỗi mạng sử
dụng các công nghệ truy nhập, truyền tải và điều khiển khác nhau. Vớ dụ nh
mạng PSTN/ISDN cung cấp chủ yếu các dịch vụ thoại, mạng PLMN cung cấp
các dịch vô - di động tế bào, mạng dữ liệu/IP cung cấp các dịch vụ số liệu,
mạng CATV cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp băng rộng. Nhưng với
21
mạng NGN, tất cả các dịch vụ đều được cung cấp dựa trờn một hạ tầng mạng
xương sống (backbone) duy nhất thông qua các hệ thống truy nhập (Hình 3).
Có thể nói rằng giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển dịch giữa công
nghệ thế hệ cũ (chuyển mạch kênh) sang dần công nghệ thế hệ mới (chuyển
mạch gói). Hiện nay các nước phát triển và một số nước đang phát triển đã và
đang tiến hành nghiên cứu triển khai các thành phần của mạng NGN và
chuyển đổi từng bước mạng truyền thống PSTN/ISDN tiến tới NGN.
Hình 1-3. Mô hình cấu trúc mạng PSTN và mạng NGN
Nh vậy, khái niệm mạng thế hệ sau (NGN) bắt nguồn từ sự phát triển
của công nghệ thông tin, công nghệ chuyển mạch gúi và công nghệ truyền
dẫn băng rộng. Tuy nhiên khái niệm NGN còn chưa thống nhất và được phát
biểu khác nhau bởi các đối tượng liên quan, các tổ chức ngành viễn thông.
Trong đó, định nghĩa của Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) thể
22
hiện được tương đối đầy đủ đặc trưng của mạng NGN: “ NGN là một khái
niệm để định nghĩa và chỉ sự triển khai các mạng được phân chia thành cỏc
lớp và mặt phẳng khác nhau, sử dụng các giao diện mở nhằm mang lại cho
nhà cung cấp dịch vụ và điều hành mạng một nền tảng (platform) để có thể

từng bước kiến tạo, triển khai và quản lý các dịch vụ mới”.
1.4.3. Đặc điểm của mạng NGN
+ Mét trong những đặc điểm quan trọng của NGN là tách biệt các dịch vụ
với các mạng, cho phép đưa chúng ra một cách riêng biệt và phát triển độc
lập. Do đó trong các cấu trúc của NGN đưa ra có sự phân chia rõ ràng giữa
các chức năng của dịch vụ và các chức năng truyền tải, và giữa chỳng cú cỏc
giao diện mở. NGN cho phép cung cấp cả các dịch vụ đang tồn tại và các dịch
vụ mới một cách độc lập với mạng và kiểu truy nhập được sử dụng ở líp dưới.
+ Mạng NGN bao gồm rất nhiều phần tử mạng nhỏ đa công nghệ, đa nhà
cung cấp và phân tán hơn là các phần tử mạng lớn và tập trung như là các
chuyển mạch trong mạng truyền thống, chuyển mạch trước đây cũng được
phân tán ở tất cả các node mạng như các gateway, server, các bộ điều khiển
gateway, thiết bị truy nhập của khách hàng
+ NGN cung cấp các năng lực (cơ sở hạ tầng, các giao thức ) để có thể
kiến tạo, triển khai và quản lý tất cả các loại dịch vụ đã biết hoặc sẽ có. Các
dịch vụ có thể sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông (âm thanh, hình
ảnh và kết hợp) với tất cả các hệ thống mã hoỏ, cỏc dịch vụ có thể là dữ liệu,
đàm thoại, đơn hướng (unicast), đa hướng (multicast) hay quảng bá
(broadcast), nhắn tin, truyền dữ liệu đơn giản, có thời gian thực hay không có
thời gian thực, các dịch vụ nhạy cảm với trễ hay chấp nhận trễ. Các dịch vụ
có yêu cầu độ rộng băng thông từ vài Kbit/s tới hàng trăm Mbit/s có đảm bảo
hoặc không. Trong mạng NGN các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng chú trọng
đến việc tuỳ biến dịch vụ theo nhu cầu khách hàng, nhờ đó họ có thể cung cấp
23
cho khách hàng khả năng tự tuỳ chỉnh dịch vụ của mình. NGN cú cỏc giao
diện mở API (giao diện lập trình ứng dụng) liên quan đến dịch vụ để hỗ trợ
cho việc tạo, cung cấp và quản lý các dịch vụ, cho phép nhà cung cấp dịch vụ
thứ ba có thể phát triển một dải rộng dịch vụ dựa trờn IP.
+ Trong NGN, các thực thể chức năng điều khiển hoạt động, cỏc phiờn,
phương tiện, tài nguyên, phân phát dịch vụ, bảo mật, có thể được phân tỏn

trên toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng gồm cả mạng đang tồn tại và mạng mới. Các
giao thức mới đang được chuẩn hoá để hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các thực
thể chức năng này. Phối hợp hoạt động giữa NGN và các mạng đang tồn tại
nh PSTN/ISDN, GSM được thực hiện thông qua các gateway.
+ NGN sẽ hỗ trợ cả thiết bị đầu cuối nhận biết NGN và các thiết bị đang
tồn tại. Vì thế, các dịch vụ kết nối tới NGN sẽ bao gồm các thiết bị thoại
tương tự, fax, thiết bị ISDN, điện thoại di động tế bào, thiết bị đầu cuối
GPRS, đầu cuối SIP, thoại Ethernet qua PC,
+ Mạng NGN sẽ hỗ trợ “tớnh di động suy rộng” (generalized mobility).
Một đặc điểm nổi bật khác của mạng NGN đó là tính di động suy rộng, cho
phép cung cấp nhất quán các dịch vụ do người sử dụng. Điều này có nghĩa là
người sử dụng sẽ được xem là duy nhất khi họ sử dụng các công nghệ truy
nhập khác nhau, với bất kỳ loại thiết bị truy nhập nào.
+ Tuy nhiên, mạng NGN cũng gặp phải các vấn đề khó khăn như việc
chuyển dịch vụ thoại sang hạ tầng NGN, vấn đề QoS liên quan đến các dịch
vụ thoại thời gian thực (đảm bảo về băng thông, trễ, mất gói, ) cũng như việc
đảm bảo an ninh, bảo mật.
1.4.4. Cấu trúc của mạng NGN
24
H×nh 1-4. M« h×nh cÊu tróc m¹ng NGN
Xét về mặt kiến trúc thì mạng NGN có thể được chia ra làm bốn líp
chức năng nh sau:
1. Líp truyền thông (Transport Plane).
2. Líp điều khiển và báo hiệu cuộc gọi (Call Control and Signaling Plane).
3. Líp ứng dụng và dịch vụ (Service and Application Plane).
4. Líp quản lý (Management Plane).
1.4.4.1. Líp truyền thông (Transport Plane)
Chức năng cơ bản của líp truyền thông là xử lý, chuyển vận gói tin. Líp
này bao gồm các thiết bị đảm nhiệm đóng mở gói, định tuyến, chuyển gói tin
dưới sự điều khiển của líp Điều khiển và báo hiệu cuộc gọi (Call Control and

Signaling Plane).
Líp truyền thông được phân chia làm ba miền con (sub-domain):
1) Miền truyền tải thông tin theo giao thức IP (IP Trasport Domain)
Miền này bao gồm :
- Mạng truyền thông xương sống (Backbone Network).
- Các thiết bị mạng nh: Router, Switch.
25
- Các thiết bị cung cấp cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
2) Miền liên kết mạng (Interworking Domain)
Miền liên kết mạng bao gồm các thiết bị với nhiệm vụ chính là nhận
các dữ liệu đến và từ nó đi tới các mạng khác, sau đó chuyển đổi khuôn dạng
dữ liệu cho phù hợp để thông tin có thể truyền thông một cách trong suốt trên
toàn bộ mạng. Trong miền này là tập hợp các Gateway như Signaling
Gateway, Media Gateway và Interworking Gateway, trong đó, Signaling
Gateway thực hiện chức năng cầu nối giữa mạng PSTN và mạng IP và tiến
hành phiên dịch thông tin báo hiệu giữa hai mạng này. Media Gateway thực
hiện quá trình chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu giữa các môi trường truyền
thông khác nhau.
3) Miền truy nhập khụng dựa trờn giao thức IP (Non-IPAccess
Domain)
Trong miền này bao gồm các thiết bị truy cập cung cấp các cổng kết
nối cho thiết bị đầu cuối thuê bao. Các thiết bị đầu cuối thuê bao có thể là
máy điện thoại cố định, các thiết bị truy nhập tích hợp IADs, đầu cuối ISDN,
đầu cuối Modem/Multimedia Terminal Adaptor (MTAs). Các thiết bị truy
nhập cung cấp các cổng cho các thuê bao nh: POST, ISDN-BA, ISDN-PRA,
IP, xDSL, WDM, ATM, Frame Relay, Các thiết bị truy nhập này thực hiện
chức năng chuyển đổi các loại lưu lượng khác nhau thành dạng tín hiệu gói
dưới sự điều khiển của líp điều khiển và báo hiệu.
1.4.4.2. Líp điều khiển và báo hiệu cuộc gọi (Call Control and Signaling
Plane)

Đây là líp trung tâm của hệ thống thực thi quá trình điều khiển, giám
sát và xử lý cuộc gọi nhằm cung cấp các dịch vụ thông suốt từ đầu cuối đến
26
đầu cuối (end-to-end) với bất cứ loại giao thức và báo hiệu nào. Thực thi quá
trình giám sát các kết nối cuộc gọi giữa các thuê bao thông qua việc điều
khiển các thành phần của líp truyền thông - Transport Plane. Quá trình xử lý
và báo hiệu cuộc gọi về bản chất có nghĩa là xử lý các yêu cầu của thuê bao
về việc thiết lập và huỷ bỏ cuộc gọi thông qua các bản tin báo hiệu. Líp này
còn có chức năng kết nối cuộc gọi thuê bao với líp ứng dụng và dịch vô -
Service and Application Plane. Các chức năng này sẽ được thực thi thông qua
các thiết bị nh Media Gateway Controller (hay Call Agent hay Call
Controller), các SIP Server hay Gatekeeper.
1.4.4.3. Líp ứng dụng và dịch vụ
Líp ứng dụng và dịch vụ là líp cung cấp các ứng dụng và dịch vô nh
mạng thông minh IN - Intelligent Networks, các dịch vụ giá trị gia tăng Líp
này liên kết với líp điều khiển và báo hiệu thông qua các giao diện lập trình
mở API - Application Programing Interface. Cũng chính nhờ đó mà việc cập
nhật, tạo mới và triển khai ứng dụng, dịch vụ mạng trở nên vô cùng nhanh
chóng và hiệu quả. Trên lớp này sử dụng các thiết bị nh Application Server,
Feature Server. Líp này cóng có thể thực thi việc điều khiển những thành
phần đặc biệt nh Media Server, một thiết bị được biết đến với tập các chức
năng nh conferencing, IVR, xử lý tone
1.4.4.4. Líp quản lý (Management Plane)
Líp quản lý mạng có nhiệm vụ cung cấp các chức năng như giám sát
các dịch vụ và khách hàng, tính cước và các tác vụ quản lý mạng khỏc. Nú có
thể tương tác với bất kỳ hoặc cả ba líp còn lại thông qua các chuẩn công
nghiệp ví dụ như SNMP hoặc các chuẩn riêng và các APIs – giao diện lập
trình mở.
1.4.5. Các thành phần cơ bản của mạng NGN
1.4.5.1. Softswitch

27
Trong NGN, Softswitch là bộ não của mạng. Dựa vào mô hình mạng
NGN ở trên, chuyển mạch mềm Softswitch cú cỏc chức năng sau:
+ Trung tâm báo hiệu và điều khiển cuộc gọi trong toàn mạng, quản lí và
điều khiển các loại gateway truy nhập mạng, hoạt động theo tất cả các loại
giao thức báo hiệu từ H323, SIP đến MGCP/MEGACO.
+ Giao tiếp với báo hiệu của mạng PSTN (chủ yếu là kết nối với mạng
báo hiệu SS7) và liên kết với hệ thống Softswitch khác.
+ Tạo ra các môi trường lập trình mở để cho phộp cỏc hóng thứ ba dễ
dàng tích hợp và phát triển ứng dụng (trên nền IP) và kết nối với các môi
trường cung cấp dịch vụ đã có sẵn (ví dụ IN).
Trong Softswitch bao gồm các thành phần chính nh: call server,
gateway controller, call agent, feature server.
- Call server: Call server điều khiển cuộc gọi theo mô hình cuộc
gọi, điều khiển báo hiệu và điều khiển media gateway. Call server phải
cung cấp giao diện (thí dụ, giao thức chuẩn hoặc giao diện chương trình
ứng dụng mở) về phía các server ứng dụng để cho phép điều khiển dịch
vụ và có cách giải quyết (thí dụ giải quyết chất lượng dịch vụ mang
tính cá nhân, các cách giải quyết AAA, v.v… ). Các Call server có một
số tính năng sau:
 Cung cấp các giao thức chuẩn tới mức gateway phương tiện.
 Cung cấp các giao thức tới mức server ứng dông ( Application
server ).
 Tính năng xác thực và bảo mật: cung cấp cho đăng ký đầu cuối
(bao gồm xác thực và sự cấp phép).
 Tính năng điều khiển cuộc gọi (theo mô hình cuộc gọi định sẵn):
điều khiển cuộc gọi cơ bản; định tuyến cuộc gọi. Các bảng định tuyến
28
cuộc gọi theo kế hoạch đánh số để nhận thông tin từ các nhà khai thác
khác (vÝ dụ thông qua giao thức TRIP); xử lý báo hiệu cuộc gọi (SIP,

H.323, ISUP, MGCP,…); điều khiển cuộc gọi ba bên; kích hoạt và
không kích hoạt các trigger tĩnh và động; tán thành và khai báo sự kiện
tĩnh và động; thiết lập cuộc gọi ba bên.
 Ngoài ra Call server cũn cú cỏc tính năng khác nh: tính năng lập
trình; tính năng truyền thông; tính năng hoạt động, quản lý và điều
khiển.
- Gateway Controller và Call Agent: Gateway Controller hay Call
Agent là một trong những đơn vị chức năng chính của Softswitch, trong
đó bao hàm các luật, giao thức xử lý cuộc gọi và nó sử dụng Media
Gateway cùng với Signaling Gateway để thực hiện chức năng này. Nú
cú nhiệm vụ của một Signaling Gateway để thực hiện việc thiết lập và
huỷ bỏ cuộc gọi. Ngoài ra, gateway controller còn giao tiếp với hệ
thống OSS và BSS. Gateway controller đôi khi còn được biết đến nh là
mét tác nhân cuộc gọi – Call Agent - hay Media Gateway Controller
(MGC). MGC liên kết với các thành phần khác của Softswitch và với
mạng ngoài thông qua hệ thống các giao thức sẽ được đề cập đến ở
phần sau.
- Feature Server: cung cấp tính năng để cung cấp các dịch vụ (các
dịch vụ này có thể được đặt trên những thành phần khác) nh tính cước,
hội nghị đa điểm,
Cỏc hãng có thể định nghĩa phần lõi Call Agent (hoặc Gateway
Controller) như là một Chuyển mạch mềm có chức năng tối thiểu hoặc một hệ
thống bao gồm tất cả các thành phần nêu trên tạo thành một giải pháp
Softswitch đầy đủ. Thành phần SG có thể được bao gồm trong Chuyển mạch
29

×