Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ TÀI-TRỐN THUẾ-Khái niệm, nguyên tắc và đặc điểm của Thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.31 KB, 15 trang )

I.1. Khái niệm, nguyên tắc và đặc điểm của Thuế:
I.1.1. Khái niệm về Thuế:
Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện.
- Theo các nhà kinh điển:
Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại và thuế cấu thành nên
nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong
nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế.
– Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng
nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả:
Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực
tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực
nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước.
- Khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như
sau:
Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực
tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực
nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh
tế-xã hội của Nhà nước.
- Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau:
Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ
ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước
- Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng
góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp
phần thu nhập còn lại
- Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau:


Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các
chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.
I.1.2. Phân loại Thuế:
I.1.2.1. Phân loại theo tính chất hành chính:
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó, dựa vào
cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế được phân thành
hai loại:
+ Thuế nhà nước (quốc gia)
+ Thuế địa phương.
Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung – dân chủ: Trung
ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địa phương
không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng. Tất cả các nguồn thu
thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa
phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, hiện hành ở nước ta không sử dụng cách
phân loại này.

I.1.2.2. Phân loại theo tính chất kinh tế:
Theo cách này, thuế có thể được phân loại dựa theo 3 tiêu thức chủ yếu: theo các
yếu tố kinh tế bị đánh thuế; theo tác nhân kinh tế chịu thuế hoặc theo lĩnh vực kinh
tế bị đánh thuế.
+ Nếu dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế, thuế được chia thành thuế đánh vào thu
nhập, thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập) và thuế đánh vào tài sản (thu
nhập được tích luỹ).
+ Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại: thuế đánh vào
doanh nghiệp, thuế đánh vào hộ gia đình và thuế đánh vào sản phẩm.
+ Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh
thuế, thí dụ: thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất
động sản…

I.1.2.3. Phân loại dựa theo tính chất kỹ thuật
Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế,
mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộc
tranh luận. Theo cách này, thuế được phân thành các nhóm chủ yếu sau:
« Thuế trực thu và thuế gián thu:
- Thuế gián thu. (Indi rect taxes): là loai thuế mà người trực tiếp nộp thuế không
phải là người chịu thuế. Thuế gián thu là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ
phận cấu thành trong giá mua hàng hoá, nhằm động viên sự đóng góp của người
tiêu dùng.
Thực chất người tiêu dùng phải trả khoản thuế đó nhưng lại nộp thông qua nhà
kinh doanh, nhà sản xuất. Như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu…
- Thuế trực thu. (Di rect taxes): Thuế trực thu do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế
cho Nhà nước. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người
nộp thuế
Theo cách phân loại này có thể chia thuế thành:

– Thuế đánh vào hoạt động kinh doanh, dich vụ như: thuế giá trị gia tă
– Thuế đánh vào hàng hoá tiêu dùng đặc biệt như: thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế đánh vào thu nhập như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp
– Thuế đánh vào tài sản như : thuế nhà đất, lệ phí trước bạ.
– Thuế đánh vào việc sử dụng một số tài sản quốc gia như: thuế tài nguyên, thuế
sử dụng đất nông nghiệp.
« Thuế tỷ lệ, thuế luỹ tiến:
Theo cách phân loại này, thuế tỷ lệ là loại thuế áp dụng một thuế suất như nhau đối
với mọi đối tượng chịu thuế, còn thuế luỹ tiến là loại thuế áp dụng các thuế suất
tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế.
Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ; đối
với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến

« Thuế theo mức riêng biệt và thuế tính theo giá trị:
Theo cách này, được xếp vào loại thuế có mức riêng biệt (cũng có thể được dịch là
thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối) nếu trong đó, mức thuế suất được
xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bị đánh
thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích…), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng.
Loại thuế này có lợi thế là rất đơn giản, không cần phải xác định giá trị của đối
tượng bị đánh thuế nhưng lại có bất lợi là không thích ứng trong trường hợp tiền tệ
bị mất giá. Ở một số nước, loại thuế này thường được áp dụng dưới hình thức thuế
rượu, thuế thuốc lá, thuế bia…
Ngược lại, thuế tính theo giá trị là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một
tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế. Ưu điểm của loại thuế này là tính
toán đơn giản, tiện lợi và được áp dụng chủ yếu đối với các loại thuế tiêu dùng như
thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng thuế theo mức
riêng biệt ở nước ta ít sử dụng.
Ngoài các cách phân loại trên đây, trong thực tế ở một số nước còn có những cách
phân loại khác, ví dụ như: thuế phân tích và thuế tổng hợp; thuế phân bổ và thuế
định
I.3. Thực trạng thuế ở Việt Nam và một số nước khác:
I.3.1. Thực trạng thuế ở Việt Nam:
Thuế quan ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách quốc gia
(chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách).
Hệ thống thuế Việt Nam gồm 9 sắc thuế chủ yếu chia làm hai loại: thuế trực thu và
thuế gián thu.Các sắc thuế trực thu bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),
thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế tài nguyên và thuế sử dụng đất nông
nghiệp. Các nguồn thuế trực thu ở các nước luôn có tỷ trọng cơ cấu rất cao, thường
từ 30%, có nước chiếm tới một nửa ngân sách Nhà nước. Đây cũng sẽ là hướng
điều chỉnh quan trọng của chính sách thuế Việt Nam trong thời gian tới. Có thể
thấy điều đó trong thời gian qua qua việc tăng cường, mở rộng diện thu từ các
khoản thuế nhà đất, rồi thuế thu nhập dành cho người có thu nhập cao, ban hành
Luật thuế tài sản đánh vào mua sắm và sở hữu bất động sản, sửa đổi, bổ sung thuế

tài nguyên nhằm điều tiết hợp lý nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên…
Thuế TNDN là nguồn thu chính trong thuế gián thu, ta có thể thấy chỉ riêng với
con số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng
V1000- Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, do Công ty
cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử
VietNamNet công bố ngày 23/9/2010, các doanh nghiệp đã đóng góp trung bình
mỗi năm tới khoảng hơn 7% trong tổng thu Ngân sách nhà nước, mặc dù con số
1.000 doanh nghiệp chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong tổng số hơn 400.000
doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do cơ chế quản lý còn nhiều hạn chế, chưa được nâng tầm, đáp ứng
mục tiêu cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế nên một
số lượng lớn thuế đã bị thất thu. Hiện tượng “đi đêm” trên thị trường bất động sản,
người bán và người mua cấu kết với nhau tránh thuế thu nhập cá nhân, cùng với sự
rung túng, hám lợi của nhà quản lý làm thất thoát của nhà nước hàng trăm tỷ đồng
mỗi năm!
Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để giảm thiểu số thuế phải đóng! Vì lợi ích
kinh tế của họ, mà mọi lúc, mọi nơi họ luôn tìm cách lách luật, trốn thuế, chiếm
đoạt tiền thuế của nhà nước. Dựa vào con số thống kê cho thấy,chỉ trong hai năm
2005- 2006, cơ quan thuế và công an đã khám phá và xử lý tới 1.259 vụ với 179
đối tượng điển hình như Công ty Dược phẩm (Công ty dược liệu trung ương 2, xí
nghiệp liên hiệp dược Hậu Giang) với hành vi gian lận thuế qua hoạt động đại lý
tiêu thụ hàng hóa cho công ty nước ngoài. Số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy
thu là 3.132 triệu đồng. Ngoài ra công an Hà Hội và phòng thanh tra 1 Cục thuế Hà
Nội điều tra xác minh và khởi tố vụ án 6 công ty TNHH thành lập ra để bán hóa
đơn, thu hồi 595 triệu đồng tiền thu lợi bất chính… Hay trong thời gian gần đây, là
sự phanh phui ra hàng loạt các doanh nghiệp trong nước và liên doanh khai lỗ để
trốn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
I.3.2 Trốn thuế tại công ty coca - cola
Là doanh nghiệp kinh doanh đồ uống có thị phần lớn nhất nhì Việt Nam, tuy nhiên
trong nhiều năm liền công ty Coca - Cola Việt Nam đều khai báo lỗ. Nhiều nghi

vấn cho rằng đây chính là chiêu bài “chuyển giá” hòng trốn khoản thuế khổng lồ
của công ty này trong nhiều năm qua.
Đây quả thật là một "nỗi đau" khi Coca - Cola từng ngày bòn rút đồng tiền từ
người tiêu dùng để đổ về công ty mẹ ở nước ngoài mà không để lại một chút lợi
nhuận nào cho Việt Nam.

Bên cạnh việc các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý theo pháp luật - người tiêu
dùng cũng cần thực hiện biện pháp "trừng phạt" của mình: Tẩy chay tất cả các sản
phẩm của Coca-Cola.
Nghịch lý doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Coca-cola tại cục thuế TP.Hồ Chí
Minh, trong nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam công ty liên tục thua lỗ.
Theo đó, năm 2006 công ty này đạt doanh thu 1.026 tỉ đồng nhưng lỗ đến 253 tỉ
đồng; năm 2007 lỗ 198 tỷ đồng; năm 2010 doanh thu lên đến 2.529 tỉ đồng nhưng
chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng và năm 2011 mức lỗ là
39 tỷ đồng. Theo số lũy kế đến năm 2011 công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ
đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng
Như vậy trung bình mỗi năm công ty này lỗ 100 tỷ đồng.
Sự việc này cũng đã được cơ quan chức năng mà trực tiếp là Cục thuế TP.Hồ Chí
Minh đặc biệt chú ý đưa doanh nghiệp này vào danh sách công ty có nghi vấn về
dấu hiệu “chuyển giá”. Tuy nhiên dưới hình thức tạo “vỏ bọc” qua việc mua
nguyên liệu sản xuất từ công ty mẹ, doanh nghiệp này luôn khai báo với cơ quan
thuế giá thành nguyên liệu cao nhằm đẩy giá chi phí sản xuất tăng hòng đưa tình
trạng kinh doanh luôn ở mức lỗ.
Đây là lý do khiến cơ quan thuế trong nhiều năm vẫn không thể xác minh tính xác
thực của vụ việc.
Ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh,
cho biết: doanh nghiệp này luôn kê khai lỗ ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ
yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi
phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí

nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn.
“Nhiều lần Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh cũng đã làm việc về vấn đề này tuy nhiên
đại diện doanh nghiệp vẫn trả lời một cách “lấp liếm” bằng việc doanh thu không
thể bù lại mức trả chi phí mua nguyên liệu. Công ty này cũng giải thích giá nguyên
phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám” - ông Minh
cho biết.
Vì thua lỗ nên mặc dù hơn cả chục năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Coca-
cola Việt Nam không phải đóng đồng nào cho nhà nước về thuế thu nhập doanh
nghiệp, mà chỉ phải đóng một số khoản thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài.
Dấu hiệu “chuyển giá” để trốn thuế ?
Theo Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, việc Coca-cola Việt Nam có vốn đầu tư nước
ngoài có doanh số tăng nhưng liên tục báo thua lỗ trong nhiều năm thậm chí số lỗ
vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng sản xuất là dấu hiệu bất bình thường.
Điều đáng chú ý là mặc dù báo cáo tài chính của công ty Coca-cola Việt Nam
trong nhiều năm đều thuộc diện lỗ nhưng công ty này vẫn liên tục mở rộng sản
xuất. Cụ thể là cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca-
Cola, ông Muhtar Kent đến Việt Nam tuyên bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu
USD vào công ty ở Việt Nam trong ba năm tới.
Như vậy, phải chăng Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm qua đã lợi dụng “chiêu”
nhập nguyên liệu độc quyền từ công ty mẹ với giá cao, điều các công ty khác
không làm được để nâng chi phí sản xuất nhằm đối phó trong việc nộp khoản tiền
thuế khổng lồ.
Đặc biệt, cũng không ngoại trừ việc đằng sau những số liệu báo lỗ của Coca-Cola
Việt Nam có thể là khoản lợi nhuận rất lớn hằng năm đã chảy về cho công ty mẹ
dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu.
Nếu hoạt động theo phương thức này thì doanh nghiệp không chỉ gây thất thoát
nguồn thu thuế trong nước mà còn phá thế cạnh tranh công bằng, thay vào đó là
cạnh tranh độc quyền, phá giá, thậm chí thôn tính đối tác kinh doanh
Như vậy nếu như “nghi án” “chuyển giá” hòng trốn thuế của Coca-cala Việt Nam
là sự thật thì với thị phần đồ uống được tiêu thụ lớn như hiện nay. Trải qua hơn 10

năm có mặt tại Việt Nam có thể thấy số thuế mà doanh nghiệp này “tránh” được
trong nhiều năm qua sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Quả thật, nếu nghi án trốn thuế này được làm sáng tỏ thì công sức tạo dựng một
thương hiệu toàn cầu của Coca-Cola coi như đã bị bôi một vết bẩn cũng "khổng lồ"
như khoản thuế mà chính họ gian lận.
Hàng chục năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam mà không mang lại cho đất
nước chúng ta một chút lợi nhuận nào, trong khi dòng tiền lại liên tiếp đổ về công
ty mẹ ở một nước tư bản. Đây quả thật là một điều bất ngờ và các cơ quan chức
năng phải xem xét lại sự hiện diện của Coca-Cola ở Việt Nam.
Người tiêu dùng chúng ta cũng cần thể hiện tiếng nói mạnh mẽ bằng cách tẩy chay
các sản phẩm của Coca - Cola.
I.4 Chống gian lận, thất thu thuế: Thực trạng và giải pháp
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Tài
chính là hết sức nặng nề. Trước tình hình đó, toàn Ngành đang triển khai
đồng bộ các giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, hạn chế nợ đọng
thuế nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, vi phạm trong sản xuất kinh
doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế…
Quyết liệt chống thất thu và gian lận thuế
Những khó khăn chung của nền kinh tế đã tạo áp lực lớn thu ngân sách nhà nước
(NSNN) của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung trong năm 2013.
Trong khi đó, nhiệm vụ thu NSNN của ngành Thuế lại đang đối mặt với thực trạng
trốn thuế và gian lận thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Theo báo cáo của Tổng
cục Thuế, số thu NSNN của ngành Thuế trong 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt
390.712 tỷ đồng, tương đương 60,6% so với dự toán, bằng 107,2% so với cùng kỳ
năm 2012. Trong tháng 8/2013, Ngành thu ước đạt 38.100 tỷ đồng, bằng 5,9% so
với dự toán, bằng 101,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2012.
Những khó khăn chủ yếu tác động đến kết quả thu của ngành Thuế bao gồm hàng
hóa tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao, tình trạng doanh nghiệp
(DN) ngừng hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục xảy ra, thị trường bất động sản
chưa có dấu hiệu phục hồi Không chỉ có vậy, lợi dụng tình hình kinh tế khó

khăn, không ít DN sử dụng nhiều “mánh” để gian lận thuế như: kê khai thu nhập
giảm để nộp thuế ít, khai lỗ để trốn thuế, lập công ty “ma” để tự in hóa đơn thuế
giá trị gia tăng (GTGT) Đặc biệt, hiện tượng DN FDI kê khai lỗ đang khá phổ
biến (khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều
DN kê khai lỗ liên tục trong 3 năm). Điển hình tại tỉnh Bình Dương - địa phương
thu hút FDI khá tốt, năm 2010, trong tổng số 1.490 DN có tới 754 DN FDI kê khai
lỗ, chiếm 50,6%. Đáng chú ý, dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài nhưng nhiều
DN vẫn không ngừng mở rộng đầu tư.
Từ năm 2006 đến nay, hiện tượng chuyển giá của các DN FDI ngày càng tinh vi
hơn, với việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất
thấp hơn để tránh thuế. Những vụ việc chuyển giá “đình đám” thời gian qua của
Coca - Cola, Adidas, Metro Cash & Carry, Keangnam và Nestlé liên tục báo lỗ.

Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thuế năm 2013 cho thấy,
Thanh tra Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, trong đó có nội dung hoàn
thuế GTGT tại 7 Cục Thuế (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bắc Ninh). Toàn Ngành đã tiến hành
1.064 cuộc kiểm tra nội bộ (riêng kiểm tra chuyên đề về thuế GTGT là 577 cuộc),
đạt 53% kế hoạch, qua đó kiến nghị truy thu ước đạt 2,37 tỷ đồng nộp NSNN.
Riêng trong tháng 7/2013, Tổng cục Thuế kiểm tra việc hoàn thuế GTGT tại 2 Cục
Thuế An Giang và Long An. Kết quả, qua thanh, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại các
cục thuế đã phát hiện NNT kê khai thiếu thuế GTGT số tiền là 65,8 triệu đồng và
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải tạm kê khai bổ sung 330 triệu đồng.
Trong 5 tháng đầu năm 2013, ngành Thuế đã thực hiện thanh, kiểm tra 18.198 DN,
đạt 25,2% nhiệm vụ kế hoạch, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2012; Số thuế xử lý
tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 3.185,9 tỷ đồng, bằng 99,7% so cùng kỳ năm
2012; Số tiền nộp vào NSNN là 2.342,8 tỷ đồng, bằng 73,5% so với số truy thu và
phạt, tăng 54,5% so cùng kỳ. Trong đó, Ngành đã thanh tra, kiểm tra 382 DN lỗ, có
dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn,

phạt là 127,24 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 16,8 tỷ đồng, giảm lỗ qua
thanh tra là 444,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn Ngành đã thu được 30% số nợ thuế tại
thời điểm 31/12/2012 chuyển sang. Tuy nhiên, tổng số nợ 6 tháng đầu năm vẫn ở
mức cao với con số 64.632 tỷ đồng, tăng 15.497 tỷ đồng (tăng 32%) so với thời
điểm 31/12/2012, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là 2 nhóm nợ: Tiền thuế nợ đến
90 ngày chiếm 27,5%, tăng 32,8% so với thời điểm 31/12/2012; Tiền thuế nợ trên
90 ngày chiếm tỷ trọng 54,8%, tăng 26,9% so với thời điểm 31/12/2012. Cùng với
đó, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn nộp thuế GTGT cho 105.037 DN, với số tiền
là 4.428,5 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế TNDN cho 45.037 DN, với số tiền thuế được
gia hạn là 951,7 tỷ đồng.
Bên cạnh những nỗ lực của toàn ngành Thuế trong công tác thu ngân sách, chống
thất thu gian lận thuế, thực tế trong hoạt động cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
cụ thể:
Thứ nhất, do số lượng cán bộ công chức thuế còn “mỏng” nên chưa bao quát hết
tình trạng NNT và DN có hành vi trốn thuế và gian lận thuế ngày càng tinh vi.
Trong khi đó, tỷ lệ văn bản tồn đọng chưa giải quyết còn cao, dẫn đến công tác giải
đáp vướng mắc chưa kịp thời.
Thứ hai, hiện nay, lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý, sử dụng hoá
đơn, không ít DN (nhất là DN kinh doanh, xuất khẩu hàng bách hoá tổng hợp qua
biên giới đất liền, kinh doanh hàng nông, lâm, thuỷ hải sản) đã thực hiện mua, bán,
sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, để khấu trừ thuế GTGT, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Thứ ba, việc tổ chức các “Tuần lễ lắng nghe ý kiến NNT” và tổ chức các Hội nghị
đối thoại với DN, bên cạnh một số địa phương làm tốt, ở một số địa phương còn
chưa đáp ứng được đầy đủ, chưa đồng bộ; Chưa phân loại được NNT để áp dụng
các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp.
Giải pháp chống gian lận, tăng thu NSNN
Với chỉ tiêu dự toán thu NSNN của ngành Thuế năm 2013 là 644.500 tỷ đồng,
ngành Thuế luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, đặc biệt đẩy
mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP, các văn bản

chỉ đạo của Bộ Tài chính tăng cường các biện pháp tăng thu, chống thất thu ngân
sách.
Bên cạnh đó để khắc phục những khó khăn, tồn tại, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
thu NSNN năm 2013, toàn ngành Thuế đã và đang quyết liệt triển khai đồng bộ các
giải pháp sau:
Một là, bám sát, triển khai đầy đủ, kịp thời chương trình công tác, sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Bộ Tài chính; Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, Nghị
quyết số 01 và 02/NQ-CP; đảm bảo đúng chính sách, chế độ; công khai, minh bạch
và công bằng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nuôi dưỡng và
phát triển bền vững nguồn thu cho NSNN. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị
số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện
nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013; Tăng cường rà soát, nắm chắc đối tượng,
nguồn thu ngân sách trên địa bàn; Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, cũng như
phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng
trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương
mại, chống buôn lậu, chống chuyển giá.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn Ngành đã thu được 30% số nợ thuế tại thời
điểm 31/12/2012 chuyển sang. Toàn Ngành đã tiến hành 1.064 cuộc kiểm tra nội
bộ (riêng kiểm tra chuyên đề về thuế GTGT là 577 cuộc), đạt 53% kế hoạch, qua
đó kiến nghị truy thu ước đạt 2,37 tỷ đồng nộp NSNN.
Hai là, chỉ đạo các cục thuế địa phương đẩy mạnh kiểm tra, rà soát số lượng DN
đăng ký kinh doanh để phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh doanh
nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý.
Tập trung rà soát việc kê khai của các tổ chức, cá nhân, phát hiện ngay các trường
hợp kê khai không đúng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời; theo dõi chặt chẽ
việc kê khai thuế của các DN có số thu lớn, yêu cầu kê khai sát số phát sinh.
Ba là, thực hiện đầy đủ, kịp thời và công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi về
thuế cho các DN; tạo thuận lợi góp phần giúp DN sớm hồi phục và phát triển sản
xuất kinh doanh; Tham mưu cho UBND các địa phương thành lập Ban chỉ đạo đôn
đốc thu nộp ngân sách tại địa phương, tăng cường các biện pháp quản lý thu, khai

thác nguồn thu, chống thất thu và nợ đọng thuế năm 2013.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các bộ
phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong
phú các hình thức tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức,
cá nhân chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế. Đồng thời, công khai DN có hành
vi trốn thuế, gian lận thuế, nhất là những DN sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Đồng thời chỉ đạo các cục thuế địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc phát
hành, sử dụng hóa đơn đối với các DN mới thành lập; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện
thí điểm dự án chống giả hoá đơn và khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu bảng kê
hóa đơn và ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn giữa các cục thuế địa phương trong
phạm vi toàn quốc (trước mắt, sẽ triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh sau đó sẽ mở rộng ra 15 địa phương lớn vào cuối năm 2013; từ tháng 4/2014
sẽ tiến hành triển khai đồng bộ trên cả nước).
8 tháng đầu năm 2013, ngành Thuế thu NSNN ước đạt 390.712 tỷ đồng, tương
đương 60,6% so với dự toán, bằng 107,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong tháng
8/2013, Ngành thu ước đạt 38.100 tỷ đồng, bằng 5,9% so với dự toán, bằng
101,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2012.
(Theo Tổng cục Thuế)
Năm là, tập trung thanh, kiểm tra các DN có rủi ro cao về thuế, đặc biệt các DN có
dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh qua mạng, DN giao dịch thanh toán qua ngân
hàng có dấu hiệu đáng ngờ; DN nằm trong danh sách “đen” kinh doanh hàng nông
sản xuất khẩu đặc biệt là cà phê Đôn đốc thu kịp thời các khoản thuế truy thu và
phạt qua kết luận thanh, kiểm tra, kiểm toán (ít nhất phải đạt 80% trong phạm vi 90
ngày, đối với những kết luận, kiến nghị không có khiếu nại).
Sáu là, triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập trung
bám sát những DN nợ thuế lớn; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết quả thu nợ thuế của
các địa phương, đôn đốc nhắc nhở kịp thời những đơn vị có tỷ lệ nợ thuế tăng cao;
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra tình hình thu, nộp của các ngành nghề, lĩnh
vực số nợ lớn để đôn đốc thu nộp kịp thời số tiền nợ thuế vào ngân sách Phối hợp
chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong

công tác thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách, đảm bảo tổng số tiền thuế nợ đến thời
điểm 31/12/2013 không vượt quá 5% so với số thực hiện thu năm 2013.
Bảy là, tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, các tổ chức đại lý
thuế để mở rộng các hình thức nộp thuế hiện đại. Thực hiện duy trì, củng cố chất
lượng đối với các DN đã thực hiện kê khai thuế qua mạng internet. Khẩn trương
hoàn thành Đề án kế toán thuế nội địa, thí điểm, tiến tới mở rộng triển khai nộp
thuế điện tử
Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những đơn vị phát sinh
nhiều đơn thư khiếu tố. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ
công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu có rủi
ro trong lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước.



×