Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sử dụng PP Trực quan trong giờ dạy giảng văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.13 KB, 5 trang )

PHÒNG GD & ĐT CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS TÂN AN

Saùng kieán kinh nghieäm:
I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình dạy học, người giáo viên có nhiều cách để học sinh tiếp cận và
khám khá tri thức. Với kinh nghiệm của bản thân , qua những năm đứng trên bục
giảng, tôi nhận thấy rằng trực quan là một trong những phương pháp rất tốt để học
sinh tiếp cận và hiểu sâu về một tác phẩm văn học . “Trăm nghe không bằng một
thấy”, học sinh có thể tiếp cận thông tin bằng nhiều kênh: thị giác, thính giác, xúc
giác. Đáng tiếc là trong nhà trường hiện nay, nguyên tắc này không được coi trọng
(đặc biệt là đối với môn ngữ văn). Học sinh thường chỉ được nghe giảng chứ ít cơ hội
nhìn hình ảnh, sờ mẫu vật. Vì vậy, phương pháp trực quan cung cấp cho học sinh
những hình ảnh cụ thể, sinh động mà học sinh có thể hình dung. Chính vì vậy, chuyên
đề “Sử dụng phương pháp trực quan trong giờ dạy giảng văn” được tôi trình bày trên
tinh thần là người giáo viên dạy Ngữ Văn cần đem đến cho học sinh những hình ảnh
trực quan, sinh động để giúp các em phần nào hiểu và nhớ được những kiến thức đã
học, dễ dàng nhận thấy được những hình ảnh trừu tượng mà đồi hỏi học sinh phải có
khả năng liên tưởng , tưởng tượng.
Đây là vấn đề khó khăn không kém phần quan trọng đối với học sinh khi học
môn này. Cho nên tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp trực quan trong giờ dạy
giảng văn” để thực hiện, mong quý đồng nghiệp cùng với tôi phát huy tốt hơn nữa
phương pháp dạy học này.
II/. NỘI DUNG:
1)Thế nào là phương pháp trực quan:
Trực quan là quan sát ngay được sự vật, phương pháp Trực quan là giáo viên
cho học sinh quan sát trực tiếp những hình ảnh, đồ vật, mẫu vật cụ thể, sinh động để
các em dễ hình dung, liên tưởng.
2)Cách thực hiện:
a/. Sử dụng tranh ảnh, hiện vật:
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, toàn bộ thế giới nghệ thuật trong đó không


hiện lên một cách trực tiếp qua ngôn từ, để hiểu được tác phẩm thì người học có khả
năng liên tưởng, tưởng tượng. Để có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của chiếc
bánh chưng, bánh để Liêu Lang cùng Tiên Vương tế trời đất và nhân dân ta sau này có
tục làm bánh chưng bánh giày vào ngày tết để cúng tổ tiên, ông bà. Nếu học sinh
không nhìn thấy hai loại bánh chưng này thì học sinh khó có thể hình dung ra điều đó.
Nếu không có tranh ảnh về cảnh họp chợ Năm Căn thì học sinh khó hình dung và cảm
nhận được hình ảnh đông đúc, náo nhiệt họp chợ trên sông, cảnh đa dạng về màu sắc
trang phục của nhiều dân tộc ở đây. Nếu không có bức tranh về Cô Tô thì học sinh khó
có thể cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo
này. Củng như vậy, nếu không thấy cốm gói trong lá sen thì học sinh làm sao hình
dung được giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm bình dị, khiêm nhường mang trong
hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
Nếu không thấy ảnh tranh thác nước từ trên cao đổ xuống thì làm sao học sinh hình
dung được vẻ đẹp vừa lung linh, vừa huyền ảo của thác núi Lư. Do đó, việc sử dụng
tranh ảnh, hiện vật có ý nghĩa quan trọng trong giờ dạy giảng văn.
b/. Sử dụng sơ đồ:
Sơ đồ được sử dụng để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về một vấn đề và
nắm được cấu trúc bên trong của vấn đề, mối liên hệ giữa các yếu tố trong vấn đề đó.
Ví dụ 1: đối với bài “Nước Đại Việt ta” trong NV8-T2, chúng ta có thể khái quát
quá trình lập luận trong đoạn trích bằng sơ đồ sau:
NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA
YÊN TÂM
TRỪ BẠO
CHÂN LÍ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử riêng
Chế độ
chủ quyền

SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA
SỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Mục đích chân chính của việc học
Tác dụng của việc học chân chính
Phê phán những lệch lạc, sai trái
Khẳng định quan điểm phương pháp đúng đắn
Ví dụ 2: Đối với bài “Bàn luận về pháp học” trong NV8-T2, chúng ta có thể
khái quát bằng sơ đồ sau:
c/.Sử dụng biểu bảng :
Biểu bảng dùng để tóm tắt những kiến thức chính trong một chương, một phần.
Kiến thức trình bày trong biểu bảng phải thật cô đọng, ngắn gọn. Khi cần học sinh có
thể phát triển những từ ngữ ngắn gọn, cô đọng đó thành một ý trọn vẹn.
Ví dụ1: có thể sử dụng bảng để tổng kết đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện
dân gian trong tiết “Ôn tập truyện dân gian” (NV6, Tl) như sau:
Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ
ngôn
Truyện cười
Là truyện kể về
các nhân vật , sự
kiện trong lịch sử.
Là truyện kể về
số phận cuộc đời
của một số kiểu
nhân vật quen
thuộc.
Là truyện kể
mượn chuyện về
loài vật, đồ vật,
về chính con
người để nói

bóng gió chuyện
con người
Là truyện kể về
những hiện tượng
đáng cười nhằm
mục đích mua vui
hoặc phê phán thói
hư tật xấu trong xã
hội.
Có nhiều chi tiết
tưởng tưởng kỳ ảo.
Có nhiều chi tiết
tưởng tượng , kỳ ảo
Có ý nghĩa ẩn
dụ, ngụ ý.
Có yếu tố gây
cười.
Có cơ sở lịch sử. Nêu bài học
khuyên răn con
người.
Mua vui, châm
biếm, phê phán thói
hư tật xấu, hướng
con người tới cái tốt
đẹp.

Ví dụ 2: có thể sử dụng bảng tổng kết để hệ thống các văn bản truyện ký hiện đại
trong bài “Ôn tập truyện ký Việt Nam” (NV8-Tl)
Tên văn bản,
tác giả

Thể loại PT
Biểu đạt
Nội dung
chủ yếu
Đặc sắc
nghệ thuật
Tôi đi học – Thanh
Tịnh (1911-1988)
Truyện
ngắn
TS-MT-
BC
Những kỉ niệm
trong sáng về ngày
Tự sự kết hợp miêu tả,
biểu cảm, đánh giá.
-1941 đầu tiên đi học.
Trong lòng mẹ -
Nguyên Hồng
(1918-1980).
Những ngày thơ
ấu(1940)
Hồi ký Tự sự,
trữ tình
Nỗi đau của chú bé
mồ côi và tình yêu
thương của bé
Hồng.
Văn hồi ký chân thực,
thiết tha.

Tức nước vỡ bờ
- Ngô Tất Tố
(1918-1954)
Trích chương 13-
Tắt đèn (1939)
Tiểu
thuyết
Tự sự Phê phán chế độ
tàn ác, bất nhân và
ca ngợi vẻ đẹp tâm
hồn sức mạnh tiềm
tàng của phụ nữ
nông thôn.
Khắc hoạ nhân vật và
miêu tả hiện thực một
cách chân thực, sinh
động.
Lão hạc- Nam Cao
(1915-1951) - 1943
Truyện
ngắn
Tự sự
trữ tình
Số phận bi thảm của
người nông dân
cùng khổ và nhân
phẩm cao đẹp của
họ.
Nhân vật được đào sâu
tâm lí, cách kể chuyện

tự nhiên linh hoạt, vừa
chân thực, vừa đậm
chất triết lí.
*Lưu ý: Để có được những bức tranh ảnh và cac thứ khác thì trong quá trình
giảng dạy, giáo viên có thể sưu tầm (hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm) từ sách báo, tờ
lịch, thực tế … Giáo viên cũng có thể tự làm lấy để phục vụ cho bài dạy của mình. Và
để cho tiết dạy đạt hiệu quả cao thì cần phải kết hợp vơi các phương pháp khác.
3/.Kết quả đạt được:
Qua những tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp trực quan
đem lại hiệu quả rất cao, người giáo viên ít tốn thời gian để diễn giải, lớp học sinh
động hơn, học sinh học tập tích cực hơn, học sinh tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài sâu hơn
và kết quả dạy môn Ngữ văn của tôi những năm qua đạt:
Năm học: 2007-2008: G: 15,1% K: 58,7% TB: 20,2%
Năm học: 2008-2009: G: 16,3% K: 59,6% TB: 21,2%
Năm học: 2007-2010: G: 18,2% K: 60,5% TB: 18,3%
III/.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Đây chính là kinh nghiệm của bản thân tôi, được đúc kết qua đến giờ thực dạy
trên lớp, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp trực quan có lợi rất nhiều, giúp học
sinh cảm thụ tác phẩm: văn học tốt hơn, khắc sâu kiến thức hơn và làm cho các em
hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, muốn có một tiết dạy tốt, giáo viên cần có sự
phối hợp với các phương pháp khác thì quá trình dạy và học Ngữ văn mới đạt hiệu quả
cao hơn.
Tân An, ngày tháng năm
Người thực hiện
Đinh Văn Huấn

×