Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VN VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.5 KB, 11 trang )

TRAO ÐỔI
67
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
Ðặt vấn đề1.
Theo kết quả điều tra 1600 doanh nghiệp
do Bộ Công Thương thực hiện trong năm
2008 cho thấy: Hầu hết các doanh nghiệp
đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử
(TMÐT) ở những mức độ khác nhau. Đầu
tư thương mại điện tử đã được chú trọng
và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh


nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bố trí cán bộ
chuyên trách về thương mại điện tử. Tính
đến tháng 12/2008 đã có 58/63 tỉnh, thành
đã xây dựng Kế hoạch phát triển thương
mại điện tử của địa phương. Do đó, cần
có lượng lớn về nguồn nhân lực thương
mại điện tử để đáp ứng nhu cầu phát triển
thương mại điện tử.[1]
Cùng với sự phát triển nhanh chóng các
THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
GIẢI PHÁP CỦA ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

ThS. Đỗ Sính
Khoa Công nghệ thông tin-Ðại học Ðông Á
TÓM TẮT
Trong đề tài này, trnh bày thực trạng chung về đào tạo thương mại điện t
của một số trường Đại học, Cao đẳng trong nước và đề xuất giải pháp tổ
chức đào tạo thương mại điện t bậc Cao đẳng áp dụng ph hp với Đại học
Đông Á.
Từ khóa: Thương mại điện t, đào tạo thương mại điện t tại các trường
Đại học và Cao đẳng, chương trnh đào tạo, báo cáo thường niên về thương
mại điện t.
ABSTRACT
This paper presents the general situation of e-commerce training in a number

of universities and colleges in Vietnam, proposes solutions to an e-commerce
training program of college to apply appropriate with Dong A University.
Keywords: E-commerce, e-commerce training in the Universities and
Colleges, training programs, the annual reports on electronic commerce.
TRAO ÐỔI
68
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
trường đào tạo về thương mại điện tử ở
một số trường Cao đẳng và Đại học từ đầu
năm 2003 và đến nay đã phát triển nhanh

chóng. Trong số 125 trường khảo sát có tới
77 trường đã triển khai hoạt động đào tạo
TMĐT, trong đó có 49 trường đại học và
28 trường cao đẳng. Về thời gian triển khai
hoạt động đào tạo TMĐT, có 62 trường đã
đưa TMĐT vào giảng dạy từ năm 2007 trở
về trước. Từ năm 2008 đến năm 2010 có
thêm 15 trường đưa TMĐT vào nội dung
đào tạo của nhà trường. Trong số 77 trường
đã đào tạo TMĐT có 03 trường (chiếm 4%)
đào tạo TMĐT cho bậc cao đẳng nghề, 52
trường đào tạo TMĐT cho bậc cao đẳng

(chiếm 68%), 47 trường đào tạo TMĐT
cho bậc đại học (chiếm 61%) và 08 trường
đào tạo TMĐT cho bậc sau đại học (chiếm
10%). [2]
Vì vậy: Việc nghiên cứu chương trình
đào tạo Thương mại điện tử cho các bậc
học từ trung cấp đến đại học tại Đại học
Đông Á là rất cần thiết nhằm góp phần
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về
thương mại điện tử cho xã hội. Với phạm
vi bài viết, chỉ tập trung vào thực trạng
đào tạo thương mại điện tử trong nước và

giải pháp xây dựng Chương trình đào tạo
thương mại điện tử bậc Cao đẳng áp dụng
phù hợp với Đại học Đông Á.
Thực trạng đào tạo thương mại điện 2.
tử
Cuối năm 1997, Việt Nam kết nối mạng
Internet đã bắt đầu mở ra nhiều cơ hội
truyền thông mới, các trang thông tin điện
tử ra đời, giao lưu trực tuyến, thư điện tử,
trao đổi thông điệp điện tử … các hình
thức vận dụng mạng internet, www và thư
điện tử trong kinh doanh, tiếp thị sản phẩm

dịch vụ xuất hiện. Vào đầu những năm
2000, một số trường đại học ở Việt Nam,
trong đó có Trường Đại học Thương mại,
Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội …
bắt đầu quan tâm tới vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực cho TMĐT. Đến năm 2003, môn
học TMĐT chính thức được giảng dạy ở
một số trường Đại học ở Việt Nam. Theo
kết quả khảo sát mới nhất (tháng 7 năm
2010), Cục Thương mại điện tử và Công
nghệ thông tin - Bộ Công Thương đã tiến
hành điều tra tình hình đào tạo TMĐT tại

250 trường đại học và cao đẳng trên phạm
vi toàn quốc và nhận được trả lời của 125
trường có tới 77 trường đã triển khai hoạt
động đào tạo thương mại điện tử, trong
đó có 49 trường đại học và 28 trường cao
đẳng.
Về tổ chức giảng dạy, trong số 49
trường đại học đã giảng dạy TMĐT, có 01
trường thành lập khoa TMĐT, 10 trường
thành lập bộ môn TMĐT còn lại phần lớn
giảng viên giảng dạy TMĐT được bố trí
vào những bộ môn khác, hoặc là giảng

viên thỉnh giảng được mời. Như vậy, so
với năm 2008, số trường đại học thành lập
khoa TMĐT không đổi, số trường thành
lập bộ môn TMĐT tăng thêm 02 trường.
Trong số 26 trường cao đẳng, có 01 trường
TRAO ÐỔI
69
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
thành lập khoa TMĐT, 04 trường thành lập
bộ môn TMĐT dưới sự phụ trách của các

khoa thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc CNTT.
Bảng 1: Danh sách các trường đại học
thành lập khoa hoặc bộ môn TMĐT
STT Tên trường Tổ chức
1 ĐH Thương Mại Khoa
2
ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên
Bộ môn
3 Học viện Tài chính Bộ môn
4 ĐH Ngoại Thương Bộ môn
5

ĐH Bách khoa - Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn
6
ĐH Công nghệ thông tin - ĐH
Quốc gia TP. HCM
Bộ môn
7 ĐH An Giang Bộ môn
8 ĐH Tài chính - Marketing Bộ môn
9 ĐH Tôn Đức Thắng Bộ môn
10 ĐH Tây Nguyên Bộ môn
11

ĐH Kỹ thuật - Công nghệ
TP.HCM
Bộ môn
Bảng 2: Danh sách các trường cao
đẳng có khoa hoặc bộ môn TMĐT
STT Tên trường Tổ chức
1
CĐ Công nghệ Thông tin Hữu
Nghị Việt – Hàn
Khoa
2 CĐ Công nghệ Hà Nội Bộ môn
3 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum Bộ môn

4
CĐ Dân lập Công nghệ Thông
tin TP. HCM
Bộ môn
5 CĐ Công nghiệp Nam Định Bộ môn
Về chương trnh đào tạo: Tại Việt Nam,
chương trình đào tạo tại các trường đại
học, cao đẳng phải được xây dựng, phát
triển dựa theo chương trình khung (nếu có)
do Bộ GD-ĐT ban hành
1
. Đây là một trong

những biện pháp nhằm quản lý chất lượng
đào tạo đại học, cao đẳng của nhà nước.
Các cơ sở đào tạo căn cứ vào chương trình
khung của khối ngành sẽ phát triển thành
các ngành và chuyên ngành tương ứng.
Đến nay, ngành Hệ thống thông tin kinh tế
được xem là ngành học tương đối gần với
TMĐT. Các môn học của ngành này có sự
kết hợp chặt chẽ giữa Kinh tế, Toán, Khoa
học máy tính, Cơ sở dữ liệu, Hệ thống
thông tin kinh tế.v.v
Trong giai đoạn hai năm 2009 – 2010,

cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của
giáo dục đại học, nhiều chuyên ngành đào
tạo mới đã bước đầu được đưa vào giảng
dạy tại các trường, trong đó có chuyên
ngành TMĐT.
Một số vấn đề các trường gặp trở ngại
trong việc thành lập chuyên ngành TMĐT,
đó là nguồn nhân lực giảng viên và các yêu
cầu chuyên môn. Các nội dung tiếp theo
trong báo cáo sẽ lần lượt phân tích và đề
xuất các giải pháp cho vấn đề này.
Khối các trường cao đẳng chính quy và

cao đẳng nghề khá nhanh nhạy trong việc
nắm bắt nhu cầu đào tạo nghề Thực hành
Quản trị TMĐT. Chương trình khung đào
1 Trích điều 15 Điều lệ trường đại học được ban
hành tại Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày
30 tháng 7 năm 2003 và điều 18 Điều lệ trường
cao đẳng được ban hành kèm theo Thông tư số
14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
TRAO ÐỔI
70
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á


03-2011
tạo nghề TMĐT được xây dựng trên cơ sở
của việc phân tích nghề, phân tích công
việc để xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ năng
cần thiết của người làm nghề TMĐT.
Tham khảo chương trình đào tạo của một
số nước như Hoa Kỳ, Canada, Australia (đã
nêu tại phần I – Báo` cáo tình hình đào tạo
TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng
năm 2008) và so sánh với danh mục một
số môn học về TMĐT tại Việt Nam, có thể

tạm thời rút ra số liệu tổng hợp như sau:[2]
Bảng 3: Số lượng các môn học TMĐT
chia theo nhóm
Quốc gia
Số môn học
về kinh tế
Số môn học
về công nghệ
Việt Nam 6/14 8/14
Hoa Kỳ 4/11 7/11
Canada 5/10 5/10
Australia 5/9 4/9

Tại Việt Nam hiện nay, TMĐT được
giảng dạy chủ yếu trong chương trình đào
tạo của hai ngành là QTKD và Hệ thống
thông tin kinh tế. Hai ngành này đều nằm
trong khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh do-
anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
2

Trong chương trình khung của ngành
QTKD trình độ cao đẳng, môn học TMĐT
được xuất hiện dưới tên gọi một số môn
học như Tin học ứng dụng trong kinh doanh

2 Trích Quyết định số 23//2004/ QĐ-BGDĐT
ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành bộ chương trình
khung giáo dục đại học khối ngành kinh tế- quản
trị kinh doanh trình độ đại học, cao đẳng.
trong phần kiến thức cơ sở khối ngành và
ngành. Thời lượng môn học là 4 ĐVHT.
Trong chương trình khung của ngành Hệ
thống thông tin kinh tế trình độ đại học, hai
môn học có liên quan mật thiết tới lĩnh vực
TMĐT là Hệ thống thông tin quản lý và Phát
triển hệ thống thông tin kinh tế đều trong danh

mục khối kiến thức cơ sở và kiến thức ngành.
Cho đến nay, môn học TMĐT cơ bản
chưa chính thức nằm trong chương trình
khung của các ngành QTKD và Hệ thống
thông tin kinh tế do Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo
đã vận dụng chương trình khung của Bộ
GD-ĐT để bổ sung một số môn học trong
chương trình đào tạo tại trường và đưa
TMĐT vào chương trình kiến thức bổ trợ
hoặc khối kiến thức tự chọn.
Một số mô hnh đào tạo tiêu biểu:

● Đại học Thương Mại
Năm 2005, thành lập và tiến hành triển
khai đào tạo chuyên ngành Quản trị TMĐT
thuộc ngành QTKD. Chương trình đào tạo
Quản trị TMĐT tích hợp kiến thức và kỹ
năng của nhiều lĩnh vực khoa học (Kinh
tế – QTKD, Khoa học xã hội hành vi,
CNTT&TT, ngoại ngữ). Có thể nói đây là
trường đại học đầu tiên trong cả nước triển
khai chuyên ngành đào tạo Quản trị TMĐT
và đã thành lập khoa Thương mại điện tử.
● Đại học Ngoại Thương

Năm 2004 -2005, Trường Đại học
Ngoại Thương là một trong những trường
TRAO ÐỔI
71
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
đại học đầu tiên tại Việt Nam đã đưa môn
học Thương mại điện tử vào trong chương
trình đào tạo của các chuyên ngành chính
của trường như Kinh tế Đối ngoại Đến
năm học 2010 chuyên ngành TMĐT đã

chính thức được áp dụng và dự kiến đến
năm 2015, chuyên ngành TMĐT sẽ được
đào tạo với khoảng 1.000 sinh viên/năm.
Chương trình đào tạo cũng sẽ được mở
rộng thành 02 chuyên ngành, bao gồm
chuyên ngành TMĐT (thuộc ngành Quản
trị Kinh doanh) và chuyên ngành Hệ thống
Thông tin Quản lý (thuộc ngành CNTT).
● Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, nằm
tại trung tâm của miền Trung và thành phố
Đà Nẵng, là một trong năm trường thành

viên của Đại học Đà Nẵng ra đời. Nhận
thức được tầm quan trọng của TMĐT,
nhà trường đã đưa học phần TMĐT vào
giảng dạy tại nhà trường. Môn học TMĐT
được giảng dạy cho hệ đại học các chuyên
ngành Tin học quản lý, Thống kê tin học và
QTKD. Mục tiêu của môn học là giúp cho
sinh viên ra trường có thể tổ chức và tiến
hành các hoạt động kinh doanh thông qua
mạng Internet và các phương tiện điện tử.
● Nhận xét về các chương trình đào tạo:
Ưu điểm: Hầu hết các chương trình đào

tạo đều mang dáng dấp của một chương
trình hiện đại, tạo tiền đề cho đào tạo
nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng
toàn diện; Tạo tính liên thông cao giữa các
chuyên ngành, các ngành và cấp độ đào tạo
trong nội bộ của từng trường (các chuyên
ngành QTKD và CNTT); Cơ cấu kiến thức
và kỹ năng đảm bảo định hướng đào tạo
chuyên ngành Quản trị TMĐT (các kiến
thức và kỹ năng quản trị kinh doanh đóng
vai trò nòng cốt, các kiến thức và kỹ năng
CNTT và ngoại ngữ đóng vai trò hỗ trợ);

Nội dung các học phần ngành và chuyên
ngành QT TMĐT được xây dựng dựa trên
các tài liệu, sách giáo khoa nước ngoài,
đảm bảo tiếp cận với TMĐT hiện đại.
Nhược điểm: Một số chương trình đào
tạo chưa xác định được hướng đào tạo (tỷ
lệ CNTT/KD) nên chưa xác định được
phần trọng tâm, phần hỗ trợ dẫn đến việc
nhiều sinh viên nhầm lẫn trong việc xác
định chọn ngành học theo sở trường và
phù hợp với năng lực; Hầu hết các chương
trình đào tạo Chương trình hiện tại của các

trường được xây dựng theo học chế niên
chế vì vậy khi chuyển sang học chế tín chỉ,
họ đã chuyển từ đơn vị học phần (ĐVHP)
sang tín chỉ, tuyệt đại đa số các môn học
(học phần) bị rút bớt thời lượng một cách
cơ học; Thật sự các chương trình xây dựng
chưa chú ý đến chuẩn đầu ra. Chương trình
đào tạo chuyên ngành Quản trị TMĐT xây
dựng trên cơ sở tuân thủ chương trình
khung đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
của Bộ GD&ĐT, với định hướng chuyên
sâu TMĐT và sau đó mới thực hiện xây

dựng chuẩn đầu ra và công bố theo quy
của Bộ giáo dục và đào tạo;
TRAO ÐỔI
72
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
Quá nhiều học phần với thời lượng nhỏ,
chưa chuẩn hóa về tên gọi và nội dung,
dẫn đến: Kiến thức chia nhỏ, vụn vặt, dễ
trùng lắp không kiểm soát được giữa các
học phần; ây khó khăn cho công tác lập kế

hoạch đào tạo; Lãng phí nguồn lực (nhân
lực, phòng học…); Tăng áp lực thi đối với
sinh viên; Thiếu tính liên thông với chương
trình đào tạo các trường khác trong nước
và quốc tế; Cơ cấu các học phần ngành và
chuyên ngành chưa thực sự hợp lý; Cấu trúc
mỗi học phần chưa hợp lý; Nội dung một số
HP chưa sát với thực tế TMĐT Việt Nam,
sinh viên ít được thực hành trên các công
nghệ và hệ thống công cụ TMĐT cụ thể.
Vì vậy Chương trnh đào tạo của Đại
học Đông Á cần được tham khảo trên các

chương trình hiện có, tiếp tục phát huy các
ưu điểm và khắc phục các hạn chế trên.
Giải pháp xây dựng chương trình 3.
đào tạo thương mại điện tử áp dụng tại
Ðại học Ðông Á
Với phương châm “Đầu tư kiến thức,
biến đổi cuộc sống” để “Tạo dựng con
đường thành công”, Đại học Đông Á thực
hiện đào tạo hướng đạt 8 mục tiêu sinh
viên ra trường là: Giỏi chuyên môn nghề
nghiệp; Thành thạo công cụ tin học; Giao
tiếp tốt một ngoại ngữ; Vận dụng tốt các

kỹ năng; Hiểu biết về quản lý điều hành;
Có khả năng cảm nhận nghệ thuật, âm
nhạc dân tộc; Đạo đức nghề nghiệp và
trách nhiệm với cộng đồng; Làm việc tốt
và thành công.
Hiện nay, Đại học Đông Á đã triển khai
nhiều chương trình đào tạo khác nhau cho
các hệ, bậc từ Trung cấp đến Đại học.
Trong số đó, có các chuyên ngành thuộc
công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh
đã được triển khai đào tạo với đội ngũ
giảng viên cơ hữu đủ mạnh:Khoa CNTT:

15giảng viên, trong đó 05 thạc sỹ và số
còn lại đang học cao học; Khoa kinh tế:
19 giảng viên, trong đó có 01 thạc sỹ, 07
giảng viên đang học cao học.
Đây là lực lượng giảng dạy tốt, năng
động có khả năng tham gia tập huấn giảng
dạy thương mại điện tử để đảm nhận giảng
dạy các học phần thương mại điện tử trong
thời gian đến.
Về cơ sở vật chất phục vụ thực hành
CNTT và thương mại điện tử đảm bảo
hiện đại, đáp ứng đào tạo với với số lượng

hàng nghìn sinh viên (tuy nhiên cần được
trang bị thêm một số thiết bị đặc thù cho
các chuyên ngành TMĐT).
Vì vậy Đại học Đông Á sớm cần thiết
nghiên cứu xây dựng chương trình đào
tạo về TMĐT có tính chất lai ghép giữa
chuyên ngành Quản trị kinh doanh và
CNTT. Cần xây dựng dựa trên 02 hướng
cụ thể, rõ ràng để thu hút sinh viên tham
gia học tập phù hợp với sở trường và khả
năng của mình. Trong đó: Chương trình
đào tạo Quản trị Thương mại điện tử:

đào tạo tích hợp giữa phần chủ yếu thuộc
quản trị kinh doanh và phần hỗ trợ là các
kiến thức, kỹ năng vận hành, khai thác và
TRAO ÐỔI
73
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
sử dụng các công cụ, các hệ thống CNTT
nhằm triển khai các giao dịch, thực hiện
các hoạt động TMĐT trong tổng thể chiến
lược và kế hoạch kinh doanh của các công

ty, các doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo Thương mại điện
tử: tập trung đào tạo chủ yếu về các kiến
thức phát triển, kỹ năng vận hành, khai
thác và sử dụng các công cụ, các hệ thống
CNTT nhằm triển khai các giao dịch, thực
hiện các hoạt động TMĐT; và phần đại
cương về Kinh doanh.
Đại học Đông Á cần thực hiện xây dựng
cả 02 chuyên ngành Thương mại điện tử
và Quản trị Thương mại điện tử để tạo ra
nhiều lựa chọn cho sinh viên, và tạo ra sự

chuyển đổi mềm dẻo giữa các chuyên ngành
TMĐT – QTTMĐT, QTKD – QTTMĐT,
CNTT – TMĐT. Xây dựng chuẩn đầu ra
phù hợp với từng chuyên ngành trên cơ
sở của các trường đã triển khai đào tạo
và khắc phục những hạn chế và đảm bảo
chương trình theo học chế tín chỉ, chương
trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu nguồn
nhân lực TMĐT của doanh nghiệp.
Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra được
xây dựng dựa trên nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp, đồng thời tham khảo ý kiến

của các chuyên gia, giảng viên (tham khảo
ý kiến trên 20 giảng viên của các Khoa
CNTT và Kinh tế). Cụ thể mục tiêu đào
tạo và dự kiến chuẩn đầu ra như sau:
a. Chuyên ngành THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ– ngành TIN HỌC ỨNG DỤNG
Mục tiêu đào tạo:
* Đạt chuẩn về kiến thức của trnh độ
c nhân Cao đẳng theo chuyên ngành
Thương mại điện t thuộc ngành Tin học
ứng dụng, bao gồm:
- Có kiến thức về thương mại điện tử:

E-Marketing, Thương mại điện tử, Phân
tích và thiết kế hệ thống thương mại điện
tử, Chứng thực và thanh toán trực tuyến,
Thực hành thương mại điện tử, Quản lý dự
án công nghệ thông tin, Các định chế về
thương mại điện tử.
- Có kiến thức Công nghệ thông tin
chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử
gồm: Lập trình phát triển Web thương mại
điện tử, mạng máy tính, bảo mật mạng và
phát triển các ứng dụng mạng, ERP trên các
công cụ lập trình hướng đối tượng C#.Net,

Java; có khả năng thiết kế cơ bản về CSDL
trên SQL và MySQL, phân tích và thiết kế
hệ thống hướng đối tượng; sinh viên còn
được đào tạo kỹ năng nghề về đồ hoạ hỗ
trợ thiết kế đồ hoạ và giao diện website.
- Đảm bảo kiến thức căn bản về quản trị
kinh doanh;
- Sinh viên được cập nhật mở rộng các
kiến thức mới và xu hướng phát triển ngành
Thương mại điện tử, các hạ tầng phát triển
thương mại điện tử trong tương lai.
* Có kiến thức chuyên sâu đáp ứng yêu

cu thực tiễn xã hội về Thương mại điện
t gồm:
- Phân tích và thiết kế hệ thống thương
mại điện tử của cơ quan, doanh nghiệp
TRAO ÐỔI
74
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
- Quản trị hệ thống thương mại điện tử
và phát triển Website thương mại điện tử
- Thiết lập bảo mật và đảm bảo hoạt

động an toàn mạng và thanh toán trực
tuyến các dịch vụ thương mại điện tử.
- Phát triển các hệ thống ERP cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên các công cụ ASP.
Net, C#.net, SQL và PHP, MySQL, Java
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phát triển các ứng dụng mạng, di động
làm hạ tầng cho phát triển thương mại điện
tử doanh nghiệp.
- Có khả năng cơ bản về quản trị thương
mại điện tử, có thể triển khai các hoạt động
kinh doanh trên môi trường mạng.

* Khả năng chuyển đổi chuyên ngành
khác: Có kiến thức bổ trợ và phát triển
sang các ngành đào tạo khác của trường và
các trường thuộc ngành Tin học Ứng dụng,
Công nghệ thông tin và Quản trị Thương
mại điện tử.
* Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra
chuyên ngành Mạng máy tính của Trường
Đại học Đông Á có thể làm việc với vai
trò: Nhân viên phát triển TMĐT;
Nhân viên chứng thực và thanh toán điện

tử; Nhân viên lập trình PHP Web TMĐT;
Nhân viên lập trình Web ASP.net TMĐT;
Nhân viên dự án CNTT; Lập trình viên
thương mại điện tử; Nhân viên ERP; Nhân
viên quản trị Web TMĐT; Nhân viên quản
lý đơn hàng và nhập liệu; Nhân viên kỹ
thuật và hỗ trợ trực tuyến; Nhân viên thiết kế
web TMĐT; Nhân viên kinh doanh TMĐT;
Nhân viên PR và Marketing trực tuyến.
Dự kiến chuẩn đầu ra:
* Nhóm mục tiêu chuyên môn nghiệp
vụ - Chuyên ngành Thương mại điện t:

Các tiêu chí kỹ năng
Thang điểm:
100
Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
Đến
2014
Đến
2017
1
Phân tích và thiết kế hệ
thống thương mại điện tử
của cơ quan, doanh nghiệp

61 73
2
Quản trị hệ thống thương
mại điện tử và phát triển
Website thương mại điện tử
65 75
3
Thiết lập bảo mật và đảm
bảo hoạt động an toàn mạng
và thanh toán trực tuyến các
dịch vụ thương mại điện tử
58 71

4
Phát triển các hệ thống ERP
cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên các công cụ ASP.
Net, C#.net, SQL và PHP,
MySQL, Java cho các do-
anh nghiệp vừa và nhỏ
62 71
5
Phát triển các ứng dụng
mạng, di động làm hạ tầng
cho phát triển thương mại

điện tử doanh nghiệp
58 69
6
Có khả năng cơ bản về quản
trị thương mại điện tử, có
thể triển khai các hoạt động
kinh doanh trên môi trường
mạng
65 76
b. Chuyên ngành QUẢN TRỊ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ngành
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRAO ÐỔI
75
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
Mục tiêu đào tạo:
*

Đạt chuẩn về kiến thức của trnh
độ c nhân Cao đẳng theo chuyên ngành
Quản trị Thương mại điện t thuộc ngành
Quản trị kinh doanh, bao gồm:

- Có kiến thức về thương mại điện
tử: Lập kế hoạch kinh doanh điện tử,
E-Marketing, thương mại điện tử, Chứng
thực và thanh toán trực tuyến, Thực hành
thương mại điện tử, Quản lý dự án công
nghệ thông tin, Các định chế về thương
mại điện tử;
- Có kiến thức Quản trị kinh doanh về
ứng dụng vào lĩnh vực thương mại điện
tử. Có kiến thức đủ rộng về nền kinh tế;
quản lý và kinh doanh (bao gồm: Kinh
tế vi mô; Kinh tế vĩ mô); Nguyên lý kinh

doanh hiện đại: Marketing căn bản; Quản
trị học; Nguyên lý kế toán; Nhập môn Tài
chính-Tiền tệ; Nguyên lý thống kê kinh
tế; Hệ thống thông tin quản trị;…Đảm
bảo kiến thức căn bản; cập nhật và phát
triển về Quản trị kinh doanh; gồm: Quản
trị chiến lược doanh nghiệp; Quản trị nhân
lực doanh nghiệp; Quản trị tài chính doanh
nghiệp; Quản trị marketing kinh doanh.
- Đảm bảo kiến thức căn bản về Công
nghệ thông tin: Nắm vững những kiến
thức cơ bản về tin học, có kiến thức và kỹ

năng cơ bản về thiết kế, lập trình, quản trị
cơ sở dữ liệu WEB, kỹ năng tìm kiếm và
xử lý thông tin trên Internet và thông tin
máy tính để thực hiện toàn bộ quá trình
kinh doanh trên mạng Internet.
* Có kiến thức chuyên sâu đáp ứng yêu
cu thực tiễn xã hội về Thương mại điện
t gồm:
- Lập và triển khai kế hoạch R&D giải
quyết các vấn đề TMĐT
- Hoạch định chiến lược; chính sách; kế
hoạch kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp

- Hoạch định và triển khai hệ thống
TMĐT cơ bản của doanh nghiệp
- Hoạch định và triển khai các chương
trình marketing và xây dựng thương hiệu
điện tử của doanh nghiệp
- Hoạch định và triển khai các website
marketing của doanh nghiệp
- Triển khai mô hình kinh doanh, quản
lý và phát triển sản phẩm, ứng dụng liên
quan đến thương mại điện tử.
- Thiết kế Web thương mại điện tử, quản lý
giao dịch bán hàng, tạo lập và chuẩn hoá các

thông tin trên Website thương mại điện tử
- Sử dụng và khai thác các phần mềm
tác nghiệp B2B; B2C phổ biến; xây dựng
các website thương mại điện tử nguồn
đóng và mở.
* Khả năng chuyển đổi chuyên ngành
khác: Có kiến thức bổ trợ và phát triển
sang các ngành đào tạo khác của trường
và các trường thuộc ngành Quản trị kinh
doanh và Thương mại điện tử.
* Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra

chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử
của Trường Đại học Đông Á có thể làm việc
TRAO ÐỔI
76
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

03-2011
với vai trò: Nhân viên thuộc Bộ phận quản
trị chiến lược; chính sách; kế hoạch kinh
doanh có liên quan đến TMĐT; Nhân viên
quản trị dự án TMĐT; Nhân viên kinh doanh
TMĐT; Nhân viên nhập liệu và hỗ trợ trực

tuyến; Bộ phận quản trị Website của doanh
nghiệp; Bộ phận truyền thông kinh doanh
trực tuyến; Nhân viên quản trị Web TMĐT;
Nhân viên quản lý đơn hàng và nhập liệu;
Nhân viên thiết kế web TMĐT; Nhân viên
PR và Marketing trực tuyến.
Dự kiến chuẩn đầu ra:
* Nhóm mục chuyên môn nghiệp vụ -
Chuyên ngành Quản trị TMĐT:
Các tiêu chí kỹ năng
Thang điểm:
100

Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
Đến
2014
Đến
2017
1
Lập và triển khai kế hoạch
R&D giải quyết các vấn đề
TMĐT
59 74
2
Hoạch định chiến lược; chính

sách; kế hoạch kinh doanh
TMĐT của doanh nghiệp
60 74
3
Hoạch định và triển khai
hệ thống TMĐT cơ bản của
doanh nghiệp
57 72
4
Hoạch định và triển khai
các chương trình marketing
và xây dựng thương hiệu

điện tử của doanh nghiệp
60 73
5
Hoạch định và triển khai
các website marketing của
doanh nghiệp
63 75
6
Triển khai mô hình kinh do-
anh, quản lý và phát triển sản
phẩm, ứng dụng liên quan
đến thương mại điện tử.

62 75
7
Thiết kế Web thương mại
điện tử, quản lý giao dịch bán
hàng, tạo lập và chuẩn hoá
các thông tin trên Website
thương mại điện tử
62 75
8
Sử dụng và khai thác các
phần mềm tác nghiệp B2B;
B2C phổ biến; xây dựng các

website thương mại điện tử
nguồn đóng và mở.
63 76
Ngoài ra, còn đảm bảo các nhóm kỹ năng
chung của Đại học Đông Á theo mục c.
c. Nhóm mục tiêu chung:

Sử dụng thông thạo công cụ
tin học
Đến
2014
Đến

2017
1
Sử dụng thành thạo HĐH
Windows và MS Ofce
80 90
2
Kỹ thuật đánh máy 10
ngón đạt 20- 23 từ/1phút
79 90
3
Làm báo cáo; trình diễn;
thuyết trình

76 85
4
Sử dụng thành thạo công
cụ đồ hoạ để hỗ trợ thiết
kế đồ hoạ và giao diện
website
74 85
Hiểu biết cơ bản một ngoại
ngữ
400 điểm
TOEIC
Các tiêu chí

Thang điểm:
100
Đến
2014
Đến
2017
1 Làm việc nhóm 74 84
2 Giao tiếp thực hành 72 81
3
Soạn thảo văn bản, thuyết
trình
74 83

4
Văn hoá tổ chức và giải
quyết xung đột
71 80
5 Quản lý thực hành 70 79
6
Phương thức tiếp cận
công việc
70 80
TRAO ÐỔI
77
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á


03-2011
* Hiểu biết và vận dụng tốt kỹ năng sống
Các tiêu chí
Thang điểm:
100
Đến
2014
Đến
2017
1
Ý thức vượt khó vươn lên

trong học tập
64 75
2
Ý thức và kết quả chấp
hành nội quy; quy chế và
khả năng thích nghi
72 82
3
Ý thức và kết quả tham
gia công tác tập thể (trong
lớp hành chính; lớp học
phần; nhóm thảo luận;

chi đoàn; chi hội và các tổ
chức khác trong trường)
71 83
4 Sức khoẻ và ăn uống 70 81
5
Cảm nhận nghệ thuật âm
nhạc dân tộc
66 76
6 Tình yêu và cuộc sống 71 81
* Có đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm cao với cộng đồng
Các tiêu chí

Thang điểm:
100
Đến
2014
Đến
2017
1
Tác phong làm việc
chuyên nghiệp
68 79
2
Ý thức và kết quả tham

gia các hoạt động chính
trị-văn hóa-xã hội
66
77
3
Phẩm chất công dân và
quan hệ cộng đồng
68 79
Kết luận4.
Qua đề tài thực trạng về đào tạo thương
mại điện tử ở Việt nam và trên thế giới,
giải pháp của Đại học Đông Á, tác giả đã

đi sâu tìm hiểu:
Tình hình đào tạo thương mại điện tử
tại một số trường Đại học và Cao đẳng
trong nước.
Đề xuất giải pháp phát triển các Chương
trình đào tạo Thương mại điện tử bậc Cao
đẳng áp dụng tại Đại học Đông Á, bao
gồm: Chuyên ngành TMĐT thuộc ngành
Tin học Ứng dụng và Quản trị TMĐT
thuộc ngành Quản trị Kinh doanh.
Tổng hợp ý kiến thu thập về mục tiêu đào
tạo và xây dựng chuẩn đầu ra cho các chuyên

ngành, gồm TMĐT và Quản trị TMĐT ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Lê Danh Vĩnh[1] : “Báo cáo
Thương mại điện t Việt Năm 2008”của
Bộ Công thương, tháng 2/2009.
Báo cáo về tình hình đào tạo Thương [2]
mại điện tử tại các trường Đại học, Cao
đẳng năm 2010 của Cục Thương mại điện
tử và CNTT – Bộ Công thương- tháng
9/2010.

×