Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- THIẾT KẾ Hệ thống truyền hình cáp cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.87 KB, 99 trang )

MỤC LỤC



 !" #$%"
&
1.1 – Tổng quan về truyền hình cáp 9
1.2 - Vị trí các mạng truyền hình cáp và xu hướng phát triển. .10
1.3 - Các công nghệ truy nhập cạnh tranh 11
1.3.1 - Công nghệ ADSL (Asymetric Digital Subscriber Line) 12
1.3.2 - Fiber-In-The-Loop (FITL) 14
1.3.3 - Vệ tinh quảng bá trực tiếp DBS (Direct Broadcast
Satellite) 16
1.3.4 - Dịch vụ phân phối đa điểm đa kênh (MMDS) 16
'(!)*!" #$%+,
2.1 - Kiến trúc mạng CATV truyền thống 20
2.2 - Kiến trúc mạng có cấu trúc 22
2.2.1 - Các đặc điểm cơ bản mạng HFC 22
2.2.2 - Ưu và nhược điểm của mạng HFC 24
2.2.3 - Kết luận 26
'$-.!/* +0
3.1 – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Headend 27
3.1.1 - Sơ đồ khối cơ bản của Headend 27
3.1.2 - Nguyên lý hoạt động của Headend 32
3.1.3 - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát quang33
3.1.3.1 – Cấu tạo 33
3.1.3.2 – Hoạt động của máy phát 40
3.2 – Cấu tạo và hoạt động của node quang 40
3.3 – Sợi quang 42
3.3.1 - Cấu tạo và dạng sợi quang 42
3.3.2 - Sợi đơn mode và sợi đa mode 42


3.3.3 - Các đặc tính của sợi quang 44
3.3.3.1 – Suy hao 44
3.3.3.2 – Các nguyên nhân gây nên suy hao 44
3.3.4 - Độ nhạy thu và quỹ công suất 47
3.3.5 - Các giới hạn bởi suy hao 49
3.3.6 - Truyền lan ánh sáng trong sợi quang 49
Đồ án tốt nghiệp
1
3.3.6.1 – Truyền lan tín hiệu trong sợi quang 50
3.3.6.2 – Các mode truyền lan 52
3.3.7 - Tán sắc sợi quang 54
3.3.7.1 – Tán sắc trong mode (Intramode Dispersion) 54
3.3.7.2 – Tán sắc mode 58
3.3.7.3 – Tán sắc tổng cộng của sợi 59
3.3.7.4 – Sự hạn chế do tán sắc 60
3.4 - Các mối hàn và các bộ kết nối (Connector) trong mạng
quang 61
3.4.1 - Phương pháp hàn cáp 63
3.4.2 - Các Connector 65
3.5 – Ghép công suất quang 66
$-.!/*1
!0
4.1 - Cáp đồng trục 67
4.1.1 - Suy hao do phản xạ 67
4.1.2 - Trở kháng vòng 68
4.2 - Các bộ khuếch đại RF (Radio Friquency) 69
4.2.1 - Đặc điểm các bộ khuếch đại 69
4.2.1.1 - Bộ khuếch đại trung kế 69
4.2.1.2 - Bộ khuếch đại fidơ 70
4.2.1.3 - Bộ khuếch đại đường dây 71

4.2.2 - CNR của một bộ khuếch đại đơn và nhiều bộ khuếch
đại nối tiếp 71
4.3 - Bộ chia và rẽ tín hiệu 72
'%%$%(*!" #
$%"0
5.1 – Lựa chọn các thông số kỹ thuật cho mạng truyền hình cáp
hữu tuyến 74
5.1.1 - Phân bố dải tần tín hiệu 74
5.1.2 - Tính toán kích thước node quang cho yêu cầu hiện tại
75
5.2 – Thiết kế 76
5.2.1 - Lựa chọn sợi quang 76
5.2.2 - Tính toán suy hao của hệ thống 77
5.3 – Nguyên tắc thiết kế phần mạng quang 78
5.4 – Nguyên tắc thiết kế phần mạng đồng trục 80
5.5 – Thuyết minh phần mạng quang 81
5.6 – Tính toán phần mạng quang 82
Đồ án tốt nghiệp
2
5.7 – Thuyết minh thiết kế phần mạng đồng trục 86
5.8 – Tính toán phần mạng đồng trục 87
5.9 – Thuyết minh thiết kế mạng HFPC 93
5.10 – Tính toán mạng HFPC 93
5.11 – So sánh mạng HFC và mạng HFPC 97
(2&3
45(/&&
Đồ án tốt nghiệp
3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ADSL

AGC
APD
ATM
BER
CATV
CNR
CO
DFB
DWDM
DBS
DSL
DSLAM
EQ
FDM
FTTC
FTTB
FTTH
FITL
GI
GVD
HDT
HFC
HFPC
HFW
HFR
HPF
ISDN
LPF
MDF
MMDS

NA
ONU
Asymetric Digital Subcriber Loop
Automatic Gain Control
Angled Physical Contact
Asynchronous Transfer Mode
Bit Error Rate
Community Antenna Television
System
Carrier-to-Noise Ratio
Central Office
Distributed Feedback laser
Dense Wavelength Division
Multiplexing
Direct Broatcast Satellite
Digital Subscriber Line
DSL Access Multiplexing
Equalizer
Frequency Division Multiplexing
Fiber To The Curb
Fiber To The Building
Fiber To The Home
Fiber In The Loop
Gratded Index
Group Velocity Dispersion
Host Digital Terminal
Hybrid Fiber/ Coaxial network
Hybrid Fiber Passive/ Coaxial network
Hybrid Fiber/ Wireless network
Hybrid Fiber/ Radio network

Hight Pass Filter
Intergrated Services Digital Network
Low Pass Filter
Main Distribution Frame
Multipoint Multichanel Distribution
Service
Numerical Aperture
Vòng Thuê bao số không đối xứng
Tự điều chỉnh hệ số khuếch đại
Tiếp xúc góc
Phương thức truyền không đồng bộ
Tỉ số lỗi bit
Hệ thống truyền hình cáp cộng đồng
Tỉ số sóng mang trên nhiễu
Tổng đài trung tâm
Laser hồi tiếp phân tán
Ghép kênh phân chia theo mật độ
bước sóng
Vệ tinh quảng bá trực tiếp
Đường thuê bao số
Ghép kênh truy nhập đường thuê bao
số
Khối cân bằng
Ghép kênh phân chia theo tần số
Cáp quang đến khu vực
Cáp quang đến toà nhà
Cáp quang đến gia đình
Cáp quang trong mạng thuê bao
Chỉ số chiết suất Gradient
Tán sắc vận tốc nhóm

Thiết bị đầu cuối số trung tâm
Mạng lai cáp quang/ cáp đồng trục
Mạng HFC thụ động
Mạng lai cáp quang/ không dây
Mạng lai cáp quang/ vô tuyến
Bộ lọc thông cao
Mạng liên kết số đa dịch vụ
Bộ lọc thông thấp
Giá phối dây chính
Dịch vụ phân phối đa điểm đa kênh
Khẩu độ số
Đơn vị mạng quang
Đồ án tốt nghiệp
4
OTU
POTS
QPSK
QAM
RF
SDH
SI
STB
SMF
STM
VOD
Optical Network Unit
Optical Terminal Unit
Plain Old Telephone Service
Quadrature Phase Shift Keying
Quadrature Ampliture Modulation

Radio Frequency
Synchronous Digital Hierarchy
Step Index
Set – Top - Box
Single Mode Fiber
Synchronous Transfer Mode
Video On Demand
Đơn vị đầu cuối quang
Dịch vụ thoại thông thường
Điều chế khoá dịch pha cầu phương
Điều chế biên độ cầu phương
Tần số cao tần
Phân cấp số đồng bộ
Chỉ số chiết suất phân bậc
Đầu thu tín hiệu số
Sợi quang đơn mode
Phương thức truyền đồng bộ
Truyền hình theo yêu cầu
Đồ án tốt nghiệp
5
LỜI NÓI ĐẦU
Truyền hình cáp (CATV) từ lâu đã không còn xa lạ đối với người dân ở các
nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên việc phát triển và mở rộng các mạng
truyền hình cáp vẫn chưa được quan tâm nhiều bởi vì trước đây mạng truyền hình
cáp chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ về truyền hình, không thể cung cấp các
dịch vụ khác như thoại, số liệu…Thuật ngữ CATV xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1948 tại Mỹ khi thực hiện thành công hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến và thuật
ngữ CATV được hiểu là hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable TV).
Một năm sau, cũng tại Mỹ hệ thống truyền hình cộng đồng sử dụng anten
(Community Antenna Television-CATV) cung cấp dịch vụ cho thuê bao bằng

đường truyền vô tuyến đã được lắp đặt thành công. Từ đó thuật ngữ CATV được
dùng để chỉ chung cho các hệ thống truyền hình cáp vô tuyến và hữu tuyến.
Những năm gần đây, do tăng nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền
hình chất lượng cao, nội dung phong phú cũng như sự tiến bộ trong công nghệ,
các mạng truyền hình cáp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Giờ đây không
chỉ cung cấp các chương trình truyền hình thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
người xem mà chúng còn trở thành một tiềm lực cạnh tranh đáng kể đối với các
mạng viễn thông khác trong cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Tại Việt Nam hiện nay có các dịch vụ truyền hình như truyền hình quảng
bá, dịch vụ truyền hình MMDS và dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến. Truyền
hình quảng bá sử dụng môi trường hoàn toàn không khí để truyền tín hiệu và các
thuê bao chỉ việc cắm anten để thu tín hiệu từ anten phát của các đài truyền hình
là đã có thể xem chương trình nên các thuê bao không cần phải đóng cước dịch vụ
và các nhà sản xuất chương trình cũng không phải tốn kém về phương tiện truyền
dẫn. Tuy nhiên vì là chương trình truyền hình tương tự và sử dụng dải tần số
ngoài không gian nên tài nguyên bị hạn hẹp dẫn đến số lượng kênh phát ra của
dịch vụ truyền hình quảng bá rất hạn chế và nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các
nguồn nhiễu của môi trường truyền dẫn như: nhiễu công nghiệp, nhiễu từ các đài
phát lân cận … và nó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Dịch vụ truyền
hình quảng bá không thể tăng thêm kênh chương trình khác do băng thông bị hạn
chế. Vì tài nguyên tần số không gian là một tài nguyên quý giá đối với mỗi quốc
Đồ án tốt nghiệp
6
gia và ngoài việc dành cho dịch vụ truyền hình nó còn dành cho nhiều dịch vụ
khác nữa như: thông tin liên lạc trong quân đội, thông tin di động …
Còn dịch vụ truyền hình MMDS thì sử dụng sóng mang phụ của thông tin
vi ba (900MHz) để truyền tải các kênh truyền hình và kéo cáp từ trung tâm truyền
hình đến trạm vi ba, sử dụng anten phát của trạm vi ba để phát sóng đến các vùng
xung quanh trạm trong một phạm vi bán kính nhất định, nó được chia thành các
cell hình dải quạt để phủ sóng. Đối với dịch vụ này thì thuê bao cũng chỉ cần

dựng cột anten là có thể thu được chương trình truyền hình và giải mã để xem.
Tuy nhiên đây là phương thức truyền trong tầm nhìn thẳng nên anten thu của thuê
bao bắt buộc phải nhìn thấy anten phát của trạm vi ba gần nó thì mới thu được tín
hiệu. Đây là một nhược điểm của dịch vụ vì nó sẽ hạn chế đối với các vùng dân
cư trong khu vực có nhiều toà nhà cao tầng che chắn (như là các khách sạn) hoặc
các khu vực dân cư có nhiều cây cối che phủ. Các khu vực đó không thể bắt được
tín hiệu do tín hiệu không thể xuyên qua chướng ngại vật hoặc đi cong xuống.
Còn nữa nó cũng tương tự như dịch vụ truyền hình quảng bá ở chỗ băng thông bị
hạn chế nên kênh truyền hình phát ra cũng bị hạn chế và nó cũng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của các nguồn nhiễu công nghiệp, nhiễu của các đài phát lân cận và
chính nó cũng gây nhiễu cho các đài phát khác, cũng chịu ảnh hưởng mạnh của
thời tiết.
Do các hạn chế của các dịch vụ truyền hình như ở trên nên việc phát triển
truyền hình cáp hữu tuyến HFC là điều tất yếu vì: Mạng HFC sử dụng cáp quang
ở mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu nên đã sử dụng được các ưu điểm của
cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác như: Băng thông của cáp quang
rất lớn (10
14
~ 10
15
Hz), suy hao đường truyền rất nhỏ, không chịu ảnh hưởng bởi
nhiễu của môi trường ngoài và nhiễu điện từ, có thể tích hợp được nhiều dịch vụ
trên cùng một đường truyền…
Tại Hà Nội, nhu cầu phát triển mạng truyền hình cáp hữu tuyến qui mô,
hiện đại cung cấp nhiều chương trình cho người dân Thủ đô đã được lập kế hoạch
phát triển và đang được triển khai trên diện rộng.
Cùng với sự phát triển này, đề tài tốt nghiệp “Phương pháp thiết kế mạng
truyền hình cáp hữu tuyến” trình bày những nội dung cơ bản nhất các công nghệ
sử dụng trong mạng truyền hình cáp hữu tuyến về kiến trúc mạng HFC, hướng
phát triển của mạng và so sánh các ưu nhược điểm của mạng HFC với các dịch vụ

Đồ án tốt nghiệp
7
truyền dẫn cạnh tranh khác. Nội dung bản đồ án gồm năm chương được giới
thiệu sơ lược sau đây:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về truyền hình cáp hữu tuyến nói chung, vị
trí của truyền hình cáp trên thị trường thông tin và xu hướng phát triển của nó
trong thời gian tiếp theo sau này. Ngoài ra còn điểm qua một số công nghệ truy
nhập cạnh tranh với mạng truyền hình cáp.
Chương II: Giới thiệu về các mạng truyền hình cáp truyền thống và mạng
truyền hình kết hợp. Giới thiệu và so sánh giữa các cấu trúc mạng khác nhau.
Chương III: Giới thiệu về một số thiết bị quan trọng sử dụng trong việc
thiết kế và lắp đặt mạng quang (mạng truyền dẫn và mạng phân phối tín hiệu
truyền hình). Nêu nguyên tắc làm việc của một trạm trung tâm truyền hình cáp cơ
bản, cấu tạo của thiết bị trung tâm.
Chương IV: Giới thiệu về các thiết bị chính dùng trong mạng cáp đồng
trục (mạng truy nhập tín hiệu).
Chương V: Nêu nguyên tắc thiết kế mạng truyền hình cáp hữu tuyến và
thiết kế một mạng truyền hình cáp cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra
có thiết kế thêm thí dụ về kiến trúc mạng HFPC để so sánh với kiến trúc mạng
HFC và đưa ra kết luận về việc lựa chọn kiến trúc mạng nào thì phù hợp cho tình
hình nước ta hiện nay.Trong chương này có tính toán chi tiết tín hiệu từ trung tâm
đến tận thiết bị nhà thuê bao. Tuy nhiên chỉ chọn lựa thí điểm một số vùng nhất
định.
Trong quá trình làm đồ án do thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi
những sơ suất và một số nội dung chưa được chi tiết, mong các thầy cô giáo góp ý
và thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cũng như các anh chị trong phòng
thiết kế của công ty truyền hình cáp Hà Nội đã tận tính giúp đỡ trong quá
trình làm đồ án.
Đồ án tốt nghiệp

8
CHƯƠNG I -TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH CÁP HỮU TUYẾN
1.1 – Tổng quan về truyền hình cáp
Mạng truyền hình cáp bao gồm 3 thành phần chính: Hệ thống thiết bị tại trung
tâm, hệ thống mạng phân phối tín hiệu và thiết bị thuê bao.
 Hệ thống thiết bị trung tâm
Hệ thống trung tâm (Headend System) là nơi cung cấp, quản lý chương trình
hệ thống mạng truyền hình cáp. Đây cũng chính là nơi thu thập các thông tin quan
sát trạng thái, kiểm tra hoạt động mạng và cung cấp các tín hiệu điều khiển.
Với các hệ thống mạng hiện đại có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền
tương tác, truyền số liệu, hệ thống thiết bị trung tâm còn có thêm các nhiệm vụ
như: mã hoá tín hiệu quản lý truy nhập, tính cước truy nhập, giao tiếp với các
mạng viễn thông như mạng Internet
 Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp:
Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ
trung tâm mạng đến các thuê bao. Tuỳ theo đặc trưng của mỗi hệ thống truyền
hình cáp, môi trường truyền dẫn tín hiệu sẽ thay đổi: với hệ thống truyền hình cáp
như MMDS môi trường truyền dẫn tín hiệu sẽ là sóng vô tuyến. Ngược lại, đối
với hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable TV) môi trường truyền dẫn sẽ là
các hệ thống cáp hữu tuyến (cáp quang, cáp đồng trục, cáp đồng xoắn ). Mạng
phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến có nhiệm vụ nhận tín hiệu phát ra từ
các thiết bị trung tâm, điều chế, khuếch đại và truyền vào mạng cáp. Các thiết bị
khác trong mạng có nhiệm vụ khuếch đại, cấp nguồn và phân phối tín hiệu hình
đến tận thiết bị của thuê bao. Hệ thống mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là
bộ phận quyết định đến đối tượng dịch vụ, khoảng cách phục vụ, số lượng thuê
bao và khả năng mở rộng cung cấp mạng.
Đồ án tốt nghiệp
9
 Thiết bị tại nhà thuê bao
Với một mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ tương tự, thiết bị tại thuê

bao có thể chỉ là một máy thu hình, thu tín hiệu từ mạng phân phối tín hiệu. Với
mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ hiện đại hơn, thiết bị thuê bao gồm các
bộ chia tín hiệu, các đầu thu tín hiệu truyền hình (Set-top-box) và các cáp dẫn
Các thiết bị này có nhiệm vụ thu tín hiệu và đưa đến TV để thuê bao sử dụng các
dịch vụ của mạng: Chương trình TV, truy nhập Internet, truyền dữ liệu
1.2 - Vị trí các mạng truyền hình cáp và xu hướng phát triển
Các mạng CATV đã trải qua các giai đoạn phát triển từ mạng tương tự
quảng bá một chiều đồng trục tới mạng HFC tương tác 2 chiều truyền tải các kênh
Đồ án tốt nghiệp
10
headend
hub s¬ cÊp
hub thø cÊp
node quang
TAP
M¹ng truyÒn
dÉn
M¹ng ph©n
phèi
M¹ng truy
nhËp
node quang
H×nh 1.2 CÊu h×nh m¹ng truyÒn dÉn vµ ph©n
phèi tÝn hiÖu
Video tương tự/ số và dữ liệu tốc độ cao. Mạng đồng trục băng rộng kiến trúc cây
và nhánh truyền thống được hỗ trợ bởi công nghệ RF phục vụ tốt các dịch vụ
quảng bá và các dịch vụ điểm-đa điểm. Dùng nhiều bộ khuếch đại (30 ÷ 40), có
thể làm giảm chất lượng và tính năng của kênh Video AM-VSB, làm giảm thị
hiếu của khách hàng. Việc sử dụng các kết nối vi ba mặt đất đã giảm số lượng các
bộ khuếch đại, cải thiện được hiệu năng truyền dẫn các kênh quảng bá tương tự.

Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sợi quang từ cuối những năm 80 đã
khiến cho công nghiệp truyền hình cáp phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của laser
điều chế trực tiếp DM-DFB 550 MHz và các bộ thu quang hoạt động ở dải bước
sóng 1310 nm đã làm thay đổi kiến trúc truyền thống mạng cáp đồng trục. Mạng
HFC cho phép truyền dẫn tin cậy các kênh Video tương tự quảng bá qua sợi đơn
mode SMF tới các node quang, do đó số lượng các bộ khuếch đại RF đã được
giảm đi rất nhiều. Hơn nữa các nhà điều hành còn thực hiện triển khai thiết bị
headend sử dụng các Ring sợi quang để kết nối giữa headend trung tâm và các
headend thứ cấp hoặc các Hub tại những vị trí quan trọng. Do vậy, các nhà điều
hành cáp có thể hạ giá thành và cải thiện hơn nữa chất lượng và tính hữu dụng của
các dịch vụ quảng bá truyền thống.
Sự phát triển của nhiều thiết bị quan trọng như: Các bộ điều chế QAM, các
bộ thu QAM giá thành hạ, các bộ mã hóa và giải mã tín hiệu Video số, cho phép
các nhà điều hành cáp cung cấp thêm khoảng 10 dịch vụ Video số mới trong các
kênh Video AM/VSB dùng với STB số. Việc triển khai nhanh chóng mạng HFC
750 MHz và một số dịch vụ viễn thông cung cấp khả năng cạnh tranh truy nhập
và nhiều loại hình kinh doanh cho khách hàng tại các thị trường quan trọng.
Vào giữa thập kỷ 1990, kiến trúc mạng HFC đã bắt đầu có hướng phát triển
mới. Cuộc cách mạng này là do những áp lực sau của thị trường:
- Bùng nổ nhu cầu truy nhập dữ liệu tốc độ cao trong các khu vực dân cư.
- Nhu cầu chuyển phát các dịch vụ số tương tác.
- Gia tăng cạnh tranh từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các nhà cung
cấp dịch vụ DBS (Direct Broadcast Satellite).
- Sự tiến bộ trong công nghệ sợi quang, đặc biệt là laser và bộ thu quang và
quản lý mạng cáp.
Những nhu cầu và áp lực của thị trường đã tác động tới các nhà điều hành cáp
xem lại kiến trúc mạng HFC hiện tại và tiến tới mạng truy nhập CATV DWDM
(Dense Wavelength Division Multiplexing).
1.3 - Các công nghệ truy nhập cạnh tranh
Đồ án tốt nghiệp

11
Có nhiều công nghệ truy nhập có thể phục vụ các dịch vụ băng rộng tới
thuê bao. Phần này sẽ cung cấp tổng quan một số công nghệ cạnh tranh cùng
những ưu nhược điểm từng loại.
1.3.1 - Công nghệ ADSL (Asymetric Digital Subscriber Line)
Công nghệ ADSL sử dụng đường dây thoại xoắn đôi hiện có để cung cấp
băng thông yêu cầu cho các dịch vụ băng rộng như truy nhập Internet, thoại hội
nghị, đa phương tiện tương tác và VOD. Công nghệ ADSL được thiết kế để giải
quyết tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hiện nay trong các mạng thoại giữa tổng
đài trung tâm (CO: Central Office) và thuê bao. ADSL có thể chuyển phát tốc độ
dữ liệu trong khoảng từ 64 kb/s đến 8,192 Mb/s cho kênh đường xuống và tốc độ
trong khoảng 16 kb/s tới 768 kb/s cho các kênh đường lên trong khi vẫn đồng thời
dùng các dịch vụ thoại truyền thống POTS (Plain Old Telephone Service).
ADSL rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao.
Đường truyền dẫn ADSL cung cấp tốc độ dữ liệu tới 8 Mbit/s xuống khách hàng
và 640 Kbit/s luồng lên mở rộng dung lượng truy nhập mà không cần lắp đặt thêm
cáp mới. Ngoài ra, việc sử dụng ADSL sẽ chuyển lưu lượng dịch vụ Internet qua
các mạng chuyển mạch gói hoặc ATM giúp hoạt động hiệu quả hơn, giải quyết
được vấn đề tắc nghẽn trên mạng thoại.
Đồ án tốt nghiệp
12
Cấu trúc mạng cơ bản :
Mạch vòng thuê bao là một đôi dây đồng xoắn đôi nối cụm thuê bao và
tổng đài trung tâm. Đối với ADSL full-rate (cung cấp tốc độ 6÷ 8 Mbit/s luồng
xuống), bộ Splitter được lắp đặt tại cả hai đầu cuối mạch vòng. Phía khách hàng
modem ADSL mà dây ADSL kết nối tới gọi là khối kết cuối ADSL đầu xa (ATU-
R). ở phía tổng đài, các bộ Splitter được lắp đặt nơi các mạch vòng thuê bao kết
cuối trên giá phối dây chính MDF (Main Distribution Frame), đầu ra có hai đôi
dây. Đôi thứ nhất kết nối tới mạng chuyển mạch thoại để cung cấp dịch vụ thoại
truyền thống. Đôi dây thứ hai kết nối tới khối kết cuối ADSL trung tâm (ATU-C).

Để truyền dẫn hiệu quả, các khối ATU-C được kết hợp với chức năng ghép
kênh tạo nên bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM: Digital Subscriber Line
Access Multiplexer) trong tổng đài trung tâm và được kết nối tới mạng các nhà
cung cấp dịch vụ. Số liệu qua ADSL được đóng gói trong các tế bào ATM.
DSLAM cần có khả năng xử lý các tế bào ATM để thực hiện ghép kênh lưu
Đồ án tốt nghiệp
13
67896
87
:;<6=>?:
@A

ATU-C
splitter
MDF
%@
:;<6=>?:/
%/@B@A

@%C!
ATU-
R
%
>?:
DE6F

G?HIJ6F
K:L6FM:NO
PA@
%/@B@A


H×nh 1.4 CÊu h×nh hÖ thèng sö dông c«ng
nghÖ ADSL
lượng thống kê. Tổng tốc độ các đường ADSL qua tất cả các khối ATU-C có thể
lớn hơn tốc độ đường STM-1.
 ứng dụng của ADSL
Đặc điểm truyền tốc độ hai chiều không đối xứng của ADSL làm cho kỹ thuật
này phù hợp với hầu hết các ứng dụng yêu cầu băng thông luồng xuống lớn hơn
băng thông luồng lên. VoD là hướng phát triển ban đầu của ADSL nhưng sau đó
truy nhập Internet tốc độ cao nhanh chóng trở thành hướng phát triển chủ yếu.
Ngoài ra còn một số ứng dụng khác đang được phát triển và sử dụng công nghệ
này như sau:
- Telecommuting: Dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu từ xa, cho phép người sử
dụng làm việc tại nhà và kết nối tới cơ sở dữ liệu tại nơi làm việc.
- Dịch vụ truyền video hoặc thông tin thời gian thực: ADSL cho phép phân phối
những ứng dụng băng rộng theo thời gian thực như tin tức, token chứng khoán,
thời tiết
- Chương trình đào tạo từ xa: ADSL full-rate với chất lượng dịch vụ đảm bảo có
thể cung cấp luồng video theo tiêu chuẩn MPEG-2 cho phép các trung tâm
giảng dạy gửi video minh hoạ bài dạy và trao đổi trực tiếp với học viên từ
nhiều vị trí.
- Chữa bệnh từ xa: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và khám chữa bệnh từ xa.
- Hội nghị truyền hình: Mặc dù dịch vụ này yêu cầu băng thông hai chiều đối
xứng nhưng ADSL full-rate có thể cung cấp một kênh H0 (384× 384Kbit/s)
chuyên dụng ngoài băng thông có sẵn của ADSL cho ứng dụng này trong khi
vẫn đảm bảo phục vụ các ứng dụng khác.
1.3.2 - Fiber-In-The-Loop (FITL)
Công nghệ truy nhập FITL thường dùng cáp quang theo kiến trúc hình sao
(điểm-đa điểm), gồm một họ các kiến trúc như:
- Cáp quang tới tận node FTTN

- Cáp quang tới tận hộ dân cư FTTC
- Cáp quang tới tận hộ thuê bao FTTH
Các hệ thống FITL được phát triển theo hướng tương thích với các dịch vụ,
hệ thống truyền dẫn, hệ thống điều hành của các nhà khai thác nội vùng (LEC).
Kiến trúc nguyên thủy FITL được chỉ ra trong hình 1.5.
Một mạng FITL gồm một kết cuối host số (HDT: Host Digital Terminal)
với các khối ONU trong kiến trúc hình sao, được HDT quản lý. HDT cung cấp
các hoạt động và giao diện cần thiết của hệ thống FITL cho phần còn lại của mạng
LEC.
Đồ án tốt nghiệp
14
Ví dụ, HDT có thể tách riêng lưu lượng chuyển mạch nội hạt và ra bên
ngoài để quản lý định tuyến. Các dịch vụ băng rộng như Internet, tương tác đa
phương tiện và thoại được phát tới HDT, HDT có thể được đặt tại CO hoặc tại
đầu xa, như tín hiệu băng gốc. Điều này trái ngược với các mạng HFC, trong đó
các dịch vụ băng rộng được điều chế RF. Tại HDT, tín hiệu số băng gốc được
chuyển mạch và gửi tới các khối mạng băng rộng qua cáp quang. ONU được đặt
gần thuê bao và phục vụ nhiều khách hàng. ONU thực hiện chuyển đổi quang điện
và các chức năng quan trọng khác. Tín hiệu điện sau đó được phát tới thuê bao
qua cáp đồng trục hoặc cáp đồng xoắn đôi. Một khối giao diện mạng đặt tại phía
thuê bao sẽ tách tín hiệu Video, tín hiệu dữ liệu, và tín hiệu thoại như chỉ ra trong
hình 1.5. Tín hiệu Video số được tách kênh và giải mã bởi một STB.
Một kiến trúc FITL khác là FTTH. Như tên gọi của nó, cáp quang sẽ thay
thế cáp đồng trục hoặc cáp đồng xoắn đôi từ ONU đến thuê bao. Sự khác nhau
giữa kiến trúc FTTH và FTTC nằm ở vị trí lắp đặt của ONU.
Đồ án tốt nghiệp
15
OQ8R
S89D89
S

M
T
O
7
7
8
9
OQ8R
S89D89
7IU6F7G?
V6F
6789687
W7:X6F
79;<6:YM
?:;<6=>?:
SX
/

GM
HZ6F
79[?
>6F

>6F
%@
H×nh 1.5 CÊu h×nh hÖ thèng Fiber – in – the –
loop
Trong kiến trúc FTTH, ONU được đặt tại nhà thuê bao. Vì vậy, nhu cầu dùng
công nghệ cáp xoắn đôi ngoài nhà thuê bao được loại bỏ trong kiến trúc FTTH.
Phần mạng giữa HDT và các ONU trở thành mạng quang thụ động, điều này trở

nên rất quan trọng khi nâng cấp trong tương lai. Băng thông rộng sẵn có (hàng
THz) của sợi quang để chuyển phát các dịch vụ băng rộng cho thuê bao là một
trong những ưu điểm của kiến trúc mạng toàn quang này. Với việc dùng công
nghệ WDM, các hệ thống FTTH có khả năng truyền tải tốc độ hàng Gb/s ví dụ
OC-48/STM-16 (2.5GHz) hoặc các dịch vụ băng rộng tương thích với
SONET/SDH tới thuê bao. Hơn nữa, vì mỗi ONU được đặt tại nhà thuê bao, do
vậy không cần thiết công suất ngoài hoặc bảo dưỡng thêm.
Nhược điểm chính của FTTH là giá thành mỗi OTU tương đối cao và chi
phí lắp đặt cáp quang ban đầu. Bất chấp nhược điểm này, kiến trúc FTTH có
nhiều tiềm năng hứa hẹn để cung cấp các dịch vụ băng rộng cho thuê bao.
1.3.3 - Vệ tinh quảng bá trực tiếp DBS (Direct Broadcast Satellite)
Công nghệ DBS dựa trên các vệ tinh đồng bộ địa tĩnh cung cấp các chương
trình truyền hình đa kênh cho các thuê bao có trang bị các bộ thu DBS. Tuy nhiên
ở Việt Nam hiện nay chưa có vệ tinh riêng và cũng chưa có các kênh truyền hình
trả tiền qua vệ tinh riêng. Các chương trình truyền hình qua vệ tinh được cung cấp
bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và thông qua các vệ tinh nước ngoài.
Người dân muốn đăng ký dịch vụ truyền hình qua vệ tinh cần phải được sự cho
phép của Bộ Văn Hoá Thông Tin. Vì vậy, truyền hình trả tiền qua vệ tinh ở Việt
Nam gặp nhiều hạn chế như: không có kênh truyền hình và ngôn ngữ tiếng việt
đăng ký dịch vụ phức tạp, chi phí thuê bao cao. Chính vì những lý do này mà số
lượng người xem truyền hình qua vệ tinh ở Việt Nam rất ít.
1.3.4 - Dịch vụ phân phối đa điểm đa kênh (MMDS)
(MMDS: Multipoint Multichanel Distribution Service)
Công nghệ truy nhập MMDS là một công nghệ không dây (wireless) khác
được dựa trên các kênh Video tương tự và số quảng bá mặt đất. Kiến trúc cơ bản
MMDS gồm các khối phát vô tuyến MMDS đặt tại các tháp radio cùng với anten,
một anten của thuê bao, một bộ hạ tần và một STB. Mỗi vùng phục vụ được chia
thành các cell có phần giao nhau, mỗi cell có bán kính 40 km. Đối với truyền dẫn
yêu cầu mức tin cậy cao, tầm nhìn giữa anten phát và thu được yêu cầu bình
thường. Vì tầm nhìn luôn không thuận lợi nên nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng

chủ yếu trong hệ thống MMDS là tín hiệu fading nhiều đường. Sử dụng công
nghệ MMDS có những thuận lợi và khó khăn sau:
Đồ án tốt nghiệp
16
1 – Thuận lợi
Triển khai mạng đơn giản, chi phí thấp: Do môi trường truyền dẫn tín hiệu
MMDS là sóng vi ba (sóng vô tuyến) cho nên khi triển khai mạng đến thuê bao
không cần phải kéo cáp tới tận hộ thuê bao, mà chỉ cần dựng cột anten thu tại thuê
bao sao cho có thể nhìn thấy cột anten phát (tại cột anten của đài THVN) là có thể
thu được tín hiệu và giải mã để xem. Đặc điểm này sẽ giúp nhà cung cấp dịch vụ
MMDS không mất thời gian, công sức và chi phí đào đường rải cáp, đảm bảo mỹ
quan đô thị.
2 – Khó khăn
- Hạn chế vùng phủ sóng: Do sử dụng sóng viba tại dải tần 900MHz để truyền
tín hiệu Video, MMDS đòi hỏi anten phát và anten thu phải nhìn thấy nhau thì
mới thu được tín hiệu tốt. Vì vậy đối với các hộ dân cư nằm ở phía sau các khu
khách sạn cao tầng, các khu cao ốc, việc thu tín hiệu MMDS rất khó thực hiện.
Điều này cũng xảy ra đối với các gia đình ở trong các ngôi nhà thấp, bị các vật
cản như cây cối che chắn. Đât chính là trở ngại lớn cho việc cung cấp dịch vụ
MMDS đến với mọi người dân sử dụng dịch vụ.
- Chịu tác động mạnh bởi nhiễu công nghiệp: Do sử dụng phương thức điều chế
tín hiệu truyền hình tương tự (analog) không có khả năng chống lỗi, lại truyền
bằng sóng vô tuyến, tín hiệu MMDS bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các nguồn
nhiễu công nghiệp: nhiễu từ mạng điện lưới, nhiễu từ các thiết bị điện: môtơ
điện, quạt điện… mà không có cách hạn chế và khắc phục. Điều này dẫn đến
giảm chất lượng hình ảnh của dịch vụ MMDS.
- Chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết: khi thời tiết xấu, ví dụ như mưa to, sét… tín
hiệu MMDS vô tuyến bị suy hao rất lớn trong không gian, dẫn đến giảm mạnh
chất lượng tín hiệu hình ảnh.
- Yêu cầu phổ tần số vô tuyến quá lớn: Muốn có khả năng cung cấp nhiều

chương trình truyền hình tương tự, MMDS đòi hỏi phải có dải tần đủ lớn . Ví
dụ: để có thể cung cấp 13 kênh truyền hình tương tự, MMDS đòi hỏi phải có
dải tần tối thiểu là 13kênh x 8MHz/kênh = 104MHz. Đây là một dải tần vô
tuyến rất lớn, và khi càng tăng số lượng chương trình thì yêu cầu độ rộng băng
tần cũng tăng theo. Trong khi đó phổ tần vô tuyến là nguồn tài nguyên quý giá
đối với mỗi một quốc gia. Không chỉ có dịch vụ truyền hình MMDS, truyền
hình quảng bá mặt đất sử dụng nguồn tải nguyên quý giá này, mà còn rất nhiều
các dịch vụ viễn thông khác cũng như các trạm phát vô tuyến thuộc nghiệp vụ
an ninh – quốc phòng tham gia sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Vì thế
việc chiếm dụng phổ tần vô tuyến quá lớn của MMDS là không hiệu quả.
- Gây can nhiễu các đài phát vô tuyến khác: Mặc dù được phân một dải tần
riêng, nhưng máy phát MMDS cũng như các máy phát vô tuyến khác luôn sinh
Đồ án tốt nghiệp
17
ra các tần số hài bậc cao có thể ảnh hưởng đến các trạm phát vô tuyến nghiệp
vụ khác.
- Khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ truyền hình số: Hiện nay việc không sử
dụng MMDS để cung cấp dịch vụ truyền hình là xu hướng thực tế trên thế giới
(do các nhược điểm trên) . Chính vì thế việc các thiết bị phát tín hiệu truyền
hình số MMDS không được phát triển, thêm nữa, các thiết bị giải mã ở phía
thuê bao cũng không được các nhà sản xuất thiết bị nghiên cứu và sản xuất. Do
đó việc ứng dụng truyền hình số để nâng cao chất lượng hình ảnh, dịch vụ của
MMDS sẽ không có tính khả thi.
Đồ án tốt nghiệp
18
Một công nghệ gần với MMDS là công nghệ lai ghép giữa cáp quang và
không dây (HFW) hay còn gọi là lai ghép giữa quang và vô tuyến (HFR). Kiến
trúc này tương tự như HFC ở đó một headend trung tâm phát các dịch vụ băng
rộng tới nhiều cell RF qua cáp đơn mode SMF, tới thuê bao được thực hiện qua 2
chiều MMDS.

Có nhiều ưu điểm trong kiến trúc này:
- Tăng độ tin cậy truyền dẫn 2 chiều giữa thuê bao và headend so với kiến trúc
MMDS truyền thống.
- Giảm lắp đặt vùng RF và chi phí bảo dưỡng.
- Kiến trúc này thường phù hợp triển khai trên diện rộng trong các khu vục
thành thị tại đó mạng cáp quang đã được xây dựng.
Đồ án tốt nghiệp
19
(:XOM:G7DL
7;<\6A@
LO79I
J6F
79;<]6
Q^6
STB
9;6F
7_=
(:XO:>7`6
H×nh 1.6 CÊu h×nh m¹ng dÞch vô ph©n phèi ®a kªnh
®a ®iÓm MMDS
CHƯƠNG II – KIẾN TRÚC MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP
2.1 - Kiến trúc mạng CATV truyền thống
Hình 2.1 là sơ đồ đơn giản của một mạng cáp toàn đồng trục. Các chương
trình thu được từ vệ tinh hoặc viba tại headend, headend thực hiện nhiệm vụ sau:
- Thu các chương trình (ví dụ từ NBC, CBS, và các mạng cáp như MTV&
ESPN)
- Chuyển đổi từng kênh tới kênh tần số RF mong muốn, ngẫu nhiên hóa các
kênh khi có yêu cầu.
- Kết hợp tất cả các tần số vào một kênh đơn tương tự băng rộng (ghép FDM).
- Phát quảng bá kênh tương tự tổng hợp này xuống cho các thuê bao .

Đồ án tốt nghiệp
20
Hình 2.1 Kiến trúc đơn giản mạng CATV truyền thống
Head
end
Cáp fidơ
Cáp
thuê bao
Cáp
trung kế
Thuê
bao
Thuê
bao
Thuê
bao
Chú thích
Pa
d
Bộ khuếch
đại
Spliter
Tap
Hệ thống mạng truyền dẫn bao gồm:
- Cáp chính trung kế (Trunk cable).
- Fidơ cáp: Cáp rẽ ra từ các cáp trung kế
- Cáp thuê bao (Drop cable): Phần cáp kết nối từ cáp nhánh fidơ đến thuê bao hộ
gia đình.
Lưu lượng Video tổng đường xuống phát từ headend và được đưa tới các
cáp trung kế. Để cung cấp cho toàn một vùng, các bộ chia tín hiệu (spliter) sẽ chia

lưu lượng tới các cáp nhánh fidơ từ cáp trung kế. Tín hiệu đưa đến thuê bao được
trích ra từ các cáp nhánh (fidơ cáp) nhờ bộ trích tín hiệu Tap.
Mức tín hiệu suy hao tỷ lệ với bình phương tần số trung tâm khi truyền qua
cáp trục (cáp trung kế, cáp fidơ và cáp thuê bao). Do vậy tín hiệu ở tần số càng
cao suy hao càng nhanh so với tần số thấp. Đó là lý do tại sao các nhà cung cấp
mong muốn ít kênh. Mức tín hiệu cũng bị suy giảm khi đi qua các bộ Spliter và
Tap .
Trên đường đi của tín hiệu, các bộ khuếch đại tín hiệu được đặt ở các
khoảng cách phù hợp để khôi phục tín hiệu bị suy hao. Các bộ khuếch đại được
cấp nguồn nhờ các bộ cấp nguồn đặt rải rác trên đường đi của cáp, các bộ nguồn
này được nuôi từ mạng điện sở tại. Các bộ khuếch đại xa nguồn được cấp nguồn
cũng chính bằng cáp đồng trục: dòng điện một chiều được cộng chung với tín hiệu
nhờ bộ cộng. Đến các bộ khuếch đại, dòng một chiều sẽ được tách riêng để cấp
nguồn cho bộ khuếch đại.
Vì các kênh tần số cao tín hiệu suy hao nhanh hơn nhất là trên khoảng cách
truyền dẫn dài, các kênh tần số cao cần có mức khuếch đại cao hơn so với các
kênh tần số thấp. Do đó cần phải cân bằng công suất trong dải tần phát tại những
điểm cuối để giảm méo. Để phủ cho một vùng, một bộ khuếch đại có thể đặt ở
mức cao, kết quả là cả mức tín hiệu và méo đều lớn. Do vậy tại nhà thuê bao gần
headend cần một thiết bị thụ động làm suy giảm bớt mức tín hiệu gọi là Pad.
Các hệ thống cáp đồng trục cải thiện đáng kể chất lượng tín hiệu thu của
TV. Mặc dù nhiều vùng tín hiệu truyền hình vô tuyến quảng bá thu được có chất
lượng khá tốt nhưng CATV vẫn được lựa chọn phổ biến vì khả năng lựa chọn
nhiều chương trình. Tuy nhiên mạng toàn cáp đồng trục có một số nhược điểm
sau:
 Mặc dù đạt được một số thành công về cung cấp dịch vụ truyền hình, các hệ
thống thuần túy cáp trục không thể thỏa mãn các dịch vụ băng rộng tốc độ cao.
 Dung lượng kênh của hệ thống không đủ để đáp ứng cho phát vệ tinh quảng bá
trực tiếp DBS. Hệ thống cáp đồng trục có thể cung cấp hơn 40 kênh nhưng các
thuê bao DBS có thể thu được gấp 2 lần số kênh trên, đủ cho họ lựa chọn

chương trình. Các mạng cáp yêu cầu cần thêm dung lượng kênh để tăng cạnh
tranh.
Đồ án tốt nghiệp
21
 Truyền dẫn tín hiệu bằng cáp đồng trục có suy hao rất lớn, nên cần phải đặt
nhiều bộ khuếch đại tín hiệu trên đường truyền. Do vậy phải có các chi phí
khác kèm theo: nguồn cấp cho bộ khuếch đại, công suất tiêu thụ của mạng tăng
lên… dẫn đến chi phí cho mạng lớn.
 Các hệ thống cáp đồng trục thiếu độ tin cậy. Nếu một bộ khuếch đại ở gần
headend không hoạt động (ví dụ như mất nguồn nuôi), tất cả các thuê bao do
bộ khuếch đại đó cung cấp sẽ mất các dịch vụ.
 Mức tín hiệu (chất lượng tín hiệu) sẽ không đủ đáp ứng cho số lượng lớn các
thuê bao. Do sử dụng các bộ khuếch đại để bù suy hao cáp, nhiễu đường truyền
tác động vào tín hiệu và nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại được loại bỏ không hết
và tích tụ trên đường truyền, nên càng xa trung tâm, chất lượng tín hiệu càng
giảm, dẫn đến hạn chế bán kính phục vụ của mạng.
 Các hệ thống cáp đồng trục rất phức tạp khi thiết kế và vận hành hoạt động.
Việc giữ cho công suất cân bằng cho tất cả các thuê bao là vấn đề rất khó.
Để giải quyết các nhược điểm trên, các nhà cung cấp cùng đi tới ý tưởng sử dụng
cáp quang thay cho cáp trung kế đồng trục. Toàn hệ thống sẽ có cả cáp quang và
cáp đồng trục gọi là mạng lai giữa cáp quang và đồng trục (mạng lai HFC). Yêu
cầu đối với hệ thống quang tương tự là duy trì sự tương thích với các thiết bị cáp
kim loại hiện có.
2.2 - Kiến trúc mạng có cấu trúc
2.2.1 - Các đặc điểm cơ bản mạng HFC
 Khái niệm:
Mạng HFC (Hybrid Fiber/Coaxial network) là mạng lai giữa cáp quang và
cáp đồng trục, sử dụng đồng thời cáp quang và cáp đồng trục để truyền và phân
phối tín hiệu. Việc truyền tín hiệu từ trung tâm đến các node quang là cáp quang,
còn từ các node quang đến thuê bao là cáp đồng trục.

Mạng HFC bao gồm 3 mạng con (segment) gồm:
- Mạng truyền dẫn (Transport segment)
- Mạng phân phối (Distribution segment)
- Mạng truy nhập (Acess segment)
Mạng truyền dẫn bao gồm hệ thống cáp quang và các Hub sơ cấp, nhiệm vụ
của nó là truyền dẫn tín hiệu từ headend đến các khu vực xa. Các Hub sơ cấp có
chức năng thu/phát quang từ/đến các node quang và chuyển tiếp tín hiệu quang tới
các Hub khác.
Mạng phân phối tín hiệu bao gồm hệ thống cáp quang, các Hub thứ cấp và
các node quang. Tín hiệu quang từ các Hub sẽ được chuyển thành tín hiệu điện tại
các node quang để truyền đến thuê bao. Ngược lại trong trường hợp mạng 2 chiều,
Đồ án tốt nghiệp
22
tín hiệu điện từ mạng truy nhập sẽ được thu tại node quang và chuyển thành tín
hiệu quang để truyền đến Hub về headend.
Mạng truy nhập bao gồm hệ thống cáp đồng trục, các thiết bị thu phát cao
tần có nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu cao tần RF giữa node quang và các thiết bị
thuê bao. Thông thường bán kính phục vụ của mạng con truy nhập tối đa khoảng
300m.
 Hoạt động của mạng:
Tín hiệu Video tương tự cũng như số từ các nguồn khác nhau như: Các bộ
phát đáp vệ tinh, nguồn quảng bá mặt đất, Video sever được đưa tới headend
trung tâm. Tại đây tín hiệu được ghép kênh và truyền đi qua Ring sợi đơn mode
(SMF). Tín hiệu được truyền từ headend trung tâm tới thông thường là 4 hoặc 5
Hub sơ cấp. Mỗi Hub sơ cấp cung cấp tín hiệu cho khoảng hơn 150.000 thuê bao.
Có khoảng 4 hoặc 5 hub thứ cấp và headend nội hạt, mỗi hub sơ cấp chỉ cung cấp
cho khoảng 25000 thuê bao. Hub thứ cấp được sử dụng để phân phối phụ thêm
các tín hiệu video tương tự hoặc số đã ghép kênh với mục đích giảm việc phát
cùng kênh video tại các headend sơ cấp và thứ cấp khác nhau. Các kênh số và
tương tự của headend trung tâm có thể cùng được chia xẻ sử dụng trên mạng

backbone. Mạng backbone được xây dựng theo kiến trúc Ring sử dụng công nghệ
SONET/SDH hoặc một số công nghệ độc quyền.
Các đặc điểm của SONET/SDH được định nghĩa cấp tốc độ số liệu chuẩn từ tốc
độ OC-1 (51,84 Mb/s)/STM-1 (155,52 Mb/s) tới các tốc độ gấp nguyên lần tốc độ
này.
Trong mạng SONET/SDH, tín hiệu Video tương tự được số hoá, điều chế,
ghép kênh TDM và được truyền ở các tốc độ khác nhau từ OC-12/STM-4 (622
Đồ án tốt nghiệp
23
Mạng truyền dẫn
(backbone)
Mạng phân phối
Mạng truy nhập
Hình 2.2 Kiến trúc mạng HFC
Mb/s) tới OC-48/STM-16 (2448 Mb/s). ở đây sử dụng kỹ thuật ghép kênh thống
kê TDM để tăng độ rộng băng tần sử dụng. Ghép kênh thống kê TDM thực hiện
cấp phát động các khe thời gian theo yêu cầu để thực hiện các dịch vụ có tốc độ
bít thay đổi qua mạng SONET/SDH. Để giảm chi phí lắp đặt, phần lớn các nhà
điều hành CATV lựa chọn sử dụng thiết bị tương thích với chuẩn SONET/SDH,
tuỳ theo các giao diện mạng. Dung lượng node quang được xác định bởi số lượng
thuê bao mà nó cung cấp tín hiệu. Node quang có thể là node cỡ nhỏ với khoảng
100 thuê bao hoặc cỡ lớn với khoảng 2000 thuê bao.
2.2.2 - Ưu và nhược điểm của mạng HFC
- Sử dụng cáp quang để truyền tín hiệu, mạng HFC sẽ sử dụng các ưu điểm vượt
trội của cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác: Dải thông cực lớn,
suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hóa và ăn mòn hóa học
tốt. Với các sợi quang được sản xuất với công nghệ hiện đại ngày nay, các sợi
quang cho phép truyền các tín hiệu có tần số lên tới hàng trăm THz (10
14
÷

10
15
Hz). Đây là dải thông tín hiệu vô cùng lớn, có thể đáp ứng mọi yêu cầu dải
thông đường truyền mà không một phương tiện truyền dẫn nào khác có thể có
được.
- Tín hiệu quang truyền trên sợi quang hiện nay chủ yếu nằm trong 2 cửa sổ
bước sóng quang là 1310 nm và 1550 nm. Đây là 2 cửa sổ có suy hao tín hiệu
rất nhỏ: 0,3 dB/km với bước sóng 1310 nm và 0,2 nm với bước sóng 1550 nm.
Trong khi đó với một sợi cáp đồng trục loại suy hao thấp nhất cũng phải mất
43 dB/km tại tần số 1 GHz.
- Tín hiệu truyền trên sợi cáp là tín hiệu quang, vì vậy không bị ảnh hưởng bởi
các nhiễu điện từ từ môi trường dẫn đến đảm bảo được chất lượng tín hiệu trên
đường truyền. Được chế tạo từ các chất trung tính là Plastic và thủy tinh, các
sợi quang là các vật liệu không bị ăn mòn hóa học dẫn đến tuổi thọ của sợi cao.
- Có khả năng dự phòng trong trường hợp sợi quang bị đứt.
Trước đây các mạng con truy nhập thường sử dụng các thiết bị tích cực là
các bộ khuếch đại tín hiệu nhằm bù suy hao cáp để truyền tín hiệu đi xa. Theo
kinh nghiệm của các nhà điều hành mạng cáp của châu Âu và châu Mỹ, trục trặc
của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ khuếch đại và các thiết bị
ghép nguồn cho chúng. Các thiết bị này nằm rải rác trên mạng, vì thế việc định vị,
sửa chữa thông thường không thể thực hiện nhanh được nên ảnh hưởng đến chất
lượng phục vụ khách hàng của mạng. Với các mạng truy nhập đồng trục, khi cung
cấp dịch vụ 2 chiều, các bộ khuếch đại cần tích hợp phần tử khuếch đại tín hiệu
cho các tín hiệu ngược dòng dẫ đến độ ổn định của mạng giảm. Hiện nay xu
hướng trên thế giới đang chuyển dần sang sử dụng mạng truy nhập thụ động, tại
Đồ án tốt nghiệp
24
đó không sử dụng bất cứ một thiết bị tích cực nào nữa, mà chỉ còn các bộ chia tín
hiệu, các bộ ghép định hướng và các bộ trích tín hiệu thụ động. Một mạng HFC
chỉ sử dụng các thiết bị cao tần thụ động được gọi là mạng HFC thụ động HFPC

(Hybrid Fiber/Passive Coaxial) như thể hiện trong hình 2.3. Sử dụng mạng truy
nhập thụ động hoàn toàn sẽ tạo ra các ưu điểm sau:
- Chất lượng tín hiệu được nâng cao do không sử dụng các bộ khuếch đại tín
hiệu mà hoàn toàn chỉ dùng các thiết bị thụ động nên tín hiệu tới thuê bao sẽ
không bị ảnh hưởng của nhiễu tích tụ do các bộ khuếch đại.
- Sự cố của mạng sẽ giảm rất nhiều dẫn đến tăng độ ổn định và chất lượng phục
vụ mạng vì trục trặc của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ
khuếch đại và thiết bị ghép nguồn cho chúng.
- Các thiết bị thụ động đều có khả năng truyền tín hiệu theo 2 chiều vì thế độ ổn
định của mạng vẫn cao khi cung cấp dịch vụ 2 chiều.
- Sử dụng hoàn toàn các thiết bị thụ động sẽ giảm chi phí rất lớn cho việc cấp
nguồn bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa các thiết bị tích cực dẫn đến giảm chi
phí điều hành mạng.
- Nếu sử dụng mạng đồng trục thụ động, số lượng thuê bao tại một node quang
sẽ giảm đi, dẫn đến dung lượng đường truyền cho tín hiệu hướng lên sẽ tăng
lên, tạo ra khả năng cung cấp tốt các dịch vụ 2 chiều tốc độ cao cho thuê bao.
Tuy nhiên, mạng truy nhập cáp đồng trục thụ động HFPC cũng có một số
nhược điểm sau:
- Do không sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu cao tần, tín hiệu suy hao trên cáp
sẽ không được bù dẫn đến hạn chế lớn bán kính phục vụ của mạng.
- Do không kéo cáp đồng trục đi xa, số lượng thuê bao có thể phục vụ bởi một
node quang có thể giảm đi. Để có thể phục vụ số lượng thuê bao lớn như khi sử
dụng các bộ khuếch đại tín hiệu, cần kéo cáp quang đến gần thuê bao hơn và
tăng số node quang dẫn đến tăng chi phí rất lớn cho mạng.
Đồ án tốt nghiệp
25

×