Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

luận văn quản trị kinh doanh KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG AN PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.83 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
MỤC LỤC
Tổng nguồn vốn 30
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
u đây: 21
Bảng 4 : Số liệu lao động Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát trong 5 năm (2007 21
Tổng nguồn vốn 30
Biểu 1: Tiềm năng phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
trong thời gian tới Error: Reference source not found
Hình 1: Cơ cấu tổ chức chức Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát Error:
Reference source not found
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG AN PHÁT
1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát tiền thân là trung tâm Thiết bị Phụ
tùng An Phát chuyên kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng và các
công cụ, tư liệu phục vụ sản xuất. Sau đó, với sự nỗ lực không ngừng Công ty đã
gia nhập lĩnh vực cung cấp thiết bị, dụng cụ phục vụ ngành công nghiệp lớn như: Ô
tô xe máy, cơ khí, gia công kết cấu thép, đóng tàu…Để có thể đứng vững và nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường năm 1999 chính thức thành lập Công ty TNHH
Thiết bị Phụ tùng An Phát.
- Tân Công ty: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
- Tên giao dịch nước ngoài: An Phat Equipment & Accessories Company
Limited
- Trụ sở chính: Số 5 lô 13B, khu đô thị mới Trung Yên, Trung Hòa, Cầu
Giấy, Hà Nội
- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 169 D2 phường 25 quận Bình Thạnh


- TP.HCM
- Số điện thoại:
+ Trụ sở chính: 84-43-7830629/30/31- 5634489- 5634618
+ Chi nhánh: 84-83-512316-5106314
- Fax: 84-43-7830200
- Mã số thuế: 0100950365
- Địa chỉ mail:
-
Website:
www.anphatco.
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh thiết bị làm lốp và thiết bị công
nghiệp
- Giấy phép kinh doanh số: 073283 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp
- Loại hình kinh doanh: Nhập khẩu, nội địa
- Giám đốc Công ty: Nguyễn Lê Dũng
- Tiêu chí hoạt động: Không ngừng vươn xa và phát triển
Khi mới thành lập doanh nghiệp đã trải qua bao khó khăn vất vả, nhưng dưới
sự lãnh đạo sáng suốt của giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên doanh
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
nghiệp đã từng bước phát triển và trở nên vững mạnh như ngày nay.
Không những vậy, doanh nghiệp còn mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng
sản phẩm. Với bề dày hoạt động gần 20 năm trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối
máy móc thiết bị, là nhà phân phối hàng đầu của các nhà sản xuất Nhật Bản như:
NITTO, KUKEN, MARUNI, ASAHI…Với ngành kinh doanh thiết bị lốp có thể
khẳng định là nhà phân phối chiếm thị phần lớn nhất, cung cấp các sản phẩm tốt
nhất trên thị trường và với ngành kinh doanh thiết bị công nghiệp từng bước Công
ty đã khẳng định được là nhà cung cấp có uy tín tại các khu công nghiệp, là đại diện

ủy quyền chính thức và nhà phân phối các sản phẩm tiêu chuẩn thế giới tại Việt
Nam như:
* Thiết bị phun sơn tĩnh điện Asahi Sunac (Nhật Bản)
* Thiết bị phụn sơn Hasco (Hàn Quốc)
* Lưỡi cưa kim loại và dụng cụ cầm tay Bahco (Thụy Điển)
* Dụng cụ khí nén (Súng vặn ốc, vặn vít, máy đánh bóng … ) Kuken (Nhật
Bản)
* Khẩu vặn và dụng cụ cầm tay các loại Koken (Nhật Bản)
* Thiết bị gia công kim loại, dụng cụ khí nén, van cút thủy lực, khí nén Nitto
Kohki (Nhật Bản)
* Palăng cân bằng Endo (Nhật Bản)
* Máy nén khí trục vít, máy nén khí piston và phụ tùng máy nén khí Hanshin
(Hàn Quốc)
* Dụng cụ cầm tay khí nén và phụ kiện … Vessel (Nhật Bản)
* Ống dây áp lực Toyox (Nhật Bản)
* Máy ra vào lốp, máy cân bằng lốp Cormach (Italia)
* Miếng vá nhanh săm lốp và dụng cụ vỏ săm lốp Maruni (Nhật Bản)
* … Và nhiều sản phẩm của các hãng lớn khác trên thế giới
1.2 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng
An Phát
Năm 1994: Thành lập Trung tâm thiết bị phụ tùng An Phát, kinh doanh máy
móc thiết bị phụ tùng ngành xây dựng và các công cụ , tư liệu phục vụ sản xuất.
Năm 1995: Gia nhập lĩnh vực cung cấp thiết bị, dụng cụ phục vụ các ngành
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
công nghiệp lớn như: Ô tô, xe máy, cơ khí, gia công kết cấu thép, đóng tàu
Năm 1999: Chính thức thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
Ngày từ những ngày đầu thành lập, hai chữ An và Phát đó cùng Công ty trải
qua bao khó khăn vất vả. Chữ “ An” trong chữ bình an: Thể hiện ở tam giác màu

xanh tím làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chữ “ Phát”
trong phát đạt: Tam giác màu đỏ phía trên được hình tượng hóa thành mũi tên
hướng thẳng lên trời với khát khao phát triển. Biểu tượng chính của logo chính là
chữa A cách điệu, đặt cân đối trên nền một hình tròn, thể hiện Công ty An Phát như
một kim tự tháp sừng sững, vững trãi trên trái đất bao la.

1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An
Phát
1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của Công ty
Hiện nay,Công ty kinh doanh những sảm phẩm chính và những nhóm khách
hàng được liệt kê cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 1: Sản phẩm và nhóm khách hàng chính của Công ty TNHH Thiết bị
Phụ tùng An Phát
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
Ngành kinh doanh thiết bị công
nghiệp
Ngành kinh doanh thiết bị làm lốp
Sản phẩm chính Nhóm khách
hàng
Sản phẩm chính Nhóm khách
hàng
-Thiết bị thủy lực
nén khí
-Vật tư, dụng cụ
tiêu hao phục vụ
gia công lắp ráp
-Dụng cụ cầm tay
-Thiết bị phun

sơn
-Các thiết bị công
nghiệp khác
-Lắp ráp oto, xe
máy
-Sản xuất phụ
tùng oto xe máy
-Thực phẩm
-Lắp ráp điện,
điện tử
-Nội thất( gỗ, sứ
gạch , men)
-Xi măng
-Xây dựng và lắp
máy
-Đóng tàu
-Thiết bị nâng hạ
-Thiết bị vặn
bulong
-Thiết bị tháo lắp
lốp
- Dụng cụ làm
sạch
-Miếng vá, keo
vỏ săm lốp
-Thiết bị cân chỉ
la răng
-Thiết bị, dụng
cụ bơm lốp, máy
nén khí

-Các thiết bị,
dụng cụ phụ trợ
khác
-Cửa hàng làm
lốp oto
-Các gara sửa
chữa oto, xe máy
-Các doanh
nghiệp kinh
doanh vận tải
hành khách, vận
tải hàng hóa
-Các doanh
nghiệp sản xuất
than, đá, quặng,
xi măng
-Các nhà máy, xí
nghiệp có xưởng
sửa chữa oto
( Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát)
Không chỉ vậy, Công ty còn có các dịch vụ sửa chữa, bảo hành sản phẩm
Chế độ bảo hành: Tùy từng loại máy móc thiết bị mà Công ty có chế độ bảo hành từ
06 đến 24 tháng theo chính sách của nhà sản xuất. Các chi tiết phụ tùng thay thế
đưọc nhập khẩu chính hãng. Chất lượng bảo trì bảo dưỡng nhanh, chính xác và hiệu
quả.
Đối với những thiết bị đòi hỏi quy trình quản lý kỹ thuật cao, bên cạnh việc
hướng dẫn chuyển giao công nghệ cho khách hàng, trong thời gian bảo hành đội
ngũ kỹ thuật viên của Công ty sẽ thực hiện các chế độ kiểm tra định kỳ cho thiết bị
theo đúng các tiêu chuẩn của nhà sản xuất đề ra.
1.3.2 Nguồn nhân lực và cơ sở trang thiết bị của Công ty

+ Nguồn nhân lực: Thông qua các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển
chọn, duy trì, phát triển Cho đến nay Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát đã
có 110 nhân viên đều là những nhân viên có trình độ, có năng lực và đầy tâm huyết.
Để có được kết quả đó, trong quá trình tuyển mộ và tuyển chọn Công ty đã thực
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
hiện một cách có kế hoạch và tất cả những người được chọn đều đúng với yêu cầu
đặt ra. Khác với một số Công ty trách nhiệm tuyển dụng giao hết cho bộ phận nhân
sự, Công ty TNHH An Phát đã tổ chức hội đồng xét tuyển với nhiều bước ngặt
nghèo và nhân sự chỉ được lựa chọn sau khi được sự nhất trí của cả hội đồng trong
ban lãnh đạo Công ty.
Người lao động sau khi được tuyển dụng vào phải đảm bảo việc thực hiện
công việc của mình có hiểu quả, các sản phẩm do họ làm ra phải đảm bảo chất
lượng.
Bên cạnh đó, Công ty còn tạo điều kiện đạo tạo, bồi dưỡng thêm cho nhân
viên nhằm nâng cao kỹ năng. Phổ cập mạnh mẽ trình độ tin học cho các nhân viên
hành chính, trình độ ngoại ngữ rất được chơ trọng. Tạo ra môi trường cạnh tranh
cao ngay tại trong Công ty nhằm khích lệ các thành viên nỗ lực phấn đấu…
Cho đến nay nguồn sức mạnh phát triển Công ty An Phát chính là đội ngũ
nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao, không những được
thường xuyên nâng cao kỹ năng và ý thức trách nhiệm thông qua các khóa đào tạo
trong nước, mà còn được các chuyên gia nước ngoài, là đối tác cung cấp sản phẩm
của Công ty, trực tiếp đào tạo.
Đội ngũ nhân viên của doanh Công có nhiều kinh nghiệm cung cấp và tham
gia các dự án lớn trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, máy móc công nghiệp và tự động
hóa cho rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp lớn trên cả nước như:
- Lilama - Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
- Vinashin - Tổng Công ty đóng tàu Việt nam
- Tập đoàn than, khoáng sản Việt Nam

- Các liên doanh lắp ráp ôtô, xe máy và các Công ty sản xuất linh kiện lắp ráp:
Honda, Toyota, Yamaha …
- và các Công ty lắp ráp lớn trong nước như: Trường Hải, Xuân Kiên…
+ Cơ sở trang thiết bị: Với trang thiết bị hiện đại, không gian thống đóng, khu
trưng bày sản phẩm được bố trí hợp lý tại gian phòng rộng nhất trong Công ty
mang tới cho khách hàng cảm giác thoải mái ngay khi bước chân vào Cơng ty. Khu
văn phòng được bố trí tách biệt với gian trưng bày được trang bị máy tính và các
thiết bị điện tử tiến tiến nhất giúp cho công việc của các thành viên có thể hoàn
thành một cách thuận lợi nhất.
1.4Cơ hội và thách thức của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
Công ty An Phát là một Công ty trách nhiệm hữu hạn với loại hình kinh doanh
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
là cả nội địa và nước ngoài nên cũng có những cơ hội và thách thực không nhỏ đối
với Công ty:
Cơ hội đến với Công ty có thể nhìn rõ ràng đó là trong điều kiện nước ta đã
gia nhập WTO nên khả năng hợp tác cũng như mở rộng thị trường đối với An Phát
là rất lớn, do vậy Công ty TNHH An Phát cũng đã và đang xúc tiến quan hệ hợp tác
với các đối tác nước ngoài, có thể kể đến như: NITTO, KUKEN, MARUNI,
ASAHI… Rõ ràng có thể thấy đây là một trong những cơ hội lớn của Công ty. Bên
cạnh đó lực lượng nhân lực rất mạnh về kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như sự nhiệt
huyết trong công việc đã giúp Công ty vững mạnh vượt qua bao sóng gió trên
thương trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn đó, Công ty An Phát cũng phải đối mặt
mới rất nhiều thách thức với công việc kinh doanh của Công ty. Khi ra nhập WTO
đã tạo ra nhiều thách thức về cạnh tranh thương mại với các doanh nghiệp nước
ngoài. Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam
với công nghệ cao cũng như giá thành rẻ hơn, tạo nên sức ép mạnh mẽ đối với Công
ty. Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng này làm

tăng nhanh lượng đối thủ cạnh tranh, buộc doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách
cũng như chiến lược để có thể đứng vững và phát triển.
1.5 Định hướng phát triển Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
trong những năm tới
Là một công ty có bề dày hoạt động , Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An
Phát có nhiều thuận lợi khi tham gia vào cơ chế thị trường. Với những kinh nghiệm
lâu năm trong kinh doanh, những mối quan hệ và uy tín lâu năm với khách hàng, có
một đội ngũ nhân viên tận tâm với công việc, gắn bó với Công ty đây là nền tảng
vững chắc cho sự phát triển của công ty trong tương lai và cũng là nguồn nội lực
quan trọng mà công ty cần phát huy nhằm đạt được sự tăng trưởng cao về lâu dài.
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tiềm năng, Công ty đã đưa ra những định hướng
để doanh nghiệp có thể từng bước phát triển bền vững, tiến tới mục tiêu trở thành
nhà cung cấp lớn với sản phẩm đa dạng cho các nhóm khách hàng đông đảo, đó là:
•Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
•Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hiệu quả
hoạt động kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường đầu tư chiều sâu và
đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo duy trì và nâng cao mức thu nhập cho
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
cán bộ công nhân viên, đảm bảo nộp ngân sách, giữ vững vị thế doanh nghiệp.
• Tăng cường đầu tư thay đổi trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo thế chủ động trong cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong cùng ngành lĩnh vực.
•Trong công tác quản lý: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các
hoạt động trong công ty.
•Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: bên cạnh các bạn hàng và thị trường trước
đây, chủ động tìm kiếm thêm bạn hàng và thị trường mới, để ký kết được thêm
nhiều hợp đồng nhằm tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, từ đó nâng cao uy tín và vị thế
của Công ty trên thị trường.

•Về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty: không ngừng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên.
•Đối với cán bộ quản lý: Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
quản lý, các lớp chuyên ngành đào tạo nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức, trình
độ tổ chức quản lý.
•Mặt khác tiếp tục tổ chức các đợt thi tuyển công nhân viên chức nhằm bổ
sung vào đội ngũ lao động của Công ty những người có trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ cao, đáp ứng được nhu cầu về lao động của Công ty.
• Sản phẩm: Công ty là tiếp tục chú trọng vào các sản phẩm chính như:
Thiết bị thủy lực nén, vật tư, dụng cụ tiêu hao phục vụ gia công lắp ráp, thiết bị
phun sơn, phụ kiện oto v v đồng thời tăng thêm các mặt hàng khác như: Máy sấy
khí, dụng cụ cắt, dụng cụ cầm tay, thiết bị vật liệu sử lý bề mặt, thiết bị bôi trơn,
làm sạch…
Đến nay Công ty TNHH Thiết Bị phụ tùng An Phát đã trở thành nhà cung cấp
uy tín các sản phẩm thiết bị phụ tùng có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh cùng
các dịch vụ kỹ thuật hoàn hảo đạt trình độ tiên tiến, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tiềm năng phát triển được thể hiện qua doanh thu của Công ty dưới biểu đồ sau:
Biểu 1: Tiềm năng phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
trong thời gian tới
Với định hướng phát triển: Kiện toàn quản lý, tăng cường đội ngũ nhân viên,
mở rộng thị trường, phát triển bộ phận, đa dạng hóa thị trường, thành lập các Công
ty vệ tinh Báo hiệu một tương lại không xa An Phát sẽ trở thành một Công ty vững
mạnh và hết sức phát triển.
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG AN PHÁT TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1Đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết
bị Phụ tùng An Phát
Kết quả hoạt động của Cơng ty trong 5 năm vừa qua (2007- 2011):
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng
An Phát( 2007-2011)
Đơn vị: VNĐ
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
55.109.144.822 85.406.146.645 90.257.038.068 94.623.460.669 114.149.918.665
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
20.089.100 107.672.727
Doanh thu
thuần
55.109.144.822 85.406.146.645 90.257.038.068 94.603.371.569 114.042.245.938
Giá vốn hàng
bán
47.756.085.244 73.956.890.385 78.049.911.518 80.610.684.210 97.394.857.666
Lợi nhuận
gộp
7.353.059.578 11.449.256.260 12.207.126.550 13.992.687.359 16.647.388.272
Doanh thu

hoạt động tài
chính
124.185.364 238.147.836 73.925.450 64.155.330 65.814.234
Chi phí tài
chính
2.438.244.129 4.281.425.438 4.082.053.454 2.926.245.754 2.586.566.570
Chi phí quản

4.711.484.347 7.052.339.677 7.809.812.388 11.053.508.256 13.836.686.198
Lợi nhuận
thuần
267.516.466 353.638.981 389.186.158 77.088.679 289.949.738
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
Thu nhập
khác
454.545.455 1.800.000
Chi phí khác 36.680.849
Lợi nhuận
khác
417.864.606 1.800.000
Lợi nhuận
trước thuế
267.516.466 353.638.981 389.186.158 494.953.285 291.749.738
Thuế nộp nhà
nước
74.904.610 99.018.915 67.353.565 123.774.428 51.056.205
Lợi nhuận
sau thuế

192.611.856 254.620.066 321.832.593 371.178.857 240.693.533
(Nguồn: Số liệu lấy từ phòng tài chính của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát)
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm
gần đây là tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận trong 5 năm( 2007-2010) đều tăng.
Cụ thể như sau:
-So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu thuần tăng lên hơn 30 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 55%.đây là một tỷ lệ tăng khá cao.
-Doanh thu thuần năm 2009 tăng gần 5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là
5,68%
-Năm 2010 doanh thu thuần tăng hơn 4 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
4,82%
-Năm 2011 doanh thu thuần cũng tăng 19 tỷ, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng tăng qua các năm.
-Doanh thu tăng do mức bán tăng, bên cạnh đó chi phí quản lý, bán hàng, sản
xuất kinh doanh của các năm cũng tăng.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của các năm 2007 -2010 tăng, còn năm
2011 thì lợi nhuận kế toán trước thuế lại giảm.Cụ thể là:
-Năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 86.122.515 đồng, tương ứng với tỷ
lệ 32,2%
-Năm 2010 tăng 105.767.127 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng
27,2%
-Năm 2011 lợi nhuận kế toán trước thuế lại giảm dần( Giảm 203.203.547
đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm 41,1%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh lợi nhuận
kế toán trước thuế này là do doanh nghiệp chi khá nhiều cho các chi phi tài chính và
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011 cũng là năm nền kinh tế nước ta có nhiều
biến động, công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát cũng như các doanh nghiệp
khác cũng bị ảnh hưởng không nhỏ

-Khoản đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước cũng tăng dần qua các
năm 2007-2010, năm 2011 do lợi nhuận kế toán trước thuế có sự giảm sút vì thế
thuế nộp cho ngân sách nhà nước cũng ít hơn năm trước.
Bên cạnh đó, ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh thông qua
một số chỉ số.
Ta có bảng sau:
Bảng 3: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty trong 5 năm vừa qua
( 2007-2011)
Doanh thu
thuần
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời
doanh thu
Năm 2007 55.109.144.822 192.611.856 0,0035
Năm 2008 85.406.146.645 254.620.066 0,003
Năm 2009 90.257.038.068 321.832.593 0,0036
Năm 2010 94.603.371.569 371.178.857 0,004
Năm 2011 114.042.245.938 240.693.533 0,002
(Nguồn: Số liệu lấy từ phòng tài chính của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát)
Chỉ tiêu trên phản ánh phần nào lợi nhuận và khả năng sinh lời trong kinh doanh.
Doanh thu thuần từ năm 2007 đến năm 2011 tăng dần, từ 55.109.144.822
đồng năm 2007 lên 114.042.245.938 đồng năm 2011.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ năm 2007 đến 2010, nhưng năm 2011 thì lợi
nhuận sau thuế đã giảm. Nguyên nhân khách quan có thể do cuộc khủng hoảng kinh
tế đã làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của Công ty, dẫn tới lợi nhuận sau thế năm
2011 giảm gần 131 triệu đồng.
Chỉ tiêu hệ số sinh lời doanh thu cho ta biết một đồng doanh thu thuần tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Hệ số sinh lời doanh thu giảm ở năm 2008 và
tăng ở hai năm 2009 và 2010( Năm 2007: một đồng doanh thu thuần tạo ra 0,0035
đồng lợi nhuận sau thuế; Năm 2008 giảm xuống còn 0,003; Năm 2008 tăng lên

0,0036 và đến năm 2009 tăng và đạt 0,004). Năm 2011 hệ số này đã giảm mạnh
xuống còn 0,002.
Nhận xét: Nói chung tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ của Công ty tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, do năm 2011 các khoản
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
chi phí về tài chính và quản lý doanh nghiệp cũng tăng cao làm cho lợi nhuận của
Công ty có sự giảm sút Công ty cần có các biện pháp cụ thể để xem xét khắc phục
những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
của mình.
2.2Những thành tích mà Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát đã đạt
được trong thời gian qua
Trong thời gian qua, Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát đã đạt được
những thành tựu to lớn tạo điều kiện cho Công ty phát triển cũng như nâng cao uy
tín của Công ty trên thị trường.
* Đối với Công ty
Qua quá trình hoạt động kể từ khi mới thành lập cho đến bây giờ doanh thu
bán hàng của Công ty liên tục tăng, làm cho lợi nhuận của Công ty cũng tăng mạnh.
Như trong 5 năm trở lại đây:
- Năm 2007 lợi nhuận của Công ty đạt 267.516.466 đồng
- Năm 2008 lợi nhuận là 353.639.677 đồng tăng 86.122.515 đồng so với
năm 2007
- Năm 2009 lợi nhuận là 389.186.158 đồng.
- Năm 2010 lợi nhuận là 494.953.285đồng tăng 105.767.127 đồng
+ Nhờ có được mức lợi nhuận cao như vậy nên Công ty đã có những đầu tư
mạnh mẽ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm cho quy mô kinh doanh
ngày càng được mở rộng, sản phẩm sản xuất của Công ty ngày càng được nâng cao
về chất lượng, hàng hóa của Công ty ngày càng đa dạng về mẫu mã và chủng loại
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tăng doanh thu của Công ty.

+ Năm 2010 lợi nhuận Công ty đã tăng đáng kể
+ Do Công ty liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như đảm bảo về chất
lượng hàng hóa cho nên khách hàng hết sức tin tưởng vào Công ty, hay Công ty đã
tạo được uy tín của mình trên thị trường.
+ Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của
lãnh đạo công nhân viên toàn Công ty. Họ luôn đoàn kết gắn bó tạo ra nội bộ doanh
nghiệp vững mạnh là điểm tựa vững chắc đưa Công ty phát triển đi lên.
Bên cạnh đó, Công ty còn được nhận nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích
đạt được.
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
* Đối với xã hội.
Thông qua hoạt động kinh doanh của mình Công ty đã cung cấp các loại sản
phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu của người dân, nâng cao đời sống vật chất của
người dân trong xã hội.
Hoạt động kinh doanh của Công ty góp phần vào việc phát triển sản xuất của
xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát tuy không phải là một Công ty lớn
nhưng cũng tạo ra việc làm ổn định cho một bộ phận người lao động, nhờ đó giảm
tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội cũng như tạo ra cuộc sống ổn định của một số hộ gia
đình. Bên cạnh đó Công ty còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác như bảo vệ
môi trường, các phong trào hoạt động của phường nơi Công ty hoạt động v v.
Công ty có nhiều đóng góp, ủng hộ cho quỹ vì người nghèo, tặng sách, vở cho
các trường học miền núi, vùng sâu vùng xa, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
* Đối với Nhà nước.
Thành tựu quan trọng nhất của Công ty đối với Nhà nước là việc Công ty ngày
càng phát triển, doanh thu từ hoạt động sản xuất ngày càng cao. Nhờ đó Công ty
nộp thuế cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, năm 2007 Công ty nộp ngân sách

là 144 triệu đồng, năm 2008 nộp ngân sách là 151,5 triệu đồng tăng 7,5 triệu so với
năm 2007, năm 2010 Công ty nộp thuế cho ngân sách tiếp tục tăng cao đạt 604,1
triệu đồng, đây là một con số khá lớn .
Với việc nộp thuế ngày càng tăng Công ty đă góp phần vào việc tăng ngân
sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển của nhà nước
2.3Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu đối với việc kinh doanh của Công ty
TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
+ Những thuận lợi:
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát đã lựa chọn cho mình một hướng đi
đúng đắn, nhờ vậy mà doanh thu của Công ty đạt được và vượt mức các chỉ tiêu đề
ra tăng từ 85-90% lượng sản phẩm bán ra trong năm vừa qua Tăng vị thế và uy tín
của Công ty trên thị trường. Có được những kết quả đó là do Công ty đã biết vận
dụng triệt để những yếu tố thuận lợi cho hoạt động của mình.
Trước tình hình khó khăn chung, với Ban lãnh đạo đầy kinh nghiệm đã giữ
vững được thị trường đã có, và mở rộng thêm nhiều thị trường mới, khách hàng
mới. Chính vì vậy kết quả cho thấy Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, bảo
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
đảm đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Sản phẩm của Công ty đã được cung
cấp tới nhiều đối tượng khách hàng mới.
Chất lượng hàng hoá của Công ty đang được nâng cao, sản phẩm ngày càng
phong phú đa dạng, về chất liệu kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giá cả. Công ty đã trở
nên uy tín ở thị trường nước ta.
Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học
kỹ thuật mới vào việc kinh doanh. Hiện nay Công ty đã có một cơ sở vật chất vững
mạnh, nhờ vậy Công ty đã nâng cao đươc chất lượng sản phẩm đáp ứng kịp thời và
đúng yêu cầu của khách hàng, đồng thời Công ty đã nâng cao được lợi thế so sánh
sản phẩm của mình đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý về trình độ chuyên môn, giàu

kinh nghiệm và lực lượng công nhân có tay nghề cao, có nhiệt huyết trong công
việc. Công ty luôn tạo điều kiện thời gian và kinh phí, cử các cán bộ đi học các khó
học về chính trị tổ chức các lớp nâng cao tay nghề. Công ty đã tổ chức tốt các hoạt
động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với đối tác nước ngoài.
Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và các thế mạnh của mình để
đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, góp
phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Thị trường của Công ty đang
ngày càng một mở rộng.
+ Những khó khăn tồn tại:
Bên cạnh những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nêu
trên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, có thể là do
khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những
khó khăn, hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của việc thực
hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng may mặc của
Công ty.
Do việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài, nên Công ty thường rơi vào thế bị
động và kéo theo sự bị động trong việc cung cấp các sản phẩm. Đôi khi trong những
một số trường hợp do chậm trễ Công ty phải bồi thường cho khách hàng.
Mặc dù Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược về mặt hàng nhưng các sản
phẩm của Công ty chưa đảm bảo được sự đa dạng phong phú để có khả năng cung
cấp nhiều chủng loại, mẫu mã mới.
Thời gian gần đây, với nền kinh tế nhiều biến động đã tạo ra không ít trở ngại
cho hoạt động kinh doanh của Công ty An Phát, làm giảm doanh thu cũng như lợi
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
nhuận của Công ty.
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đã phản ánh khái
quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
trong thời gian gần đây. Đánh giá được những thuận lợi và những khỉ nhăn tồn tại.

Để từ đó có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát
huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG
TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG AN PHÁT
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An
Phát
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
được thể hiện rất rõ ràng trong hình vẽ dưới đây.
Hình 1: Cơ cấu tổ chức chức Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát
Nhờ hệ thống tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng nên Công ty đã tận
dụng được những thuận lợi trong việc tổ chức quản lý đó là:
• Cho phép việc chuyên môn hoá tiến hành với các cá nhân nhà quản trị trong
khi họ thực hiện các nhiệm vụ một cách tốt nhất.
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
16
P.HC-NS
Giám đốc Công ty
Trợ lý GĐ
Phó giám đốc Công ty
GĐ chi nhánh HCM
Trợ lý PGĐ
P.KT
P.MARKETP.KD TB
LỐP
P.MU
A

HÀN
G
P.TC-
KT
P.KD
PGĐ chi nhánh
BPKHHH
BP kỹ
thuật
BP HCNS
BP kế
toán
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
• Công ty cú thể thực hiện tốt các chức năng khác nhau của Công ty được phân
cấp cụ thể vào các phòng ban.
•Mỗi phòng ban có khu vực trách nhiệm riêng được trình bày rõ và tương đối
dễ dàng để nắm bắt.
•Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban được quy định cụ thể trong quy chế
phân cấp trách nhiệm trong hoạt động quản lý điều hành của Công ty.
Chức năng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty được cụ thể như sau:
Ban giám đốc:
- Giám đốc Công ty.
Giám đốc Công ty phụ trách chung là đại diện pháp nhân của Công ty , điều
hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước .
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty đến kết quả cuối
cùng .Ngoài ra còn có giám đốc chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh chịu trách
nhiệm quản lý tại cơ sở trong đó.
Trợ giúp cho giám đốc Công ty là trợ lý giám đốc.
-Phó giám đốc Công ty
Do giám đốc Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm . Phó giám đốc được

giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực của Công ty và chịu trách nhiệm giưã
kết qủa công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc .Tại Công ty TNHH
Thiết bị Phụ tùng An Phát cũng có một phó giám đốc Công ty và một phó giám đốc
chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trợ giúp cho phó giám đốc Công ty là trợ lý phó giám đốc.
- Kế toán trưởng Công ty
Là người đứng đầu bộ máy tài chính kế toán giúp giám đốc Công ty chỉ đạo,
tổ chức, thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê. Kế toán trưởng Công ty có
quyền và nhiệm vụ theo điều lệ kế toán trưởng.
Các phòng ban:
-Phòng kinh doanh thiết bị công nghiệp
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác:
- Tổ chức tiếp thị, phát triển khách hàng và bán sản phẩm tại các khu công nghiệp
và địa bàn được giao.
- Tổ chức chăm sóc khách hàng và xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về
khách hàng.
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
- Tổng hợp và xử lý thông tin phản hồi, khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu
sửa chữa, bảo dưỡng
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề xuất nhập khẩu các sản phẩm mới phục vụ
khách hàng.
- Tham gia nghiên cứu, thiết kế và phát triển các sản phẩm mới mang thương hiệu
của Công ty
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng/điều chỉnh các chính sách bán hàng ngành Thiết
bị Công nghiệp.
-Phòng kinh doanh thiết bị lốp
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện công tác:
- Tổ chức thực hiện chào hàng, tiếp thị, bán các thiết bị, phụ tùng sửa chữa

săm lốp ô tô, gara
- Chăm sóc khách hàng và quản lý, cung cấp thông tin khách hàng cho đơn vị,
bộ phận liên quan theo quy định.
- Thực hiện mua hàng hoá trong nước theo phân cấp thẩm quyền đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
- Tổ chức quản lý hàng hoá, trưng bày, giới thiệu và bán tại cửa hàng.
- Tham gia nghiên cứu, thiết kế và phát triển các sản phẩm mới mang thương
hiệu của Công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng/điều chỉnh các chính sách bán hàng ngành
Thiết bị Lốp.
-Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện:
- Chủ trì xây dựng và đề xuất Giám đốc các chính sách, quy định về dịch vụ
bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa cho các sản phẩm của Công ty
- Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị sản phẩm do Công ty cung cấp
theo yêu cầu.
- Phối hợp thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng, xây dựng cơ sở dữ liệu
về thiết bị trên thị trường.
- Tổ chức quản lý thiết bị, phụ tùng của phòng được giao.
- Biên soạn quy trình nghiệp vụ, tài liệu kỹ thuật và đào tạo cho đội ngũ kỹ
thuật, cán bộ nhân viên kinh doanh Công ty.
-Phòng mua hàng
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác:
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
- Chủ trì, tổng hợp thông tin và phối hợp với các đơn vị hoạch định cơ cấu
hàng hóa chiến lược;
- Tìm kiếm, phát triển và quản lý mạng lưới nhà cung cấp của Công ty;
- Tổng hợp nhu cầu, lập và đề xuất kế hoạch mua hàng định kỳ;

- Tổ chức nhập khẩu hàng hóa, mua hàng trong nước theo phân cấp;
- Điều phối luân chuyển hàng hóa nội bộ giữa các kho
- Tổ chức và kiểm soát công tác quản lý các kho hàng hóa của Công ty
- Tổ chức, giám sát vận chuyển hàng hóa cho đối tác, khách hàng và giữa các
kho của Công ty.
- Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ, chính sách, quy định, … liên
quan đến các hoạt động mua hàng và điều phối hàng hóa
- Phòng hành chính nhân sự
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc điều hành/Phó Giám đốc và tổ
chức thực hiện công tác:
- Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng bộ máy tổ chức và kiện toàn hệ thống quy
chế quản lý Công ty.
- Thực hiện công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
- Thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, đãi ngộ cho người lao động theo
quy định
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản trị hành chính văn phòng.
- Quản trị hệ thống chất lượng áp dụng tại Công ty.
-Phòng kế toán tài chính
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác:
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán đối với các hoạt động kinh doanh của
Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy định của nhà nước và Công ty ;
- Quản lý và giám sát sử dụng tài sản, vốn và chi phí trong mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty theo đúng nguyên tắc và quy định ;
- Quản trị tài chính và tham mưu cho Ban Giám đốc các giải pháp bảo toàn và
phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
- Tham gia xây dựng, thẩm định các quy chế, quy định, chính sách, … liên
quan đến quản trị tài chính, kế toán.
-Phòng marketing
Phòng marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và
khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng.Với chức năng

SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
chính là:
- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường
mong muốn
- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy
thoái, và đôi khi là hồi s
h.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm,
giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông
n.
Các cửa hàng kinh doanh dưới sự quản lý của phòng kinh doah c hịu trách
nhiệm tổ chức thực hi
- :
Kinh doanh thương mại các mặt hàng thiết bị phụ tùng sửa chữa xe máy, máy
xây dựng, máy khoan, mài…, tiểu ngũ kim và các sản phẩm k
- c.
Tổ chức bán hàng, vận chuyển và giao hàng cho khách và theo dõi, thu hồi
côn
- nợ
Quản lý tài sản thuộc trách nhiệm của cửa h
g.
Bên cạnh đó tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cũng có các bộ phận về kế
toán, kỹ thuật, kế hoạch, hành chính nhân sự chịu sự quản lý của giám đốc chi
hánh.

Các của hàng Q15 và bộ phận kinh doanh thiết bị lốp là do giám đốc và phó
giám đốc chi nhánh q
3.2 n lý.
Các mặt quản trị khác của Công ty TNHH Thiết Bị Phụ tùng
3.2.1 Phát
Quản trị nguồn n
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
n lực
3.2.1.1 Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn n
n lực
Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính
trở
nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của người lao động vào. Do đó đòi hỏi
phải có một đội ngũ quản lý có trình độ quản lý cao, có phong cách quản lý có
nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, khả năng ra quyết định, khả
năng xây dựng ekíp quản lý v.v. Đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, ý thức
trách nhiệm, kỷ luật lao động và sáng tạo vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá
thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo của
sản phẩm. Chính vì thế Công ty đã rất chú trọng từ khâu tuyển dụng cho đến khâu
đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, người
lao động phù hợp với yêu cầu của cô
iệc.
V ới số liệu lao động cụ thể được ghi rõ dưới bảng
u đây:
Bảng 4 : Số liệu lao động Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát trong 5
năm (2007

ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011
1 Lao động bình quân Người 70 89 92 98 110
2 Lao động nữ Người 28 31 32 35 48
3 Lao động dài hạn Người 40 45 46 50 55
4 Lao động có thời hạn(12
đến 36 tháng)
Người 25 38 40 40 45
5 Lao động thời vụ Người 5 6 6 8 10
6 Thu nhập bình quân( Bao
gồm lương, thưởng, phụ
cấp)
Triệu 4,8 5,6 6,5 7,3 7,1
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
2011)
( Nguồn: Phòng nhân sự, Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng
Phát)
hận xét : Qua bảng số liệu về lao động của Công ty ta thấy nhìn chung số
lượng lao động của công ty tăng dần qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng vàphát tr iển của công ty. Năm 2008 tăng 19 lao động, tương ứng ới 7,1 % s
o với năm 2007; năm 2009 tăng 3 lao động, tương đương 3,4% so với năm 2008;
năm 2010 tăng 7 lao động, tương ứng với 7,6%; năm 2011 tăng 12 lao động, tương
đương với 12,2%. Lao động nam chiếm tỷ trong cao hơn ở các năm do đặc thù của
nghành nghề kinh doanh.Số lượng lao động dài hạn khá cáo, chứng tỏ Công ty đã là
một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có thể tạo được công việc lâu dài với mức
lương ổn định cho nhân viên. Thu nhập bình quân cũng tăng dần qua các năm,
nhưng đến năm 2011 có giảm từ 7,3 triệu đồng xuống 7,1 triệu đồng, nguyên nhân

do biến động chung của thị trường gây khó khăn cho việc kinh doanh của
ng ty.
Hiện nay Công ty đã có 110 nhân viên với 60 nhân viên trình độ đại học, 25 nhân
viên trình độ cao đẳng, 18 nhân viên trình đọ trung cấp và 7 nhân viên trình độ tốt
nghip THPT. Với mô hình trực tuyến chức năng Công ty đã phân bổ lao động theo
các đơn vị trực thuộc, từ đó mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số lao động của
mình và báo cáo đầy đủ lên Công ty sau mỗi chu kỳ kinh doanh để từ đó Công ty có
chính sách khen thưởng kịp thời, đúng công sức người lao động bỏ ra và thăng cấp
cho những người có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình hoạt động kinh
doanh của Công ty nhằm khuyến khích tinh thần lao động trong mỗi nhân viên, tăng
khả năng sáng tạo và trách nhiệm trong côn
việc.
Do nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng và ngãi ngộ nhân sự,
hàng năm ban lãnh đạo Công ty đều có chính sách đề cử các cán bộ đi học để nâng
cao nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý. Bên cạnh đó ban lãnh đạo Công ty
cũng có chính sách đối với nhân viên đó là cử họ đi học để nâng cao trình độ tay
nghề, khen thưởng và khích lệ những nhân viên có tay nghề cao, có sự sáng tạo
trong công việc bằng hình thức khen thưởng và trả lương cao hơn hoặc bằng chính
sách đãi ngộ và nâng cấp họ lên chức vụ cao hơn. Mặt khác hàng năm Công ty còn
tổ chức các cuộc buổi gặp mặt, khen thưởng, tham quan, ngỉ mát . Từ đó nêu cao
tấm gương sáng, động viên tinh thần công nhân viên, tạo bầu không khí thoải mái,
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S. Nguyễn Thu Thủy
vui tươi, đoàn kết trong lao động, và nâng cao năng suất lao động, nâng cao tinh
thần trách nhiệm của nhân viên. Việc tạo ra bầu không khí gắn bó đoàn kết trong
ngôi nhà thứ hai đó là mặt thuận lợi. Tuy nhiên tình hình đó cũng chứa đựng những
khó khăn nhất định: Phải chi một khoản chi phí lớn cho quản lý và bảo hiểm xã hội
cho phụ nữ ( sinh đẻ, nghỉ ốm, thực hiện các chính sách đối với lao đ
g nữ ).

.2.1.2 C ác chính sách và nội quy lao động củ
• Công ty
Chính sách
ãi ngộ:
+ Hình thức t
lương:
Lương cơ bản: Tiền lương theo chức danh công việc đảm nhận và năng lực
của từng nhân viên, theo hệ thống thang lương chức danh
ng việc
Lương kinh doanh: Từ 30% đến 100% mức lương cơ bản hàng tháng, căn cứ
theo kết quả doanh thu. Khối kinh doanh thiết bị làm lốp tính theo doanh thu từng
cá nhân, khối kinh doanh thiết bị công nghiệp tính theo doanh thu từng bộ phận
kinh doanh, khối gián tiếp tính theo doanh thu chung của Công ty hoặc c
nhánh.
+ Cơ chế tă
lương:
Tăng lương định kỳ hàng năm: Nâng bậc lương cho từng người lao động căn
cứ kết quả hoàn thành công việc, khi điều chỉnh thang lương tăng sẽ tăng lương
chung cho toàn bộ người lao động( Thông thường
oảng 10%)
Tăng lương đột xuất: Khi nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc trong 6
tháng hoặc có thành tích đặc bi
xuất sắc.
+ Các hình thức
en thưởng:
Thưởng theo hiệu quả hàng năm: Tối đa 3 tháng lương chức danh, theo doanh
thu mục ti
đạt được.
SV: Lâm Ngọc Tuyết Lớp: QTKDTH A
23

×