Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÀI BÁO CÁO-THIẾT KẾ QUY HOẠCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 27 trang )

1

QUY HOẠCH TỔNG THỂ THUỶ LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
Chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Anh
Thời gian thực hiện: 18 tháng (9/2009-3/2011)


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh thổ Việt Nam và nằm trong lưu vực
sông Mekong. Sông Mekong dài 4.200 km, chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Myanmar,
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việ
t Nam, có diện tích lưu vực 795.000 km
2
, trong đó
vùng Châu thổ 49.367 km
2
. ĐBSCL là phần cuối cùng của Châu thổ sông Mekong, bao
gồm 13 tỉnh/thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và T.P Cần Thơ,
với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích toàn Châu thổ và
bằng 5% diện tích toàn lưu vực sông Mekong.
ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Với tiềm
năng nông nghiệp to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL luôn
đóng góp trên 50% tổng
sản lượng lương thực, quyết định thực hiện thành công chiến lược an ninh lương thực
Quốc gia và chiếm chủ đạo trong xuất khẩu gạo (hơn 90%), từ 2005 đến nay mỗi năm
trung bình 4,5-6,0 triệu tấn. Đồng thời, ĐBSCL cũng cung cấp khoảng 70% lượng trái
cây, trên 40% sản lượng thuỷ sản đánh bắt và trên 74,6% sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng của cả n


ước.
Nổi bật lên nhất trong kết quả tăng trưởng của vùng phải kể đến sản lượng lúa
từ 2005 đến nay luôn đạt trên 18,0 triệu tấn. Trong 20 năm trở lại đây, cứ trung bình 5
năm ĐBSCL lại tăng thêm khoảng 2,5 triệu tấn hay trung bình mỗi năm tăng thêm 500
ngàn tấn. Năm 2010 ước đạt trên 21 triệu tấn. Tổng sản lượng hải sản năm 2008 đạt
trên 2 triệu t
ấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 1,42 triệu tấn, đặc biệt sản
lượng cá da trơn tăng nhanh trong mấy năm vừa qua.
Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng năm 2008 đạt 4,176 tỷ USD, trong đó thủy sản
chiếm 65% sản lượng và 90% sản lượng xuất khẩu cả nước. Giá trị công nghiệp năm
2007 trên địa bàn đạt trên 85.820 tỷ đồng.
Công, nông nghiệp, xuất khẩu phát triển đã đưa c
ơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, với tỷ lệ năm 2008 với
nông-lâm-ngư nghiệp là 45,9%; công nghiệp-xây dựng 21,3%; thương mại-dịch vụ
32,8%. Đặc biệt khi nhìn lại kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm
gần đây, vùng ĐBSCL được đánh giá khá lạc quan.
Tầm quan trọng của
ĐBSCL đối với cả nước được thể hiện ở ảnh hưởng to lớn của
vùng trong cán cân phát triển chung, trong đó, sản lượng lương thực không chỉ luôn
chiếm hơn 50% sản lượng toàn quốc, mà còn nhờ vào sự ổn định nên có tỷ trọng an
ninh lương thực cao hơn hẳn so với 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền
Trung.
Tuy nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, thừa hưởng nhi
ều thuận lợi từ vị trí địa lý,
nguồn nước phong phú và được điều tiết tự nhiên bởi Biển Hồ, bờ biển và vùng biển
rộng lớn với nhiều tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được phù sa bồi đắp
hàng năm, thủy sản dồi dào với nhiều giống loài , song ĐBSCL cũng phải luôn đối
2


mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện tự nhiên, với những tác động
không nhỏ và khôn lường từ các hoạt động ở thượng lưu, và hơn cả là với các mâu
thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ngay chính đồng bằng này.
Trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL, những hạn chế về điều kiện tự
nhiên là rào cản không nh
ỏ, nếu không muốn nói là cực kỳ to lớn, đặc biệt đối với sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Những hạn chế chính của điều kiện tự
nhiên là (a) ảnh hưởng của lũ trên diện tích 1,9 triệu ha ở vùng đầu nguồn; (b) mặn
xâm nhập trên diện tích khoảng 1,2-1,6 triệu ha ở vùng ven biển, ứng với độ mặn 4g/l;
(c) đất phèn và sự lan truyền nước chua trên diệ
n tích khoảng 1,2 triệu ha ở những
vùng thấp trũng; (d) thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trên diện tích khoảng
2,1 triệu ha ở những vùng xa sông, gần biển; và (e) xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra
nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng, cộng với nạn cháy rừng thường xảy ra, ô nhiễm
nguồn nước ngày càng nghiêm trọng…
Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ĐBSCL, trong hơn 30 năm qua, nhiều công
trình thủy lợi đã được đề xuất và xây dựng, đến nay diện tích ảnh hưởng mặn chỉ còn
khoảng dưới 500.000 ha và diện tích ảnh hưởng chua phèn giảm đến mức tối thiểu chỉ
còn dưới 100.000 ha. Đặc biệt, từ 1996, sau khi có Quyết định 99-TTg về phát triển
thủy lợi kết hợp với giao thông và dân cư, phê duyệt quy hoạch kiểm soát và sử dụng
nước lũ của Thủ tướng Chính ph
ủ năm 1998, cộng với Quyết định 84/TTg về danh mục
đầu tư thuỷ lợi trong giai đoạn 2005-2015, mở đầu cho hàng loạt công trình thuỷ lợi ra
đời, là động lực và đòn bẩy quan trọng cho vùng ĐBSCL có cơ hội và điều kiện phát
triển nhanh chóng hơn. Chính nhờ sự phát triển thủy lợi mang tính chiến lược ấy, cùng
với ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và độ
ng lực phát triển khác, ĐBSCL đã đưa sản
lượng lúa từ 4,5 triệu tấn năm 1976 lên 18,3 triệu tấn năm 2004, 19,2 triệu tấn năm
2007 và 21,3 triệu tấn năm 2010, tạo những bước nhảy vọt mang tầm vóc lịch sử.
Song, với những biến động thiên nhiên và thị trường trong những năm qua, cùng với

việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất với quy mô lớn và rộng khắp t
ừ năm 2001 đến nay, đã
và đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác phát triển thủy lợi. Những vấn đề đó không
chỉ là những bài toán đặt riêng ngành thủy lợi, như kiểm soát lũ, cấp nước, tiêu nước,
kiểm soát mặn, phòng chống xói lở bờ mà còn là sự phối hợp để giải bài toán đa mục
tiêu với thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp, dân cư, giao thông, cấp nướ
c sinh
hoạt, công nghiệp và đặc biệt là phục vụ phát triển thủy sản (mặn, lợ).
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét
và diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên 2 yếu tố dòng chảy từ thượng lưu và nước biển
dâng. Nếu như tác động của BĐKH lên giá trị trung bình xảy ra từ từ, phải mất hàng
chục nă
m, thì tác động lên các giá trị cực trị xảy ra nhanh và ngày càng khốc liệt hơn.
Trong 10 năm qua, ĐBSCL đã xuất hiện 3 năm lũ lớn liên tiếp là 2000, 2001 và 2002
(trong đó lũ năm 2000 được xem là lũ lịch sử); 8 năm liền có lũ dưới trung bình và nhỏ
(trong đó có lũ năm 2008 và 2010 là 2 năm lũ nhỏ lịch sử); 8 năm liền dòng chảy kiệt
dưới trung bình (trong đó năm 2004, 2008 và 2010 là những năm thấp hơ
n cả, gây hạn
hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn sâu); bão lớn đổ bộ vào 2 năm 1997 (Linda) và
2006 (Durian); xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi với số lần tăng hơn (trên sông
Tiền các năm 2001, 2002, 2004, 2005, sông Hậu các năm 2009, 2010 và ven biển Cà
Mau 2 năm gần đây); cháy rừng xảy ra vào năm 2002 ở Vườn Quốc gia U Minh
Thượng; tố lốc xuất hiện ngày càng nhiều và nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.
3

Do vậy, để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2010-
2020/2030 và tầm nhìn đến 2050, đặc biệt là ứng phó chủ động và hiệu quả với các tác
động từ BĐKH, nước biển dâng và phát triển của các nước thượng lưu, trong đó có
phát triển thuỷ điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Quy hoạch
Thuỷ lợi miền Nam thực hiện Dự án “Quy hoạch thuỷ

lợi tổng hợp Đồng bằng sông
Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng”, được thực hiện trong 22
tháng, từ tháng 9/2009 đến tháng 6/2011.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong các Bộ đã sớm xây dựng
chương trình thích ứng với BĐKH-nước biển dâng lên nguồn nước, ngập lụt, hạn hán,
sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực và hiện đang tích cực thực hiệ
n các quy
hoạch thuỷ lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho 3 vùng ĐBSCL,
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH, NBD là một dự án lớn
và phức tạp, cả về quy mô phối hợp (đa ngành), trải rộng theo không gian (toàn
ĐBSCL) và nhìn về tương lai (dự báo đến 2020/2030 và tầm nhìn đến 2050), trong khi
các ngành khác hoặc chưa quy hoạch
đến 2020, hoặc chưa quy hoạch ứng phó với
BĐKH, NBD và lại phải thực hiện trong thời gian ngắn. Vì thế, trong quá trình thực
hiện, Viện đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo với 13 tỉnh/thành ĐBSCL và tất cả các
ngành liên quan, cũng như mời các chuyên gia trong và ngoài ngành tham dự để lấy ý
kiến đóng góp cho quy hoạch này.

I. PHẠM VI QUY HOẠCH
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, V
ĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ, với tổng diện tích tự nhiên khoảng
3,96 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người.
II. QUAN ĐIỂM
- Xuất phát từ thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi ngày càng bất
lợi của thời tiết, khí hậu, thuỷ văn; phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xu
ất nông
nghiệp (cây trồng, vật nuôi) của nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp

phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá trên một
đơn vị diện tích.
- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thuỷ lợi trên cơ sở kế thừa, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh
Quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt theo Quyế
t định số
84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long.
- Điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi góp phần bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, tài
nguyên đất vùng ĐBSCL; kết hợp hài hoà giải pháp công trình và phi công trình, nhất
là các giải pháp về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; tận dụng hiệu quả các l
ợi ích
do thiên nhiên mang lại (lũ mang phù sa, nguồn lợi thuỷ sản, vệ sinh đồng ruộng, sinh
thái mặn và nuôi trồng thuỷ sản ); hạn chế tác hại do nước gây ra, nhất là hạn hán, lũ
lụt, xâm nhập mặn, các tác hại do biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo vệ môi trường
sinh thái và phát triển bền vững.
4

- Ưu tiên điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình nhằm khép kín, hoàn thiện các hệ
thống thủy lợi lớn trong vùng đã được đề xuất trong Quyết định 84/2006/QĐ-TTg nhằm
phát huy hiệu quả của các công trình; các công trình phát huy hiệu ích tổng hợp, phục vụ
đa mục tiêu; các công trình, hệ thống có đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng; đảm bảo các tiêu chí về kinh tế, kỹ thu
ật, xã hội và môi trường.
- Các phương án quy hoạch phát triển thuỷ lợi tuy đã được lựa chọn nhưng vẫn là
những phương án “mở” để có thể điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết. Mỗi công trình, hệ
thống công trình đề xuất cũng đều đáp ứng các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và
môi trường.
- Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn h
ợp pháp khác trong

nước và ngoài nước, đóng góp của người dân vùng hưởng lợi để đầu tư xây dựng công
trình theo Quy hoạch.

III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
3.1 Mục tiêu chung
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong tình hình mới, chủ động thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu,
nước biển dâng; góp phần phát triển kinh t
ế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và
phát triển bền vững;
- Căn cứ nội Quy hoạch này, các ngành, các cấp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch cho phù hợp với định hướng phát triển chung của ĐBSCL nói riêng và lưu vực
sông Mê Công nói chung;
- Điều chỉnh, bổ sung các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình
thuỷ lợi và kế hoạch thực hiện hàng năm giai đoạn 2010-2020; sau nă
m 2020 và định
hướng đến năm 2050;
- Đề xuất, kiến nghị các vấn đề còn tồn tại, tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy hoạch nhất
là trong điều kiện sử dụng nước thượng lưu sông Mê Công, tình hình biến đổi khí hậu
và nước biển dâng trong tương lai.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Phát triển thuỷ lợi góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầ
ng cho
khoảng 32 triệu dân ĐBSCL (ước tính đến năm 2050), trong đó khoảng 20 triệu dân
vùng ngập lũ và 12 triệu dân vùng ven biển;
- Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia; chủ
động cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho 1,781 triệu ha
đất lúa vùng ĐBSCL; chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển
đổ
i cơ cấu cây trồng, vật nuôi (tập trung vào vụ 3 trong năm); đề xuất giải pháp cung

cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho khoảng 0,7 triệu ha diện tích nuôi
trông thuỷ sản nước lợ và nước ngọt;
- Hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê bao ngăn mặn ven biển và dọc sông, cùng với hệ
thống cống điều tiết nhằm ngăn mặn, gi
ữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp theo
hướng gia tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, khai thác tốt nhất ba thế
mạnh: Sản xuất lúa; Nuôi trồng thuỷ sản; Trồng và chế biến các loại rau, quả và thực
phẩm đem lại hiệu quả cao;
5

- Góp phần phục vụ ổn định xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người dân
nhằm ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh trong vùng;
- Chủ động các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
xâm nhập mặn, dòng chảy kiệt thượng lưu;
- Đề xuất giải pháp phòng chống xói lở, bồi lắng và bảo vệ nguồn nước, giảm thi
ểu ô
nhiễm môi trường sinh thái;
- Kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình, đồng thời với việc tăng
cường và thực hiện tốt công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến
đổi khí hậu-nước biển dâng.
IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH
- Phối hợp với các ngành, các địa phương cập nhật, bổ sung quy hoạch phát triển trên
cơ sở tiếp tục triển khai các công trình theo Quyế
t định 84/2006/QĐ-TTg.
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD phù hợp
với Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi, Chiến lược phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai, triển khai hoàn thiện, khép kín hệ thống thuỷ lợi đã đề xuất trong Quy
hoạch để
phát huy nhiệm vụ thiết kế. Điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của các công trình

đã đề xuất đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Xây dựng mới các công trình phục vụ
đa mục tiêu ứng phó với BĐKH-NBD.
V. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI Ở ĐBSCL
5.1 Tình hình đầu tư thuỷ lợi ĐBSCL
Ngày 09/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 99/QĐ-TTg về “Định
hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao
thông và xây dựng nông thôn vùng ĐBSCL”. Theo quyết định này, ngay từ 1996, nhiều
công trình thủy lợi kết hợp với giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn và bố trí
dân cư đã được triển khai, nâng cao hiệu quả của các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở
cho vùng ĐBSCL.
Ngày 21/6/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 144/QĐ-TTg về phê duyệt
“Quy hoạch về kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng ĐBSCL giai đoạn từ nay đến 2010”.
Với Quyết định này, sự đầu tư cho vùng lũ được đẩy mạnh, mà tập trung trước hết là
vùng Tứ giác Long Xuyên. Chỉ trong 4 năm, 1996-1999, nhiều công trình trong hệ
thống kiểm soát lũ vùng TGLX ra đời và đến nay, hệ thống kiể
m soát lũ này đã khá
hoàn chỉnh, bao gồm các tuyến thoát lũ ra biển Tây, các đập tràn kiểm soát lũ đầu vụ
tuyến Vĩnh Tế, các cửa thoát lũ qua QL80 và ra biển…
Tiếp đến, ngày 19/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg
về việc phê duyệt“Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020”, kèm theo Quyế
t định phê duyệt là danh
mục đầu tư các công trình thủy lợi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các giai đoạn
đến năm 2010 và 2020, trong đó giai đoạn 2006-2010 ưu tiên tập trung đầu tư cho 79
công trình, chủ yếu giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về thủy lợi tại các địa
phương ở ĐBSCL về các mặt như kiểm soát lũ, cấp nước tưới, tiêu, ngă
n mặn, phòng
chống sạt lở, nuôi trồng thuỷ sản…
6


Theo vùng thủy lợi, các công trình được phân ra ĐTM 27 công trình, TGLX 16 công
trình, BĐCM 27 công trình và vùng giữa ST-SH 9 công trình. Theo cấp quản lý, có 14
công trình/hệ thống công trình do Bộ NN&PTNT quản lý và 65 công trình/hệ thống
công trình được giao cho địa phương quản lý. Theo đơn vị quản lý nguồn vốn, vốn do
Trung ương quản lý chiếm khoảng 33% và vốn do các tỉnh quản lý 67%.
Các công trình trong QĐ 84/TTg của Thủ tướng Chính phủ được chia theo cấp quản
lý gồm hai nhóm: (i) Nhóm do Bộ NN&PTNT quản lý gồm các công trình liên vùng,
liên tỉnh với 14/79 công trình; (ii) Nhóm phân cấp cho
địa phương quản lý nằm trong
phạm vi từng tỉnh gồm 55/79 công trình.
5.2 Thành tựu phát triển thuỷ lợi ĐBSCL
a. Những thành tựu đạt được:
Cùng với các công trình thuỷ lợi được hình thành qua hàng trăm năm, trong hơn 30
năm đầu tư, xây dựng gần đây, với số vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, huy
động cả từ Trung ương, địa phương và người dân, ĐBSCL đã hình thành m
ột hệ thống
công trình thủy lợi khá hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
của toàn đồng bằng.
- Về tưới, khoảng trên 1,4 triệu ha (trên 90% diện tích vụ Đông-Xuân và Hè-Thu) đã
được chủ động tưới bằng hệ thống kênh, cống các cấp, kể cả những vùng có khó khăn
về nguồn nước như Tứ giác Hà Tiên, Nam Măng Thít, Quản Lộ-Phụng Hi
ệp, ven biển
Đông, biển Tây, vùng phèn nặng ở trung tâm ĐTM, TGLX… Một số nơi do chưa chủ
động được nguồn cấp ngọt từ sông chính nhưng cũng đã hình thành hệ thống bờ bao,
cống bọng, thậm chí cống có quy mô khá lớn để trữ, giữ nước mưa, tạo điều kiện kéo
dài thời gian có ngọt từ 6-7 tháng trước đây lên 9-10 tháng, thậm chí hơn 11 tháng
trong năm.
- Về kiể
m soát lũ, ngay từ những năm đầu Thập niên 90 của Thế kỷ 20, đứng trước
yêu cầu tăng vụ, đảm bảo sản xuất vụ Hè-Thu, người dân vùng ngập lụt ĐBSCL đã

triển khai dạng bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ (tháng Tám), mang lại hiệu quả thiết thực
cho vùng ngập lũ. Đến nay, tuy việc phát triển hệ thống bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ, k

cả nhiều nơi chuyển sang hình thức kiểm soát lũ cả năm ngay trong vùng ngập trung
bình (từ 1,5-2,5 m) là tự phát, không theo quy hoạch, song, cùng với hệ thống kiểm soát
lũ do Nhà nước đầu tư, trong đó có đê bảo vệ các khu dân cư tập trung, thì phải thấy
rằng, kiểm soát lũ ĐBSCL là hướng đi đúng đắn, đã đạt những thành quả đáng kể, giúp
ổn định và phát triển kinh tế-xã hộ
i nói chung và sản suất nông nghiệp nói riêng trong
vùng ngập lụt. Cùng với hệ thống các cụm dân cư được xây dựng theo chương trình dân
cư vùng ngập lũ, hệ thống giao thông kết hợp thủy lợi đã kết nối các khu dân cư với hệ
thống giao thông liên huyện, liên tỉnh và quốc gia, tạo thành địa bàn sinh sống vững
chắc, an toàn và chủ động trong vùng ngập lũ.
- Về tiêu nước, do còn nhiều vùng trũng thấp, vùng
ảnh hưởng lũ lớn, nên hiện hệ
thống tiêu thoát nước chỉ có thể phục vụ tốt cho khoảng 80% diện tích sản xuất nông
nghiệp với mục tiêu sản xuất ổn định 2 vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu. Những năm mưa
lớn, lũ rút muộn thường gây khó khăn cho sản xuất ở ĐBSCL về thời vụ do chưa đáp
ứng tốt khả năng tiêu thoát nước mưa, n
ước lũ.
- Về hệ thống đê biển, đê cửa sông, vùng ven biển và cửa sông ĐBSCL đã từng bước
hình thành hệ thống đê ngăn mặn, kiểm soát triều cường, sóng cao và đang nâng dần
lên khả năng chống chọi với nước dâng do bão. Nhiều tuyến đê đã phát huy tốt hiệu quả
7

trong kiểm soát mặn và phòng tránh thiên tai, như các tuyến đê biển Tiền Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… Các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, tuy hệ thống đê
biển chưa khép kín nhưng từng đoạn tuyến cũng đã phát huy tác dụng tích cực trong
bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Về cải tạo và phát triển vùng đất phèn, nhờ hệ thống thủy lợi, mặc dù có lúc, có nơi,

do phát triển kênh và cống vùng phèn gây nên những tác động tiêu cự
c lên chất lượng
nước trong vùng và lân cận, song, sau nhiều năm phát triển, đến nay, cơ bản chung ta
đã hiểu và làm chủ được vùng đất phèn, biến những vùng đất phèn rộng lớn ở ĐTM,
TGLX và BĐCM thành những vùng sản xuất lúa ổn định 2-3 vụ. Hiện chỉ còn một ít
đất phèn nặng ở vùng rốn phèn ĐTM (Bắc Đông-Bo Bo), BĐCM (Hồng Dân, Phước
Long)… nhưng cũng được sử dụng trồng tràm và cây công nghiệ
p.
- Về kết hợp giao thông-thủy lợi-dân cư, nhờ thực hiện Quyết định 99/QĐ-TTg, hầu
hết công trình thủy lợi xây dựng trong thời gian sau này ở tất cả các vùng đều có sự kết
hợp khá tốt giữa nạo vét, nâng cấp kênh, xây dựng bờ bao với giao thông nông thôn,
giao thông liên huyện, bố trí địa bàn dân cư…, đặc biệt ở vùng ngập lụt.
- Về chống xói lở bờ biển, xói l
ở, bồi lắng sông, kênh, trong những năm qua đã có
nhiều công trình kè được xây dựng, việc nạo vét cửa sông, dọc kênh cũng được thực
hiện, mang lại hiệu quả nhất định trong bảo vệ các khu dân cư, các công trình ven biển,
ven sông, đảm bảo khả năng cấp nước, thoát lũ của toàn hệ thống…
- Về phòng chống cháy rừng, nhờ hệ thống đê bao, cống điều tiết nướ
c và hệ thống
trạm bơm, các Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Tràm Chim, U Minh Hạ, các khu Bảo
tồn thiên nhiên Xẻo Quýt, Lung Ngọc Hoàng, Trà Sư… đã được bảo vệ khá tốt qua
những năm gần đây.
b. Những tồn tại trong quản lý quy hoạch và phát triển thuỷ lợi ĐBSCL:
- Trong vùng ngập lũ trung bình, theo quy hoạch lũ chỉ sản xuất 2 vụ lúa (Đông-
Xuân, Hè-Thu), lên bờ bao bảo vệ vụ Hè-Thu khi gặp lũ sớm (l
ũ tháng 8). Song trong
những năm qua, diện tích bao đê kiểm soát lũ cả năm để sản xuất 3 vụ phát triển nhanh
(thêm vụ Thu-Đông), đặc biệt ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, tác động đến nhiều mặt
về dòng chảy lũ, nước ngầm và môi trường.
- Ở vùng ven biển, ở những nơi trước đây chỉ làm một vụ Mùa, nay nhờ có nước ngọt

(trữ trong đồng hay chuyển từ sông vào)
đã tăng lên 2 vụ khá ổn định (Đông-Xuân và
Hè-Thu) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều chân ruộng được
người dân sản xuất 3 vụ (thêm vụ Xuân-Hè), khiến việc cấp nước cho vùng ven biển
gặp rất nhiều khó khăn, kém ổn định.
- Nhiều hạng mục công trình được thay đổi quy mô, chức năng và nhiệm vụ trong quá
trình chuẩn bị đầu tư.
- Các hệ thống công trình và nhiều công trình chư
a được đầu tư xây dựng đồng bộ.
- Một số hệ thống công trình được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng việc quản lý vận
hành hệ thống chưa được chú trọng.
- Nhiều công trình, hệ thống công trình chưa thích ứng với điều kiện BĐKH, NBD
trong 20-30 năm tới và xa hơn, đến năm 2050.

VI. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG
6.1 Diễn biến khí tượ
ng-thuỷ văn ĐBSCL những năm gần đây
8

Trong các thập niên gần đây, ĐBSCL đã và đang gánh chịu những tác động khá
mạnh mẽ do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây nên, trong đó lũ có những biến động
ngày càng lớn giữa năm lũ lớn và lũ nhỏ, bão nhiều và mạnh hơn, hạn hán nghiêm
trọng hơn, cháy rừng, sạt lở bờ sông, tố lốc, triều cường xuất hiện ngày càng nguy
hiểm hơn. Chỉ tính trong 10 năm qua,
ĐBSCL đã có:
- 3 năm liên tiếp từ 2000-2002 có lũ lớn, trong đó năm 2000 là lũ lớn lịch sử. Trong
dãy tài liệu mực nước nhiều năm tại Tân Châu và Châu Đốc từ 1924 đến nay, 3 năm lũ
lớn liên tiếp, trong đó có lũ năm 2000 là điều khá đặc biệt, do trước đó cũng có những
nhóm năm lũ lớn như vậy nhưng không lớn bằng. Tại Tân Châu, đỉnh lũ nă
m 2000

(5,06 m) chỉ đứng thứ 2 sau lũ 1961 (5,12 m), trong khi tổng lượng đạt đến 430 tỷ m
3
,
lớn hơn lũ 1961 chừng 15 tỷ m
3
.
- 7 năm liên tiếp, từ 2003 đến 2009, ĐBSCL có lũ dưới trung bình, trong đó tại Tân
Châu năm 2006 có mực nước 4,00 m và năm 2008 chỉ đạt 3,65 m, thuộc năm cực nhỏ
trong 70 gần đây. Lũ dòng chính nhỏ, tổng lượng nhìn chung chỉ đạt 80-90% tổng
lượng trung bình, kéo theo mực nước lũ trong nội đồng cũng rất thấp, một vài năm hầu
như nội đồng đói lũ (các năm 2003, 2008 và 2009, tổng lượ
ng lũ chỉ đạt dưới 70% tổng
lượng lũ trung bình).
- 2 lần có bão lớn đổ bộ và ảnh hưởng đến ĐBSCL là bão Linda năm 1997 và bão
Durian năm 2006. Theo thống kê, trong hơn 100 năm qua, ĐBSCL hứng chịu 3 trận
bão đổ bộ trực tiếp, trong đó có trận bão năm 1904, cách bão Linda 93 năm, trong khi
bão Durian chỉ cách bão Linda 9 năm.
- 8 năm liền ĐBSCL gặp hạn, đặc biệt hạn kết hợp dòng chảy kiệt trên sông Mekong và
xâm nhậ
p mặn sâu vào năm 2004 và 2008. Diễn biến hạn-mặn đầu năm 2010 cũng cho
thấy có xu thế gần với năm 2004.
- Tố lốc xuất hiện nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng.
- Cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt đợt cháy rừng Vườn Quốc gia U Minh Thượng
vào năm 2002 mà ảnh hưởng của nó đến nay vẫn chưa được khắc phục.
- Sạt lở bờ biể
n, bờ sông xảy ra với số lần, số vị trí và cường độ cao, như sạt lở ven biển
Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và gần đây là biển phía Tây của tỉnh Cà Mau. Sạt lở
bờ sông, kênh cũng xẩy ra với cường suất cao, ảnh hưởng nhất định đến ổn định kinh
tế-xã hội của nhiều địa phương, như sạt lở bờ sông Tiền tại Tân Châu, Hồ
ng Ngự, Sa

Đéc, Vĩnh Long… sạt lở trên Hậu tại Châu Đốc và trên QL91 thời gian gần đây…
- Nước biển có xu thế ngày càng dâng cao, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, tại Vũng Tàu (biển Đông), mực nước biển trung bình 50 năm qua đã tăng
khoảng 12 cm. Triều cường trên nền nước biển dâng ngày càng uy hiếp nghiêm trọng
các vùng đất thấp, kể cả các thành phố ven biển ảnh hưởng triều như Cần Thơ, Cà Mau,
Vĩnh Long…
6.2 Kịch bản biến đổi dòng chảy thượng lưu
Tổng hợp các nghiên cứu, đánh giá của các tổ chức quốc tế, cân nhắc các kết quả
chính thức của Ban Thư ký MRC được công bố gần đây nhất (tháng 9/2009 và tháng
4/2010), cân bằng các tác động do biến đổi khí hậu, phát triển hồ chứa và gia tăng cấp
nước ở tất cả các nước thượng lưu, kịch bản chung cho dòng chả
y đến Kratie cho các
giai đoạn như Bảng 01.
9


Bảng 01: Kịch bản biến đổi dòng chảy đến Kratie theo các nguồn khác nhau (%)
Giai đoạn 2020 2030 2050
Dòng chảy mùa lũ (%) +5 +10 +15
Dòng chảy mùa kiệt* (%) -5 -10 -15/-20
(*) Để so sánh, tính toán thêm kịch bản kiệt năm 2050 giảm -30%.

6.3 Kịch bản nước biển dâng
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 6/2009, với kịch
bản phát thải trung bình B2, mực nước biển vùng ĐBSCL sẽ có sự gia tăng theo từng
giai đoạn trong Bảng 02.
Bảng 02: Kịch bản mực nước biển dâng trung bình và mực nước đỉnh triều tương ứng
Giai đoạn Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050
Trung bình Đỉnh triều Trung bình Đỉnh triều Trung bình Đỉnh triều
Mực nước đỉnh triều

biển Đông (cm)
12 14-18 17 22-25 30 38-42
Mực nước đỉnh triều
biển Tây (cm)
12 12-15 17 17-22 30 30-26


Hình 01: Những vấn đề của ĐBSCL hiện nay
6.4 Hình ảnh ĐBSCL đến năm 2050 dưới tác động của BĐKH-NBD
6.4.1 Tác động đến xâm nhập mặn
Kết quả tính toán xâm nhập mặn hiện trạng và năm 2050 cho thấy:


10

Bng 03: Tng hp din tớch xõm nhp mn Max cỏc thỏng 2, 3, 4 theo mn
Smax (g/l)
Hin trng (ha) Nm 2050 (ha)
II III IV II III IV
0 1 1.599.641 1.650.377 1.478.580 1.452.789 1.425.452 1.311.993
1 4 575.280 576.725 527.594 553.611 509.859 489.184
4 8 452.614 418.415 431.741 543.078 532.545 502.178
8 12 230.722 219.322 227.672 305.688 256.475 341.097
12 16 209.850 149.480 203.106 175.545 186.587 197.840
16 20 199.253 153.172 187.692 160.931 198.951 153.369
20 24 86.380 92.803 137.759 170.323 197.270 154.479
24 28 334.924 96.014 97.138 371.134 178.815 238.200
28 32 126.199 455.825 483.922 86.152 333.625 414.435
> 32 5.138 7.867 44.796 750 420 17.224
Tng DT 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000























Hỡnh 01: Xõm nhp mn BSCL

Bng 04: Tng hp din tớch xõm nhp mn Max cỏc thỏng 2-4 vi mn 1 v 4 g/l
Smax (g/l) Hin trng Nm 2050
Thỏng II Thỏng III Thỏng IV Thỏng II Thỏng III Thỏng IV
Tng DT (ha) 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000
DT >1g/l (ha) 2.220.360 2.169.623 2.341.420 2.367.212 2.394.547 2.508.006
So vi tng DT (%) 58,12 56,80 61,29 61,97 62,68 65,65

DT >4g/l (ha) 1.645.080 1.592.898 1.813.826 1.813.601 1.884.688 2.018.822
So vi tng DT (%) 43,06 41,70 47,48 47,48 49,34 52,85
Hin trng xõm nhp mn BSCL Xõm nhp mn BSCL nm 2050
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

BIEN ẹONG
> 24
24
2012
10
Thang ủoọ m aởn (g/l)
482

BIEN TAY
C Mau
Bạc Liêu
Sóc Trăng
Rạch GIá
Cần Thơ
Tr Vinh
Bến Tre
Mỹ Tho
Vĩnh Long
Cao Lãnh
Tân An
Vị Thanh
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
BIEN ẹONG
> 24
24
2012
10
Thang ủoọ maởn (g/l)
482

BIEN TAY
C Mau
Bạc Liêu
Sóc Trăng

Rạch GIá
Cần Thơ
Tr Vinh
Bến Tre
Mỹ Tho
Vĩnh Long
Cao Lãnh
Tân An
Vị Thanh
11


Bảng 05: Khoảng cách xâm nhập mặn (>4g/l) gia tăng giữa các kịch bản giảm dòng
chảy kiệt so với hiện trạng khi nước biển dâng 30 cm (đơn vị: km)
Sông
Giảm lưu lượng thượng lưu tại Kratie
-15% -20% -30%
Tiền 19,9 25,7 29,9
Hậu 14,4 16,8 21,6

Bảng 06: Thay đổi diện tích xâm nhập mặn >4 g/l giữa các kịch bản giảm dỏng chảy
kiệt so với Hiện trạng khi nước biển dâng 30 cm (đơn vị: 1.000 ha)
Diện tích
Hiện
trạng
Giảm lưu lượng thượng lưu tại Kratie
-15% -20% -30%
Tổng Tăng Tổng Tăng Tổng Tăng
> 4g/l 1.691 1.987 +296 2.072 +381 2.146 +455
Tổng DT 3.820 3.820 7,7% 3.820 10,0% 3.820 11,9%





























Hình 02: Ranh giới xâm nhập mặn đến 2050 với các kịch bản giảm dòng chảy kiệt
thượng lưu khác nhau


- Ứng với kịch bản dòng chảy kiệt thượng lưu giảm 15%:
12

- Đối với ranh mặn cao nhất:
+ Độ mặn 1 g/l: Trên sông Tiền qua TP. Vĩnh Long 11 km (cao hơn hiện nay 27 km)
và trên sông Hậu qua TP. Cần Thơ 5 km (cao hơn hiện nay 20 km).
+ Độ mặn 4 g/l: Trên sông Tiền qua TP. Mỹ Tho 17 km (cao hơn hiện nay 20 km) và
trên sông Hậu ngang TP. Cần Thơ (cao hơn hiện nay 15 km).
- Đối với diện tích ảnh hưởng mặn lớn nhất:
+ Độ mặn >1 g/l: Diện tích ảnh hưởng mặn chiếm 66,6% (tăng 386.600 ha so với hiện
nay, tương ứ
ng 10,1% diện tích).
+ Độ mặn >4 g/l: Diện tích ảnh hưởng mặn chiếm 52,4% (tăng 311.652 ha so với hiện
nay, tương ứng 8,2% diện tích).
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Khoảng 4/5 diện tích vùng BĐCM (trừ Tây sông
Hậu), toàn bộ các Dự án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, Mỏ Cày, Nam Măng Thít,
Tiếp Nhật, bị mặn trên 4 g/l bao bọc và xâm nhập.
- Đối với cấp nước dân sinh: Ngoài các đô thị Bến Lức, Tân An, B
ến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần
Thơ bị mặn.
6.4.2 Tác động đến ngập lụt
Ứng với lũ thượng lưu tăng 15% đến năm 2050, kết quả mô phỏng thuỷ lực cho
thấy, do lũ tăng 15%, mực nước lũ tuỳ từng vùng có thể tăng 30-40 cm. Do mực nước
biển dâng, mực nước trong đồng bằng có thể tăng 12-17 cm. Tổng hợp tác
động bởi 2
yếu tố trên, mực nước ngập lụt ở ĐBSCL đến năm 2050 có thể gia tăng từ 50-60 cm.
Điều này dẫn đến:
- Đối với diện tích ngập lụt:

+ Độ ngập >0,5 m: Diện tích ngập lên đến 3.197.473 ha (chiếm 83,7% diện tích toàn
đồng bằng), tăng 407.827 ha so với hiện trạng (tương ứng 10,6% diện tích).
+ Độ ngập >1,0 m: Diện tích ngập lên đến 2.463.555 ha (chiếm 64,5% diện tích toàn
đồng b
ằng), tăng 660.636 ha so với hiện trạng (tương ứng 17,3% diện tích).
- Đối với mức độ ngập lụt:
+ Sản xuất nông nghiệp: Các vùng ảnh hưởng lũ mạnh như ĐTM, TGLX và GSTSH
mức độ ngập lũ sẽ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến SXNN sẽ lớn hơn.
+ Đô thị: Ngoài các độ thị như Châu Đốc, Long Xuyên, Cao Lãnh thường xuyên ảnh
hưởng bởi ngập lũ
, sẽ có thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vị
Thanh, Sóc Trăng, Rạh Giá và Hà Tiên bị ngập trên 1,0 m, trong đó nghiêm trọng nhất
là 2 thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long.
+ Thoát nước: Trong mùa lũ, việc thoát nước của các độ thi đã rất khó khăn, nay do
BĐKH-NBD, việc thoát nước càng khó khăn hơn. Các đô thị gồm Mỹ Tho, Bến Tre,
Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau việc tiêu thoát nước sẽ vô cùng khó khăn và chắc chắn
phải nhờ đến s
ự hỗ trợ của tiêu động lực.
- Đối với thời gian ngập (xét với mức ngập >0,5 m):
+ Đầu lũ (tháng VIII): Diện tích ngập đã lên đến 2.861.633 ha (chiếm 74,9% diện tích
toàn đồng bằng), tăng 863.148 ha so với hiện nay (tương ứng 22,6% diện tích).
+ Cuối lũ (tháng XI): Diện tích ngập vẫn còn 2.711.685 ha (chiếm 71,0% diệ tích toàn
đồng bằng), tăng 678.180 ha so với hiện nay (tương ứng 17,8% diện tích).
- Đối với diễn bi
ến lũ:
+ Lũ xuất hiện sớm hơn từ 0,5-1,0 tháng.
13

+ Lũ rút sẽ chậm hơn hơn từ 0,7-1,2 tháng.
+ Như vậy, thời gian ngập lũ hiện nay kéo dài từ 2-5 tháng sẽ tăng lên từ 5-7 tháng.























Hình 03: Ngập lụt ĐBSCL

6.5 Những tác động khác từ BĐKH và phát triển thượng lưu đến 2050
- Một khi hệ thống hồ chứa thượng lưu ĐBSCL được hoàn thành, tác động của chúng
đến ĐBSCL là cực kỳ to lớn, cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Những
tác động tích cực như điều hoà dòng chảy lũ-kiệt đối với năm trung bình làm giảm lũ và
tăng kiệt xuống hạ
lưu có thể được ghi nhận, song còn nhiều vấn đề cũng cần được

đánh giá kỹ hơn. Song, những tác động tiêu cực thì hình như là khá rõ ràng và có thể
nhận biết ngay, đó là:
- Biến lũ vào ĐBSCL từ lũ trung bình thành lũ nhỏ, lũ nhỏ thành không lũ. ĐBSCL là
đồng bằng tồn tại và phát triển nhờ lũ. Nếu không có lũ, nhịp sống của ĐBSCL này bị
đảo lộn và s
ẽ nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường và dòng chảy mùa kiệt. Trong khi
đó, với những trận lũ lớn (như lũ 1961, 1978, 2000…) thì hầu như hệ thống hồ chứa
không cắt được lũ mà còn làm cho lũ lớn hơn. Điều này dẫn đến lũ hàng năm ở ĐBSCL
ngày càng có sự chênh lệch nhiều hơn, lũ lớn càng lớn hơn và lũ nhỏ càng nhỏ hơn.
H
ậu quả là ĐBSCL phải đối mặt với các mùa lũ rất khác xa nhau, chênh lệch mực nước
hàng năm ngày càng lớn hơn, khiến gia tăng xói lở và mất ổn định lòng sông.
- Giảm phù sa: Theo đánh giá của MRC, lượng phù sa, đặc biệt là phù sa đáy (chủ yếu
là cát xây dựng) xuống ĐBSCL sẽ giảm dần và đạt mức giảm lớn nhất là khoảng 40%
so với hiện nay do hệ thống hồ chứ
a thượng lưu, ít nhất là trong khoảng 50 năm đến,
sau đó có thể ổn định và tăng trở lại. Giảm phù sa kéo theo giảm chất lượng bồi bổ
đồng ruộng và gia tăng xói lở lòng sông, bờ biển, đặc biệt là làm giảm mức độ tiến ra
biển của mũi Cà Mau như hiện nay.
Hiện trạng ngập lụt ĐBSCL (lũ 2000)
Ngập lụt ĐBSCL năm 2050
14

- Giảm lũ đầu vụ (tháng VIII): Lũ đầu vụ (tháng VIII) nếu lớn sẽ ảnh hưởng đến thu
hoạch vụ Hè-Thu, song nếu nhỏ hoặc biến mất thì vô cùng nguy hại, đặc biệt đến hàm
lượng phù sa (vì 60-70% lượng phù sa trong năm tập trung vào 3 tháng đầu mùa lũ),
chất hữu cơ cho đồng ruộng, thức ăn cho thuỷ sản, nguồn giống và sự trưởng thành
thuỷ sản tự nhiên.Ngoài ra, nước l
ũ về sau tháng VIII sẽ là nước lũ trong hơn nên khả
năng đào xói cũng mạnh hơn.

- Suy giảm chất lượng nước: Theo đánh giá của MRC, chất lượng nước của hạ lưu
Mekong, đặc biệt vùng châu thổ sẽ có xu thế giảm, rõ rệt nhất là từ sau năm 2030.
- Suy giảm diện tích đất ngập nước: ĐBSCL tuy diện tích đất ngập nước tự nhiên hiện
không còn nhi
ều, ngoài rừng ngập mặn ven biển còn một số Vườn Quốc gia như U
Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim và Khu Bảo tồn tự nhiên như Lung Ngọc
Hoàng, Láng Sen, Trà Sư…, song đều có ía trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học. Hệ
thống hồ chứa thượng lưu sẽ tác động nhất định đến diện tích (làm giảm 640 ha) và chất
lượng các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL.
- Gia t
ăng những vấn đề nóng về môi trường: Do sự tác động đến dòng chảy và chất
lượng nước theo xu thế gia tăng cực trị, sự vận hành của hệ thống hồ chứa thượng lưu
cũng sẽ gây nên và làm tăng thêm những vấn đề nóng về môi trường, đặc biệt vấn đề
xuyên biên giới.
- Suy giảm những loài di cư: Các đập trên dòng chính, cho dù được xử lý có đường
cho cá đi, c
ũng sẽ gây những tác động tiêu cực lên các loài di cư, đặc biệt các loài di cư
từ thượng xuống hạ lưu và ngược lại trong năm, trong đó, những loài cá có kích thước
lớn (như cá vược, cá hô ).
- Giao thông thủy: Giao thông thuỷ có lẽ là ngành bị ảnh hưởng lớn nhất bởi sự xây
dựng và vận hành của hệ thống hồ chứa thượng lưu. Mặc dù có thể bố trí âu thuyền,
nhưng s
ự lưu thông của tàu thuyền có những ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, còn là tác
động của vận hành hồ chứa, trong đó có sự đóng, mở đột ngột các turbine phát điện và
tràn xả lũ.
6.6 Các tác động tiêu cực lên vùng ĐBSCL do BĐKH-NBD đến 2050
- Hàng nghìn năm qua, ĐBSCL có được nhờ dòng nước của sông Mekong và bồi đắp
dần từ phù sa sông, bởi vậy mà hàng năm đều lấn ra biển ít nhiều. Đất liền ngày càng
m
ở rộng (xu thế bồi nhiều hơn xu thế xói, diện tích bồi nhiều hơn diện tích xói), dòng

sông ngày càng tiến ra biển. Tuy nhiên, do áp lực giảm dòng chảy lũ và dòng chảy
trung bình hàng năm (là dòng chảy tạo lòng), lượng phù sa tự thượng lưu và nước biển
dâng, khiến xu thế này bị chặn lại và có nguy cơ diễn biến theo chiều ngược lại. Những
thay đổi về mực nước biển, về xói lở gia tăng, về
mặn xâm nhập sâu hơn… trong thời
gian gần đây cho thấy đất liền và biển ở ĐBSCL đang trong xu thế tranh chấp gay gắt,
đang trong một cân bằng động mà có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào, nếu có sự thắng thế
của bên kia.
- Do NBD làm gia tăng biên độ triều (từ 3,5-4,0 m hiện nay lên 4,0-4,5 m trong tương
lai), khiến tăng nguy cơ xói lở bờ sông, bờ biển.
- Hệ thống đ
ê biển hiện nay có cao trình còn thấp so với yêu cầu (3,5-3,8 m ven biển
Đông và 2,2-2,4 m ven biển Tây) nên đều có thể bị ngập do NBD. Vì thế phải được
xem xét nâng lên thêm từ 0,6-1,2 m ở biển Đông và 0,4-0,6 m ở biển Tây từ nay đến
2050.
- ĐBSCL hiện nay có khoảng 6,5 triệu người sống ở vùng ven biển. Đến năm 2050,
15

theo dự báo, con số này sẽ là khoảng 11,5 triệu người. Khi NBD cộng với BĐKH và
phát triển thượng lưu sẽ dẫn đến nguy cơ người dân vùng ven biển không có nước sinh
hoạt.
- Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, vùng ven biển sẽ hình thành nhiều khu và
cụm công nghiệp mà hầu hết là công nghiệp dùng nhiều nước. BĐKH và NBD sẽ làm
cho vùng ven biển không đủ khả năng cấp nước từ nguồn nước mặt cho các khu công
nghiệp này.
- Hiện vùng ven biển có nhiều dự án kiểm soát mặn phục vụ sản xuất, như Gò Công,
Bảo Định, Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít, Ba Rinh-Tàm Liêm, Tiếp Nhật, QLPH…. Các
dự án ngăn mặn này sẽ không thể đủ nước để sản xuất 2 vụ nếu mặn xâm nhập sâu hơn
do thiếu nước ngọt từ thượng lưu và NBD.
- Một số đô thị gần biển hiện nay nh

ư Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên… sẽ bị ảnh hưởng mặn cần phải di
chuyển vị trí nguồn cấp lên thượng lưu. Việc cấp nước cho các thị trấn, khu dân cư ven
biển sẽ ngày càng khó khăn và tốn kém hơn.
- Do BĐKH ở ĐBSCL, hạn trên 7 ngày, 10 ngày ngay trong mùa mưa, đặc biệt hạn Bà
Chằng sẽ gia tăng khoảng 1,5 lần do mùa mưa đến muộn và tổng s
ố ngày mưa trong
năm giảm.
- Do lũ những năm lũ lớn có xu thế lớn hơn và mùa lũ kéo dài hơn, dẫn đến các vùng
ngập sâu hiện nay (khoảng 900.000 ha) có nguy cơ không đủ thời gian gieo trồng hai
vụ.
- Nhiều tuyến giao thông, đặc biệt các tuyến giao thông vùng ngập trung bình và sâu ở
vùng ngập lũ sẽ có nguy cơ bị ngập từ 0,2-0,5 m (ngập ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng
h
ơn là phải nâng mực nước thiết kế hiện nay lên).
- Cũng do lũ lớn tăng, các nền và tuyến dân cư được xây dựng theo quyết định của
Chính phủ trong Chương trình cụm tuyến dân cư vùng lũ cũng sẽ có nguy cơ bị ngập.
- Thêm nhiều thị trấn, thị xã và thành phố 13 tỉnh ĐBSCL bị ngập nước.
- Nền các khu công nghiệp vùng ngập lũ cũng có nguy cơ
bị ngập từ 0,2-0,5 m.
- Nước biển dâng sẽ khiến khả năng thoát lũ từ nội đồng ra sông chính, từ ĐTM sang
Vàm Cỏ Tây và đặc biệt từ vùng TGLX ra biển Tây giảm do chân triều tăng cao hơn.
6.7 Tác động tích cực có thể có lên vùng ĐBSCL do BĐKH-NBD đến 2050
BĐKH, đặc biệt là NBD, ngoài những tác động tiêu cực như đã phân tích trên đây,
còn có những tác động mang tính tích cực và trong quy hoạch này cần nhận biết để
lợi
dụng triệt để chúng. Những mặt tích cực được nhận biết gồm:
- Nhờ NBD sẽ làm nâng cao đầu nước trên hệ thống sông kênh, tăng khả năng tưới tự
chảy ở vùng ven sông và cửa sông (như ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long ).
- Do tác động của NBD sẽ ảnh hưởng mạnh hơn trên dòng chính (rộng nên khả năng

truyền triều mạnh hơn), vì thế, nguồ
n nước ngọt có xu thế chuyển nhiều hơn sang hai
phía Bắc và Nam của ĐBSCL, bao gồm các hệ thống sông Cái Lớn-Cái Bé và sông
Vàm Cỏ.
- Cũng nhờ tăng đầu nước nên nếu có nguồn ngọt ổn định và dồi dào, khả năng chuyển
nước vào nội đồng sẽ được gia tăng đáng kể.
- Do mực nước biển trung bình gia tăng nên có thể kéo theo tác động làm gia tăng mực
nước ng
ầm.
16

- Tăng khả năng tương tác sông-biển, tạo điều kiện tốt hơn cho đa dạng sinh học vùng
cửa sông.
- Thuận lợi hơn trong tiếp nhận nước mặn-lợ từ biển.
- Giao thông thủy thuận tiện hơn

Hình 04: Sơ đồ quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD
VII. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TH
ỦY LỢI
7.1 Những tiền đề chính cho quy hoạch thuỷ lợi
7.1.1 Xu thế phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL
- Nông nghiệp vẫn sẽ là ngành quan trọng đối với sự ổn định và phát triển ĐBSCL
trong tương lai; lúa vẫn sẽ là cây trồng chính và chủ đạo trong nhiều năm đến.
- Thủy sản là một trong hai ngành chính có lợi thế cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cao ở
ĐBSCL.
- Phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu… theo hướ
ng đa dạng hóa nông
nghiệp.
- Ổn định diện tích lúa khoảng 1,781 triệu ha, sản lượng 21-22 triệu tấn, xuất khẩu đạt
4,5-5,0 triệu tấn.

- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất lúa chuyên canh, hướng đến xuất khẩu, phát
huy lợi thế sản xuất lúa vụ 3, thủy sản nước ngọt, nước mặn theo hướng chuyên canh và
sinh thái, chuyên cây ăn trái, cây công nghiệp và phát triển đa dạng.
17

7.1.2 Xu thế phát triển kinh tế-xã hội
- Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội ĐBSCL là đặt sự phát triển của vùng trong bối
cảnh phát triển tương lai quốc tế, quốc gia; Phát triển bền vững và hài hòa về kinh tế, an
sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường; Phát triển
cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác tài nguyên đặc trưng cho phát triển từng tiểu vùng; Phát
triển có trọng điểm, trọ
ng tâm, xây dựng kết cấu hạ tầng khung đồng bộ, phát triển
mạnh về kinh tế và ổn định chính trị; Động lực chính phát triển vùng là kinh tế nông-
lâm-thủy sản và kinh tế cửa khẩu.
- Về phát triển kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%/ năm giai đoạn
2011-2015 và 8,2%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến 2020, tỷ trọng nông-lâm-ngư
nghiệp trong GDP của vùng còn khoảng 30,9%, công nghiệ
p, xây dựng tăng lên 35,1%
và khu vực dịch vụ là 34%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 55,6 triệu
đồng tương đương với 2.700-2.800 USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người
đến năm 2020 đạt khoảng 1.200 USD. Góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh quốc
gia và giữ vững mức xuất khẩu vào khoảng 4-5 triệu tấn gạo/năm.
- Về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, tỷ lệ tăng dân số
bình quân thời kỳ 2011-
2015 tăng khoảng 0,8%/năm, thời kỳ 2016-2020 tăng khoảng 0,85%/năm. Đến năm
2020, dân số của vùng đạt mức 18,8 triệu người (năm 2050 ước tính 31-32 triệu người).
Tỷ lệ đô thị hóa của vùng tăng lên nhanh hơn, đạt khoảng 34,2% vào năm 2020. Phấn
đấu đến năm 2020 đưa giáo dục, đào tạo và dạy nghề bằng và vượt các chỉ số phát triển
của các ngành h
ọc, bậc học bình quân chung của cả nước. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ

thất nghiệp lao động ở khu vực thành thị còn khoảng 3,5-4%, đồng thời tăng tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 88-90% tổ ng lực lượng lao động trong các
ngành kinh tế. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của đến năm 2020 khoảng 60%
(trong đó đào tạo nghề
là 55%). Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm. Nâng
nhanh tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh; chú ý đến vùng khó khăn về nước. Đến năm
2020 về cơ bản 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Thu gom và xử lý chất
thải được chú trọng.
- Về quốc phòng-an ninh, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông ra biên giới, hệ thống
đồn trạm biên phòng và các khu vực phòng thủ, các khu dân cư và h
ạ tầng kinh tế-xã
hội gắn với quốc phòng bảo vệ biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc Khơmer. Đẩy
mạnh công tác giáo dục vận động quần chúng chấp hành luật pháp, hạn chế tai nạn giao
thông, giáo dục nếp sống văn hoá mới, chống mê tín dị đoan.
7.1.3 Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
- Phát triển nông nghiệp, thủy sản ở ĐBSCL trên cơ sở dòng ch
ảy kiệt sông Mê Công
và xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là hiện tượng phức tạp ở vùng sông ảnh hưởng triều.
Bài toán xâm nhập mặn trước đây luôn gắn với khai thác và sử dụng dòng chảy kiệt cả
ở thượng lưu Mekong và ĐBSCL, nay lại thêm tác động của nước biển dâng nên càng
phức tạp. Quản lý dòng chảy kiệt được xem là chiến lược quan trọng nhất. “Đảm bảo an
ninh dòng chảy kiệt” là yế
u tố sống còn đối với sự phát triển ổn định và bền vững của
ĐBSCL trong tương lai.
- Để phát triển và phát triển bền vững, kiểm soát lũ được xem là hướng đi tất yếu ở
vùng ngập lụt ĐBSCL. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề về chuyển đổi sản xuất linh
hoạt ở vùng không kiểm soát lũ để lợi dụng tối đa nguồ
n lợi từ lũ; Tác động tương hỗ
của kiểm soát lũ đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn; Hiệu quả và hệ quả của bảo vệ
18


sản xuất lúa 3 vụ trong vùng ngập lũ; Tác động của kiểm soát lũ ở mức độ cao đến các
hệ sinh thái vùng lũ; Tác động của kiểm soát lũ đến ổn định lòng sông, kênh, cửa sông
và bờ biển; Tận dụng nguồn nước lũ để phát triển nông nghiệp/thủy sản, vệ sinh đồng
ruộng, không làm giảm lợi ích từ các trận lũ trung bình và lũ nhỏ; Tác động giảm lũ từ

hệ thống hồ chứa thượng lưu đến lũ và dòng chảy kiệt.
7.2 Định hướng tổng thể phát triển thuỷ lợi ĐBSCL ứng phó BĐKH-NBD đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2050
Để ứng phó chủ động và hiệu quả với BĐKH-NBD cũng như các tác động ở thượng
lưu Mê Công, phát triển thuỷ lợi ĐBSCL sẽ theo định hướng tổng thể như
sau:
- Hoàn chỉnh và từng bước nâng cao hệ thống đê biển-đê cửa sông để đạt cao trình
chống mực nước dâng do bão và triều cường ứng với BĐKH-NBD:
+ Từ nay đến 2020/2030: Hoàn chỉnh tuyến và nâng cấp toàn tuyến để đạt cao trình ứng
với NBD 12 cm (năm 2020) và 17 cm (năm 2030).
+ Từ 2030-2050: Nâng cấp đến cao trình tương ứng với NBD 30 cm đến năm 2050.
+ Xem xét kết hợp với đường giao thông ven biển.
- Hoàn chỉnh và từng bướ
c nâng cao hệ thống đê sông Tiền-sông Hậu với hệ thống
cống kiểm soát mặn ở vùng cửa sông và kiểm soát lũ, lấy nước tưới mùa kiệt ở vùng
ngập lũ.
- Từng bước xây dựng và hình thành hệ thống công trình tại một số cửa sông lớn có
hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt và đảm bảo thoát lũ, bao gồm:
+ Các cống Cái Lớn, Cái Bé đã rõ về kinh tế
và hiệu quả đầu tư.
+ Xem xét theo thứ tự ưu tiên các cống Vàm Cỏ, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu.
7.3 Giải pháp phát triển thuỷ lợi ĐBSCL ứng phó với BĐKH-NBD đến năm 2020
và tầm nhìn 2050
7.3.1 Giải pháp tổng thể

- Tiếp tục xây dựng và nâng cấp các cụm tuyến dân cư và bảo vệ các thị trấn, thị xã,
thành phố trong vùng ngập do lũ và NBD.
- Thực hiện Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 củ
a Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang
(trong đó có các tỉnh ĐBSCL); kết hợp tuyến đê biển vùng ĐBSCL với đường giao
thông ven biển.
- Kết hợp chặt chẽ các công trình thủy lợi, giao thông, dân cư trong tổng thể phát triển
cơ sở hạ tầng chung nhằm đạt được hiệu quả cao trong đầu tư
.
- Xem xét các tuyến giao thông nông thôn khi xây dựng mô hình nông thôn mới trong
vùng ngập theo cao trình mới, đồng thời đảm bảo khả năng thoát lũ.
- Nâng cấp và xây dựng mới đê sông (khoảng 742 km) theo cao trình thích hợp.
- Hạn chế lũ tràn từ biên giới vào ĐBSCL bằng hướng thoát lũ ra biển Tây (vùng Tứ
giác Long Xuyên), sang sông Vàm Cỏ và qua sông Tiền (vùng Đồng Tháp Mười). Tận
dụng khả năng trữ lũ, chậm lũ bằng các hệ thống kênh trục cắt ngang vùng lũ
tạo nên,
nhất là cho vùng Đồng Tháp Mười trong điều kiện lũ nhỏ và trung bình.
19

- Nâng cấp và làm mới các trục thoát lũ, dẫn nước, tiêu nước cho các vùng Tứ giác
Long Xuyên, Tả sông Tiền, giữa sông Tiền-sông Hậu, Bán đảo Cà Mau, nhất là các
vùng ven biển.
- Xem xét khả năng trữ nước trên các sông lớn và trên hệ thống kênh rạch đảm bảo
nguồn nước ngọt cấp cho toàn vùng ổn định và bền vững.
- Nâng cao các giải pháp phi công trình ứng phó với BĐKH như chuyển đổi cây trồng,
vật nuôi, tưới tiết kiệm nước, lai t
ạo giống lúa chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập…, thực
hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo khí tượng, thuỷ văn…
7.3.2 Giải pháp cho vùng Tả sông Tiền (Đồng Tháp Mười và Đông Vàm Cỏ Đông)

a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Tăng khả năng cấp nước từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây bằng việc nạo vét, mở
rộng (theo giai đoạn) các kênh trục tiếp nước qua Đồng Tháp M
ười như Sở Hạ-Cái Cỏ,
Tân Thành-Lò Gạch, Hồng Ngự, An Phong-Mỹ Hòa-Bắc Đông, Đồng Tiến-Lagrange,
Nguyễn Văn Tiếp. Tận dụng tối đa nguồn nước ngọt cung cấp từ hồ Dầu Tiếng qua
sông Vàm Cỏ Đông. Chủ động trữ nước, kiểm soát mặn trên Vàm Cỏ bằng công trình.
- Làm cống ngăn mặn trên các cửa kênh dọc sông Tiền khi mặn lên cao (trong trường
hợp không có công trình đảm b
ảo giữ ngọt trên sông chính), kết hợp chuyển nước ngọt
từ cống Vàm Cỏ bằng xiphông qua các trục giao thông thủy để cấp nước cho các dự án
Bảo Định và Gò Công, song song với đê ngăn lũ, triều cường dọc sông.
b. Kiểm soát lũ, triều do nước biển dâng:
- Phối hợp công trình trữ ngọt và ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ để giải quyết ngập lũ,
triều bằng cách tă
ng khả năng thoát lũ qua cống và ngăn đỉnh triều cường.
- Đối với trung tâm Đồng Tháp Mười, các phương án trữ lũ, chậm lũ theo bậc thang kết
hợp với các tuyến và hành lang thoát lũ được thực hiện trong giai đoạn trước mắt và sẽ
được nghiên cứu, bổ sung công trình khi có điều kiện. Khi có cống trên sông Vàm Cỏ
sẽ tăng khả năng trữ ngọt, hạn chế xâm nhập m
ặn và tăng khả năng thoát lũ.
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống đê ven biển khép kín từ cửa Tiểu đến công trình trên
sông Vàm Cỏ.
- Do diễn biến lũ khá phức tạp trong thời gian gần đây, hệ thống cống kiểm soát lũ trên
kênh Tân Thành-Lò Gạch được đề xuất trong quy hoạch lũ ĐBSCL và trong Quyết định
84/2006/QĐ-TTg tạm thời chưa xem xét.
c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình thoát l
ũ ven biên giới: Thực hiện theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, trừ 11 cống trên kênh Tân Thành-Lò Gạch và 3 cống ven

sông Tiền.
- Cụm kênh thoát lũ ra sông Tiền:
+ 5 kênh thoát lũ trực tiếp từ tuyến kiểm soát lũ kênh Tân Thành-Lò Gạch là kênh 2/9,
Kháng Chiến, Bình Thành, Thống Nhất-Đốc Vàng Thượng, Phú Hiệp-Đốc Vàm Hạ.
+ 21 kênh thoát lũ vùng Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp.
- Cụm kênh thoát lũ, dẫn nước từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây:
20

+ Thực hiện theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (các kênh
Đồng Tiến-Lagrange, An Phong-Mỹ Hòa- Bắc Đông, Nguyễn Văn Tiếp).
+ Kênh tiếp nước Bình Phan- Gò Công.
+ Xiphông tiếp nước qua kênh Chợ Gạo.
- Chú trọng các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
- Cống trên sông Vàm Cỏ.
7.3.3 Giải pháp cho vùng giữa sông Tiền, sông Hậu
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Đây là vùng thuận lợi về cấ
p nước với nguồn nước ngọt từ sông Tiền - sông Hậu, trừ
một số vùng còn khó khăn thuộc 2 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và cần có giải pháp công
trình với quy mô lớn.
- Giải pháp cơ bản ứng phó với BĐKH-NBD cho vùng này và ĐBSCL là tác động lên 3
cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu bằng các cống cửa sông.
- Tại vùng này đang thực hiện Dự án Bắc Bến Tre. Quan điểm chung là tiếp tục thực hiện
các hạng m
ục của Dự án theo phân kỳ đầu tư, triển khai trước các hạng mục đã rõ về kỹ
thuật đảm bảo không mâu thuẫn với lâu dài. Xem xét đầu tư sớm một số cống, đê ven
sông Tiền (do mặn trên sông Tiền xâm nhập sâu trong những năm vừa qua).
b. Về kiểm soát lũ, triều cường:
- Kết hợp lên đê dọc sông Tiền, sông Hậu, đảm bảo tần suất thiết kế
đối với mực nước

lũ kết hợp nước biển dâng.
- Sớm nạo vét, mở rộng các kênh nối sông Tiền - sông Hậu để tăng khả năng chuyển
tải nước từ sông Tiền sang sông Hậu, đồng thời tiêu nước chua phèn, tiêu thoát cho các
khu vực bị ngập úng lâu ngày.
- Xem xét quy mô các công trình trên các cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu
đảm bảo thoát lũ (kể cả lũ tăng do BĐKH đến 2050, thậm chí 2100).
- Dải ven biển ti
ếp tục hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông nhằm khép kín và kết nối
từ cửa Đại đến cửa Định An.
c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình trên kênh Vĩnh An: Đầu tư nâng cấp bờ bao, cống bọng phục vụ sản
xuất theo hướng thích nghi.
- Cụm công trình Bắc Cái Tàu Thượng (gồm Bắc Vàm Nao và Nam Vàm Nao): Tiến
hành lên đê kiểm soát lũ cả năm theo hình thức bao nhỏ, với kích thước ô bao từ
500 -
2.000 ha.
- Cụm công trình thoát lũ, cấp nước, tiêu nước sông Tiền-sông Hậu gồm một số kênh
chính: Kênh Mương Khai, Kênh Cần Thơ-Huyện Hàm, Kênh Nha Mân-Tư Tải, Kênh
Xẻo Mát-Cái Vồn, Kênh Xã Tàu-Sóc Tro…
- Cụm công trình Nam Măng Thít:
+ Cống Trà Ôn, Tích Quới (Rạch Bông Lớn), Mỹ Văn, Rùm Sóc (ven sông Hậu).
+ Kênh tiếp nước Long Hồ-Vũng Liêm-Thống Nhất-Kênh 3/2, Xã Tàu-Trà Ngoa-La
Ban.
21

+ Kênh Mây Phốp-Ngã Hậu.
- Cụm công trình Ba Lai (Bắc Bến Tre), bao gồm một số công trình chính:
+ Cống An Hóa.
+ Các cống ven sông Cửa Đại từ cống An Hóa ra biển (3 cống: Vĩnh Thái, Giồng Rừng,
Cái Ngang).

+ Các cống ven hạ lưu cống Hàm Luông ra biển (5 cống: Phú Mỹ, Hưng An, Hưng
Nhơn, Sơn Đốc 2, An Thới).
+ 8 cống Bắc kênh Bến Tre-An Hóa.
+ Kênh tiếp nước thượng Ba Lai, Giồng Trôm.
- Cụm Hương Mỹ (Nam Bến Tre):
+ Kênh tiếp nước Gi
ồng Ông Keo-Hương Mỹ.
+ Cống ven sông Cổ Chiên (Gò Cốc).
+ 8 cống ven sông Hàm Luông (Lâm Đồng, Tân Thuận, Tân Phú, Phước Khánh, Phú
Đông, Tân Phú Đông, Phú Khánh, Vĩnh Điền).
- Các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
- Cống trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu.
7.3.4 Giải pháp cho vùng Tứ giác Long Xuyên
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Cũng như vùng kẹp giữa sông Tiền-sông Hậu, vùng này cơ bản đã được đầu tư tương
đối hoàn chỉ
nh về thuỷ lợi; Mặn ảnh hưởng không lớn; Cấp nước không quá khó khăn
do thế nước khá thuận lợi từ sông Hậu ra biển Tây.
- Đầu tư xây dựng 8 cống dọc sông Hậu và mở rộng một số kênh trục để tăng khả năng
chuyển nước vào nội đồng và tăng nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thuỷ sản dải ven biển.
- Xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam B
ản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch Giá.
b. Về kiểm soát lũ, triều cường:
- Kết hợp đê và cống dọc sông Hậu cùng 2 cống Trà Sư, Tha La hiện nay tạo hệ thống
kiểm soát lũ cho toàn vùng.
- Ven biển Tây, hiện có hệ thống đê và cống kiểm soát mặn và triều cường kết hợp thoát
lũ. Xem xét việc mở rộng các cống ven biển và khẩu diện các cầu qua QL80 từ Rạch
Giá đi Hà Tiên đả
m bảo khả năng thoát lũ, kể cả lũ gia tăng do BĐKH. Nâng cấp đê
ven biển đủ cao trình ứng với nước biển dâng.

c. Hệ thống công trình:
- Cụm công trình kiểm soát lũ ven biên giới:
+ Hoàn thành tuyến đê kiểm soát lũ từ Tịnh Biên đến Hà Giang.
+ Hoàn thành 8 cống kiểm soát lũ đầu các kênh từ T6 đến Hà Giang.
+ Cống Đầm Chích.
- Cụm công trình kiểm soát mặn ven biển:
+ Xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, C
ầu số 1, Rạch Giá.
+ Nâng cấp 74 km tuyến đê biển Tây.
22

- Cụm công trình thoát lũ ra biển Tây: Hoàn chỉnh các kênh trục thoát lũ ra biển Tây.
- Cụm công trình kiểm soát lũ ven sông Hậu: Hoàn chỉnh 8 cống ven sông Hậu theo
Quyết định 84/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
7.3.5 Giải pháp cho vùng Bán đảo Cà Mau
a. Cấp nước và kiểm soát mặn:
- Đây là vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là vùng ven biển và trung tâm Quản Lộ -
Phụng Hiệp (ngoạ
i trừ vùng Tây sông Hậu).
- Giải pháp cấp nước ngọt cơ bản cho vùng này là mở rộng, nạo vét các kênh trục nối từ
sông Hậu vào sâu trong nội đồng.
- Xây dựng 2 cống Cái Lớn-Cái Bé nhằm ngăn mặn từ biển Tây, tăng khả năng chuyển
nước cho vùng Nam Bán đảo Cà Mau, đặc biệt 3 vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ và
Nam Quản Lộ-Phụng Hiệp là những vùng hiện rất khó khăn về nguồn nước, chỉ sả
n
xuất được 2 vụ bấp bênh do chỉ đảm bảo nước ngọt từ 9 - 10 tháng.
- Đối với xâm nhập mặn và nước biển dâng từ cửa sông Hậu, do khi xây dựng các cống
Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu, nước ngọt sang sông Hậu khá ổn định, kể cả trong
trường hợp nước biển dâng 30 cm và dòng chảy kiệt thượng lưu giảm, do vậy, về cơ

bản không tác động gì thêm trên sông này.
- Trong vùng hiện đang thực hi
ện dự án phân ranh mặn ngọt. Tuy nhiên việc nuôi trồng
thuỷ sản trong vùng xa bờ biển trên 20 km là không thực sự bền vững, do vậy, để vừa
cấp ngọt cho vùng ven biển và lấy mặn vào nội đồng, cần nghiên cứu giải pháp chuyển
nước bằng xiphông qua các trục kênh lớn nếu cần thiết.
b. Về kiểm soát lũ, triều cường:
- Kết hợp lên đê và làm cống dọc sông Hậu, đặc biệ
t đê vùng cửa sông.
- Dọc tuyến lộ Cái Sắn, tiếp tục để ngỏ không kiểm soát lũ do lũ vùng Tứ giác Long
Xuyên sẽ được kiểm soát khá tốt sau khi có thêm 8 cống ven sông Hậu.
- Tiếp tục nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đê biển.
- Các cửa Mỹ Thanh, Gành Hào, Bảy Háp, Ông Đốc còn để ngỏ, cần xây dựng các
tuyến đê sông đủ cao trình ngăn đỉnh triều khi có NBD và mực nước dâng do bão.
c. Hệ thống công trình:
- C
ụm công trình Cái Lớn-Cái Bé:
+ Cống Cái Lớn, Cái Bé; cống, âu thuyền Xẻo Rô.
+ 2 cống thượng lưu Cái Lớn (Xẻo Rô 1, Xẻo Rô 2).
+ 9 kênh tiếp nước KH1, KH3, Thốt Nốt, KH5, KH6, KH7, Ô Môn-Xà No, kênh Giữa.
- Cụm công trình ven biển Tây: Thực hiện theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
- Cụm công trình vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp:
+ Hệ thống cống Nam kênh Chắc Băng.
+ Hệ thống phân ranh mặn, ngọt vùng Quản Lộ-Phụng Hiệ
p.
23

- Cụm công trình tiếp nước vùng Bán đảo Cà Mau: Kênh Nàng Mau; kênh Cần Thơ -
Phụng Hiệp-Sóc Trăng; kênh Sóc Trăng-Bạc Liêu và kênh Lai Hiếu.

- Cụm công trình cống ven sông Hậu:
+ 7 cống kết hợp đê kiểm soát mặn xâm nhập từ cửa Trần Đề (Rạch Saintard, Rạch
Mọp, Mỹ Hội, Rạch Vọp, Cái Trâm, Cái Cau, Cái Côn).
+ Đê kiểm soát mặn từ cửa Trần Đề đến Phú Thạnh.
- Công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thu
ỷ sản.


































Hình 05: Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD
Phương án chọn

VIII QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI TRONG ĐIỀU KIỆN
BĐKH-NBD
8.1 Vận hành hệ thống trong mùa khô
24

Vào mùa khô (từ đầu tháng 12 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau) các cụm công
trình vận hành theo nguyên tắc sau:
- Các cống ven biển các vùng ĐTM, TGLX, BĐCM và GSTSH đóng để ngăn mặn và
trữ ngọt. Các cống chỉ mở khi có yêu cầu tiêu nước ô nhiễm trong nội đồng.
- Khi chưa có cống ngăn cửa sông lớn, các cống dọc ven sông Vàm Cỏ, sông Tiền và
sông Hậu vận hành theo tình hình thực tế xâm nhập mặn, ranh mặn 4 g/l lên đến đâu thì
đóng c
ống đến đó.
- Các cống ven biển vùng QLPH thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau vận hành chủ động
lấy nước mặn NTTS.
- Sau khi có các cống cửa sông Vàm Cỏ, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu thì các
cống đóng trong mùa khô để trữ ngọt, các cống chỉ mở khi có yêu cầu xả ô nhiễm
trong khu vực. Tuy nhiên, ngay cả trong mùa khô thì:

+ Tất cả các cống đều được thiết kế bằng hoặc gần bằng độ rộng hiện tại củ
a sông
nhưng đảm bảo khẩu diện thoát lũ thiết kế và tăng do BĐKH.
+ Hàng năm, hệ thống cống được vận hành dựa vào dự báo diễn biến mùa lũ và mùa
kiệt:
o Khoảng tháng VI/VII, cống sẽ được mở để thoát lũ và vệ sinh môi trường. Bình
thường đóng lại vào tháng XII/I.
o Mùa khô, nếu dự báo hạn dài cho thấy:
• Dòng chảy kiệt lớn (tần suất P <30%): Cống m
ở hoàn toàn.
• Dòng chảy kiệt trung bình (tần suất 60%>P%>30%): Cống đóng 1-3 tháng.
• Dòng chảy kiệt thấp (tần suất 90%>P>60%): Cống đóng 3-5 tháng.
• Dòng chảy kiệt cực thấp (tần suất P>90%): Cống đóng 5-7 tháng.
Nếu vận hành như trên thì hầu như cống rất ít ảnh hưởng đến môi trường.
+ Các cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu không nằm trong tuyến giao thông thủy
của MRC và không phải là tuyến chính của ĐBSCL nên vận hành cống không
ảnh
hưởng nhiều đến giao thông thuỷ.
- Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang tổ chức theo dõi diễn biến mặn
thường xuyên dọc các sông chính để đóng cống khi độ mặn lên đến 4%
o.
8.2 Vận hành hệ thống trong mùa mưa
a. Vào mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11) đối với những năm lũ trung bình và
lũ lớn, các cống dọc sông Tiền và sông Vàm Cỏ, các cống dọc sông Hậu và đập cao su
Trà Sư-Tha La) đóng đến ngày 15/8 để ngăn lũ bảo vệ lúa Hè-Thu, mở từ ngày 15/8-
15/11 để thoát lũ, từ sau ngày 15/11 tiếp tục đóng để ngăn lũ tiêu vợi phục vụ gieo xạ
lúa
Đông-Xuân.
b. Các cống vùng Bắc Vàm Nao mở khi mực nước lũ tại Tân Châu thấp hơn cao trình

3,5 m để chủ động lấy nước vào khu dự án. Các cống đóng gần hoàn toàn khi mực
nước tại Tân Châu cao hơn cao trình 3,5 m nhằm chống úng ngập trong khu dự án, chỉ
để mở một phần nhỏ nhằm duy trì dòng chảy qua khu dự án.
25

c. Các cống cửa sông lớn mở hoàn toàn để thoát lũ.

IX. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
9.1 Phân theo hạng mục công trình
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Hạng mục công trình
Ước tính kinh phí thực hiện
Dự toán
xây lắp
Chi phí
khác
Đền bù
GPMB
Dự
phòng
Tổng vốn
đầu tư
1 Thủy lợi 158.797 47.639 79.398 15.881 301.735
1.1 Theo 84/TTg và bổ sung 22.435 6.731 11.218 2.245 42.648
1.2 Đê biển 16.852 5.056 8.426 1.685 32.019
1.3 Đê sông 6.966 2.090 3.483 697 13.235
1.4 Kênh tiếp nước, hồ chứa 2.733 820 1.367 273 5.193
1.5 Công trình kiểm soát lũ 10.966 3.290 5.483 1.097 20.836
1.6 Các cống lớn 35.078 10.523 17.539 3.508 66.647
1.7 Thuỷ nông nội đồng 63.767 19.130 31.883 6.377 121.157

2 Giao thông kết hợp thuỷ lợi 88.859 26.658 44.429 8.886 168.831
3 Chống ngập đô thị, khu dân cư 26.528 7.958 13.264 2.653 50.403
TỔNG CỘNG 274.183 82.255 137.092 27.419 520.969

9.2 Phân theo vùng và cụm công trình
Đơn vị: Tỷ đồng
TT HẠNG MỤC VỒN ĐẦU TƯ
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 520.969
I Vùng Tứ giác Long Xuyên 12.653
II Vùng Bán đảo Cà Mau 51.283
III Vùng Giữa sông Tiền-sông Hậu 85.397
IV Vùng Tả sông Tiền 30.022
V Vùng hải đảo 1.224
VI Các công trình khác 340.391

9.3 Phân kỳ đầu tư
- Phân theo vùng (công trình thuỷ lợi, trừ phần nội đồng):
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Vùng
2011
2015
2016
2020
2021
2030
2031
2050
Tổng
1 Tả sông Tiền 13.712 14.933 1.267 110 30.022
2 Giữa sông Tiền, sông Hậu 10.234 11.001 33.759 30.402 85.397

3 Tứ giác Long Xuyên 3.533 4.218 3.111 1.791 12.653
4 Bán đảo Cà Mau 12.635 8.260 12.691 17.698 51.283
5 Hải đảo 844 380 0 0 1.224
Tổng 40.958 38.792 50.828 50.000 180.578
+ Thủy nông nội đồng: 121.157 tỷ đồng, do nhân dân và địa phương cùng làm.
+ Chống ngập đô thị và khu dân cư: 50.403 tỷ đồng, do Bộ Xây dựng chủ trì.
+ Giao thông kết hợp đê biển, nâng nền giao thông: 168.831 tỷ đồng, do Bộ Giao thông
vận tải chủ trì.
- Phân theo hạng mục công trình:
Đơn vị: Tỷ đồng

×