Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ĐỀ TÀI-Sơ đồ thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ điển hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 42 trang )

GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
  
BÀI TẬP NHÓM
Đề tài : Sơ đồ thanh toán bằng phương pháp tín dụng
chứng từ điển hình
Nhóm X Page 1
GVHD : Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Nhóm : 10
Thành viên: Nguyễn Văn Thiện Tâm - 38K01.2
Đinh Thị Như Quỳnh - 38K01.2
Nguyễn Thị Quỳnh Hương - 38K01.2
Mai Thị Bích Ngọc - 38K01.2
Đoàn Thị Ái Diễm - 38K01.2
Hồ Thị Thuỳ Dung - 38K01.2
Đà nẵng, tháng 3 năm 2015
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Bước 1: Người nhập khẩu là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một
L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo
L/C này.
 Trong bước này nhà nhập khẩu cần thực hiện các công việc sau:
- Lựa chọn ngân hàng mở L/C:
Việc lựa chọn phải phù hợp thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có), nếu không
có quy định này, nhà nhập khẩu có quyền chọn ngân hàng mở L/C thuận lợi
nhất cho mình.
- Cung cấp chứng từ pháp lý của giao dịch nhập khẩu: Người nhập khẩu muốn
mở L/C cho khách hàng nước ngoài hưởng, theo quy định của Việt Nam,
phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Xuất trình bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương, các sửa đổi (nếu có)


hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng, trong đó quy định
thanh toán bằng L/C.

Xuất trình văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ quản lý chuyên ngành đối
với hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Trường hợp nhập khẩu hàng thuộc diện quản lý bằng quota, phải xuất
trình quota hợp lệ.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác.
- Lập đơn xin mở L/C:

Đơn xin mở L/C thường mở theo mẫu có sẵn của ngân hàng.

Việc mở L/C cho phép cụ thể hóa một số điều khoản trong hợp đồng đã
ký kết- đây là một ưu điểm của thanh toán bằng L/C

Phải thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra những điều kiện
ràng buộc người hưởng lợi trong L/C.Nguyên tắc chỉ đạo là vừa đảm bảo
được quyền lợi của mình nhưng cũng phải hợp lý để bên xuất khẩu có
thể thực hiện được L/C.

Đơn xin mở L/C thường được lập thành 2 bản.Người yêu cầu và ngân
hàng phát hành mỗi bên giữ một bản.
Nhóm 10 Page 2
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ

Đơn xin mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp
giữa người xin mở thư tín dụng và ngân hàng phát, nó cũng là cơ sở
Nhóm 10 Page 3

GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
chính để phát hành L/C cho người hưởng lợi.
Nhóm 10 Page 4
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Bước 2: Ngân hàng phát hành: ngân hàng sau khi kiểm tra đơn và các điều kiện mở
L/C của nhà nhập khẩu, nếu đồng ý sẽ căn cứ vào đơn để phát hành L/C và chuyển
đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo (thường là ngân hàng ở nước
người hưởng lợi và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành)
Căn cứ giấy đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên
quan, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện ký quỹ (mức ký
quỹ tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C). Khi quyết định mở
L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán
cho người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không, còn tồn tại hay
phá sản. Do đó, Ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính
của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa.
Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại
nước xuất khẩu. Việc chuyển thư được thực hiện bằng đường hàng không bưu chính
hoặc bằng điện tín, hệ thống Swift.
Bước 3: Ngân hàng thông báo sau khi tiếp nhận L/C sẽ tiến hành kiểm tra.
 Thông thường thì sẽ kiểm tra các nội dung sau:
- Nơi và ngày phát hành L/C
- Ngân hàng mở L/C (ngân hàng thanh toán)
Ngân hàng mở là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết
thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu nên ngân hàng thông báo phải xét đến uy
tín, khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C để khuyến cáo nhà xuất khẩu đề nghị
nhà nhập khẩu mở L/C xác nhận, tức được một ngân hàng khác có uy tín hơn xác
nhận.
- Số và loại L/C
- Tên và địa chỉ của các đối tượng trong L/C
- Trị giá của L/C: số tiền ghi trên L/C có đúng với lô hàng không. Thông

thường số tiền L/C không nên là số tuyệt đối mà kèm theo khoảng chênh
lệch hơn hoặc kém.
- Ngày và địa điểm hết hiệu của L/C
Nhóm 10 Page 5
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Các L/C nhận được đều qui định địa điểm hết hiệu lực tại nước người mua,
nước người bán, hoặc tại nước thứ ba. Thông thường L/C quy định địa điểm hết
hiệu lực của L/C tại nước người bác vì nó có điểm lợi là giúp người bán dễ xuất
trình chứng từ để thanh toán.
Khi kiểm tra ngày hết hiệu lực ngân hàng lưu ý ngày hết hiệu lực phải sau
ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian
này phải bằng tổng số các ngày như sau:
- Số ngày mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán.
- Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch.
- Số ngày lưu trữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch.
Vì thế nếu L/C quy định nơi hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu hoặc tại
ngân hàng phát hành, ngân hàng cần lưu ý khách hàng nên tính toán dự trù thời gian
chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài để xuất trình chứng từ hết ngày hết hiệu lực.
- Ngày giao hàng
Thông thường ngày giao hàng trên L/C thường là: latest shipment date. Ngày
giao hàng muộn nhất phải trong thời gian hiệu lực L/C. Vì thế cần phải kiểm tra
khách hàng có đủ thời gian lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng không?
Ngày giao hàng muộn nhất phải trước ngày hết hiệu lực L/C một khoảng thời
gian hợp lý cho nhà xuất khẩu có thể chuẩn bị giao hàng đầy đủ và kịp thời. Đây
cũng là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì nếu L/C được mở sớm và cách xa
ngày giao hàng thì sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng và giao
hàng đúng thời gian quy định. Nếu không giao hàng như thời gian quy định vì quá
ngắn, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu xem xét, sửa đổi, hay gia hạn thời
gian giao hàng trong L/C.
- Mô tả hàng hóa

Ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền trong mục mô tả hàng hóa với
trị giá của L/C. Tên gọi, quy cách, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì đóng
gói phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
- Vấn đề giao nhận và vận tải
Nhóm 10 Page 6
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Kiểm tra trong L/C có cho phép giao hàng từng phần và được phép chuyển
tải hay không? Ví dụ giao hàng nhiều lần cùng với thời gian quy định và số lượng
quy định hoặc giao hàng nhiều lần với số lượng như nhau. Còn việc chuyển tải có
thể do người vận chuyển chọn ở bất cứ cảng nào hoặc do người vận chuyển hay nhà
nhập khẩu chọn tại một cảng nhất định.
- Các chứng từ yêu cầu
Ngân hàng cần lưu ý nhà xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các chứng từ
mà phía nước ngoài yêu cầu về số lượng và loại chứng từ liên quan đến hàng hóa,
và thời gian các cơ quan cấp chứng từ có thể đáp ứng được kịp để xuất trình chứng
từ.
- Ngân hàng trả tiền
Nếu ngân hàng phát hành là ngân hàng trả tiền thì mục DRAWEE: ghi là
ISSUING BANK. Nếu ngân hàng phát hành ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền
thì trong L/C ở mục drawee sẽ ghi tên ngân hàng khác trả tiền.
- Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C.
- Luật áp dụng: L/C phải ghi rõ áp dụng UCP nào.
Thông báo L/C cho khách hàng: Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng,
sau khi đã xác thực L/C và ghi chú những yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng.
Có thể thông báo bằng thư nếu ở xa và bằng điện thoại nếu ở gần và liên hệ với
khách hàng đến ngân hàng để nhận L/C.
(Trên tất cả các trang của bảng L/C đều phải có đóng dấu của tên ngân hàng thông
báo và chữ ký của thanh toán viên)
Bước 4: Nguời xuất khẩu(người hưởng lợi) sau khi kiểm tra nội dung L/C, nếu cần
thiết có thể đề nghị đối tác tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận

toàn bộ nội dung của L/C mới có thể thực hiện L/C (giao hàng hoặc thực hiện nghĩa
vụ nào đó theo L/C)
Bước 5: Người nhập khẩu chấp nhận yêu cầu tu chỉnh từ ngân hàng thông báo.
Nếu có nhu cầu sửa đổi L/C, thì cần xuất trình Đơn đề nghị sửa đổi L/C kèm văn
bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
Nhóm 10 Page 7
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Nhóm 10 Page 8
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Bước 6: Ngân hàng phát hành thông báo biên bản sửa đổi L/C cho ngân hàng thông
báo. Sau khi nhận được sửa đổi, ngân hàng thông báo cần làm các việc sau:
- Ngân hàng có quyền từ chối việc thông báo, nếu điều này xảy ra thì phải
thông báo cho ngân hàng phát hành biết.
Nhóm 10 Page 9
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
- Trường hợp ngân hàng đã thông báo một sửa đổi cho khách hàng, sau đó
nhận được kết quả là từ chối hay chấp nhận sửa đổi thì cần phải thông báo
ngay điều này cho ngân hàng phát hành sửa đổi đó. Ngân hàng thông báo sửa
đổi phải báo cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được sửa đổi về việc chấp
nhận hay từ chối sửa đổi. (điều 10d, UCP 600)
Bước 7: Ngân hàng thông báo, sau khi làm các công việc: kiểm tra, dịch thuật, …
sẽ chuyển toàn bộ nội dung của bản sửa đổi L/C cho người hưởng lợi (người xuất
khẩu).
- Bất kì sửa đổi nào có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua
ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo mà không phải ngân hàng xác
nhận, chỉ thông báo các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc
thương lượng thanh toán.
- Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo cho biết
rằng tự nó thỏa mãn tính chân thật bề ngoài của tín dụng hoặc bản sửa đổi và
rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng

hoặc sửa đổi đã nhận.
- Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác để
thông báo cho người thụ hưởng.
- Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thứ hai
để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng các ngân hàng đó để thông báo
các sửa đổi tín dụng.
- Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi nhưng
quyết định không làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho
ngân hàng mà từ đó đã nhận được tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo.
- Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự
nó không có tự thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín dụng, của sửa đổi
hoặc của thông báo thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà
từ đó đã nhận được chỉ thị. Tuy vậy, nếu ngân hàng thông báo hoặc ngân
hàng thông báo thứ hai quyết định thông báo tín dụng hoặc sửa đổi thì nó
phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo thứ hai biết
Nhóm 10 Page 10
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
rằng tự nó đã không thể thỏa mãn được tính chân thật bề ngoài của tín dụng,
của sửa đổi hoặc của thông báo.
- (Điều 9, UCP 600 về vấn đề thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C )
Bước 8: Người hưởng lợi (người xuất khẩu) sau khi kiểm tra L/C sửa đổi, nếu
không có điều gì sai sót, cần điều chỉnh thì bắt đầu sản xuất sản phẩm và đặt chỗ.
Việc kiểm tra bản sửa đổi L/C cũng giống như kiểm tra L/C về các nội dung quan
trọng là: thời gian mở L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng xác nhận L/C, ngân hàng
thông báo L/C, loại thư tín dụng, thời hạn và địa điểm hiệu lực, kim ngạch thư tín
dụng, điều kiện giao hàng, địa điểm nhận hàng, bộ chứng từ thanh toán, điều kiện
về hàng hóa, điều kiện đặc biệt khác. Công ty tàu biển hoặc hãng hàng không nhận
đặt chỗ tạm thời từ người xuất khẩu.
Bước 9: Người hưởng lợi hoàn thành sản xuất sản phẩm, và chuẩn bị sẵn sàng các
chi tiết để đóng gói hàng hóa.

Bước 10: Người hưởng lợi chuẩn bị xong phiếu đóng gói và xác nhận việc đặt chỗ.
Phiếu đóng gói (packing list) là bản kê khai tất cả hàng hóa được đựng
trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng
gói hàng hóa, được đặt trong bao bì sao cho người mua dễ dàng tìm thấy, cũng có
khi được để trong một túi gắn ngoài bao bì. Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc
kiểm hàng hóa trong mỗi kiện.
 Phiếu đóng gói được lập thành 3 bản:
- Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng
trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa với hàng hóa do
người bán gửi.
- Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các loại chứng từ khác lập thành
bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
- Một bản còn lại lưu trong hồ sơ.
 Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau:
+ Tên người xuất khẩu và người nhập khẩu.
+ Tên hàng.
+ Số hiệu hợp đồng.
+ Số L/C.
Nhóm 10 Page 11
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
+ Tên tàu.
+ Ngày bốc hàng.
+ Cảng bốc, cảng dỡ.
+ Số thứ tự của kiện hàng.
+ Trọng lượng hàng hóa, thể tích của kiện hàng đó.
+ Số lượng container, số container …
 Công ty vận chuyển xác nhận đặt chỗ
Bước 11 và 12: Người xuất khẩu đăng kí làm thủ tục hải quan hoặc giấy xác nhận
xuất khẩu với cơ quan hải quan.
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều thực hiện hải quan điện tử, theo đó

trong năm 2013: 34/34 Cục Hải quan đã triển khai TTHQĐT, số lượng Chi cục triển
khai TTHQĐT là 148 Chi cục.
Nhóm 10 Page 12
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
- Tổng số tờ khai thực hiện qua TTHQĐT là 5,529 triệu tờ khai, chiếm 93,37%
tổng số tờ khai trên toàn quốc.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện qua TTHQĐT là 252,144 tỷ USD,
đạt 96% tổng kim ngạch XNK toàn quốc.
- Số lượng doanh nghiệp tham gia thực hiện TTHQĐT là 50.135 doanh
nghiệp, chiếm 96,06% số lượng doanh nghiệp thực hiện TTHQ trên toàn
quốc.
- Tính đến ngày 15/03/2014:
- Tổng số tờ khai thực hiện qua TTHQĐT là 1.151.985 tờ khai, chiếm 98,09%
tổng số tờ khai trên toàn quốc.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện qua TTHQĐT là 52,5 tỷ USD, đạt
98.83% tổng kim ngạch XNK toàn quốc.
- Số lượng doanh nghiệp tham gia thực hiện TTHQĐT là 35.020 doanh
nghiệp, chiếm 98,13% số lượng doanh nghiệp thực hiện TTHQ trên toàn
quốc.
Từ ngày 01/11/2013 người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số đã
đăng ký với cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định.
 Các bước thực hiện thủ tục hải quan điện tử:
Người xuất khẩu đăng kí làm thủ tục hải quan, sau khi đăng kí sẽ nhận được
mã số.
Người xuất khẩu thưc hiện khai tờ khai hải quan liên quan đến hàng hoá, số
lượng, tổng giá trị hàng hoá….đồng thời gửi các chứng từ cần thiết : hoá đơn
thương mại, vận đơn và phiếu đóng gói. Lưu ý, người xuất khẩu phải đóng thuế
trước khi khai báo hải quan.
40 phút sau khi gởi tờ khai hải quan, người xuất khẩu sẽ nhận được thông tin
phản hồi từ cơ quan hải quan. Trong trường hợp phát hiện lỗi, người xuất khẩu sẽ

nhận được thông báo trên màn hình máy tính. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ
bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng.
+ Luồng xanh: Hàng được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực
tế. Sau khi lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì người
xuất khẩu sẽ in thành 2 bản để đóng dấu – 1 bản gửi cho chi cục HQ, 1
bản gửi cho HQ tại cảng- cùng với bộ chứng từ để tiến hàng lấy hàng.
Nhóm 10 Page 13
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ hải quan thì người xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ
sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông
quan thì thực hiện tương tự luồng xanh, nếu không cơ quan hải quan sẽ
yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để bộ phận
kiểm định kiểm tra. Trước hết thường kiểm tra 20%, nếu không đạt sẽ đến
50% và cuối cùng là kiểm tra 100% hàng hoá.
Bước 13: Sau khi thông quan hải quan, người xuất khẩu đóng hàng hoá vào
container.
Người xuất khẩu có thể chọn gửi hàng nguyên một container (FCL-Full
container load) hoặc gửi chung với một số lô hàng khác (LCF-Less container load).
Người xuất khẩu sẽ kéo container về kho của mình để đóng hàng đúng yêu
cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho hàng hoá và bản thân container trong quá trình
chuyên chở. Hoặc nếu gửi hàng theo LCL, người chuyên chở trong nước sẽ chở
hàng đến kho gom hàng lẻ CFS.
Bản chỉ dẫn làm hàng (chỉ thị bốc hàng) sẽ được gửi cùng với hàng hoá và
gửi thêm một bản cho người vận chuyển hoăc người giao nhận. Bản chỉ dẫn (chỉ
thị) này do người giữ hàng soạn và gửi cho tàu chỉ dẫn việc làm hàng. Bản chỉ dẫn
bao gồm việc mô tả hàng, nơi gửi và nơi đến, tên tàu vận chuyển, ngày giờ bốc dỡ,
các chứng từ theo hàng và biện pháp áp dụng đặc biệt nếu cần.
Nhóm 10 Page 14

GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Nhóm 10 Page 15
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Bước 14: Người chuyên chở đưa hàng đến trạm bốc dỡ container hoặc sân bay và
gửi biên bản làm hàng (chỉ thị bốc hàng). Nếu người xuất khẩu gửi hàng theo LCL
thì người chuyên chở trong nước sẽ chở hàng ra gủi cho người gom hàng lẻ và sau
đó hàng sẽ được đưa vào trạm gom hàng lẻ (CFS).
Bước 15: Tại trạm cuối bốc dỡ container hoặc tại sân bay, hàng hoá sẽ được kiểm
tra và phụ chú (nếu có) lên biên bản làm hàng gửi đến máy bay hoặc công ty vận
chuyển. Sau khi kiểm tra các container được niêm phong và kẹp chì (seal).
Theo thông lệ quốc tế, người vận chuyển phải đảm bảo hàng tới đầy đủ số
lượng, không bị mất mát. Để làm được điều này, sau khi đóng hàng chủ hàng phải
niêm phong container của mình bằng seal hay còn gọi với tên khác là niêm phong
chì. Và hãng tàu thu phí seal, khoảng 10$. Container 20 feet hay 40 feet thì cũng
đóng 1 loại phí seal như nhau.
Đặc tính kỹ thuật của seal như 1 miếng niêm phong chì, container mở cửa thì
seal sẽ tự bong ra. Người vận chuyển đảm bảo rằng khi hàng tới seal còn nguyên là
đã hoàn thành trách nhiệm pháp lý.
 Kẹp chì (seal) được phân thành hai loại chính sau
1. Seal hãng tàu : có thể là seal cối ( seal to bằng cái khóa có 1 đầu chốt), hoặc
seal lá (làm bằng thép lá mỏng dính vào nhau bằng khóa ). Seal hãng tàu thể
hiện trên D/O để đảm bảo cho hàng hóa của khách hàng được vận chuyển
không bị tổn thất, mất mát.
2. Seal Hải quan (chỉ dùng cho hàng xuất nhập khẩu, hàng nội địa không có ) :
thường là seal dây của Hải quan giám sát cảng ( cảng dỡ hàng- đối với hàng
nhập) cấp cho khách hàng để trong quá trình chuyển cảng, kho bãi cán bộ
hải quan tiếp nhận (cảng đích) biết được hàng đó đã hoàn tất thủ tục thông
quan tại cảng dỡ ( đối với hàng xuất thì ngược lại)
Nhóm 10 Page 16
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ


Đặc điểm cấu tạo của seal hải quan: seal được thiết kể đảm bảo an toàn cao,
mỗi seal chỉ được sử dụng một lần. Seal có 4 màu, dùng cho các loại hình
quản lý sau:
- Seal màu da cam: niêm phong hàng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Seal màu xanh : niêm phong hàng liên doanh đầu tư
- Seal màu vàng : niêm phong hàng gia công, nguyên phụ liệu nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
- Seal màu trắng : niêm phong hàng xuất nhập khẩu theo chế độ riêng,
hàng tạm nhập tạm xuất, hàng quá cảnh, chuyển khẩu, kho hàng,
container rỗng, ……

Mỗi seal có hai bộ phận: nêm seal và cối seal. Trên thân seal có in chìm 09
ký tự. Các ký tự trên seal là số ký hiệu của từng seal.
Bước 16, 17 và 18 : Công ty vận chuyển hoặc hãng hàng không nhận hàng hóa đã
được kiểm tra và phụ chú. Hàng hóa được gửi bằng máy bay hoặc bằng thuyền lớn
Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không sẽ được phát hành đến người bán.
Sau đó người bán sẽ nhận và kiểm tra vận đơn.
 Vận đơn đường biển (B/L)
1. Khái niệm vận đơn
Trong vận tải biển, Vận đơn (bill of lading) có thể được hiểu nôm na như
một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Theo âm Hán Việt, từ
Nhóm 10 Page 17
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
“vận đơn” gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, và “đơn” có nghĩa là phiếu,
hay chứng từ; gộp lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận
chuyển hàng. Cách giải thích theo tiếng Anh và tiếng Hán Việt tuy có khác nhau đôi
chút, nhưng tựu chung lại thuật ngữ này cũng chỉ sự ghi nhận của người vận chuyển
về việc xếp hàng lên tàu để vận chuyển.
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport Document)

bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng (Shipper) sau
khi hàng hóa đã được nhận để chở hay đã được bốc lên tàu.
2. Chức năng của vận đơn : Vận đơn có 3 chức năng vô cùng quan trọng như
sau:
a. Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền
của người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây,
các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến
chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần
đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có
thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó. Khi đó,
hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai
xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi
hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.
b. Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển
và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có
thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và
vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng
chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.
c. Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây
là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại
quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ
có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển
nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển
nhượng).
Nhóm 10 Page 18
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
3. Các loại vận đơn
Cách phổ biến nhất là phân loại theo cách ghi người nhận hàng (tương ứng
với chức năng quan trọng nhất là “chứng từ sở hữu”), theo đó có 3 loại vận đơn:


Vận đơn đích danh (straight bills of lading) : Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và
các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ
người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ)

Vận đơn theo lệnh (order bills of lading): Đây là loại phổ biến nhất trong
thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo
lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn.

Vận đơn vô danh (bearer bills of lading): Cho phép giao hàng cho người xuất
trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó
không ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể
chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không
ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement).
Một số cách phân loại B/L khác: Ngoài cách phân loại trên, tùy theo mục
đích cụ thể, người ta có thể chia vận đơn thành một số loại khác như sau:
(1) Theo tình trạng vận đơn:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng
hóa, bao bì;
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): có ghi chú về khiếm khuyết của
hàng hóa, bao bì…
(2) Theo tình trạng nhận hàng:
- Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng
hóa đã xếp lên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi
hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và
ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận
đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp
hàng thực tế lên tàu.
Nhóm 10 Page 19
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ

4. Nội dung của vận đơn: Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành
nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường
gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
- Số vận đơn (number of bill of lading)
- Người gửi hàng (shipper)
- Người nhận hàng (consignee)
- Ðịa chỉ thông báo (notify address)
- Chủ tầu (shipowner)
- Cờ tầu (flag)
- Tên tầu (vessel hay name of ship)
- Cảng xếp hàng (port of loading)
- Cảng chuyển tải (visa or transhipment port)
- Nơi giao hàng (place of delivery)
- Tên hàng (name of goods)
- Kỹ mã hiệu (marks and numbers)
- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of
goods)
- Số kiện (number of packages)
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
- Cước phí và chi phí (freight and charges)
- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
- Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)
Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số
liệu trên biên lai thuyền phó.
 Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tầu in sẵn, người
thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều
khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều
khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở,
điều khoản miễn trách của người chuyên chở
Nhóm 10 Page 20
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định,
nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán
quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Vận đơn gồm vận đơn chủ (Master bill of lading) hay vận đơn nhà (house
bill lading):
 Vận đơn chủ hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở
chính thức (effective carrier) phát hành

Vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do người chuyên chở không chính thức
(contracting carrier) hay còn gọi là người giao nhận phát hành trên cơ sở
vận đơn chủ. Ðây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp
dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng.
Nhóm 10 Page 21
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
Nhóm 10 Page 22
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ

Vận đơn hàng không (Air Waybill)
Air Waybill (AWB) là một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng
của việc kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp
đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển (Luật hàng không dân dụng Việt
Nam quy định)
1. Chức năng của vận đơn hàng không
- Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên

chở và người gửi hàng
- Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
- Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
- Là hóa đơn thanh toán cước phí
- Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá
- Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở
hàng hoá.
Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không người ta
không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng
không không phải là chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông
thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành
trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một
khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu
qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của
người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng
không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do
hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng
không ban hành.
2. Phân loại vận đơn
 Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:
Nhóm 10 Page 23
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
- Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):Vận đơn này do hãng
hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của
người chuyên chở ( issuing carrier indentification).
- Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill):Loại vận đơn này do người khác
chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có
biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do
đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.
 Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:

- Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB):Là vận đơn do người chuyên
chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay
đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng
không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người
chuyên chở và người gom hàng.
- Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do
người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ
hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh
mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng
hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.
 Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng
không như sau: Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận
hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng
người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi
nhận hàng ở đầu đi.
3. Nội dung của vận đơn hàng không
Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng
không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản,
trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận
đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác
nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người
Nhóm 10 Page 24
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ
chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên
lai giao hàng”.
Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở
các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không.
Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn

điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA,
những cột mục đó là:
- Số vận đơn (AWB number)
- Sân bay xuất phát (Airport of departure)
- Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier’s name and
address)
- Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)
- Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of
contract)
- Người chủ hàng (Shipper)
- Người nhận hàng (Consignee)
- Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
- Tuyến đường (Routine)
- Thông tin thanh toán (Accounting information)
- Tiền tệ (Currency)
- Mã thanh toán cước (Charges codes)
- Cước phí và chi phí (Charges)
- Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
- Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
- Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
- Thông tin làm hàng (Handing information)
- Số kiện (Number of pieces)
- Các chi phí khác (Other charges)
- Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
- Cước và chi phí trả sau (Collect)
- Ô ký xác nhận của người gửi hàng ( Shipper of certification box)
- Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)
- Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at
destination)
- Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở

(Collect charges in destination currency, for carrier of use only)
Nhóm 10 Page 25

×