Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoat dong thanh toan bang phuong thuc tin dung chung tu.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.81 KB, 70 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
  
Từ tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương
mại quốc tế WTO, điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống NH Việt Nam đẩy
nhanh tiến trình cải cách, đổi mới và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó,
thì những thách thức không nhỏ do hội nhập kinh tế mang lại mà hệ thống NH Việt Nam
sẽ phải đối mặt do nguy cơ lừa đảo mới từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, trong khi
hệ thống văn bản pháp luật, các quy đònh về kiểm soát rủi ro, giám sát rủi ro trong hoạt
động NH vẫn chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Năm 2008 còn đánh dấu một bước ngoặt mới
trong quá trình phát triển hệ thống NH Việt Nam bằng sự kiện hàng loạt các NH TMCP,
trong đó có không ít NH 100% vốn nước ngoài được thành lập, tạo nên một áp lực cạnh
tranh khá lớn cho các NH đã thành lập trước đó. Điều này sẽ càng làm gia tăng rủi ro cho
các NH TMCP.
HDBank là một NH đã được thành lập cách đây khá lâu. Trong những năm gần đây,
HDBank đã không ngừng mở rộng hoạt động của mình trên các lónh vực NH, nâng cao
năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ NH, phát triển mạng lưới các chi nhánh…để
ngày càng phát triển và gia tăng cạnh tranh với các NH TMCP khác. Tuy nhiên, việc mở
rộng quy mô quá nhanh trong khi nguồn nhân lực và khả năng quản trò NH không theo
kòp sẽ tạo ra rủi ro rất lớn, mà một trong những hoạt động tiềm ẩn rủi ro mà HDBank cần
có những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn là hoạt động TTQT của NH, cụ thể hoạt động
mà chuyên đề tốt nghiệp sẽ đề cập đến là hoạt động thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ.
Mục tiêu nghiên cứu:
• Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại HDBank.
• Giúp HDBank xác đònh những rủi ro mà KH của mình có thể gặp phải để tư
vấn cho KH tránh những rủi ro đó và đưa ra những giải pháp thích hợp để ngăn chặn.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
• Làm rõ những rủi ro có thể gặp phải trong phương thức tín dụng chứng từ tại


HDBank và khả năng phòng chống của NH khỏi những rủi ro đó.
• Đưa ra những giải pháp và kiến nghò nhằm nâng cao khả năng phòng chống
rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại HDBank.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp truyền thống như
tổng hợp, phân tích, so sánh, rút ra các kết luận, nhận xét đánh giá trên nền tảng các tư
liệu sau:
• Từ lý thuyết:
 Các cơ sở lý luận từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
khác.
 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ICC –
UCP600.
 Quy trình nghiệp vụ TTQT của HDBank.
 Các báo cáo thường niên của HDBank từ năm 2004 đến năm
2007.
• Từ thực tế:
 Quan sát và thực hành các công đoạn được thực hiện trong phương thức tín
dụng chứng từ.
 Phỏng vấn các anh chò TTV của Phòng TTQT.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tế
liên quan đến hoạt động tín dụng chứng từ và công tác ngăn ngừa rủi ro trong phương
thức này tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. HCM (HDBank) trong những năm gần
đây, giai đoạn từ năm 2005 đến 2007.
Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. HCM (HDBank)
Chương 2: Những rủi ro có thể gặp phải trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng TMCP Phát triển Nhà TP. HCM (HDBank).
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghò phòng tránh rủi ro trong phương thức tín dụng

chứng từ tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. HCM (HDBank).
I. SỰ THÀNH LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
HDBANK:
1. Quá trình thành lập và phát triển:
NH TMCP Phát triển Nhà TP.Hồ Chí Minh (HDBank) được thành lập vào ngày
04/01/1990. Là một trong những NH TMCP đầu tiên của cả nước với số vốn điều lệ ban
đầu là 3 tỷ đồng, HDBank đã lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thò, góp
phần xây dựng TP.HCM văn minh hiện đại” làm mục tiêu hoạt động và phát triển của
mình. 18 năm qua HDBank đãù thực hiện chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng của
mình trong lónh vực nhà ở, trong đó tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn
vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà và chỉnh trang đô thò. Đến nay HDBank đã
phát huy được lợi thế cạnh tranh trong lónh vực đầu tư tín dụng cho các dự án về bất động
sản, xác lập thế mạnh trong việc cung cấp các dòch vụ trọn gói cho KH, từ tư vấn, hỗ trợ
vay vốn thanh toán mua nhà đến sửa chữa, xây dựng nhà đất. Ngoài ra HDBank đã có
nhiều kiến nghò, góp ý với Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch
phát triển nhà và chỉnh trang đô thò trong suốt 18 năm qua.
Hoạt động trong bối cảnh hội nhập thò trường, HDBank không chỉ chuyên nghiệp hóa
ở một lónh vực mà còn mở rộng hoạt động trong nhiều lónh vực khác, đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế, cung cấp vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế và cá nhân. Nhờ đó, đến nay HDBank đã khẳng đònh
được vò thế, thò phần trong các hoạt động kinh doanh vàng, TTQT, thu đổi ngoại tệ, cho
vay tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết. HDBank đã dành hơn 200
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
tỷ đồng tham gia góp vốn vào 11 công ty có tiềm năng phát triển mạnh như Quỹ đầu tư
Việt Nam, Công ty Vónh Tường, Khu công nghiệp Daresco, HDReal, Vietjet…
2. Những thành tựu:
Sự trưởng thành của HDBank được thể hiện rõ trong việc gia tăng năng lực tài chính.
Với số vốn điều lệ ban đầu thành lập chỉ có 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2007 đã nâng lên

500 tỷ đồng và đến ngày 04/01/2008 đã tăng lên 1.000 tỷ đồng. Cùng với vốn điều lệ,
các chỉ tiêu khác như vốn huy động, tổng tài sản… cũng không ngừng được tăng lên. Quá
trình tăng trưởng vốn điều lệ, vốn huy động và tổng tài sản có thể được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng vốn huy động qua các năm
71
150
300
500 500
770
1092
1871
3244
12456
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
2003 2004 2005 2006 2007
năm
tỷ đồng
Vốn điều lệ
Vốn huy động
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của HDBank
Biểu đồ 1.2: Tăng trưởng tổng tài sản và vốn điều lệ HDBank qua các năm
Đơn vò tính: tỷ đồng

SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của HDBank
Hoạt động kinh doanh của HDBank đã có những bước tăng trưởng mạnh. Những năm
qua HDBank liên tục được NHNN xếp loại A, là một trong số các NH hoạt động hiệu
quả cao trên đòa bàn TP. HCM. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong
các năm qua, trung bình mỗi năm tăng 74%. Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn tự có (ROE) là
18% năm 2005 đã nâng lên 21% (2006) và 19,21% (2007). Mặc dù là một NH TMCP có
quy mô còn nhỏ nhưng nếu xét về tỷ suất lợi nhuận đạt được trên vốn điều lệ, HDBank
có thể sánh ngang với các NH TMCP hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, ta có thể theo dõi ở
bảng sau:
Bảng 1.3: Tỷ suất lãi trước thuế trên vốn điều lệ
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Lãi trước thuế (tỷ đồng) 21 25 48 94 168
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 71 150 300 500 500
Tỷ suất (%) 29,58 16,67 16 18,8 33,6
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của HDBank
Đặc biệt trong năm 2007 HDBank đã có tăng trưởng đột phá với tổng tài sản đạt
13.823 tỷ đồng, tăng 244% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay đạt 8.912 tỷ đồng, tăng
233% trong khi nợ quá hạn chỉ chiếm 0,3%; tổng vốn huy động đạt được 12.456 tỷ đồng,
tăng 284%; lợi nhuận trước thuế đạt 168 tỷ đồng, tăng 81%. HDBank luôn thực hiện
nghiêm túc các quy đònh của NHNN, thực hiện tốt phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
ro theo quy đònh 493 của NHNN, sớm đảm bảo yêu cầu của NHNN về việc cho vay kinh
doanh chứng khoán, đến cuối năm 2007, tỷ lệ cho vay chứng khoán chỉ chiếm 0,95% trên
tổng dư nợ cho vay của HDBank. Quyền lợi của cổ đông luôn được đảm bảo, trong đó tỷ
lệ chia cổ tức luôn ở mức cao: 12% vào năm 2005, 16% vào năm 2006 và 2007. Mạng

lưới hoạt động của HDBank liên tục được mở rộng với hơn 20 điểm trên cả nước.
Biểu đồ 1.4: Thu nhập, chi phí và lãi trước thuế của HDBank qua
các năm
77
97
169
298
777
56
72
121
204
609
21
25
48
94
168
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2003 2004 2005 2006 2007
năm

tỷ đồng
Tổng thu
Tổng chi
Lãi trước thuế
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của HDBank
Bước vào hội nhập, HDBank đã từng bước nâng cao năng lực về vốn, đổi mới thiết bò
công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dòch vụ, quản lý NH theo chuẩn mực quốc tế.
Theo đó HDBank đã đầu tư khoảng 5 triệu USD cho phần mềm và phần cứng của hệ
thồng NH lõi (Core Banking) nhằm thay đổi hệ thống công nghệ thông tin hoàn toàn mới.
Dự án hiện đại hóa công nghệ NH Core Banking đã hoàn tất và đang chờ thời điểm thích
hợp đưa vào vận hành trên toàn HDBank, qua đó giúp HDBank triển khai hàng loạt các
sản phẩm, dòch vụ như phát hành thẻ ATM, SMS Banking, Internet Banking, Home
Banking, thấu chi, bao thanh toán…Công nghệ này sẽ giúp HDBank quản trò hoạt động tốt
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
hơn, bảo mật thông tin, an toàn hệ thống dữ liệu, quản trò rủi ro khi mở rộng mạng lưới
hoạt động. Đây sẽ là hướng đột phá về công nghệ nhằm đưa HDBank trở thành một NH
đa năng hiện đại, cung cấp các sản phẩm dòch vụ mới dành cho giới trẻ năng động.
3. Đònh hướng phát triển trong giai đoạn đến 2010:
3.1. Đònh hướng phát triển trong năm 2008:
Với chiến lược “Xây dựng HDBank trở thành NH đa năng và hoạt động hiệu quả”,
đònh hướng phát triển của HDBank trong năm 2008 là tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực
tài chính, quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa các sản phẩm dòch vụ trên nền công nghệ
hiện đại, quản lý theo chuẩn mực quốc tế…bằng các biện pháp sau:
• Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và nâng cao thò giá cổ phiếu HDBank.
• Đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế, tiếp tục phát triển ổn đònh
các nghiệp vụ truyền thống và sản phẩm mới.
• Phát triển nguồn nhân lực, tái cấu trúc bộ máy tổ chức.
• Hiện đại hóa công nghệ NH.

• Đẩy mạnh tăng nguồn thu từ dòch vụ, giảm tỷ trọng nguồn thu từ tín dụng, đảm
bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động.
• Phát triển mạng lưới đạt tối thiểu 50 điểm hoạt động.
• Xây dựng mới trụ sở chính.
• Thành lập các công ty trực thuộc hoặc góp vốn thành lập các công ty cổ phần do
HDBank và các cổ đông chiến lược cùng HDBank nắm quyền chi phối như: công ty cho
thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…
• Phát triển thương hiệu HDBank.
• Đẩy mạnh công tác pháp chế thu hồi nợ.
3.2. Đònh hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2010:
• Phát triển mạng lưới các chi nhánh: là một trong những tiêu chí phát triển quan
trọng. Hiện nay HDBank đã xây dựng và thực hiện được một phần kế hoạch phát triển
mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
• Nâng cao năng lực tài chính: chiến lược đề ra là đến năm 2010 HDBank sẽ đạt
mức vốn điều lệ khoảng 3000 tỷ đồng, trở thành một trong những NHTMCP có năng lực
tài chính mạnh và phát triển hiện đại.
• Phát triển nguồn nhân lực để tăng yếu tố cạnh tranh: thực hiện chiến lược phát
triển nguồn nhân lực chính là sự chuẩn bò cho bước phát triển trong tương lai của
HDBank, giữ vững và phát huy những thành tựu mà HDBank đã đạt được một cách bền
vững nhất.
• Phát triển luôn gắn liền với mục tiêu: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay
phát triển dự án nhà ở, đất ở và chỉnh trang đô thò trên đòa bàn thành phố và các tỉnh
thành khác trong cả nước.
• Phát triển các dòch vụ NH mới: thực hiện thành công dự án Core Banking, mở các
dòch vụ công nghệ cao như Internet Banking, Home Banking…, góp vốn thành lập công ty
cổ phần thẻ, phát hành thẻ thanh toán nội đòa và quốc tế.
4. Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ1.5: Sơ đồ tổ chức của HDBank
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
Hội đồng quản trò
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trò tài sản
Hội đồng nhân sự
Hội đồng tín dụng
Phó TGĐPhó TGĐ
Phó TGĐ
Phòng kiểm
tra kiểm toán
nội bộ
Phòng
tin học
Phòng
dòch vụ
đòa ốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng nhân
sự &ø quản trò
hành chánh
Phòng
thanh toán
quốc tế

Phòng kế
hoạch và
phát triển
Phòng
thanh toán
& ngân quỹ
Phòng kế
toán &
tài chính
Chi nhánh Lãnh Binh ThăngChi nhánh Phú Nhuận
Chi nhánh Nguyễn Trãi
Chi nhánh Hiệp Phú
Chi nhánh An Lạc
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Cộng Hòa
Chi nhánh Phú Thọ
Chi nhánh Bình Dương
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Cầu Giấy
Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chi nhánh Đà Nẵng
Phó TGĐPhó TGĐ
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của HDBank và trang web www.hdb.com.vn
Phòng kinh
doanh tiền
tệ
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
5. Nguồn nhân lực:
Lấy yếu tố con người làm làm giá trò cốt lõi để phát triển, HDBank đã xác đònh ưu

tiên hàng đầu đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực là xây dựng các kế hoạch
tuyển dụng quy mô, đầu tư chính sách thu hút nhân lực cũng như tài trợ cho sinh viên các
trường đại học, phát hiện và đào tạo nhân tố mới. Nhờ vậy số CB – NV, đặc biệt là
những CB - NV có trình độ cao của HDBank trong những năm qua không ngừng tăng lên.
Tổng số CB – NV năm 2005 là 208 người, trong đó 80% CB - NV có trình độ đại học và
trên đại học. Năm 2006 số CB - NV của HDBank đạt 401 người, tăng 43% so với năm
2005, số CB - NV có trình độ đại học và trên đại học đạt 67%. Trong số những CB - NV
còn rất trẻ của HDBank đã có 2 người đạt học vò tiến sỹ, 8 người đạt học vò thạc sỹ và rất
nhiều người có được bằng đại học thứ hai. Đến năm 2007 tổng số CB - NV là 675 người,
tăng 68% so với năm 2006, trong đó số CB - NV có trình độ đại học và trên đại học là
69%.
Hàng năm HDBank thường xuyên thực hiện đào tạo nâng cao trình độ quản lý, củng
cố và nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chăm sóc KH, ngoại ngữ…với nhiều khóa học dưới
nhiều hình thức khác nhau, do các đơn vò đào tạo nổi tiếng như FACE, BTC, Trường đại
học Kinh tế TP.HCM, Trường đại học ngân hàng…tổ chức giảng dạy. Ngoài ra HDBank
còn đưa cán bộ quản lý và các chuyên viên giỏi nghiệp vụ, có năng lực làm việc tốt đi
tham quan học tập kinh nghiệm tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài về các dòch vụ NH
hiện đại, cách thức tổ chức hoạt động của các NH này trong thò trường tài chính tiền tệ.
II. PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ:
1. Giới thiệu:
Nghiệp vụ TTQT là nghiệp vụ còn khá non trẻ trong các hoạt động nghiệp vụ của
HDBank, song phát triển TTQT cũng là mục tiêu chiến lược mà HDBank đặt ra trong
tham vọng phát triển của NH và đây cũng chính là một trong những thế mạnh của
HDBank. Tuy mới được thành lập nhưng Phòng TTQT của HDBank đã tập trung được
đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp và có bề dày kinh nghiệm trong
hoạt động TTQT. Bộ máy tổ chức trong Phòng TTQT cũng là một cơ cấu hoàn thiện,
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
phòng có 9 người gồm: 1 Chò Trưởng Phòng, 1 Chò Phó Phòng, 1 Cô Kiểm soát viên và 6

Anh Chò TTV. Tuy không có sự phân công chuyên môn hoá trong công việc nhưng với
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, các Anh Chò TTV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ của mình mà không có sự chồng chéo trong khâu giải quyết hồ sơ của KH.
2. Chức năng:
2.1. Nhập khẩu:
• Thực hiện nghiệp vụ TTQT về hàng nhập khẩu như mở L/C, thanh toán nhờ thu,
chuyển tiền.
• Tư vấn cho KH các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu qua HDBank.
• Lập các báo cáo thống kê về các giao dòch nhập khẩu.
• Quản lý theo dõi, hạch toán các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ thanh toán
hàng nhập khẩu.
2.2. Xuất khẩu:
• Nhận L/C và mọi tu chỉnh L/C sau đó do NH nước ngoài mở và thông báo cho KH
là người thụ hưởng L/C trên đòa bàn. Liên hệ với các NH nước ngoài về các vấn đề liên
quan đến L/C khi có yêu cầu của KH.
• Nhận chứng từ là hàng xuất khẩu do KH là các đơn vò và chi nhánh trực thuộc,
kiểm tra , hướng dẫn sửa chữa sai sót cho phù hợp, lập thủ tục đòi tiền NH nước ngoài
theo yêu cầu của KH.
• Thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất cho KH khi có yêu cầu
• Thực hiện hạch toàn báo Có cho đơn vò thụ hưởng khi có báo Có/ thanh toán của
NH nước ngoài
• Thực hiện theo yêu cầu KH các nghiệp vụ khác có liên quan trực tiếp đến xuất
khẩu
• Thực hiện báo cáo về thanh toán hàng xuất theo đònh kỳ quy đònh
• Thực hiện tư vấn cho KH về thanh toán tiền hàng xuất trong các giao dòch với KH
nước ngoài
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
Ngoài các chức năng trên, Phòng TTQT còn phối hợp với các phòng ban khác làm

công tác tiếp thò thu hút KH, phân loại, giữ gìn KH.
3. Quan hệ với các phòng ban khác :
3.1. Phòng Kinh doanh:
3.1.1. Phòng TTQT với phòng Kinh doanh :
• Cung cấp thông tin về tình hình thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu của KH khi có
yêu cầu.
• Thông báo cho phòng Kinh doanh bằng văn bản trước 2 ngày làm việc đối với các
khoản thanh toán thuộc L/C mở theo hạn mức đã được duyệt.
• Thông báo kòp thời cho phòng Kinh doanh khi nhận được báo Có các khoản tiền
hàng xuất được xác đònh là nguồn để thanh toán cho các khoản vay tín dụng theo thông
báo trước của phòng Kinh doanh.
• Phối hợp với phòng Kinh doanh thu hồi nợ các khoản chiết khấu chứng từ bò phía
nước ngoài từ chối thanh toán.
• Trả lại chứng từ hoặc chuyển quá hạn và làm thủ tục nhận nợ vay bắt buộc.
3.1.2. Phòng Kinh doanh với phòng TTQT:
• Xem xét, đề xuất với Ban TGĐ trong trường hợp KH xin vay để thanh toán BCT
nhập khẩu.
• Cung cấp các thông tin về quan hệ tín dụng, hạn mức tín dụng, dư nợ tín dụng của
các KH khi có yêu cầu.
• Giao kòp thời toàn bộ hồ sơ vay photo (hợp đồng vay, giấy cam kết nhận nợ của
KH) liên quan đến việc thanh toán hàng nhập khẩu từ tiền vay của HDBank.
• Chuyển giao kòp thời các tờ trình hoặc thông báo duyệt cấp thư tín dụng trả chậm
cho KH.
• Thông báo cho phòng TTQT các L/C xuất đã được phòng Kinh doanh tài trợ hoặc
cho vay thu mua hàng xuất để phối hợp quản lý nguồn thu nợ.
• Theo dõi thu hồi nợ và lãi các khoản chiết khấu chứng từ bò phía nước ngoài từ
chối thanh toán, trả lại chứng từ và làm thủ tục nhận nợ vay bắt buộc.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương

3.2. Phòng Tài chính - Kế toán:
3.2.1. Phòng TTQT với phòng Tài chính - Kế toán :
• Giao kòp thời đầy đủ các chứng từ hạch toán kế toán cho bộ phận lưu nhật ký
chứng từ, kế toán liên hàng và kế toán quốc tế (kế toán giữ tài khoản Nostro).
• Giao kòp thời đầy đủ các bảng liệt kê chứng từ cuối ngày và các báo cáo theo
mẫu biểu quy đònh.
• Đối chiếu các khoản ghi Nợ, ghi Có và số dư tài khoản Nostro.
3.2.2. Phòng Tài chính - Kế toán với phòng TTQT:
• Hướng dẫn hạch toán theo đúng chế độ kế toán quy đònh.
• Chuyển kòp thời các ghi Nợ, ghi Có qua đường liên hàng liên quan đến tài khoản
do phòng TTQT quản lý hoặc liên quan đến nghiệp vụ của phòng TTQT.
• Phối hợp đối chiếu các khoản tiền được ghi Nợ, ghi Có vào tài khoản Nostro và
tài khoản tiền gửi.
3.3. Phòng Thanh toán - Ngân quỹ:
3.3.1. Phòng TTQT với phòng Thanh toán - Ngân quỹ:
• Giao kòp thời, đầy đủ các chứng từ hạch toán kế toán: giấy báo Có, giấy báo Nợ,
các tài khoản KH do phòng Thanh toán – Ngân quỹ quản lý có liên quan đến nghuệp vụ
thanh toán xuất nhập khẩu.
• Thông báo các trường hợp có điện trả tiền hoặc báo Có tiền hàng xuất chưa đủ
yếu tố nên chưa hạch toán theo yêu cầu của phòng Thanh toán – Ngân quỹ có liên quan
đến TTQT.
3.3.2. Phòng Thanh toán - Ngân quỹ với phòng TTQT:
• Xác nhận chữ ký, mẫu dấu của chủ tài khoản, doanh số tiền gửi liên quan đến các
tài khoản do phòng Thanh toán – Ngân quỹ quản lý.
• Nếu KH có yêu cầu tra soát thì phối hợp với phòng TTQT để biết và xác nhận với
KH trong trường hợp có điện báo trả tiền hoặc báo Có tiền hàng xuất chưa đủ yếu tố để
hạch toán.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương

• Đăng ký đầy đủ kòp thời các loại tài khoản KH theo quy đònh để phòng TTQT
hạch toán báo Có tiền hàng xuất cho KH.
3.4. Phòng Kế hoạch và Phát triển:
3.4.1. Phòng TTQT với phòng Kế hoạch và Phát triển:
• Thông báo những khoản chi bằng ngoại tệ.
• Xác nhận qua điện thoại số tiền, thời hạn thanh toán đối với các BCT (L/C, nhờ
thu, T.T.R) khi KH có nhu cầu mua ngoại tệ của HDBank để thanh toán.
• Thông báo kòp thời cho phòng Kế hoạch và Phát triển khi nhận được báo Có tiền
hàng xuất.
3.4.2. Phòng Kế hoạch và Phát triển với phòng TTQT:
• Trình Ban TGĐ duyệt tỷ giá mua bán ngoại tệ đối với từng KH.
• Giao dòch trực tiếp với KH về mặt mua bán ngoại tệ.
• Điều chuyển vốn ngoại tệ nhanh chóng kòp thời đầy đủ nhằm đảm bảo cho những
khoản thanh toán của phòng TTQT.
• Thông báo tình hình hoạt động các tài khoản Nostro của HDBank.
• Cung cấp thông tin về tình hình kinh tế xã hội.
• Hỗ trợ trong việc tìm các văn bản liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối của
nhà nước.
• Hỗ trợ về mặt pháp lý nói chung.
3.5. Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ:
3.5.1. Phòng TTQT với phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ:
• Cung cấp các thông tin về tình hình thanh toán xuất nhập khẩu khi có yêu cầu.
• Gửi các báo cáo đònh kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
• Tạo điều kiện để phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ thực hiện việc kiểm tra hay
thực hiện kiểm toán.
3.5.2. Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ với phòng TTQT:
• Giúp kiểm tra phát hiện sai sót trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương

3.6. Phòng Nhân sự - Quản trò hành chánh:
3.6.1. Phòng TTQT với phòng Nhân sự - Quản trò hành chánh :
• Nhận các chứng từ, văn thư gửi đến.
• Giao các chứng từ, văn thư gửi đi.
3.6.2. Phòng Nhân sự - Quản trò hành chánh với phòng TTQT:
• Chuyển giao kòp thời các chứng từ, văn thư Fax gửi đến.
• Chuyển nhanh chóng các chứng từ, văn thư Fax gửi đi.
• Giúp tìm và cho mượn các chứng từ lưu trữ khi có yêu cầu.
3.7. Phòng Tin học:
3.7.1. Phòng TTQT với phòng Tin học:
• Cung cấp các thông tin về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu khi có yêu cầu.
• Đề xuất hỗ trợ các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ TTQT.
3.7.2. Phòng Tin học với phòng TTQT:
• Hỗ trợ về mặt kỹ thuật: sửa chữa trang thiết bò, máy tính, máy in…
• Giúp soạn thảo các chương trình phần mềm phục vụ TTQT, chương trình báo cáo
đònh kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
4. Thành tựu:
Ngày 7 tháng 01 năm 2005, HDBank đã thực hiện TTQT trực tiếp qua mạng City
Direct. Tổng giá trò thanh toán (TTR, L/C, nhờ thu, chuyển tiền) của HDBank năm 2005
đạt gần 22 triệu USD và doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng tăng xấp xỉ 5 lần so với năm 2004.
Từ tháng 3 năm 2006, toàn bộ dòch vụ TTQT của HDBank đã được thực hiện trực tiếp
qua mạng SWIFT. Chính sự hiện đại hóa và chuẩn hóa các giao dòch theo tiêu chuẩn
quốc tế đã mang lại sự gia tăng đáng kể lượng KH sử dụng dòch vụ thanh toán quốc tế
của HDBank. Kết quả đạt được là:
• Tổng giá trò TTQT đạt mức 85 triệu USD, tăng gần 4 lần so với năm 2005
• Tổng thu các dòch vụ TTQT đạt trên 2.503 triệu đồng, tăng 147% so với năm
2005.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương

• Số lượng NH đại lý mà HDBank thiết lập là 101 NH tại hầu hết các nước trên thế
giới.
Ngày 13 tháng 07 năm 2006 nghiệp vụ TTQT của HDBank cũng đã vinh dự nhận
được giải thưởng quốc tế quan trọng: cúp giải thưởng “NH hoạt động thanh toán quốc tế
xuất sắc 2005” do Citigroup – tập đoàn tài chính NH hàng đầu của Mỹ trao tặng.
Năm 2007 HDBank đã nhận được bằng khen do Wachovia Bank N.A New York trao
tặng cho những NH có tỷ lệ điện thanh toán cao và xuyên suốt qua Wachovia Bank trong
năm 2006. Đây là giải thưởng nhằm đánh giá cao những NH có quá trình xử lý nghiệp vụ
thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dòch vụ điện thanh
toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên NH. Ngày 28 tháng 02 năm 2008 vừa
qua HDBank lại chính thức nhận được bằng khen do Wachovia Bank N.A New York trao
tặng để biểu dương về chất lượng những hoạt động điện TTQT của HDBank trong năm
2007.
HDBank tiếp tục thực hiện TTQT qua mạng SWIFT và lại đạt được kết quả là:
• Tổng giá trò thanh toán đạt 194 triệu USD, tăng 129% so với năm 2006. Cụ thể là:
 L/C xuất khẩu đạt giá trò 6.371 ngàn USD, chiếm 26,21% doanh số
thanh toán đến.
 Chuyển tiền đến đạt 17.932 ngàn USD, chiếm 73,79% doanh số thanh
toán đến tính bằng đồng USD và 388 ngàn EUR, chiếm 100% doanh số thanh toán
đi tính bằng đồng EUR.
 L/C nhập khẩu đạt 93.531 ngàn USD, chiếm 26,05% doanh số thanh
toán đi tính bằng đồng USD và 3.475 ngàn EUR, chiếm 72,24% doanh số thanh
toán đi tính bằng đồng EUR.
 TTR đạt 53.553 ngàn USD, chiếm 35,47% doanh số thanh toán đi tính
bằng đồng USD và 1.323 ngàn EUR, chiếm 27,51% doanh số thanh toán đi tính
bằng đồng EUR.
 DP - DA đạt 3.408 ngàn USD, chiếm 2,26% doanh số thanh toán đi
tính bằng đồng USD.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
16

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
 Chuyển tiền khác (du học, khám chữa bệnh…) đạt 474 ngàn USD,
chiếm 0,31% doanh số thanh toán đi tính bằng đồng USD và 12 ngàn EUR, chiếm
0,25% doanh số thanh toán đi tính bằng đồng EUR.
• Tổng thu các dòch vụ TTQT đạt trên 4.509 triệu đồng, tăng 77% so với năm 2006.
• Số lượng NH đại lý mà HDBank thiết lập là 118 NH và mạng lưới này tiếp tục
được tăng lên từng ngày.
Sơ đồ 1.6: Doanh thu về TTQT của HDBank qua các năm
Đơn vò tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của HDBank
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
I. QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA HDBANK TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ:
1. Nghiệp vụ nhập khẩu:
1.1 Điều kiện mở L/C:
1.1.1. Điều kiện chung : Để mở L/C tại HDBank, doanh nghiệp yêu cầu mở L/C
cần có các điều kiện sau:
• Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
• Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với KH giao dòch lần đầu).
• Có giấy chứng nhận mã số kinh doanh xuất nhập khẩu (đối với KH giao dòch lần
đầu).
• Có tài khoản tại HDBank.
• Có hợp đồng ngoại thương làm cơ sở mở thư tín dụng.
• Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên
ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).
• Trường hợp KH được NH cấp hạn mức tín dụng thì giá trò tín dụng thư không được
vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Nếu vượt quá hạn mức thì doanh nghiệp phải ký
quỹ.

• Trong trường hợp KH chưa hoặc không được cấp hạn mức tín dụng thì KH phải ký
quỹ hoặc cầm cố thế chấp tài sản cho khoản mở thư tín dụng và phải được Ban TGĐ
duyệt chấp nhận.
1.1.2................................................................................Hồ sơ mở thư tín dụng:
1.1.2.1. KH có yêu cầu phát hành L/C phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ sau:
• Giấy đề nghò mở L/C theo mẫu.
• Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ khác có giá trò tương đương (bản chính/bản sao).
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
• Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản sao có công
chứng Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với KH giao
dòch lần đầu).
• Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên
ngành (đối với hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch hoặc hàng nhập khẩu có điều
kiện).
• Giấy đề nghò ký quỹ 100% trò giá L/C theo mẫu đối với KH không có hạn mức
L/C (hoặc làm hợp đồng vay để thanh toán L/C).
1.1.2.2. Nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C:
• Nếu L/C phát hành bằng vốn tự có, KH ký quỹ 100%. TTV phải kiểm tra số tiền
ký quỹ trước khi phát hành L/C. Sau đó làm tờ trình để ban lãnh đạo phòng ký và trình
Ban TGĐ duyệt.
• Nếu KH đề nghò mở L/C bằng vốn vay của HDBank hoặc bằng hạn mức mở L/C
đã được duyệt, TTV căn cứ vào hạn mức được duyệt hoặc tờ trình của Phòng kinh
doanh…đã được TGĐ duyệt để mở.
• Nếu KH chưa được duyệt hạn mức ký quỹ L/C và KH có yêu cầu mở L/C ký quỹ
dưới 100% trò giá L/C, TTV căn cứ vào doanh số hoạt động của KH , tình hình thanh toán
hàng nhập khẩu hoặc một số thông tin khác liên quan do các phòng nghiệp vụ cung cấp
(tiền gởi, nguồn tiền từ xuất nhập khẩu nếu có…), lập tờ trình đề nghò mức ký quỹ, trình
Ban lãnh đạo phòng TTQT, sau đó chuyển đến Phòng kinh doanh cho ý kiến và Ban

TGĐ quyết đònh.
1.1.3............................................................................Phát hành L/C xác nhận:
• Nếu phí xác nhận do người mua chòu thì phải xác đònh rõ nguồn tiền trả phí xác
nhận, NH không cho vay để trả phí xác nhận.
• Nếu phí xác nhận do người bán chòu phải ghi rõ trong L/C.
• Trường hợp NH thông báo cũng là NH xác nhận thì L/C phải chỉ rõ phí xác nhận
do ai chòu.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
• Trường hợp NH xác nhận không phải là NH thông báo thì TTV phải dự thảo điện
liên hệ để đề nghò 1 NH đại lý có quan hệ tốt với HDBank đứng ra xác nhận và trình
lãnh đạo phòng và Ban TGĐ xét duyệt (nếu KH không chỉ đònh NH xác nhận), L/C phải
ghi rõ tên, đòa chỉ đầy đủ của NH xác nhận.
• Trường hợp NH xác nhận yêu cầu ký quỹ, TTV thông báo và yêu cầu KH chuyển
số tiền ký quỹ. Số tiền ký quỹ không được thấp hơn số tiền HDBank phải ký quỹ theo chỉ
thò của NH xác nhận.
1.1.4...........................................................................L/C chỉ đònh NH hoàn trả:
• NH được chỉ đònh hoàn trả phải là NH giữ tài khoản và là NH đại lý chính của
HDBank.
• Sau khi phát hành L/C, TTV phát hành ủy quyền hoàn trả gửi NH hoàn trả:
 Ủy quyền hoàn trả được lập bằng SWIFT MT740 hoặc bằng Telex có mã
hoặc bằng thư có đầy đủ chữ ký được ủy quyền.
 NH hoàn trả khi nhận được lệnh đòi tiền từ NH đòi tiền phải thông báo
cho HDBank trước khi ghi Nợ hai ngày làm việc (việc thông báo ghi Nợ trước phải
được nêu trong L/C, ở trường 78 nếu bằng SWIFT MT700, trong ủy quyền hoàn trả,
ở trường 72 nếu bằng SWIFT MT740).
 Trường hợp ủy quyền hoàn trả có sự sửa đổi, TTV lập thông báo gửi NH
hoàn trả bằng SWIFT MT747 hoặc bằng TELEX có mã hoặc bằng thư có đầy đủ
chữ ký được ủy quyền.

• Sau khi phát hành L/C, lập ủy quyền hoàn trả, sửa đổi quyền hoàn trả, TTV trình
phụ trách phòng phê duyệt.
1.2 Qui trình mở L/C:
• Khi đã đầy đủ các điều kiện mở thư tín dụng, thanh toán viên tiến hành:
 Đăng ký số tham chiếu L/C (vào sổ L/C) có dạng 00x.xx.ILC.xx.xxxx
Trong đó: 00x: mã chi nhánh
xx: mã ngoại tệ
ILC: ký hiệu nghiệp vụ
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
xx: năm
xxxx: số thứ tự
vd: 00037ILC080021
 Chọn NH thông báo/NH thương lượng nếu KH không chỉ đònh.
 Trường hợp L/C không hạn chế NH thương lượng và không cho phép đòi
tiền bằng điện, trong L/C phải yêu cầu NH thương lượng thông báo bằng điện hoặc
Telex/Fax có mã xác nhận đã gửi chứng từ đòi tiền.
 Làm bìa cho tín dụng thư, bìa chủ này sẽ đựng tất cả các hồ sơ liên quan
đến tín dụng thư này.
 Nhập dữ liệu vào máy vi tính để phát hành L/C theo yêu cầu của KH.
 Phát hành bằng điện: nếu bằng SWIFT sử dụng mẫu điện MT700, MT701;
nếu bằng TELEX phải có mã.
 Phát hành bằng thư: sử dụng toàn văn nội dung mẫu điện MT700, MT701.
• Căn cứ vào mức ký quỹ đã được duyệt của KH, TTV hạch toán tiền ký quỹ và
nhập ngoại bảng trò giá L/C.
• Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện/thư phát hành L/C trình KSV/phụ trách phòng ký
duyệt.
• Giao một bản sao L/C cho KH.
• Lưu hồ sơ theo dõi.

1.3 Qui trình tu chỉnh L/C:
• KH có yêu cầu sửa đổi L/C phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C kèm theo văn
bản thỏa thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
• Căn cứ yêu cầu của KH, TTV phát hành sửa đổi gửi NH thông báo. Sửa đổi có
thể lập bằng SWIFT MT707 hoặc TELEX có mã hoặc bằng thư có đầy đủ chữ ký được
ủy quyền.
• Trường hợp cần có ý kiến của người hưởng lợi về sửa đổi L/C thì trong nôïi dung
L/C phải nêu rõ.
• Ký quỹ (nếu tu chỉnh tăng tiền có ký quỹ).
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
• Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện/thư sửa đổi L/C trình KSV/phụ trách phòng ký
duyệt.
• Giao một bản sao sửa đổi L/C cho KH.
• Vào bìa hồ sơ L/C chi tiết nội dung sửa đổi.
1.4 Qui trình kiểm tra và thanh toán chứng từ L/C:
• Nhận chứng từ: TTV có trách nhiệm kiểm đếm số lượng BCT nhận được so với số
lượng BCT ghi trên sổ văn thư của phòng hành chính, chia chứng từ cho các TTV liên
quan.
• TTV đối chiếu chứng từ với L/C, kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng
từ so với các điều kiện, điều khoản quy đònh trong L/C và sửa đổi L/C có liên quan (nếu
có) . Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau.
• Tùy từng trường hợp xử lý như sau :
 Chứng từ đòi tiền bằng điện, đã trả tiền: NH nước ngoài gửi điện đòi tiền
đồng thời xác nhận chứng từ phù hợp hoặc chứng từ có sai sót nhưng KH đã chấp
nhận sai sót đó, HDBank đã trả tiền, nhưng khi nhận chứng từ, kiểm tra có sai sót
hoặc phát hiện thêm sai sót, TTV phải trình phụ trách phòng để thông báo cho KH:
 Nếu KH chấp nhận sai sót, TTV giao chứng từ cho KH.
 Nếu KH từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán 1 phần, TTV lập

điện từ chối/chấp nhận thanh toán một phần gửi NH nước ngoài và ghi rõ “Chúng tôi
đang gửi chứng từ chờ sự đònh đoạt của các ông. Chúng tôi giành quyền đòi tiền từ phía
các ông, trong vòng 5 ngày làm việc, chậm nhất ngày… nếu không nhận được ý kiến trả
lời từ phía các ông, chúng tôi sẽ trả lại chứng từ và các ông phải có trách nhiệm hòan trả
tiền cho chúng tôi cả gốc và lãi phát sinh vào tài khoản…”
 Chứng từ đã có điện thông báo sai sót, chưa được chấp nhận: NH nước
ngoài điện thông báo chứng từ có sai sót, KH chưa chấp nhận sai sót, HDBank đã từ
chối. Khi nhận chứng từ, kiểm tra nếu phát hiện thêm sai sót, TTV lập thông báo
trình phụ trách phòng để tiếp tục từ chối thanh toán và ghi rõ chờ sự đònh đoạt của
họ, đồng thời thông báo để KH cho ý kiến.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
Căn cứ nội dung trả lời của KH để thông báo cho NH nước ngoài trong vòng 5 ngày
làm vòệc kể từ ngày nhận chứng từ.
 Nếu KH chấp nhận thanh toán, TTV lập điện trả tiền.
 Nếu KH từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán 1 phần, TTV lập điện từ
chối/chấp nhận thanh toán 1 phần gửi NH nước ngoài và chờ quyết đònh từ phía NH nước
ngoài.
 Chứng từ đòi tiền bằng thư: Sau khi kiểm tra chứng từ như quy đònh
 Chứng từ phù hợp, lập thông báo cho KH.
 Chứng từ không phù hợp, lập điện từ chối thanh toán gửi NH nước ngoài và chỉ ra
tất cả những điểm không hợp lệ, ghi rõ “Chúng tôi đang gửi chứng từ chờ sự đònh đoạt
của các ông” (Sử dụng MT734 nếu bằng SWIFT). Đồng thời thông báo ngay cho KH,
yêu cầu KH trả lời. Việc kiểm tra chứng từ, thông báo chứng từ không phù hợp phải được
thực hiện trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được chứng từ.
+ Nếu KH chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán, TTV thực hiện thanh toán.
+ Nếu KH chấp nhận thanh toán 1 phần hoặc từ chối toàn bộ, thông báo cho NH
nước ngoài biết và chờ chỉ thò của họ để xử lý (sử dụng mẫu điện MT734, MT799, nếu
bằng SWIFT).

2. Nghiệp vụ xuất khẩu:
2.1 Nghiệp vụ thông báo L/C / L/C tu chỉnh:
• Tiếp nhận L/C/ L/C tu chỉnh:
 TTV kiểm tra điện trước khi nhận. Nếu điện không phụ thuộc chức năng
xử lý của phòng, trả lại cho các phòng liên quan. Nếu đúng, nhận điện và giao điện
cho các TTV liên quan.
 Ký nhận L/C và giao lại cho các TTV liên quan.
 Cuối ngày: In bảng kê điện đã nhận và đối chiếu với số điện đã nhận thực
tế.
• Kiểm tra các L/C/ L/C tu chỉnh:
 Kiểm tra tính chân thật của L/C/ L/C tu chỉnh:
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
 Nếu bằng TELEX/ SWIFT phải có xác nhận mã đúng và theo mẫu thích hợp.
 Nếu bằng thư phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ. Trong trường hợp không
kiểm tra được chữ ký, điện thông báo cho NH phát hành yêu cầu họ xác nhận tính chân
thật của L/C tu chỉnh bằng điện có mã.
 Đọc toàn bộ và kiểm tra các chi tiết sau :
Đối với L/C Đối với tu chỉnh
- - Số L/C, tên NH mở, tên người yêu cầu mở
L/C, tên người thụ hưởng, số tiền mở L/C,
cảng đi, cảng đến, NH thông báo (nếu có),
loại L/C.
- Kiểm tra ngày hiệu lực, ngày giao hàng trễ nhất
(không được trễ hơn ngày hiệu lực)
- Kiểm tra điều kiện giao hàng (FOB cảng đi, CIF,
CNF cảng đến …)
- Kiểm tra sự phù hợp giữa tổng trò giá hàng hóa (=
khối lượng x đơn giá) với giá trò L/C và điều kiện

thanh toán của L/C.
- Đối với L/C về bằng thư hoặc Telex thì phải kiểm
tra xem L/C có thể hiện “Subject to UCP600” không.
- - Số lần tu chỉnh, NH phát
hành tu chỉnh phải là NH
phát hành L/C.
- - Những điều kiện, điều
khoản nào được tu chỉnh.
- - NH mở có yêu cầu ta
thông báo về ý kiến của
người thụ hưởng không.
Thông báo cho NH mở yêu cầu họ xác nhận lại trong các trường hợp sau :
 L/C/ L/C tu chỉnh bằng điện bò nhiễu hoặc thiếu số lần tu chỉnh không liên tục.
 L/C/ L/C tu chỉnh bằng thư bò mờ hoặc rách, không xác thực được chữ ký hữu
quyền trên L/C/ L/C tu chỉnh.
 Hoặc các điều khoản, điều kiện của L/C/ L/C tu chỉnh nhận được không đầy đủ
hoặc không rõ ràng.
• Lập hồ sơ thông báo L/C/ L/C tu chỉnh:
 Trường hợp 1: Lập L/C tu chỉnh để thông báo trực tiếp cho người thụ
hưởng
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trầm Thò Xuân Hương
 Đăng ký số tham chiếu L/C và đóng mộc.
+ “Lưu ý: Quý công ty xem kỹ điều kiện của L/C, nếu có điểm nào bất lợi xin tu
chỉnh” ở góc dưới bên phải và mộc “HCMC Housing Development Commercial Joint
Stock Bank” ở góc dưới bên phải của L/C tu chỉnh.
+ “Đây chỉ là sơ báo chưa có giá trò thi hành” đối với sơ báo L/C/ tu chỉnh.
+ “L/C này không có sự xác nhận của chúng tôi” đối với L/C không đồng ý xác
nhận.

+ “Đề nghò quý công ty cho biết ý kiến bằng văn bản để chúng tôi điện trả lời phía
nước ngoài” và/hoặc “Nếu công ty không có công văn trả lời trong vòng 5 ngày làm việc
kể từ ngày nhận thông báo này, chúng tôi sẽ điện cho NH mở L/C là Công ty chấp nhận
tu chỉnh. Mọi khiếu nại về sau sẽ không được giải quyết” đối với tu chỉnh cần xin ý kiến
của Công ty.
 Lập thư thông báo:
+ Lập thư thông báo sơ bộ cho người thụ hưởng (nếu có) (theo mẫu). Theo dõi cho
đến khi nhận được L/C tu chỉnh chính thức. Sau 5 ngày làm việc mà không nhận được
L/C tu chỉnh chính thức, điện tra soát với NH phát hành.
+ Lập thư thông báo cho người thụ hưởng theo mẫu. Thư thông báo L/C được lập
thành 2 bản gồm 01 bản đính kèm bản gốc L/C tu chỉnh giao cho KH, 01 bản đính kèm
bản sao L/C tu chỉnh được lưu lại hồ sơ L/C của NH.
 Hạch toán kế toán.
 Trường hợp 2: Lập L/C tu chỉnh để thông báo qua NH thông báo thứ 2:
 Đăng ký số tham chiếu L/C.
 Lập thư thông báo gởi cho NH thông báo thứ 2 (theo mẫu). Thư thông báo
L/C tu chỉnh được lập thành hai bản :
+ 01 bản đính kèm bản gốc L/C tu chỉnh giao cho NH thông báo thứ 2
+ 01 bản đính kèm bản sao L/C tu chỉnh được lưu tại hồ sơ L/C của phòng TTQT.
 Thanh toán viên lập hồ sơ L/C/ L/C tu chỉnh sau khi đã thực hiện các bước
trên. Tập hợp bộ hồ sơ để trình ký duyệt.
SVTH: Nguyễn Quốc Anh Thư
25

×