Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Với chính sách mở cửa cùng với sự hoàn thiện về luật pháp nền kinh tế Việt Nam
đã có những bước phát triển vượt bậc, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh trong cả lĩnh
vực sản xuất, thương mại và dịch vụ tạo nên một nền kinh tế sôi động hoạt động theo
cơ chế thị trường. Vì thế, hiện nay Việt Nam đã được nhiều nền kinh tế lớn trên thế
giới công nhận là nền kinh tế thị trường. Góp phần vào sự phát triển đó không thể
không kể thới hoạt động kiểm toán. Ra đời từ thập niên 90 của thế kỷ 20, đến thời
điểm này, lĩnh vực kiểm toán đã phát triển rất đa dạng về loại hình cũng như chất
lượng dịch vụ. Trong số các loại hình dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài
chính được thực hiện nhiều nhất. Kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp báo cáo kiểm
toán khẳng định tính trung thực, hợp lý, và phù hợp với quy định của Nhà nước,
Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành trên các khía cạnh trọng yếu. Từ đó, doanh
nghiệp tạo được sự minh bạch về tài chính cũng như hoạt động kinh doanh, tăng uy tín
và sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và cả quốc tế. Với những báo cáo kiểm
toán chất lượng, nhà đầu tư cũng có thêm cơ sở tin tưởng vào quyết định đầu tư của họ
và doanh nghiệp sẽ có thêm tiềm lực mở rộng và phát triển. Như vậy, kiểm toán báo
cáo tài chính đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp và
là một nhu cầu về thông tin không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.
Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và phải thu khách hàng rất quan trọng bởi mức độ phát sinh nghiệp vụ lớn, phức
tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Cụ thể là
doanh thu bán hàng và nợ phải thu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời và dòng
tiền kinh doanh của doanh nghiệp. Hai khoản mục này cũng luôn hàm chứa nhiều sai
sót và gian lận. Do đó, kiểm toán doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng là quy
trình kiểm toán quan trọng và chiếm khối lượng lớn trong quá trình kiểm toán
Doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng là hai khoản mục chính nằm trong chu
trình bán hàng – thu tiền. Dự cách phân chia phần hành kiểm toán của Công ty theo
khoản mục nhưng hai khoản mục trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên em đã đi
sâu tìm hiểu thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
hàng. Em đã thực hiện chuyên đề thực tập: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh
thu bán hàng và phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện” để trình bày những hiểu
biết về quá trình kiểm toán thực tế tại hai công ty khách hàng và một vài ý kiến đóng
góp vào hoạt động kiểm toán.
Chuyên đề thực tập của em gồm 2 phần:
Chương I: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu
khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện.
Chương II: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh
thu bán hàng và phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài
chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long do
điều kiện thời gian, cũng như giới hạn về mặt kiến thức nên chuyên đề thực tập của em
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm bổ sung
ý kiến của giáo viên hướng dẫn, lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long để giúp chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ TƯ VẤN THĂNG LONG THỰC HIỆN
1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách
hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện
1.1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu.
Trong kiểm toán BCTC, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản
mục quan trọng. Bởi doanh thu không những là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của
doanh nghiệp thể hiện khả năng hoạt động mà còn là một chỉ tiêu mà người đọc BCTC
quan tâm hàng đầu. Vì vậy, kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng phải đảm bảo
được tính hợp lý chung của kiểm toán BCTC là số dư các khoản doanh thu bán hàng
đều có căn cứ. Để đạt được tính hợp lý chung này cần xác định được mục tiêu chung
kiểm toán khoản mục. Với Công ty Thăng Long, các mục tiêu chung cần quan tâm
nhất khi kiểm toán khoản mục doanh thu là: Tính hiện hữu, đầy đủ của doanh thu. Bởi
doanh thu bán hàng thường có xu hướng khai giảm để trực tiếp giảm lợi nhuận trong
năm hay ghi nhận doanh thu khi chưa đủ cơ sở. Ngoài ra, kiểm toán khoản mục doanh
thu còn phải đạt được các mục tiêu như: Quyền và nghĩa vụ, tính giá, phân loại và
trình bày. Từng mục tiêu chung được cụ thể hóa thành các mục tiêu đặc thù cho khoản
mục. Nội dung các mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu được trình bày tại bảng
dưới đây:
Bảng 1.1-1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng
Sự hợp lý chung Số dư các tài khoản doanh thu đều có căn cứ hợp lý.
Mục tiêu chung Mục tiêu đặc thù
Tính hiện hữu Doanh thu đều phải hiện hữu vào ngày lập báo cáo tài chính.
Tính đầy đủ Các khoản doanh thu hiện có được hạch toán đầy đủ.
Quyền và nghĩa Doanh nghiệp có quyền định đoạt đối với các khoản doanh thu
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
vụ phát sinh trong kỳ.
Tính giá Tính toán giữa đơn giá và số lượng hàng hóa phải được tính toán
đúng; số liệu ghi trên các sổ chi tiết phải được cộng dồn chính
xác; Các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán tính toán chính xác
theo chính sách đã quy định
Sự phân loại Doanh thu phải được phân loại đúng đắn thành các loại doanh
thu bán hàng và doanh thu nội bộ, doanh thu hàng bán bị trả
lại, doanh thu nhận trước.
Trình bày và công
bố
Doanh thu được trình bày chính xác và hợp lý trên các báo cáo
tài chính theo đúng chế độ hiện hành.
1.1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Với khoản mục phải thu khách hàng, sai sót hay gian lận thường gặp là không hạch
toán khoản đã thu, trích lập dự phòng phải thu không hợp lý, hạch toán sai tính chất tài
khoản phải thu, ghi nhận khoản phải thu không có chứng từ hợp lệ… Để loại bỏ được
những rủi ro do những sai sót, gian lận tiềm tàng đó, kiểm toán khoản mục phải thu
phải đạt được các khoản phải thu đảm bảo hợp lý chung, cụ thể là đạt những mục tiêu
chung sau: Hiện hữu, đầy đủ, chính xác, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố,
đánh giá. Trong đó, mục tiêu hiệu lực, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ được quan tâm hơn
cả. Các mục tiêu chung được cụ thể hóa nội dung thành các mục tiêu đặc thù cho
khoản mục. Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng có mối quan hệ mật
thiết với khoản mục doanh thu do tính chất đối ứng của tài khoản phải thu và doanh
thu bán hàng. Do đó, khi thực hiện kiểm toán hai khoản mục này, KTV cần kết hợp
mục tiêu của chúng lại để quá trình kiểm tra đạt được hiệu quả cao.
Nội dung các mục tiêu kiểm toán chung và đặc thù khoản mục phải thu khách hàng
được cụ thể tại bảng sau:
Bảng 1.1-2: Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Sự hợp lý
chung
Số dư tài khoản phải thu hợp lý và khớp BCTC
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Mục tiêu chung Mục tiêu đặc thù
Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu khách
hàng đều phải được ghi sổ một cách đầy đủ và đúng niên độ
Hiện hữu Các khoản phải thu trên sổ cái, sổ chi tiết hay bảng cân đối
công nợ thực sự tồn tại cả về giá trị và đối tượng.
Quyền và nghĩa
vụ
Các khoản phải thu phát sinh đều thuộc sở hữu của công ty
Chính xác Các khoản phải thu phải được vào sổ kế toán đúng với giá trị
thật của nó và phù với các tài liệu gốc đính kèm. Số liệu trên
tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù
hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và BCTC.
Đánh giá - Việc đánh giá các khoản phải thu trên BCTC là gần đúng với
giá trị có thể thu hồi được, tức là các khoản phải thu phải được
công bố theo giá trị thu hồi thông qua sự phân tích về dự phòng
nợ phải thu khó đòi và chi phí nợ khó đòi
- Đối với khoản phải thu có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại
theo CM 10.
Trình bày và
công bố
- Các nghiệp vụ phát sinh phải phản ánh đúng đối tượng, đúng
tài khoản kế toán.
- Việc kết chuyển số liệu kế toán vào BCTC phải được thực
hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế
toán. (Phân loại NH và DH)
1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng của
khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện
1.2.1 Đặc điểm của khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng của khách
hàng kiểm toán
1.2.1.1 Đối với công ty ABC
a) Đặc điểm kinh doanh Công ty ABC:
Các thông tin chung về khách hàng được lưu trên giấy tờ làm việc: “Tìm hiểu
thông tin chung và hệ thống kiểm soát nội bộ”
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
• Thông tin chung về công ty khách hàng
Cơng ty ABC là Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim
Địa chỉ: Tỉnh Lào Cai
Mã số thuế: 5300232681
Ngày thành lập: 18/09/2006
Theo giấy chứng nhận đầu tư số 121021000012
Thời gian hoạt động 4 năm
Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim là công ty liên doanh trên cơ sở hợp đồng
hợp tác liên doanh giữa 3 bên như sau:
Nhà đầu tư Số tiền Tỷ lệ
- Tổng Công ty Thộp Việt Nam 23.625.000 USD 45%
- Công ty Khoáng sản Lào Cai 5.250.000 USD 10%
- Công ty TNHH Khống Chế Cổ phần
gang thép Cơn Minh (Trung Quốc) 23.625.000 USD 45%
Vốn pháp định 52.500.000 USD
Hội đồng quản trị hiện thời: Gồm 7 thành viên
Ban Giám đốc: Gồm 1 Tổng Giám đốc và 4 Phó Giám đốc, 1 Kế toán trưởng.
Trụ sở, chi nhánh của đơn vị: Trụ sở chính tại Lào Cai.
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
QĐ15/2006-BTC và hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ.
Ngành nghề kinh doanh: Khai thác mỏ
Sản xuất sắt thép
Sản phẩm và thị trường: Sản phẩm chính của Công ty là Quặng sắt Lemarite
được khai thác tại mỏ quặng sắt Quý Sa. Sản phẩm quặng bị tính thuế tài nguyên, cụ
thể theo quyết định của UBND Tỉnh Lào Cai. Đơn vị tính của thành phẩm này là tấn
và được vận chuyển bằng xe tải.
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Khách hàng chính và cũng coi như là duy nhất là Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Tuy Tổng Công ty Thép Việt Nam là thành viên sở hữu Công ty nhưng việc bán hàng
không mang tính chất bán nội bộ mà có tính độc lập.
b) Tính trọng yếu của khoản mục trong báo cáo tài chính ảnh hưởng đến thực hiện
kiểm toán khoản mục đó
- Khoản mục phải thu khách hàng phát sinh do độ trễ của quá trình thu tiền với quá
trình bán hàng. Số dư phản ánh trong tài khoản phải thu khách hàng 131 là số luỹ kế từ
các quá trình kinh doanh trước đến cuối kỳ kinh doanh này. Số dư 131 ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng thanh toán. Nếu số dư quá lớn, càng gần với doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp thì việc thu hồi công nợ chậm, chính sách bán chịu chưa hợp lý, nghiên
cứu khách hàng chưa tốt. Từ đó, làm giảm khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp,
nếu tình trạng này ở mức báo động và kéo dài, doanh nghiệp có thể đi tới phá sản.
Chính vì vậy, việc xác định số dư tài khoản phải thu khách hàng cũng như dự phòng
phải thu khó đòi và chi tiết công nợ của khách hàng có ý nghĩa không chỉ về hạch toán
mà còn về quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt động liên tục. Kiểm
toán khoản mục này có ý nghĩa là cho người đọc báo cáo tài chính có được sự tin
tưởng rằng số dư của khoản mục là hợp lý, trung thực. Đánh giá mức trọng yếu của
khoản mục phải thu khách hàng cần dùng những tỷ lệ như khả năng thanh toán nhanh,
tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu, số vòng quay nợ phải thu khách hàng.
- Khoản mục doanh thu bán hàng là chỉ tiêu đầu tiên của Báo cáo kết quả kinh
doanh, thể hiện sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quan tâm đầu tiên của người
đọc BCTC là doanh thu có tăng so với năm trước không. Vì vậy, kiểm toán khoản mục
doanh thu phải khẳng định được sự trung thực hợp lý của khoản mục. KTV cần có
những đánh giá khách quan nhất khi tiến hành kiểm toán khoản mục này. Những đánh
giá ban đầu về tính trọng yếu của khoản mục trên BCTC đem lại cho KTV sự cẩn
trọng khi thực hiện kiểm toán. Các chỉ tiêu được dựng để kiểm tra là tỷ suất lợi nhuận
gộp.
- Hai khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng có mối quan hệ mật thiết, phải
thu khách hàng chỉ phát sinh sau khi có hoạt động bán hàng và doanh nghiệp chấp
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
nhận cho khách hàng mua chịu. Vì vậy kiểm toán 2 khoản mục này được thực hiện bởi
một người để thu thập bằng chứng đầy đủ, có sự liên kết và tránh việc kiểm tra chứng
từ lặp lại.
• Khoản mục phải thu khách hàng:
Số dư TK 131 là 5.953.847.300 chiếm tỷ trọng 1,803% với tổng tài sản.
Không có công nợ khó đòi và dự phòng phải thu khó đòi.
Công nợ được chi tiết theo đối tượng.
Tỷ lệ nợ phải thu / doanh thu = x 100%
= 3,7 %
Hệ số khả năng Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu khách hàng
thanh toán nhanh = ──────────────────────────────────
Nợ ngắn hạn
=
= 3,378
Với những thông tin tài chính trên nhận thấy khoản mục phải thu khách hàng của
Công ty ABC có tính trọng yếu thấp. Số dư khoản mục trên 5 tỷ nhưng so với doanh
thu bán hàng chỉ chiếm 3,7%. Khả năng thanh toán tốt mà chủ yếu được tài trợ bởi
tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. Những đánh giá trên có thể thu được khu KTV xem
xét BCTC và sắp xếp kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu những khoản mục có tính trọng
yếu cao để tập trung thời gian kiểm toán.
• Khoản mục doanh thu bán hàng:
Phát sinh TK 511 là 161.071.183.565
Doanh thu bán hàng thu được do bán 1 sản phẩm Quặng. Không có doanh thu nội
bơ.
Doanh thu năm 2009 tăng so với 2008 là 5,2%
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Tỷ suất lợi nhuận gộp =
= 36,32%
Với những thông tin trên, KTV nhận định khoản mục doanh thu có tính trọng yếu
cao do giá trị lớn nhưng đơn giản về nghiệp vụ. Vì vậy, kiểm toán khoảnmục này cần
tăng cường kiểm tra chi tiết.
Từ những nhận xét ban đầu này, KTV có thể phân công công việc hợp lý hơn vì
mỗi thành viên trong đoàn kiểm toán phải thực hiện nhiều khoản mục, đánh giá mức
độ quan trọng, khó khăn của khoản mục tránh việc sắp xếp công việc quá nặng cho
người này và nhẹ cho người khác.
c) Đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản mục doanh thu và phải thu
khách hàng
• Chính sách bán hàng: Hàng chỉ bán khi có hợp đồng chính thức giữa Công ty
và bên mua; Hàng vận chuyển luôn có đại diện của Công ty, Công ty vận chuyển, bên
mua giám sát; Người giám sát chuyển hàng thuộc Phòng Quản lý sản xuất phải báo
cáo với Phòng Kinh doanh về tiến độ vận chuyển.
• Ghi nhận doanh thu: Doanh thu của Công ty được ghi nhận vào thời điểm hoá
đơn bán hàng được lập. Đây là thời điểm mà thoả mãn các điều kiện sau:
- Hàng hoá đã được giao cho đại diện bên mua
- Trọng lượng của hàng hoá đã được xác định chính xác theo Công ty Giám định.
- Công ty đã thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng (giao hàng đúng
ngày, đúng chủng loại, đúng quy trình)
- Chi phí bốc xếp quặng lên phương tiện vận chuyển và chi phí lương cho người
giám sát hàng khi vận chuyển đã xác định.
• Chính sách bán chịu: Do hàng bán của Công ty là Quặng có trọng lượng lớn và
giá trị của mỗi đơn hàng lớn nên khách hàng được chịu tiền hàng trong vòng 30 ngày
kể từ ngày lập hoá đơn. Nếu sau 30 ngày khách hàng chưa thanh toán thì phải chịu lãi
suất vay vốn lưu động theo quy định của ngân hàng.
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
• Giảm giá hàng bán: Hàng bán được giảm giá khi gặp phải các trường hợp sau:
Độ ẩm của quặng quá cao đến mức ảnh hưởng chi phí vận chuyển mà bên mua phải
chịu; Bên bán có vấn đề cung cấp hàng mà không thông báo kịp thời cho bên mua
bằng điện thoại hay fax làm lỡ thời gian giao hàng. Quyết định giảm giá hàng bán do
Giám đốc kinh doanh quyết định.
• Chính sách ghi nhận khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách
hàng, phải thu khác tại thời điểm báo cáo được ghi nhận như sau:
Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm được phân loại tài sản ngắn hạn
Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm được phân loại tài sản dài hạn
• Lập dự phòng khoản phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện
phần dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu có khả năng không được khách hàng
thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Phương thức
lập dự phòng phải thu theo đúng quy định trong TT 228/2009-BTC.
• Sự đồng bộ của sổ sách: Công ty ABC có hệ thống kế toán tổ chức đúng quy
trình, trình tự kế toán được đảm bảo thực hiện. Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo
cáo liên quan khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng được thực hiện ở mức cần
thiết.
• Việc đánh số thứ tự các chứng từ: Các chứng từ được đánh số theo đúng quy
ước. Như hoá đơn bán hàng là do Bộ Tài chính phát hành, hợp đồng, biên bản giao
nhận và thanh toán được đánh số, phiếu báo có của ngân hàng.
• Sự phân cách nhiệm vụ bán hàng và thu tiền: Nhiệm vụ bán hàng và thu tiền
được thực hiện bởi 2 hệ thống độc lập. Bán hàng do Phòng Kinh doanh và Phòng
Quản lý sản xuất quản lý, thu tiền do Phòng Kế toán quản lý.
• Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng: Việc chấp nhận bán hàng và bán chịu do Phòng
kinh doanh thực hiện với sự xét duyệt của Giám đốc kinh doanh. Hàng được bắt đầu
vận chuyển khi có hợp đồng chính thức. Giá bán theo hợp đồng. Trọng lượng thanh
toán được xét duyệt bởi 3 bên: Công ty, công ty giám định, khách hàng.
• Lập bảng cân đối tiền hàng gửi cho người mua, người kiểm soát: không được
thực hiện.
1.2.1.2 Đối với công ty XYZ
a) Đặc điểm kinh doanh
Công ty XYZ là Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Ngày thành lập: 19/4/2005
Theo Quyết định QĐ/ĐKDK số 0303000267
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VNĐ
Mệnh giá cổ phần: 100.000 VNĐ/ cổ phần
Chủ sở hữu công ty gồm:
- Cổ phần Nhà nước 2.407.600.000 40,12%
- Cổ đông sáng lập 3.592.400.000 59,88%
Trụ sở chính, chi nhánh đơn vị: Trụ sở chính tại Hà Tây. Các cửa hàng bán hàng
gồm 7 cửa hàng trên địa bàn tỉnh.
Ngành nghề kinh doanh: Mua bán kim loại đen, kim loại màu, đồng, nhôm, chì,
kẽm…, hóa chất công nghiệp. Mua bán vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, thiết bị phụ tùng,
dầu nhờn mỡ máy… Đại lý bán xăng dầu, gas, bếp gas, các loại chất đốt, vật liệu xây
dựng. Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vận tải hàng hóa, bốc xếp hàng
hóa.
Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm bán hàng của Công ty đa đạng về chủng loại, kích
cỡ. Phục vụ cho nhiều lĩnh vực như tiêu dùng, xây dựng, sản xuất. Hàng hóa của công
ty ngoài mau trong nước còn có nhập khẩu từ nước ngoài.
Đặc điểm khách hàng: Khách hàng chủ yếu là vãng lai và số lượng lớn. Có nhiều
loại hàng hóa bán lẻ như xăng, gas nên không lưu tên và địa chỉ của khách hàng.
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
QĐ15/2006-BTC và hình thức ghi sổ là Nhật ký chung
b) Tính trọng yếu của khoản mục trong báo cáo tài chính ảnh hưởng đến thực hiện
kiểm toán khoản mục đó
• Khoản mục phải thu khách hàng:
Số dư TK 131 là 9.224.293.047 chiếm tỷ trọng 38,42% với Tổng tài sản.
Cú công nợ khó đòi và dự phòng phải thu khó đòi tồn từ năm trước và trích lập
thêm cho năm nay.
Công nợ được chi tiết theo đối tượng.
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Tỷ lệ nợ phải thu / doanh thu = x 100%
= 4,98 %
Hệ số khả năng Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu khách hàng
thanh toán nhanh = ──────────────────────────────────
Nợ ngắn hạn
=
= 0.63
Với những thông tin tài chính trên nhận thấy khoản mục phải thu khách hàng của
Công ty ABC có tính trọng yếu trung bình. Số dư khoản mục trên 9 tỷ đồng nhưng so
với doanh thu bán hàng chỉ chiếm 4,98%. Khả năng thanh toán nhanh kém do nợ ngắn
hạn lớn mà trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra, tỷ trọng hàng tồn kho cao
do đặc điểm kinh doanh của Công ty yêu cầu có tính dự trữ. Những đánh giá trên có
thể thu được khu KTV xem xét BCTC và sắp xếp kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu những
khoản mục có tính trọng yếu cao để tập trung thời gian kiểm toán. Những đánh giá này
được trưởng nhóm kiểm toán đưa ra và chỉ dẫn cho nhân viên thực hiện phần hành
nhưng không được đưa vào giấy tờ làm việc.
• Khoản mục doanh thu:
Phát sinh TK 511 là 184.679.368.660
Phát sinh TK 512 là 176.437.723
Doanh thu gồm doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Không có
doanh thu nội bơ.
Doanh thu năm 2009 tăng so với 2008 là 79,48%
Tỷ suất lợi nhuận gộp =
= 5,9%
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
- Với những thông tin trên, KTV nhận định khoản mục doanh thu có biến động lớn
và phức tạp, tính trọng yếu cao. Vì vậy, kiểm toán khoản mục này cần tăng cường thủ
tục phân tích và kiểm soát do số lượng nghiệp vụ bán hàng quá lớn, kiểm tra chi tiết
chọn mẫu khó đánh giá được tổng thể.
- Từ những nhận xét ban đầu này, KTV nhận thấy hai khoản mục doanh thu bán
hàng và phải thu khách hàng khá phức tạp, cần một người có kinh nghiệm làm việc, có
khả năng phân tích tốt.
c) Đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục doanh thu và phải thu
khách hàng
• Chính sách bán hàng: Có hai hình thức bán hàng: Một là bán lẻ tại các cửa
hàng và bán theo đơn đặt hàng. Với hình thức bán lẻ, chính sách bán hàng đơn giản là
thu tiền và chuyển giao hàng trực tiếp. Với hình thức bán hàng theo đơn đặt hàng được
thực hiện theo quy trình đầy đủ.
• Ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán lẻ: Tại các cửa hàng bán lẻ, doanh thu được tổng hợp theo ngày và
ghi nhận vàp thời điểm cuối ngày do kế toán của hàng ghi sổ. Thời điểm đó thỏa mãn
các điều kiện ghi nhận doanh thu: Đã chuyển giao hàng hóa, lợi ích từ việc bán hàng
đã thu được, chi phí bán hàng đã xác định.
Doanh thu bán hàng và dịch vụ theo đơn đặt hàng: Doanh thu được ghi nhận khi
hóa đơn đã xuất. Thời điểm này là bên mua đã chấp nhận thanh toán và nhận hàng.
Với những hàng hóa khó vận chuyển thì vẫn ở kho của Công ty và vận chuyển dần
theo yêu cầu khách hàng. Khi vận chuyển, khách hàng sẽ kiểm tra lại hàng hóa.
• Chính sách bán chịu: Áp dụng cho việc bán hàng theo đơn đặt hàng. Chính
sách bán chịu do Phòng Kinh doanh quyết định và phê duyệt của Trưởng phòng. Do
nhiều mặt hàng đa dạng, khối lượng mua bán thay đổi, yêu cầu của khách hàng nên
không có một chính sách bán chịu chung mà chỉ có những quy định khung như không
bán chịu quá 9 tháng, giá trị lô hàng trên 10 triệu đồng mới cho phép bán chịu.
• Giảm giá hàng bán: Hàng bán được chấp nhận giảm giá khi có bằng chứng
chắc chắn về chất lượng hàng hóa không đảm bảo, thời gian vận chuyển sai lệch…
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Phê quyệt về giảm giá hàng bán do Phòng kinh doanh quyết định, các cửa hàng thông
báo với phòng Kinh doanh những thông tin cần thiết cho quyết định giảm giá.
• Chính sách ghi nhận khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách
hàng, phải thu khác tại thời điểm báo cáo được ghi nhận như sau:
Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm được phân loại tài sản ngắn hạn
Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm được phân loại tài sản dài hạn.
Tất cả doanh thu bán hàng kể cả thu tiền ngay đều phản ánh qua sổ phải thu khách
hàng để theo dõi.
• Lập dự phòng khoản phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện
phần dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu có khả năng không được khách hàng
thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
• Sự đồng bộ của sổ sách: Hệ thống sổ sách của Công ty khá phức tạp do có hệ
thống kế toán phân tán. Sổ kế toán từ cửa hàng được đối chiếu với trụ sở chính vào
cuối quý.
• Sự phân cách nhiệm vụ bán hàng và thu tiền: Tại các cửa hàng bán lẻ, sự phân
cách này khó đảm bảo do người bán hàng thường thực hiện thu tiền luôn của khách.
Với bán hàng theo đơn đặt hàng do giá trị bán hàng lớn và quy trình bán hàng có sự
phân cách bán hàng và thu tiền đảm bảo hơn. Tuy nhiên, việc thanh toán tiền của
khách hàng có thể thông qua người bán hàng vì người này thường trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng.
• Hoạt động kiểm soát và người kiểm soát: Có ban kiểm soát hoạt động của các
cửa hàng.
• Lập bảng cân đối tiền hàng định kỳ: Có thực hiện cuối năm.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức hạch toán khoản mục doanh thu và phải thu khác
hàng của khách hàng
1.2.2.1 Đối với công ty ABC
a) Về nhân sự kế toán.
Công ty ABC có Phòng Kế toán với 6 nhân viên. Với đặc điểm hoạt động của
Công ty, 2 nhân viên làm việc tại mỏ để tập hợp số liệu về chi phí nhân công, chi phí
sản xuất, giá vốn hàng bán rồi chuyển lên Phòng Kế toán để kế toán tổng hợp hạch
toán vào phần mềm kế toán. Với khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng, công
tác hạch toán khá đơn giản. Đó là, khi Phòng Kế toán nhận được biên bản bàn giao
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
hàng cho bên mua, hoá đơn được lập thì kế toán tổng hợp ghi nhận doanh thu, giá vốn.
Khi bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng, theo phiếu báo có ngân hàng, kế toán
thanh toán hạch toán vào phần mềm. Việc theo dõi công nợ do kế toán thanh toán đảm
nhiệm bổ Công ty không nhận thấy khả năng có thể gian lận khi mà người thực hiện
rút tiền tại ngân hàng không phải là kế toán thanh toán.
b) Về chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
- Hóa đơn GTGT có 3 liên: Liên thứ nhất (liên tím) được lưu tại quyển hoá đơn;
liên thứ hai (liên đỏ) đưa cho khách hàng; liên thứ ba (liên xanh) lưu lại ở phòng kế
toán. Hoá đơn được mua tại phòng thuế mà Công ty nộp báo cáo thuế.
Hoá đơn bán hàng được lập khi biên bản giao nhận và thanh toán lô hàng hoàn
thành. Nội dung của hoá đơn ngoài các chỉ tiêu theo quy định, người lập còn phải ghi
chú về ngày tháng, số của biên bản giao nhận và thanh toán, hợp đồng của lô hàng.
- Phiếu báo có ngân hàng: Do ngân hàng lập và người thực hiện giao dịch ngân
hàng đưa về Phòng Kế toán.
- Các chứng từ khác:
+ Hợp đồng mua bán được ký kết: Mỗi đơn hàng đều có hợp đồng riêng, kế toán
ghi hoá đơn cần ghi chú thêm số hợp đồng và ngày ký hợp đồng
+ Biên bản giao nhận hàng: Biên bản giao nhận hàng từng lần được tập hợp đối
chiếu với phiếu xuất kho tại Mỏ và biên bản bàn giao cuối cùng. Kế toán dựa trên biên
bản giao nhận hàng để lập hoá đơn. Trên hoá đơn phải ghi số biên bản giao nhận và
ngày tháng.
+ Báo cáo thuế hàng tháng.
Sơ đồ 1.2-1: Quy trình luân chuyển chứng từ
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
c) Về tài khoản sử dụng
• Hạch toán khoản mục phải thu khách hàng các tài khoản sử dụng là:
TK 131 - Phải thu khách hàng: Tài khoản sử dụng phản ánh các khoản phải thu do
bán hàng phát sinh trong kỳ và ứng trước của khách hàng. TK có số dư bên nợ và bên
có. Chi tiết TK như sau:
TK 1311 Tổng công ty Thép Việt Nam
TK 1318 Đối tượng khác
• Hạch toán khoản mục doanh thu các tài khoản sử dụng là:
TK 511- Doanh thu bán hàng: Tài khoản này được dựng để phản ánh tổng số
doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh
thu. TK 511 không chi tiết.
TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: Tài khoản này dựng để phản ánh doanh thu
của sản phẩm, hàng hoá, tiêu thụ nội bộ. TK 512 không có số dư cuối kỳ
TK 531 Hàng bán trả lại: Tài khoản theo dõi doanh thu của hàng đã bán cho
khách hàng nhưng bị trả lại được Công ty chấp nhận.
TK 532 Giảm giá hàng bán: Tài khoản theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng
bán được Công ty chấp nhận.
d) Về hạch toán doanh thu và phải thu khách hàng
Sơ đồ 1.2-2:Sơ đồ hạch toán doanh thu
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
16
TK 511, 512
TK 521,532
Kết chuyển các
khoản
ghi giảm doanh thu
Doanh thu (không có VAT)
TK 131
Thuế GTGT đầu ra
TK 911
Kết chuyển xác định
kết quả kinh doanh
TK 3331
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Sơ đồ 1.2-3:Quy trình hạch toán phải thu khách hàng
e) Về sổ sách kế toán và báo cáo
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
17
TK 131
TK 511,515
Doanh thu bán hàng,
tài chính
Người mua thanh toán
TK 112
Thuế GTGT đầu ra
TK 3331
TK 521, 532
Giảm giá hàng bán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Công ty ABC thực hiện lập và trình bày báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam. Hình thức ghi sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. Các sổ kế toán hiện có là:
Sổ cái TK 131. Sổ cái TK 511, 515. Sổ chi tiết TK 131, 511, 515
Bảng tổng hợp công nợ. Bảng tổng hợp chi tiết theo từng đối tượng công nợ
Tờ khai thuế GTGT đầu ra hàng tháng.
1.2.2.2 Đối với công ty XYZ
a) Về nhân sự kế toán.
Tại trụ sở chính công ty có Phòng Kế toán gồm 7 nhân viên chính chuyên về phần
hành tiền, lương, hàng tồn kho, doanh thu, thuế, tổng hợp. Với đặc điểm kinh doanh
của công ty là phân tán nhiều địa điểm nên công tác quản lý và hạch toán khá phức
tạp. Riêng về nhiệm vụ của kế toán doanh thu là: Tổng hợp doanh thu của các cửa
hàng và trụ sở chính, đối chiếu công nợ, lập bảng phân tích tuổi nợ và đơn đúc công
tác thu hồi công nợ. Tuy nhiên, việc thu tiền không thuộc trách nhiệm của kế toán
doanh thu mà do kế toán tiền đảm nhiệm, tức là kế toán doanh thu chỉ kiểm tra số dư
bên nợ của TK phải thu khách hàng và TK phải thu nội bộ.
b) Về chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
- Hóa đơn GTGT có 3 liên: Liên thứ nhất (liên tím) được lưu tại quyển hoá đơn;
liên thứ hai (liên đỏ) đưa cho khách hàng; liên thứ ba (liên xanh) lưu lại ở phòng kế
toán. Hoá đơn được mua tại phòng thuế mà Công ty nộp báo cáo thuế. Ngoài ra còn có
hóa đơn bán xăng dầu, gas theo mẫu riêng để các cửa hàng giao cho khách hàng nếu
có yêu cầu.
Hóa đơn bán hàng cho người mua có danh tính rõ ràng được lập khi chuyển giao
hàng. Với các cửa hàng bán xăng dầu, gas có những khách hàng yêu cầu hóa đơn thì
cửa hàng sẽ lập cho khách. Hóa đơn bán các sản phẩm khác theo đơn đặt hàng do
phòng kinh doanh lập. Hóa đơn tổng hợp bán lẻ được lập vào cuối tháng theo tổng hợp
báo cáo ngày của các cửa hàng.
- Phiếu thu tiền bán hàng: Do kế toán tiền lập
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
- Phiếu báo có ngân hàng: Do ngân hàng lập và người thực hiện giao dịch ngân
hàng đưa về phòng kế toán.
- Các chứng từ khác:
+ Hợp đồng mua bán được ký kết: Mỗi đơn hàng đều có hợp đồng riêng, đánh số
thứ tự theo từng cửa hàng.
+ Biên bản giao nhận hàng: Biên bản giao nhận hàng từng lần được tập hợp đối
chiếu với phiếu xuất kho.
+ Báo cáo ngày: Các báo cáo này có nội dung gồm số lượng hàng bán trong ngày,
số tiền thu được, số hàng tồn của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas. Báo cáo ngày có
thể nộp theo tuần với những cửa hàng xa trụ sở chính và nộp theo ngày với cửa hàng
gần theo quy ước cùng với tiền bán hàng. Từ các báo cáo này, kế toán doanh thu ghi
nhận doanh thu bán hàng và chuyển cho kế toán hàng tồn kho ghi nhận giá vốn. Kế
toán doanh thu phải đánh ký hiệu đã hạch toán lên báo cáo ngày để kế toán hàng tồn
kho dễ kiểm tra.
+ Báo cáo thuế hàng tháng: Do kế toán thuế lập trên tổng hợp các hóa đơn bán
hàng và mua hàng; Biên bản đối chiếu công nợ; Bảng kê theo dõi tuổi nợ.
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Sơ đồ 1.2-4: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng theo đơn đặt hàng
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Sơ đồ 1.2-5: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng lẻ
c) Về tài khoản sử dụng
• Hạch toán khoản mục phải thu khách hàng
TK 131 - Phải thu khách hàng: Tài khoản sử dụng phản ánh các khoả phải thu do
bán hàng phát sinh trong kỳ và ứng trước của khách hàng. TK có số dư bên nợ và bên
có. Toàn bộ doanh thu thu tiền ngay và bán chịu đều được ghi qua TK 131 để dễ quản
lý. Chi tiết TK như sau:
TK 13101 – Phải thu khách hàng cửa hàng 1
TK 13102 – Phải thu khách hàng cửa hàng 2
TK 13103 – Phải thu khách hàng cửa hàng 3
TK 13106 – Phải thu khách hàng cửa hàng 6
TK 13108 – Phải thu khách hàng cửa hàng 8
TK 13109 – Phải thu khách hàng cửa hàng 9
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
TK 1312B – Phải thu khách hàng cửa hàng 2B
TK 131CT – Phải thu khách hàng Công ty
TK 131XNK – Phải thu khách hàng Phòng Xuất nhập khẩu
TK 136 Phải thu nội bộ
TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
• Hạch toán khoản mục doanh thu
TK 511- Doanh thu bán hàng: tài khoản này được dựng để phản ánh tổng số
doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh
thu. TK 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành tài khoản cấp 2 như sau:
TK 51101 – Doanh thu bán hàng cửa hàng 1
TK 51102 – Doanh thu bán hàng cửa hàng 2
TK 51103 – Doanh thu bán hàng cửa hàng 3
TK 51106 – Doanh thu bán hàng cửa hàng 6
TK 51108 – Doanh thu bán hàng cửa hàng 8
TK 51109 – Doanh thu bán hàng cửa hàng 9
TK 5112B – Doanh thu bán hàng cửa hàng 2B
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 511XNK – Doanh thu bán hàng Phòng Xuất nhập khẩu
TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: Tài khoản này dựng để phản ánh doanh thu
của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ nội bộ. TK 512 không có số dư cuối
kỳ, chi tiết tài khoản như sau:
TK 51202 – Doanh thu bán hàng nội bộ cửa hàng 2
TK 51209 – Doanh thu bán hàng nội bộ cửa hàng 9
TK 512CT – Doanh thu bán hàng nội bộ công ty
TK 521 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dựng để phản ánh chiết khấu
thương mại doanh nghiệp đã giảm trừ, đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với
khối lượng lớn theo thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế. TK 521 không có số dư cuối kỳ.
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
TK 531 Hàng bán trả lại: Tài khoản theo dõi doanh thu của hàng đã bán cho
khách hàng nhưng bị trả lại được Công ty chấp nhận.
TK 532 Giảm giá hàng bán: Tài khoản theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng
bán được Công ty chấp nhận.
d) Về sổ sách kế toán và báo cáo
Sổ cái TK 131.
Sổ cái TK 511, 512, 521, 531, 532
Sổ chi tiết TK 131, 511, 512, 521, 531, 532
Báo cáo ngày, Biên bản đối chiếu công nợ
Sổ tổng hợp phải thu của khách hàng
Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản. Tờ khai thuế GTGT đầu ra hàng tháng…
e) Về hạch toán doanh thu và phải thu khách hàng
Sơ đồ 1.2-6 : Sơ đồ hạch toán doanh thu
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
23
TK 521,532,
Kết chuyển các khoản
ghi giảm doanh thu
TK 911
Kết chuyển xác định
kết quả kinh doanh
Doanh thu (không có VAT)
TK 131,111,112
Thuế GTGT đầu ra
TK 3331
TK 511, 512, 515
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
Sơ đồ1.2-7: Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu – phải thu khách hàng
trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
Thăng Long thực hiện
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
1.3.1.1 Chuẩn bị kiểm toán đối với Công ty ABC
1.3.1.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu
Về khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng
Khảo sát, đánh giá, ký hợp đồng với khách hàng là bước đầu tiên của cuộc kiểm
toán. Công ty tìm kiếm khách hàng qua 2 hướng chính là gửi hồ sơ năng lực cho các
doanh nghiệp và qua mối quan hệ của các Giám đốc bộ phận với doanh nghiệp. Công
ty ABC là khách hàng thường niên đã tìm hiểu Công ty Thăng Long qua hồ sơ năng
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
24
Đồng thời ghi Nợ
TK 004
Giảm giá hàng bán
TK 521, 532
TK 642
Xóa sổ nợ phải
thu khó đòi
Lập DP
Nếu đã lập DP
Nếu chưa lập DP
TK 139
Hoàn nhập DP
tài chính
Người mua thanh toán
Doanh thu bán hàng,
Thuế GTGT đầu ra
TK 511
TK 3331
TK 131, 136, 138
TK 112
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Thị Minh Hải
lực, vì vậy, việc thực hiện khảo sát, đánh giá và ký hợp đồng thực hiện nhanh gọn hơn.
Bước công việc này do Bộ phận Kiểm soát chất lượng thực hiện, khi quyết định ký
hợp đồng thì sẽ phân công công việc cho các bộ phận. Thực sự việc khảo sát đánh giá
khách hàng chưa được thực hiện đầy đủ. Phòng kiểm soát chất lượng chỉ mới quan
tâm về mục tiêu kiểm toán của khách hàng mà chưa đánh giá độ rủi ro của cuộc kiểm
toán.
Về nhân sự và thời gian kiểm toán khoản mục
Do Công ty ABC đã được kiểm toán năm 2008 nên có nhiều thông tin có ích trong
việc tổ chức kiểm toán về nhân sự và thời gian.
Công ty ABC là công ty có quy mô lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền không phức tạp (một khách hàng chính và thanh toán
qua ngân hàng) nên đoàn kiểm toán là 3 thành viên và thời gian cuộc kiểm toán là 6
ngày từ 15/2 đến 20/2. Trong đó, 2 ngày là thời gian di chuyển từ Hà Nội đến địa điểm
khách hàng và ngược lại. Thành viên đoàn kiểm toán bao gồm:
- Nguyễn Trung Kiên Kiểm toán viên – Trưởng nhóm
- Nguyễn Tuấn Duy Trợ lý kiểm toán viên
- Nguyễn Trọng Hồng Trợ lý kiểm toán viên
Khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng do Nguyễn Trọng Hồng đảm
nhiệm.
Về thu thập thông tin về hoạt động liên quan khoản mục doanh thu – phải
thu khách hàng.
Để thu thập các thông tin về khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán gửi văn bản đến
khách hàng yêu cầu các tài liệu cần cung cấp trước khi đoàn kiểm toán đến làm việc
trực tiếp. Như vậy, khách hàng sẽ có thời gian chuẩn bị tài liệu và đầy đủ hơn. Những
tài liệu cần thiết như BCTC khách hàng fax trước đến cho Công ty Thăng Long.
Khoản mục phải thu khách hàng, doanh thu có tài liệu chính như sau:
- Sổ chi tiết và sổ cái tài khoản phải thu khách hàng và doanh thu bán hàng
Sinh viên: Bùi Thị Chiến – Kiểm toán 48C
25