Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác hoạc định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.97 KB, 80 trang )

LỜI MỞ ĐẦU.
Bước sang thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những
vận hội lớn cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Đây là những cơ hội không
nhỏ cho các Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để phát triển. Tuy nhiên, xu thế này
cũng đặt các Doanh nghiệp trước những thách thức không nhỏ, đó là sức ép cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ, môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ...
Hội nhập là một xu thế tất yếu để phát triển, nhưng để phát triển một cách bền vững thì
cũng cần phải biết đánh giá, và chủ động phòng tránh những nguy cơ, những rủi ro luôn
tiềm ẩn trong một môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Một chiến lược kinh
doanh cụ thể, mang tính thực tiễn cao trong cả ngắn hạn và dài hạn là một giải pháp hữu
hiệu để doanh nghiệp có thể định hình được con đường doanh nghiệp phải đi để đạt tới sự
phát triển bền vững. Bởi trước hết, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận rõ mục
đích hướng đi của mình, là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và
trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên có sự thay đổi và vận động, chiến
lược kinh doanh giúp cho Doanh nghiệp có thể nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh,
đồng thời chủ động tìm ra những giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ, những
rủi ro luôn tiềm ẩn. Ngoài ra, một bản chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, mang tính
thực tiễn cao cũng là cơ sở để Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và
tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển bền vững và liên tục của doanh
nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh còn là cơ sở vững chắc cho
việc hoạch định chính sách và ra những quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh.
Đối với lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông và xây dựng dân dụng nói riêng,
trong những năm qua luôn là một lĩnh vực có tốc độ phát triển rất cao để đáp ứng cho mục
tiêu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, sức ép cạnh
tranh trong lĩnh vực này là không hề nhỏ, không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp
trong nước mà còn có sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn đến từ các quốc gia có nền
công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh đó, hoạch định và quản trị chiến lược đóng một vai
trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp, là yếu tố mang tính quyết định
tới việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng nhất
đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và các công trình giao thông


là phải có định hướng phát triển lâu dài thông qua một chiến lược kinh doanh đúng đắn và
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
được xây dựng phù hợp với bối cảnh môi trường và tương thích với khả năng, vị thế của
doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy em đã
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác hoạc định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ
phần đầu tư và xây dựng giao thông”
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Đánh giá, phân tích những điểm mạnh điểm yếu của Doanh nghiệp.
- Phân tích tác động của môi trường tới hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, từ
đó đánh giá những cơ hội và nguy cơ mà Doanh nghiệp gặp phải.
- Đánh giá thực tế hoạt động hoạch định và quản trị chiến lược tại doanh nghiệp
trong thời gian qua.
 Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
hoạch định và quản trị chiến lược của công ty.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng:
-Hoạt động hoạch định và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp.
-Điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ mà DN gặp phải.
 Phạm vị nghiên cứu:
-Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông
(TRANCONSIN.,JSC)
Địa chỉ : 18 - Đường Giải Phóng - Quận Đống Đa – Hà Nội.
 Phương pháp nghiên cứu:
 Thu thập số liệu:
-Số liệu tại đơn vị thực tập.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
-Số liệu của ngành và các DN cùng ngành.
-Số liệu trên báo chí, Internet.
 Sử dụng các công cụ phân tích:

-Sự dụng phương pháp tổng hợp và so sánh số liệu: giữa các kì trong năm, năm kế
hoạch với năm thực hiện để rút ra kết luận.
-Phương pháp quy nạp: Đi từ những vấn đề, những hiện tượng phát sinh để tổng hợp
và chỉ ra quy luật vận động của sự vật hiện tượng.
-Sử dụng các ma trận phân tích: SWOT, BCG, Mc Kinsey...
 Kết cấu khoá luận:
Khoá luận bao gồm 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông
( TRANCONSIN.,JSC ).
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh, chỉ ra cơ hội – nguy cơ; điểm mạnh điểm
yếu của DN.
Chương 3: Lựa chọn chiến lược - Giải pháp và kiến nghị bản thân.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
GIAO THÔNG.
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO
THÔNG.
- Tên Tiếng Anh: TRANSPORT CONSTRUCTIONS AND INVESTMENT
JOIN STOCK COMPANY.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
- Tên viết tắt: TRANCONSIN.,JSC
- Trụ sở công ty: Số 18- Đường Giải Phóng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa –
Hà Nội.
- Số điện thoại: (84-4) 5743156/5743158/5770158.
- Fax: 04.5771656
- Website: www.tranconsinco.com.vn
- Email:

- Số tài khoản : 431101.003148 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bắc Hà Nội.
- Năm thành lập: thành lập năm 1999 với hình thức pháp lý là công ty Nhà Nước trực
thuộc công đoàn ngành Giao thông vận tải với tên gọi Công ty xây dựng và dịch vụ
giao thông vận tải.
- Chuyển đổi hình thức pháp lý : Chuyển đổi sang hình thức pháp lý là công ty cổ
phần theo quyết định số 1666/QĐ-BGTVT vào năm 2004 với tên gọi Công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng giao thông.
 Quy mô doanh nghiệp:
• Quy mô vốn:
- Vốn điều lệ: 7.550.000.000 VNĐ ( Bảy tỷ năm trăm lăm mươi triệu đồng
VN). Trong đó:
 Tỷ lệ vốn nhà nước: ( Do công đoàn ngành GTVT Việt Nam đại diện chủ
sở hữu) : 16% vốn điều lệ.
 Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp : 55% vốn điều
lệ.
 Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài DN: 29% vốn điều lệ.
• Giá trị DN tại thời điểm cổ phần hoá:
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
- Giá trị thực tế: 83.462.631.919 VNĐ.
- Giá trị phần vốn góp của nhà nước tại DN: 1.729.289.033 VNĐ.
• Quy mô lao động:
- Tại thời điểm cổ phần hoá: 100 cán bộ công nhân viên.
- 12/2006: 989 cán bộ, công nhân viên.
I.1. Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, điện.
- Nạo vét, san lấp mặt bằng, đào đắp nền móng công trình.
- Xây dựng đường dây và trạm điện đến 35KV
- Thí nghiệm vật liệu và kiểm tra chất lượng công trình không do công ty thi công.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Sửa chữa phương tiện xe máy, thiết bị thi công, gia công cơ khí.
- Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm dân cư, khu công
nghiệp, đô thị.
- Kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải.
- Kinh doanh thương mại.
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, dịch vụ ăn
uống ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar).
- Sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách.
- Kinh doanh xăng dầu, mỡ.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
- Đào tạo và cung ứng lao động.
- Xuất khẩu lao động.
- Tư vấn du học.
- Dịch vụ quảng cáo và in ấn ( trừ lĩnh vực nhà nước cấm).
- Kinh doanh hoá chất ( trừ những hoá chất thuộc danh mục cấm).
- Kinh doanh các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng.
- Sản xuất, mua bán các mặt hàng kim khí, sắt thép, nhôm, đồng, tôn.
- Kinh doanh linh kiện phụ tùng xe ôtô, xe máy dạng CKD và IKD.
I.2. Cơ cấu tổ chức công ty.
I.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG ĐẦU
TƯ THỊ

TRƯỜNG
PHÒNG KỸ
THUẬT THI
CÔNG
PHÒNG
KINH TẾ -
KẾ HOẠCH
PHÒNG KINH
DOANH - XNK
PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ
TOÁN
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
ĐỘI XDCT 6
ĐỘI XDCT 7
ĐỘI XDCT 8
ĐỘI XDCT 9
ĐỘI XDCT 11
ĐỘI XDCT 17
XÍ NGHIỆP XDCT 1
CHI NHÁNH MIỀN
TRUNG
C.TY TNHH
TVXDCT (TCI)
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐỘI XDCT 5
TRUNG TÂM Đ.TƯ
& XKLĐ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông.
Ghi chú:
: Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp.
: Quan hệ phối hợp.
Công ty cổ phần và đầu tư và xây dựng giao thông được tổ chức theo mô hình quản
trị trực tuyến chức năng. Cấp dưới nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên và phối hợp với các
phòng ban chức năng khác trong công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo mô hình tổ chức trên, Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn lớn nhất trong việc ra
các quyết định điều hành hoạt động công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm cụ thể hoá
những quyết định của đại hội cổ đông, chỉ đạo thực hiện và chịu sự giám sát của Ban
Kiểm Soát do Đại hội cổ đông lập ra. Tổng giám đốc là cá nhân có số cổ phần lớn nhất
trong công ty, và đảm nhận vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Tổng giám đốc có trách
nhiệm điều hành công ty hoạt động, thi hành các quyết định của Đại hội cổ đông, Hội
đồng quản trị. Giúp việc cho Tổng Giám đốc và 2 phó tổng giám đốc phụ trách kinh
doanh và phụ trách kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban chức năng theo lĩnh
vực mình quản lý, báo cáo Tổng giám đốc và hội đồng quản trị.
Trong công ty có 6 phòng ban chức năng, đó là:
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
- Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu.
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch.
- Phòng Kỹ thuật – Thi công.
- Phòng Đầu tư - Thị trường.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện và tổ chức thực hiện các quyết định
của lãnh đạo công ty, đồng thời hỗ trợ các phòng ban khác trong quá trình hoạt động. Các
đội XDCT có nhiệm vụ thi công các công trình mà công ty đã trúng thầu.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT.
1. Về sản phẩm.
Là một công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nhưng lĩnh vực chủ yếu của Công ty

cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông là lĩnh vực xây dựng và thi công công trình giao
thông và công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Chính vì vậy sản phẩm chủ yếu
của công ty là các công trình xây dựng.
Các công trình xây dựng có đặc điểm chung là vốn đầu tư lớn, sử dụng lâu dài và
phục vụ lợi ích của nhiều người, thời gian thi công dài và đòi hỏi nguồn nhân lực và công
nghệ lớn. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng luôn là một yếu tố vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng tới uy tín của đơn vị thi công.
Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng trong xây dựng cơ bản lại là một bài toán khó, đòi
hỏi phải có một chiến lược cụ thể để hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao trình độ quản
lý nhân công, đề phòng thất thoát nguyên vật liệu và nâng cao trình độ công nghệ. Đây là
vấn đề đã được lãnh đạo công ty quan tâm và áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng
theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công. Cụ thể vào
đầu năm 2006, hơn 1 năm sau khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, công ty đã áp
dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong lĩnh
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
vực xây dựng các công trình giao thông do tổ chức Intertek Testing Service NA của
Hoa kỳ chứng nhận.
Đặc điểm của lĩnh vực xây dựng là chuẩn bị hồ sơ, lập dự toán công trình - đấu thầu –
thi công công trình - nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư, vì thế để đảm bảo
chất lượng công trình thì phải tuân thủ quy trình ngay từ khi lập hồ sơ dự thầu, dự toán
chi phí công trình để tính giá bỏ thầu và đảm bảo giám sát và thi công trong suốt quá
trình thực thi dự án. Quy trình này phải được thực hiện một cách nghiêm túc bởi các công
trình xây dựng có phần giá trị chìm rất lớn, sẽ khó đánh giá được chính xác chất lượng
công trình sau khi đã thi công mà phải được đánh giá, theo dõi liên tục trước, trong và
sau quá trình thi công. Mỗi sai sót trong quá trình thi công sẽ phải trả giá bằng chất lượng
cả công trình và không thể bỏ cả công trình đi làm lại khi không đạt yêu cầu chất lượng
vì chi phí đầu tư là rất lớn. Vì vậy , bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, công
ty còn thành lập các đội chỉ huy và giám sát công trình đối với các dự án trọng điểm, và
đối với từng khu vực có nhiều công trình thi công, để có thế theo sát tiến độ và chất

lượng thi công công trình, đảm bảo chất lượng và uy tín cho sản phẩm của công ty.
2. Thị trường.
Trong những năm qua, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng
trưởng luôn đạt mức cao, GDP năm 2007 đạt 8.5%, thu hút đầu tư nước ngoài đạt
ngưỡng kỷ lục 19 tỷ USD, bên cạnh những tín hiệu khả quan của nền kinh tế sau khi là
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã được đánh
giá là nền kinh tế đầy triển vọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là điểm đến
hấp dẫn bên cạnh những nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ đó, Việt Nam đang đứng trước những làn sóng đầu
tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế đầu tư tại Việt Nam vẫn còn những hạn
chế khiến cho nhà đầu tư nước ngoài phải do dự khi quyết định đầu tư mà 1 trong số đó
chính là cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng các công trình xây dựng phục vụ đời sống
kinh tế còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Chính vì vậy, trong những năm qua, lĩnh vực xây
dựng các công trình giao thông và xây dựng dân dụng và công nghiệp luôn có tốc độ tăng
trưởng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
Với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Chính phủ đã có chủ
trương trong nhưng năm tới, Việt Nam còn phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và
xây dựng cả về số lượng và chất lượng để tạo điều kiện cho việc hoàn thành những mục
tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra. Đó là một trong những thuận lợi không nhỏ cho sự phát triển
của lĩnh vực xây dựng.
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, dân dụng và
công nghiệp thể hiện việc các công trình cơ sở hạ tâng được xây mới và mở rộng ở nhiều
nơi, nhiều khu vực với mức vốn đầu tư rất lớn. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao
thông trong những năm qua cũng trúng thầu xây dựng nhiều công trình lớn, tại nhiều
cùng miền trong cả nước từ Lạng sơn, Sơn La, Thái Nguyên cho tới Bến Tre, Cà Mau..
Đa phần các công trình đều có tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ, các biệt có những công trình có
mức đầu tư lên đến trên 150 tỷ.
Có thể nói, sự phát triển của thị trường trong những năm tới là rất lớn, tuy nhiên sức
ép cạnh tranh cũng là không nhỏ, nhu cầu về xây dựng lớn, thị trường mở cửa dẫn tới sự

xuất hiện của các công ty lớn với tiềm lực mạnh đến từ các quốc gia phát trỉên như Nhật
bản, Hàn Quốc, Malaysia... Đó đều là các công ty lớn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực xây dựng với trình độ công nghệ cao và ý thức cũng như tinh thần làm việc rất
chuyên nghiệp. Đó là một thách thức cạnh tranh không nhỏ cho các công ty của Việt
Nam nói chung và công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông nói riêng.
Để có thể tạo được sức mạnh cạnh tranh, các công ty cần phải xây dựng được chiến
lược phát triển đúng đắn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện hệ thống quản
lý, phát huy những lợi thế sẵn có, tạo sức mạnh cho quá trình phát triển và hoàn thiện
DN.
3. Trình độ phát triển công nghệ.
Sự phát triển của khoa học công nghệ luôn là tiền đề cho mọi sự phát triển. Trong
những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã là là cơ sở tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ mới. Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng góp phần làm
cho việc sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây
dựng, với đặc thù là chi phí các nguồn lực luôn là rất lớn. Việc thi công các công trình
lớn không chỉ đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn mà còn phải có nguồn nhân lực mạnh cả về
số lượng và chất lượng, và thời gian thi công công trình thường kéo dài, dẫn tới những
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
biến động về thời tiết, giá cả nguyên vật liệu đầu vào... Mặt khác, không có đủ các máy
móc thiết bị thi công cần thiết, trong nhiều trường hợp sẽ không thể thi công được công
trình. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thi công công trình có vai trò rất lớn trong
việc cấu thành sức cạnh tranh cho DN. Một DN có hệ thống máy móc, thiết bị thi công
đầy đủ và hiện đại, công nghệ - kỹ thuật xây dựng tiên tiến sẽ có điều kiện để đảm bảo
tốt hơn chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, tránh các rủi ro có thể gặp phải.
Đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông, để có thể đảm bảo chất
lượng công trình, tiến độ thi công và hiệu quả sử dụng các nguồn lực thì việc đảm bảo
đầy đủ các thiết bị, máy móc phục vụ quá trình thi công công trình luôn là một ưu tiên
hàng đầu cùng với việc áp dụng các kỹ thuật thi công tiên tiến vào quá trình thực thi dự
án. Hiện nay công ty có hệ thống các máy móc thiết bị thi công đảm bảo cả về chất lượng
và số lượng, đa phần đều là các máy móc thiết bị mới và được sản xuất tại các quốc gia

có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc...
Theo thống kê, hiện nay toàn công ty có 120 máy móc thi công, thuộc 26 loại, chủ
yếu được nhập khẩu, và được sản xuất từ năm 1999 trở lại đây. Với một số lượng máy
móc thiết bị đầy đủ và chất lượng nhu vậy thì công ty hoàn toàn có thể tự chủ trong quá
trình thi công các công trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra.
Thống kê số lượng máy móc, thiết bị thi công công trình hiện nay của công ty:
Nước sản xuất Số lượng Nước sản xuất Số lượng
Nga 9 Hàn Quốc 11
Việt Nam 16 Nga - Việt Nam 1
Nga – Trung Quốc 1 Đức 3
Pháp 1 Mỹ 5
Nhật Bản 35 Indonesia 1
Italy 8 Đài Loan 15
Trung Quốc 7 Hàn Quốc 11
Thuỵ Điển 5 Italy - Nhật 2
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
Bảng 1.2 : Số lượng máy móc thiết bị của công ty
( Nguồn: Phòng kỹ thuật – Thi công , Cty CP đầu tư và xây dựng giao thông).
Với một số lượng máy móc thiết bị thi công đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng, tuy nhiên việc sử dụng các máy móc thiết bị này như thế nào để mang lại hiệu quả
cao nhất đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ cũng như bảo quản tốt phục vụ
cho nhu cầu khi cần thiết. Hiện nay, tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông,
việc quản lý số lượng máy móc thiết bị thi công được giao cho các đội XDCT trực tiếp
sử dụng và bảo quản, thường xuyên có báo cáo về công ty tình hình sử dụng và hiện
trang máy móc thiết bị, cũng như nhu cầu sử dụng hiện tại để lãnh đạo công ty có những
điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đội và phù hợp với tình hình thực
tế.
Ngoài ra, để có thể sử dụng một cách hiệu quả những máy móc thiết bị này thì công
ty phải có chiến lược xây dựng hệ thống quản trị công nghệ thích hợp, đảm bảo khai thác
một cách hợp lí, bởi sự phát triển của khoa học công nghệ một mặt tạo ra những bước

tiến mới về công nghệ nhưng cũng đồng thời làm giảm chu kì sống của các công nghệ đã
ra đời. Chính vì vậy, một hệ thống quản trị công nghệ tốt sẽ đảm bảo công ty sử dụng có
hiệu quả những máy móc thiết bị hiện, quyết định đầu tư đúng lúc, không gây lãng phí...
4. Chất lượng nguồn nhân lực.
Đối với bất kỳ một công ty hay tổ chức nào, chất lượng nguồn nhân lực luôn là một
lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh năng lực phát triển
của công ty hay tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực cao phản ánh khả năng nắm bắt và
tiếp cận khoa học công nghệ, khả năng tổ chức và điều hành tốt, đó là một yếu tố có vai
trò quyết định tới sự tồn vong của công ty hay tổ chức.
Đối với công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông, chất lượng nguồn nhân lực luôn
đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của công ty. Tại thời điểm tiến hành cổ
phần hoá vào tháng 6/2004, toàn công ty có 100 cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, tính
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
đến tháng 12/2006, toàn công ty có 989 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 4 thạc sĩ,
215 kỹ sư, 67 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, 703 công nhân kỹ thuật.
Với đặc thù của ngành xây dựng, trong quá trình thi công công trình, có nhiều tình
huống phát sinh, kinh nghiệm và trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công
ty góp phần quyết định vào giải quyết các khó khăn, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Hiện
nay tại công ty, có 53.8 % cán bộ có thâm niên ≥ 10 năm trong nghề, còn với đội ngũ
công nhân kỹ thuật thì có 30.44% là công nhân bậc 5/7 và 12.66% là công nhân bậc 6/7
trở lên, còn lại là công nhân bậc 4/7.
Để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh của công ty, công ty phải có chiến
lược phát triển nguồn nhân lực mang tính dài hạn, có chính sách đào tạo và tuyển dụng
hợp lí, phù hợp với nhu cầu nhân lực trong công ty.
5. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức tong công ty có vai tò quyết định tới sự hoạt động, phối hợp và phân
chia quyền hạn, nhiệm vụ của các vị trí, các phòng ban trong công ty, qua đó tác động tới
khả năng thực hiện các mục tiêu đề ra, cũng như sự phát triển chung của toàn công ty.
Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông được xây dựng
theo mô hình trực tuyến chức năng, theo đó các phòng ban chức năng không chỉ nhận

lệnh từ cấp trên trực tiếp mà các phòng ban đó còn được quyền chủ động trong phạm vi
chức năng mà mình đó đảm nhiệm, phối hợp với các phòng ban liên quan đảm bảo công
việc tiến hành thuận lợi.
Bộ máy tổ chức được sắp xếp gọn nhẹ, có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ
ràng giữa các vị trí, đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc,
đó là một lợi thế không nhỏ trong quá trình hoạch định tổ chức và điều hành công ty.
Trong cơ cấu tổ chức và điều hành công ty tồn tại 2 dạng quan hệ là quan hệ mệnh
lệnh trực tiếp ( ) và quan hệ phối hợp ( ).
Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, mang tính chất
mệnh lệnh, do cấp trên truyền đạt và cấp dưới có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện nhiệm.
Theo đó, quyền lực cao nhất trong công ty thuộc về Đại hội cổ đông toàn công ty, sau đó
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
tới Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng,
các Đội XDCT và đơn vị trực thuộc. Theo đó, định hướng phát triển toàn công ty được
quyết định bởi Đại hội cổ đông, được cụ thể hoá bởi các quyết định của Hội đồng quản
trị và Tổng giám đốc, tổ chức thực hiện bởi các phòng ban chức năng và các đơn vị trực
thuộc. Sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống giúp cho các chỉ tiêu, các kế hoạch được
thực hiện một cách nhất quán, đảm bảo hiệu quả của bộ máy quản trị.
Quan hệ phối hợp là mối quan hệ giữa các vị trí đồng cấp trong công ty, phối hợp với
nhau trong quá trình thực hiện công việc, đảm bảo được sự hỗ trợ nhau khi cần thiết. Mối
quan hệ phối hợp quan trọng nhất trong công ty là mối quan hệ giữa các phòng ban chức
năng trong công ty, giữa các đội XDCT. Đó là sự hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện
công việc, sự ăn ý và hiệu quả trong các mối quan hệ phối hợp như vậy có ảnh hưởng rất
lớn tới thành quả đạt được trong công việc. Những mối quan hệ như vậy, giúp các phòng
ban, các đơn vị trong công ty có thể chia sẻ các nguồn lực, sự dụng hiệu quả các nguồn
lực, đảm bảo hoàn thành công việc. Ngoài ra trong công ty còn một mối quan hệ phối
hợp giữa Ban Giám đốc – Đảng uỷ - Công đoàn, đó là sự hỗ trợ và phối hợp với nhau
trong quá trình điều hành công ty và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

1. Bảng cân đối kế toán trong 6 năm( 2002-2007):
Bảng 1.3: Bảng cân đối kế toán trong 5 năm từ 2002 – 2006 của TRANCONSIN.
Đơn vị tính : VNĐ.
( Nguồn: Phòng tài chính- kế toán, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông.)
Qua bảng tổng kết cân đối kế toán 5 năm trong giai đoạn từ 2002-2006, chúng ta có
thể thấy tình hình tài chính của công ty, giá trị tài sản của công ty qua các năm đều có sự
tăng trưởng.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm sau đều tốt hơn năm trước. Trừ
năm 2005, khả năng thanh toán của Công ty là yếu hơn so với năm2004.
STT TÀI SẢN 2002 2003 2004 2005 2006
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 73.900.978.790 87.502.220.098 96.656.694.223 96.656.649.223 130.728.582.072
1. Tiền. 232.602.785 13.579.837.712 159.669.239 159.669.239 10.763.868.709
2. Các khoản phải thu. 62.472.978.751 57.198.068.640 74.206.651.413 76.295.256.475 91.939.375.059
3. Hàng tồn kho. 11.141.926.354 15.985.738.962 17.897.882.028 17.897.882.028 28.025.338.304
4. TSLĐ khác. 53.470.900 738.574.784 4.392.446.543 2.303.841.481 -
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn. 9.059.046.714 7.567.840.142 6.603.985.627 6.603.985.627 31.669.883.759
1. TSCĐ 8.767.136.079 7.654.840.142 6.603.985.627 6.603.985.627 28.562.992.159
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. 3.000.000 3.000.000 - - 3.106.891.600
3. Chi phí XD cơ bản dở dang 324.910.635 - - - -
C. Tổng tài sản. 82.996.025.504 95.070.060.240 103.260.634.850 103.260.634.850 162.398.465.831
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả. 76.476.084.140 89.522.869.491 92.771.669.456 92.771.669.456 134.115.390.096
1. Nợ ngắn hạn. 70.463.716.640 85.770.501.991 88.274.301.956 88.279.301.956 125.020.609.446.
2. Nợ dài hạn. 9.012.367.500 6.752.367.500 4.492.367.500 4.492.367.500 9.094.780.650
3. Nợ khác. - - 5.000.000 - -
B. Nguồn vốn chủ sở hữu. 3.519.941.346 5.547.190.749 10.488.956.394 10.488.965.394 28.283.075.735
1. Nguồn vốn - Quỹ. 3.012.281.194 5.475.594.194 10.310.561.949 10.310.561.949 27.623.917.500
2. Nguồn kinh phí - Quỹ khác. 507.660.270 71.596.555 178.403.445 78.403.445 659.185.235

C. Tổng nguồn vốn. 82.996.025.504 95.070.060.240 103.260.634.850. 103.260.634.850 162.398.465.831
2. Báo cáo kết quả kinh doanh 5 năm ( 2003-2007).
Bảng 1.4: Bảng cáo cáo kết quả kinh doanh 5 năm giai đoạn 2003-2007 của
TRANCONSIN.
Đơn vị tính: nghìn VNĐ.
(Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán,Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông.)
Qua bảng tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm từ 2003-2006, chúng ta có
thể thấy rằng các chỉ tiêu lợi nhuận đều năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2005 – năm đầu tiên sau cổ phần hoá - lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng
gấp 3.66 lần so với năm 2004, qua đó cho thấy sự đúng đắn của chính sách cổ phần hoá
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
công ty cũng như trong chính sách điều hành của ban lãnh đạo công ty trong giai đoạn
này. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng gấp1.69 lần so với năm 2005,
đây là mức tăng mà giai đoạn trước cổ phần hoá (từ 2004 trở về trước ), công ty đã
không đạt được.
CHỈ TIÊU. MÃ
SỐ
2003 2004 2005 2006 2007
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
Tổng doanh thu: 01 122.690.581 132.205.478 222.865.715 268.019.255 287.125.596
Trong đó: Doanh thu xây lắp 120.368.679 130.580.199 214.576.008 255.171.396
Doanh thu dịch vụ khác 2.321.902 1.625.280 8.289.707 7.587.615
Các khoản giảm trừ. 03 - - - - -
Doanh thu thuần. ( 01-03) 10 122.690.581 132.205.478 222.865.716 268.019.255 287.125.596
Giá vốn hàng bán. 11 116.013.462 123.087.242 203.639 239.907.282 251.283.255
Lợi nhuận gộp (10-11). 20 6.677.118 9.118.236 19.226.489 28.111.973 35.842.341
Chi phí bán hàng. 21 - - - - -
Chi phí quản lý DN 22 1.256.192 3.129.186 4.199.543 3.650.865 3.560.357
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [ 20-(21+22)
]

30 5.420.927 5.899.267 15.026.947 17.272.370. 32.281.984
Doanh thu tài chính. 31 39.564 62.953 112.095 70.624 200.988
Chi phí tài chính 32 2.158.118 2.158.220 5.057.310 7.259.361 7.178.125
LN từ hoạt động tài chính (31-32). 40 ( -2.118.554) (-2.095.267) (-4.954.215) (-7.188.737) (- 6.977.137)
Thu nhập bất thường. 41 - - 1.000 10.906 -
Chi phí bất thường 42 - - 44.390 254.472 -
Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 - - (-43.390) (-243.566) -
Tổng lợi nhuận trước thuế ( 30+40+50). 60 3.302.373 3.803.783 10.038.035 17.028.804 25.304.847
Thuế thu nhập DN 70 1.056.795 1.065.059 - - 1.265.242
Lợi nhuận sau thuế 80 2.245.613 2.738.724 10.038.341 17.028.804 24.039.605
3. Chi tiết doanh thu theo ngành nghề.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Tổng doanh thu 122.690.580.644 132.205.478.412 222.865.715.499 268.019.255.259
Trong đó : DT Xây lắp 120.368.678.920 130.580.198.762 214.576.008.000 255.171.396.158
DT dịch vụ khác 2.321.901.724 1.625.279.650 8.289.707.499 7.587.615.417
Bảng 1.5 : Chi tiết doanh thu theo ngành kinh doanh của công ty
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán – Cty CP Đầu tư & Xây dựng giao thông)
4. Các công trình lớn mà công ty đã tham gia thực hiện trong thời gian
2000-2007.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B

Bảng 1.6: Chi tiết các công trình công ty đã trúng thầu và đang thi công.
( Nguồn: Hồ sơ năng lực – Cty cổ phần đầu tư & xây dựng giao thông)
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
STT Tên công trình Năm
Giá trị HĐ
(Tỷ đồng)
Địa điểm
1 Đường Quốc lộ 1B Thái Nguyên 2000 – 2003 19.235 Thái Nguyên

2 Đường Quốc lộ 37 Sơn La 2001 - 2004 25.310 Sơn La
Quốc lộ 279 Lạng Sơn 2001 – 200438.867 Lạng Sơn
4 Quốc lộ 7 Nghệ An 2002 – 2004 27.789 Nghệ An
5 Đường tỉnh lộ 882 Bến Tre 2002 – 2003 28.436 Bến Tre
6 Quốc lộ 2 Đoan Hùng – Thanh Thuỷ 2003 – 2005 44.397 Phú Thọ
7 Đường giao thông ven sông Lam 2004 – 2006 24.631 Nghệ An
8 Nâng cấp Quốc lộ 22B Tây Ninh 2004 – 2006 22.492 Tây Ninh
9 Nâng cấp Quốc lộ 37 Tuyên Quang 2004 – 2006 17.167 Tuyên Quang
10 Quốc lộ 2 Việt Trì - đại lộ Hùng Vương 2005 – 2006 36.284 Phú Thọ
11 Quốc lộ 32 đoạn Nhổn – Sơn Tây 2005 – 2006 30.499 Hà Tây
12 Nâng cấp Quốc lộ 22B Tây Ninh 2005 – 2007 70.757 Tây Ninh
13 Hoàn thiện Láng – Hoà Lạc 2005 – 2007 78.000 Hà Nội
14 Quốc lộ 6 Sơn La - Tuần Giáo 2006 – 2008 54.168 Sơn La - Điện Biên
15 Tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp 2006 – 2008 139.604
Sóc Trăng - Bạc
Liêu – Cà Mau
16
XD Cầu & Đường tuyến Củ chi - Đức
Hoà – Thanh Hoá - Mỹ An.
2007-2009 175 TP HCM
17
XD Cầu & Đường Bắc Giang – Thái
Nguyên
2008-2010 205
Bắc Giang – Thái
Nguyên
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH - DỰ BÁO
CƠ HỘI NGUY CƠ – PHÁT HIỆN ĐIỂM MẠNH ĐIỂM
YẾU.

I. HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
1. CHIẾN LƯỢC.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà DN
phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.
Như vậy có thể hiểu chiến lược là tập hợp các mục tiêu và chính sách đặt ra trong một
thời gian dài trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được những
mục tiêu phát triển. Do đó, chiến lược cần được đặt ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác
nghiệp tổng quát chỉ hướng cho công ty đạt đến mục tiêu mong muốn.
2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.
Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật
thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của DN và từng bộ phận của DN trong
thời kì chiến lược xác định.
 Quy tình hoạch định chiến lược : quy trình 8 bước:
1. Phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài: Tập trung phân tích và dự báo
về thị trường. Phải dự báo được các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể ảnh
hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN trong thời kì chiến lược và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
2. Tổng hợp kếp quả phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài: tổng hợp
các thông tin đã phân tích và dự báo ở trên để đánh giá thời cơ, và thách thức mà
DN có thể gặp phải.
3. Phân tích, đánh giá và phán đoán đúng môi trường môi trường bên ngoài
DN: đánh giá các yếu tố để tìm để ra các điểm mạnh và yếu trong DN. Nội dung
đánh giá và phán đoán phải đảm bảo tính hệ thống và toàn diện.
4. Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá và dự báo môi trường môi trường bên
trong DN: tổng hợp các kết quả phân tích để tập trung xác định các điểm mạnh,
lợi thế của DN cũng như xác định các điểm yếu bất lợi, đặc biệt là so với đối thủ
cạnh tranh trong thời kì chiến lược.
5. Nghiên cứu các qua điểm, mong muốn, ý kiến... của lãnh đạo DN: đánh giá
lại các mục tiêu, triết lý kinh doanh cũng như quan điểm của lãnh đạo Dn để xác

định phương án chiến lược cụ thể.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
6. Hình thành 1 hay nhiều phương án chiến lược: việc hoạch định các phương
án chiến lược phải phụ thuộc vào các phương pháp hoạch định cụ thể đã lựa chọn
7. Quyết định chiến lược tối ưu cho thời kì chiến lược .
8. Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với 2 trọng tâm : cụ thể
hoá các mục tiêu chiến lược thành các chương trình, phương án, dự án; Và xác
định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược.
3. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm
tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kì
thời gian nhằm đảm bảo rằng DN luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn
chế hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của
mình.
 Quá trình quản trị chiến lược.
Quá trình quản trị chiến lược được diễn ra lặp đi lặp lại theo quy trình 5 bước
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B
Nghiên cứu sứ mệnh &
mục tiêu của DN. ( 1)
Phân tích môi trường
bên trong ( Mạnh và
yếu). ( 3 )
Lựa chọn chiến
lược. (4)
Phân tích môi trường bên ngoài
DN ( Cơ hội & nguy cơ ). (2)
Thực hiện chiến lược.(5)
Sơ đồ 2.1 : Quy trình quản trị chiến lược 5 bước.
(1) Nghiên cứu sứ mệnh và mục tiêu của DN : Nghiên cứu và đánh giá lại sự
phù hợp của hệ thống mục tiêu của DN với biến động của môi trường.

(2) Phân tích môi trường bên ngoài: Xác định cơ hội và nguy cơ đến từ môn
trương bên ngoài có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN.
(3) Phân tích môi trường bên trong: Phân tích các yếu tố trong phạm vi DN để
phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu, qua đó là tiền đề cho hoạch định các
chính sách chiến lược.
(4) Lựa chọn chiến lược : Là xây dựng chiến lược kinh doanh cho DN dựa trên
các kết quả phân tích và đánh giá từ bước ( 1, 2, 3).
(5) Thực hiện chiến lược: Bao gồm các công việc từ xác định các chính sách
kinh doanh, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, đồng thời có những sự kiểm ra
đánh giá thường xuyên để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với môi
trường kinh doanh.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP -
DỰ BÁO CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ.
1. CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DN TÁC
ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
Môi trường kinh doanh và những biến động của nó luôn có những tác động rất lớn tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Sự biến động của môi trường có thể mang lại
những cơ hội cho sự phát triển của DN nhưng đồng thời cũng có thể đặt DN trước những
khó khăn không nhỏ.
SV Thực hiện: Vũ Đức Cảnh Lớp QTKD Tổng Hợp 46B

×