Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.38 KB, 71 trang )

Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
TÓM TẮT 6
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TỈ GIÁ 7
I.Khái niệm chung về tỉ giá và rủi ro tỉ giá 7
1. Tỉ giá hối đoái 7
2. Rủi ro tỉ giá 8
II. Cơ sở xác định tỉ giá 8
1. Cầu tiền tệ 8
2. Cung tiền tệ 8
III. Các nhân tố ảnh hưởng lên tỉ giá 9
1. Tình hình lạm phát trong nước 9
2. Tình hình thay đổi lãi suất ngoại tệ và nội tệ 9
3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối 10
4. Vai trò của Chính phủ hay Ngân hàng Trung Ương 10
5. Tác động của các nhân tố khác 10
IV. RỦI RO TỈ GIÁ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1. Các hoạt động phát sinh rủi ro tỉ giá với ngân hàng thương mại 11
2. Các loại tổn thất do sự biến động của tỉ giá với hoạt động của Ngân hàng thương mại 11
2.1. Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn 12
2.2. Tổn thất ròng giao dịch gộp 12
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT DỰ BÁO SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ GIÁ VÀ ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH 13
I. LÝ THUYẾT DỰ BÁO TỈ GIÁ 13
1. Các mô hình lí thuyết xác định tỉ giá 14
1.1. Mô hình tiền tệ 14
1.1.1. Đặc điểm chung 14


GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
1
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
1.1.2. Mô hình tiền tệ giá linh hoạt 15
1.1.3. Mô hình tiền tệ giá cứng Dornbusch 17
1.1.4. Mô hình chênh lệch lãi suất thực Frankel 20
1.2. Mô hình cân bằng danh mục đầu tư 22
1.3. Mô hình theo cách tiếp cận thông tin 24
2. Các mô hình toán trong xác định tỉ giá 25
2.1. Giới thiệu chung 25
2.2. Mô hình CED 26
2.2.1. Lý thuyết về Mô hình CED 26
2.2.2. Ý nghĩa của mô hình CED trong kinh tế 33
II. HOẠT ĐỘNG PHÒNG HỘ VÀ KINH DOANH TỪ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ GIÁ 35
1. Hoạt động phòng hộ và kinh doanh từ sự biến động của tỉ giá với công cụ phái sinh 37
1.1. Hợp đồng kì hạn 37
1.2. Hợp đồng tương lai 38
1.3. Hợp đồng hoán đổi 39
1.4. Quyền chọn 39
2. Hoạt động phòng hộ chéo 40
3. Hoạt động phòng ngừa năng động 41
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CED 43
I. SỐ LIỆU 43
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HÀM MẬT ĐỘ 44
1. Bước 1 45
2. Bước 2 45
3. Bước 3 47
4. Bước 4 47
5. Kết quả 48

III. ỨNG DỤNG HÀM MẬT ĐỘ TRONG KINH TẾ 56
1. Các ứng dụng của hàm mật độ trong kinh tế 56
1.1. Xác định điểm có rủi ro cao nhất 56
1.2. Tìm xác suất theo lý thuyết để lợi suất rơi vào khoảng lợi suất thực tế 57
1.3. Xác định giá trị trung bình, phương sai của lợi suất 57
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
2
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
1.4. Xác định khoảng dao động của lợi suất với mức ý nghĩa cho trước 57
2. Kết quả 58
3. Kết luận 59
PHỤ LỤC 61
I. PL1. Các phương pháp kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi 61
II.PL2. Thuật toán mô phỏng hàm mật độ xác suất với phần mềm Matlab 65
III. PL3. Vòng lặp for – end trong việc xác định điểm có rủi ro cao nhất và khoảng biến động có mức tin
cậy 5% của lợi suất 65
IV. PL4. Thuật toán tính xác suất để lợi suất rơi vào khoảng lợi suất thực tế 68
D=C+quad(@(r)r.*alpha.*lamda.*(lamda*r).^(alpha-1).*(1 exp(-(lamda*r).^(-alpha)/k)).*exp(-1/k*i),r-
delta,r) 70
H=G+quad(@(r)r.^2.*alpha.*lamda.*(lamda*r).^(alpha-1).*(1 exp(-(lamda*r).^(-alpha)/k)).*exp(-
1/k*i),r-delta,r) 70
C=D 70
G=H 70
end 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1:Các hệ số hồi quy và bộ 3 tham số với các cặp tỉ giá.
Bảng 2: Các xác suất và lợi suất thu được từ hàm mật độ.
Biểu đồ 1: Diễn biến của 2 cặp tỉ giá VNĐ/GBP và VNĐ/EUR.

Biểu đồ 2: Diễn biến của tỉ giá EUR/GBP.
Biểu đồ 3: Hàm mật độ hai phía của tỉ giá trao đổi VNĐ/GBP
Biểu đồ 4: Hàm mật độ hai phía của tỉ giá trao đổi VNĐ/EUR
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
3
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Biểu đồ 5: Hàm mật độ hai phía của tỉ giá trao đổi EUR/GBP
Biểu đồ 6: Hàm mật độ xác suất của tỉ giá VNĐ/GBP với lợi suất dương.
Biểu đồ 7: Hàm mật độ xác suất của lợi suất VNĐ/GBP với trị tuyệt đối lợi suất
âm.
Biểu đồ 8: Hàm mật độ xác suất của tỉ giá VNĐ/EUR với lợi suất dương.
Biểu đồ 9: Hàm mật độ xác suất của lợi suất VNĐ/EUR với trị tuyệt đối lợi suất
âm.
Biểu đồ 10: Hàm mật độ xác suất của lợi suất EUR/GBP với trị tuyệt đối lợi suất
dương
Biểu đồ 11: Hàm mật độ xác suất của lợi suất EUR/GBP với trị tuyệt đối lợi suất
âm.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAPM: Capital asset pricing model (Mô hình định giá tài sản vốn)
CED : Conditionally exponential decay ( Hàm mũ giảm có điều kiện)
EUR : Đồng tiền chung châu Âu
GBP: Đồng bảng Anh
HMH: Heterogenerous Market Hypotheses ( Giả thuyết thị trường không đồng
nhất)
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
4
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
NE


: Net Exposure ( Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn).
NHTM: Ngân hàng thương mại.
NTE: Net Total Exposure ( Tổn thất ròng giao dịch gộp)
OLS: Ordinary Least Square ( Phương pháp bình phương nhỏ nhất)
VNĐ: Việt Nam đồng
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp đều
thường xuyên phải đối mặt với các loại rủi ro. Rủi ro ấy có thể bắt nguồn từ nhiều
phương diện khác nhau như do chủ quan hay do thị trường ảnh hưởng tới. Các loại
rủi ro của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cũng rất khác
nhau. Trong thị trường tài chính hiện nay, ngân hàng là một chủ thể phải đối mặt
với nhiều rủi ro từ bên ngoài nhất, đó có thể là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro
tỉ giá… trong đó có một loại rủi ro mà gần đây các ngân hàng Việt Nam cũng như
nhiều chủ thể có hoạt động liên quan đến nhiều loại tền tệ phải đối diện và chắc
chắn sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai đó là rủi ro tỉ giá. Và cũng vì lí do đó
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
5
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
mà đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện để giải quyết vấn đề
liệu có thể đưa ra được một dự báo tốt về tỉ giá để hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư
hay không. Các công trình nghiên cứu đó đi theo nhiều hướng khác nhau, có thể là
thông qua các mô hình lí thuyết hay thông qua các hàm đặc biệt mà các nhà nghiên
cứu cho là hợp lí. Một trong số các công trình đó là xây dựng một hàm mũ giảm có
điều kiện để ước lượng hàm mật độ của lợi suất các tỉ giá trao đổi – mô hình CED.
Mô hình này đã có rất nhiều kiểm định thực nghiệm và đã rút ra được một số đặc
điểm của bộ tham số, vì vậy với mục đích tìm hiểu cách thức xây dựng mô hình, so
sánh và ứng dụng các thông tin thu được từ mô hình CED vào hoạt động đầu tư,
chuyên đề với đề tài “ Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt

động kinh doanh của ngân hàng thương mại” sẽ sử dụng mô hình CED xây
dựng hàm mật độ xác suất cho lợi suất của các tỉ giá với ba đồng tiền VNĐ, GBP
và EUR.
Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô trong khoa
Toán kinh tế, của ông Đặng Đức Toàn – Phó tổng giám đốc Ngân hàng Miền Tây
(Wertern Bank) và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Ngô Văn Thứ -
Trưởng khoa Toán kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề này. Mặc dù có
nhiều nỗ lực trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng mô hình CED nhưng chuyên đề
vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy em rất mong muốn nhận được nhiều nhận xét và
đóng góp của thầy cô và bạn bè để hoàn chỉnh và tăng khả năng ứng dụng đề tài
trong thực tế.
TÓM TẮT
Chuyên đề “ Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại” được thực hiện với các tỉ giá VNĐ/GBP,
VNĐ/EUR và EUR/GBP với số liệu gồm 760 quan sát thu thập từ tháng 11/2006
đến tháng 11/2009 từ trang web của ngân hàng Vietcombank: vietcombank.com.vn
Chuyên đề sẽ gồm ba phần sau đây:
Chương I: Hoạt động của ngân hàng thương mại và rủi ro tỉ giá.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
6
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Chương này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản về tỉ giá, rủi ro tỉ giá, các
loại cũng như nguồn gốc phát sinh và vấn đề đo lường rủi ro tỉ giá.
Chương II: Lý thuyết về dự báo sự biến động tỉ giá và ứng dụng vào hoạt
động kinh doanh.
Chương này sẽ tập trung vào trình bày các mô hình lý thuyết và mô hình toán
trong việc dự báo tỉ giá. Sau đó sẽ trình bày cách thức các ngân hàng có thể sử

dụng để phòng ngừa và kinh doanh từ sự biến động của tỉ giá.
Chương III: Ứng dụng lý thuyết xây dựng mô hình CED.
Trong chương này, chuyên đề sẽ sử dụng bộ số liệu thu thập được để xây dựng
hàm mật độ xác suất theo cách tiếp cận trực tiếp. Sau đó sẽ kết hợp với phần mềm
Matlab để đưa ra các thông tin về xác suất để lợi suất nằm trong một khoảng (a,b)
bất kì; xác định điểm tại đó rủi ro cao nhất; xỏc định khoảng tin cậy của lợi suất
với một mức ý nghĩa nhất định; và đưa ra giá trị trung bình và phương sai của lợi
suất. Phần này cũng so sánh các kết quả thu được từ mô hình CED trong chuyên đề
này với các kết quả thực nghiệm trên thế giới và giải thích nguyên nhân của một số
khác biệt.
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI
RO TỈ GIÁ
I.Khái niệm chung về tỉ giá và rủi ro tỉ giá
1. Tỉ giá hối đoái
Hối đoái là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác . Sự
chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, công ty và tổ
chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỉ lệ nhất định – được gọi là tỉ
giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền tính bằng đồng tiền của
nước khác.
Tỉ giá giữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền tính theo đồng tiền kia nên có
hai cách để biểu thị chúng đó là: Số đồng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ và Số
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
7
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
đồng ngoại tệ đội lấy một đồng nội tệ. Hai cách này lần lượt được gọi là yết giá
trực tiếp và gián tiếp.
2. Rủi ro tỉ giá
Rủi ro tỉ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỉ giá làm ảnh hưởng đến
giá trị kì vọng trong tương lai. Rủi ro tỉ giá phát sinh với bất kì đối tượng nào có

dòng tiền vào bằng một đồng tiền và dòng tiền ra bằng một đồng tiền khác, các đối
tượng này có thể là cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay các ngân
hàng, tổ chức tài chính…Ngày nay với sự hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế
cũng như xã hội, sự biến động của tỉ giá sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn và với quy mô
lớn hơn tới các tổ chức cũng như cá nhân trong xã hội, vì vậy mà việc dự báo được
xu hướng của tỉ giá nhằm hạn chế rủi ro sẽ trở thành một vấn đề đáng được quan
tâm.
II. Cơ sở xác định tỉ giá
Ở các nước có nền kinh tế thị trường theo đuổi hệ thống tỉ giá linh hoạt, ở đó tỉ
giá được quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường.
1. Cầu tiền tệ
Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần mua
trên thị trường ngoại hối.
Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức (bao gồm các
nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, và các tổ chức khác); các cá
nhân nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỉ
giá và của Ngân hàng Nhà Nước nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỉ giá.
2. Cung tiền tệ
Cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần bán
trên thị trường ngoại hối.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
8
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức ( bao gồm nhà
xuất khẩu, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác); của cá nhân nhằm
mục đích thanh toán, đầu cơ, phòng ngừa rủi ro tỉ giá và của Ngân hàng Nhà nước
nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỉ giá.
Thị trường ngoại hối của hai loại tiền tệ cân bằng khi cung và cầu bằng nhau,
khi đó xác định một mức tỉ giá cân bằng giữa hai đồng tiền đó.

III. Các nhân tố ảnh hưởng lên tỉ giá
Cơ sở để xác định tỉ giá giữa hai đồng tiền là cung và cầu đối với hai đồng tiền
đó, nhưng bản thân cung và cầu của mỗi ngoại tệ lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố
và việc xác định hợp lí những nhân tố này với mỗi đồng tiền tại mỗi khoảng thời
gian là điều vô cùng quan trọng, thậm chí có thể cung cấp cho các nhà phân tích xu
hướng hợp lí của đồng tiền.
1. Tình hình lạm phát trong nước
Nhân tố đầu tiên cần phải kể đến đó chính là tình hình lạm phát của hai quốc
gia. Tỉ lệ lạm phát ở nước A cao hơn nước B sẽ khiến cho hàng hóa nước A trở nên
đắt hơn so với hàng hóa nước B, vì vậy cầu hàng hóa nước B tăng, cầu với hàng
hóa nước A giảm dẫn đến cầu với đồng tiền nước B tăng, kết quả là đồng tiền nước
B tăng giá với nước A, tỉ giá ( số đồng tiền nước A đổi lấy một đồng tiền nước B)
tăng.
2. Tình hình thay đổi lãi suất ngoại tệ và nội tệ
Nhân tố thứ hai cần phải nhắc tới là mức lãi suất của hai nước. Nếu lãi suất
nước A tăng tương đối so với lãi suất nước B thì tài sản tài chính nước A trở lên
hấp dẫn tương đối so với tài sản tài chính nước B, điều này khiến cho các nhà đầu
tư tái cơ cấu lại cấu trúc danh mục đầu tư theo hướng tăng đầu tư vào tài sản nước
A và giảm với tài sản nước B. Sự thay đổi của dòng vốn đầu tư này khiến tăng cầu
với tiền tệ nước A và tăng cung với tiền tệ nước B, do vậy tiền của nước A lên giá
so với nước B.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
9
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối
Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế nước A cao hơn nước B thì nhập khẩu nước A
tăng nhanh hơn tốc độ xuất khẩu; cầu tiền nước B tăng nhanh hơn so với cung tiền
nước B làm cho đồng tiền nước B tăng giá.
4. Vai trò của Chính phủ hay Ngân hàng Trung Ương

Chính phủ thông qua ngân hàng Trung Ương có thể can thiệp vào thị trường
ngoại hối. Sự can thiệp này có thể bằng cách thực hiện việc mua vào hay bán ra
ngoại tệ với khối lượng lớn nhằm thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ, từ đó ảnh
hưởng lên tỉ giá.
5. Tác động của các nhân tố khác
Tỉ giá được hình thành còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như tình hình
chính trị - xã hội, sự kì vọng hay đầu cơ; sự thay đổi của giá các nhóm tài sản khác
như vàng, dầu…
Các yếu tố trên đây có thể tác động riêng rẽ hay đồng thời lên cung hoặc cầu ngoại
tệ từ đó tác động lên tỉ giá. Việc hiểu và phân tích tác động của các yếu tố ảnh
hưởng lên tỉ giá được liệt kê trên đây giúp các nhà phân tích có thể dự báo và hình
thành kì vọng hợp lí về tỉ giá, làm cơ sở cho các quyết định liên quan tới giao dịch
ngoại tệ.
IV. RỦI RO TỈ GIÁ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Rủi ro tỉ giá phát sinh với mọi đối tượng có dòng ngân lưu vào và ra có sử
dụng nhiều hơn một loại tiền tệ, trong đó ngân hàng- chủ thể kinh tế hoạt động
kinh doanh với đối tượng là tiền tệ là chủ thể phải đối mặt thường xuyên nhất với
rủi ro tỉ giá.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
10
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
1. Các hoạt động phát sinh rủi ro tỉ giá với ngân hàng thương mại
Hầu hết các dịch vụ ngân hàng thương mại hình thành nên tài sản có và tài sản
nợ hay các khoản thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro tỉ giá.
Rủi ro đó có thể phát sinh từ bốn nguồn sau đây:
- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản Nợ và các
giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ.
- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan tới tài sản có và tài sản Nợ và
các giao dịch ngoại bẳng bằng ngoại tệ hay nội tệ.

- Mua và bán ngoại tệ với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn
thất ngoại hối cho khách hàng.
- Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM.
2. Các loại tổn thất do sự biến động của tỉ giá với hoạt động của Ngân hàng
thương mại
Rủi ro tỉ giá có thể gây tổn thất cho các ngân hàng. Tổn thất đó có thể chia
thành hai loại là tổn thất giao dịch và tổn thất chuyển đổi. Tổn thất chuyển đổi phát
sinh do sự thay đổi của tỉ giá khi sát nhập và chuyển đổi tài sản nợ, nợ, lợi nhuận
ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính từ đơn vị tính toán ngoại tệ
sang đơn vị tính toán nội tệ. Tuy nhiên loại tổn thất này chưa phát sinh ở Việt Nam
do các ngân hàng mới chỉ hoạt động nội địa chứ chưa mở rộng ra nước ngoài.
Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu phải trả bằng ngoại tệ.
Hoạt động của các ngân hàng thương mại liên quan tới rất nhiều loại tiền tệ với
thời hạn khác nhau. Để quản lí được rủi ro tỷ giá và ngăn ngừa được tổn thất,
chúng ta phải xem xét tổn thất theo từng loại kì hạn với từng loại ngoại tệ riêng
biệt. Tuy nhiên do giao dịch của NHTM liên quan tới nhiều loại ngoại tệ với nhiều
kì hạn nên tổn thất giao dịch có thể được xem xét dưới hai góc độ là tổn thất ròng
giao dịch cùng thời hạn và tổn thất ròng giao dịch gộp.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
11
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
2.1. Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn
Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó
được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng
thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định.
Trong đó:
A
i
, L

i
: tài sản có và tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i.
CL
i
, CS
i
: trạng thái mua và bán đối với ngoại tệ i.
Tùy thuộc vào trạng thái ngoại tệ ròng của ngân hàng mà ngân hàng có thể có lợi
hay bị thiệt hại khi tỉ giá biến động.
2.2. Tổn thất ròng giao dịch gộp
Tổn thất ròng giao dịch gộp với một loại ngoại tệ nào đó đươc xác định bằng
tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh thời lượng của
từng giao dịch.
Trong đó:
- R
i
: giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kì hạn của ngân hàng.
- P
i
: giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kì hạn của ngân hàng.
- D: thời lượng trung bình của tất cả các loại giao dịch, kể cả giao dịch tài sản
có, tài sản nợ và mua/ bán ngoại tệ.
- N
i
, N
j
: thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i, phải trả j.
Tương tự như với trạng thái ngoại tệ ròng, ngân hàng được lợi hay bị thiệt từ sự
biến động của tỉ giá còn phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ gộp của ngân hàng.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ

SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
12
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT DỰ BÁO SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ GIÁ VÀ
ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I. LÝ THUYẾT DỰ BÁO TỈ GIÁ
Bắt đầu từ những năm 1970, khi chế độ tỉ giá cố định được bãi bỏ giữa Mĩ và
các nước Châu Âu, sự biến động của tỉ giá và việc có thể dự báo được sự biến
động đó hay không đã trở thành một vấn đề được các Chính phủ cũng như giới
nghiên cứu quan tâm. Có thể cho rằng có 2 xu hướng trong việc xác định mô hình
dự báo tỉ giá thường được các nhà nghiên cứu tập trung phát triển: Xu hướng thứ
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
13
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
nhất: Xây dựng các mô hình lý thuyết thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố nền
tảng lên tỉ giá như cung tiền, thu nhập tương đối, lạm phát… Xu hướng thứ 2: Nhờ
có sự phát triển của toán học, các nhà nghiên cứu đã mô tả sự biến động của tỉ giá
thông qua các dạng hàm đặc biệt và chứng minh được sự phù hợp của hàm đó với
số liệu thực nghiệm.Trong bài luận này chúng ta tạm gọi các mô hình ở xu hướng 1
là mô hình lý thuyết, còn các mô hình theo hướng 2 là mô hình toán.
1. Các mô hình lí thuyết xác định tỉ giá
Có 2 mô hình kinh điển xác định tỷ giá đó là mô hình tiền tệ và mô hình cân
bằng danh mục đầu tư. Trong đó nhóm mô hình tiền tệ gồm có 3 mô hình nhỏ đó là
mô hình giá linh hoạt, mô hình tiền tệ giá cứng và mô hình chênh lệch lãi suất
thực. Dựa trên hai mô hình nền tảng, bài luận cũng giới thiệu thêm hai mô hình
nữa đã được kiểm chứng thực nghiệm đó là mô hình tiền tệ tổng quát của Frankel
và mô hình theo cách tiếp cận thông tin.
1.1. Mô hình tiền tệ
1.1.1. Đặc điểm chung

Mô hình tiền tệ gồm ba mô hình nhỏ là mô hình tiền tệ giá linh hoạt, mô hình
tiền tệ giá cứng và mô hình chênh lệch lãi suất thực. Ba mô hình này có các đặc
điểm chung sau đây:
Thứ nhất: Cung và cầu tiền là những nhân tố quyết định chính cho sự thay đổi của
tỷ giá.
Thứ hai: Tất cả các mô hình đều sử dụng điều kiện ngang giá sức mua có bảo đảm
UIP, tức là trái phiếu trong nước và nước ngoài có độ rủi ro như nhau, do vậy tỉ lệ
lợi tức kì vọng của chúng là như nhau.
Ngoài hai đặc điểm chung trên ra, ba mô hình có nhiều nét khác biệt đáng kể.
Mô hình tiền tệ giá linh hoạt cho rằng mức giá trong nền kinh tế là linh hoạt trong
cả ngắn hạn và dài hạn. Mô hình này cũng đề cập đến vai trò của kì vọng lạm phát.
Trong khi đó mô hình tiền tệ giá cứng thì cho rằng trong ngắn hạn mức giá là cứng
nhắc, chỉ trong dài hạn thì mới là linh hoạt; về kì vọng lạm phát, mô hình không
giải quyết được một cách rõ ràng. Với mô hình chênh lệch lãi suất thực, tác giả đã
kết hợp vai trò của kì vọng lạm phát của mô hình tiền tệ giá linh hoạt và giá cứng
nhắc trong ngắn hạn của mô hình tiền tệ giá cứng.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
14
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
1.1.2. Mô hình tiền tệ giá linh hoạt
Mô hình tiền tệ giá linh hoạt được xây dựng dựa trên điều kiện ngang giá sức
mua luôn được thỏa mãn. Các tác giả đã đưa mức cung tiền tương đối vào mô hình
và coi những nhân tố ảnh hưởng tới mức giá tương đối ( thu nhập, lãi suất, cung
tiền) là nhân tố quyết định tới tỉ giá.
Mô hình đưa ra hàm cầu tiền trong nước có dạng:
Hay :
Trong đó:
M
D

là cầu tiền danh nghĩa, thị trường tiền tệ cân bằng:
cung tiền bằng cầu tiền bằng M.
P: mức giá.
Y: thu nhập thực tế trong nước.
m : loga của cung tiền danh nghĩa trong nước.
p: loga của mức giá trong nước.
y: loga thu nhập thực tế trong nước.
r: lãi suất danh nghĩa trong nước.
Hàm cầu tiền nước ngoài:

trong đó:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
15
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
là loga cung tiền danh nghĩa nước ngoài.
là loga mức giá nước ngoài.
là loga thu nhập thực tế nước ngoài.
là lãi suất nước ngoài.
Mô hình giả định điều kiện ngang giá sức mua luôn được thỏa mãn:
Trong đó e là loga của tỉ giá được tính bằng số nội tệ mua được một đơn vị ngoại
tệ.
Điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm:
Trong đó là tỉ lệ mất giá kì vọng của đồng nội tệ.
Từ hai phương trình cầu tiền trong nước và nước ngoài ta rút ra hai biểu thức của p
và , sau đó thay vào điều kiện ngang giá sức mua ta thu được phương trình tỷ
giá rút gọn:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm mục đích kiểm định thực nghiệm cho
mô hình tiền tệ này song kết quả đều không thực sự tốt. Kết quả đó được giải thích

chủ yếu là do mô hình tiền tệ giá linh hoạt dựa trên hai điều kiện là điều kiện
ngang giá sức mua luôn luôn được thỏa mãn và mức giá hoàn toàn linh hoạt, trong
khi bản thân hai giả định này còn nhiều trường hợp không phù hợp.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
16
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
1.1.3. Mô hình tiền tệ giá cứng Dornbusch
Quan sát trong thực tế người ta nhận thấy rằng giá cả trên thị trường hàng hóa
và tiền lương trên thị trường lao động biến đổi chậm trước các cú sốc và đặc biệt
không có xu hướng đi xuống trong khi tỷ giá lại có thể tăng hoặc giảm ngay lập
tức để phản ứng trước các cú sốc, như vậy những thay đổi của tỷ giá không tương
xứng với sự vận động của mức giá, điều này giải thích tại sao lại có sự sai lệch
giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá theo sức mua tương đương. Mô hình tiền tệ giá cứng
được xây dựng dựa trên giả thiết giá cả trên thị trường hàng hóa và lương trên thị
trường lao động được xác định trên thị trường giá cả cứng nhắc.
Các giả thiết của mô hình:
- Thứ nhất: Giá cả và tiền lương cứng nhắc.
- Thứ hai: Nước chủ nhà là nước nhỏ nên lãi suất nước ngoài là cho trước.
- Thứ ba: Điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm luôn thỏa mãn.
- Thứ tư: trong thị trường hàng hóa, giá nhập khẩu thế giới là đã cho. Hàng hóa
trong nước và nước ngoài hoàn toàn có thể thay thế cho nhau do đó cầu gộp
đối với hàng hóa trong nước sẽ xác định giá tuyệt đối và tương đối.
Trong mô hình tiền tệ cứng nhắc, tác giả chia nền kinh tế thành ba thị trường
là thị trường tài sản quốc tế, thị trường hàng hóa và thị trường tiền tờ.
Trong thị trường tài sản quốc tế:
Hàm cầu tiền trong nước có dạng:
Mô hình giả sử rằng trái phiếu trong nước và trái phiếu nước ngoài thay thế
hoàn hảo cho nhau để đảm bảo điều kiện UIP:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ

SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
17
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Phương trình tỉ giá dài hạn theo PPP:
Trong đó:
là loga của tỉ giá cân bằng dài hạn.
là loga mức giá trong nước dài hạn.
là loga mức giá nước ngoài dài hạn.
Đây chính là phương trình thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa mô hình tiền tệ
giá cứng và mô hình tiền tệ giá linh hoạt, trong đó mô hình tiền tệ giá cứng giả
định rằng điều kiện PPP chỉ đúng trong dài hạn và nó không liên tục được thỏa
mãn giống như trong mô hình tiền tệ giá linh hoạt.
Do mô hình cho phép tỉ giá thực tế có thể khác biệt so với tỉ giá theo PPP nên
mô hình có thể xác định phương trình biểu thị tỉ lệ thay đổi kì vọng của tỉ giá:
Trong đó
Thị trường hàng hóa:
Cân bằng thị trường hàng hóa biểu thị trạng thái cân bằng cầu và cung hồng
hóa trong hệ trục giá và tỷ giá.
Mô hình tiền tệ giá cứng cho rằng tỉ lệ lạm phát giá được quyết định bởi
khoảng chênh lệch giữa tổng cầu và tổng cung:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
18
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
trong đó:
: tỷ lệ lạm phát trong nước.
: tốc độ điều chỉnh giá.
d: loga của tổng cầu.
Ta có:
Khi đó:

Dọc đường cân bằng thị trường hàng hóa, sự cân bằng của thị trường hàng hóa
tương đương với lạm phát bằng 0. Ta tính được độ dốc của đường thị trường hàng
hóa:
Thị trường tiền tệ:
Đường thị trường tiền tệ biểu thị các cách kết hợp mức giá và tỷ giá để đảm
bảo sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, tức là cân bằng giữa cung và cầu tiền.
Mô hình tiền tệ cứng nhắc với giả thiết điều kiện UIP luôn đúng khi đó
Mặt khác do giá cả cứng nhắc nên:
Khi đó:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
19
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Từ phương trình cân bằng của thị trường tiền tệ ta có:
Khi đó ta thu được phương trình thị trường tiền tệ:
Đường thị trường tiền tệ có độ dốc:
Cân bằng trong mô hình tiền tệ giá cứng là giao của ba đường thị trường tài
sản quốc tế, thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ sẽ hình thành nên một cặp
( mức giá, tỉ giá) cân bằng.
1.1.4. Mô hình chênh lệch lãi suất thực Frankel
Mô hình tiền tệ giá cứng đã đạt được những tiến bộ hơn mô hình tiền tệ giá
linh hoạt nhưng có một hạn chế là đã không đưa được yếu tố kì vọng lạm phát vào
trong mô hình, trong khi vào những năm 1970, lạm phát lại là một vấn đề gây nhức
nhối trong giới phân tích. Với thực trạng như vậy Frankel đã xây dựng mô hình
chênh lệch lãi suất thực dựa trên ý tưởng tiền tệ giá cứng và yếu tố kì vọng lạm
phát của mô hình tiền tệ giá linh hoạt.
Do cũng dựa trên hai mô hình truyền thống nên mô hình của Frankel cũng có
những phương trình cơ bản là hàm cầu tiền truyền thống trong nước và nước ngoài:
Với giả định là độ co giãn ( ) không thay đổi ta sẽ có phương trình:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ

SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
20
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm:
Mặt khác tỉ lệ mất giá kỳ vọng còn phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa lạm phát
dài hạn kì vọng giữa hai nền kinh tế và sự chênh lệch giữa tỉ giá giao ngay e và tỉ
giá cân bằng dài hạn :
Kết hợp giữa điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm và tỷ lệ mất giá kì
vọng ta có:
Ta có thể nhận thấy rằng khoảng chênh lệch giữa tỉ giá thực tế hiện hành và tỉ
giá cân bằng dài hạn tỉ lệ với khoảng chênh lệch lãi suất thực tế trong nước và
nước ngoài.
Theo lí thuyết PPP trong dài hạn: tỉ giá cân bằng dài hạn có thể được biểu diễn
dưới dạng loga bằng với khoảng chênh lệch giữa các mức giá dài hạn:
Khi đó ta xách định được phương trình tỷ giá cân bằng dài hạn:
Phương trình tỷ giá cân bằng ngắn hạn:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
21
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Như vậy với mô hình chênh lệch lãi suất thực ta cũng xác định được phương
trình tỉ giá và có hai phương trình riêng biệt cho tỉ giá trong ngắn hạn và trong dài
hạn.
1.2. Mô hình cân bằng danh mục đầu tư
Các mô hình tiền tệ ở trên đã dựa trên giả thiết là trái phiếu trong nước và trái
phiếu nước ngoài thay thế hoàn hảo cho nhau, điều này hàm ý rằng lợi tức kì vọng
của trái phiếu trong nước và nước ngoài là như nhau. Với mô hình cân bằng danh
mục đầu tư, điểm khác biệt so với mô hình tiền tệ là giả thiết các nhà đầu tư coi trái
phiếu trong nước và nước ngoài có các đặc trưng khác nhau dựa trên cơ sở cho
rằng một trái phiếu mang nhiểu rủi ro hơn trái phiếu khác. Điều này khiến các nhà

đầu tư yêu cầu một mức lợi suất kì vọng cao hơn với trái phiếu bị cho là có rủi ro
cao hơn.
Tác giả đã xây dựng mô hình dựa trên giả thiết: trái phiếu trong nước và trái
phiếu nước ngoài thay thế không hoàn hảo cho nhau. Nhà đầu tư yêu cầu lợi tức kì
vọng cao hơn với những trái phiếu có rủi ro cao hơn. Các phân tích cũng chỉ tập
trung vào các nước nhỏ với ý nghĩa rằng với các nước nhỏ thì có thể ảnh hưởng
đến tỉ giá hối đoái thực mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Mô
hình cũng giả định mức giá, sản lượng trong nước và nước ngoài không thay đổi.
Danh mục đầu tư của cá nhân và Ngân hàng Trung ương gồm 3 tài sản:
- Cơ số tiền trong nước M
- Trái phiếu trong nước được phát hành bằng nội tệ B.
- Trái phiếu nước ngoài được phát hành bằng ngoại tệ F.
Điều kiện ngang giá lãi suất không được bảo hiểm không tồn tại:
trong đó : RP là phần bù rủi ro với trái phiếu trong nước.
Trái phiếu trong nước có thể do cá nhân hoặc Ngân hàng Trung ương nắm giữ.
Mô hình giả định cung trái phiếu trong nước không đổi:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
22
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
trong đó : B: lượng cung trái phiếu thực trong nước không đổi.

: trái phiếu trong nước do cá nhân nắm giữ.

: trái phiếu trong nước do Ngân hàng Trung Ương nắm giữ.
Lượng nắm giữ trái phiếu nước ngoài thực của một quốc gia:
trong đó F là lượng nắm giữ trái phiếu nước ngoài thực của một quốc gia và có thể
tăng, giảm phụ thuộc vào thặng dư hay thâm hụt tài khoản vãng lai.

: Dự trữ trái phiếu nước ngoài do Ngân hàng Trung ương nắm giữ.


: lượng trái phiếu nước ngoài của các cá nhân.
Tài khoản nợ tiền cơ sở trong nước:
Tổng tài sản tài chính tư nhân tại bất kì thời điểm nào:
Cầu nắm giữ tiền của khu vực tư nhân:
M = m(r, Ee, Y, W), , m
e
<0, m
Y
>0, m
W
>0
Cầu nắm giữ các trái phiếu trong nước:
Bp=b(r, Ee, Y, W), b
r
>0, b
s
<0, b
Y
<0, b
W
>0.
Cầu nắm giữ các trái phiếu nước ngoài:
eFp = f( r, Ee, Y, W), f
W
<0; f
e
>0; f
Y
<0; f

W
>0
Các đồng nhất thức:
Phương trình cân bằng tài khoản vãng lai:
Đường mô tả cân bằng trên thị trường tiền tệ MM:
Đường cân bằng trên thị trường tiền tệ thể hiện các cách kết hợp khác nhau của
lãi suất trong nước và tỉ giá hối đoái tại mức cung tiền bằng cầu tiền.
Độ dốc của đường MM :
Đường mô tả cân bằng trên thị trường trái phiếu bb:
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
23
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Đường cân bằng trên thị trường trái phiếu mô tả các cách kết hợp khác nhau
giữa lãi suất trong nước và tỉ giá hối đoái tại mức cung trái phiếu tư nhân bằng với
cầu trái phiếu tư nhân.
Độ dốc của đường thị trường trái phiếu:
Đường mô tả cân bằng trên thị trường trái phiếu nước ngoài FF:
Đường mô tả cân bằng trên thị trường trái phiếu nước ngoài FF biểu thị các
cách kết hợp khác nhau giữa lãi suất trong nước và tỉ giá hối đoái tịa mức cung trái
phiếu nước ngoài nắm giữ trong nước bằng với cầu trái phiếu nước ngoài của các
cá nhân.
Độ dốc của đường trái phiếu nước ngoài:
Cân bằng của mô hình:
Thị trường tài sản của mô hình ở trạng thái cân bằng khi ba thị trường tài sản
bao gồm các thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu trong nước và trái phiếu nước
ngoài xác định tại một tỉ giá hối đoái và lãi suất trong nước thích hợp.
1.3. Mô hình theo cách tiếp cận thông tin
Cách tiếp cận thông tin được xây dựng dựa trên ý tưởng: nếu thị trường ngoại
hối là hiệu quả thì bất kì sự chênh lệch nào đó giữa tỉ giá kì hạn và mức tỉ giá thực

tế đều do sự xuất hiện của các thông tin mới. Nó tương đương với kết luận những
biến động của tỉ giá ngoài kì vọng là do những thay đổi ngoài kì vọng của các yếu
tố nền tảng.
Mô hình:
Trong đó: e
t
: loga tỉ giá giao ngay tại thời điểm t.
: loga của tỉ giá kì hạn ở thời điểm t tại thời kì t-1.
uX
t
, uY
t
, uZ
t
: loga những thay đổi ngoài kì vọng của các biến nền tảng X,
Y, Z.
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
24
Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mai.
Vấn đề khó khăn của phương pháp: Xác định các biến nền tảng và xác định các
biến đại diện cho sự thay đổi ngoài kì vọng của biến nền tảng đó.
Các biến nền tảng được xác định khác nhau tùy vào từng mô hình tỉ giá được
lựa chọn. Còn với các biến đại diện, có một số cách mà người ta thường sử dụng để
xây dựng các biến đại diện đó là:
- Sử dụng các thông tin tiên nghiệm về các giá trị của các biến đó, đó có thể là
các dự báo của các tổ chức đáng tin cậy về các chỉ số như tăng trưởng hay tình
trạng cán cân thanh toán
- Cách thứ hai là tự đưa ra các thông tin dự báo về các biến đại diện. Cách thức
này dựa trên khả năng là những biến đại diện đó có thể phụ thuộc vào một số

nhân tố khác đã biết hoặc phụ thuộc chính vào nó trong quá khứ. Phương thức
này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh vực dự
báo bởi vì việc đưa ra các dự báo không hợp lí do quá trình ước lượng biến
nền tảng sẽ làm cho mô hình xác định tỉ giá không còn ý nghĩa nữa.
Có thể cho rằng một đặc điểm khá nổi bật của cách tiếp cận thông tin đó là chuẩn
rất lỏng trong vấn đề chọn biến nền tảng. Một mặt nó giúp cho giúp nhà xây dựng
mô hình có thể tự do lựa chọn các biến nền tảng để đưa ra kết quả xác định tỉ giá
phù hợp nhưng mặt khác nó lại khiến cho việc đánh giá các mô hình gặp khó
khăn do không có cơ sở để so sánh. Mĩ hình này được xây dựng dựa trên sự kết
hợp quan niệm về tính hiệu quả của thị trường ngoại hối và mô hình tỉ giá truyền
thống, nhưng bản thân cả tính hiệu quả của thị trường ngoại hối và mô hình tỉ giá
truyền thống đều có kết quả thực nghiệm chưa thuyết phục vì vậy kết quả thực
nghiệm theo cách tiếp cận thông tin được đánh giá là không thống nhất.
2. Các mô hình toán trong xác định tỉ giá
2.1. Giới thiệu chung
Để giải quyết vấn đề dự báo được tỉ giá, có hai xu hướng được đề cập đến. Xu
hướng thứ nhất là các mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết về cách
nhân tố điều khiển tỉ giá – trong chuyên đề này gọi là mô hình lý thuyết – đã được
GVHD: TS. Ngô Văn Thứ
SVTH: Lưu Thu Thủy – Toán tài chính 48
25

×