1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Đấu thầu là một hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay công trình không
còn mới lạ ở nước ta nữa. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Hoạt động đấu thầu,
với những nguyên tắc cơ bản công bằng – cạnh tranh – minh bạch – công khai góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời mang lại những lợi ích không chỉ
cho bên mời thầu, bên dự thầu mà cho cả quốc gia, tạo nên một sân chơi công bằng
cho tất cả các doanh nghiệp.
Ngày nay, do tính chất và sự phát triển của nền kinh tế, tính cạnh tranh trong
đấu thầu thuộc lĩnh vực này ngày càng khốc liệt. Để có khả năng thắng thầu, các
công ty xây dựng cần không ngừng nâng cao trình độ, kinh nghiệm, khả năng cũng
như uy tín của mình để có thể giành được những hợp đồng lớn.
Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Công trình, em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Công trình 116”.
Kết cấu đề tài của em gồm có 3 chương:
Chương I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 116.
Chương II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH 116.
Em xin cảm ơn các cơ chú, anh chị trong Công ty 116, đặc biệt là cơ chú,
anh chị phòng Kế hoạch Đầu tư của công ty đã cung cấp số liệu cũng như tạo điều
kiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty. Đồng thời, em xin cảm ơn cơ
Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
Bảng 1.10: Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết 40
2.1.2.1. Cơ cấu sản lượng 53
2.1.2.2. Về cơ cấu các công trình trong thi công xây lắp 54
2.1.2.3. Về cơ cấu địa bàn hoạt động 54
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Quy trình chỉ định thầu Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.3: Quy trình xem xét hợp đồng và đấu thầu Error: Reference source not
found
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 5 năm gần đõy.Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp Error: Reference
source not found
Bảng 1.3: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp Error: Reference source not found
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ từ 2006-2009 (đơn vị: triệu đồng)
Error: Reference source not found
Bảng 1.5: Năng lực thiết bị thi công của Doanh nghiệp Error: Reference source not
found
Bảng 1.6: Số năm kinh nghiệm các lĩnh vực của công ty.Error: Reference source not
found
Bảng 1.7: Số lượng và giá trị các công trình trúng thầu và dự thầu Error: Reference
source not found
Bảng 1.8: Năng lực cạnh tranh của nhà thầu thể hiện qua tỷ lệ thắng thầu trong xây
dựng của công ty qua các năm Error: Reference source not found
Bảng 1.9: Máy móc thiết bị thi công sẽ được huy động cho gói thầu Error:
Reference source not found
Bảng 1.10: Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết Error: Reference source not found
Bảng 1.11: Tiến độ thi công Error: Reference source not found
Bảng 1.12: Bảng tính giá dự thầu (xét riêng khoản mục làm nền đường) Error:
Reference source not found
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.13: Bảng phân tích đơn giá dự thầu có điều chỉnh Error: Reference source
not found
Bảng 2.1: Bảng kết hợp ma trận SWOT theo tình hình hiện tại của công ty Error:
Reference source not found
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XDCT : Công ty Xây dựng Công trình 116
CTGT : Công ty Công trình Giao thông 116
GTVT : Giao thông Vận tải
TM : Thương mại
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
VL : Vật liệu
NC : Nhân công
M : Máy
TT : Trực tiếp
GTGT : Giá trị gia tăng
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Chương I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 116
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình 116.
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng công trình 116.
Đơn vị tiền thân của công ty công trình giao thông 116 (Công ty CTGT 116)
là công ty 16, được thành lập ngày 30/5/1972 tại La Hiên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Thái
Nguyên, do ông Nguyễn Đức Dư phụ trách.
Cấp trên trực tiếp của công ty khi đó là Cục Công trình 2 thuộc Bộ Giao
thông Vận tải do ông Đặng Hạ làm Cục trưởng.
Thời kỳ từ 1972-1975, lực lượng của công ty ban đầu chỉ là một số cán bộ
công nhân tách ra từ công trường Hạ Long (và ngay sau đó được bổ sung một lực
lượng mạnh cán bộ, công nhân được tuyển chọn từ Công ty 14 do ông Hoàng Đình
Vy làm chủ nhiệm Công ty) chịu trach nhiệm ứng cứu đảm bảo giao thông thi công
nâng cấp đường 1B từ đoạn Mỏ Gà đến La Hiên dài 24km theo tiêu chuẩn đường
cấp 5 để các đoàn xe chở hàng hóa, vật tư, quân trang, quân dụng, khí tài của các
nước anh em, bầu bạn viện trợ cho nước ta qua cửa khẩu Bằng Tường (Trung Quốc)
về, theo đường 1B tỏa đi mọi miền đất nước và chi viện cho tiền tuyến lớn miền
Nam.
Năm 1980, Công ty 16 đổi phiên hiệu thành xí nghiệp đường bộ 216, trở
thành đơn vị trực thuộc ban xây dựng 5 (tiền thân của Liên hiệp các Xí nghiệp xây
dựng công trình 2).
Ông Nguyễn Hữu Dụng làm chủ nhiệm công ty từ tháng 8/1981 đến năm
1983, tiếp đó ông Vũ Danh Toại kế nhiệm.
Thời ký này công ty có 1600 CBCNV với thiết bị tương đối hiện đại được
giao thi công nhiều công trình trọng điểm như: đường 6A đặc biệt là 200m đường
mẫu một chiều đầu tiên từ Ngã Tư Sở đến khu Cao Xà Lá (khu công nghiệp nhà
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá Thăng Long Hà Nội). Sau khi hoàn thành đúng
yêu cầu, công ty tiếp tục thi công đường 6 từ Cao Xà Lá đến Mai Lĩnh).
Năm 1993, lại đổi phiên hiệu thành Công ty công trình giao thông 116 trực
thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I, được giao nhiệm vụ thi công
các công trình: đường ô tô nam Thăng Long, đoạn đường Giáp Bát – Văn Điển và
rải thảm bê tong nhữa một loạt đường phố nội thành Hà Nội.
Từ năm 1986, công ty bắt đầu thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang
cơ chế mới, giữa lúc khối lượng công việc được giao theo kế hoạch còn lại rất ít.
Từ năm 1991-1996, ông Phạm Vĩnh Ngọc làm giám đốc Công ty. Từ năm
1996 đến nay, ông Vũ Văn Giao kế nhiệm. Đây là thời kỳ Công ty phải đương đầu
với những thử thách nghiệt ngã của kinh tế thị trường đồng thời cũng có những cơ
hội thuận lợi để hội nhập với đà phát triển và đổi mới của đất nước.
Từ năm 1972 đến nay, Công ty đã đầu tư trên 50 tỷ đồng để mua sắm đổi
mới thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Đến nay, những thiết bị thi công tiên tiến
nhất của Công ty nhập từ Nhật, Đức, Mỹ… đã tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ sư,
công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm thi công những công trình chất lượng cao,
đúng tiến dộ.
Gần 40 năm qua, Công ty đã hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng bộ cấp trên
giao, lãnh đạo toàn Công ty hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và mọi nhiệm vụ đột
xuất. Công đoàn Công ty nhiều năm đạt danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh”
đã thường xuyên vận động CBCNV hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản
xuất và tiết kiệm, hoàn thành tốt các công trình với chất lượng cao, đúng tiến độ và
đẩy mạnh các hoạt động xã hội, xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh. Coi trọng
nhân tố con người.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty.
(Nguồn: Phòng Hành chính – Công ty XDCT 116)
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Ghi chú:
Thể hiện mối quan hệ hành chính
Thể hiện mối quan hệ trong hệ thống ISO 9001:2000
Chức năng nhiệm vụ:
- Tổng giám đốc Công ty: đứng đầu công ty, quyết định mọi công việc
thuộc phạm vi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên (Tổng
Công ty, bộ GTVT và nhà nước)
- Phó giám đốc kỹ thuật 1 (QMR): điều hành, quản lý các hoạt động lien
quan đến kỹ thuật, chất lượng thi công công trình và một số hoạt động khác. Phụ
trách công tác đào tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng bậc lương công nhân kỹ
thuật. Quản lý, điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM
ĐỐC THIẾT
BỊ
P. GIÁM
ĐỐC KINH
DOANH
P. GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT 2
P. GIÁM ĐỐC KỸ
THUẬT 1 (QMR)
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
KẾ HOẠCH
VẬT TƯ
QUẢN LÝ
THIẾT BỊ
KỸ
THUẬT
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
ĐỘI
169
ĐỘI
165
ĐỘI
164
ĐỘI
162
ĐỘI
161
CÔNG TRƯỜNG
THI CÔNG
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
- Phó giám đốc kỹ thuật 2: Điều hành quản lý các hoạt động liên quan đến
kỹ thuật, chất lượng thi công công trình và một số hoạt động khác. Góp ý với các dự
thảo văn bản quy phạm do cấp trên và các ngành khác soạn thảo liên quan dến công
tác quản lý kỹ thuật và chế độ chính sách đối với người lao động. Phụ trách công
tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quân sự và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phụ
trách công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân,
xử lý sau thanh tra.
- Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành quản lý các hoạt động liên quan đến
hoạt động tài chính và một số hoạt động khác.
- Phó giám đốc thiết bị: Điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực xe máy, thiết bị và một số hoạt động khác.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ
quản lý tài sản chung của toàn Công ty bao gồm: Đất đai, trụ sở làm việc, nhà
xưởng sản xuất, các trang thiết bị văn phòng, điện, nước, điện thoại phục vụ cho sản
xuất và công tác điều hành. Thực hiện pháp lệnh của nhà nước, của ngành, của
Công ty về quản lý và sử dụng con dấu của Công ty, cấp phát giấy giới thiệu …
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiêm trước giám đốc về các mặt kỹ thuật.
Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện đúng quy trình, quy
phạm kỹ thuật thường xuyên giám sát hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ
thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng, lập kế hoạch và tổ chức hội nghị kỹ
thuật của Công ty, soạn thảo và tham gia giảng dạy qui trình, quy phạm, bảo hộ lao
động, an toàn lao động đối với các đơn vị, kết hợp với các đơn vị để lập biện pháp
thi công an toàn.
- Phòng quản lý thiết bị: Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất tháng, quý
của các đơn vị lập kế hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu
phục vụ cho sản xuất đảm bảo chất lượng kịp tiến độ.
- Phòng kế hoạch vật tư: Chịu trách nhiêm trước giám đốc về các mặt kỹ
thuật, vật tư, thiết bị. Phòng có nhiệm vụ đảm bảo lập kế hoạch và phân phối vật tư
cho các công trình kịp thời, đầy đủ, đúng tiến độ.
- Phòng tái chính kế toán: Chịu trách nhiệm điều hành và thực hiện mọi
nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước, của cơ quan chủ quản ( Tổng Công ty
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Đường sắt Việt nam, Bộ GTVT) và mọi chế độ chính sách của nhà nước ban hành
có liên quan đến công tác quản lý tài chính trong toàn Công ty.
1.1.3. Kết quả hoạt động của công ty.
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 5 năm gần đây.
(Nguồn: Phòng Kế toán, công ty CTGT 116)
Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu Tỷ đồng 229 250 298 260,25 283
Lợi nhuận sau
thuế
Tỷ đồng 88.7 7,46 277.9 164.6 224.0
Thu nhập bình
quân của CBCNV
Triệu
đồng/người/
tháng
2.21 2.08 2.87 3.21 3.23
Năm 2005, doanh thu của Công ty chỉ đạt 229 tỷ đồng, thấp hơn năm 2006
21 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2005 lại cao hơn của năm 2006. Có
sự chênh lệch này là do năm 2006, công ty bước sang cổ phần hóa, lúc này trợ giúp
của Tổng công ty bắt đầu giảm bớt, số lượng công trình được giao cũng giảm theo,
nên công ty phải bị ra nhiều nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm công trình, làm gia tăng
chi phí khiến lợi nhuận sau thuế của năm 2006 thấp hơn so với năm 2005.
Doanh thu của Công ty 116 năm 2006 đạt xấp xỉ 250 tỷ đồng, năm 2007 là
vào khoảng 298 tỷ đồng. Bước sang năm 2008, doanh thu tụt xuống chỉ còn 260,25
tỷ đồng. Năm 2007 có sự tăng vọt như vậy là do số công trình thực hiện trong năm
tương đối cao hơn các năm khác, giá trị của các công trình này cũng tương ứng lớn
hơn. Đến năm 2009, doanh thu của công ty lại trở lại tình hình tăng trưởng bình
thường, lợi nhuận sau thuế cũng tăng vọt sơ với năm 2008 (tăng 36%). Đây là dấu
hiệu đáng mừng của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 74,6 tỷ đồng, đến năm 2007 đã tăng vọt lên
277,9 tỷ đồng, tuy năm 2008 giảm xuống 164,6 tỷ đồng nhưng vẫn là mức tăng
trưởng đáng kể so với những năm trước đó. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế có bước
tăng nhảy vọt, từ 164,6 tỷ đồng năm 2008 lên 224 tỷ đồng năm 2009. Điều này cho
thấy Công ty đang ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ hơn.
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Thu nhập bình quân của CBCNV đã có những cải thiện, từ 2,08 triệu
đồng/người/tháng năm 2006 đã tăng lên 2,87 triệu đồng/người/tháng năm 2007, và
đến năm 2008 thì đã đạt mức 3,21 triệu đồng/người/tháng. Và đến năm 2009 lên tới
3,23 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập CBCNV đã tăng lên đáng kể so với năm
2005, đời sống người lao động được cải thiện.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
trong công tác đấu thầu.
1.2.1. Nguồn nhân lực.
Lao động trong xây lắp là nhân tố quyết định nhất trong quá trình sản xuất
với các ngành khác, lao động trong xây lắp không ổn định, thay đổi theo thời vụ
hoạt động trên địa bàn rộng khắp.
Bảng 1.2: Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp
STT
Cán bộ chuyên môn
và KT theo nghề
Số
lượng
Số năm trong nghề Đã có kinh
nghiệm
Qua các công
trình
5 năm 10 năm 15 năm
Tổng số 280 47 114 130 Quy mô lớn cấp I
1 Kỹ sư xây dựng 48 15 19 15 Quy mô lớn cấp I
2 Kỹ sư thuỷ lợi 23 4 8 12 Quy mô lớn cấp I
3 Kỹ sư cầu đường 19 2 10 8 Quy mô lớn cấp I
4 Kỹ sư mỏ, khoan nổ, trắc
đạc
7 5 3
Quy mô lớn cấp I
5 Kỹ sư động lực + Cơ khí,
máy
12 7 6
Quy mô lớn cấp I
6 Kỹ sư cầu hầm, XD ngầm 6 2 3 2 Quy mô lớn cấp I
7 Kỹ sư điện + Cấp thoát
nước
7 3 5
Quy mô lớn cấp I
8 Cử nhân kinh tế + TCKT 32 10 14 9 Quy mô lớn cấp I
9 Các loại kỹ sư khác 25 3 11 12 Quy mô lớn cấp I
10 Trung cấp 84 11 29 45 Quy mô lớn cấp I
11 Sơ cấp + Cán sự 17 5 13 Quy mô lớn cấp I
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Trong công tác đấu thầu lao động là một trong các tiêu chuẩn để nhà thầu xét
thầu nó có ảnh hưởng đến việc thắng thầu hay không của tổ chức xây dựng. Như
vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựng phải có một đội
ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao,
phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý và thực hiện
hợp đồng.
Hiện nay, Công ty có 1.227 cán bộ công nhân viên. Trong đó, số cán bộ có
trình độ từ đại học trở lên chiếm 15,32% số cán bộ có trình độ trung cấp chiếm
6,9%, lực lượng công nhân sản xuất chiếm 76,28%, không có công nhân có tay
nghề bậc 1 và bậc 2. Với cơ cấu lao động như vậy có thể thấy công ty có một lực
lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành
nghề (Bảng 2). Tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu.
Bảng 1.3: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
STT Công nhân theo nghề
Số
lượng
Bậc
1
Bậc
2
Bậc
3
Bậc
4
Bậc
5
Bậc
6
Bậc
7
Tổng số 936 287 305 267 70 7
I Công nhân XD 241 96 73 57 15
1 Mộc, nề, sắt, bê tông 134 53 37 30 14
2 Sơn, vơi, kính 40 14 10 9 7
3 Lắp ghép cấu kiện, đường
ống
29 5 11 9 4
4 CN Chuyên ngành đường
bộ
51 24 15 9 3
II Công nhân cơ giới 264 62 108 74 20
1 Đào, xúc, ủi, san, cạp, gạt,
lu
93 27 28 25 13
2 Cần trục lốp, xích 10 1 4 4 1
3 Cần trục tháp dài 9 1 4 2 2
4 Vận hành máy các loại 22 3 7 8 4
5 Lái xe ôtô 152 30 65 35 22
III Công nhân cơ khí 262 43 84 100 28 7
1 Hàn, rèn, tiện, nguội 107 21 27 35 12 2
2 Thợ điện, nước 70 14 25 28 3
3 Sửa chữa cơ khí 59 8 15 22 9 5
IV CN sản xuất vật liệu 49 23 7 15 4
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Khoan đá, bắn mìn 49 23 7 15 4
V Công nhân khảo sát 59 24 17 15 3
Trắc đạc 59 24 17 15 3
VI Công nhân khác 61 39 16 6
Tổng hợp 61 39 16 6
Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chất lượng nguồn lao động của công
ty có thể thấy: do phương pháp quản lý của công ty còn mang nặng tính bao cấp
cứng nhắc thiếu linh hoạt đã làm giảm tính năng động tích cực cũng như tính tự
chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc và của chính người lao động, nhiều cán
bộ công nhân viên có tư tưởng vụ lợi, cục bộ, làm đến đâu biết đến đó, không quan
tâm đến lợi ích lâu dài của tập thể, của cộng đồng dẫn đến kết quả là:
- Bộ máy quản lý các phòng ban công ty cũng như các đơn vị không hợp lý
mô hình tổ chức cồng kềnh, chất lượng cán bộ phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu quản
lý trong cơ chế thị trường chi phí quản lý lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả.
- Lực lượng cán bộ quản lý xí nghiệp, đội, chủ công trình chưa chủ động,
sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phần lớn trưởng thành theo phương thức đề bạt trong
cơ chế bao cấp không được kiểm nghiệm thực tế trình độ quản lý chuyên môn
không tương xứng với yêu cầu công việc đảm nhận, được mặt này thì mất mặt khác.
- Cán bộ kỹ thuật thụ động thiếu ý thức trách nhiệm trình độ chuyên môn
nghiệp vụ hụt hẫng thiếu ý thức phấn đấu, học hỏi. Công tác đào tạo cán bộ nhất là
cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng thể hiện từ khâu tiếp nhận, phân công công
việc, giúp đỡ tạo điều kiện ban đầu, gây tâm lý không an tâm công tác.
- Lực lượng công nhân lành nghề yếu và không đồng bộ giữa các ngành
nghề, loại thợ bậc thợ nơi cần thì thiếu, nơi có thì thiếu việc làm.
Chính những tồn tại đó khiến công ty chưa phát huy được sức mạnh tập thể
cũng như những nguồn lực sẵn, có chưa tạo ra được một môi trường hấp dẫn thu hút
lực lượng cán bộ và công nhân có tay nghề cao.
1.2.2. Năng lực tài chính.
Năng lực về tài chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để Bên mời
thầu đánh giá Hồ sơ dự thầu. Đây là yếu tố luôn được khách hàng và các Bên mời
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
thầu đưa ra xem xét trước tiên. Bởi vì, vốn, đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố khởi nguồn
cho tất cả các hoạt động của một công ty. Do đặc trưng của hoạt động xây dựng là
thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp xây dựng thường
phải ứng trước vốn để tiến hành thi công. Ngoài ra, một trong các yêu cầu của Bên
mời thầu là khả năng về vốn để đối ứng đối với thi công công trình. Chính vì vậy,
công ty cần có các giải pháp hữu hiệu để huy động vốn cho sản xuất.
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ từ 2006-2009 (đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: phòng Kế toán, công ty CTGT 116)
STT Các thông tin tài chính Năm
2006 2007 2008 2009
1 Tổng tài sản có 535.83 542.7 701.3 817.3
2 Tài sản lưu động 372.15 450.6 600.9 702.8
3 Tổng nợ phải trả 191.63 250.2 309.1 376.1
4 Nợ ngắn hạn 168.76 207.8 265.4 306.1
5 Nguồn vốn chủ sở hữu 344.19 292.5 392.2 441.2
7 Doanh thu 250 298 260.25 283
8 Lợi nhuận sau thuế 88.7 74.6 164.46 224
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tổng tài sản của công ty ngày càng gia tăng,
từ 535,83 triệu đồng năm 2006, sau 4 năm đã tăng lên gấp rưỡi, 817,3 triệu đồng
năm 2009. Điều này chứng tỏ năng lực tài chính của công ty càng lúc càng được
củng cố. Sự gia tăng tổng tài sản chủ yếu nằm ở nguồn vốn chủ sử hữu và doanh thu
đều tăng liên tục qua các năm.
Doanh thu của Công ty 116 năm 2006 đạt xấp xỉ 250 tỷ đồng, năm 2007 là
vào khoảng 298 tỷ đồng. Bước sang năm 2008, doanh thu tụt xuống chỉ còn 260,25
tỷ đồng. Năm 2007 có sự tăng vọt như vậy là do số công trình thực hiện trong năm
tương đối cao hơn các năm khác, giá trị của các công trình này cũng tương ứng lớn
hơn. Đến năm 2009, doanh thu của công ty lại trở lại tình hình tăng trưởng bình
thường, lợi nhuận sau thuế cũng tăng vọt sơ với năm 2008 (tăng 36%). Đây là dấu
hiệu đáng mừng của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 74,6 tỷ đồng, đến năm 2007 đã tăng vọt lên
277,9 tỷ đồng, tuy năm 2008 giảm xuống 164,6 tỷ đồng nhưng vẫn là mức tăng
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
trưởng đáng kể so với những năm trước đó. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế có bước
tăng nhảy vọt, từ 164,6 tỷ đồng năm 2008 lên 224 tỷ đồng năm 2009. Điều này cho
thấy Công ty đang ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, việc tổng nợ phải trả tăng từ 191,63 triệu đồng năm 2006 lên 376,1
triệu đồng năm 2009 cho thấy dấu hiện sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của
công ty gia tăng, tuy nhiên, đây cũng lại là một phương thức huy động vốn được sử
dụng khá nhiều hiện nay.
1.2.3. Năng lực máy móc thiết bị.
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định
có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiều chu trình
sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất bị hao mòn dần dần và chuyển dịch
từng phần vào chi phí sản xuất-kinh doanh, hình thái vật chất ban đầu được giữ
nguyên cho đến lúc hư hỏng.
Do đặc điểm ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kỳ
sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại
máy móc thiết bị khác nhau. Vì vậy, để tham gia thi công xây lắp công ty phải có
nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn tương xứng với yêu cầu của công
việc.
Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị (bảng 4) công ty hoàn toàn có khả
năng tự chủ cao trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách
liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công của bên mời
thầu.
Tuy nhiên, với năng lực máy móc hiện có như trên chỉ giúp công ty giành
được ưu thế khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa và nhỏ ở thị
trường trong nước. Còn đối với những công trình có giá trị lớn khi có sự tham gia
tranh thầu của các nhà thầu nước ngoài cũng như khi tham gia tranh thầu các gói
thầu ở thị trường nước ngoài thì năng lực máy móc thiết bị của công ty lại thiếu
đồng bộ, công nghệ lạc hậu so với đối thủ.
Thêm vào đó do cơ chế quản lý chưa hợp lý, nôn nóng khi xét duyệt dự án
đầu tư lớn như dây chuyền thi công đường bộ nhất là trong giai đoạn đầu tư trạm
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
trộn Lu Đầm thể hiện việc nghiên cứu không thấu đáo thị trường, chủng loại thiết bị
và thời điểm đầu tư kết hợp với việc vận hành, quản lý máy móc thiết bị chuyên
dùng, thiếu kinh nghiệm. Qua 3 năm triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị thi
công đường giá trị lớn (trên 45 tỷ) nhưng hiệu quả rất thấp, nhất là trạm trộn và máy
rải, lu lốp chiếm gần 18 tỷ giá trị đầu tư nhưng qua 3 năm mới tham gia làm ra sản
phẩm trộn rải bê tông atphan chưa đến 6 vạn tấn - tức cả dây chuyền trộn-rải-lu đầm
mới khấu hao chưa được 50 triệu. Gánh nặng lãi vay ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc hạch toán sản xuất kinh doanh.
Về nguyên vật liệu phục sản xuất.
Đây là yếu tố đầu vào chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%-70% tổng giá
trị công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng của nguyên vật liệu.
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.5: Năng lực thiết bị thi công của Doanh nghiệp
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Như vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng với một hệ
thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình
giảm chi phí sản xuất.
Đối với Công ty xây dựng công trình 116, tận dụng khai thác được các
nguyên vật liệu cho thi công các công trình là phương trâm của công ty. Khai thác
nguyên vật liệu theo phương châm này vừa tránh được chi phí vận chuyển bốc rỡ
vừa đảm bảo được nhu cầu kịp thời cho thi công. Từ đó góp phần giảm giá dự thầu
xây lắp. Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ
với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có được nguồn cung ứng
nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí,
thu mua với giá phù hợp, đồng thời tích cực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới.
1.2.4. Các nhân tố khác.
1.2.4.1. Uy tín và kinh nghiệm.
- Tổng số năm kinh nghiệm trong công việc xậy dựng dân dụng: 30 năm
- Tổng số năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng giao thông: 30 năm
Bảng 1.6: Số năm kinh nghiệm các lĩnh vực của công ty.
TT Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm Từ năm
1 Xây dựng đường bộ
38 1972
2 Xây dựng cầu cống
38 1972
3 Thi công mặt bằng bê tông
Asphal
36 1974
4 Thi công theo quy trình
ASSHTO
18 1992
5 Xây dựng dân dụng
30 1980
Như vậy, có thể nói công ty xây dựng công trình 116 là công ty với bề dày
kinh nghiệm gần 40 năm, số lượng công trình thực hiện không hề nhỏ, năng lực
chuyên môn vững chắc, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng đường bộ và cầu cống với 38
năm kinh nghiệm. Uy tín của công ty đối với công ty mẹ (Tổng công ty Xây dựng
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
công trình giao thông I) cũng như đối với các công ty khác trong cùng lĩnh vực phải
nói là rất đáng kể.
1.2.4.1. Hoạt động tiếp thị đấu thầu (Marketing).
Chiến lược marketing là một chiến lược bộ phận đóng vai trị quan trọng
trong việc giành ưu thế trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty . Sử
dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp công ty giữ được thị trường so
với đối thủ cạnh tranh.
Thông qua marketing công ty có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình
tới khách hàng, các đối tác làm ăn. Đồng thời thông qua nghiên cứu thị trường công ty
có thể hiểu chính xác những thông tin liên quan tới gói thầu, nguồn cung ứng và chủ
đầu tư từ đó lập được hồ sơ một cách hiệu quả nhất.
Vì doanh nghiệp xây dựng không có sản phẩm giao bán trên thị trường nên
việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại
chúng: tivi, đài, báo, internet… là cần thiết nó sẽ giúp cho công ty giành được nhiều
gói thầu hơn.
1.3. Thực trạng đấu thấu của Công ty trong những năm gần đây.
1.3.1. Những hoạt động đấu thầu Công ty đã tham gia trong những năm
gần đây.
Trong giai đoạn 2006 – 2009, công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch
vụ văn hoá đã không ngừng phấn đấu nỗ lực của mình trong hoạt động xây dựng
của mình. Với quy mô hiện tại còn khiêm tốn nhưng công ty cũng đã đạt được
những thành tựu đáng kể.
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.7: Số lượng và giá trị các công trình trúng thầu và dự thầu
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư, công ty CTGT 116)
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Số công trình tham dự thầu
Công
trình
9 12 11 9 10
Số công trình trúng thầu
Công
trình
4 5 6 5 6
Giá trị các công trình tham gia dự
thầu
Tỷ
đồng
48.5 46.64 50.4 56.02 57.2
Giá trị các công trình trúng thầu
Tỷ
đồng
14.2 11.66 12 20.79 22.84
Từ bảng thống kê này, ta lập được bảng tỷ lệ sau:
Bảng 1.8: Năng lực cạnh tranh của nhà thầu thể hiện qua tỷ lệ thắng thầu
trong xây dựng của công ty qua các năm.
Năm
Tỷ lệ thắng thầu
Số lượng Giá trị
2005 44,4% 29.46%
2006 41,16% 25%
2007 54.5% 23.8%
2008 55.6% 37.11%
2009 60% 39.9%
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng các công trình trúng thầu và số các
công trình mà công ty tham dự qua các năm biến động khác nhau . Năm 2007 và
2008 số lượng các công trình tham dự của công ty giảm so với năm 2006 nhưng giá
trị trung bình của các công trình cũng như tổng giá trị trúng thầu lại tăng lên đều
đặn qua từng năm. Để có thể giải thích sự biến động trên chúng ta đi vào phân tích
từng năm để thấy những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động dự thầu của công ty.
Năm 2005 công ty tham gia vào đấu thầu 9 công trình trúng thầu 4 công
trình chiếm tỷ lệ trúng thầu đạt 44.4 %. Năm 2006 công ty vừa cổ phần hoá công ty
nên mọi hoạt động của công ty vẫn chưa ổn định, và hoạt động đấu thầu cũng không
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A
25
Chuyên đề thực tập GVHD: TS.Nguyễn Thị Ái Liên
nằm ngoài ảnh hưởng đó.Trong năm với số lượng công trình như trên công ty đã tạo
đủ việc làm cho toàn thể cán bộ công nhân của mình với mức thu nhập bình quân
đạt 2 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra công ty luôn quán triệt một nguyên tắc trong công
tác hoạt động của mình lấy chất lượng công trình làm yếu tố đảm bảo uy tín với các
chủ đầu tư làm tiền đề cho sự phát triển của mình.
Năm 2007 công ty tham gia đấu thầu 11 công trình, trúng thầu 6 công trình,
tỷ lệ trúng thầu đã tăng lên mức 54,5% năm trong năm này tăng cả về số lượng
công trình trúng thầu và giá trị các gói thầu.Với khối lượng công việc là những công
trình trúng thầu trong năm công ty không chỉ tạo đủ việc làm cho người lao động
mà còn luân chuyển một số lượng công tác thi công sang năm sau.
Năm 2008 số lượng công trình trúng thầu giảm so với năm 2007 nhưng tỷ lệ
trúng thầu lại tăng lên là 55,6% và giá trị các gói thầu tăng hơn hẳn so với năm
2007. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của hoạt động xây dựng là thời gian thi
công công trình kéo dài và giá bán sản phẩm được thỏa thuận trước khi sản phẩm
được hoàn thành bên thi công phải ứng trước mọi chi phí. Trong năm này do lạm
phát lên giá vật liệu tăng đột ngột mà nhà nước chưa thể điều chỉnh kịp thời đã đẩy
các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vào nguy cơ bị thô lỗ. Trong khi nhà
nước còn chưa có biện pháp sử lý vấn đề này hiệu quả việc có thêm nhiều công
trình thì càng làm cho công ty có nguy cơ thô lỗ tăng lên. Do vậy công ty đã hạn
chế việc tham dự và ký kết hợp đồng để tập trung giải quyết các hợp đồng đã được
ký kết từ năm trước và những khó khăn trong thực thi các hợp đồng. Đây là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến kết quả số lượng các công trình dự thầu giảm so với năm
2007. Tuy nhiên giá trị trung bình của các công trình trúng thầu trong năm vẫn tăng
so với các năm trước cho thây uy tín của công ty trên thị trường vẫn được đảm bảo.
Năm 2009, công ty tham gia dự thầu 10 công trình và thắng thầu 6 công
trình. Như vậy, tỷ lệ thắng thầu đã tăng lên đáng kể so với năm 2006 (từ 44.4% đã
lên đến 60%). Điều này thể hiện năng lực đấu thầu của Công ty đang có xu hướng
gia tăng, uy tín của Công ty đang nâng cao, trình độ cán bộ chuẩn bị hồ sơ dự thầu
và tham gia đấu thầu cũng có sự tiến triển. Về giá trị công trình, cả tổng giá trị công
trình cũng như tỷ lệ giá trị công trình thắng thầu so với tổng giá trị các công trình
tham gia đấu thầu cũng tăng dần đều. Điều này cho thấy tuy gặp nhiều biến động và
chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung như Công ty vẫn luôn đảm bảo việc gia
SVTH: Phạm Thị Nguyên – KTĐT 48A