Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.11 KB, 30 trang )

1 hoaianhlya
MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC
ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN
Cô: Mai Liên
Tài liệu tham khảo:
1. Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ, G, H, 1997.
2. Cao Huy Đỉnh, Văn hóa Ấn Độ, Văn học, H.
3. Nguyễn Tấn Đắc, Văn học Ấn Độ, N Tổng hợp TPHCM, 2000.
4. Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu về thần thoại Ấn Độ.
5. Vanmiki, Ramayana, Văn học,
6. Vyasa, Mahabharata, Văn học.
7. Phan Thu Hiền, Sử thi Ấn Độ,
8. Lưu Đức Trung chủ biên, hợp tuyển văn học Ấn Độ.
9. Đọc thêm về phật giáo và thiền: Thiền luận- Suzuki, N Tổng hợp TPHCM.
10. Doãn Chính, Veda và Upanishad, ĐHQG.
11. Nhật Chiêu, Văn học Nhật bản từ khởi thủy đến 1868.
12. Nguyễn Thị Bích Hà, Truyện cổ tích Nhật Bản, ĐHQG.
13. Nhật Chiêu, Thơ Baso.
I. Lí do
- Ấn Độ là một trong 4 chiếc nôi văn hóa của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc đến
toàn bộ văn học thế giới. Toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á (10 nước) chịu ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ. 1 nước chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là Việt nam.
- Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học rất mật thiết: tôn giáo đọc cho văn học chép-
câu nói này thực ra chưa nói hết được mối quan hệ gần như là đồng nhất: Kinh Vê đa đồng thời là
sách văn học, các bộ sử thi đồng thời cũng là kinh, kinh sách Phật giáo đồng thời cũng là những
bài học dân gian.
 Tìm hiểu văn học Ấn Độ Nhật Bản mà không tìm về cội nguồn tôn giáo thì không
thấy hết được vẻ đẹp.
+ Những nhà thơ Haiku đồng thời cũng là những nhà sư (Basho sống cuộc đời của nhà sư).
Thần thoại Nhật Bản mang tư tưởng thần đạo.
- Khi giảng dạy văn học Ấn Độ, Nhật Bản: để các giáo viên nắm bắt ngọn nguồn của


văn học.
- Văn hóa là một phạm trù rất rộng chứa nhiều phạm trù khác nhau trong đó có tôn
giáo. Chuyên đề này nhìn văn học từ một góc nhìn của văn hóa.
ẤN ĐỘ
A. Đất nước
1. Vị trí địa lý
- Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á.
- Đó là một bán đảo mênh mông, xưa rộng hơn 5 triệu km2, nay còn hơn 3 triệu
km2.
- Giống như một tam giác khổng lồ, đáy tiếp giáp với Indian Ocean. Phía đông là
Bay of Bengal.
2. Địa hình
2 hoaianhlya
Chia 3 khu vực lớn:
- Himalaya: lâu đài tuyết trắng, bong sen trắng vĩ đại, nóc nhà thế giới án ngữ phía
Bắc Ấn khiến Ấn Độ có vị trí biệt lập so với thế giới. Núi Himalay a có tác động nhiều đến suy tư
của văn học Ấn Độ:
+ thuở nhở Tago được cha đưa lên núi để học hỏi sự trầm tư của núi.
+ những am để dạy học trò được xây ở trong rừng núi để thanh lọc tâm hồn con người, trả
lại cho họ bản tính nguyên sơ.=> đền đài của Ấn Độ được mô tả như hình núi.
+ rừng núi trong các sử thi Ấn được miêu tả như là đang nương tựa vào nhau mà sống, các
sinh vật đều sống có đôi có lứa.
- Đồng bằng Ấn Hằng: rộng và màu mỡ bậc nhất thế giới được bồi đắp bởi sông Ấn
và sông Hằng. 2 con sông này đều bắt nguồn từ Himalaya, đổ ra vịnh Bengal. Vùng đồng bằng Ấn
Hằng có vai trò lớn với đời sống tâm linh:
+ sông Hằng: sông mẹ, sông linh thánh, nước sông Hằng có thể gột rửa mọi tội lỗi. Hàng
năm có lễ hội tắm sông Hằng. Nữ thần sông Hằng được mô tả là người phụ nữ rất xinh đẹp.
+ sông Ấn (Indus River): nền văn minh sông Ấn là nền văn minh cổ xưa nhất của Ấn Độ.
- Cao nguyên Decan: đất đai cằn cỗi song cũng lưu giữ những dấu tích văn minh cổ.
Đảo Srilanka nằm ở phía Nam của Ấn Độ, nơi đây quỷ vương Rivana bắt cóc công chúa Rita.

3. Khí hậu
- Có 2 bộ mặt: có lúc mưa thuận gió hòa, gương mặt của 1 người mẹ hiền. Có khi
thời tiết nổi giận nắng nóng lên đến 50độ. Lũ lụt hạn hán cũng rất khắc nghiệt.
 Thái độ của con người với thiên nhiên có 2 mặt: chấp nhận thiên nhiên và chối bỏ
thiên nhiên. Họ hi vọng vào sự chinh phục và cải tạo thiên nhiên, xây dựng nhiều công trình thủy
lợi để bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người, mặt khác họ cũng quay lưng lại với thiên
nhiên, theo đuổi chủ nghĩa khổ hạnh.
II. Lịch sử: 4 thời kì trải dài gần 5000 năm
1. Thời tiền sử: (- 2700 đến - 1700): nền văn minh sông Ấn.
- Được phát hiện trong những năm 20 của thế kỉ 20 sau những cuộc khai quật cổ
người Anh John Marshall ở Mohenjo- Daro và Harappa.
- Văn minh sông Ấn có tính chất đô thị, nhiều công trình phục vụ nhân sinh, hầu như
không có công trình kiến trúc tôn giáo nào. Phát hiện nhiều cửa hàng, thủy liệu viện, trong đó phát
hiện ra nhiều đồ vật tinh xảo. Thủy liệu viện là nơi chữa bệnh bằng nước.
- Thời kì này người Ấn đã có chữ viết.
 Phát hiện này làm đảo lộn quan niệm cố hữu cho rằng văn minh Ấn Độ là do người
Arya du nhập vào Ấn Độ vào khoảng -1500.
2. Thời cổ đại (-1700 đến -700): các cuộc xâm nhập.
- Đó là cuộc xâm nhập của chủng tộc Airyana. Bản quán của họ có lẽ là vùng mà
người Iran gọi là Airyana- yoyo.
- Văn minh Arya là bán du mục. Đây là cuộc xâm nhập chứ không phải xâm lược.
Họ vào Ấn Độ với mục đích đi tìm cỏ cho gia súc. Nhưng về sau hộ xung đột với dân bản địa. Họ
chiến thắng và làm chủ phía Bắc, rồi chinh phục phương Nam bằng sức mạnh tôn giáo.
- Văn hóa Arya+ văn minh Dravidia= nền móng chủng tộc và văn hóa Ấn Độ.
 Quá trình mở rộng địa bàn từ phía Bắc xuống phía Nam phản ánh trong hình tượng
hoàng tử Rama.
3 hoaianhlya
3. Thời trung đại (700 đến 1700): tổng hợp văn hóa Ấn- Hồi
- 711, Arab xâm lược Ấn Độ.
- 1206, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Ấn Độ.

- 1526, Mông Cổ đánh đuổi người Hồi ra khỏi Delhi, lập ra triều đại Mughul huy
hoàng, đóng góp cho tư tưởng và văn hóa Ấn Độ.
 Vì sao dòng văn chương sùng tín lại mở rộng trong văn học Ấn Độ.
4. Thời cận- hiện đại (1700 đến nay).
- Từ thế kỉ 16, các nước tư bản phương Tây nhòm ngó đến Ấn Độ. Đến 1763, Anh
hầu như toàn quyền xâm nhập AD. 1877, Anh thiết lập quyền thống trị trên đất AD, bắt đầu thời kì
tủi nhục nhất trong lịch sử Ấn Độ.
- Nửa sau thế kỉ 19, phong trào dân tộc AD phát triển mạnh. Sự cái cách về tôn giáo,
văn hóa, chính trị do các trí thức ưu tú phát động đưa đất nước vào thời kỳ phục hưng.
+ Roy là người khởi xướng tôn giáo.
+ Bankim Treptori: người đưa văn học phát triển
+ Tilac: là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Ấn Độ.
 Lịch sử lâu đời, phát triển liên tục và nhất quán từ quá khứ đến hiện tại. Khác Việt
Nam, luôn có đủ sức mạnh quân sự chiến thắng kẻ thù, hầu như các nước đều chinh phục AD, sức
mạnh của AD là văn hóa, dùng sức mạnh văn hóa để đồng hóa ngược trở lại. Sở dĩ người AD chấp
nhận sức mạnh ngoại nhân vì đối với họ, chính trị không quan trọng, tôn giáo, triết học mới là
quan trọng.
B. Con người
I. Chủng tộc: rất phức tạp nhưng có 2 chủng tộc chính.
- Người Đravidia: sáng tạo ra nền văn minh tối cổ của AD. Da sẫm, mũi tẹt, vóc
người nhỏ bé.
- Người Arya: có nghĩa là cao quý vào AD năm – 1500, da trắng, mũi cao, vóc người
cao lớn.
II. Đẳng cấp
- AD là nước duy nhất trên thế giới phân biệt đẳng cấp. Sự phân biệt này vô cùng sâu
sắc, gồm 4 bậc:
+ Brahmana: tăng lữ Bà la môn, là một vị thần tối cao trong Hindu giáo, là đấng sáng
tạo=> bổn phận chăm lo đời sống tinh thần, họ làm nhiệm vụ cúng tế, dâng lễ vật lên cho thần
linh.
+ Kshatriya; vua chúa, chiến binh => bổn phận là cai trị vương quốc và chiến đấu để bảo

vệ vương quốc.
+ Vaishya: thương nhân, thợ thủ công, thương nhân, địa chủ => chăm lo đời sống vật chất.
+ Shudra: tôi tớ=> phục dịch cho 3 đẳng cấp trên.
Tại sao AD phải phân chia đẳng cấp:
- Do ảnh hưởng của đạo Hindu, do người Arya sáng lập. Khi vào AD, họ muốn bảo
vệ sự thuần túy cao quý của nòi giống của họ. Họ không muốn dòng máu cao quý của họ bị trộn
lẫn với các dòng máu khác cho nên phân ra đẳng cấp cao quý và đẳng cấp thấp hèn.
- Đẳng cấp (Vacna) có nghĩa là màu da.
- Xuất phát từ mục đích phân chia như vậy, biểu hiện của phân biệt đẳng cấp là hôn
nhân và ăn uống. Chỉ có những người cùng đẳng cấp được kết hôn với nhau. Chỉ những người
cùng đẳng cấp mới ăn chung mâm. Người đẳng cấp dưới không được quyền tiếp xúc với người
4 hoaianhlya
đẳng cấp trên. Ánh nhìn, cái bóng của người đẳng cấp dưới rơi vào thức ăn thì người đẳng cấp trên
không ăn.
Truyện: Chúa trời của những chuyện vặt.
- Phân biệt giai cấp trên cơ sở kinh tế, giữa đời cha ông và đời con cháu có sự thay
đổi về giai cấp.
- Phân biệt đẳng cấp tiêu chí không phải là tài sản mà là dòng dõi, huyết thống.
Không có sự thay đổi về đẳng cấp giữa con cháu đời đời kiếp kiếp cũng giống như cái cây không
có quyền lựa chọn cái hạt mà nó sinh ra.
- Tích cực: nhờ phân biệt đẳng cấp mà xã hội tương đối bình ổn. Do dòng dõi quy
định thì không có đấu tranh đẳng cấp. Đây là công cụ hữu hiệu sử dụng để cai trị xã hội, giai cấp
thống trị đã thần thánh hóa nguồn gốc của việc phân chia đẳng cấp.
- Hạn chế: có những lạm dụng bất công, hố sâu ngăn cách mỗi người một sâu hơn,
những người thuộc đẳng cấp dưới bị chà đạp. Nhiều tư tưởng gia lỗi lạc đều lên tiếng phản đối.
+ Đức Phật: Không có đẳng cấp trong những dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng
cấp trong những giọt nước mắt cùng mặn. Tình thương là sợi dây liên hệ giữa mọi người.
+ M. Gandhi: Chế độ đẳng cấp như chúng ta biết là một điều lỗi thời. Nosihair ra đi nếu
cả Ấn Độ giáo và AD muốn tồn tại và phát triển.
C. Tôn giáo- Triết học

I. Đặc điểm chung
1. Ấn Độ là một dân tộc mộ đạo và trọng triết học vào bậc nhất của thế giới. Đây là
quê hương của 2 trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới là đạo Phật và đạo Hindu và là ngôi
nhà chung của nhiều tôn giáo khác. AD trở thành một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết
học N. Menon.
2. Các tôn giáo và triết học chung sống với nhau một cách khá hòa thuận, vì người
AD không bao giờ ảo tưởng như một số dân tộc khác cho rằng mình có chân lý cuối cùng, chân lý
tuyệt đối, không cần phải tiếp tục mọt sự tìm kiếm nào nữa. Theo họ, chân lý có nhiều phưng diện,
mỗi người chỉ có thể tiếp cận 1 phương diện của chân lý. Một câu hỏi vĩnh cửu về chân lý đã trở
nên cách sống của người AD N. Menon. Hệ quả là các tôn giáo ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn
nhau.
VD: Năm anh mù xem voi. Chân lý có rất nhiều phương diện, mỗi anh mù đều nói đúng 1
phương diện của chân lý
 Hệ quả: các tôn giáo chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Đức Phật là một kiếp của thần
Visnu trong Hindu giáo. Đó là cơ sở dẫn đến tinh thần mẹ hiền AD.
3. Các tôn giáo của AD đồng thời hàm chứa những tư tưởng triết học vĩ đại. Triết học
AD có nội dung tư tưởng và hình thức phong phú chia làm 2 hệ thống lớn:
- Hữu (Astika): chính thống, thừa nhận quyền uy của Veda, và bảo vệ giáo lý Hindu.
- Vô (Nastiak): phi chính thống, bác bỏ uy thế của Veda, đả phá triết lý Hindu.
 Hindu giáo thuộc về hữu, Phật giáo thuộc về vô.
VD: Hindu cầu xin thần thánh, Phật dạy y tựa vào chính mình. Phật giáo cũng kế thừa
nhiều tư tưởng của đạo Hindu: niết bàn, luân hồi nghiệp báo.
4. So sánh với triết học Trung Hoa.
- Triết học Trung Hoa: Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, triết học là sợi dây để trói
người ta lại, giữ cái tôn ti trật tự để xã hội bình ổn. Triết học Trung Hoa hướng phận sự làm người
5 hoaianhlya
qua các giềng mối từ gia đình đến thế giới => nhiều hệ lụy, rang buộc, có tính chất hiện thực và
mang tinh thần nhập thế.
- Tôn giáo và triết học Ấn Độ có khuynh hướng giải thoát con người khỏi điều kiện
không- thời gian => tự do, siêu nhiên, xuất thế.

II. Phật giáo
- Là một trong 2 tôn giáo lớn nhất ở AD và là một trong số những tôn giáo lớn trên
thế giới.
- Đây là 1 tôn giáo, cũng là một hệ thống triết học nhân sinh sâu sắc nhất được biết
đến trong lịch sử tinh thần nhân loại.
- Phật giáo thịnh đạt và tỏa bóng rộng lớn trên thế giới suốt 2500 qua.
- Phật giáo có tam bảo: phật, pháp, tăng (quy y tam bảo).
+ Phật: là toàn bộ cuộc đời của đức Phật, tọa trên tòa sen. Vì hoa sen là biểu tượng của
năng lực trí tuệ bừng nở. Đây là một con người có thật, vốn là một hoàng tử của nước Sakya. Tên
thật của ngài là Siddhartaha Gautama (Tất đạt đa cồ đạt- có nghĩa là người đã đạt được nhiều mục
đích). Sinh vào thế kỉ 5trcn.
+ Pháp: là căn bản tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy. Tứ diệu đế là 4 chân lý cao cả.
1. Khổ đế: là chân lý về bản chất của sự khổ trên đời. Trong bài thuyết pháp đầu tiên
ngài giảng: sinh là khổ, lão là khổ, bênh là khổ, tử là khổ. Phải kết hợp với cái mình bất ưng là
khổ, phải chia lìa với cái mình yêu quý là khổ, và bất cứ cái gì ta ham muốn mà không đạt được là
khổ.4 cái khổ đầu tiên là mặt sinh học, 3 cái khổ sau là mặt tâm lý học. Lời giảng của Đức Phật
không có gì xa lạ với chúng ta. => đời là bể khổ, nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước của 4
đại dương cộng lại.
Tìm hiểu: ngũ uẩn là khổ. Ngũ uẩn chính là cái tôi cá nhân được tạo bởi ngũ uẩn: 5 nhóm
các năng lực vật chất và tinh thần để tạo nên cái tôi cá nhân. Cụ thể: Sắc uẩn: tập hơp yếu tố vật
chất tạo thành thân thể (giác quan, tay chân, ngũ tạng), Thụ uẩn: gồm các cảm thụ nảy sinh khi
ngũ quan tiếp xúc với thế giới bên ngoài, Tưởng uẩn: nhóm các tri giác tưởng tượng nảy sinh khi
con người tiếp xúc với thế giới, Hành uẩn: nhóm tập hợp các hành vi ý muốn, Thức uẩn: ý thức,
hiểu biết. Tại sao ngũ uẩn là khổ: vì mỗi uẩn đều thay đổi từng phút từng giây, cơ thể chúng ta
không phải là cơ thể tĩnh tại mà luôn luôn vận động, ngũ uẩn đều thay đổi từng giây, từ đây, Phật
đi đến hai pháp ấn (lý thuyết được cho là xác đáng, không chút sai lầm):+ Vô thường: tất cả hành
(mọi hành vi, sự vật, con người) đều thay đổi liên tục theo quy luật, Vô ngã: tất cả các pháp (mọi
sự vật) đều không có thực thể độc lập, bất biến, vĩnh hằng. Chữ khổ (dukkha) có nhiều nghĩa:
đau khổ, phiền não, khổ cực, đối lập với hạnh phúc sung sướng (dukka-dukka); hoại khổ
(viparinama-dukkha): đau khổ do thay đổi gây lên, hành khổ (samkhara-dukkha): trạng thái bị

rang buộc và quy định.
Nhiều người nói Phật giáo là tôn giáo bi quan?
2. Tập đế: là chân lý về sự tích tập những nguyên nhân dẫn đến đau khổ (Vì sao mà
khổ). Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do ta vô minh: không sáng suốt, không hiểu biết, lầm
lạc dẫn đến ngã chấp: chấp có cái Tôi, nghĩ rằng có cái Tôi, phân biệt với người khác. Từ đó nảy
sinh ra tham, sân, si. Tham là tham lam, muốn chiếm đoạt của người khác. Sân là hận thù, tức
giận. Si là si mê. Mọi cuộc chiến tranh đổ máu đều bắt nguồn từ vô minh. Cũng bởi vô minh, ta
6 hoaianhlya
nghĩ cuộc sống là hằng thường, là bất biến, không có gì thay đổi. Mọi khổ đau, tội lỗi, theo Phật,
đều dấy lên từ trong ta.
Thập nhị nhân duyên:
-Từ dục vọng (ái)=>chiếm đoạt đối tượng yêu thích (thủ)=>tạo nghiệp (hữu)=>phải bước
vào cuộc đời mới để đền báo (sinh)=> suy tàn, cái chết (lão, bệnh, tử)=>dục vọng có là do cảm
giác (thụ)=> cảm giác có được là do sự tiếp xúc của lục căn5 (mắt, tai, mũi, lưỡi, thần thể, cơ
quant tinh thần) với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)=> sáu cơ quan nói trên phụ thuộc
vào danh sắc4=> danh sắc phụ thuộc vào bào thai sinh thành trong bụng mẹ do có thức 3(thức)=>
thức phụ thuộc vào nghiệp chướng tức hành2=> mà hành là do mê muội (vô minh)1
3. Diệt đế: là chân lý về sự tiêu diệt dẫn đến nguyên nhân của sự đau khổ. Ta phải
sáng suốt, thức tỉnh, minh triết.- Thứ nhất phải vô ngã: không có cái tôi, không phân biệt với người
khác, rũ bỏ được tham, sân, si.- Thứ hai phải ý thức được chân lý vô thường: mọi vật biến đổi theo
quy luật sinh, trụ, dị, diệt hay là thành trụ ngoại không. Chân lý này được kể trong nhiều câu
chuyện ngụ ngôn. Nếu thoát khỏi những cái khổ đó, con người sẽ đạt đến Niết bàn- là một trạng
thái của tinh thần, là sự an lạc, an tịnh, thanh thản của tâm hồn. Niết bàn (Nivana, Nitbana- có
nghĩa là thổi tắt- giống những ngọn nến tắt lửa, bất cứ một ngọn gió nào của cuộc đời thổi tới cũng
không làm tâm ta xao động). Đó là lí do vì sao các nhà sư luôn mặc màu áo vàng chùa- đó là màu
áo của người tù, tâm giống như người đã chết.
4. Đạo đế: là chân lý về con đường thoát khỏi đau khổ. Con đường này có nhiều ngả
gọi chung là bát chánh đạo: chánh kiến: hiểu biết đúng đắn, rũ bỏ mê tín, sùng bái thần thánh, tin
vào sự bình đẳng, dựa vào chính mình; chánh tư duy: suy nghĩ đúng đắn, không kỳ thị chủng tộc,
cộng đồng; chánh ngữ: lời nói đúng đắn, không nói dối, chửi bới, vu khống, phỉ báng, nóng nảy;

chánh nghiệp: hành động đúng đắn, không giết người, trộm cướp, buông thả trong nghiện ngập,
dục lạc; chánh mạng: kiếm sống bằng nghề đúng đắn, không buôn bán vũ khí, ma túy, nô lệ và
những kiểu làm ăn gây gian dối đau khổ cho người khác; chánh tinh tiến: siêng phấn đấu để tiến
bộ; chánh niệm: luôn tâm niệm điều thiện; chánh định: tập trung tinh thần vào 1 mục tiêu để giác
ngộ. 8 ngả đường Phật chỉ ra là trung đạo : ở giữa: không hưởng lạc cũng chẳng khổ hạnh . Trung
đạo thực chất là: tránh xa điều tội lỗi, công đức xây đắp nhiều, thanh tịnh cho đầu óc, đó là lời
Phật dạy. Lí tưởng của Phật giáo về đời sống hoàn thiện có giá trị giáo huấn vĩnh cửu.
=>Phật đem đến cho chúng ta cái nhìn cuộc đời như bản chất vốn có của nó chứ không bi
quan về cuộc sống. Phật hướng chúng ta đi đến hạnh phúc bằng con đường ở giữa. Phật giáo là tôn
giáo không bi quan mà cũng chẳng lạc quan. Cái tài của đức Phật là hiểu sâu sắc tâm lý của con
người.
+ tăng (tên đầy đủ là tăng già- Shangha: cộng hòa).
III. Hindu giáo
1. Thời tiền sử
- Đã có mầm mống của Hindu giáo, có tín ngưỡng thần linh đối với một số động vật,
thực vật. (VD: bò cái tượng trưng cho đất mầm nuôi dưỡng. Đầu voi mình người biểu tượng cho
sự hợp nhất giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ; rắn là con vật linh thiêng tượng trưng cho tri thức.)
- Tượng phụ nữ liên quan đến sự thờ phụng thần Mẹ và tượng yogi có thể liên quan
đến việc thờ thần Shiva.
- Thờ Yoni (âm lịch) và linga (dương lịch)- âm dương hòa hợp.
7 hoaianhlya
2. Thời Veda (-1500 đến -800)
- Là một bộ kinh vĩ đại của Ấn Độ, là những kinh điển sớm nhất của người Arya, đặt
nền móng cho Hindu giáo về thần phả, giáo lý, nghi thức. Đó là những lời tụng ca các thần, cầu
xin ân phước vật chất của các tu sĩ đọc trong lễ hiến tế.
- Như vậy giai đoạn đầu bản chất là tôn giáo hiến tế.
- Nguyên nhân người Arya tổ chức lễ hiến tế vì họ có quan niệm về Rta hay Rita:
+ Rita nghĩa đen là qui luật vận hành của các khớp xương để cơ thể chuyển động nhịp
nhàng.
+ Nghĩa bóng là quy luật vận hành của vạn vật trong vũ trụ để vũ trụ trở thành một đại hòa

điệu. Quy luật đó là vật nào cũng có bổn phận và phải trung thành thực hiện bổn phận. Nhờ đó
chúng được nhận. Mặt trời, mặt trăng… tức là các thần của thiên nhiên đều có bổn phận riêng ban
phát ân huệ cho con người. Con người có bổn phận phải hiến dâng lễ vật cho thần thánh=> quy
luật trao và nhận của con người. Cái mà người AD xa xưa gọi là đại hòa điệu, ngày nay gọi là cân
bằng sinh thái.
 Kinh Veda là kết quả của một sự cố gắng, làm hòa với miền đất mới của người
Aryan. Nội dung kinh Veda là ca ngợi các thần.
3. Thời Upanishad (-800 đến -400)
- Là pho áo nghĩa thư: ngồi shad, cung kính ni, vòng tròn upa: cung kính lắng nghe
lời của thầy giảng.
- Ra đời trong thời đại trục: thời mà tư tưởng nhân loại phát triển, con người nhất
loạt bước từ sự tín ngưỡng sức mạnh thần thánh sang tín ngưỡng sức mạnh trí tuệ của chính mình.
- Đặc tính của Upanishad:
+ Thời Veda, người ta tin rằng nhờ những nghi thức tế tự mà con người có thể điều khiển
được vũ trụ, hòa hợp với vũ trụ, các thần sẽ ban ân phước cho con người về vật chất.
+ Thời U, người ta lại khẳng định rằng bằng sự hiểu biết, người ta sẽ vận hành được vũ
trụ, hòa hợp với vũ trụ. Tri thức mà họ theo đuổi để giải thoát là chân lý về sự đồng nhất giữa
Brahman và Atman- cặp phạm trù cơ bản nhất của tác phẩm này.
=>Hindu giáo là tôn giáo nhất quán, cực kì linh hoạt và mềm dẻo. Để đi đến giải thoát, tùy
từng thời kì mà có sự thay đổi.
a. Brahman và Atman
-Brahman (Linh hồn đại ngã, vũ trụ) là bản chất đồng nhất và bất biến của tất cả các sự vật
hiện tượng: “cái do đấy vạn vật sinh ra, cái nhờ đó vạn vật sống được, và cái ở đó vạn vật trở về
hòa nhập sau khi chết. Cái đó là Brahman” (Lời sư phụ Varu trả lời đệ tử Bhrigu).
-Atman (Linh hồn Tiểu ngã, Cá thể) là phần trường tồn của con người sinh ra từ Brahman
trở về với Brahman sau khi thân xác bao chứa nó chết.
- Mỗi Atman chỉ là một mảnh, một biểu hiện nhỏ của Brahman giống như không khí trong
bình và không khí ngoài bình. Trong toàn vũ trụ, từ cái lớn vô cùng đến cái nhỏ vô cùng đều chỉ là
những biểu hiện của một Brahman duy nhất mà thôi. Tư tưởng Bất tổn sinh (Ahimsa) bắt nguồn
từ đây.

=> Hidu giáo: sống tức là quá trình khắc phục cái tôi cá nhân để hòa nhập với cái ta
rộng lớn. Tư tưởng từ bi của Phật giáo chính là kế thừa tư tưởng Ahimsa của Hindu giáo.
Chi phối đến:
8 hoaianhlya
+ Nhân sinh quan: người Ấn Đồ đề cao lối sống từ bi, hòa hợp. Làm tổn hại đến người
khác cũng chính là làm tổn hại đến bản thân chúng ta.
Chuông nguyện hồn ai: chuông cầu hồn gióng lên cho ai? Chuông cầu hồn gióng cho chính
anh đó. Đây cũng là triết lí về cá thể và cộng động.
+ Vũ trụ quan: con người gắn bó với vũ trụ, là một phần của vũ trụ (giống với Đạo giáo).
+ Nhận thức luận: đề cao hiểu biết viên mãn (Vijnana) vượt lên trên hiểu biết phân biệt
(Jnana). Hiểu biết viên mãn là đồng nhất chủ thể nhận thức với đối tượng nhận thức (Ví dụ: em bé
gái chơi trò chơi làm mẹ. sau này cảm nhận thơ Haiku: ta phải lặng sâu vào lòng sự vật, hóa thân
vào bài thơ).
b.Dharma và Moksha
- Dharma (bổn phận) là nguyên lý, quy luật khách quan đem lại sự điều hòa cho vũ trụ và
xã hội về mọi phương diện. Quy luật đó là mỗi người đều có bổn phận và phải hoàn thành để đảm
bảo sự vận hành có trật tự của xã hội. Bằng cách đó, họ cũng sẽ được hưởng hạnh phúc. Dharma
của mỗi người phụ thuộc vào:
+ Địa vị trong gia đình: là con, anh, là cha, mẹ… Xita thủy chung với Rama như hình với
bóng cũng vì bổn phận này.
+ Đẳng cấp trong xã hội.
+ Giai đoạn trong đời: mỗi giai đoạn có bổn phận khác nhau. Cuộc đời người đàn ông có 4
giai đoạn: 1-Braman: thời thơ ấu, trau dồi tri thức; 2- Grahasthya: trưởng thành, thi hành bổn phận
gia đình và xã hội Dharma, hưởng thụ của cải artha, lạc thú trần gian kama; 3- Vanaprastha: khổ
hạnh; 4- Sannyasa: từ bỏ gia đình, xã hội, vào rừng giải thoát.
Tại sao Hindu giáo yêu cầu cuộc đời con người thực hiện 4 mục tiêu như vậy? Như
vậy cuộc đời con người là hành trình tìm kiếm 4 mục tiêu: của cải artha, tình yêu kama, bổn phận
dharma, giải thoát moksha. Ba mục tiêu đầu chỉ như ga xép, cứu cánh cuối cùng là giải thoát. Một
đời sống như vậy, Hindu giáo gọi là đời sống toàn diện. Nguyên nhân của đời sống toàn diện: phải
thực nghiệm đời sống trần tục mới hiểu thế nào là khổ đau, ngay cả cái gọi là lạc thú trong đời

cũng thực buồn nôn. Có như vậy mới khát khao giải thoát. Cái giải thoát ấy mới triệt để.
-Moksha (giải thoát) là một trạng thái của tinh thần đạt đến khi ta thoát khỏi mọi giới hạn
thân xác, vô minh và khổ đau, không lưu luyến bất cứ giá trị trần gian nào, chỉ còn lại sự an lạc, an
tịnh của tâm hồn. Đạo Hindu cho rằng trình độ tâm linh của mỗi người rất khác nhau nên con
đường giải thoát có nhiều. Tuy nhiên chúng đều dựa trên một nguyên lý chung: khi nào linh hồn cá
thể thức tỉnh và thực hiện sự đồng nhất của nó với linh hồn vũ trụ, rời bỏ ảo tưởng lấy ý thức cái
tôi làm trung tâm thì chừng đó sẽ giải thoát. Có 3 con đường chính:
+ Con đường tri thức (Jnana marga): tu hành khổ hạnh, rũ bỏ mọi cám dỗ vật chất. Một
thao tác quan trọng là Yoga. Xu hướng là con người bị hút về sự hấp dẫn của thế giới vật chất bên
ngoài. Yoga tái định hướng vào bên trong, nhìn vào bản chất vĩnh cửu để hưởng sự an tịnh. Tư
duy của Ấn Độ chính là tư duy hướng nội.
+ Con đường hành động (Karma marga): nếu một người thực hiện mọi hành động với ý
thức phụng sự Đại Ngã, không chú ý đến những thưởng phạt trần tục cho cá nhân anh ta thì có thể
đạt đến giải thoát. Đó là hành động vô cầu (không tính đến hậu quả của hành động).
VD: Mahabharata: là cuộc chiến giữa hai dòng họ. Các korava chơi một trò chơi xúc xắc
chiếm đoạt tài sản của panava. Người có sôi sục trả thù nhất là vợ chung của 5 panava. Anh cả của
9 hoaianhlya
panava giải thích nếu quay về vương quốc chiến đấu thì thất bại. Người vợ này nói: bổn phận của
chúng ta là phải chiến đấu, không cần tính đến hậu quả của hành động.
Sử thi Ấn Độ chính là sách dạy về bổn phận.
+ Con đường sùng tín (Bhakti marga): chỉ cần hết lòng tin yêu, tôn kính đấng tối cao, linh
hồn cá thể có thể hòa nhập với Đại Ngã. Đây là con đường dễ đi nhất, mở rộng ra cho nhiều người
Ấn Độ. Vào thế kỉ 19, dòng văn học sùng tín phát triển mạnh ở Ấn Độ. Các thi sĩ thời kì trung đại
này thường dâng tặng tình yêu lên các thần. Hình tượng quen thuộc là dòng sông trở về biển cả.
Thơ Dâng: Dâng cái gì và dâng cho ai? Thực chất là dâng tặng tình yêu lên một đấng tối cao- đó là
cuộc đời trần thế. Tập thơ mượn lời của một tín đồ dâng tặng tình yêu lên đấng tối cao.
c. Karma và samsara.
- Tuy nhiên chừng nào chưa giác ngộ và thực hiện giải thoát thì con người còn bị rang
buộc trong vòng sinh tử luân hồi bất tận. Nguyên lý chi phối, điều động vòng luân hồi ấy là nghiệp
báo (karma).

+ Karma nghĩa gốc là hành động. Nhưng hành động nào cũng gây ra hậu quả mà chính
ngời đó phải chịu trách nhiệm, nghĩa là tạo nghiệp. Định mệnh là cái mà mỗi người tự tạo ra cho
chính mình.
Khác: Heghen: định mệnh là do thế lực bên ngoài chi phối.
+ Samsara: là tư tưởng cho rằng cuộc sống hiện tại chỉ là một vòng quay trong một chuỗi
vòng quay những cuộc đời kế tiếp nhay từ quá khứ tới tương lai. Gieo gió gặt báo, Đời cha ăn
mặn đời con khát nước là những câu thể hiện triết lí nghiệp báo. Trong các đền thờ Hindu giáo có
những bánh xe tượng trưng cho vòng quay luân hồi. Thời gian theo quan niệm phương Đông là
thời gian vòng tròn. Khác phương Tây: thời gian là một đường thẳng, ngọn nến tượng trưng cho
thời gian đường thẳng có thủy có chung, đời ngắn ngủi nên con người phải giục giã sống. Đây
mùa thu tới mùa thu tới: là lời cấp báo khi mùa thu đến, nên Xuân Diệu tinh tế chú ý đến sự thay
đổi của sự vật.
4. Thời sử thi (-400 đến Thế kỉ X)
- Là thời đại của các anh hung ca. Tư tưởng của Hindu giáo gửi vào trong 2 bộ sử thi
Mahabharata và Ramayana mà các học giả Hindu gọi là các Dharmal sastra tức sách dạy về bổn
phận. Chủ yếu là bổn phận của Kshatriya- chiến binh, vua chúa. Đẳng cấp này chủ yếu đạt đến
giải thoát bằng thực hiện hành động vô cầu.
5. Thời trung đại (Thế kỉ X đến XVIII)
- Nhấn mạnh giá trị đạt tới giải thoát bằng con đường sùng tín.
- Trước sức tấn công mạnh mẽ của Hồi giáo, Hindu giáo tự mình canh tân bằng cách
cởi mở, nhấn mạnh con đường dễ đi nhất. Thơ sùng tín là tiếng nói của tôn giáo phóng khoáng
này.
6. Thời cận hiện đại (thế kỉ 18 đến nay): thể kỉ 19 xuất hiện những phong trào cải
cách Hindu giáo nhằm chắt lọc để hồi sinh những giá trị đích thực của nó, gạt gỏ những hủ tục lỗi
thời. Ví dụ: Raja Ramohan Roy
=>Hinđu giáo là tôn giáo có sức mạnh chi phối toàn bộ nền văn hóa của Ấn Độ. Sức
mạnh của nó là sự linh hoạt trong việc canh tân thích hợp trước sự thay đổi của từng giai
10 hoaianhlya
đoạn lịch sử. Hiện có khoảng 83,7% người theo đạo Hindu, sau đó là đạo hồi khoảng 13%,
đạo Phật cáo chung.

BÀI 2: HINDU GIÁO VÀ THẦN THOẠI ẤN ĐỘ
• Văn học Ấn Độ là một nền văn học đa ngữ. Nhiều học giả vì thế đã dùng dạng thức
số nhiều: những nền văn học Ấn Độ để chỉ văn học Ấn Độ. Văn học Ấn Độ in dấu sâu đậm của
tôn giáo. Vì vậy có nhà nghiên cứu đã nói rằng: ở Ấn Độ, tôn giáo đọc cho văn học chép. Nhưng
chúng tôi nhận thấy mối quan hệ ấy là đồng nhất. Nhiều tác phẩm tôn giáo đồng thời cũng là tác
phẩm văn học. Về quá trình phát triển, văn học Ấn Độ có một truyền thống lâu đời (3500 năm) và
liên tục. Các nhà nghiên cứu đã phân chia thành 4 thời kì.
• Thần thoại Ấn Độ: Ấn độ là kho tang thần thoại vô cùng phong phú và đồ sộ. Thần
thoại Ấn Độ có một quá trình phát triển độc đáo. Có 3 thời kì: tiền Veda, Veda, hậu Veda.
I. Thời tiền Veda: trước khi người Arya xâm nhập đất Ấn, cư dân bản địa theo chủ nghĩa
totem, chủ nghĩa tinh linh, tín ngưỡng thần linh đối với một số động vật, thực vật. VD: bò cái
tượng trưng cho đất mầm nuôi dưỡng. Đầu voi mình người biểu tượng cho sự sự hợp nhất đại vũ
trụ và tiểu vũ trụ, thần rắn tượng trưng cho trí tuệ. Có tượng phụ nữ liên quan đến sự thời phụng
thần mẹ, coi âm vật yoni là nguồn gốc sáng tạo. Bên cạnh đó có thần nam biểu hiện bằng phiến đá
dương vật linga. Và tượng yoni có thể liên quan đến Shiva=> thể hiện quan niệm duy vật thô sơ về
sự hình thành và sinh sôi của thế giới vật chất. Đó là do âm dương kết hợp mà nên.
II. Thời Veda:
+ tác già và thời gian ra đời: Veda là tên tác phẩm tôn giáo đồng thời là tác phẩm văn
chương đầu tiên của văn học Ấn Độ. Hơn 5000 năm trước, Ấn Độ là nơi chôn rau cắt rốn cảu một
trong những nền văn minh tối cổ của nhân loại. Đến khoảng -1500, người Arya tràn vào AD.
Trong một cố gắng hòa nhập với miền đất mới, họ đã để lại một gia tài quý báu là Veda (hiểu biết)
+ đặc điểm của thần thoại AD thời Veda:
1. Phong phú, đa dạng, có hệ thống. Rig Veda được xem là Vạn thần miếu của người
AD cổ đại.
2. 1028 bài thơ của Rig Veda đều có chung chủ đề ca tụng các thần. Tuy nhiên một sự
sùng bái các thần hiểu theo nghĩa đên hoàn toàn vắng bóng ở đây. Bản chất là sự khám phá, giải
thích hiện tượng tự nhiên. Lòng tin thơ ngây, trí tưởng tượng hồn nhiên của người cổ đại đã ban
cho chúng một bản chất linh hồn. VD: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thần thợ rèn Hephaixtot, Thần mặt
trăng Soma lấy 27 người vợ là 27 chị em gái, con của một đạo sĩ, nhưng chỉ yêu 1 cô là Rômiti.
Nữ thần rạng đông Usha, chồng là thần mặt trời Suria. Thi ca và khoa học đã hòa làm một trong

những thần thoại Ấn Độ.
3. Tuy nhiên, thần thoại Ấn Độ cũng rất giàu giá trị hiện thực. Tước bỏ ánh hào
quang huyền thoại, có thể thấy cuộc sống của người Arya cổ đại. VD: thần thoại về nữ thần rạng
đông Usa, hay thần mặt trăng Roma.
4. Thời kì đầu, các thần có vai trò như nhau trong việc sáng tạo ra thế giới và ban ân
phước cho con người. Đây là thời kì đa thần giáo (polytheism) trong thần thoại Ấn Độ.
Thời kì cuối, trong một số thần thoại như Prajapati, Rurusa, quyền lực sáng tạo được quy
vào một đấng tối cao là Prajapati hoặc Purusa (tụng ca khổng lồ Purusa). Các thần cụ thể chỉ là
hiện thân của một đấng tối cáo trừu tượng giống như những tia nắng thể hiện một mặt trời, giống
như những con sóng thể hiện đại dương. Đặc điểm này được gọi là Marx Muller gọi là Tối thượng
11 hoaianhlya
thần giáo (Henotheism hay Kathenotheism)- tôn giáo thờ một vị thần tối thượng nhưng vị thần tối
thượng ấy có nhiều hiện thân.
Tuy nhiên trong Rig Veda, người ta cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của một thuyết
phiếm thần tế nhị (trong Bài ca khởi nguyên vũ trụ). Thuở ấy chưa phân biệt hữu và vô. Từ không
trung xuất hiện một sức nóng=> Đấng Một được sinh ra=> Sinh ra các thần (phủ nhận vai trò sáng
tạo thế giới của các thần- là biểu hiện của thuyết phiếm thần luận).
5. Thần thoại Ấn Độ trong Veda giàu Ấn Dụ, biểu tượng, phóng đại, nhân hóa. Thiên
nhiên được tả rất thơ mộng. Hình tượng các thần hay được miêu tả dị dạng (thần đất có 4 tay, nữ
thần sông Hằng có 4 tay, thần lửa có 3 đầu 7 lưỡi, thần mặt trời 4 tay, thần gió 4 tay cưỡi linh
dương trắng, thần going tố có 1000 mắt, thần sáng tạo có 4 đầu 3 mắt, Visnu có 4 tay. Khác các
thần của thần thoại Hi Lạp được miêu tả như những người đẹp nhất. Vì thần thoại Ấn Độ muốn
sùng tín thần linh, coi thần linh là đấng siêu nhiên, không thể giống con người, phải có đặc điểm
khác người, siêu phàm.
6. Hệ thống thần thoại Rig Veda: 3 hệ thống. Thần thoại, ngụ ngôn, sử thi, sách y học
là đều là thơ.
a/ Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ và những hiện tượng thiên nhiên.
* Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ: có 3 ngôi tối linh.
- Trời cha Dyaus
- Đất mẹ Aditi: một người phụ nữ xinh đẹp có 4 tay. Câu chuyện về nữ thần Đất sinh ra

nàng Xita được lưu giữ trong sử thi Ramayana. Vua Janaka trong buổi lễ hạ điền đã cày trong lòng
đất một hài nhi bé nhỏ. Xita nghĩa là luống cày. Về sau khi bị chồng ruồng rẫy nàng lại cầu mong
đất mẹ mở rộng vòng tay đón mình về=> quan niệm của người Ấn Độ về vai trò của đất.
- Thần con Aditya vì khi người Aryan đặt chân lên đất Ấn Độ thấy trời bao la, đất vĩnh
hằng, giữa trời và đất thì vạn vật đều hữu sinh hữu diệt. Như vậy cha trời đã kết hôn với đất mẹ
thần con. Cha trời gửi hạt mưa vào lòng đất mẹ để sinh ra những đứa con. Bộ ba này phản ánh ý
niệm giản đơn của người Arya vào sự hình thành vũ trụ muôn loài.
* Thần thoại giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Hệ thống này rất phong phú, có thần thoại Varuna- Thần Không Trung, Thần Biển, Indra-
Thần Mưa, Thần Sấm Sét, Marut- Đoàn quân bão táp, Surya – Thần Mặt Trời cưỡi cỗ xe 7 con
ngựa, Usa- Nữ thần Rạng Động, Agni- Thần Lửa cưỡi bò, Vayu- Thần Gió đa tình cưỡi linh
dương trắng, Sooma- Thần Mặt Trăng, Thần Rượu... Ba ngôi tối linh trong tiểu hệ thống này là
Thần Agni- Lửa, Thần Surya- Mặt Trời, Thần Indra- Giông tố cưỡi voi.
Cụ thể: Vayu là Thần Gió đa tình, Anjana sinh ra một con khỉ Haruman. Ngoài ra còn thần
thoại về nữ thần sông Hằng phản ánh quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên: chống hạn, mang
nước về tưới cho đồng ruộng.
b/ Thần thoại sáng taọ và thủy tổ loài người.
- Người sáng thế Visuakarma: vốn là một người thợ thủ công khéo tay trong bộ lạc. Cỗ xe
thất mã của thần Mặt trời, lưỡi tầm sét của thần Giông Tố. Có nhiều học trò đến học trong đó có 3
anh em tài giỏi, những học trò giỏi bị những người trong bộ lạc ghen ghét, tìm cách hãm hại nhưng
được các vị thần che chở=> thời kì người Arya cổ đại biết sáng chế ra những kim loại quý, trong
công xã nổi lên những người khéo tay, bị ghen ghét.
12 hoaianhlya
- Thủy tổ loài người Prajapati: thực chất là một tù trưởng có tài cai trị bộ tộc. Dưới quyền
là các thị tộc Gama=> công đoàn kết các thị tộc qua một ngọn lửa thờ chung, có công phát triển
các đàn gia súc.
- Con người khổng lồ Purusa: gán cho công lao sáng tạo ra thế giới. Trong thần thoại Tụng
ca khổng tồ Purusa: trong lễ hiến tế, các bộ phận sinh ra thế giới và các đẳng cấp=> thấy dấu vết
của tôn giáo nhất thần.
- Con người nguyên thủy Manu: người đầu tiên có mặt trên trái đất là Manu. Câu chuyện

về Manu giống câu chuyện về đại hồng thủy trong kinh thánh.
c/ Thần thoại về các thần tinh thần tình cảm.
- Thuộc hệ thống này có các thần như Thần Tình Yêu Kama, nàng Say Đắm Rati (vợ
Kama), Vũ nữ thiên thần Apsara, Chúa Xuân Vasanta (Bạn của Kama). Thần Tình Yêu của các
dân tộc trên thế giới đều cầm cung tên. Kinnara là thần đầu người cánh chim.
- Thần Tình Yêu Kama:
+ quá trình hình thành: thoạt kỳ thủy, Kama có nghĩa là ý muốn tự nhiên. Đây là ý muốn tự
nhiên của 2 giống đực purusa và cái prakriti trong vũ trụ, muốn tìm đến với nhau, phối hợp với
nhau để làm sinh sôi nảy nở vạn vật trong trời đất.=> nhận thức này có tính duy vật, người
Dravidia cổ nhận thấy trong thực tế, các hiện tượng đối cực hòa hợp mà sinh ra các thế hệ sau.
Xuất phát từ quan niệm này mà họ thờ dương vật và âm vật.
+ khi người Arya định cư ở Tây Bắc Ấn, họ cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm này. Họ
cho rằng: kama là sự vận động đầu tiên của vũ trụ, sau đó chuyển vào cuộc sống, làm phấn chấn
và lôi cuốn muôn vật, muôn loài.
+ về sau trong cuốn Atharva Veda, Kama trở thành một biểu tượng thần linh tự tại: Kama
có trước tất cả, chẳng do ai sinh ra cả nên gọi là Aja, thần thánh, tổ tiên, loài người đều ở dưới,
sau Kama, do Kama sinh ra.
+ đây là một chàng trai tuấn tú. Ngồi trên xe do chim vẹt kéo, cung của thần là cây mía uốn
cong, dây là đàn ong kết cánh, mũi tên bằng hoa xoài. So sánh với Cupidon
Kama Cupidon, Eros
- Chàng trai khôi ngô tuấn tú:
tình yêu thuộc về 1 quãng đời tươi
đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi
chúng ta.
- Di chuyển bằng chim vẹt: ở
Ấn Độ tượng trưng cho sự thông
minh. Tình yêu phải được sự dẫn dắt
của trí tuệ. Vợ của thần Tình Yêu là
nàng Say Đắm: dù say đắm đến đâu
cũng có phần lí trí. Hơn nữa: chim vẹt

đi rất chậm. Đến với tình yêu không
thể đi bằng một cỗ xe nhiều mã lực.
- Cung bằng cây mía uốn
cong, dây cung do con ong kết cánh,
Đứa trẻ kháu khỉnh bụ bẫm, vũ
khí là cung tên làm bằng gỗ cây trắc
bá, tên làm bằng vàng.
-Nếu thần tình yêu là một ông
già thì người già rất chín chắn, cẩn
thận.Trẻ con: tinh nghịch. Tình yêu
theo quan niệm của người HiLa là một
trò nghịch dại của con trẻ, yêu chính là
đang chơi một trò chơi dại dột.
- Bay bằng cánh: tượng trưng
cho sự tự do, không một thế lực nào có
thể ngăn trở tình yêu. Nhưng đôi cánh
cũng tượng trưng cho sự mong manh
dễ tan vỡ. Thần Cupidon là con trai

×